Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số mô hình hoạt động của Công đoàn trường học. Tham khảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.12 KB, 12 trang )

CĐGD HUYỆN TAM NÔNG
CĐCS TIỂU HỌC HÒA BÌNH A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: …/KH-CĐCS

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hòa Bình, ngày 25 tháng 8 năm 2015

KẾ HOẠCH
V/v triển khai thực hiện mô hình
“Nhận phụng dưỡng một gia đình chính sách” năm học 2015 - 2016
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động Công đoàn năm học 2015 – 2016 của Công
đoàn cơ sở trường TH Hòa Bình A;
Thực hiện theo các Chương trình thi đua năm và chào mừng các ngày lễ lớn
2/9, 22/12, 30/4. Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trường Tiểu học Hòa Bình A
phát động mô hình “Nhận phụng dưỡng một gia đình chính sách” năm học 2015 –
2016 với các nội dung như sau:
I. Mục đích yêu cầu
- Nhằm ghi nhận các công lao to lớn của các bậc đàn anh trong công cuộc
bảo vệ và xây dựng đất nước;
- Giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, tình yêu quê hương đất
nước trong toàn thể công đoàn viên.
- Mô hình được thực hiện trên tinh thần tự nguyện tham gia và đóng góp của
tất cả công đoàn viên Công đoàn.
II. Thời gian thực hiện mô hình
Tính từ ngày 2/9/2015 đến 7/5/2016.
III. Thành phần tham gia mô hình – đối tượng được hưởng
1. Thành phần tham gia: 19 công đoàn viên Công đoàn CS trường TH Hòa
Bình A.


2. Đối tượng được phụng dưỡng: (Được BCH Công đoàn xét chọn theo từng
năm học)
- Năm học 2015 – 2016: Anh Lê Văn Sáu, thương binh. Hiện ngụ tại ấp 1,
xã Hòa Bình, Tam Nông, Đồng Tháp.
IV. Nội dung thực hiện
1. Phát động đăng ký tham gia mô hình và bình chọn đối tượng
- Công đoàn tổ chức tuyên truyền ý nghĩa thực hiện mô hình và giới thiệu
các dối tượng chính sách trên địa bàn trường quản lý trong phiên họp Hội đồng đầu
năm diễn ra vào tháng 8/2015.
- Công đoàn viên tự nguyện đăng ký vào danh sách tham gia mô hình.
- Đối tượng được giới thiệu bình chọn gồm:
1


+ Ông Lê Văn Sáu – Thương binh (Ấp 1, HB)
+ Gia đình ông Châu Văn Lênh - Thờ liệt sĩ Nguyễn Văn Son (Ấp 1, HB)
+ Gia đình ông Nguyễn Văn Cho – Thờ liệt sĩ Trần Văn Nhựt (Ấp 2, HB)
- Thông nhất chọn gia đình ông Lê Văn Sáu để Công đoàn thực hiện mô
hình.
2. Xây dựng nguồn quỹ thực hiện mô hình và số lần phụng dưỡng đối
tượng trong năm học 2015 – 2016
- Thống nhất mức ủng hộ kinh phí thực hiện trên mỗi đợt phụng dưỡng: ít
nhất 10.000đ/ 1 công đoàn viên. Không trích từ các nguồn khác của Công đoàn.
- Đóng góp theo đợt tổ chức phụng dưỡng, không xây dựng nguồn quỹ theo
hình thức đóng góp dài hạng.
- Sô lần tổ chức phụng dưỡng trong năm là 03 lần theo các ngày lễ lớn:
+ Ngày 2/9 (dự kiến thực hiện vào ngày 31/8/2015, thứ hai).
+ Ngày 22/12 (Dự kiến thực hiện ngày 22/12/2015, thứ ba).
+ Ngày 30/4. (Ngày 30/4 sẽ phát động thêm Tổ chức Đội TNTP HCM cùng
tham gia. Dự kiến thực hiện vào ngày 29/4/2016, thứ sáu)

3. Tổ chức các chuyến thăm và phụng dưỡng
- Ban chấp hành Công đoàn tiến hành tuyên truyền đóng góp kinh phí và
thành lập đoàn đến thăm đối tượng trươc các ngày dự kiến tổ chức thăm và phụng
dưỡng đối tương.
- Trình báo chính quyền địa phương biết để cùng tham gia.
- Cử cá nhân đến liên hệ trước với gia đình đối tượng được phụng dưỡng.
- Công đoàn chuẩn bị tất cả cho chuyến thăm trên tinh thần không để phiền
hà đến gia đình được phụng dưỡng.
- Công tác phụng dưỡng được hiện thực hiện bằng phần quà là tiền mặt do
công đoàn viên đóng góp trên từng đợt tổ chức.
V. Biện pháp thực hiện
- BCH Công đoàn liên hệ địa phương để nắm rõ danh sách các đối tượng
chính sách có công trên địa bàn trường quản lý.
- Lập dự thảo kế hoạch thực hiện mô hình, triển khai lấy ý kiến và hoàn
thiện kế hoạch.
- Tham mưu báo cáo với Chi bộ, Đảng ủy xã,… trong việc tổ chức thực
hiện.
- Tổ chức đóng góp và các đợt thăm phụng dưỡng gia đình theo đúng kế
hoạch đề ra.
- Tuyên dương kịp thời các cá nhân có đóng góp tích cực trong việc thực
hiện mô hình.
2


VI. Ban Chỉ đạo và Tổ chức
- Ông Lương Văn Út – Đảng ủy viên, BTCB, HT – Trưởng ban.
- Ông Trần Hoàng Phúc – P. Bí thư, CT Ccông đoàn, P. Hiệu trưởng – PB.
- Ông Nguyễn Phúc Đảm – P. CT Công đoàn, GV – Thành viên.
- Bà Võ Thị Yến Nhi - Ủy viên BCH Công đoàn, GV – Thành viên.
- Ông Nguyễn Hoàng Em – GV TPT Đội – Thành viên.

Trên đây là kế hoạch thực hiện mô hình “Nhận phụng dưỡng một gia đình
chính sách” năm học 2015 – 2016 của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trường Tiểu
học Hòa Bình A.
Nơi nhận:
- CĐGD huyện (b/c);
- Lưu : CĐCS.

TM. BAN CHẤP HÀNH
CHỦ TỊCH

3


CĐGD HUYỆN TAM NÔNG
CĐCS TIỂU HỌC HÒA BÌNH A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: …/KH-CĐCS

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hòa Bình, ngày 01 tháng 10 năm 2015

KẾ HOẠCH
V/v triển khai thực hiện mô hình
“Giúp đỡ công đoàn viên tiến bộ” năm học 2015 - 2016
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động Công đoàn năm học 2015 – 2016 của Công
đoàn Giáo dục huyện Tam Nông;
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động Công đoàn năm học 2015 – 2016 của Công
đoàn cơ sở trường TH Hòa Bình A;

Căn cứ tình hình thực tế về chuyên môn và công tác chủ nhiệm của công
đoàn cơ sở;
Thực hiện theo Chương trình thi đua năm học 2015 - 2016. Ban chấp hành
Công đoàn cơ sở trường Tiểu học Hòa Bình A phát động mô hình “Giúp đỡ công
đoàn viên cùng tiến bộ” năm học 2015 – 2016 với các nội dung như sau:
I. Mục đích yêu cầu
- Hướng dẫn, giúp đỡ công đoàn viên còn hạn chế về chuyên môn và công
tác chủ nhiệm lớp cùng tiến bộ.
- Các công đoàn viên được phân công hướng dẫn giúp đỡ công đoàn viên bị
hạn chế phải thực hiện nghiêm túc, nhiệt tình và hiệu quả.
II. Thời gian thực hiện mô hình
- Năm học 2015 – 2016, bắt đầu từ tháng 9/2015 đến kết thúc đợt kiểm tra
cuối học kỳ II (Tháng 5/2016).
III. Thành phần tham gia mô hình
TT
01
02
03

Người giúp đỡ,
hướng dẫn
Trần Hoàng Phúc

Người được giúp đỡ, hướng dẫn
Họ và tên
Nội dung giúp đỡ
Võ Thị Yến Nhi
Công tác Tổ trưởng
Nguyễn Phúc Đảm Nguyễn Văn Năm
Công tác chuyên môn

Nguyễn Trần Thanh Mai Thị Hạnh
Công tác chủ nhiệm
Xuân
lớp

Ghi
chú

IV. Nội dung
- Căn cứ kết quả công tác của tất cả công đoàn viên trong năm học 2014 –
2015. BCH Công đoàn tiến hành đánh giá các mật hạn chế của công đoàn viên
trong tháng 9/2016. Kết quả có 03 đồng chí cần được giúp đỡ.

4


- Căn cứ kết quả đánh giá, tiến hành phân công các công đoàn viên xuất sắc
kìm cặp giúp đỡ công đoàn viên bị hạn chế cùng tiến bộ.
- Công đoàn viên được BCH phân công giúp đỡ tự lập kế hoạch và xây dựng
chương trình hỗ trợ, bồi dưỡng công đoàn viên bị hạn chế trình Chủ tịch Công
đoàn phê duyệt trước ngày 30/9/2016. Tổ chức hướng dẫn và bồi dưỡng định kỳ
theo kế hoạch và theo yêu cầu đột xuất.
V. Biện pháp thực hiện
- BCH Công đoàn lập dự thảo kế hoạch thực hiện mô hình, lấy ý kiến, hoàn
thiện kế hoạch và triển khai đến các công đoàn viên thực hiện.
- BCH Công đoàn xây dựng chương trình theo dõi, kiểm tra, đánh giá mô
hình theo quý.
- Một tháng tổ chức dự giờ 1 tiết đối với công đoàn viên bị hạn chế về
chuyên môn và công tác chủ nhiệm lớp; Kiểm tra hồ sơ sổ sách đối với công đoàn
viên hạn được bồi dưỡng năng cao công tác Tổ trưởng.

- Kết thúc học kỳ II, Công đoàn cùng BGH nhà trường tiến hành đánh giá
nhận xét sự tiến bộ của công đoàn viên được kìm cặp.
- Cộng điểm thi đua cho công đoàn viên bồi dưỡng, kìm cặp đạt hiệu quả
cao.
VI. Thành lập Ban chỉ đạo mô hình
- Ông Lương Văn Út – Đảng ủy viên, BTCB, HT – Trưởng ban.
- Ông Trần Hoàng Phúc – P. Bí thư, CT Công đoàn, P. Hiệu trưởng – PB.
- Ông Nguyễn Phúc Đảm – P. CT Công đoàn, GV – Thành viên.
Trên đây là kế hoạch thực hiện mô hình “Giúp đỡ công đoàn viên tiến bộ”
năm học 2015 – 2016 của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trường Tiểu học Hòa
Bình A./.
Nơi nhận:
- CĐGD huyện (b/c);
- Lưu : CĐCS.

TM. BAN CHẤP HÀNH
CHỦ TỊCH

5


CĐGD HUYỆN TAM NÔNG
CĐCS TIỂU HỌC HÒA BÌNH A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: …/KH-CĐCS

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Hòa Bình, ngày 10 tháng 9 năm 2015


KẾ HOẠCH
V/v triển khai thực hiện mô hình
Công đoàn viên “Nuôi heo đất khuyến học” năm học 2015 - 2016
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động Công đoàn năm học 2015 – 2016 của Công
đoàn Giáo dục huyện Tam Nông;
Căn cứ vào kế hoạch hoạt động Công đoàn năm học 2015 – 2016 của Công
đoàn cơ sở trường TH Hòa Bình A;
Thực hiện theo Chương trình thi đua năm học 2015 - 2016. Ban chấp hành
Công đoàn cơ sở trường Tiểu học Hòa Bình A phát động mô hình công đoàn viên
“Nuôi heo đất khuyến học” năm học 2015 – 2016 với các nội dung như sau:
I. Mục đích yêu cầu
- Xây dựng nguồn quỹ khuyến học khuyến tài giúp đỡ học sinh nghèo, khó
khăn có ý trí vươn lên trong học tập trong toàn trường và khen thưởng con CBGV,
CNV có thành tích học tập xuất sắc, năm học 2015 – 2016.
- Mô hình được thực hiện trên tinh thần tự nguyện tham gia và đóng góp của
tất cả công đoàn viên Công đoàn; Được triển khai thực hiện công bằng, công khai,
hiệu quả và thiết thực.
II. Thời gian thực hiện mô hình
- Năm học 2015 – 2016, bắt đầu từ tháng 9/2015 đến hết tháng 5/2016.
- Thời gian bình chọn đối tượng: Kết thúc HKI và kết thúc học kỳ II.
- Thời gian hỗ trợ: Sơ kết HKI và Tổng kết năm học.
III. Thành phần tham gia mô hình – đối tượng được hỗ trợ
1. Thành phần tham gia: 19 công đoàn viên Công đoàn cơ sở trường TH
Hòa Bình A.
2. Đối tượng được hỗ trợ: Tất cả học sinh nghèo, khó khăn có ý trí vươn
lên trong học tập và con CBGV, CNV có thành tích học tập xuất sắc được BCH
Công đoàn bình xét vào cuối học kỳ I và học kỳ II.
IV. Nội dung thực hiện
1. Phát động gây quỹ “Nuôi heo đất khuyến học”

- Chủ tịch công đoàn phát động mô hình trong buổi họp Hội đồng tháng
9/2015 thông qua kế hoạch thực hiện mô hình.
6


- Tổ chức đóng góp xây dựng nguồn quỹ “Nuôi heo đất khuyến học” trong
các ngày 3,4,5 hàng tháng (bắt đầu từ tháng 8/2015 đến tháng 5/2016)
- Mức đóng góp trên mỗi công đoàn viên: Ít nhất 5000đ/ 1 công đoàn viên/
tháng.
3. Bình xét và hỗ trợ
- Ban chấp hành Công đoàn tiến hành lập danh sách và bình xét học sinh
được hỗ trợ trong 02 đợt:
+ Đợt 01: Kết thúc học hỳ I. Số lượng 10 em.
+ Đợt 02: Tổng kết năm học. Số lượng 10 em.
- Mỗi phần quà hỗ trợ là tiền mặt trị giá 100.000đ/ 1 em.
- Đối tượng được bình xét phải đạt ba yêu cầu cơ bản sau:
+ Nghèo, khó khăn.
+ Học lực: Hoàn thành. (Ưu tiên từ trên xuống)
+ Năng lực, phẩm chất: Đạt.
- Công tác bình chọn được tổ chức công khai thông qua buổi họp Hội đồng
trường.
V. Biện pháp thực hiện
- BCH Công đoàn lập dự thảo kế hoạch thực hiện mô hình, triển khai lấy ý
kiến và hoàn thiện kế hoạch.
- BCH Công đoàn tổ chức phát động xây dựng quỹ “Nuôi heo đất khuyến
học” theo từng tháng theo thời gian trong kế hoạch.
- BCH Công đoàn tổ chức bình xét 10 học sinh trên mỗi đợt hỗ trợ theo quy
định trong kế hoạch. Lập danh sách cụ thể 10 em được chọn công khai trên bảng
thông tin trường học.
- Tổ chức phát quà lồng ghép trong buổi Sơ kết HKI và buổi Lễ Tổng kết

năm học 2015 - 2016.
- Tuyên dương kịp thời các cá nhân có đóng góp tích cực trong việc thực
hiện mô hình.
- Trang bị 02 con heo đất cho Tổ quản lý heo đất khuyến học thực hiện và
bảo quản heo đất.
- Tổng kết Heo đất khuyến học trong 02 đợt:
+ Đợt 1: Từ tháng 8/2015 – đến tuần 03 tháng 12/2015.
+ Đợt 2: Từ tháng 1/2016 – Tuần 01 tháng 5/2016.
VI. Thành lập Ban chỉ đạo và Tổ quản lý Heo đất khuyến học
1. Ban Chỉ đạo mô hình
- Ông Lương Văn Út – Đảng ủy viên, BTCB, HT – Trưởng ban.
7


- Ông Trần Hoàng Phúc – P. Bí thư, CT Ccông đoàn, P. Hiệu trưởng – PB.
- Ông Nguyễn Phúc Đảm – P. CT Công đoàn, GV – Thành viên.
2. Tổ quản lý Heo đất khuyến học
- Bà Nguyễn Thị Quanh – Tổ trưởng.
- Ông Nguyễn Hoàng Em – Tổ phó.
- Bà Võ Thị Ty Vy – Thành viên.
Trên đây là kế hoạch thực hiện mô hình “Nuôi heo đất khuyến học” năm học
2015 – 2016 của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở trường Tiểu học Hòa Bình A./.
Nơi nhận:
- CĐGD huyện (b/c);
- Lưu : CĐCS.

TM. BAN CHẤP HÀNH
CHỦ TỊCH

8



TRƯỜNG TH HÒA BÌNH A
CĐCS TRƯỜNG TH HOÀ BÌNH A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …./KHLT-CĐCS-THHBA

Hòa Bình, ngày… tháng… năm 2016
KẾ HOẠCH
Thực hiện mô hình “Công đoàn đỡ đầu 1C + 1H”
Năm học 2016 – 2017
Căn cứ kế hoạch hoạt động năm học 2016 – 2017 của Công đoàn Giáo dục
huyện Tam Nông;
Căn cứ kế hoạch hoạt động năm học 2016 – 2017 của Công đoàn Cơ sở
trường TH Hòa Bình A;
Căn cứ vào tình hình thực tế tại đơn vị trong năm học 2016 - 2017;
Nay Công đoàn Cơ sở trường Tiểu học Hoà Bình A đề ra kế hoạch thực hiện
mô hình “Công đoàn đỡ đầu 1C+1H”, năm học 2016 – 2017 với nội dung cụ thể
như sau:
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
- Cùng nhà trường thực hiện hiệu quả công tác khuyến học khuyến tài.
- Tăng cường rèn luyện, nâng cao phẩm chất, đạo đức, tinh thần đoàn kết
trong mỗi công đoàn viên. Phát huy truyền thống tương thân tương ái “Một miếng
khi đói bằng một gói khi no” của dân tộc Việt nam.
- Dìu dắt, giúp đỡ học sinh thuộc diện đặc biệt khó khăn trong năm học tại
đơn vị.

- Tất cả công đoàn viên trong đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện có hiệu
quả mô hình theo kế hoạch đã đề ra.
II. THỜI GIAN THỰC HIỆN
- Bắt đầu triển khai thực hiện trong toàn đơn vị từ ngày 01/10/2016 đến hết
năm học 2016 – 2017.
III. THÀNH PHẦN THAM GIA
- Tất cả công đoàn viên của Công đoàn Cơ sở trường Tiểu học Hòa Bình A
và học sinh thuộc diện đặc biệt khó khăn của trường.
IV. NỘI DUNG
1. Giới thiệu cụm từ viết tắt “1C + 1H”
- 1C: 1 công đoàn viên.
- 1H: 1 học sinh
2. Xét chọn học sinh thuộc diện đặc biệt khó khăn
9


2.1. Tiêu chí: Chia làm 03 nhóm
- Nhóm 01: Khó khăn về kiến thức. Là học sinh nằm ở nhóm cuối của lớp về
kiến thức, không có khả năng tiếp thu tốt kiến thức tại lớp học.
- Nhóm 02: Khó khăn về phẩm chất và năng lực. Là học sinh “cá biệt về đạo
đức” như hay nói tục, chữi thề, đánh nhau, chộm vật,…
- Nhóm 03: Khó khăn về tài chinh và dụng cụ học tập. Là học sinh thuộc
diện hộ nghèo, hộ cận nghèo, khó khăn đang cần sự hỗ trợ vệ dụng cụ học tập,
quần áo, bảo hiểm y tế…
2.2. Chọn đối tượng nhận đỡ đầu “1C+1H”
- Bạn chỉ đạo mô hình lập mẫu “danh sách học sinh đặc biệt khó khăn” (Mẫu
01) gửi đến từng lớp học trong tuần đầu của tháng 10/2016.
- GVCN thông qua tiết sinh hoạt lớp, tổ chức một buổi tìm hiểu hoàn cảnh
học sinh lớp mình. Đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của các em trong tháng
9/2016 để tiến hành phân loại và lập danh sách theo mẫu gửi về Ban chỉ đạo mô

hình trước ngày 7/10/2016. (Lưu ý: Đối với các khối lớp 2-3-4-5, GVCN cần phối
hợp với GVCN năm học trước của lớp để nắm rõ hơn về đối tượng học sinh cần
chọn).
- Ban chỉ đạo mô hình tham mưu với Ban Chấp hành Công đoàn, Ban giám
hiệu và Hội đồng trường tổ chức đánh giá và bình chọn chính thức “danh sách học
sinh đặc biệt khó khăn” theo 03 nhóm. (Lưu ý: Danh sách được xếp theo thức tự
ưu tiên từ trên xuống).
3. Công đoàn viên đăng ký nhận đỡ đầu cho học sinh
- Ban chỉ đạo mô hình gửi danh sách học sinh đặc biệt khó khăn đến từng
công đoàn viên sau khi lập xong danh sách chính thức.
- Công đoàn viên căn cứ vào điều kiện thực tế của bản thân “tự nguyện”
đăng ký nhận đỡ đầu ít nhất 01 học sinh trong dánh sách.
- Ban chỉ đạo phong trào lập và hoàn chỉnh “danh sách đăng ký đỡ đầu”
(Mẫu 02), công bố danh sách trong toàn trường. Đồng thời lập mẫu “Theo dõi kết
quả” (Mẫu 03) gửi đến các công đoàn viên có đăng ký nhận đỡ đầu học sinh.
4. Giải pháp thực hiện
- Các công đoàn viên có đăng ký đỡ đầu cho học sinh khó khăn tự xây dựng
chương trình giúp đỡ học sinh đón (Đỡ đầu học sinh thuộc nhóm nào thì tiến hành
giúp đỡ chuyên sâu vào khó khăn của nhóm đó).
- Tiến hành công tác xã hội hóa từ phụ huynh học sinh và bên ngoài nhà
trường để giúp đỡ học sinh khó khăn về dụng cụ học tập, quần áo, bảo hiểm y tế...
- Phối hợp cùng gia đình và các tổ chức đoàn thể khác trong và ngoài nhà
trường để giúp đỡ và giáo dục học sinh khó khăn thuộc nhóm 02. (Lưu ý: Cần theo
sát các em để kịp thời uốn nắn ngay từ những biểu hiện lệch lạc nhỏ ban đầu. Cần
10


động viên khích lệ thường xuyên để các em tự tin và không mặc cảm. Đặc biệt,
phải biến mình thành người bạn thân của các em để được các em tâm sự và chia sẻ)
- Đối với các em thuộc nhóm 01. Cần tổ chức bồi dưỡng thường xuyên

ngoài giờ học về những kiến thức cơ bản – căn bản về môn học mà học sinh đang
gặp khó khăn. Nghiên cứu nhiều phương pháp khác nhau trong việc truyền đạt
kiến thức. (Lưu ý: Đối tượng nhóm này thường chán học nên người đỡ đầu không
nên tạo thêm áp lự học tập cho các em mà cần cho các em vừa học vừa hoạt động
vui chơi. Xoáy sâu vào cách hướng dẫn các em cách tự học và giáo dục ý thức
chăm học cho các em)
- Cuối mỗi tháng, công đoàn viên đỡ đầu thực hiện ghi nhận công tác đỡ đầu
và kết quả đạt được vào “Mẫu 03” và gửi về ban chỉ đạo mô hình trước ngày 29 để
Ban chỉ đạo đánh giá và ghi nhận.
- Đối với đối tượng được nhận đỡ đầu thuộc Nhóm 01 và 02 thì người đỡ
đầu phải có chương trình hoặc kế hoạch giúp đỡ thường xuyên, liên tục. Đối với
đối tượng thuộc Nhóm 3, người đỡ đầu có thể thực hiện giúp đỡ đột xuất, theo
tháng hoặc theo học kỳ.
5. Tổ chức thực hiện
- Ban chấp hành Công đoàn trường, Ban giám hiệu trường ký liên tịch phê
duyệt kế hoạch và chỉ đạo thực hiện; Đánh giá, công nhận kết quả thực hiện mô
hình và xét khen thưởng. Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo mô hình.
- Trưởng Ban chỉ đạo mô hình: Theo dõi, giám sát, đôn đốc và nhắc nhỡ
công đoàn viên thực hiện. Chịu trách nhiệm chính về kết quả của mô hình.
- Phó Ban chỉ đạo mô hình: Triển khai thực hiện mô hình, tham mưu với
Trưởng ban trong quá trình triển khai thực hiện. Chịu trách nhiệm về kết quả thực
hiện mô hình trước Trưởng ban.
- Thành viên: Là bộ phận giúp việc trong Ban chỉ đạo, chịu trách nhiệm tổ
chức thực hiện hiện kế hoạch theo phân công của Trưởng – Phó Ban chỉ đạo.
- Thành viên – Thư ký: Là bộ phận giúp việc trong Ban chỉ đạo, chịu trách
nhiệm trong công tác tham mưu, tổng hợp kết quả báo cáo về Ban chỉ đạo định kỳ,
tổ chức thực hiện kế hoạch theo phân công của Trưởng – Phó Ban chỉ đạo.
6. Công tác thi đua
- Công đoàn viên có đăng ký đỡ đầu được cộng 01 điểm trong thang điểm
thi đua cuối năm của nhà trường.

- Cộng 03 điểm trong thang điểm thi đua cuối năm của nhà trường cho các
công đoàn viên được Ban chỉ đạo mô hình, Ban chấp hành Công đoàn, Ban giám
hiệu nhà trường công nhận việc thực hiện đỡ đầu học sinh đặc biệt khó khăn đạt
hiệu quả cao.
- Công đoàn Cơ sở khen thưởng từ 03 đến 05 công đoàn viên đăng ký thực
hiện mô hình đạt hiệu quả cao nhất vào cuối năm học.
11


V. THÀNH LẬP BAN CHỈ ĐẠO MÔ HÌNH
1. Thầy Lương Văn Út – Bí thư Chi bộ – Trưởng ban.
2. Thầy Trần Hoàng Phúc – Phó BT Chi bộ, Chủ tịch Công đoàn – Phó ban.
3. Thầy Nguyễn Phúc Đảm – PCT Công đoàn – Thành viên.
4. Thầy Nguyễn Hoàng Em – TPT Đội – Thành viên, Thư ký.
VI. KINH PHÍ TỔ CHỨC THỰC HIỆN MÔ HÌNH
1. Kính phí thực hiện việc đỡ đầu cho học sinh: Do các công đoàn viên tự
tổ chức, tự vận động để giúp đỡ học sinh mình nhận đỡ đầu.
2. Kinh phí khen thưởng: Trích từ nguồn hoạt động của Công đoàn trường.
Trên đây là kế hoạch Liên tịch thực hiện Mô hình “Công đoàn đỡ đầu
1C+1H” của Ban chấp hành Công đoàn Cơ sở và Ban giám hiệu trường Tiểu học
Hòa Bình A, năm học 2016 – 2017./.

HIỆU TRƯỞNG

TM. BAN CHẤP HÀNH
CHỦ TỊCH

* Nơi nhận:
- CDDGD Tam nông (B/c);
- BCH CDDCS (Phối hợp và triển khai);

- BGH nhà trường (B/c & phối hợp);
- Công đoàn viên (Thực hiện);
- Lưu hồ sơ Công đoàn.

12



×