Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

TÀI LIỆU xã hội học tác ĐỘNG của PHÂN hóa GIÀU NGHÈO đến AN NINH TRẬT tự HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.08 KB, 4 trang )

Phân hóa giàu nghèo ảnh hưởng đến an ninh trật tự
Phân hóa giàu nghèo là một vấn đề xã hội tất yếu của mọi xã hội loài người. Bởi
lẽ cứ có sự phân công lao động xã hội là có sự phân hóa giàu nghèo. Sự phân hóa giàu
nghèo có thể thấy dưới nhiều hình thức và ở khắp nơi. Đơn giản nhất và dễ nhìn thấy
nhất là những người giàu sống trong trung tâm thành phố và những người nghèo, nhà
nghèo sống ở ngoại ô thành phố, thậm chí sống ở những khu nhà tạm bợ, ổ chuột. Sự
phân chia thành các giai cấp như: giai cấp công nhân, nông dân; các giai tầng như tầng
lớp trí thức, tầng lớp thương nhân, tầng lớp doanh nhân; các nhóm nghề nghiệp như
bác sỹ, giáo viên, người lao động... và cả sự phân tầng xã hội thành những giai tầng xã
hội như tầng lãnh đạo, tầng quản lý và những giai tầng bị lãnh đạo, quản lý...
Phân hóa giàu nghèo ngày càng sâu sắc
Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng kể. Điều
này thể hiện rõ ràng qua mức thu nhập bình quân đầu người liên tục tăng trong phạm
vi cả nước. Mức thu nhập bình quân đầu người của Việt nam tăng lên từ 295 nghìn
đồng/người lên đến 995.500đ/người năm 2008; theo đó thu nhập bình quân đầu người
của cả nông thôn và thành thị cũng lần lượt tăng lên. Bên cạnh đó chúng ta đã giảm
được tỷ lệ hộ nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống 12,3% năm 2009.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu nói trên thì chênh lệch về mức sống giữa nhóm
giàu với nhóm nghèo có xu hướng dãn ra ngày càng sâu sắc. Theo báo cáo của Tổng
cục thống kê, chênh lệch giữa 20% nhóm thu nhập cao nhất với 20% nhóm thu nhập
thấp nhất đã tăng từ 7,0 lần năm 1995 lên 8,9 lần năm 2009. Ở thành thị và nông thôn,
khoảng cách này lần lượt là 8,2 lần lên 8,3 lần và từ 6,5 lần đến 6,9 lần trong cùng giai
đoạn. Trừ Tây Nguyên, mọi khu vực kinh tế khác đều có mức chênh lệch giàu nghèo
gia tăng

Đồng bằng sông Hồng

2002

2004


2006

2008

6,9

7,0

7,1

7,6


Đông Bắc

6,2

7,0

7,1

7,8

Tây Bắc

6,0

6,4

6,6


6,8

Bắc Trung Bộ

5,8

6,0

6,3

6,5

Duyên hải Nam Trung Bộ 5,8

6,5

6,6

7,0

Tây Nguyên

6,4

7,6

7,9

8,2


Đông Nam Bộ

9,0

8,7

8,8

8,7

ĐBSCL

6,8

6,7

6,8

7,3

Nguồn: Tổng hợp từ Tổng cục Thống kê (2004,2006,2008,2009).
Mặt khác hệ số GINI của Việt Nam (chỉ số phản ánh sự bất bình đẳng trong phân phối
thu nhập) cũng tăng từ 0,35 năm 1994 lên đến 0,46 năm 2009.
Từ sự khác biệt về thu nhập dẫn đến sự khác biệt rõ ràng về chất lượng sống
giữa nhóm giàu với nhóm nghèo. Điều mà chúng ta thấy rõ là người giàu thì sẽ có điều
kiện để nâng cao chất lượng cuộc sống tốt hơn nhiều so với người nghèo.Nhất là trong
bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay với sự bùng phát của rất nhiều các dịch vụ xã
hội.Sự chênh lệch và khác biệt này có thể thấy rất rõ trong kết quả nghiên cứu của tổng
cục thống kê về các khoản chi tiêu giữa nhóm giàu với nhóm nghèo. 20 % nhóm thu

nhập cao nhất có khả năng chi tiêu tốt hơn nhiều so với 20% nhóm thu nhập thấp nhất.
Từ đó dẫn đến sự khác biệt về chất lượng sống giữa nhóm giàu so với nhóm nghèo. Ví
dụ, về sức khỏe: khả năng mắc bệnh tật, ốm đau phải nằm viện điều trị của nhóm
nghèo là gấp đôi so với nhóm giàu; số học sinh được đào tạo nghề hoặc trung cấp cao
hơn 11 lần so với nhóm nghèo, học cao đẳng đại học cao hơn 73 lần... và xu hướng của
sự khác biệt này sẽ ngày càng sâu sắc. Từ đó dẫn đến sự thiệt thòi về mọi mặt của
nhóm giàu so với nhóm nghèo. Thế nên mới có một câu chuyện hài hước kể rằng: có 2
người cùng vào quán ăn 1 con gà, nhưng sự thật là chỉ có 1 người ăn và một người
đứng nhìn! Hoặc 3 người thì một người ăn phần ngon nhất của con gà, một người ăn
phần xương còn vẫn có một người không được ăn gì!


Như vậy có thể thấy sự phân hóa giàu nghèo vừa là nguyên nhân của sự phân tầng xã
hội và ngược lại.
Ảnh hưởng của phân hóa giàu nghèo đến vấn đề ANTT trong xã hội hiện
nay
An ninh trật tự là một vấn đề cốt yếu quan trọng của mọi xã hội loài người. Đó là yếu
tố dẫn đến sự ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng.
Trong bối cảnh hiện nay, khi chúng ta ngày càng hội nhập sâu rộng với thế giới thì vấn
đề ANTT ngày càng được đặt ra với vai trò quan trọng hàng đầu.Tuy nhiên khi phân
hóa giàu nghèo đang có xu hướng diễn ra ngày càng sâu sắc thì thật khó có thể đảm
bảo vấn đề ANTT. Bởi lẽ phân hóa giàu nghèo sẽ dẫn đến những tác động sau đây:
Thứ nhất, phân hóa giàu nghèo khắc sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa nhóm giàu với
nhóm nghèo, từ đó dẫn tới mối liên kết giữa các nhóm xã hội ngày càng lỏng lẻo. Đây
là một yếu tố gây ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc - yếu tố
cơ bản trong việc đảm bảo vấn đề an ninh chính trị.
Thứ hai, phân hóa giàu nghèo là tiền đề tác động đến tình hình tội phạm, tệ nạn xã
hội. Vì vậy, để ổn định tình hình TTATXH thì một trong những biện pháp mang tính
phòng ngừa là ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định, đảm bảo
cuộc sống cho mọi người dân trong cả nước.

Thứ ba, cùng với tệ nạn tham nhũng, phân hóa giàu nghèo là 2 hiện tượng có tác động
trực tiếp đến bất bình đẳng xã hội.Tạo ra tâm lý bất bình đối với tệ nạn tham nhũng và
sự phân hóa giàu nghèo.Cùng với xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị trường là sự
thương mại hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục sẽ làm cho người nghèo khó có thể tiếp cận.
Vì thế, họ không được hưởng các phúc lợi xã hội mà lẽ ra họ có quyền được hưởng...
dẫn tới người dân suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, vào chế
độ;tạo ra tâm lý chống đối, làm phát sinh “khiếu kiện” và những “điểm nóng” với
những biến phức tạp về an ninh xã hội.
Thứ tư, phân hóa giàu nghèo vừa là điều kiện làm cho nội bộ cán bộ đảng viên tự diễn
biến theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị nội bộ;
dẫn đến tình trạng bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực; các chủ trương, chính


sách của Đảng và Nhà nước bị vô hiệu hóa và bị xuyên tạc; sự lãnh đạo của Đảng suy
yếu.
Thứ năm, phân hóa giàu nghèo có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát
triển.Nếu giải quyết tốt vấn đề phân hóa giàu nghèo sẽ tác động tích cực tới mục tiêu
phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Tránh được những hệ lụy do quá trình đẩy
nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế như môi trường, tài nguyên bị phá hoại, chuyển
đổi mục đích sử dụng tài nguyên không đúng dẫn tới sự lãng phí trong việc khai thác
sử dụng tài nguyên. Như vậy, phân hóa giàu nghèo có mối liên hệ chặt chẽ với vấn đề
an ninh môi trường.



×