Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

TIỂU LUẬN bản CHẤT KHOA học, CÁCH MẠNG, NHÂN văn và sức SỐNG của CHỦ NGHĨA mác lê NIN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.2 KB, 9 trang )

GIÁ TRỊ NGUYÊN VẸN, Ý NGHĨA THỜI ĐẠI VÀ SỨC SỐNG
CỦA MỘT HỌC THUYẾT KHOA HỌC CÁCH MẠNG VÀ NHÂN VĂN
Chủ nghĩa Mác do C. Mác và Ph. Ăngghen sáng lập vào giữa thế kỷ XIX, V.I.
Lênin bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác thành chủ nghĩa Mác – Lênin vào đầu thế
kỷ XX. Một thế kỷ đã trôi qua, biết bao biến cố trong đời sống xã hội đã được lịch sử
ghi nhận; biết bao thành tựu khoa học mới đã ra đời. Nhìn lại toàn cảnh, thế giới
ngày nay khác rất nhiều so với thời C.Mác - Ph. Ăngghen - Lênin. Song, điều mà
không một nhà nghiên cứu nào có thể phủ nhận là sự thống nhất giữa tinh hoa, tính
cách mạng và tính nhân văn thể hiện trong chủ nghĩa Mác – Lênin. Chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn mãi là nền tảng tư tưởng kim chỉ nam cho toàn
Đảng và toàn dân tộc. Vì vậy, nói tới chủ nghĩa Mác – Lênin, trước hết là nói đến

thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp luận biện chứng duy vật cùng
hệ tư tưởng khoa học của giai cấp công nhân cách mạng với đội tiên phong của
nó là đảng cộng sản trong cuộc đấu tranh xóa bỏ áp bức bốc lột, tiến tới xây
dựng chủ nghĩa cộng sản. Chính những yếu tố nói trên đã tạo thành bản chất
khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin.
1. Bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác –
Lênin
Tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, bài học kinh nghiệm đầu
tiên mà Đảng rút ra từ thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội X là
“…Trong bất kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục
tiêu đổi mới, kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội” 1. Bài học
kinh nghiệm trên thống nhất với tư tưởng chỉ đạo của “Cương lĩnh xây dựng đất nước
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” bổ sung và phát triển năm 2011 của Đảng
khi khẳng định: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ
nam cho hành động”2. Điều đó thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng ta về sự thống
nhất giữa tinh hoa của quá khứ với hiện tại; giữa giá trị của cái ổn định, bền vững với

1




cái thường xuyên biến đổi; giữa bản chất khoa học với bản chất cách mạng của chủ
nghĩa Mác – Lênin.
Bản chất khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin thể hiện trước hết ở quan niệm
duy vật về lịch sử. Có thể nói chủ nghĩa duy vật lịch sử ra đời đã loại bỏ được hai
khuyết điểm căn bản của những lý luận lịch sử trước kia. Một là, những lý luận này
cùng lắm chỉ xem xét những động cơ tư tưởng của hoạt động lịch sử mà con người
tiến hành, mà không nghiên cứu căn nguyên của những động cơ đó, không phát hiện
ra quy luật khách quan trong sự phát triển của hệ thống các quan hệ xã hội và không
nhận thấy nguồn gốc của những quan hệ ấy. Hai là, những lý luận trước kia đã không
nói đến hoạt động của quần chúng nhân dân 3. Từ những quan điểm duy vật triệt để về
xã hội như vậy, chủ nghĩa Mác – Lênin cũng lần đầu tiên cho chúng ta thấy quần
chúng nhân dân trước hết và quan trọng nhất là nhân dân lao động, là chủ thể chân
chính của mọi tiến trình lịch sử. Chính họ là lực lượng sản xuất ra mọi của cải, vật
chất – cơ sở cho mọi sự tồn tại và phát triển của xã hội, là lực lược sản xuất ra những
giá trị tinh thần và là lực lượng cơ bản của mọi cuộc cách mạng xã hội.
Bản chất cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin được thể hiện trước hết ở chỗ
chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ giải thích thế giới mà quan trọng hơn nó còn cải tạo
thế giới. Bằng học thuyết hình thái kinh tế - xã hội chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra
được những quy luật cơ bản chi phối sự vận động và phát triển của xã hội, trước hết
và quan trọng nhất là quy luật về lực lượng sản xuất – quan hệ sản xuất, quy luật cơ sở
hạ tầng – kiến trúc thượng tầng. Những quy luật này cho thấy sự phát triển của xã hội
là một tiến trình lịch sử tự nhiên mà nguồn gốc, động lực sâu xa của sự phát triển ấy
được bắt đầu từ sự phát triển của lực lượng sản xuất và sự tác động tích cực của kiến
trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tầng do các quan hệ sản xuất tạo nên. Với quá trình
lịch sử tự nhiên tuân theo những quy luật khách quan, sự ra đời và bị thay thế của chủ
nghĩa tư bản cũng như sự định hình và thắng lợi của chủ nghĩa cộng sản là tất yếu.

Sự phát triển lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa Mác – Lênin kể từ khi ra

đời cho đến nay đều gắn liện với cuộc cách mạng vô sản mà nổi bậc nhất là
cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa Tháng Mười Nga vĩ đại – cuộc cách mạng mở
2


ra thời đại mới trong lịch sử phát triển của nhân loại – thời đại quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Sau chiến tranh thế
giới lần thứ hai, một loạt các nước đã phát triển theo con đường xã hội chủ
nghĩa, làm cho chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới. Có thể nói chủ
nghĩa xã hội tuy mới ra đời và đang trong quá trình tìm tòi thử nghiệm nên cũng
không thể tránh khỏi những sai lầm nhất định, những nó đã giữ vai trò lớn trong
lịch sử phát triển của nhân loại. Chủ nghĩa xã hội đã chiến thắng chủ nghĩa phát
xít, làm cân bằng thế lực chiến tranh và bảo vệ hòa bình thế giới, thúc đẩy sự
phát triển của phong trào giải phóng dân tộc, chôn vùi chủ nghĩa thực dân giã
man, đồng thời tạo áp lực buộc chủ nghĩa tư bản phải điều chỉnh và cải cách, từ
đó mà có rất nhiều đóng góp cho nền văn minh toàn thế giới. Rõ ràng không có
chủ nghĩa xã hội thì không có thế giới ngày nay, đó cũng chính là bản chất khoa
khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin.
2. Từ bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác
– Lênin phân tích xã hội hiện đại
Vận dụng thế giới quan duy vật biện chứng và phương pháp biện chứng
duy vật vào phân tích những sự kiện lớn của xã hội hiện đại, nhất là sự sụp đổ
của mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liê Xo và Đông Âu và những thành
công bước đầu xủa sự nghiệp cải cách, đổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam có ý
nghĩa lý luận và thực tiễn to lớn.
Trước hết, cần khẳng định rằng: Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội hiện
thực ở Liê Xo và Đông Âu hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của một chế độ xã
hội chủ nghĩa với tính cách là một hình thái kinh tế – xã hội thay thế chủ nghĩa
tư bản và càng không phải là sự thất bại của chủ nghĩa Mác – Lênin, không phải
là sự sụp đổ của chân lý ước mơ của loài người, mà chỉ là sự sụp đổ của một mô

hình cụ thể về chủ nghĩa xã hội. Bỡi lẽ, với tư cách là một hình thái kinh tế – xã
hội thay thế chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội mới ra đời và đang còn với
những thử nghiệm ban đầu; vì vậy, nó không thể tránh khỏi những đổ vỡ, mất
mác, thậm chí có cả khủng hoảng trần trọng và thất bại tạm thời, những cuối
3


cùng vẫn khẳng định được mình – đó là biện chứng của lịch sử, là quy luật phát
triển tự nhiên của lịch sử xã hội loài người.
Thứ hai, những thử nghiệm về xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ
XX đều diễn ra ở các nước có nền kinh tế lạc hậu, điều này đặt ra "bài toán khó
của lịch sử" cho các Đảng Cộng sản ở các nước này: Củng cố thành quả cách
mạng thế nào, xây dựng và phát triển chủ nghĩa xã hội ra sao với nền kinh tế lạc
hậu, trình độ dân trí thấp và trong bối cảnh chủ nghĩa tư bản luôn bao vây, đe
dọa và chèn ép... Có thể nói, xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện này là
hoàn toàn mới mẻ và cực kỳ khó khăn. Chúng ta thiếu cả cơ sở vật chất kỹ
thuật, thiếu cả lý luận và kinh nghiệm thực tiễn. Điều này đã được Lênin nhiều
lần nhắc nhỡ, "phải cải tạo nền kinh tế tiểu nông và người nông dân (sản phẩm
của nền kinh tế đó) một cách kiên trì, lâu dài và trãi qua nhiều thế hệ; rằng,
những người cộng sản không được nóng vội chủ quan mà phải không ngừng
học tập, rèn luyện, phát huy tính tích cực sáng tạo, cách mạng.... Bỡi lẽ, xây
dựng chủ nghĩa xã hội giống như con người chinh phục đỉnh núi cao chưa có
người khám phá, chưa có dấu chân người; vì vậy, phải sẵn sàn chịu đựng hàng
ngàn khó khăn, sẵn sàn thử nghiệm hàng ngàn lần, hơn nữa, sau khi chúng ta
làm thử nghiệm hàng ngàn lần rồi, thì sẵn sàn làm lần thứ một ngàn lẻ một."4.
Vận dụng bản chất khoa học, cách mang và nhân văn của chủ nghĩa Mác
– Lênin vào phân tích cuộc "thử nghiệm" đầu tiên - "chính sách cộng sản thời
chiến" và căn cứ tình hình quốc tế và nước Nga lúc đó, Lênin đã rút ra kết luận
rằng, cần phải thay đổi căn bản quan niệm của chúng ta về chủ nghĩa xã hội. Và
ông đã đưa ra và thực hiện mô hình mới mẻ về con đường đi lên xây dựng chủ

nghĩa xã hội ở một nước mà nền kinh tế còn lạc hậu – đó là "chính sách kinh tế
mới" (NEP). Chỉ sau 3 năm thực hiện NEP, nước Nga lúc đó khắc phục được
tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và điều quan trọng là
ông đã chỉ ra con đường quá độ "gián tiếp" lên chủ nghĩa xã hội đối với những
nước chưa có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển. Tiếc rằng vì nhiều lí do
khác nhau Đảng Cộng sản Liên Xô sau đó không áp dụng và phát triển NEP
4


một cách triệt để, mà áp dụng mô hình khác về chủ nghĩa xã hội (nền kinh tế kế
hoạc hóa tập trung cao độ với cơ chế tập trung bao cấp, tuy nó phù hợp ở thời
gian đầu và sau đó do duy trì quá lâu nên để lại nhiều hậu quả nằng nề....) và về
sau này nó trở thành vật cản cho sự phát triển của nghĩa xã hội ở Liên Xô và
Đông Âu.
Sự ra đời mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu là tất yếu của
lịch sử, còn sự sụp đổ của nó sau này là có thể tránh được. Song, cái "có thể
tránh được" này lại vẫn xảy ra – đó là "nghịch lý lịch sử". Ph, Ăngghen đã từng
nói rằng, mỗi sự kiện to lớn của lịch sử đều là kết quả của "họp lực". Sự kiện
mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ quyết không phải do
một vài nhân tố tác động, mà nó là kết quả của việc tích tụ lâu dài các mâu
thuẫn và nguy cơ ngày càng phát triển theo chiều hướng xấu ở các nước này đã
không được giải quyết; công cuộc cải tổ chủ nghĩa xã hội diễn ra một cách "duy
tâm", "nửa vời" và theo hướng "phủ định sạch trơn", "phá tan triệt để" cùng với
diễn biến hòa bình của các nước phương Tây... đã đưa đến khảm kịch này.
Thứ tư, dưới ánh sáng khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa
Mác – Lênin, Trung Quốc và Việt Nam tiến hành cải cách, đổi mới thành công
và đã thu được rất nhiều thành tựu to lớn, đã mang lại sức sống mới và diện
mạo mới cho chủ nghĩa xã hội. Đối với Việt Nam, đổi mới không phải là thay
đổi mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà là làm cho mục tiêu ấy ngày càng được sáng
tỏ hơn. Đại hội X của Đảng đánh giá công cuộc đổi mới ở đất nước ta đã giành

“những thắng lợi to lớn, có ý nghĩa lịch sử ”. Và “Nhận thức về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ngày càng sáng tỏ hơn; hệ thống quan
điểm lý luận về công cuộc đổi mới, về xã hội xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã
hình thành trên những nét cơ bản”.5 Từ một nước có nền kinh tế lạc hậu, quá độ
lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa bằng chương trình đổi mới
(xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, chủ
5


động hội nhập quốc tế....) là những phát kiến mang tính khoa học và cách mạng
của Việt Nam trong bối cảnh mới. Nó thể hiện sâu sắc tinh thần khoa học cách
mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác – Lênin và xu thế tất yếu cùng sức sống
mới của chủ nghĩa xã hội trong thế kỷ XXI.
Có thể nói, tấm gương kiên trì mục tiêu xã hội chủ nghĩa với những thành
tựu nôt bậc của sự nghiệp cải cách, đổi mới ở Trung Quốc và Việt Nam không
chỉ là nguồn cổ vũ lớn lao, mà còn tạo ra nguồn xung lực mạnh mẽ cho phong
trào cộng sản và công nhân quốc tế ở thế kỷ XXI.
Thứ năm, trong xã hội hiện đại, chủ nghĩa tư bản đã có bước phát triển
mới. Do có sự điều chỉnh, cải cách để thích nghi với hoàn cảnh mới, do vận
dụng tối đa những thành tựu mới của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ
mới vaò sản xuất và do biết sử dụng chủ nghĩa tư bản toàn cầu hóa như công cụ
điều tiết vĩ mô, vận hành kinh tế theo quy luật khách quan nên chủ nghĩa tư bản
đã giành được những thành tựu mới to lớn về phương diện kinh tế. Trong những
thập kỷ tới, chủ nghĩa tư bản vẫn còn khả năng điều chỉnh thích nghi và thích
ứng với yêu cầu phát triển mới của lựa lươngk sản xuất; và như vậy, nó sẽ tiếp
tục mang lại những thành quả to lớn cho nhân loại.
Mực dù có bước phát triển mới và đạt được những thành quả to lớn về
phương diện kinh tế, nhưng bản chất bốc lột của chủ nghĩa tư bản vẫn không

thay đổi. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì càng tích tụ thêm nhiều khuyết tật
và làm trầm trọng thêm những mâu thuẫn, xung đột vốn có của nó (bốc lột,
nghèo đói, thất nghiệp, khủng bố, khủng hoảng môi trường, cạn kiệt tài nguyên,
ô nhiễm môi trường, chiến tranh tội ác...) mà trong phạm vi chủ nghĩa tư bản
với quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì không bao giờ giải quyết được. Trên
thực tế chủ nghĩa tư bản đã và đang chuẩn bị những tiền đề và những điều kiện
cần thiết để từng bước thay thế và phủ định nó bằng những phương thức và biện
pháp thích hợp.
3. Về tương lai của chủ nghĩa xã hội

6


Mô hình chủ nghĩa xã hội hiện thực mới chỉ có lịch sử 90 năm – đó là
khoảnh khắc ngán ngủi trong lịch sử nhân loại, hơn nữa nó lại đang trong giai
đoạn đầu với những "thử nghiệm". Mặc dù vậy, chủ nghĩa đã thể hiện sức sống
mãnh liệt trong đời sống kinh tế – chính trị của nhân loại ở thế kỷ XX.
Trước đây, trong bầu không khí "chiến tranh lạnh" người ta thường so
sánh: "Chủ nghĩa xã hội tốt" – "chủ nghĩa tư bản xấu", "chủ nghĩa xã hội mạnh"
– "chủ nghĩa tư bản yếu". Sau "chiến tranh lạnh", người ta lại đưa ra so sánh:
"Chủ nghĩa tư bản giàu" – "chủ nghĩa xã hội nghèo", "chủ nghĩa tư bản mạnh" –
"chủ nghĩa xã hội yếu", "chủ nghĩa tư bản tấn công" – "chủ nghĩa xã hội phòng
thủ"... Về vấn đề này, một Cha cố người Nicaragoa đã viết trên tạp chí Ghi chép
Châu Mỹ của Mêhico rằng: "Giới báo chí dương dương tự đắc trên thế giới sự
thất bại của chủ nghĩa xã hội nhưng không nhắc đến sự thất bại lớn hơn của chủ
nghĩa tư bản. Chủ nghĩa tư bản chỉ giành được thành công trong 10% hoặc 20%
dân số thế giới. Đối với thế giới thứ ba, đối với những người nghèo chiếm đại
đa số mà nói, chủ nghĩa tư bản chỉ mang tính tương lai, và thất bại của chủ
nghĩa tư bản còn lớn hơn chủ nghĩa xã hội6"
Trong bối cảnh hiện tại – "một thế giớ, hai chế độ" – cảc chủ nghĩa xã hội

và chủ nghĩa tư bản đều "cùng chung sống" trong khoản thời gian nhất định.
Trong đó, tiếp tục cuộc đấu tranh để giải quyết vấn đề "ai thắng ai" giữa hai con
đường: chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản; đồng thời tiếp tục cuộc đấu tranh
về ý thức hệ giữa ý thức hệ tư sản và ý thức hệ vô sản – ý thức hệ của giai cấp
công nhân cách mạng. Cuộc đấu tranh này ngày càng phức tạp và gay gắt hơn,
khi mà chủ nghĩa xã hội hiện thực chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng, phong trào
cách mạng thế giới đang lâm vào giai đoạn thoái trào sau sự sụp đổ của mô hình
chủ nghĩa xã hội hiện thực ở Liên Xô và Đông Âu. Trong cuộc đấu tranh đó
(phức tạp, lâu dài, gian khổ,...) nhất định chủ nghĩa xã hội sẽ chiến thắng, như
Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: "Chủ nghĩa xã hội đang đứng trước
nhiều khó khăn, thử thách. Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co;
song, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy luật tiến hóa
7


của lịch sử7". Đến Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011) đã tổng kết những
thắng lợi vĩ đại và những bài học kinh nghiệm lớn của cách mạng nước ta hơn
80 năm qua dưới sự lãnh đạo của Đảng, phân tích sâu sắc bối cảnh quốc tế,
những đặc điểm trong giai đoạn hiện nay của thời đại; khẳng định cuộc đấu
tranh của nhân dân các nước vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ, phát triển và
tiến bộ xã hội mặc dù gặp không ít những khó khăn thách thức, nhưng sẽ có
bước tiến mới. "Theo tiến hóa của lịch sử, loài người sẽ nhất định tiến tới chủ
nghĩa xã hội"8.
Cương lĩnh (bổ sung , phát triển năm 2011) chỉ rõ: "đi lên chủ nghĩa xã
hội là khát vọng của nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản
Việt Nam và Chủ Tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế thời đại phát triển của
lịch sử"9.
Như vầy gần hai thế kỷ đã trôi qua, với bản chất khoa học, cách mạng và
nhân văn của minh, chủ nghĩa Mác – Lênin đã trở thành ngọn cờ cách mạng của
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, chỉ đường cho các cuộc cách mạng

vô sản giành thắng lợi. Chủ nghĩa xã hội hiện thực rư đời với 90 năm tồn tại đã
tỏ rõ tính ưu việt hơn hẳn so với chủ nghĩa tư bản. Mặc dù gặp phải tổn thất to
lớn do sự đổ vỡ của Liên Xô và Đông Âu, song chủ nghĩa xã hội đang từng
bước thể hiện sức sống ở Trung Quốc, Việt Nam và trong lòng nhân loại tiến bộ
trên thế giới. Bản chất khoa học, cách mạng và nhân văn của chủ nghĩa Mác –
Lênin – con đường đưa nhân loại đến cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc.
Trong bối cản hiện nay, chủ nghĩa Mác – Lênin đnag đứng trước những
thách thức to lớn với nhu cầu cấp bách đổi mới để phát triển. Vì vậy, thêm một
lần nữa làm sáng tỏ và sâu sắc bản chất khoa học, cách mang và nhân văn của
chủ nghĩa Mác – Lênin có tầm quan trọng đặc biệt đối với tương lai của chủ
nghĩa xã hội và đối với sự đổi mới của cách mạng Việt Nam.

8


Tài liệu tham khảo
1.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI,Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.21.

2.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.88.

3.

V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.26, tr.68.


4.

V.I. Lênin, Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1980, t.379

5.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 2001, tr.17

6.

Tiêu Phong, Chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản: Hai chủ nghĩa một trăm năm, Nxb
thế giới đương đại (Trung Quốc), tr.126

7.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội, NXB sự thật, 1991, tr.8

8.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.69

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb.
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011, tr.70

9




×