Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Bài tập học kỳ Luật tố tụng dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.17 KB, 10 trang )

MỤC LỤC


MỞ ĐẦU:
Đương sự1 là chủ thể không thể thiếu trong các phiên tòa sơ thẩm và
phúc thẩm dân sự vì cơ sở làm phát sinh quá trình tố tụng là yêu cầu khởi
kiện hay kháng cáo của đương sự. Việc mở phiên tòa cấp sơ thẩm hay
phúc thẩm là để giải quyết tranh chấp về lợi ích hoặc yêu cầu của các
đương sự; tham gia phiên tòa dân sự sẽ giúp cho đương sự chứng minh và
bảo vệ yêu cầu của mình, đồng thời giúp cho việc xác định sự thật khách
quan của vụ án được thực hiện nhanh chóng nhất. Do đó, việc tham gia tố
tụng của đương sự khi được Toà án triệu tập hợp lệ vừa là quyền nhưng
cũng đồng thời là nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng dân sự.
Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào các đương sự cũng có mặt
tại phiên tòa dân sự theo giấy triệu tập hợp lệ của Tòa án. Đương sự vắng
mặt khi được Toà án triệu tập hợp lệ có thể làm cho việc giải quyết vụ án
dân sự bị kéo dài, từ đó gây ra sự tốn kém thời gian, tiền bạc của đương
sự và của Nhà nước đồng thời gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp
pháp của các chủ thể khác... Chính vì thế, Bộ luật Tố tụng dân sự năm
2004(sửa đổi, bổ sung năm 2011) đã đặt ra các quy định về các thủ tục tố
tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ
thẩm, phúc thẩm để giải quyết các vụ án dân sự trong trường hợp này.
Bài tiểu luận sau đây được viết nhằm giải quyết vấn đề được đặt ra
trong bài tập học kỳ đề số 11: “Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong
trường hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải
quyết vụ án dân sự và thực tiễn thực hiện.”
1 Theo quy định tại Điều 56 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011),
đương sự trong vụ án dân sự bao gồm: nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan
trong vụ án dân sự

2




NỘI DUNG:
I. Thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường hợp đương sự vắng mặt ở
tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải quyết vụ án dân sự:

Việc vắng mặt đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm và phúc thẩm cần
được xem xét trong hai trường hợp:
Trường hợp thứ nhất: đương sự vắng mặt mà việc triệu tập của Tòa
án là không hợp lệ. Khi Toà án không tống đạt hợp lệ giấy triệu tập
phiên toà theo như quy định tại các điều từ Điều 150 đến Điều 156 của
Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì việc triệu tập đó được xác định là
không hợp lệ. Tòa án triệu tập không hợp lệ đương sự thì về nguyên tắc
việc triệu tập đó không có giá trị pháp lý. Nếu có căn cứ để xác định
đương sự không được triệu tập hợp lệ thì Tòa án phải hoãn phiên tòa cho
đến lần triệu tập hợp lệ tiếp theo.
Trường hợp thứ hai: đương sự vắng mặt mà việc triệu tập của Tòa
án là hợp lệ. Trong trường hợp này thì Tòa án áp dụng một trong các thủ
tục: xét xử vắng mặt đương sự, hoãn phiên tòa hoặc đình chỉ vụ án theo
quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004.
1. Xét xử vắng mặt đương sự:
1.1.Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa án cấp sơ thẩm:
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 thì
Tòa án xét xử vắng mặt đương sự trong các trường hợp sau:
Trường hợp một: đương sự và người đại diện của họ vắng mặt tại
phiên tòa nhưng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt. (theo khoản 1
Điều 202)
3



Trường hợp hai: đương sự vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người
đại diện tham gia phiên tòa. (theo khoản 2 Điều 202)
Trường hợp ba: Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, bị đơn, người có
quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt
không vì sự kiện bất khả kháng mà không có người đại diện tham gia
phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ. (theo khoản 3 Điều
202 dẫn chiếu đến điểm b khoản 2 Điều 199)
1.2. Xét xử vắng mặt đương sự ở tòa án cấp phúc thẩm:
Theo Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và hướng dẫn tại
Điều 16 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012:
“Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải
quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã
được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
Tố tụng dân sự” thì có thể xảy ra các trường hợp sau:
Trường hợp một: Theo khoản 2 Điều 266 thì khi đương sự là người
kháng cáo2 được tòa án triệu tập lần thứ nhất mà vắng mặt nhưng có đơn
đề nghị xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử
vắng mặt họ.
Trường hợp hai: Theo khoản 3 Điều 266 thì đương sự là người
kháng cáo, đương sự không phải là người kháng cáo nhưng có liên quan
đến kháng cáo, kháng nghị được tòa triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vắng
mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì Tòa án xét xử vắng mặt họ.

2 Theo quy định tại điều 243 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, người có quyền kháng cáo bao
gồm đương sự, người đại diện của đương sự và cơ quan, tổ chức khởi kiện.

4


2. Hoãn phiên tòa:

2.1. Hoãn phiên tòa ở tòa án cấp sơ thẩm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 199, Điều 202 Bộ luật Tố tụng dân
sự năm 2004 và hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03
tháng 12 năm 2012: “Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ
hai “Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố
tụng dân sự đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số
điều của Bộ luật Tố tụng dân sự” thì khi Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ
nhất mà đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt mà không có đơn đề nghị Tòa án
xét xử vắng mặt theo quy định tại khoản 1 Điều 199 của Bộ luật Tố tụng
dân sự năm 2004 thì dù có hay không có lý do chính đáng, Toà án hoãn
phiên toà.
2.2. Hoãn phiên tòa ở tòa án cấp phúc thẩm:
Theo quy định tại Điều 266 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và
hướng dẫn tại Điều 16 Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP thì có thể xảy
ra các trường hợp sau:
Trường hợp một: đương sự là người kháng cáo hoặc đương sự không
phải là người kháng cáo nhưng có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị
vắng mặt khi tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất mà không có đơn xét xử
vắng mặt thì Hội đồng xét xử phúc thẩm tiến hành hoãn phiên toà mà
không phân biệt họ vắng mặt có lý do chính đáng hay không có lý do
chính đáng.
Trường hợp hai: người kháng cáo triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà
vắng mặt vì lí do bất khả kháng theo như hướng dẫn tại khoản 2 Điều 16
5


Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP tòa án cấp phúc thẩm cũng phải hoãn
phiên tòa.
3. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự:

3.1. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp sơ thẩm:
Theo Điều 199 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và hướng dẫn tại
Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP thì có thể có những trường hợp đình
chỉ giải quyết vụ án dân sự khi đương sự vắng mặt sau:
Trường hợp một: Theo điểm a khoản 2 Điều 199 khi tòa án triệu tập
hợp lệ lần thứ hai, nguyên đơn vắng mặt mà không có người đại diện
tham gia phiên tòa, cũng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì bị coi
là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án
đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn.
Trường hợp hai: Theo điểm c khoản 2 Điều 199 khi tòa án triệu tập
hợp lệ lần thứ hai, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu
cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa,
cũng không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt thì bị coi là từ bỏ yêu cầu
độc lập và Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết đối với yêu cầu độc
lập của người đó.
Trường hợp ba: Khi bị đơn có yêu cầu phản tố được triệu tập hợp lệ
lần thứ hai nhưng vắng mặt và không có người đại diện tham gia phiên
tòa mà không vì sự kiện bất khả kháng, thì Tòa án đình chỉ giải quyết đối
với yêu cầu phản tố của bị đơn, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị
xét xử vắng mặt. (Điều 27 Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP)

6


3.2. Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự ở tòa án cấp phúc thẩm:
Theo hướng dẫn tại Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP thì có thể xảy
ra các trường hợp sau:
Trường hợp một: Có một người kháng cáo và người kháng cáo đã
được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự kiện
bất khả kháng thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Hội đồng xét xử phúc

thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có kháng cáo của
người kháng cáo vắng mặt.
Trường hợp hai: Có nhiều người kháng cáo mà có người kháng cáo
đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không vì sự
kiện bất khả kháng và phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo
vắng mặt đó độc lập và không liên quan đến phần khác của bản án bị
kháng cáo, kháng nghị, thì Hội đồng xét xử phúc thẩm đình chỉ xét xử
phúc thẩm đối với phần vụ án có kháng cáo của người kháng cáo vắng
mặt mà không phải ra quyết định riêng bằng văn bản, nhưng phải ghi rõ
trong bản án.
II. Thực tiễn thực hiện các thủ tục tố tụng dân sự áp dụng trong trường
hợp đương sự vắng mặt ở tòa án cấp sơ thẩm, phúc thẩm khi giải
quyết vụ án dân sự:

1. Những hạn chế trong quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện
hành:
Theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự hiện hành, Toà án có thể
xét xử vắng mặt đương sự. Vấn đề đặt ra là khi phiên toà diễn ra mà
không có sự tham gia của bất kỳ đương sự nào thì nào thì diễn biến phiên
toà sẽ được xác định như thế nào? Nếu không có đương sự, các thủ tục
7


tiến hành phiên toà như thủ tục hỏi thì Hội đồng xét xử sẽ không thể tiến
hành thủ tục hỏi mà chỉ là việc Hội đồng xét xử cho công bố bản tự khai,
biên bản lấy lời khai của đương sự đã có trong hồ sơ vụ án, công bố các
tài liệu khác có trong hồ sơ, đưa ra xem xét các vật chứng... Sau khi kết
thúc thủ tục hỏi Hội đồng xét xử chuyển sang thủ tục tranh luận thì thủ
tục tranh luận không thể tiến hành theo thủ tục chung do Bộ luật Tố tụng
dân sự quy định khi không có đương sự nào tham gia vì chủ thể tranh

luận chủ yếu là đương sự.
2. Hướng khắc phục những hạn chế kể trên:
Pháp luật tố tụng dân sự bên cạnh việc quy định thủ tục tiến hành
phiên toà trong trường hợp thông thường với sự có mặt của các đương sự
cần quy định những thủ tục riêng cho một phiên toà xét xử vắng mặt
đương sự nhằm bảo đảm việc Toà án xét xử vắng mặt đương sự mà vẫn
bảo đảm giải quyết đúng pháp luật.

8


KẾT LUẬN
Việc xét xử vắng mặt đương sự tại phiên tòa vô hình chung đã khiến
cho việc tranh tụng trong xét xử không được đảm bảo. Bảo đảm tranh
tụng trong xét xử là chủ trương lớn được xác định trong nhiều văn kiện
của Đảng; được Hiến pháp năm 2013 ghi nhận là một nguyên tắc trong tổ
chức, hoạt động của Tòa án nhân dân. Tuy nhiên, hiện nay “tranh tụng”
chưa được quy định là một nguyên tắc của tố tụng dân sự. Bộ luật tố tụng
dân sự mới chỉ quy định tại Điều 23a: “Bảo đảm quyền tranh luận của
đương sự” là một nguyên tắc của tố tụng dân sự. Như vậy, trên thực tế,
khái niệm “tranh tụng” mới chỉ được hiểu là việc tranh luận tại phiên tòa
và chỉ có phần mang tính thực chất trong những vụ án có Luật sư tham
gia hoặc trong những vụ án mà đương sự có trình độ hiểu biết pháp luật
nhất định.
Do đó, việc tranh tụng được vận dụng trong xét xử chưa mang lại
hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu cải cách tư pháp đã đề ra. Vì vậy,
pháp luật tố tụng dân sự cần phải cụ thể hóa một cách triệt để nguyên tắc
bảo đảm tranh tụng trong lần sửa đổi tiếp theo.

9



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình: “Luật Tố tụng dân sự Việt
Nam”, Nxb.CAND, Hà Nội, năm 2012.
2. Bộ Luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi, bổ sung năm 2011), Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2014.
3. Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012:
“Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ hai “Thủ tục giải quyết
vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi,
bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự”.
4. Nghị quyết số 06/2012/NQ-HĐTP ngày 03 tháng 12 năm 2012:
“Hướng dẫn thi hành một số quy định trong Phần thứ ba “Thủ tục giải quyết
vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm” của Bộ luật Tố tụng dân sự đã được sửa đổi,
bổ sung theo Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng dân sự”.
5. Báo cáo số 43/BC-TANDTC ngày 26 tháng 2 năm 2015: “Tổng kết
thực tiễn 10 năm thi hành Bộ luật tố tụng dân sự”.
6. TS. Nguyễn Triều Dương, Trường đại học Luật Hà Nội: “Hậu quả
pháp lý của việc đương sự vắng mặt tại phiên tòa”, Hà Nội, 2010.



×