Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

PPcho tre MN lam quen voi toan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.09 KB, 17 trang )

Chương 1:
PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG
VỀ TẬP HỢP SỐ VÀ PHÉP ĐẾM
1.1.

Trẻ 3 – 4 tuổi:
a/ Nội dung :
- Dạy trẻ tạo nhóm đồ vật theo một dấu hiệu nào đó, tìm dấu hiệu chung của
một nhóm đồ vật .
- Dạy trẻ ghép đôi từng cặp đối tượng ( xếp tương ứng 1 - 1) giữa 2 nhóm đồ
vật.
- Dạy trẻ nhận biết sự khác nhau rõ nét về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật. Sử
dụng đúng các từ : nhiều hơn - ít hơn .
- Dạy trẻ tìm một và nhiều trong môi trường xung quanh.
- Dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5.
b/Phương pháp :
1b.Dạy trẻ tạo nhóm đồ vật:
- Cho mỗi trẻ được chọn trong số đồ chơi, đồ dùng của mình tất cả những cái có
cùng chung 1 dấu hiệu nào đó (màu sắc, công dụng, hình dạng, kích thước,
chủng loại ) .
-Sau khi chọn, cô cho trẻ nhận xét, nói dấu hiệu chung nhóm mới tạo thành.
-Khi dạy trẻ tạo nhóm, trong câu hỏi hoặc câu gợi ý dẫn dắt của cô, chú ý nhấn
mạnh các từ mô tả ý nghĩa "trọn vẹn"của một tập hợp như : "chọn hết..","chọn
tất cả .." .
Ví du : Chọn những chú gà con; Chọn tất cả hoa hồng
2b.Cách ghép đôi từng cặp đối tượng (ghép tương ứng 1 - 1):
- Xác định nhóm đồ vật thứ hai, ghép mỗi đối tượng của nhóm này với một đối
tượng của nhóm thứ nhất .
- Hành động mẫu của cô cần thể hiện rõ ràng, cùng với lời hướng dẫn dễ hiểu,
nhấn mạnh vào các từ : "Mỗi với ....một , mỗi với ..mỗi "
3b.Cách nhận biết sự khác biệt rõ nét về số lượng giữa hai nhóm đối tượng :


- Tổ chức một hoạt động cho trẻ thực hiện để so sánh nhận biết sự giống nhau
hay khác nhau về số lượng giữa 2 nhóm đồ vật.
- Cô so sánh 2 nhóm này bằng cách ghép tương ứng 1-1, chỉ cho trẻ thấy phần


thừa. Chú ý dạy trẻ sử dụng đúng từ nhiều hơn - ít hơn .
Ví dụ1 : Cho trẻ luyện tập tạo nhóm đồ vật có số lượng một và nhiều.
Ví dụ 2: Đặt một con thỏ ở phía bên phải và nhiều chú nai ở phía bên trái của
trẻ.
* Dạy trẻ tìm một và nhiều trong hoàn cảnh tạo sẳn.
* Sắp đặt các nhóm vật trong tầm nhìn của trẻ : Tìm xem trên bàn cô có gì-, hoặc
trong rỗ của cô có gì-,.
* Dạy trẻ tìm các nhóm vật có số lượng một và nhiều trong hoàn cảnh tự nhiên.
Ví dụ 3: Cho trẻ tìm xem xung lớp những con vật gì có một con vật gì có
nhiều-...
* Cần dạy trẻ thuộc lòng tên gọi các số từ 1 đến 5 theo khả năng của trẻ.
* Dạy trẻ đếm đúng trên đồ vật, giáo viên cần đếm mẫu cho trẻ và nhấn mạnh
cho trẻ biết: không được đếm lập lại, mỗi số đếm chỉ ứng với một vật, không bỏ
xót vật nào khi đếm.
* Hướng dẫn trẻ đếm số mới bằng cách thêm 1 đơn vị vào số lượng đã biết theo
trình tự sau:
- Trẻ đếm số lượng đã biết.
- Thêm một vào nhóm đó, cho trẻ đếm số lượng nhóm mới tạo thành.
- Cho trẻ nhận xét cách tạo số mới (thêm 1) 3 bông hoa thêm 1 bông hoa là 4
bông hoa.
- Cho trẻ so sánh số lượng nhóm mới và số lượng nhóm cũ.
*Để củng cố kỹ năng đếm cho trẻ, giáo viên cần tạo cơ hội cho trẻ đếm với các
tập hợp đa dạng.
1.2. Trẻ 4 – 5 tuổi:
a.Nội dung :

- Dạy trẻ so sánh số lượng giữa 2 nhóm đồ vật bằng cách ghép đôi (xếp tương
ứng1-1 từng cặp đối tượng giữa 2 nhóm đó. Sử dụng đúng các từ : Nhiều hơn - ít
hơn - bằng nhau.
- Dạy trẻ nhận biết số lượng của một nhóm đồ vật trong phạm vi 10 bằng phép
đếm.
- Dạy trẻ làm quen với chữ số từ 1 đến 5.
b.Phương pháp :
1b.Cách so sánh số lượng giữa 2 nhóm đồ vật bằng cách ghép đôi (xếp tương
ứng 1- 1):
Cách 1 :


Xếp tất cả các đối tượng của 1 nhóm ra thành dãy theo hàng ngang hoặc hàng
dọc, sau đó lấy từng đối tượng của nhóm kia đặt bên cạnh hay đặt chồng lên
nhóm ban đầu .
Ví dụ: So sánh nhóm gà con và vịt con
Cách 2 :
Lần lượt lấy từng đối tượng của nhóm này ghép với 1 đối tượng của nhóm kia
thành từng cặp cho đến hết.
2b.Dạy đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 5 :
Cô cần tạo tình huống giúp cho trẻ hiểu vì sao cần phải đếm- Đếm để xác định số lượng của mỗi nhóm.
- Đếm để xác định số lượng của nhóm này nhiều hơn nhóm kia là bao nhiêu- Có 2 kiểu đếm:
+Đếm vẹt :
Trẻ có thể đếm một cách máy móc "1,2,3,4,5,6,7,8,9,10". Tuy nhiên, trẻ không
hề có một ý thức gì về số lượng.
+ Đếm có nhận thức:
Gắn được tên gọi mỗi chữ số theo thứ tự với một đối tượng trong nhóm. Điều
này được xây dựng trên cơ sở nhận thức của trẻ về kỹ năng xếp tương ứng 1-1.
- Dạy trẻ cách đếm một nhóm đồ vật :
Ví dụ :1 2 3 4

- Tất cả có 4 chú gà
- Khi đếm chỉ lần lượt vào từng đối tượng, vừa chỉ vừa gọi số theo đúng thứ tự .
- Khi nói kết quả : "Tất cả có ..." Với số đếm cuối cùng có kèm theo tên đối
tượng.
- Đếm có nhận thức tuân theo các nguyên tắc sau :
1.Mỗi tên gọi của một chữ số chỉ có thể đánh dấu cho mỗi đối tượng được đếm.
2.Phải đếm theo thứ tự đúng của dãy số tự nhiên bắt đầu từ 1,2,3,.
3.Việc đếm có thể bắt đầu với bất kỳ đối tượng nào trong nhóm.
4.Số cuối cùng chỉ số lượng đối tượng trong cả nhóm.
- Dạy đếm và nhận biết số lượng trong ph-m vi 10 :
Dạng 1 :
- So sánh số lượng giữa 2 nhóm, nhóm mới với nhóm đã biết, bằng cách ghép
tương ứng 1-1 (theo cách 1). Trẻ phát hiện nhóm đã biết ít hơn, nhóm mới nhiều
hơn .
Ví dụ :


- Xác định xem số lượng của mỗi nhóm là bao nhiêu- cô và trẻ cùng đếm số
lượng nhóm đã biết, rồi đếm số lượng nhóm mới, gọi kết quả số lượng của mỗi
nhóm .
- Cho trẻ luyện đếm các nhóm đồ vật có số lượng là số mới được xếp thành dãy
-Dạng 2 :
- So sánh số lượng của nhóm có số lượng mới với nhóm có số lượng đã biết
(bằng cách ghép tương ứng 1-1).
- Trẻ đếm để xác định số lượng của mỗi nhóm .
- Thêm, bớt để tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm, qua đó cô nhấn mạnh mối quan
hệ về số lượng giữa 2 nhóm.
Ví dụ : So sánh nhóm mèo và nhóm chuột
- Tất cả có 4 chú chuột
- Tất cả có 5 chú mèo

Đếm các đối tượng sắp xếp khác nhau, có màu sắc, kích thước, chủng loại khác
nhau.
3b.Dạy trẻ làm quen với các số từ 1 đến 5:
*Sau khi trẻ đếm được số lượng của một nhóm đối tượng nào đó giáo viên cho
trẻ nhận biết con số biểu thị số lượng của nhóm đó.
* Giáo viên có thể sử dụng thẻ chữ số hoặc các con số được cắt theo nét đường
bao của con số để trẻ nhìn, sờ và cảm nhận.
1.3. Trẻ 5 – 6 tuổi:
a.Nội dung :
- Dạy trẻ đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 10, chữ số từ 1-10 .
- Dạy trẻ so sánh các nhóm đồ vật và các số, thực hiện các phép biến đổi, thêm
bớt trong phạm vi 10 .
- Dạy trẻ chia 1 nhóm đồ vật thành 2 phần và tập làm một số bài toán đơn giản
trên các nhóm đối tượng cụ thể .
b.Phương pháp :
1.Dạy đếm và nhận biết số lượng trong phạm vi 10 , các số từ 1-10 :
- Dạy số mới và đếm để xác định số lượng các nhóm đồ vật trong phạm vi 10.
Được tiến hành dựa trên việc so sánh nhóm có số lượng mới với nhóm có số
lượng là số kề trước đã biết.
- Dạy trẻ nhận biết số từ 1-10 tiến hành từng tự như sau :
-Đếm xác định số lượng của nhiều nhóm đối tượng có cùng một số lượng nào


đó.
Ví dụ : 4 con cá; 4 quả cam.
- Chọn số 4 đặt vào các nhóm này .
Ví dụ :
-Tất cả có 6 con tôm
- Tất cả có 5 con cua
- Cho trẻ so sánh 2 nhóm đồ vật có số lượng hơn kém nhau trên cơ sở so sánh và

đếm .
- Xếp tương ứng 1-1 giữa 2 nhóm .
- Đếm cả 2 nhóm để xác định số lượng của mỗi nhóm .
- Hướng dẫn trẻ biết tạo sự bằng nhau giữa 2 nhóm bằng cách thêm hoặc bớt
Cô cần tạo tình huống thực tế để yêu cầu trẻ thực hiện việc đó trên nhóm vật cụ
thể.
Ví dụ : Có 6 quả táo cho bạn 2 quả còn lại mấy quả Trẻ sẽ cất 2 quả táo và đếm số quả còn lại .
Cô tặng cho mỗi cháu 3 chú chim, yêu cầu trẻ đếm xem có bao nhiêu chú chimCô phát thêm cho mỗi trẻ 2 con chim nữa, cô cho trẻ đếm xem bây giờ có tất cả
mấy con chim
- Tất cả có 5 chú chim
4b. Dạy trẻ cách chia nhóm đồ vật thành 2 phần trong phạm vi 10:
Ví dụ : Chia 1 nhóm đồ vật ra làm 2 phần theo các cách khác nhau .
- Tất cả có 7 quả táo
Chia nhóm quả táo thành các phần
1-6;2-5;3-4
- Cho trẻ tự chia theo ý thích sau đó đếm để biết kết quả sau mỗi lần chia.
- Cho trẻ chia theo yêu cầu của cô, một phần có số lượng cho trước, trẻ đếm và
biết số lượng phần còn lại .
- Hoặc yêu cầu trẻ chia nhóm đồ vật thành 2 phần bằng nhau, hoặc phần kia hơn
nhau .


Chương 2:
PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG
VỀ KÍCH THƯỚC VÀ HÌNH DẠNG
2.1. Phương pháp hình thành các biểu tượng về kích thước:
2.1.1 Đặc điểm phát triển những biểu tượng kích thước ở trẻ lứa tuổi mầm
non
- Ngay từ nhỏ ở trẻ đã diễn ra sự tích lũy những kinh nghiệm tri giác và xác
định kích thước các vật thể. Những kinh nghiệm này dần dần được tích lũy

trong quá trình trẻ thao tác với đồ vật, đồ chơi có kích thước khác nhau.
- Khi lên một tuổi sụ tri giác của trẻ dần dần trở nên ổn định, trẻ càng lớn thì
tính ổn định của sự tri giác kích thước cang trở nên bền vững.
- Lên hai tuổi, tuy chưa nắm được ngôn ngữ tích cực nhưng trẻ đã có những
phản ứng trước kích thước khác nhau của các vật và cả mối liên hệ kích thước
giữa chúng. Dấu hiệu kích thước thường được trẻ lĩnh hội gắn liền với vật cụ
thể, quen thuộc với trẻ và đối với trẻ đó là dấu hiệu mang tính tuyệt đối. Ví dụ:
trẻ luôn cho rằng chiếc ô tô của mình là to còn ô tô của bạn là nhỏ mà không
cần tới sự so sánh độ lớn giữa chúng.
- Trẻ 3-4 tuổi rất khó khăn để nắm được tính tương đối của khái niệm kích
thước. Ví dụ: đặt trước mặt trẻ 3-4 tuổi vật giống nhau nhưng có độ lớn tăng
dần, trẻ thường thực hiện rất đúng nhiệm vụ chỉ vật to nhất và vật nhỏ nhất. Tuy
nhiên khi cô cất vật to nhất đi rồi lại yêu cầu trẻ chỉ vật to nhất trong những số
vật còn lại, thì trẻ trả lời “cô cất vật to nhất rồi”. Hơn nữa trẻ thường không biết
lựa chọn các vật có kích thước tương ứng với nhau. Ví dụ: trẻ cố xỏ chân mình
vào một chiếc tất chân của búp bê, hoặc đội mũ của mẹ, xỏ dép của chị.
 Sự tri giác kích thước ở trẻ ba tuổi còn thiếu tính phân định, trẻ thường chỉ
định hướng tới độ lớn chung của vật mà không có sự phân tách từng chiều đo
kích thước của vật. Vì vậy khi yêu cầu trẻ mang ghế cao nhất cho cô trẻ thường
mang ghế to nhất. Tuy nhiên trẻ ba tuổi lại phân biệt đúng người lớn và trẻ em
từ xa và thường thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, như: mang quả bóng to hay
mang cái gậy dài.
 Trong ngôn ngữ thụ động của trẻ đã có những từ phản ánh sự phân biệt các
chiều đo kích thước khác nhau. Điều này chứng tỏ ở trẻ đã hình thành những
biểu tượng kích thước và sự tri giác kích thước của trẻ nhỏ ngày càng ổn định
 Ở lứa tuổi này, trẻ có khả năng phân biệt kích thước của hai vật có độ
chênh lệch lớn
- Lên bốn tuổi, trẻ em đã biết lựa chọn các vật theo chiều dài, chiều cao, chiều
rộng của chúng một cách đúng hơn nếu sự khác biệt giữa các chiều đo đó là rõ



rệt. Ví dụ: trẻ dễ dàng xác định chiều cao của các vật khi chiều đo đó dài hơn các
chiều đo khác, nhưng trẻ khó nhận cao của các vật thấp. Trẻ em thường phân
biệt đúng các chiều đo cụ thể của vật khi trực tiếp so sánh sự khác biệt về chiều
dài, chiều rộng hay chiều cao của hai hay ba vật. Phần lớn trẻ mắc lỗi khi so
sánh chiều rộng của các vật, nhầm lẫn giữa chiều rộng và chiều dài.
 Khi xác định từng chiều đo của vật, trẻ thường dùng đầu ngón tay sờ dọc
theo chiều dài, chiều rộng của vật. Các thao tác khảo sát này đóng vai trò
quan trọng trong việc giúp trẻ tri giác kích thước và phân tích các chiều đo
của vật một cách chính xác hơn.
- Trong sự tri giác kích thước và diễn đạt các dấu hiệu khác nhau của kích thước
vật thể, lời nói đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên sự tri giác thiếu phân định các
chiều đo kích thước của vật ở trẻ nhỏ lại ảnh hưởng lớn tới sự diễn đạt kích
thước bằng lời.
Trẻ 3-4 tuổi thường sử dụng các từ to – nhỏ, to hơn – nhỏ hơn. Phần lớn trẻ 4
tuổi không hiểu ý nghĩa của từ kích thước, nên khi hỏi trẻ về kích thước của vật
nhiều trẻ trả lời màu sắc, số lượng của chúng. Vì vậy khi cho trẻ làm quen với
các chiều đo kích thước khác nhau, giáo viên cần chú ý sử dụng lời nói cách
chính xác, mạch lạc như: “Hãy tìm cái nơ có chiều dài như thế này”, “Giơ băng
giấy rộng như băng giấy của cô”, tránh tình trạng giao nhiệm vụ cách chung
chung. Việc sử dụng một cách tùy tiện lời nói của giáo viên là tiền đề cho trẻ nhỏ
học cách diễn đạt thiếu chính xác.
Trẻ 4-5 tuổi:
 Trẻ đã có khả năng phân biệt được kích thước hai chiều dài của vật. Ví
dụ:trẻ biết phân biệt chiều dài và chiều rộng của mặt bàn hình chữ nhật.
Trẻ đã có thể nắm được ý nghĩa của danh từ “kích thước” nên việc diễn đạt
các từ chỉ kích thước của vật được chính xác hơn.
 Trẻ có khả năng phân biệt được kích thước của 2-3 vật có độ chênh lệch
nhỏ. Khả năng so sánh ước lượng bằng mắt về kích thước của trẻ được tăng
lên

* Nhận xét:
Dạy cho trẻ 4-5 tuổi biết so sánh phân biệt của 2-3 vật theo chiều (dài – rộng –
cao – bề dày) với độ chênh lệch nhỏ. Dạy trẻ biết sử dụng đúng các từ chỉ mối
quan hệ kích thước của 3 vật, theo chiều tăng giảm dần về kích thước.
Phát triển khả năng so sánh ước lượng bằng mắt về kích thước của vật này so
với vật khác.


Trẻ 5-6 tuổi:
 Trẻ có khả năng phân biệt 3 chiều kích thước (dài, rộng, cao) của vật.
 Trẻ có khả năng dùng thước đo để đánh giá kích thước của vật, hiểu được
mối quan hệ phụ thuộc giữa “độ lớn” của thước đo với số đo kích thước của
vật: “độ lớn” của thước đo càng nhỏ thì số đo kích thước của vật càng lớn.
* Nhận xét: cần dạy cho trẻ phân biệt 3 chiều kích thước của vật (dài – rộng –
cao). Dạy trẻ 5-6 tuổi các thao tác đo lường đơn giản, cho trẻ nhận thấy mối quan
hệ phụ thuộc giữa thước đo với số đo kích thước vật.
Tóm lại: trẻ mẫu giáo bé rất khó khăn khi phân biệt ba chiều đo của vật, nhiều
trẻ lĩnh hội từ cao, rộng đồng nghĩa với từ to. Trẻ mẫu giáo nhỡ đã biết lựa chọn
các vật theo chiều dài hoặc chiều rộng nếu sự chênh lệch giữa hai chiều đo đó là
lớn. Nhờ tác động dạy học, trẻ mẫu giáo lớn thực hiện đúng nhiệm vụ phân tích
đúng chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật
2.1.2. Nội dung hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non
a. Nội dung dạy trẻ dưới 3 tuổi.
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ được thao tác với các vật có kích thước to – nhỏ khác nhau.
Trẻ 2-3 tuổi bắt đầu được làm quen và nhận biết, gọi tên kích thước to – nhỏ của
các vật.
b. Nội dung dạy trẻ 3-4 tuổi.
- Phát triển sự tri giác kích thước các vật, làm phong phú và hoàn thiện hơn kinh
nghiệm cảm nhận kích thước của trẻ nhỏ.
-Dạy trẻ phân biệt, nhận biết và nắm được tên gọi của từng chiều đo, kích thước

khác nhau, như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao và độ lớn của vật.
-Dạy trẻ nhận biết sự khác biệt rõ nét về độ lớn, về chiều dài, chiều rộng và chiều
cao của hai đối tượng.
-Dạy trẻ sử dụng đúng các từ diễn đạt sự khác biệt này như: dài hơn – ngắn hơn,
rộng hơn – hẹp hơn, to hơn – nhỏ hơn, cao hơn – thấp hơn.
c. Nội dung dạy trẻ 4-5 tuổi.
-Phát triển khả năng nhận biết sự khác biệt về độ lớn, chiều dài, chiều rộng, chiều
cao của hai đối tượng trên cơ sở ước lượng kích thước của chúng.
Dạy trẻ so sánh, nhận biết mối quan hệ kích thước của hai đối tượng về độ lớn, về
bề rộng, về chiều cao, về chiều dài.


-Dạy trẻ so sánh sắp thứ tự về độ lớn, về chiều dài, về bề rộng, về chiều cao của 3
đối tượng. Dạy trẻ cách diễn đạt mối quan hệ này.
d. Nội dung dạy trẻ 5-6 tuổi.
-Củng cố và phát triển kỹ năng so sánh kích thước của các đối tượng bằng các
biện pháp: xếp chồng, xếp cạnh và ước lượng kích thước bằng mắt.
-Củng cố, phát triển kỹ năng sắp xếp các vật theo trình tự kích thước tăng dần
hoặc giảm dần và phản ảnh mối quan hệ kích thước của chúng bằng lời nói.
-Dạy trẻ các thao tác đo lường đơn giản (bằng các đơn vị đo quy ước) và sử dụng
các thao tác đo lường đơn giản vào các hoạt động thực hành để nhận biết mối
quan hệ về kích thước theo từng chiều giữa các đối tượng hoặc giữa các chiều trên
một đối tượng.
2.1.3. Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non.
a. Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ dưới 3 tuổi.
-Cần cho trẻ chơi các đồ vật, đồ chơi có kích thước to – nhỏ khác nhau, trong
quá trình trẻ chơi giáo viên cần hướng sựu chú ý của trẻ tới độ lớn của vật cùng
với việc sửu dụng các từ to – nhỏ để diễn đạt độ lớn của chúng. Ví dụ: quả bóng to,
quả bóng nhỏ, ô tô to, ô tô nhỏ.
-Sử dụng trò chơi học tập là phương pháp chính để để hình thành biểu tượng về

kích thước cho trẻ dưới 3 tuổi, tổ chúc cho trẻ chơi các trò chơi tập như: xâu vòng
từ hột to – nhỏ, lắp khối tháp từ các bánh xe to – nhỏ... Khi tổ chức chơi, giáo viên
có thể đưa yếu tố thi đua vào việc thực hiện nhiệm vụ nhận biết kích thước cho trẻ.
-Để dạy trẻ xác định độ lớn của vật, giáo viên cần sử dụng vật chuẩn và yêu cầu
trẻ so sánh độ lớn của vật khác với độ lớn của vật chuẩn, cho trẻ chơi trò chơi
như: “Chọn quần áo, giày dép cho búp bê”.
-Để củng cố những biểu tượng về kích thước và khả năng nhận biết của các vật,
giáo viên có thể cho trẻ xem tranh ảnh. Ngoài ra, giáo viên cần củng cố kỹ năng
nhận biết kích thước của vật trong quá trình tổ chức các hoạt động có sản phẩm
cho trẻ như: vẽ, nặn...hay qua các trò chơi độc lập và các tình huống cuộc sống
của trẻ.
b. Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo bé (3-4
tuổi)
b1. Dạy trẻ trên giờ học:
-Dạy trẻ nhận ra sự khác biệt về kích thước của hai đối tượng bằng trực giác: ở lứa
tuổi này do động tác tay chưa thành thạo, khả năng ước lượng bằng mắt còn kém,
vì vậy cô không sử dụng kỹ năng so sánh để dạy trẻ. Cô nên tạo tình huống bằng


các hoạt động hằng ngày mà trẻ vẫn thường làm nhưng có yêu cầu cao hơn để khi
thực hiện nhiệm vụ của cô giáo, trẻ không thể thực hiện hết yêu cầu của cô. Lý do
là vì có sự khác biệt về kích thước của các đối tượng. Từ đó trẻ nắm được các biểu
tượng của từng loại kích thước. Sau khi trẻ phát hiện được sự khác biệt trong khi
hoạt động, cô giáo dùng kỹ năng so sánh bằng cách đặt chồng hoặc đặt kề hai đối
tượng với nhau và chỉ cho trẻ sự khác biệt này và giải thích để trẻ hiểu ý nghĩa sự
khác biệt của từng loại kích thước.
Ví dụ: cô chop trẻ chơi “hái hao – bắt bướm” thì trẻ hái được hoa vì hoa thấp,
không bắt được bướm vì bướm bay trên cao nên chỉ cô bắt được, kết luận “cô cao
hơn cháu còn cháu thấp hơn cô”, cô gọi một vài trẻ để các bạn nhìn rõ kết quả và
cô chỉ cho trẻ thấy phần cao hơn của cô so với trẻ.

-Trong giai đoạn này không yêu cầu trẻ sử dụng kỹ năng so sánh để kiểm tra kết
quả.
-Sự so sánh của kích thước chỉ có tính tương đối vì vậy khi hình thành biểu tượng
cho trẻ cô cần cho trẻ diễn đạt đầy đủ nội dung khi so sánh.
Ví dụ: “Sợi len đỏ dài hơn sợi len sanh” hay “Sợi len xanh ngắn hơn sợi len đỏ”.
Không nên nói “Sợi đỏ dài hơn, sợi xanh ngắn hơn”.
-Cho trẻ luyện tập nhận ra sự khác biệt về kích thước của hai đối tượng.
-Phát cho mỗi trẻ các đối tượng theo từng cặp:
 Cô đưa đồ vật, trẻ nói kích thước.
 Cô nói kích thước, trẻ chọn đồ vật giơ lên và nói màu sắc.
 Cô nói màu sắc, trẻ chọn đồ vật giơ lên và nói kích thước
Khi trẻ chọn đồ vật giơ lên cô nên cho trẻ dùng tay chỉ theo chiều cần so sánh
của đối tượng, vừa chỉ vừa nói càng nhiều lần càng tốt, chỉ chiều dài hay chiều
rộng của đối tượng tay theo hướng từ trái sang phải dọc theo vật, chỉ chiều cao từ
trên xuống dưới hay từ dưới lên trên
-

Cho trẻ liên hệ với thực tế xung quanh:

Các cặp đối tượng của từng loại kích thước phải để gần nhau hoặc để chồng lên
nhau ở các vị trí trẻ dễ quan sát.
- Lúc đầu cô có thể nêu tên đối tượng và vị trí đặt còn trẻ nói kết quả. Ví dụ so
sánh mủ của cô và của cháu
- Sau đó cô nêu vị trí cho trẻ đi tìm các cặp đối tượng và nói kết quả. Khi trẻ đã
nhận biết thành thạo, cô có thể hướng dẫn trẻ tập giải thích và làm thao tác so
sánh.
b2. Dạy trẻ ngoài giờ học:


- Cho trẻ tạo nên những đồ vật có sự khác biệt rỏ nét về kích thước qua các hoạt

động xếp hình, vẽ, nặn...
- Cho trẻ luyện tập nhận biết sự khác biệt và diển đạt sự khác biệt về kích thước
trong các trò chơi.
- Trong sinh hoạt hàng ngày, cô chú ý hướng trẻ vào việc nhận xét mối quan hệ
kích thước của các đồ vật mà trẻ thường gặp. Ví dụ: Ấm đựng nước to hơn chén,
bát đượng thức ăn to hơn bát ăn cơm, cô cao hơn cháu, bàn cao hơn ghế.
c. Phương pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo nhỡ (4-5
tuổi)
c1.Dạy trên giờ học:
- Dạy trẻ kỷ năng so sánh kích thước.
- Dạy trẻ so sánh độ dài:
+ Đối với các vật cứng: Thước kẻ, Bút chì, Que tính... sử dụng biện pháp xếp
chồng hoặc xếp kề các đối tượng cạnh nhau theo chiều cần so sánh sao cho một
đầu các đối tượng trùng nhau
+ Đối với các vật mềm: Dây len, dây nơ bằng giấy mỏng... không đặt trên mặt
phẳng mà có thể dùng tay cầm một đầu các đối tượng và điều chỉnh cho 2 đối
tượng song song với nhau. Nếu đầu còn lại đối tượng nào có phần thừa ra, đối
tượng đó dài hợn, đối tượng còn lại ngắn hơn.
- Dạy trẻ so sánh bề rộng:
+ Nếu 2 đối tượng bằng nhau hoặc có thể nằm trọn trong nhau, sử dụng biện
pháp đặt 2 đối tượng lên nhau: Đối tượng nào có phần thừa ra thì đối tượng đó
rộng hơn, đối tượng còn lại la hẹp hơn. Nếu cả 2 đối tượng không có phần thừa ra
thì 2 đối tượng là rộng bằng nhau.
+ Nếu các đối tượng là hình vuông hay hình chữ nhật, cô hướng trẻ cách đặt 2
canh liên tiếp để dể so sánh.
- Dạy trẻ so sánh chiều cao: Chiều cao của 2 đối tượng:
Dạy trẻ so sánh bằng cách đặt 2 đối tượng theo chiều thẳng đứng trên cùng 1 mặt
phẳng, hoặc chọn các đối tượng trên cùng mặt phẳng để so sánh



- Dạy trẻ so sánh độ lớn của 2 đối tượng:
+ Những đối tượng có độ lớn đề cập là diện tích và chúng có thể đặt trùng khít
hoặc nằm trọn trong nhau dạy trẻ so sánh bằng cách đặt chồng lên nhau. Khi đó,
nếu chúng trùng khít thì 2 đối tượng to bằng nhau, nếu có 1 đối tượng nằm trọn
trong đối tượng kia thì chúng không to bằng nhau.
+ Những đối tượng mà độ lớn đề cập là diện tích và không trùng nhau hoặc nằm
trọn trong nhau ta dạy trẻ so sánh bằng cách đặt canh nhau và ước lượng bằng
mắt.
- Dạy trẻ so sánh: Cô cho trẻ học cách so sánh để nhận biết được cách giống
nhau và khác nhau của 2 đối tượng. Giờ học theo trình tự
+ Trẻ sử dụng kỷ năng so sánh mà trẻ đã có để so sánh từng cặp hàng đối tượng
có kích thước giống nhau.
+ Cô giáo chỉnh sửa kỷ năng cho trẻ.
+ Trẻ luyện tập so sánh tìm ra đối tượng có sự khác nhau về kích thước diển đạt
mối quan hệ này.
c2. Dạy trẻ trong các giờ khác, trong các hoạt động khác:
- Cô tạo điều kiện để trẻ được tạo nên các đối tượng có kích thước khác nhau
trong các hoạt động của trẻ khi chơi, khi học.
- Cô hướng dẩn trẻ các cách so sánh trong hoạt động thực tiễn của trẻ:
- So sánh bằng cách đặt 1 phía trùng khít và so sánh bằng cách đặt một đối
tượng nằm trọn trong đối tượng kia. (xem hình)
- Cô cùng cho trẻ được chơi các trò chơi nhằm luyện kỷ năng diển đạt mối quan
hệ kích thước và giải thich mối quan hệ này. Chẳng hạn, nơ hồng dài hơn nơ
đỏ vì khi cháu đặt 2 nơ cạnh nhau, nơ hồng thừa ra một đoạn.
d. Hướng dẫn dạy trẻ mẫu giáo lớn.
Nhiệm vụ của cô giáo khi dạy trẻ mẫu giáo lớn về biểu tượng kích thước là dạy
trẻ hành động đo lường đơn giản từ đó có thể định lượng kích thước của các đối
tượng qua số đo của chúng với cùng 1 đơn vị đo.
d1. Dạy trong giờ học toán:
-Dạy trẻ đo: điều đầu tiên cần biết là phải có đơn vị đo.Đo là một hoạt động có

quá trình đo và có kết quả đo – số đo của kích thước đối tượng với đơn vị đo
nào đó.


Dạy trẻ quá trình cần làm rỏ ràng, tuần tự từng thao tác khi tiến hành đo. Việc
dạy trẻ đo gồm các bước:
 Chọn một đối tượng làm đơn vị đo, ví dụ để đo chiều dài (chiều rộng,
chiều cao) của bàn, trẻ chọn một que tính, hoặc một khối gỗ xây dựng và coi chiều
dài của que tính, khối gỗ làm đơn vị đo, trẻ có thể gọi đó là thước đo với nghĩa
đơn vị đo.
 Dạy trẻ cách đo tuần tự theo các bước.
+Đặt một đầu của thước đo trùng với một đầu của vật cần đo theo chiều cần
đo. Với việc đo chiều dài, chiều rộng đo từ trái sang phải. Nếu đo chiều cao có
thể đo từ dưới lên trên. Chú ý đặt thước đo sao cho cạnh của thước đo sát với
cạnh của vật cần đo.
+Đánh dấu đầu kia của thước đo trên vật cần đo và nhấc thước đo ra.
+Đặt tiếp thước đo theo chiều cần đo, sát với cạnh của vật cần đo sao cho một
đầu của thước đo trùng với vạch đánh dấu tiếp đầu kia và nhấc thước đo ra.
+Tiếp tục làm cho đến hết.
-Luyện tập đo:

Cô cho trẻ thực hành đo nhiều đối tượng có kích thước bằng nhau
bằng cùng đơn vị đo để trẻ nhận xét các đối tượng này đều có số đo giống
nhau cùng đo được mấy lần.

Cô cùng trẻ thực hành đo các đối tượng có độ dài khác nhau bằng
cùng đơn vị đo để trẻ nhận thấy chúng có số đo khác nhau, vật nào dài hơn
thì đo được nhiều lần hơn.

Cô cho trẻ thực hành đo trên cùng một đối tượng, hoặc trên các đối

tượng có kích thước bằng nhau, nhưng với các đơn vị đo khác nhau để trẻ
nhận thấy kết quả đo khác nhau nếu đơn vị đo là khác nhau.
d2. Dạy trong các giờ khác, trong các hoạt động khác:
-Cô cho trẻ được thực hành đo trong hoạt động hàng ngày như yêu cầu của phần
-Cô cho trẻ thực hành đo với các thước đo khác như: găng tay, bước chân, thực
hành đo các chiều cao, chiều rộng, chiều dài của các đồ vật xung quanh trẻ.
2.2. Phương pháp hình thành các biểu tượng về hình dạng:


Chương 3:
PHƯƠNG PHÁP HÌNH THÀNH CÁC BIỂU TƯỢNG
VỀ ĐỊNH HƯỚNG TRONG KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN
3.1. Phương pháo hình thành các biểu tượng về định hướng trong không gian:
3.1.1. Dạy trẻ định hướng các phương hướng đối với bản thân mình thông qua
các trò chơi:
Đối với đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo thì dạy trẻ dưới hình thức thông qua các
trò chơi, các bài thơ là trẻ rất hứng thú, thông qua đó giúp trẻ lĩnh hội kiến thức một
cách thoải mái hơn, sâu sắc hơn. Tuy đa số các trẻ mẫu giáo lớn đều nhận biết các
hướng đối với cơ thể mình nhưng một số vẫn còn nhầm lẫn và có khi phản ứng còn
chưa nhanh nhạy nên tôi đã đưa một số trò chơi, bài thơ giúp trẻ nhận biết nhanh và
chính xác các hướng đối với bản thân.
- Ví dụ:
+ Trò chơi “Hãy làm nhanh theo yêu cầu”
Cô ngồi trước mặt trẻ và nói: “tay cầm viết” – trẻ giơ tay phải
“tay giữ tập” – trẻ giơ tay trái
Cô ở đâu? – trẻ chỉ lên phía trước và nói “phía trước”
Cái lưng của con đâu nhỉ? – trẻ chỉ tay ra sau lưng và nói “phía sau”
Cô nói “cái đầu” – trẻ chỉ lên đầu và nói “phía trên”
Cô nói “hai chân đẹp” – trẻ chỉ xuống dưới chân và nói “phía dưới”
Đổi hình thức và nâng cao yêu cầu cũng hỏi tương tự nhưng trẻ phải cầm thêm một đồ

vật cô yêu cầu để về phía đó.
+ Cô để các đồ vật khác nhau ở các hướng, cô cho một trẻ lên đứng giữa lớp hỏi các
phía của con có những đồ vật nào (ví dụ: tay phải con ở đâu?-trẻ giơ tay phải và chỉ
đúng hướng rồi đọc tên đồ vật có ở hướng phải…), hỏi trẻ nhiều hướng và lần lượt cho
những trẻ khác lên (cô đổi các đồ vật ở các hướng khác nhau sau mỗi lần trẻ khác lên),
cho trẻ đứng quay mặt nhiều hướng để xác định.


3.1.2. Dạy trẻ xác định đồ vật đối với trẻ và đối với các bạn khác thông qua mọi
lúc mọi nơi đồng thời tích hợp nội dung các môn học:
Dạy trẻ định hướng trong không gian không những tiến hành trện tiết học mà phải tổ
chức cho trẻ mọi lúc, mọi nơi.
Tích hợp cho trẻ xác định hướng khác nhau
Ví dụ: Phân nhóm một số đồ dùng, đồ chơi trong lớp
Để các đồ dùng đồ chơi ở các hướng trên, dưới các kệ và các hướng khác nhau, trẻ tìm
đồ dùng đồ chơi theo yêu cầu và hỏi đồ dùng đồ chơi ở hướng nào của con hoặc một
trẻ tìm hỏi trẻ khác đồ dùng đồ chơi đó ở hướng nào của bạn. Sau khi tìm các đồ dùng
đồ chơi theo yêu cầu và đủ để phân nhóm các đồ vật, cô vào bài mới dạy tìm hiểu môi
trường.
Hoặc có thể tích hợp sau khi học bằng trò chơi củng cố “Hãy sắp xếp các đồ dùng đồ
chơi theo nhóm và theo các hướng khác nhau đối với bản thân mình” như: nhóm đồ
dùng để học tập ở bên phải, đồ dùng vệ sinh cá nhân bên trái, đồ chơi ở trước mặt… và
nâng cao yêu cầu sắp xếp các nhóm đồ dùng đồ chơi theo các hướng đối với người
khác: một trẻ lên đứng và trẻ khác lên sắp xếp các nhóm đồ dùng theo các hướng của
bạn.
(Hoặc ta có thể áp dụng trò chơi này vào tiết học “Phân nhóm đồ dùng trong gia đình:
đồ dùng để ăn, đồ dùng để uống, đồ dùng để mặc, đồ dùng sinh hoạt, đồ dùng giải trí…
và cách chơi tương tự ví dụ như đồ dùng để mặc thì nón đội phía trên đầu, dép đi phía
dưới chân…).
Ví dụ:

Trong hoạt động ngoài trời quan sát chiếc xe máy tôi cho trẻ chỉ các bộ phận của chiếc
xe máy, cho trẻ phát âm và cứ sau mỗi lần cho từng cháu lên chỉ kết hợp cho trẻ xác
định hướng cơ bản của trẻ, của các bạn khác và đồ vật như:
+ Xe máy đứng ở phía nào của cháu?
Phía sau xe máy là ai?
Phía trên xe có gì?
Phía dưới xe có gì?


Phái trước xe có gì?
Phía sau xe có gì?
Qua những lần thao tác được luyện tập không những khắc sâu kiến thức về xác định
hướng, mà còn giúp được trẻ xác định hướng cơ bản giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và
phát âm dược nhiều từ, phát âm chính xác hơn.
Ví dụ: Tiết học tạo hình “Vẽ ngôi nhà của bé”
Cho trẻ xem tranh về các ngôi nhà của bé có các hình ảnh được bố trí cân đối và chính
xác theo hướng cơ bản để trẻ xác định các hướng:
+ Các con nhìn xem phía trên ngôi nhà có gì? (có ông mặt trời, có đám mây)
+Phía dưới ngôi nhà có gì? Có mặt đất
+Bên phải ngôi nhà bạn đã vẽ gì? (vẽ vườn hoa)
+Bạn đã vẽ đàn gà ở bên nào của ngôi nhà? Phía bên trái)
+ Vậy thì bên phải vườn hoa có gì(cây chuối)
Sau khi cho trẻ định được hướng các đồ vật ở mọi lúc mọi nơi trẻ sẽ nhớ được lâu hơn
và khả năng định hướng của trẻ trong không gian được nhanh hơn.
Ví dụ:
Tiết dạy thể dục khi chuyển đổi hình thức, tôi hô: bên phải quay, bên trái quay, đằng
sau quay, qua đó trẻ sẽ nhớ lại và định hướng được bản thân mình.
Ví dụ: chủ đề một số luật lệ giao thông. Trong tiết học âm nhạc tôi cho trẻ hát bài
“đường em đi” vừa cho trẻ hát và kết hợp hỏi trẻ.
+ Đường em đi bên nào? Bên phải

+ Đường em không đi là đường bên nào? Bên trái
Qua đó trẻ sẽ định hướng dược bên phải, bên trái bản thân mình.
3.1.3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy trẻ:


Trong thời đại công nghệ thông tin như hiện nay thì việc cho trẻ học qua máy vi tính,
máy chiếu là điều cần thiết. Nên trong quá trình dạy cho trẻ làm quen với toán sử dụng
cho trẻ học qua máy chiếu để tăng thêm sự hứng thú cho trẻ.
Ví dụ: Trong chủ đề “phương tiện giao thông” ở tiết dạy trẻ định hướng không gian:
trên, dưới, trước, sau. Tôi cho trẻ em xem tất cả các loại phương tiện giao thông đường
thủy, đường bộ, đường sắt và trò chuyện nhẹ nhàng về chúng, sau đó tôi có một số
hình ảnh về bầu trời có máy bay bay ra và hỏi trẻ là trên bầu trời có gì? (Máy bay).
Phía dưới có gì? (Thuyền buồm) và ngược lại. Tiếp theo tôi cho một đoàn tàu ra và hỏi
trẻ : phía trước toa tàu là gì? (đầu tàu), phía sau đầu tàu có gì?(có toa tàu). Tôi có hình
ảnh một chiếc ô tô con ra trước tiếp theo là xe máy ,xích lô và xe đạp.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×