Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN NHỮNG CỐNG HIẾN lớn LAO của PH ĂNG GHEN vào lý LUẬN CHỦ NGHĨA xã hội KHOA học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.03 KB, 11 trang )

Những cống hiến lớn lao của Ph.Ăng-ghen vào lý luận chủ nghĩa xã
hội khoa học
Những cống hiến lớn lao của Ph. Ăng-ghen vào lý luận chủ nghĩa xã
hội khoa học cho đến nay vẫn giữ nguyên giá trị và tính thời sự đối với
công cuộc đổi mới của đất nước ta, đặc biệt có ý nghĩa quan trọng đối với
việc nâng cao nhận thức và làm sáng tỏ sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng
nhân, tăng cường vai trị lãnh đạo đất nước của Đảng Cộng sản Việt Nam
trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
Khi đánh giá công lao to lớn của Ph. Ăng-ghen đối với phong trào đấu
tranh cách mạng của giai cấp vô sản thế giới, V.I. Lê-nin viết: “Sau bạn ông là
Các Mác, Ăng-ghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp vơ
sản hiện đại trong tồn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền
Các Mác và Phri-đrích Ăng-ghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy
trở thành sự nghiệp chung của họ. Cho nên muốn hiểu Phri-đrích Ăng-ghen
đã làm gì cho giai cấp vơ sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt
động của Mác đối với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại”.(1)
Mặc dù Ph. Ăng-ghen rất khiêm tốn, ln ln tự nhận mình là “cây vĩ
cầm thứ hai” bên cạnh C. Mác, luôn khẳng định vai trò sáng lập hàng đầu
thuộc về C. Mác, song qua lịch sử hình thành chủ nghĩa Mác, chúng ta đều
nhận thấy những đóng góp to lớn, dấu ấn không thể nào phai của Ph.Ăngghen. C. Mác đánh giá Ph. Ăng-ghen là một trong những đại biểu xuất sắc
nhất của chủ nghĩa xã hội hiện đại, còn V.I. Lê-nin thì khẳng định: “Khơng
thể nào hiểu được chủ nghĩa Mác và trình bày đầy đủ được chủ nghĩa Mác,
nếu khơng chú ý đến toàn bộ những tác phẩm của Ăng-ghen”.(2)
Chúng ta đều biết rằng chủ nghĩa Mác là một hệ thống hoàn chỉnh, toàn
vẹn và chặt chẽ bao gồm ba bộ phận cấu thành khơng thể tách rời: triết học
mác-xít mà nội dung của nó là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy


vật lịch sử, kinh tế chính trị học mà nền tảng là học thuyết giá trị thặng dư, và
chủ nghĩa xã hội khoa học. Với hai phát hiện khoa học vĩ đại là chủ nghĩa duy
vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và với vai trò tổ chức, giáo dục phong


trào công nhân quốc tế, cùng với C. Mác, Ph. Ăng-ghen đã đặt nền móng cho
chủ nghĩa xã hội khoa học với tính cách là học thuyết về sự nghiệp giải phóng
giai cấp cơng nhân và giải phóng lồi người khỏi mọi hình thức áp bức, bóc
lột và tha hóa của chủ nghĩa tư bản.
Học thuyết do C. Mác và Ph. Ăng-ghen sáng lập là sự thống nhất
giữa tính khoa học và tính cách mạng. Các ơng đã vạch rõ sự phát sinh,
phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, nêu lên những mặt tiến
bộ, đồng thời cũng vạch rõ những khuyết tật và mâu thuẫn của chủ nghĩa tư
bản. Phù hợp với lý thuyết về hình thái kinh tế - xã hội, coi sự phát triển của
xã hội lồi người là một q trình lịch sử tự nhiên, Ph. Ăng-ghen cho rằng,
chủ nghĩa tư bản tất yếu sẽ bị thay thế bởi một phương thức sản xuất mới, cao
hơn, tiến bộ hơn, đó là phương thức sản xuất cộng sản chủ nghĩa.
Ph. Ăng-ghen đã đóng góp quan trọng trong việc nhận thức đặc
điểm và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân trong cuộc đấu tranh
nhằm xóa bỏ áp bức bóc lột của chủ nghĩa tư bản, xây dựng chủ nghĩa
cộng sản. Chính vì vậy, lý luận của chủ nghĩa Mác trở thành vũ khí sắc bén,
ngọn đuốc soi đường cho phong trào đấu tranh giai cấp công nhân giành
thắng lợi, đưa phong trào công nhân từ đấu tranh tự phát đến tự giác, từ “giai
cấp tự mình” đến “giai cấp cho mình”. Có thể khẳng định việc phát hiện ra sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là phát kiến vĩ đại thứ ba cùng với hai
phát kiến vĩ đại của C. Mác và Ph. Ăng-ghen về chủ nghĩa duy vật lịch sử và
học thuyết giá trị thặng dư, càng làm cho sự phát triển của chủ nghĩa xã
hội từ không tưởng trở thành khoa học.


Theo Ph. Ăng-ghen, giai cấp cơng nhân có 2 đặc điểm cơ bản là: 1- Về
phương thức lao động, phương thức sản xuất, giai cấp công nhân là những
người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính
cơng nghiệp ngày càng hiện đại trong nền sản xuất mang tính xã hội hóa cao.
Giai cấp công nhân là giai cấp lao động chủ yếu trong nền sản xuất hiện đại; 2

- Về vị trí trong quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân phải
bán sức lao động cho các nhà tư bản và bị tư bản bóc lột về giá trị thăng dư vì
họ khơng có tư liệu sản xuất. Ông khẳng định: Người lao động hoặc công
nhân (working men) và người vô sản; giai cấp công nhân, giai cấp khơng có
của, giai cấp vơ sản như những từ đồng nghĩa. Mặc dù là giai cấp lao động
chủ yếu trong nền sản xuất hiện đại, là “lực lượng sản xuất hàng đầu” như
V.I. Lê-nin khẳng định, giai cấp công nhân vẫn bị bóc lột nặng nề, bị bần
cùng hóa khơng những về đời sống vật chất (tiền công thấp, chỉ đủ tái sản
xuất sức lao động, điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, tình trạng thất
nghiệp, vấn đề nhà ở khó khăn, việc sử dụng lao động nữ và trẻ em không phù
hợp) mà cả về đời sống tinh thần như tình trạng thất học, khơng có điều kiện
tham gia các hoạt động văn hóa, tinh thần.
Từ thực tế này trong quá trình phát triển chủ nghĩa tư bản, Ph. Ăngghen đã chỉ rõ mâu thuẫn cơ bản của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa là: “Sản
xuất đã trở thành một hành vi xã hội; trao đổi và cùng với trao đổi là sự chiếm
hữu, vẫn là những hành vi cá nhân, hành vi của những người riêng biệt: sản
phẩm của lao động xã hội bị nhà tư bản cá thể chiếm hữu. Đó là mâu
thuẫn cơ bản, từ đó nảy sinh ra tất cả những mâu thuẫn trong đó xã hội hiện
nay đang vận động, những mâu thuẫn mà đại công nghiệp đang làm cho thấy
đặc biệt rõ: Tách người sản xuất khỏi tư liệu sản xuất. Giam hãm người lao
động vào trong chế độ lao động làm thuê suốt đời. Sự đối lập giữa giai cấp
vô sản và giai cấp tư sản”(3).


Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động được hình
thành và phát triển gắn với nền sản xuất cơng nghiệp hiện đại, có trình độ xã
hội hóa ngày càng cao, đại biểu cho lực lượng sản xuất, phương thức sản xuất
tiên tiến của thời đại hiện nay, đó là lực lượng lao động cơ bản trực tiếp của
xã hội. Giai cấp công nhân là giai cấp duy nhất có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo
và tổ chức tiến trình cách mạng vơ sản, xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa cộng sản, như Ph. Ăng-ghen viết: “Thực hiện sự nghiệp giải phóng thế

giới ấy - đó là sứ mệnh lịch sử của giai cấp cơng nhân do những điều kiện
khách quan quy định”.
Cùng với sự phát triển của nền công nghiệp, giai cấp công nhân cũng
phát triển cả về số lượng và chất lượng. Khi chủ nghĩa Mác xâm nhập phong
trào công nhân, sự kết hợp này đã dẫn đến sự ra đời của đảng cộng sản. Lúc
này, phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân chuyển từ tự phát sang tự
giác, từ đấu tranh kinh tế chuyển sang đấu tranh chính trị. Ph. Ăng-ghen nhấn
mạnh, trong cuộc đấu tranh chống lại quyền lực liên hiệp của giai cấp hữu
sản, chỉ khi giai cấp vô sản tự tổ chức được thành một đảng độc lập với tất cả
chính đảng cũ do giai cấp hữu sản lập ra thì mới có thể hành động với tư cách
là một giai cấp độc lập được. Như vậy đảng cộng sản là yếu tố quyết định để
giai cấp cơng nhân thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
C. Mác và Ph. Ăng-ghen giả định,

Chính V.I. Lê-nin xuất

chủ nghĩa xã hội ra đời từ xã hội tư bản phát từ thực tiễn nước Nga đã
phát triển trình độ cao, điều này phù hợp tổng kết: Chúng ta khơng hình
với lý luận về hình thái kinh tế - xã hội coi dung một thứ chủ nghĩa xã hội
sự phát triển của xã hội loài người như một nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội
quá trình lịch sử - tự nhiên. Nhiệm vụ dựa trên cơ sở tất cả những bài
khoa học của hai ông không phải vạch ra học mà nền văn minh lớn của
mơ hình của chủ nghĩa xã hội với mọi chi chủ nghĩa tư bản thu được.


tiết của nó, đúng như V.I. Lê-nin đã khẳng định “Trong tài liệu của Mác,
người ta không thấy mảy may một ý định nào nhằm bịa ra những ảo tưởng,
nhằm đặt ra những dự đoán vu vơ về những điều mà người ta không thể nào
biết được. Mác đặt vấn đề chủ nghĩa cộng sản giống như một nhà tự nhiên
học đặt, chẳng hạn, vấn đề tiến hóa của một giống sinh vật mới, một khi đã

biết nguồn gốc của nó và định được rõ rệt hướng của những biến đổi của
nó”(4). Cịn C. Mác và Ph. Ăng-ghen ln nhấn mạnh quan điểm “chủ nghĩa
cộng sản không phải là một trạng thái cần phải sáng tạo ra, không phải là một
lý tưởng mà hiện thực phải khuôn theo” mà là “một phong trào hiện thực, nó
xóa bỏ trạng thái hiện nay. Những điều kiện của phong trào ấy là kết quả của
những tiền đề hiện đang tồn tại”. Cái “trạng thái hiện nay”, theo Ăng-ghen
bao gồm:
Thứ nhất, là đối kháng giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản.
Thứ hai, là tình trạng vơ chính phủ trong sản xuất, kết quả của mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất tư bản chủ
nghĩa.
Cùng với C. Mác, Ph. Ăng-ghen đã phân tích hết sức khoa học sự
phát triển của xã hội mới, dự báo một cách thiên tài hai giai đoạn phát
triển của xã hội cộng sản, với giai đoạn đầu hay giai đoạn thấp là chủ
nghĩa xã hội, mà về mọi phương diện nó cịn mang những tì vết của chủ
nghĩa tư bản, chẳng hạn dấu vết của pháp quyền tư sản thể hiện trong nguyên
tắc phân phối theo lao động. Do vậy, trong giai đoạn này vẫn phải thực hiện
nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, đến giai đoạn sau khi
lượng sản xuất đã phát triển tới trình độ cao, các tiền đề về kinh tế, chính trị,
xã hội đã chín muồi mới đủ điều kiện để thực hiện nguyên tắc “làm theo năng
lực, hưởng theo nhu cầu”.


Ph. Ăng-ghen đã có những đóng góp quan trọng trong việc phát
triển những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học. Muốn đối xử với
chủ nghĩa xã hội như là một học thuyết khoa học, cần phải đặt nó trên một
mảnh đất hiện thực. Trong tác phẩm Chống Đuy-rinh, khi phê phán Đuy-rinh
đã có thái độ phủ định sạch trơn đối với tư tưởng của các nhà chủ nghĩa xã
hội khơng tưởng như Xanh-xi-mơng, Phu-ri-ê, Ơ-oen, Ph. Ăng-ghen khẳng
định: những ý tưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng là sự phản ánh chưa

trưởng thành của chủ nghĩa tư bản và chỉ ra nguyên nhân của sự chưa chín
muồi những ý tưởng về chủ nghĩa xã hội không tưởng "Tương ứng với một
trạng thái chưa trưởng thành của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, với những
quan hệ giai cấp chưa trưởng thành, là những lý luận chưa trưởng thành. Việc
giải quyết những nhiệm vụ xã hội còn ẩn giấu trong những quan hệ kinh tế
chưa phát triển"(5). Ph. Ăng-ghen chỉ ra rằng, về nội dung thì nguồn gốc của
chủ nghĩa xã hội bắt rễ sâu xa từ những sự kiện kinh tế: một mặt, có sự đối
lập giai cấp giữa hai giai cấp xã hội trong xã hội tư bản: công nhân làm thuê
và nhà tư sản; và mặt khác, giữa hai tầng lớp xã hội chủ yếu: tầng lớp người
có của và tầng lớp người khơng có của.
Chính vì xuất phát trên cơ sở hiện thực, nên chủ nghĩa xã hội đã chuyển
biến từ không tưởng thành khoa học. Nói cách khác, việc nhận thức q trình
lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa tư bản, phân tích những mâu
thuẫn và xung đột cơ bản chứa đựng trong chế độ đó đã giúp chủ nghĩa xã hội
khoa học ra đời. Ăng-ghen viết: "Chủ nghĩa xã hội hiện đại chẳng qua chỉ là
sự phản ánh của sự xung đột ấy, trước hết trong đầu óc của giai cấp trực tiếp
chịu đau khổ vì sự xung đột ấy, tức là giai cấp công nhân".(6)
Trong tác phẩm Những nguyên lý của chủ nghĩa cộng sản viết năm
1847, Ph. Ăng-ghen đã chỉ rõ rằng chủ nghĩa cộng sản là đối lập với chế độ tư
hữu, và sẽ có lý khi các đảng cộng sản đều khẳng định mục tiêu của mình là


xóa bỏ chế độ tư hữu. Tuy nhiên, khi được hỏi có nên xóa bỏ chế độ tư hữu
hay khơng sau khi cách mạng vô sản thành công, Ph. Ăng-ghen trả lời dứt
khốt rằng: “Khơng, khơng và khơng thể thủ tiêu chế độ tư hữu ngay lập tức,
cũng y như khơng thể làm cho lực lượng sản xuất có thể tăng lên ngay lập tức
đến mức cần thiết để xây dựng nền kinh tế cơng hữu”. Cho nên, chỉ có thể cải
tạo xã hội hiện nay một cách dần dần và chỉ khi nào đã tạo nên được một khối
lượng tư liệu sản xuất cần thiết cho việc cải tạo đó thì khi ấy mới thủ tiêu
được chế độ tư hữu.

Biện chứng của lịch sử là ở chỗ, để thủ tiêu chế độ tư hữu thì phải phát
triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, kinh tế hàng hóa, kinh tế thị trường, chấp
nhận sự tồn tại của sở hữu tư nhân trong một thời gian dài. Đây là quy luật
khách quan, biện chứng của sự phát triển. Chính vì khơng nhận thức và vận
dụng được quy luật này, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu đã
chủ trương nhanh chóng xóa bỏ sở hữu tư nhân, khơng thừa nhận nền kinh tế
hàng hóa nhiều thành phần, khơng phát triển quan hệ hàng hóa - tiền tệ và
kinh tế thị trường, thực hiện chiến lược cơng nghiệp hóa theo hướng hướng
nội là chủ yếu, khơng tích cực tham gia vào phân công hợp tác quốc tế, coi
nhẹ vai trị của dịch vụ trong nền kinh tế. Mơ hình này đã lâm vào khủng
hoảng sâu sắc vào cuối thập niên 80 của thế kỷ XX.
Ở Việt Nam trong quá trình đổi mới, chúng ta đã nhận thức đầy đủ hơn
về mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện. Đại hội đại biểu toàn quốc lần
thứ VIII của Đảng đã khẳng định: “sản xuất hàng hóa khơng đối lập với chủ
nghĩa xã hội, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại
khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và cả khi chủ
nghĩa xã hội đã được xây dựng"(7).
Phương châm xuất phát từ hoạt động thực tiễn, từ tổng kết thực tiễn để
rút ra những kết luận lý luận khoa học đúng đắn, phục vụ tốt hơn nữa cho


hoạt động thực tiễn, đã được Ph. Ăng-ghen kiên trì áp dụng trong suốt cuộc
đời hoạt động cách mạng của ông.
Một trong những hoạt động thực tiễn cách mạng của Ph. Ăng-ghen là
tiến hành cuộc đấu tranh thành lập đảng và tổ chức cách mạng quốc tế của
giai cấp vô sản - một điều kiện quyết định thắng lợi của cuộc cách mạng vơ
sản. Chính trong cuộc đấu tranh này, Ph. Ăng-ghen có những cống hiến có ý
nghĩa to lớn cả về lý luận và thực tiễn cho phong trào cách mạng của giai cấp
cơng nhân: trong vịng hơn 40 năm kể từ khi gặp C. Mác, Ph. Ăng-ghen
đã cùng với C. Mác xây dựng một học thuyết cách mạng khoa học - chủ

nghĩa xã hội khoa học; tổ chức giáo dục những đội ngũ tiên phong của
giai cấp công nhân và sau khi C. Mác qua đời, Ph. Ăng-ghen đã tiếp tục
đấu tranh, bảo vệ, củng cố và phát huy những thành tựu đã đạt được để
đưa phong trào cách mạng của giai cấp công nhân ngày càng phát triển.
Cống hiến của Ph. Ăng-ghen đối với phong trào công nhân quốc tế
được thể hiện sinh động thông qua 10 năm tồn tại của Quốc tế I và hoạt động
của ông trong phong trào công nhân quốc tế cho đến tận cuối đời. Sau khi
Quốc tế I ngừng hoạt động, rồi Quốc tế II ra đời, vấn đề thống nhất phong
trào công nhân quốc tế, đặc biệt là sự thống nhất tư tưởng của phong trào
được Ph. Ăng-ghen hết sức quan tâm. Ông đấu tranh mạnh mẽ, kiên quyết
chống những khuynh hướng tư tưởng ảnh hưởng xấu đến phong trào công
nhân, nhất là đấu tranh chống chủ nghĩa cải lương và chủ nghĩa vơ chính phủ,
khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của chủ nghĩa Mác trong phong trào cơng
nhân.
Bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác với tính cách là cơ sở nền tảng
tư tưởng, lý luận của phong trào công nhân luôn luôn được Ph. Ăng-ghen
chú trọng đặt lên hàng đầu. Chống Đuy-rinh là một trong những tác phẩm
lý luận tiêu biểu mà Ph. Ăng-ghen viết để đập tan những quan điểm lý luận


phi mác-xít đang truyền bá trong Đảng Dân chủ - Xã hội Đức vào cuối những
năm 80 của thế kỷ XIX.
Sau khi C. Mác qua đời, Ph. Ăng-ghen tập trung sức lực và trí tuệ tiếp
tục sự nghiệp tổ chức, giác ngộ công nhân và bảo vệ, phát triển chủ nghĩa
Mác. Trong thời kỳ này, Ăng-ghen đã đảm
đương một khối lượng cơng việc vơ cùng
nặng nề, khó khăn để chỉnh lý, biên tập và
cho xuất bản Quyển II, Quyển III bộ Tư
bản - tác phẩm kinh tế chính trị vĩ đại nhất
của thế kỷ XIX. Với cơng trình này, "Ph.

Ăng-ghen đã dựng cho người bạn thiên tài
của ông một đài kỷ niệm trang nghiêm,

“Không thể nào hiểu được
chủ nghĩa Mác và trình bày đầy
đủ được chủ nghĩa Mác, nếu
khơng chú ý đến toàn bộ những
tác phẩm của Ph. Ăng-ghen”.
V.I. Lê-nin

trên đó Ph. Ăng-ghen cũng khơng ngờ đã khắc ln cả tên mình bằng những
chữ khơng bao giờ phai mờ được". Sau đó, ơng đã tích cực tìm mọi cách để
phổ biến rộng rãi tác phẩm Tư bản cũng như những tác phẩm mác-xít khác
trong giai cấp cơng nhân, nhằm nâng cao trình độ giác ngộ của giai cấp cơng
nhân, nâng cao tính tự giác của phong trào cơng nhân.
Có thể nói, cơng lao của Ph. Ăng-ghen đối với giai cấp cơng nhân chính
là ở chỗ Ph.Ăng-ghen đã cùng với C. Mác, bằng hoạt động lý luận và thực
tiễn "dạy cho cơng nhân tự nhận thức được mình và có ý thức về mình, và đã
đem khoa học thay thế cho mộng tưởng"(8). Những cống hiến vĩ đại của ông
đối với phong trào công nhân quốc tế đời đời bất diệt.
Rõ ràng, C. Mác và Ph. Ăng-ghen mới chỉ nêu ra những dự báo khoa
học về xã hội cộng sản thông qua sự phân tích hiện thực của chủ nghĩa tư bản,
điều này đòi hỏi các đảng cộng sản phải vận dụng phát triển sáng tạo học
thuyết của C. Mác, Ph. Ăng-ghen trong điều kiện cụ thể của đất nước mình.
Chính V. I. Lê-nin xuất phát từ thực tiễn nước Nga đã tổng kết: Chúng ta


khơng hình dung một thứ chủ nghĩa xã hội nào khác hơn là chủ nghĩa xã hội
dựa trên cơ sở tất cả những bài học mà nền văn minh lớn của chủ nghĩa tư bản
thu được.

Thực tiễn lịch sử cũng chứng minh, khi vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của mỗi nước, cần có sự sáng tạo, khắc phục quan
điểm chủ quan duy ý chí, giáo điều, tả khuynh làm cho học thuyết tư tưởng
của các nhà kinh điển bị xuyên tạc méo mó.
Ở Việt Nam qua hơn 20 năm đổi mới, Đảng ta đã khẳng định, kiên trì
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Thực tiễn sự phát triển của đất nước cho
thấy, đổi mới là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý
nghĩa sống cịn. Tuy nhiên, đổi mới không phải là phủ định thành tựu và cách
làm trước đây, mà là khẳng định những gì trước kia hiểu đúng làm đúng, loại
bỏ những gì hiểu sai làm sai, hoặc những gì trước kia đúng nhưng nay khơng
cịn phù hợp, bổ sung nhận thức mới và cách làm mới, đáp ứng yêu cầu thực
tiễn của cách mạng. Đổi mới không phải từ bỏ mục tiêu chủ nghĩa xã hội mà
làm cho chủ nghĩa xã hội được nhận thức đúng đắn hơn, xây dựng hiệu quả
hơn. Q trình này khơng phải là xa rời chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng
Hồ Chí Minh, mà là nhận thức đúng, vận dụng sáng tạo và phát triển học
thuyết, tư tưởng đó, nắm vững bản chất cách mạng và khoa học của nó, lấy đó
làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động cách mạng, dùng lý
luận tư tưởng đó làm cơ sở quan trọng để đánh giá tình hình, với tinh thần
nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, lấy đó làm cơ sở xuất phát để
hoạch định đường lối đổi mới.
Những tư tưởng của Ph. Ăng-ghen về chủ nghĩa xã hội khoa học đến
nay vẫn giữ ngun tính thời sự và có ý nghĩa quan trọng đối với công cuộc
đổi mới của đất nước ta, nhất là trong việc nhận thức và làm sáng tỏ sứ mệnh


lịch sử của giai cấp công nhân, tăng cường vai trò lãnh đạo đất nước của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong bối cảnh xu thế hội nhập toàn cầu, xây dựng nền
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền dân chủ xã hội
chủ nghĩa với Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân, hướng đến
mục tiêu chung “Dân giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn
minh”./.


(1) V.I.Lê-nin: Tồn tập, Nxb Tiến bộ, Mát-xcơ-va, t 2, 1978, tr 3
(2) V.I.Lê-nin: Sđd, t 26, tr 110
(3) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Sđd , t 19, tr 331 - 332
(4) V.I. Lê-nin: Sđd , t 33, tr 104
(5) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Tồn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1994, t 20, tr 358
(6) C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
1994, t 20, tr 372 - 373
(7) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1996, tr 97
(8) V.I.Lê-nin, Sđd, t 2, tr 5



×