Tải bản đầy đủ (.pdf) (31 trang)

Tài liệu QUẢN LÝ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DU KHÁCH pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (581.28 KB, 31 trang )

QUẢN LÝ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DU
KHÁCH




HỌC PHẦN 3










3.1 QỦAN LÝ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DU KHÁCH DỰA VÀO CÁC TIÊU
CHUẨN CHẤT LƯỢNG


Sức tải
Giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được
Các điểm điển cứu
Đo đạc sự thành công

3.2 PHƯƠNG PHÁP GIÁM SÁT

Phương pháp Giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được
Phương pháp Đo đạc sự thành công
Sự tham gia của cộng đồng


Đạt được các thông tin
Chiến lược quản lý du khách

3.3 QUẢN LÝ CÓ ĐIỀU CHỈNH

Quản lý có điều chỉnh như là cơ chế phản hồi

4
Quản lý các tác động của du khách

Học phần 3



2

3.4 QỦAN LÝ DỰA TRÊN CƠ SỞ CỦA CỘNG ĐỒNG

Ba cách tiếp cận quản lý
Mức độ tham gia
Các kỹ thuật có sự tham gia










Quản lý các tác động của du khách

Học phần 3



3

Lời cảm ơn

Phần chính các nội dung dưới đây được điều chỉnh và trích dẫn từ:


Secretariat of the Convention on Biological Diversity. January 2002. Biological
Diversity and Tourism: Development of Guidelines for Sustainable Tourism in
Vulnerable Ecosystems.

Coble, TG, DH Anderson, DL Lime, TE Fish, WJ Chen, and JL Thompson. 2005.
Maintaining the Quality of Resource Conditions and Visitor Experiences in Coastal
and Marine Protected Areas: A Handbook for Managers. NOAA/CSC/Human
Dimensions. Charleston, SC: US Department of Commerce, National Oceanic and
Atmospheric Administration, Coastal Services Center.

Drumm, Andy and Alan Moore. 2005. Ecotourism Development: A Manual for
Conservation Planners and Managers. Volume I. An Introduction to Ecosystem
Planning, Second Edition. The Nature Conservancy, Arlington, Virginia, USA.

Drumm, Andy, Alan Moore, Andrew Sales, Carol Patterson, and John E. Terborgh.
2004. Ecotourism Development: A Manual for Conservation Planners and Managers.
Volume II. The Business of Ecotourism Development and Management. The Nature

Conservancy, Arlington, Virginia, USA.

IUCN 2004. Managing Marine Protected Areas: A Toolkit for the Western Indian
Ocean. IUCN Eastern African Regional Programme, Nairobi, Kenya. 172p.

Salm, Rodney V., John R. Clark, and Erkki Siirila. 2000. Marine and Coastal
Protected Areas: A Guide for Planners and Managers. Third edition. IUCN, Gland,
Switzerland.

United States Department of the Interior. Sept. 1997. The Visitor Experience and
Resource Protection (VERP) Framework: A Handbook for Planners and Managers.
National Park Service, Denver Service Center.
Quản lý các tác động của du khách

Học phần 3



4
Tổng quan

Do có nhiều người chọn để sống, làm việc và sinh hoạt dọc theo các bờ
biển và dòng chảy, các chuyên gia quản lý nguồn lợi đang bị thách thức
bởi việc cân bằng nhu cầu đang thay đổi của cộng đồng với sự quan tâm
đến việc quản lý nguồn lợi. Có hàng loạt các công cụ quản lý hỗ trợ cho
nhà quản lý trong việc tìm hiểu, giám sát và quản lý các tác động do du
khách tạo ra trong lúc bổ sung thêm những trải nghiệm cho du khách.

Nếu không có những phương tiện khảo sát các tác động tiêu cực của du khách,
thì sẽ không có cơ sở để cho rằng du lịch có thật sự là “bền vững” hay không,

với những lợi ích nhiều hơn giá phải trả. Sơ đồ quản lý có thể giúp xác định điều
này bao gồm những khái niệm mới về sức tải và sơ đồ quản lý Giới hạn của
những thay đổi có thể chấp nhận được (LAC). Quá trình ra quyết định gần gũi
với người sử dụng đã được phát triển để xây dựng những sơ đồ này và cung
cấp cách đi từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện. Cách tiếp cận có hệ thống
và đơn giản này có thể giúp các nhà quản lý trong việc xác định và giám sát các
tác động của du khách (đến nguồn lợi, đến trải nghiệm của du khách, và đến
cộng đồng) và chọn ra những chiến thuật quản lý để xác định được các tác động
và cuối cùng là thực hiện kế hoạch. Cho dù hệ thống quản lý này có được chọn
hay không thì các bên liên quan nên được tham gia một cách đầy đủ nếu có thể.

Cách tiếp cận quản lý có điều chỉnh có thể giúp các nhà quản lý các khu bảo tồn
(KBT) tổng hợp những thông tin hiện có từ những chương trình giám sát vào
trong chương trình quản lý hiệu quả. Quản lý có điều chỉnh là cách “học thông
qua thực hành” trong quản lý. Cần phải nhận biết được những bất ngờ, những
hiểu biết không hoàn thiện và các hiện trạng đang thay đổi diễn ra bên trong quá
trình quản lý các KBT. Quản lý có điều chỉnh nâng cao việc phân tích các thông
tin hiện tại và mong đợi những chính sách cần thiết có thể được điều chỉnh theo
thời gian, để từ đó tiếp tục hướng đến những mục đích đồng thuận. Quản lý có
điều chỉnh có thể được sử dụng trong các tiêu chuẩn khuyến khích cộng đồng
tham gia để tạo ra sự liên tục trong quá trình quản lý dựa vào cộng đồng.

Các mục tiêu huấn luyện

9 Phát hiện ra nhu cầu và sự đồng nhất trong việc lập kế hoạch và quản lý việc
sử dụng của du khách
9 Tìm hiểu tầm quan trọng của việc giám sát các tác động của du khách
9 Tìm hiểu và xác định các chỉ số hiệu quả và những tiêu chuẩn cho những tác
động của du khách
Quản lý các tác động của du khách





5
Học phần 3
9 Áp dụng quá trình ra quyết định đối với các vấn đề của vùng hoặc địa
phương đã được xác định
9 Học cách áp dụng Những giới hạn của thay đổi có thể chấp nhận được
9 Có thể phát triển việc quản lý có điều chỉnh để phản ánh những viễn cảnh
thay đổi riêng
9 Tìm hiểu tầm quan trọng trong việc khuyến khích cộng đồng tham gia và
những tiêu chuẩn quan trọng sẽ giúp xây dựng nhịp cầu và các mối quan hệ
vững chắc.

Quản lý các tác động của du khách

Học phần 3



6
KẾ HOẠCH HUẤN LUYỆN





3.1 QUẢN LÝ NHỮNG SỬ DỤNG CỦA DU KHÁCH DỰA TRÊN CÁC
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG


Giới thiệu

Tài liệu 3.1 - Những điểm chính trong việc xác định các tác động của
du khách

Việc khuyến cáo giải trí và du lịch để giúp du khách có thể hiểu và đánh giá cao
về giá trị của KBT, để từ đó không phá huỷ những giá trị được xây dựng trong
KBT, đang là một thách thức. Như chúng ta đã biết trong những học phần trước
đây, du khách có thể tác động tiêu cực đến nguồn lợi và ngay cả với trải nghiệm
của những du khách khác. Những tác động này bao gồm việc làm xáo động các
sinh vật hoang dã, thải rác, thu nhặt các “vật lưu niệm” và phá huỷ các vùng
rừng ngập mặn, thảm cỏ biển và các rạn san hô. Du khách có thể phạm lỗi về
các tiêu chuẩn văn hoá mà không biết; ví dụ: việc ăn mặc không đàng hoàng
hoặc việc chụp hình một số người và các điểm truyền thống khi chưa được cho
phép. Bất cứ một chương trình du lịch nào cũng có kết quả là nhiều hoạt động
của du khách đều có tác động, có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Một chương
trình du lịch bền vững hiệu quả tìm cách đạt được sự cân bằng giữa bảo vệ
nguồn lợi và cung cấp các hoạt động giải trí trong vùng cho du khách. Việc giám
sát và quản lý các tác động của du khách là vấn đề cơ bản trong các chiến lược
quản lý du lịch bền vững, nhưng thường bị bỏ qua khi các kế hoạch được thực
hiện.

Nếu Bạn không biết những hiệu quả của các hoạt động
du lịch bền vững của bạn lên môi trường tự nhiên trong
vùng và các cộng đồng xung quanh, thì Bạn không thể
nói rằng Bạn đang thành công.

Nếu các hoạt động của du khách không được giám sát một cách cẩn thận, sự
suy thoái dần về chất lượng môi trường có thể xảy ra mà không có sự thông báo

của các nhân viên KBT cho đến khi việc phá huỷ này đã diễn ra quá nghiêm
trọng. Tương tự như vậy, những thay đổi xấu diễn ra từ từ có thể xảy ra trong
các cộng đồng địa phương. Để phát hiện và điều chỉnh các vấn đề trước khi đi
quá xa, việc giám sát cẩn thận các tác động, bao gồm cả tích cực và tiêu cực,
cần phải là các hoạt động đầu tiên trong việc quản lý tổng thể của vùng.

Biết rằng việc điều tra giám sát sẽ tốn rất nhiều chi phí và nó đòi hỏi nhân viên
Quản lý các tác động của du khách




7
Học phần 3
phải được huấn luyện và sự hỗ trợ của các bên liên quan; nhưng đây là một
phần quan trọng trong kế hoạch du lịch bền vững.

Ngay từ lúc bắt đầu thì nhà quản lý KBTB nên có những ý tưởng tốt về số lượng
du khách sử dụng phù hợp với khả năng cho phép của KBTB. Nếu du lịch trở
nên quá nhiều và vượt qua ngưỡng mà các tác động không thể chấp nhận được,
nhà quản lý KBTB sẽ cần phải có các hành động. Làm thế nào mà chúng ta biết
được cái ngưỡng này và làm thế nào để chúng ta biết là đã vượt qua ngưỡng?

Sức tải

Khách du lich làm gì, khi nào và ở đâu, hành vi
đối xử và việc đo đac bảo vệ trong vùng một
cách thường xuyên là quan trọng để xác định các
tác động của du khách hơn là đơn giản chỉ là số
lượng du khách.


Những phương pháp đầu tiên được hình thành để xác định các tác động của du
lịch đã phát triển từ khái niệm về sức tải. Nó được xuất phát từ việc quản lý các
động vật ăn cỏ ở hiện trường. Một số định nghĩa về sức tải đã được phát triển
trong các tài liệu, phụ thuộc vào địa điểm và cách mà khái niệm này được áp
dụng.
Sự quan tâm và cách đối xử của du khách; cách mà du khách di chuyển

lưu trú; hiệu quả của hướng dẫn viên; và tính mùa vụ trong đó phần lớn các
dịch vụ này xảy ra, tất cả đều gây nên các tác động. Ví dụ, sức tải trong trường
hợp giải trí sẽ đề cập đến số lượng và các loại hình sử dụng mà có thể được
tính toán tại một vùng nào đó theo thời gian. Trong khi đó việc duy trì các điều
kiện sinh-lý phù hợp của các nguồn lợi và những cơ hội cho các du khách cao
cấp được thực hiện ở một cấp độ nhất định trong công tác quản lý. Khái niệm
này đang làm mạnh thêm cho các sơ đồ quản lý nguồn lợi giải trí chính được sử
dụng ngày nay.

Nói cách khác:

Sức tải là
khả năng lớn nhất của các hoạt động du lịch có thể
được duy trì mà không làm phá huỷ môi trường hoặc làm giảm
sự hưởng thụ của du khách.

Xác định sức tải
Việc định lượng sức tải là rất khó và nó thường dao động khác nhau ở mỗi
KBTB phụ thuộc vào các điều kiện sinh thái, độ co giãn của các hệ sinh thái để
vượt qua sự xáo trộn (nó có thể thay đổi theo thời gian) và cách ứng xử của du
khách. Thông thường, các thông tin cần thiết cho việc xác định sức tải và không
có sẵn. Ở nhiều KBTB, từ khái niệm sức tải, các phương pháp khác đã được

Quản lý các tác động của du khách




8
Học phần 3
phát triển và sử dụng để xác định các tác động của du khách và nó bao gồm cả
những sáng kiến về quản lý nguồn lợi giải trí quan trọng như: Phổ cơ hội giải trí,
Giới hạn của những thay đổi có thể chấp nhận được, lập kế hoạch quản lý các
tác động của du khách và quá trình lập kế hoạch bảo vệ nguồn lợi và trải nghiệm
của du khách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định mà du khách có xu
hướng thực hiện các hoạt động mà có thể dự đoán được và ổn định, thì khái
niệm sức tải mới hữu ích.

Ví dụ: sức tải được sử dụng thông dụng để quyết định giới hạn số lượng khách
lặn tại các vùng rạn san hô nếu phần lớn các khách lặn này cùng có cách tương
tự như nhau (như thời gian ở dưới nước là như nhau). Những nghiên cứu ở
vùng Biển Đỏ (Red Sea) và Bonaire (ở Caribbean) xác định sức tải lớn nhất là
4.000-6.000 khách lặn tại mỗi vùng trong một năm. Tuy nhiên, cho dù trong
trường hợp này thì vẫn có sự dao động lớn giữa các vùng rạn. Số lượng khách
lặn được xem là những chỉ số tin cậy đê biết sự tác động đến các vùng rạn. Tuy
nhiên, sức tải này không thể nói lên được hết những tác động do các khách lặn
này gây ra, các hoạt động mà họ đã thực hiện và những đặc điểm sinh thái và
sinh lý của từng vùng lặn riêng biệt.

Chính vì thế mà việc cố gắng sử dụng các nguồn lợi trong việc định lượng sức
tải có thể là không hữu ích. Những thông số được đưa ra cũng không hoàn toàn
được áp dụng và nó dao động trong những vùng khác nhau của KBTB. Tuy
nhiên, do khái niệm này được thực hiện nhờ vào một phần lớn công việc liên

quan đến việc sử dụng của du khách trong những cách tiếp cận quản lý nguồn
lợi giải trí, nên cũng quan trọng để biết thêm về những áp dụng của nó. Việc sử
dụng quá mức có thể dẫn đến hậu quả cuối cùng là phá huỷ các nguồn lợi tự
nhiên, lịch sử, văn hoá của KTB cũng như các kinh nghiệm của chính du khách.

















Quản lý các tác động của du khách

Học phần 3



9
Các giới hạn của thay đổi có thể chấp nhận được (LAC)
























Những bước cơ bản trong việc xác định LAC (điều chỉnh từ Wallace,
1993)


Tài liệu 3.2 - Những giới hạn của thay đổi có thể chấp nhận được

Sơ đồ về những giới hạn thay đổi có thể chấp nhận được (LAC) tổng hợp từ
những quan tâm về sức tải và những tác động tiềm năng khác. Đây là một quá

trình quyết định để xác định những tác động không thể chấp nhận được đối với
các điều kiện nguồn lợi và trải nghiệm du khách trong các KBTB. LAC bao gồm
cả việc xác định cấp độ của các tác động hiện có trong vùng không thể chấp
nhận được và chọn ra những chiến lược và thủ thuật quản lý phù hợp, phát triển
các kế hoạch hành động, thực hiện và giám sát chúng. Với cách tiếp cận này,
việc lập kế hoạch giám sát diễn ra rất sớm và việc giám sát được thực hiện trong
suốt cả quá trình. Khi việc giám sát xác định rằng ngưỡng của các tác động
Quản lý các tác động của du khách




10
Học phần 3
không thể chấp nhận được đã xuất hiện thì các hành động quản lý cần được
thực hiện.

Sức tải là dùng để quyết định số lượng bao nhiêu người/du khách tham quan mà
nguồn lợi vẫn có thể được duy trì, trong khi đó thì LAC cố gắng xác định
mức độ
thay đổi bao nhiêu thì có thể chấp nhận được từ kết quả của sự tham quan này
và làm thế nào để xác định được nó. LAC hỗ trợ trong việc làm rõ phạm vi, độ
nghiêm trọng và những nguyên nhân của vấn đề trước khi chúng trở nên không
được chấp nhận. Nó khuyến khích các nhà quản lý đánh giá những giải pháp
thay thế thay vì chỉ có một giải pháp duy nhất. Đây là một hệ thống linh động mà
có thể sắp xếp theo những mối quan tâm về sinh thái, đa dạng sinh học và xã
hội – văn hoá của từng vùng.

Cách tiếp cận LAC là dựa trên 3 giả đinh:


• Những tác động là không thể tránh được, vì thế cần tập trung xác định
mức độ tác động bao nhiêu là có thể chấp nhận được;
• Các vùng khác nhau sẽ có các điều kiện xã hội và môi trường khác nhau;
• Với cùng một cấp độ du lịch nhất định có thể có những tác động khác
nhau trong các điều kiện khác nhau.
Quá trình LAC được phát triển bắt nguồn từ Cục Kiểm Lâm Hoa Kỳ cho việc sử
dụng trong các sinh cảnh sống của rừng trên cạn. Bây giờ thì nó được sử dụng
rộng rãi hơn ở nhiều vùng khác nhau bao gồm cả các KBTB. Các Vườn quốc gia
ở Nam Phi đã phát triển một phương pháp tương tự dựa trên khái niệm được gọi
là “Ngưỡng cho các mối lo lắng tiềm năng” cho việc xác định khi nào sự can
thiệp của quản lý cần được thực hiện trong những hoàn cảnh nhất định.

Những nguyên lý căn bản của quá trình LAC như sau:
(Trích từ sách hướng dẫn VERP 1997)

1. Xác định 2 mục đích trong mâu thuẫn. Trong trường hợp của các KBT,
2 mục đích này thường bao gồm: bảo vệ các điều kiện môi trường và
những trải nghiệm của du khách (mục đích 1) và sự tiếp cận không hạn
chế nguồn lợi cho các sử dụng giải trí (mục đích 2)

2. Việc hình thành nên các mục đích này cần phải được dung hoà. Nếu
mục đích này hoặc mục đích khác không được dung hoà, thì quá trình
LAC là không cần thiết - mục đích này cần phải được dung hoà một cách
đơn giản cần thiết để phù hợp với mục đích khác không thể dung hoà.

3. Quyết định mục đích nào cuối cùng sẽ cản trở mục đích khác. Trong
trường hợp của các KBT, mục đích bảo vệ các điều kiện môi trường và
Quản lý các tác động của du khách





11
Học phần 3
trải nghiệm du khách thông thường sẽ cản trở mục đích tiếp cận không
giới hạn.

4. Đưa ra các tiêu chuẩn LAC cho mục đích cản trở cuối cùng này. Tiêu
chuẩn LAC thể hiện các điều kiện có thể chấp nhận thấp nhất cho môi
trường và du khách.

5. Dung hoà mục đích này chỉ duy nhất đến khi đạt được các tiêu
chuẩn này. Cho phép các điều kiện môi trường và trải nghiệm du khách
suy thoái chỉ đến mức tiêu chuẩn có thể chấp nhận được thấp nhất. Việc
tiếp cận giải trí không nên bị hạn chế một cách thái quá cho đến khi chạm
mốc các tiêu chuẩn này.

6. Dung hoà mục đích khác nhiều đến mức cần thiết. Khi những điều
kiện môi trường và kinh nghiệm du khách đạt được, không cho phép thêm
bất kỳ một suy thoái nào và việc tiếp cận giải trí được giới hạn theo mức
cần thiết để duy trì các tiêu chuẩn.
Nhìn vào các nguyên lý căn bản của quá trình LAC theo cách này thì nó hữu ích
cho một số nguyên nhân. Đầu tiên là cách suy nghĩ này thể hiện rằng những
thách thức cơ bản trong việc quản lý các sử dụng của du khách là không thể giải
quyết các mâu thuẫn về bảo vệ nguồn lợi và trải nghiệm du khách. Thay vào đó,
việc phân tích nên dựa vào việc định nghĩa về những cơ hội bổ sung trải nghiệm
du khách và bảo vệ nguồn lợi, sau đó xác định việc tiếp cận giải trí không giới
hạn nên được mở rộng đến mức độ nào. Thứ hai là các nguyên lý này cho phép
các nhà quản lý phát hiện rằng việc tiếp cận không giới hạn – giá trị được nắm
phần lớn bởi những người tổ chức giải trí – là một mục đích giá trị, nhưng nó

không thể thường xuyên được cung cấp một cách ngang bằng với mục đích giá
trị khác, đó là bảo vệ nguồn lợi và tính đa dạng trải nghiệm của du khách. Thứ
ba là việc hiểu biết về những ý nghĩ chung của qúa trình là cần thiết cho việc
hiểu biết về các sơ đồ khác có thể được điều chỉnh hoặc hoà hợp cho các hoàn
cảnh khác nhau mà không làm mất đi các thành phần quan trọng của những sơ
đồ này. Thứ tư, do có những quan tâm của các nhà quản lý trong việc áp dụng
quá trình LAC cho các vấn đề hơn là khái niệm sức tải, nên việc theo dõi qúa
trình chung giúp xác định được những hoàn cảnh mà phần lớn các áp dụng này
có thể là có ích và trong những hoàn cảnh khác thì lại có thể không.
Với những hiểu biết ban đầu về các nguyên lý cơ bản của các cách tiếp cận sức
tải và LAC và xem xét một số điểm điển cứu, nên chọn sử dụng cách tiếp cận
nào cho mỗi trường hợp mẫu dưới đây? Cách tiếp cận đó có hiệu quả không?
(Chúng ta sẽ thảo luận chi tiết làm thế nào để áp dụng phương pháp LAC trong
phần tiếp theo)


Quản lý các tác động của du khách

Học phần 3



12
Các điểm điển cứu: Galapagos và Seychelles

Tài liệu 3.3 - Số lượng du khách tại Vườn Quốc gia Galapagos


Tài liệu 3.4 - Đảo Cousin, Seychelles



Các phương pháp điều khiển các tác động quá mức của du khách


Tài liệu 3.5 – Những lựa chọn quản lý số lượng du khách


Nếu cả sức tải và ngưỡng LAC đều đã bị vượt qua thì có một số chiến lược
quản lý chung mà các nhà quản lý có thể lựa chọn để xác định các tác động của
việc sử dụng giải trí:
1. Tăng cường cung cấp các cơ hội giải trí, các vùng và những phương
tiện để đáp ứng các nhu cầu đang tăng.
2. Hạn chế các sử dụng công cộng tại một số vùng nhất định, trong các
vùng quản lý riêng rẽ hoặc cả KBT.
3. Điều chỉnh đặc điểm sử dụng của du khách bằng cách điều khiển nơi
nào có các sử dụng, khi nào thì được sử dụng và loại hình sử dụng hoặc
là cách đối xử của du khách.
4. Làm thay đổi những thuộc tính và mong đợi của du khách.
5. Điều chỉnh vùng hoặc nguồn lợi bằng cách nâng cao độ bền của vùng
có vấn đề hoặc duy trì hay phục hồi vùng này.

Trong các chiến lược nêu trên, có thể sử dụng nhiều hành động hoặc chiến thuật
quản lý khác nhau. Những chiến thuật này được phân vào 5 nhóm chính sau:
1. Quản lý vùng (như thiết kế các phương tiện, sử dụng các lá chắn thực
vật, đóng cửa một số vùng)
2. Phạm vi và phân phối (như đặt chỗ, sếp hàng, xổ số, đưa ra các yêu cầu
chọn lựa, giá cả…)
3. Quy định (như số lượng người/đoàn, vùng và thời gian tham quan, các
hoạt động, cách ứng xử của du khách hoặc các trang thiết bị…)
4. Ngăn cản và tuần tra (như các dấu hiệu, nhân viên…)

5. Giáo dục du khách (như khuyến khích cách ứng xử phù hợp, khuyến
khích/ngăn chặn một số loại hình sử dụng nhất định, cung cấp thông tin
liên quan đến các điều kiện sử dụng)




×