Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

TIỂU LUẬN TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN lý của NHÀ nước TRÊN LĨNH vực văn hóa TRONG nền KINH tế THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG xã hội CHỦ NGHĨA ở nước TA HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.67 KB, 17 trang )

TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRÊN LĨNH VỰC
VĂN HOÁ TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG Ở NƯỚC TA HIỆN
NAY
Văn hoá Việt nam là thành quả hàng nghìn năm lao động sáng tạo, đấu
tranh kiên cường dựng nước và giữ nước của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam, là kết quả giao lưu và tiếp thu tinh hoa của nhiều nền văn minh thế giới
để không ngừng hoàn thiện mình. Văn hoá Việt Nam đã hun đúc nên tâm hồn,
khí phách, bản lĩnh Việt nam, làm rạng rỡ lịch sử vẻ vang của dân tộc. Trong
thời đại Hồ chí Minh, với đường lối đúng đắn và sáng tạo của Đảng ta, văn
hoá Việt Nam tiếp tục được phát huy, đã góp phần quyết định vào những
thắng lợi to lớn của nhân dân ta trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
và xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Ngày nay, các quốc gia, dân tộc trong quá trình tìm kiếm con đường
phát triển của mình đã quan tâm nhiều đến vấn đề văn hoá. Văn hoá được
khẳng định một cách đầy đủ hơn vị trí, vai trò vốn có của nó trong đời sống
xã hội và trong các chiến lược phát triển của mỗi quốc gia. Nhận thức đúng
đắn và khoa học tầm quan trọng của văn hoá, Đảng ta khẳng định: Văn hoá là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế- xã hội. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước đã đạt được
nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, trong đó có lĩnh
vực văn hoá.
Quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và mở cửa giao lưu kinh tế, giao lưu văn hoá với thế giới đã đưa nước ta hội
nhập với cộng đồng quốc tế, phát huy được nội lực và tranh thủ được ngoại
lực tạo ra thế và lực mới cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, trong quá trình chuyển sang kinh tế thị
trường càng ngày chúng ta càng nhận thức rõ là không chờ kinh tế phát cao

1



rồi mới giải quyết các vấn đề xã hội, mà ngay trong từng bước và suốt quá
trình phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa tăng trưởng kinh tế phải
luôn gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội, văn hoá và xây dựng con
người mới xã hội chủ nghĩa.
Việc phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần và sự tác động tiêu
cực của kinh tế thị trường trong bối cảnh toàn cầu hoá đã làm phát sinh nhiều
vấn đề xã hội nổi cộm, bức xúc như thất nghiệp, đói nghèo, tệ nạn xã hội, bất
công bằng trong hưởng thụ các dịch vụ văn hoá, xã hội cơ bản, và sự suy
thoái của đạo đức, lối sống; sự xâm nhập của những sản phẩm và những sinh
hoạt phi văn hoá, phản văn hoá từ bên ngoài vào Việt Nam. Người lao động
thuộc các thành phàn kinh tế khác nhau cũng có những mối quan tâm khác
nhau về tư tưởng, văn hoá. Cách thức thể hiện nhu cầu, lợi ích kinh tế, xã hội,
tư tưởng và văn hoá ở họ cũng khác nhau. Mặt khác, văn hoá còn là một lĩnh
vực nhạy cảm thường xuyên bị các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá
cách mạng nước ta, nhất là trong sự nghiệp đổi mới hiện naAy. Trước thực tế
đó, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời
sống xã hội vừa là một yêu cầu khách quan, một đòi hỏi bức xúc của thực tiễn
quá trình đổi mới, vừa là một giải pháp quan trọng để quản lý chặt chẽ các
lĩnh vực của đời sống xã hội, bảo đảm cho sự phát triển đất nước trên từng
lĩnh vực theo đúng mục tiêu xã hội chủ nghĩa. Trong đó, một lĩnh vực đặc biệt
quan trọng, giữ vai trò nền tảng tinh thần của xã hội là lĩnh vực văn hoá.
Tăng cường vai trò quản lý nhà nước về văn hoá. Thực chất là quá trình
nhà nước sử dụng các công cụ quyền lực như hệ thống pháp luật, hệ thống các
chính sách, các thiết chế xã hội và hệ thống các phương tiện truyền thông để
tác động vào các chủ thể văn hoá, các thiết chế văn hoá, các hoạt động văn
hoá…nhằm xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc; ngăn ngừa những nảy sinh từ mặt trái của kinh tế thị trường, từ quá
trình mở cửa, hội nhập quốc tế, giữ gìn sự trong sáng của văn hoá Việt nam,

2



hướng mọi hoạt động văn hoá vào việc xây dựng con người Việt Nam phát
triển toàn diện cả phẩm chất và năng lực, đáp ứng sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc trong giai đoạn mới.
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và mở cửa ở
nước ta hiện nay rất cần thiết phải tăng cường vai trò quản lý nhà nước về văn
hoá. Mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa đã và đang gây ảnh hưởng xấu
tới quá trình xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, làm lung
lay các hệ giá trị truyền thống quý báu của dân tộc, làm băng hoại đạo đức, lối
sống của một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân lao động,trong đó có
cả cán bộ, đảng viên. Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị,
đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên là rất nghiêm
trọng. Trước những biến động chính trị phức tạp trên thế giới, một số người
dao động, hoài nghi về con đường xã hội chủ nghĩa, phủ nhận thành quả của
chủ nghĩa xã hội hiện thực trên thế giới, phủ nhận con đường đi lên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta; phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng. Không ít người còn mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trước những
luận điệu thù địch xuyên tạc, bôi nhọ chế độ ta. Nguy hại hơn, tệ sùng bái
nước ngoài, coi thường những giá trị văn hoá dân tộc, chạy theo lối sống thực
dụng, cá nhân vị kỷ…đang gây xói mòn đến thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Không ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia
đình, quan hệ thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Nạn mê tín dị đoan khá bổ
biến…Những tệ nạn đó, gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín
của Đảng và vai trò quản lý của nhà nước đối với xã hội. Chúng ta biết rằng,
không có con người văn hoá thì cũng không có một xã hội văn hoá và càng
không có một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nhà nước cần
phải tập trung ngăn chặn và khắc phục mọi ảnh hưởng tiêu cực từ mặt trái của
kinh tế thị trường, mở cửa và hội nhập tác động xấu đến nền văn hoá, ảnh
hưởng không tốt tới đạo đức, lối sống, nhân cách của con người Việt nam.


3


Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, cùng với những tiến bộ
và thành tựu đạt được về kinh tế, trên mặt trận văn hoá cũng được phát triển
và mở rộng cả về qui mô và phương thức hoạt động. Chẳng hạn, sự mở rộng
các loại hình sân khấu, âm nhạc, ca nhạc, các đoàn biểu diễn nghệ thuật, các
hình thức lễ hội, các loại sách báo, tạp chí, băng đĩa…làm cho đời sống văn
hoá tinh thần ngày càng phong phú, sôi động, nhưng cũng vô cùng phức tạp
và ẩn chứa nhiều nguy cơ khó lường. Do vậy, nếu chúng ta buông lỏng quản
lý nhà nước về văn hoá sẽ là tiếp tay cho những hiện tượng, mầm mống tiêu
cực nảy sinh đưa đến sự phát triển chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực
văn hoá.
Bên cạnh đó, do mở cửa, hội nhập, giao lưu, hợp tác quốc tế, cùng với
sự tiếp nhận những tinh hoa văn hoá nhân loại, những thành tựu về khoa học công nghệ hiện đại và giáo dục, đào tạo của thế giới, chúng ta cũng phải đối
mặt với những khó khăn và thách thức về sự xâm nhập của những luồng văn
hoá xấu độc, kém lành mạnh, lối sống thực dụng phương Tây đang theo sự
mở cửa, giao lưu để thâm nhập vào nước ta, làm tổn hại những giá trị văn hoá
truyền thống của dân tộc ta, làm chuyển hoá về đạo đức, lối sống, tư tưởng, ý
thức chính trị của quần chúng nhân dân lao động, dẫn đến làm phai nhạt lý
tưởng xã hội chủ nghĩa, làm chệch hướng con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở
nước ta hiện nay. Đây chính là hiện tượng du nhập tiếp thu văn hoá ngoại lai
một cách mù quáng, không có sự chọn lọc; là một hình thức xâm lăng văn
hoá- hình thức nô dịch mới của chủ nghĩa tư bản đối với nước ta. Đảng ta đã
chỉ rõ: Đi vào kinh tế thị trường, mở rộng giao lưu quốc tế, công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất, tiếp thu những tinh hoa của nhân loại, song phải luôn luôn
coi trọng những giá trị truyền thống và bản sắc dân tộc, quyết không được tự
đánh mất mình. Để giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc, ngăn chặn những tác
động tiêu cực, sự xâm nhập của những luồng văn hoá ngoại bang, lai căng…

thì phải tăng cường công tác quản lý của nhà nước, kiểm soát chặt chẽ các

4


nguồn du nhập của những văn hoá phẩm đồi truỵ, xa lạ, lạc lỏng với bản sắc
dân tộc; đề ra những qui định cụ thể trong xuất, nhập cảnh các hoạt động văn
hoá, thể thao, du lịch, giải trí, hợp tác làm ăn đối với cá nhân và các tổ chức
trong nước cũng như nước ngoài, nhằm ngăn chặn kịp thời sự truyền bá, tiêm
nhiễm và ảnh hưởng của các luồng văn hoá xấu độc từ bên ngoài vào nước ta.
Đồng thời “đấu tranh chống sự xâm nhập của các loại văn hoá độc hại, những
khuynh hướng sùng ngoại, lai căng, mất gốc. Khắc phục tâm lý sùng bái đồng
tiền, bất chấp đạo lý, coi thường các giá trị nhân văn”1.
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước về văn hoá trong nền kinh tế
thị trường hiện nay, còn do đòi hỏi khách quan trước sự chống phá của kẻ thù
bằng chiến lược “diễn biến hoà bình” trên lĩnh vực văn hoá đối với cách mạng
nước ta. Cùng với những chiêu bài về “dân chủ”, “ nhân quyền”, “tự do tôn
giáo” nhằm bôi nhọ nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, các thế lực phản động đang
tìm mọi cách, bằng nhiều con đường lén lút hoặc công khai du nhập vào nước
ta, kích động lối sống cá nhân, hưởng lạc, truyền bá cái gọi là dân chủ văn
minh theo kiểu phương Tây, dùng sức mạnh của đồng tiền và phô trương văn
minh vật chất để cám dỗ, mua chuộc, làm thoái hoá, biến chất một bộ phận
cán bộ, đảng viên. Nguy hại hơn, là làm cho giới trẻ hôm nay quay lưng lại
với quá khứ hùng hồn của dân tộc, lao vào con đường ăn chơi, hưởng thụ,suy
đồi về đạo đức, lối sống, vứt bỏ những thuần phong mỹ tục, những giá trị văn
hoá lâu đời của dân tộc, mà cha ông ta dã bao đời vun đắp nên bằng mồ hôi,
nước mắt và xương máu của mình. Do mơ hồ về chính trị, trong sáng tác văn
học đã xuất hiện một số tác phẩm có nội dung xấu với ý đồ xuyên tạc đường
lối của Đảng, bôi nhọ thần tượng Hồ Chí Minh, phỉ báng quá khứ, cố tình
nguỵ biện, đánh lộn con đen giữa chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh phi

nghĩa, gieo giắc mầm độc trong lương tri và tâm hồn thế hệ trẻ… Cho nên,
tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trên mặt trận này không chỉ làm thất
bại âm mưu, ý đồ thâm hiểm của kẻ thù trong diễn biến hoà bình, dùng con
1

ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, H,2005, tr.494

5


đường văn hoá làm cho chúng ta tự diễn biến và sụp đổ, mà còn có ý nghĩa
đánh thức lương tri, tâm hồn, lòng tự hào, tự tôn dân tộc, ngăn chặn nguy cơ
tha hoá, suy đồi trong tâm hồn, tư tưởng và nhân cách của một bộ phận cán
bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân.
Từ những luận giải trên cho thấy rằng, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường và mở cửa hiện nay, để xây dựng được nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc, phát huy được sức mạnh của yếu tố văn hoá trong phát triển
kinh tế- xã hội, ngăn chặn có hiệu quả sự xâm nhập của các luồng văn hoá
xấu độc từ bên ngoài, xây dựng được một đời sống văn hoá vui tươi, lành
mạnh trong xã hội thì chúng ta phải tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
trên lĩnh vực văn hoá. Đây là một yêu cầu khách quan, là chức năng quản lý
xã hội của nhà nước, là đòi hỏi của thực tiễn xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta. Đảng ta xác định, “ có nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
” là một trong sáu nội dung của mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Vì thế, mọi hành động xem nhẹ và buông lỏng sự quản lý của nhà nước về
văn hoá đều làm chệch hướng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực này và cũng là
làm mất định hướng xã hội chủ nghĩa trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã
hội ở nước ta.
Trong suốt quá trình đổi mới từ Đại hội VI đến nay, Đảng và Nhà nước
ta thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý nhà nước trên lĩnh vực

văn hoá; đặt vấn đề văn hoá vào đúng vị trí xứng đáng của nó trong sự nghiệp
đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội; chú trọng quản lý tốt và chặt chẽ toàn
diện các hoạt động văn hoá ,văn nghệ, báo chí, xuất bản, phát thanh, truyền
hình…góp phần bảo vệ, giữ gìn và xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc. Với quan điểm, chủ trương, chính sách đúng đắn, hợp lý của
Đảng và Nhà nước ta, thông qua các nghị quyết chuyên đề bàn về văn hoá
như Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị, khoá VI; Nghị quyết Trung ương 4, khoá
VII; Nghị quyết Trung ương 5, khoá VIII, lĩnh vực văn hoá , văn nghệ ở nước

6


ta có bước phát triển mạnh mẽ không ngừng, các hoạt động văn hoá được mở
rộng, các loại hình văn hoá đã góp phần trực tiếp phục vụ sự nghiệp đổi mới,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, khôi phục được những giá trị văn hoá
truyền thống, ngăn chặn được những luồng văn hoá xấu độc từ bên ngoài và
gìn giữ được những thuần phong mỹ tục, văn hiến Việt Nam. Các hoạt động
văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản góp phần tích cực động viên toàn dân
tham gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc, nâng cao kiến thức và chất lượng cuộc
sống.
Quá trình thực hiện nền kinh tế thị trường và mở cửa đã và đang đặt ra
rất nhiều vấn đề phức tạp, khó khăn, thách thức, cũng như hạn chế trong công
tác quản lý của nhà nước trên lĩnh vực văn hoá. Đó là, trong khi tập trung sức
vào nhiệm vụ kinh tế, Đảng và Nhà nước ta chưa lường hết những tiêu cực
nói trên, từ đó chưa đặt đúng vị trí của văn hoá, chưa coi trọng công tác giáo
dục về tư tưởng, đạo đức, lối sống, thiếu các biện pháp cần thiết trên cả hai
mặt “xây” và “chống” trên lĩnh vực văn hoá. Công tác nghiên cứu lý luận
chưa làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến văn hoá trong quá trình đổi mới; chưa
xác định được những giá trị truyền thống cũng như hệ giá trị mới cần xây
dựng; chưa đề cập đến quản lý các mối quan hệ giữa truyền thống và hiện

đại, dân tộc và quốc tế, văn hoá và chính trị, văn hoá và kinh tế; chưa xây
dựng được chiến lược phát triển văn hoá song song với chiến lược phát triển
kinh tế. Trong lãnh đạo và quản lý có những biểu hiện buông lỏng, né tránh,
hữu khuynh. Trong hoạt động kinh tế, chưa chú ý đến các yếu tố văn hoá, các
yêu cầu phát triển văn hoá tương ứng. Mức đầu tư ngân sách cho văn hoá còn
thấp. Những lệch lạc và việc làm sai trái trong văn hoá, văn nghệ chưa được
kịp thời phát hiện, việc xử lý bị buông trôi hoặc có khi lại dùng biện pháp
hành chính không thích hợp. Công tác quản lý báo chí, văn hoá , xuất bản
nhiều mặt buông lỏng, để nảy sinh những khuynh hướng không lành mạnh.
Một số giá trị văn hoá và đạo đức xã hội suy giảm. Mê tín, hủ tục phát triển.

7


Cụ thể, về quản lý các hoạt động tín ngưỡng văn hoá, trong những năm gần
đây cùng với bước phát triển về kinh tế, nhiều hoạt động tín ngưỡng văn hoá
cũng phát triển mạnh mẽ, lan rộng trên địa bàn khắp cả nước. Các hoạt động
lễ hội do nhà nước hoặc do các địa phương tổ chức hầu như diễn ra quanh
năm, tính chất, qui mô ngày càng mở rộng, gây lãng phí thời gian, tiền của và
kéo theo nhiều tệ nạn xã hội phức tạp, khó kiểm soát. Đặc biệt, khi nền kinh
tế thị trường phát triển, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện thì
việc khôi phục lại nhiều lễ hội để duy trì nét sinh hoạt văn hoá tín ngưỡng,
nhớ về tổ tiên, ghi công những cụ thần Hoàng, ông tổ, những vị anh hùng dân
tộc có công với non sông đất nước…cũng là điều tốt và cần được duy trì, tổ
chức chặt chẽ. Thế nhưng, không phải lễ hội nào và bao giờ cũng đạt được
mục đích đó. Nhiều người đã lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Nhà
nước ta để hành nghề mê tín dị đoan, lợi dụng các lễ hội đó để buôn thần, bán
thánh, biến những nơi thờ cúng tôn nghiêm trở thành thương trường, làm giàu
bất chính, vụ lợi cá nhân. Việc xem tướng số, bói toán, vay trả tiền “âm phủ”
diễn ra khá công khai và phổ biến tại các nơi lễ hội, đền thờ, miếu mạo. Qua

đó, cũng phản ánh phần nào mặt trái của kinh tế thị trường thời mở cửa. Rõ
ràng lối sống thực dụng nảy sinh trong nền kinh tế thị trường đã tác động tới
đời sống tâm linh của con người, làm biến tướng một số thuần phong mỹ tục
tốt đẹp của truyền thống dân tộc. Ví như hiện tượng đốt vàng mã cũng đang là
vấn đề gây nhức nhối dư luận xã hội…Tuy nhiên, vai trò quản lý nhà nước
đối với vấn đề này còn lỏng lẻo và chưa có biện pháp hiểu hiệu, thậm chí ở
một số lễ hội còn thả nổi cho hoạt động này tự do diễn ra. Điều cần nói là sự
phối hợp giữa các cơ quan chức năng của nhà nước như Bộ Văn hoá Thông
tin với Bộ Công an, chính quyền và các đoàn thể ở các địa phương chưa tốt,
chưa đồng bộ, thường xuyên liên tục, thậm chí ỷ lại, trông chờ lẫn nhau. Năm
2001 Chính phủ đã ban hành Nghị định 31/ 2001/ NĐ- CP về xử phạt hành
chính trong lĩnh vực văn hoá thông tin, có qui định cụ thể về phạt cảnh cáo,

8


phạt tiền đối với các hoạt lợi dụng tự do tín ngưỡng, bói toán, đốt vàng mã tại
nơi công cộng. Song từ khi nghị định ban hành cũng chưa thấy cơ quan chức
năng nào xử phạt, các hoạt động phản văn hoá vẫn ngang nhiên tồn tại và
ngày càng công khai hơn nơi các lễ hội. Như vậy, công tác quản lý nhà nước
thông qua các cơ quan chức năng để khắc phục những hiện tượng tiêu cực
trên mặt trận văn hoá dường như chỉ dừng lại ở văn bản, giấy tờ, hoặc có
chăng chỉ là tuyên truyền, nhắc nhở, phối hợp lỏng lẻo, hình thức, chiếu lệ,
làm cho có làm.
Những năm gần đây, lợi dụng chính sách tự do tín ngưỡng của Đảng và
Nhà nước ta, tôn giáo hoạt động mạnh mẽ hơn. Nhiều tôn giáo mới, thực chất
là những tà giáo được dịp mọc lên khắp nơi. Hiện tượng truyền đạo trái phép
trong các vùng đồng bào dân tộc ít người đã hình thành một số tổ chức tôn
giáo phản động, hoạt động phi pháp, chống phá chính quyền, đi ngược lại
đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng, đã và đang gây mất ổn định về an

ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên một số địa bàn chiến lược trong cả
nước. Trước tình hình đó, công tác quản lý của nhà nước, nhất là chính quyền
cơ sở chưa thực sự sâu sát, việc kiểm tra, giám sát hoạt động tín ngưỡng tôn
giáo chưa thường xuyên, kịp thời, thậm chí còn để xảy ra một số hiện tượng
phức tạp và bị bất ngờ. Khi sự việc xảy ra rồi mới đi tìm hiểu để “chữa cháy”.
Điển hình như vụ “phật tử tự thiêu” cuối năm 2000 ở thành phố Hồ Chí Minh,
vụ “nhà nước tin lành đề ga” ở Tây Nguyên năm 2001…Cố nhiên, do nhiều
nguyên nhân dẫn đến những vụ việc đó, nhưng xét ở góc độ quán lý nhà nước
trên lĩnh vực văn hoá thì công tác theo dõi, nắm bắt tình hình của các cơ quan
chức năng, chính quyền địa phương còn yếu, thiếu sâu sát và kịp thời, còn
buông lỏng địa bàn và trách nhiệm chưa cao.
Về việc quản lý, kiểm soát các phong tục tập quán trong đời sống sinh
hoạt văn hoá cộng đồng. Những năm vừa qua, tác động của mặt trái kinh tế
thị trường đã làm nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực như lối sống thực dụng,

9


chạy theo đồng tiền làm tiêm nhiễm trong tư tưởng và quan hệ của nhiều
người, nhất là giới trẻ, gây nên những vấn đề xã hội bức xúc, kéo dài mà chưa
có hồi kết. Nhiều phong tục tập quán vốn dĩ rất tốt đẹp, là bản sắc văn hoá của
dân tộc, giờ đây đang đứng trước nguy cơ biến thành những hủ tục, tệ nạn xã
hội. Chẳng hạn như việc tang lễ, cưới xin, mừng thọ, khao chức tước…cũng
đang là vấn đề thời sự gây nhức nhối trong đời sống xã hội. Nhiều đám cưới
tổ chức linh đình hàng trăm mâm cỗ, kéo dài nhiều ngày, không phải là khao
dân làng mà vì mục đích vụ lợi. Mặc dù, Nhà nước đã có những qui định, chỉ
thị về thực hiện việc cưới, việc tang, tổ chức vui chơi, thực hành tiết kiệm
trong những ngày lễ, tết. Nhưng vấn đề tổ chức thực hiện và duy trì các qui
định, kiểm tra, giám sát các hoạt động này vẫn chưa tốt, chưa khắc phục
được. Trên thực tế, có một số địa phương chấp hành qui định này rất nghiêm,

tổ chức các lễ hiếu, hỉ…theo đời sống mới, vừa đơn giản gọn nhẹ, ít tốn kém,
nhưng vẫn trang nghiêm. Bên cạnh đó, do việc duy trì của các cơ quan quản
lý nhà nước, các cấp chính quyền cơ sở chưa nghiêm túc, thậm chí ở một số
nơi, cán bộ có chức, có quyền chưa gương mẫu, còn ngang nhiên vi phạm các
qui định trên. Chính vì thế cho đến nay, những văn bản chỉ thị, qui định của nhà
nước vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống, các hủ tục vẫn diễn ra và mở rộng cả
tính chất lẫn qui mô, đã làm cho thuần phong mỹ tục, nếp sống văn hoá bị đảo lộn,
biến dạng gây hậu quả xấu đối với xã hội.
Về việc quản lý các hoạt động văn hoá , văn nghệ, xuất bản, phát thanh,
truyền hình. Có thể khẳng định rằng, thời gian qua các vấn đề trên đã góp
phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới của đất nước, làm phong phú đời sống
văn hoá tinh thần của nhân dân, định hướng cho suy nghĩ và hành động của
nhân dân ta, hình thành tư tưởng đạo đức, lối sống xã hội chủ nghĩa. Tuy
nhiên, Đảng ta cũng nhiều lần chỉ ra rằng, công tác quản lý của nhà nước đối
với các hoạt động này có lúc vẫn còn buông lỏng. Nhiều ấn phẩm yếu kém về
bản lĩnh chính trị, xu hướng “thương mại hoá” báo chí; nhiều hoạt động văn

10


hoá, văn nghệ nghèo nàn về nội dung, ít giá trị nghệ thuật; nhiều bài hát có
nội dung thiếu lành mạnh, dung tục về ca từ; nhiều ca sỹ, nghệ sỹ chạy theo
đồng tiền, đáp ứng thị hiếu âm nhạc tầm thường của một bộ phận dân chúng;
báo chí cũng bị lợi dụng để tuyên truyền, “lăng xê” cho các giá trị ảo…Đó là
những hạn chế yếu kém của các cơ quan chức năng trong quản lý lĩnh vực văn
hoá, văn nghệ chưa kiểm soát được thị trường âm nhạc, để cho các băng đĩa
lậu tràn lan xâm nhập và truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ có nội dung phản
động làm nhơ bẩn đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân, gây ảnh hưởng
tiêu cực đến quá trình đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa
ở nước ta hiện nay.

Trong điều kiện kinh tế thị trường và mở cửa hiện nay, để xây dựng
được một nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đấu tranh phòng
chống có hiệu quả sự xâm nhập của văn hoá độc hại và các khuynh hướng
tiêu cực nảy sinh trong các hoạt động văn hoá, đòi hỏi cần phải thực hiện
đồng bộ một hệ thống các giải pháp, tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
trên lĩnh vực văn hoá.
Một là, tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục và vận động nhân
dân tham gia tích cực vào quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá, xây dựng
đời sống văn hoá mới. Chúng ta biết rằng, nhân dân vừa là người sáng tạo ra
các giá trị văn hoá, vừa là người trực tiếp thưởng thức các giá trị văn hoá đó
và cũng là người kiểm tra, kiểm duyệt, đánh giá công tâm, chính xác khách
quan các hoạt động văn hoá. Vì vậy, để tăng cường vai trò quản lý của nhà
nước trên lĩnh vực này đòi hỏi phải lôi kéo được đông đảo quần chúng nhân
dân tham gia cùng với các cơ quan chức năng của nhà nước trực tiếp quản lý
các hoạt động văn hoá. Qua đó, khơi dậy được tinh thần trách nhiệm, động
viên được nhân dân xây dựng môi trường văn hoá, nâng cao giác ngộ, ý thức
tự giác trong sáng tạo, thưởng thức, phê bình các hoạt động văn hoá, nghệ

11


thuật, góp phần đấu tranh và đẩy lùi những hiện tượng tiêu cực phản văn hoá,
xa lạ với thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc.
Bằng nhiều hoạt động phong phú, tuyên truyền giáo dục làm chuyển biến
nhận thức trong toàn xã hội, trước hết trong các cấp uỷ đảng, đảng viên, cán
bộ quản lý nhà nước, cán bộ các đoàn thể quần chúng về tầm quan trọng, sự
cần thiết cấp bách của sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hoá, về trách nhiệm
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ văn hoá trong thời kỳ mới.
Giáo dục chủ nghĩa yêu nước gắn chặt với phong trào thi đua yêu nước
và giáo dục về chủ nghĩa xã hội, về con người mới, lối sống mới, về nhiệm vụ

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu; làm
cho mọi người thấm nhuần truyền thống lịch sử và cách mạng của dân tộc,
đóng góp xứng đáng vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn mới. Mặt khác, các hoạt động tuyên truyền giáo dục phải gắn
với quản lý xã hội bằng pháp luật, phát huy sức mạnh dư luận xã hội, gắn với
các phong trào hành động của quần chúng. Phát động phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ”, huy động mọi lực lượng nhân dân và
cả hệ thống chính trị từ trên xuống, từ trong đảng, cơ quan nhà nước, các đoàn
thể ra ngoài xã hội tích cực tham gia phong trào. Hiện nay, cần thực hiện tốt
các phong trào sau: Người tốt việc tốt; Uống nước nhớ nguồn; Đền ơn đáp
nghĩa; Xoá đói giảm nghèo; Xây dựng gia đình văn hoá, làng, xã, phố
phường văn hoá; Toàn dân đoàn kết xây dựng cuộc sống mới ở các khu dân
cư…và tất cả các phong trào ấy đều hướng vào cuộc thi đua yêu nước tất cả vì
mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”.
Hai là, nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về văn
hoá, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản,
phát thanh, truyền hình, tín ngưỡng tôn giáo và định hướng cho các hoạt động
này vào xây dựng một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc. Thực tế đời sống đất nước những năm qua cho thấy, mặt trái của kinh tế

12


thị trường và quá trình mở cửa đã tác động xấu đến đời sống tinh thần của dân
tộc. Xu hướng thương mại hoá các hoạt động văn hoá đã làm tổn thương đến
bản sắc văn hoá dân tộc, đi ngược lại với các giá trị chân, thiện, mỹ. Sự du
nhập của văn hoá phương Tây, lối sống thực dụng tư sản theo con đường mở
cửa cùng với việc nảy sinh các khuynh hướng tư tưởng, văn hoá xấu độc do
tác động tiêu cực của kinh tế thị trường đang lấn át và làm lu mờ các giá trị
văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Trong khi đó, vai trò, trách nhiệm

của các cơ quan quản lý nhà nước chưa được phát huy tốt, thường xuyên và
kịp thời. Vì vậy, các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ Văn hoá Thông tin,
Bộ Công an, Tổng cục Hải quan và chính quyền các cấp từ Trung ương đến
địa phương phải có sự phối hợp đồng bộ, nâng cao tinh thần trách nhiệm, tăng
cường công tác kiểm tra, hướng dẫn, chỉ đạo kịp thời các hoạt động văn hoá,
văn nghệ. Phải điều chỉnh, xác định rõ cơ cấu, chức năng nhiệm vụ, phương
thức hoạt động của từng cơ quan hữu trách, tránh chồng chéo, trông chờ hoặc
ỷ lại lẫn nhau. Mặt khác, phải nâng cao trình độ mọi mặt cho đội ngũ cán bộ
lãnh đạo, quản lý văn hoá các cấp. Xây dựng qui hoạch và thực hiện chương
trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá các cấp có đủ phẩm
chất và năng lực đảm đương công việc trong những năm tới. Mọi hoạt động
văn hoá phải hướng tới bồi dưỡng, xây dựng con người Việt Nam phát triển
toàn diện, đẹp về tâm hồn, trong sáng về đạo đức lối sống và cường tráng về
thể chất. Trong hoạt động biểu diễn nghệ thuật và truyền thông, Bộ Văn hoá
Thông tin mà trực tiếp là Cục Nghệ thuật biểu diễn phải kiểm duyệt chặt chẽ
nội dung, chương trình công diễn; không được tuyên truyền, đăng tải, phát tin
bài phụ hoạ cho những hình thức biểu diễn và tác phẩm thiếu lành mạnh, kém
về nội dung, tư tưởng và giá trị nghệ thuật.
Với hoạt động tín ngưỡng văn hoá, các cơ quan chức năng quản lý nhà
nước về văn hoá cần phải thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương
nắm bắt và giám sát chặt chẽ các hoạt động tín ngưỡng trên địa bàn cũng như

13


trên phạm vi cả nước, kịp thời uốn nắn chấn chỉnh những biểu hiện phản văn
hoá, lợi dụng các lễ hội để buôn thần, bán thánh, làm giàu bất chính trên đời
sống tâm linh của nhân dân. Đồng thời các cơ quan chức năng của nhà nước
cũng phải kiểm soát chặt chẽ hoạt động báo chí, xuất bản, các ấn phẩm văn
hoá, thị trường sách báo, băng đĩa, mạng internet…để ngăn chặn những kịp

thời những ảnh hưởng xấu của các luồng văn hoá độc hại xâm nhập qua con
đường này, tuyên truyền chống phá chế độ, làm băng hoại, suy đồi về phẩm
chất, đạo đức, lối sống của con người Việt Nam. Làm tốt điều đó, chính là
hướng “các hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản góp phần tích cực
động viên toàn dân tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, nâng cao kiến thức
và chất lượng cuộc sống”1. Hiện nay, trên cả nước có khoảng 600 tờ báo và
tạp chí, 2 đài Trung ương và 61 đài phát thanh, truyền hình địa phương đã và
đang góp phần tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước, định hướng tư tưởng, lối sống xã hội chủ
nghĩa cho nhân dân. Thế nhưng, các thế lực thù địch cũng luôn tìm mọi cách
chống phá chúng ta trên lĩnh vực văn hoá. Chúng đã tổ chức ra 42 đài phát
thanh, truyền hình và hàng trăm bài báo, tạp chí tiếng Việt, lập ra hàng chục
nhà xuất bản, mỗi tháng đưa vào Việt nam một khối lượng lớn tài liệu phản
động để truyền bá chống phá Đảng, chống phá cách mạng nước ta, hướng con
đường phát triển của cách mạng Việt Nam chệch hướng xã hội chủ nghĩa . Vì
vậy, mặc dù mặt trận văn hoá, tư tưởng không có tiếng súng, nhưng không
kém phần cam go, phức tạp. Tình hình đó, càng đòi hỏi phải tăng cường vai
trò quản lý của nhà nước trên lĩnh vực văn hoá, làm thất bại âm mưu thủ đoạn
“Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch đối với cách mạng nước ta hiện
nay.
Ba là, tăng cường pháp chế hoá công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực
văn hoá- xã hội và con người. Trong những năm đổi mới phần lớn các vấn đề
quan trọng về văn hoá- xã hội đã được pháp chế hoá ở các mức độ khác nhau,
1

ĐCSVN, Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb CTQG, H,2005, tr621.

14



như Bộ Luật Lao động, Luật Báo chí sửa đổi, Luật Phòng chống ma tuý, Luật
Di sản văn hoá, Pháp lệnh thư viện…, xây dựng qui chế về giải thưởng, tặng
thưởng trong lĩnh vực văn hoá- văn nghệ, báo chí; bổ sung, hoàn thiện hoặc
xây dựng mới các qui chế, qui định về lễ hội, việc tang, việc cưới, việc cúng
bái ở các đền chùa, việc đốt vàng mã, việc giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công
cộng, v.v…
Khuyến khích nhân dân các xã, phường, thôn ấp, cụm dân cư…xây dựng
các qui ước về nếp sống văn hoá, giữ gìn trật tự vệ sinh nơi công cộng, bảo vệ
môi trường thiên nhiên, cảnh quan sạch đẹp. Hoàn thiện hệ thống thanh tra
chuyên ngành, thanh tra nhân dân, tăng cường công tác thanh tra văn hoá. Tuy
nhiên, trên thực tế việc thực thi các văn bản, các qui định, các bộ luật này vẫn
còn nhiều bất cập, chưa đồng bộ. Vì vậy, cần phải tiếp tục hiện thực hoá trong
cuộc sống, mà trước tiên là trách nhiệm và nhiệm vụ của các cơ quan chức
năng quản lý nhà nước trên lĩnh vực văn hoá .
Bốn là, phối hợp chặc chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh
vực văn hoá, xử lý kiên quyết, kịp thời các hành vi phá hoại nền văn hoá dân
tộc. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự buông lỏng quản lý nhà nước
trên lĩnh vực văn hoá là sự phối hợp thiếu chặt chẽ, không đồng bộ giữa các
cơ quan chức năng quản lý nhà nước. Đây là một điểm yếu cơ bản của Nhà
nước ta trong quản lý xã hội nói chung và lĩnh vực văn hoá nói riêng. Trong
những năm qua, vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng hầu như
chỉ tập trung quản lý trong ngành mình, lĩnh vực mình, ít chú ý, quan tâm tới
việc phối hợp cùng nhau để quản lý theo chức năng liên ngành. Ví như việc
quản lý văn hoá bị coi là chỉ thuộc trách nhiệm của Bộ văn hoá Thông tin,
ngành văn hoá, các cơ quan văn hoá tỉnh, thành…Hay việc phối hợp giữa các
cơ quan quản lý chuyên trách về văn hoá với nhau, với chính quyền địa
phương cũng là một vấn đề cần nói đến, thiếu chặt chẽ và chưa thống nhất
cao. Vì thế, dẫn đến tình trạng những công trình văn hoá lịch sử lớn, nổi tiếng

15



thì được nhiều cơ quan ban ngành, đoàn thể quan tâm quản lý, nhưng cũng có
di tích văn hoá thì chẳng thấy bóng dáng cơ quan ban ngành nào để mắt tới;
hoặc khi có vấn đề văn hoá nảy sinh phức tạp thì các cơ quan chức năng lại đổ
lỗi trách nhiệm cho nhau… Cho nên, nhiều hoạt động văn hoá, loại hình văn
hoá bị thả nổi, phó mặc, phức tạp nảy sinh nhưng không thấy cơ quan nào
đứng ra nhận trách nhiệm và giải quyết. Nên chăng, Nhà nước phải có những
qui định cụ thể phạm vi, trách nhiệm quản lý của từng cơ quan, đơn vị; xây
dựng qui chế phối hợp đa ngành, liên ngành cùng nhau quản lý tốt mọi hoạt
động văn hoá. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng “cha chung không
ai khóc”, mới phát huy được sức mạnh tổng hợp, trách nhiệm của các cơ
quan, đơn vị trong quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hoá. Đồng thời phải có
hình thức biểu dương, khen thưởng kịp thời nhằm động viên, khích lệ trách
nhiệm của các cơ quan, đơn vị và cá nhân có thành tích tốt; ngược lại, cũng
phải kỷ luật thích đáng với những cơ quan, đơn vị và cá nhân không hoàn
thành tốt chức trách, nhiệm vụ này.
Năm là, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, phẩm chất, năng lực cho đội
ngũ cán bộ và nhân viên trong các cơ quan quản quản lý nhà nước về văn hoá.
Bác Hồ đã chỉ rõ: Cán bộ là cái gốc của mọi cộng việc. Vì vậy, để tăng cường
vai trò, hiệu lực quản lý nhà nước về văn hoá thì phải chú trọng bồi dưỡng,
nâng cao trình độ, kiến thức hiểu biết mọi mặt, nhất là kiến thức chuyên
ngành văn hoá cho đội ngũ cán bộ quản lý văn hoá các cấp. Cán bộ yếu kém
về trình độ, năng lực quản lý sẽ không làm tròn trách nhiệm của mình đối với
nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao cho, đôi khi còn có những
việc làm phản văn hoá…Vì vậy, đây cũng là một giải pháp quan trọng cần
được quan tâm đúng mức.
Trong nền kinh tế thị trường và mở cửa hiện nay, nền văn hoá của dân
tộc ta đang đứng trước những thời cơ tiếp thu những giá trị tinh hoa văn hoá
nhân loại để xây dựng và phát triển nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân


16


tộc, song cũng đang đứng trước nguy cơ suy thoái, lai căng, bị xâm lăng về
văn hoá. Cho nên, hơn lúc nào hết cần phải tăng cường vai trò quản lý nhà
nước về văn hoá, nhằm bảo vệ, phát triển và xây dựng một nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc thực sự là nền tảng tinh thần và là động
lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế- xã hội.

17



×