Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

BÀI TẬP HỌC KỲ MÔN: Pháp luật Liên minh châu Âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.42 KB, 7 trang )

MỤC LỤC:


MỞ ĐẦU
Liên minh châu Âu (European Union – viết tắt là EU) là một liên
minh kinh tế- chính trị được thành lập vào ngày 1 tháng 11 năm 1993 dựa
trên Cộng đồng châu Âu (EC) (tính đến năm 2015, EU có tổng cộng 28
quốc gia thành viên). Trong phạm vi bài viết, người viết xin được đi vào
tìm hiểu về quy chế công dân của Liên minh Châu Âu.
NỘI DUNG
I. Đôi nét về quá trình hình thành và phát triển của Liên minh châu Âu:

Liên minh châu Âu (EU) có nguồn gốc từ cộng đồng than thép châu
Âu (ECSC) được thành lập theo hiệp ước Paris 1951. Sau hiệp ước Rome
1957, 6 nước thành viên ECSC đã thành lập thêm hai tổ chức: cộng đồng
năng lượng nguyên tử châu Âu (EURATOM) và cộng đồng kinh tế châu
Âu (EEC). Đến năm 1967, với hiệp ước Brussels, 3 tổ chức ECSC, EEC
và EURATOM đã hợp nhất lại thành Cộng đồng châu Âu (EC). Sau nhiều
lần mở rộng với sự gia nhập của thêm 6 nước thành viên, năm 1986 các
nước EC kí kết định ước châu Âu duy nhất nhằm thúc đẩy hội nhập của
châu Âu và hoàn thành thị trường nội địa. Tính đến thời điểm này, mối
liên kết giữa các nước thành viên EU chỉ dừng lại ở một liên minh kinh tế
và gần như không có sự liên kết về mặt chính trị.
Trên cơ sở nhất thể hóa cộng đồng kinh tế sau gần 40 năm, nhằm đạt
tới một bước phát triển mới của quá trình nhất thể hóa châu Âu, đòi hỏi
giữa các quốc gia thành viên cần phải sự liên kết sâu rộng hơn nữa, không
chỉ dừng lại ở liên kết về mặt kinh tế mà còn phải mở rộng đến liên kết về
mặt chính trị. Điều này dẫn đến sự ra đời của hiệp ước Maastricht 1992
chính thức thành lập lên Liên minh châu Âu (EU) kế thừa và phát huy
những thành tựu của cộng đồng châu Âu EC. Với bản hiệp ước này, các
2




nước thành viên đã bước đầu tạo lập lên một liên minh về chính trị: thiết
lập quy chế công dân EU, chính sách đối ngoại và an ninh chung, chính
sách hợp tác trong lĩnh vực tư pháp và nội vụ… Trên cơ sở sửa đổi hiệp
ước Maastricht, hiệp ước Lisbon 2007 đã mở đường cho quá trình “cộng
đồng hóa” toàn bộ các vấn đề tư pháp và nội vụ của liên minh châu Âu.
II. Quy chế công dân của Liên minh châu Âu:

1. Cơ sở của việc đặt ra các quy chế công dân của Liên minh châu Âu:
Quy chế công dân hiện nay được đặt ra trong Hiệp ước về chức
năng của Liên minh châu Âu (TFEU 2009) nhằm mục đích cung cấp
thêm cho công dân các quốc gia thành viên tư cách công dân EU mà
không thay thế tư cách công dân của quốc gia thành viên.1
Cơ sở của việc đặt ra quy chế đó là: tư pháp và nội vụ đã nhất thể
hóa một số lĩnh vực pháp luật hình sự và dân sự, trên cơ sở đó đã ban
hành được luật hình sự, tố tụng hình sự, một số quy định về dân sự… 2, từ
đây, công dân các quốc gia thành viên sẽ chịu sự quản lý của cùng một hệ
thống pháp luật chung được áp dụng cho toàn liên minh; để việc thực
hiện được thống nhất cần phải có quy chế công dân chung của liên minh
bên cạnh các quy chế công dân của riêng các quốc gia thành viên, được
áp dụng cho toàn bộ công dân của các quốc gia thành viên. Điều này
nhằm đảm bảo cho các quyền và nghĩa vụ của tất cả công dân của các
quốc gia thành viên trước Liên minh là như nhau, góp phần quan trọng
vào việc nhất thể hóa Liên minh châu Âu.

1 Lê Minh Tiến và Phạm Hồng Hạnh, Tập bài giảng: “Pháp luật Liên minh châu Âu”, Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội – 2011, vấn đề 1 trang 14.
2 Lê Minh Tiến và Phạm Hồng Hạnh, Tập bài giảng: “Pháp luật Liên minh châu Âu”, Đại học
Luật Hà Nội, Hà Nội – 2011, vấn đề 1 trang 11


3


2. Nội dung quy chế công dân của Liên minh châu Âu:
Điều 20 TFEU quy định: Công dân châu Âu là những người có quốc
tịch của một trong các quốc gia thành viên.
Các quyền cơ bản của công dân EU tại TFEU:
+ Quyền tự do đi lại và cư trú trên lãnh thỗ của các quốc gia thành
viên EU (điều 21):
Mọi công dân của liên minh có quyền tự do di chuyển và cư trú
trong lãnh thổ các nước thành viên, tuy nhiên, quyền này có thể bị hạn
chế theo các điều kiện quy định trong các bản hiệp ước, các biện pháp
được áp dụng để thực thi các ngoại lệ kể trên.3
+ Quyền bầu cử và ứng cử tại các cuộc bầu cử vào Nghị viện châu
Âu và bầu cử chính quyền cấp thành phố của các quốc gia thành viên, nơi
mà người đó cư trú (điều 22):
Mọi công dân của Liên minh cư trú tại một nước thành viên mà
không phải là công dân của quốc gia đó cũng có quyền bầu cử và ứng cử
như một ứng viên tại cuộc bầu cử ở địa phương của nước thành viên nơi
người đó cư trú, dưới cùng một điều kiện với công dân của nước đó.
Quyền này phải được thực hiện và phụ thuộc vào sự điều phối của Hội
đồng Bộ trưởng Châu Âu dưới một thủ tục pháp lý đặc biệt, sau khi đã
tham khảo ý kiến của Nghị viện châu Âu.4

3 TFEU (2009), Article 21 - Part Two, EU.
4 TFEU (2009), Article 22 - Part Two, EU.

4



+ Quyền được bảo hộ lãnh sự của các quốc gia thành viên khác tại
quốc gia thứ 3, nếu tại đó quốc gia mà họ mang quốc tịch không có đại
diện ngoại giao hoặc lãnh sự (điều 23):
Mọi công dân của Liên minh sẽ có được sự bảo hộ của bất kì quốc
gia thành viên nào khác tại quốc gia thứ ba, nếu tại đó quốc gia mà họ
mang quốc tịch không có đại diện ngoại giao hoặc lãnh sự với các điều
kiện tương tự như các công dân của nước thành viên đó. Các quốc gia
thành viên sẽ áp dụng các quy định cần thiết cũng như thực hiện các cuộc
đàm phán quốc tế để đảm bảo cho sự bảo hộ này. Hội đồng thực hiện một
thủ tục pháp lý đặc biệt sau khi đã tham khảo ý kiến của Nghị viện châu
Âu để thông qua các chỉ thị để thiết lập các biện pháp cần thiết nhằm tạo
điều kiện thuận lợi cho việc bảo hộ.5
+ Quyền kiếu nại trước Nghị viện châu Âu hoặc yêu cầu thanh tra
đối với các hoạt động quản lý kém của các cơ quan và thiết chế của EU
(điều 24).
+ Quyền sử dụng một trong các ngôn ngữ chính thức của EU trước
các thiết chế của EU, cũng như quyền nhận được phúc đáp của EU bằng
ngôn ngữ đó (điều 24).
+ Quyền sử dụng tài liệu của Nghị viện, Commission, Council (với
những điều kiện nhất định).
3. Thực tiễn thực hiện các quy chế công dân của Liên minh châu Âu:
Hiệp ước Schengen 1985 được ký kết vào ngày 14 tháng 6 năm 1985
bởi 5/10 nước thành viên EEC, ngày 19 tháng 6 năm 1990, Hiệp ước
5 TFEU (2009), Article 23 - Part Two, EU.

5


Schengen được thoả thuận xong. Đến ngày 27 tháng 11 năm 1990, 6 nước

Pháp, Đức, Luxembourg, Bỉ, Hà Lan và Ý chính thức ký Hiệp ước
Schengen. Hai nước Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ký ngày 25 tháng 6
năm 1991. Ngày 26 tháng 3 năm 1995, hiệp ước này mới có hiệu lực tại 7
nước thành viên. Hiệp ước quy định quyền tự do đi lại của công dân các
nước thành viên. Đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong
9 nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Tính đến
19/12 năm 2011, tổng số quốc gia công nhận hoàn toàn hiệp ước này là
26 nước, trong đó có 22 nước thuộc Liên minh Châu Âu. Hiệp ước này
góp phần đảm bảo thực hiện được quyền tự do đi lại và cư trú của công
dân EU trên lãnh thổ của các quốc gia thành viên.
KẾT LUẬN:
Quy chế công dân của Liên minh châu Âu đã góp phần quan trọng
vào việc nhất thể hóa Liên minh châu Âu.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Lê Minh Tiến và Phạm Hồng Hạnh, Tập bài giảng: “Pháp luật Liên minh
châu Âu”, Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội – 2011.
2. Schengen Agreement:
/>3. TFEU (2009)




×