Quan sát và ghi chép hoạt động làm quen với Toán của trẻ Mẫu giáo.
Quan sát, ghi chép hoạt động của trẻ là điều rất cần thiết đối với giáo viên và
cán bộ quản lý mầm non. Có theo dõi và ghi chép được những trao đổi, thao
tác của trẻ trong hoạt động học- chơi mới thấy được khả năng của từng trẻ
và những tiến bộ rõ rệt của từng cá nhân để từ đó có phương pháp giáo dục
trẻ thích hợp.
Trong quá trình tổ chức hoạt động làm quen với Toán ở lớp mẫu giáo 5
tuổi, giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi nhằm đạt một số kỹ
năng theo yêu cầu bài học. Trong khi dạy trẻ, các cô thường chú ý đến kết
quả dạy trẻ (làm được hay chưa làm được) để nhận xét, đánh giá mà chưa
chú ý đến quá trình hoạt động, cách giải quyết bài tập để qua đó cô có những
biện pháp tác động tích cực đối với trẻ.
Ví dụ: Khi cho trẻ thực hiện bài tập toán, cô giáo nói:” Con hãy điền số vào
ô trống, sau đó cộng hai số lại và viết kết quả vào ô cuối cùng.
Nếu quan sát kỹ 3 trẻ ta sẽ thấy các bé có cách giải quyết bài tập không
giống nhau, phần quan sát và ghi chép dưới đây là một hoạt động tại lớp Lá
– Trường Mầm Non 5, Quận 3 –Tp Hồ Chí Minh
Bé A:
Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất- ghi số vào ô trống.
Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ hai- ghi số vào ô trống
Đếm tất cả các sách trên kệ (cả 2 nhóm) ghi vào ô trống cuối cùng.
Kỹ năng: Đếm dãy số tự nhiên từ 1 đến 8. Kết quả : 8
Bé B
1)Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất – ghi số vào ô trống
2) Đếm quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ 2 – ghi số vào ô trống
3) Dùng kết quả của nhóm thứ nhất, đếm tiếp nhóm thứ hai- ghi kết quả.
Kỹ năng: Đếm tiếp từ một kết quả của nhóm thứ nhất đến hết phần tử của
nhóm thứ hai. Kết quả: B
Bé C:
Đếm các quyển sách trên kệ thuộc nhóm thứ nhất- ghi số vào ô trống.
Dùng các ngón tay thay thế cho các phần tử của nhóm thứ hai (3 ngón)
Đọc số của nhóm thứ nhất (5), đếm tiếp trên ngón tay (6,7,8)- ghi kết quả
Kỹ năng: Đếm tiếp bằng vật thay thế (ngón tay),. Kết quả: 8
Trong 3 cách trên đều cho kết quả bằng 8. Nhưng rõ ràng trẻ đã có hoạt
động giải bài tập khác nhau. Đếm dãy số tự nhiên là kỹ năng quan trọng, cơ
bản khi làm quen với toán. Trẻ thường đã biết gọi tên dãy số tự nhiên từ khi
mới tập nói, dãy số từ 1 đến 10, đếm không thiếu một số nào, đếm đúng vị
trí các số,biết số đứng liền trước, số liền sau của dãy số.Nhưng đối với trẻ
MG 5 tuổi, kỹ năng này quá dễ so với trình độ hiểu biết của trẻ. Do đó cùng
với hiểu biết về khái niệm lập số, trẻ phải hiểu được con số, trẻ phải hiểu
được con số là biểu tượng của 1 tập hợp có các phần tử tương ứng. Từ hiểu
biết đó giáo viên dạy trẻ kỹ năng đếm tiếp.
Đếm tiếp trực tiếp: Dùng số hạng nhóm thứ nhất- đếm tiếp phần tử của
nhóm thứ hai. (giống cách đếm của bé B)
Đếm tiếp bằng biện pháp sử dụng vật thay thế : Dùng ngón tay, dùng que
tính, chấm tròn…kỹ năng đếm tiếp của trẻ tìm ra đáp số chính xác hơn cho
bài tập của mình, tuy nhiên chúng ta không chỉ dừng ở đó.Trẻ phải được tiến
tới kỹ năng cao hơn: nắm vững tổng của hai số hạng.
Cách giải quyết của bé C sẽ cho ra kết quả nhanh nhất và chính xác. Kỹ
năng này có thể được vận dụng trong nhiều trường hợp, trong thực tế sinh
hoạt thường ngày của trẻ. Vậy giáo viên cần chú ý dạy trẻ cách giải bài tập
nhanh và chính xác nhất đó là cách giải thứ 3. Trong 3 trẻ, trẻ C có sự phát
triển tư duy toán tốt hơn trẻ A và trẻ B. tuy nhiên , đích nhắm của chúng ta
dạy trẻ MG thêm bớt là nhìn vào hai số hạng biếat ngay được số tổng. Kỹ
năng này có thể thực hiện được, với điều kiện trẻ phải được làm quen với
nhiều bài tập, trò chơi toán, cũng như được hoạt động thường xuyên với toán
và tất nhiên phải có sự hoạt động tích cực từ giáo viên.
Trong quá trình suy nghĩ, sáng tạo ra các trò chơi phục vụ hoạt động MG,
các GV đã có nhiều hình thức trò chơi giúp trẻ làm quen với toán rất tốt. Tuy
nhiên cần lưu ý có rất nhiều trò chơi thật sự chưa mang lại hiệu quả về mục
đích tăng cường kỹ năng, kiến thức, ngôn ngữ toán mà chỉ làm quen với
hình thức toán mà thôi.
Ví dụ: Giáo viên cho trẻ chơi một bộ tách trà làm bằng giấy bìa, mỗi chiếc
tách, ấm trà đều được cắt ra bằng hình dzích dzắc khác nhau, trên mỗi một
mảnh rời có 1 số hạng để khi cộng 2 số hạng lại được tổng là 9. Khi chơi, trẻ
không chú ý đến các số hạng đươc ghi trên 2 mảnh rời nhau của chiếc tách
mà chỉ chú ý ráp các đường dzich dzắc cho vừa khớp với nhau mà thôi. Trẻ
ráp rất nhanh và rất thành thạo. Nếu chỉ đứng xa và quan sát, ta có thể nghĩ:
trẻ có kỹ năng toán rất tốt vì kỹ năng ráp hình bộ ấm trà rất nhanh. Nhưng
nếu ngồi lâu hơn, nghe trẻ trao đổi với nhau, giáo viên sẽ giật mình vì trẻ chỉ
trao đổi với nhau về hình dạng của chiếc tách trà mà hoàn toàn không để ý
đến con số mà cô đã ghi trên thẻ rời.
Tại sao trò chơi trên lại không đạt yêu cầu về kỹ năng hoạt động toán? Vì
khi thực hiện bộ trò chơi này trước tiên giáo viên vẽ tách, ấm trà đặt bài toán
(Có tổng bằng 9), sau đó mới cắt đôi ra. Như vậy trẻ chỉ việc tìm hai mảnh
khớp răng với nhau là xong, nên không quan tâm tới các con số.
Với trò chơi này có thể có các giải pháp như sau:
_Tạo nhiều mảnh rời có đường cắt tương tự 1 trong 2 mảnh ghép. Chỉ sai
1 chi tiết nhỏ cũng khó phát hiện.
_Các con số trên mảnh giấy giống nhau là khác nhau.
_Tạo thêm nhiều mảnh ghép có đường cắt giống nhaưnh 1 trong 2 mảnh
đã cắt. Trên đó viết những con số để khi ghép đúng khớp sẽ không được kết
quả bằng 9, trẻ phải sử dụng kiến thức toán, chú ý hình dạng của đường cắt
dzich dzăc vừa cộng 2 số hạng có tổng bằng 9 khi chơi trò chơi này và phải
biết sắp xếp, trang trí bộ trà cho đẹp mắt, có vị trí hợp lý.
XII. Giúp trẻ 5 – 6 tuổi cảm thụ truyện kể thông qua hệ thống câu hỏi.
Nguyễn Thị Tuyết Sương
Trường mầm non Thanh An- Thị xã Vĩnh Long.
Khi dạy trẻ 5-6 tuổi kể chuyện , ngòai việc chuẩn bị đầy đủ tranh ảnh minh
họa , đồ dùng dạy học , cô giáo kể diễn cảm …gây hấp dẫn cho trẻ. Do trình
độ các cháu ở lớp không đồng đều, nên các câu hỏi đưa ra cần có sự chuẩn
bị cẩn thận để phù hợp với khả năng của từng trẻ nhằ phát huy tính tích cực
của trẻ . Từ việc khảo xát chất lượng học sinh đầu năm , tôi nắm được khả
năng lớp tôi phụ trách ( khỏang 40 % trả lời được câu hỏi tái tạo, 25 % trả
lời được câu hỏi nâng cao và 35 % trẻ nhút nhát ). Nên tôi đã suy nghĩ và tự
sọan được 1 số dạng câu hỏi cụ thể trong truyện “Ba cô gái”, với chủ đề gia
đình, các loại câu hỏi nhu sau:
Dạng câu hỏi nhận biết:
Giúp trẻ tái tạo nội dung tuyện ,nhớ lại cách có hệ thống các việc diễn ra .
Loại cau này dùng cho những trẻ yếu , trung bình trong lớp.
Các con vừa nghe cô kể chuyện gì?
Trong câu chuyện cô vừa kể , bà mẹ sinh ra được bao nhiêu cô con gái ?
Bà mẹ thương các cô nhu thế nào?
Khi bà mẹ bị ốm, bà nhờ ai mang thư đến cho các con của bà?
Ngoài ra , tôi còn dùng dạng câu hỏi / nhận biết / nâng cao để buột trẻ phải
suy nghĩ
Vì sao chị Hai em bị sóc biến thành nhện ?
Vì sao chị Cả bị sóc biến thành rùa?
Khi nghe sóc báo tin mẹ ố, chị út làm gì?
Dạng câu hỏi vận dụng kinh nghiệm
Trẻ vận dụng khả năng hiểu biết của mình để trả lời nhằm giúp trẻ phát triển
trí tưởng tượng, sáng tạo. Loại câu hỏi này dành cho những trẻ khá hơn
trong lớp:
Bà mẹ nhờ sóc mang thư , theo con có cách nào khác báo cho các con cùa bà
không?
Khi bà ốm thì bà mong muốn điều gì ?
Con thử tưởng tượng xem chị cả trả lời như thế nào mà sóc giận dữ biến chị
thành con rùa ?
Bên cạnh đó tôi dùng dạng câu hỏi vận dụng kinh nghiêm nâng cao để giúp
trẻ phát triển ngôn ngữ, kíck thích tư duy trẻ phát triển:
So với chị Cả, chị Hai và chị Út có đức tính gì nổi bậc?
Nếu cả 3 chị đều về thăm mẹ sẽ nhu thế nào ?
Con sẽ làm gì nếu mẹ mình bị ốm?
Dạng câu hỏi giải thích và phỏng đóan suy luận
Đây là loại câu hỏi đòi hỏi trẻ phải dụng nhiều mẫu câu để trả lời . Dạng câu
nàu giúp trẻ tăng vốn từ, phát triển trí tưởng tượng phong phú, kích thích tư
duy phát triển. Lọai câu hỏi này thường dùng cho những cháu giỏi trong lớp.
Hành động nào con biết chị Út thật lòng thương mẹ?
Nếu chị Út không về thăm mẹ thì chuyện gì sẽ xảy ra ?
Chị út thương hai chi mình, theo con chị ut se làm gì khi thấy hai chị biến
thành rùa, nhện?
Ngoài ra tôi dùng câu hỏi giải thích và phỏng đóan suy luận nâng cao.
Đây là những câu hỏi khó có tính thu hút trẻ:
Trong ba người con, con thích chị nào nhất?
Theo con , thế nào là người con hiếu thảo?
Con có thể thay đọan kêt câu chuyện nhu thế nào?
Con có thể đặt tên khác cho câu chuyện là gì?
Qua việc sử dụng hệ thống câu hỏi từ đơn giản đến phức tạp , từ thấp đến
nâng cao, tôi nhận thấy:
Tất cả trẻ trong lớp đều tham gia tích cực, sôi nổi, khi tôi vừa đặt câu hỏi,
các cháu trong lớp đều mạnh dạng giơ tay phát biểu(100%)
Những cháu khá giỏi trả lời câu hỏi nâng cao sẽ giúp cho các cháu yếu hơn
học hỏi, đây chính là cách cho trẻ học qua bạn , dần dần trẻ bắt chước bạn
chịu suy nghĩ trả lời , làm cho những cháu yếu ngày càng phat triển ngôn
ngữ, mở mang kiến thức hơn, mạnh dạn hơn, và ngày càng tự tin hơn
Và chính qua hệ thống câu hỏi vùa nêu trên , trẻ 5-6 tuổi cảm thụ truyện kể
tích cực hơn, sâu sắc hơn, trẻ nhờ nội dung caau chuyện lâu hơn và khi cho
trẻ đóng kịch trẻ sẽ tái tạo tính cách nhân vật tự tin hơn, chân thật hơn
Ngoài ra trong giờ học kể chuyện , tôi luôn tạo bầu không khí vui tươi giúp
trẻ có tâm trạng thoải mái, từ đó trẻ tích cực trả lời câu hỏi tôi đưa ra.
Khi trẻ trả lời câu hỏi, tôi không bao giờ áp đặt trẻ mà tôi để trẻ tự trả lời
theo ý trẻ, để trẻ tự diễn đạt theo ý của mình, tạo cho trẻ tự tin, mạnh dạn khi
diễn đạt, sau đó giáo viên hướng trẻ vào nội cung nhất định
Nếu trình độ các cháu trong lớp không đồng đều , khi đưa ra hệ thống câu
hỏi, tỗie đua ra cả 3 dạng câu hỏi, từ câu hỏi nhận biết, đến câu hỏi vận dụng
kinh nghiệm, rồi đến câu hỏi giả thích và phỏng đóan suy luận, làm sao cho
tất cả trẻ trong lớp đều trả lời câu hỏi theo khả năng của trẻ.
Nếu các cháu trong lớp đều khá, tôi sẽ chọn những câu hỏi khó có tính chất
suy luận và nâng cao, bên cạnh đó tôi còn tổ chức cho trẻ kể chuyện sáng
tạo, có thể cho trẻ kể đọan truyện nào mà trẻ thích, trẻ có thể nói về nhân vật
mà trẻ thích.