Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

TIỂU LUẬN tìm HIỂU NHỮNG vấn đề về hôn NHÂN và GIA ĐÌNH TRONG tác PHẨM NGUỒN gốc GIA ĐÌNH và CHẾ độ tư hữu của NHÀ nước của PH ĂNG GHEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.25 KB, 11 trang )

TÌM HIỂU NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH QUA TÁC PHẨM
"NGUỒN GỐC GIA ĐÌNH VÀ CHẾ ĐỘ TƯ HỮU CỦA NHÀ NƯỚC "
CỦA PH. ĂNG-GHEN

"Nguồn gốc gia đình và chế độ tư hữu của Nhà nước " của Ph. Ăngghen là một trong những tác phẩm kinh điển có ý nghĩa quan trọng đối với
việc nghiên cứu các hình thức và sự phát triển gia đình của loài người qua
từng giai đoạn lịch sử khác nhau. Tác phẩm này được Ăng ghen viết đầu năm
1884, lúc bấy giờ bối cảnh thế giới có những biến đổi mạnh mẽ về kinh tế- xã
hội và khoa học kỹ thuật. Đặc biệt là những phát kiến lớn có ý nghĩa quan
trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử xã hội xuất hiện ngày càng nhiều, trong
số đó phải kể tới cuốn "Xã hội thời cổ hay các cuộc khảo cứu những con
đường tiến bộ của loài người từ thời đại mông muội" của Morgan- nhà nhân
chủng học người Mỹ.
Trong tác phẩm này Ăng ghen đã sử dụng cách phân chia của Morgan,
phân chia lịch sử xã hội loài người trải qua ba thời kỳ đó là: thời đại mông
muội tương ứng với xã hội công xã nguyên thuỷ; Thời đại dã man tương ứng
với thời kỳ cuối của chế độ cộng sản nguyên thuỷ và Thời đại văn minh
tương ứng với thời kỳ xã hội bắt đầu xuất hiện chế độ tư hữu và phân chia
giai cấp và tương ứng vơí 3 thời đại này là sự xuất hiện tồn tại các kiểu chế
độ hôn nhân và gia đình. Ăng ghen viết rõ điều này như sau:
"Ở thời đại mông muội có chệ độ quần hôn; ở thời đại dã man, có chế
độ hôn nhân cặp đôi; ở thời đại văn minh, có chế độ một vợ một chồng được
bổ sung bằng tệ ngoại tình và nạn mại dâm" 1
Nội dung chính của tác phẩm "Nguồn gốc gia đình và chế độ tư hữu của
Nhà nước " thể hiện những quan điểm lý luận về gia đình, hôn nhân và tình
yêu nam nữ qua từng giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau. Những quan điểm
1

C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 21 tr.117

1




của Morgan về gia đình như: quan niệm gia đình là một thiết chế hết sức
năng động; nó không bao giờ đứng nguyên một chỗ mà nó luôn vận động và
biến đổi không ngừng chuyển từ hình thức thấp lên một hình thức cao tương
ứng với sự phát triển của xã hội được Ăng ghen rất tán thành và ủng hộ.
Thông qua tác phẩm này, Ăng ghen nhận định sự biến đổi và phát triển
kinh tế xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định đã có tác động và quy
định các hình thức tổ chức và kết cấu của gia đình. Gia đình chính là sản
phẩm của lịch sử nó tiến hóa, biến đổi cùng với sự biến đổi của xã hội loài
người. Xuyên suốt nội dung tác phẩm, Ăng ghen thể hiện quan điểm biện
chứng duy vật trong việc nghiên cứu các hình thức gia đình mà loài người đã
trải qua từ thấp lên cao. Sự tiến triển của gia đình nó phù hợp với quy tắc đào
thải tự nhiên, hợp với quy luật tâm lý, tình cảm của con người. Các hình thức
gia đình mà loài người đã trải qua thể hiện qua tác phẩm của Ăng ghen bao
gồm những kiểu loại gia đình sau:
1. Gia đình huyết tộc: Đây là hình thức sơ khai của gia đình, kiểu tổ
chức gia đình này xuất hiện gắn với các điều kiện lịch sử - kinh tế - xã hội
của loài người ở buổi ban đầu hết sức thấp kém và mông muội. Kiểu tổ chức
gia đình này cho phép có quan hệ tính giao trong phạm vi gia đình giữa
những người cùng một thế hệ, giữa đàn ông và đàn bà, giữa cha và mẹ; giữa
các con trai và các con gái. Như vậy giữa tổ tiên và con cháu, cha mẹ và con
cái không có nghĩa vụ quyền lợi vợ chồng với nhau. Quan hệ gia đình, tình
yêu, hôn nhân mang tính chất quần hôn, tạp hôn. Ăng Ghen viết rất rõ như
sau:
"Ở đây các tập đoàn hôn nhân đều phân theo thế hệ: trong phạm vi gia
đình, tất cả ông và bà đều là vợ chồng với nhau, các con họ nghĩa là các
người cha và các bà mẹ cũng đều là vợ chồng với nhau, rồi đến lượt con cái
của những người này cũng hợp thành một nhóm vợ chồng chung thứ ba; rồi


2


con cái của những người con ấy, tức là chắt của những người nói trên cùng
lại họp thành một nhóm vợ chồng thứ tư."2
Tuy nhiên, hình thức gia đình này chỉ tồn tại trong một giai đoạn lịch sử
nhất định. Bởi lẽ, sự phát triển của gia đình trong thời đại nguyên thuỷ là sự
thu hẹp không ngừng tình trạng cộng đồng hôn nhân giữa nam và nữ thống
trị. Bước tiến đầu tiên trong tổ chức gia đình là huỷ bỏ quan hệ tình dục giữa
cha mẹ và con cái - hình thành nên gia đình huyết tộc, thì bước tiến thứ hai
quan trọng là huỷ bỏ quan hệ tình dục giữa anh em trai và chị em gái, xuất
hiện kiểu tổ chức gia đình mới - gia đình Pu-na-lu-an.
2. Gia đình Pu-na-lu-an: Hình thức gia đình này ra đời đã huỷ bỏ quan
hệ tình dục giữa anh em trai và chị em gái cùng một mẹ đẻ ra, chấm dứt quan
hệ hôn nhân hết sức mông muội của chế độ công xã nguyên thuỷ. Theo lời
của Morgan là : "Một sự minh hoạ rất tốt về tác động của nguyên tắc đào thải
tự nhiên", và thiết chế thị tộc cũng xuất hiện vào thời kỳ này. Ăng ghen viết
về điều này như sau:
"Khi nảy sinh ra quan niệm cho rằng quan hệ tình dục giữa những người
con cùng mẹ là không được phép, thì quan niệm đó đã có tác dụng trong việc
phân nhỏ những cộng đồng gia đình cũ và lập thành những cộng đồng gia
đình mới"...3
Do tính chất của quan hệ hôn nhân theo chế độ quần hôn nên đứa trẻ
sinh ra không xác định được cha đẻ là ai - những người con sinh ra chỉ được
tính về dong máu của người mẹ. Người mẹ trong gia đình gọi tất cả trẻ em
trong gia đình là con và có bổn phận làm mẹ đối với chúng. Tuy nhiên, trong
số trẻ em đó người phụ nữ vẫn có khả năng phân biệt được con đẻ của mình,
còn người đàn ông thì không thể làm như vậy được. Ăng ghen viết như sau:

2


C.Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, tập 21 tr.66

3

C.Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, Tập 21, tr69

3


"...Một số anh em trai cùng mẹ hoặc xa hơn, đều lấy chung một số vợ
không phải là chị em gái của họ, và những người vợ ấy đều gọi nhau là Puna-lu-a. Đó là hình thức cổ điển của một kết cấu gia đình, kết cấu này sau đó,
đã trải qua một loạt biến đổi và có đặc trưng chủ yếu là: chung chồng chung
vợ với nhau trong phạm vi một gia đình nhất định, nhưng phải loại trừ những
anh em trai của các người vợ ... và những chị em gái của các người chồng
nữa".4
Trong giai đoạn này, hình thức hôn hân theo kiểu Pu-na-lu-an - những
đứa trẻ sinh ra dòng dõi đằng mẹ đóng vai trò quyết định, do chỗ người ta
không biết chắc chắn ai là cha đích thực của đứa trẻ, nhưng người ta lại biết
rất rõ ai là mẹ của chúng và chế độ mẫu hệ đã ngự trị trong hình thức gia
đình này. Vì vậy, có thể khẳng định thời kỳ này người phụ nữ có vai trò, vị
thế rất quan trọng cả trong gia đình và ngoài xã hội. Họ là người có quyền uy
và nắm quyền quyết định tất cả các vấn đề trong gia đình từ việc xác nhận
con cái đến việc chia thừa kế tài sản. Có thể nói đây là thời kỳ "hoàng kim"
của giới nữ - Phụ nữ là người có uy tín và nắm quyền quản lý gia đình và xã
hội, còn đàn ông có địa vị thứ yếu và bị lệ thuộc.
"Rõ ràng là chừng nào chế độ quần hôn còn tồn tại thì dòng dõi chỉ có
thể xác định được về bên mẹ mà thôi, và vì vậy, chỉ có nữ hệ là được thừa
nhận". (Lewis H.Morgan, 1877,tr73).
Cùng với sự biến đổi về kinh tế - xã hội, các vấn đề hôn nhân, gia đình

cũng biến đổi theo và lúc bấy giờ người ta cấm những người cùng dòng máu
kết hôn với nhau.Vì vậy chế độ quần hôn ngày càng không thực hiện được
và chế độ ấy được thay thế bởi hình thức gia đình cặp đôi. Điều này đã chứng
minh sự phát triển, tiến hoá của các hình thức gia đình có nhiều nguyên nhân
và yếu tố tác động tới, có cả yếu tố tự nhiên, sự đào thải của quy luật sinh
học, tâm lý và đạo đức cũng như các yếu tố kinh tế - xã hội khác.
4

C.Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, Tập 21, tr69-70

4


3. Gia đình cặp đôi: Hình thức gia đình này xuất hiện ở cuối thời đại
mông muội và thời đại dã man. Quan hệ hôn nhân trong gia đình thực hiện
theo hình thức kết hôn từng cặp trong một thời gian dài hay hay ngắn và có
thể bị cắt đứt dễ dàng do yêu cầu của bên này hay bên kia và con cái sinh ra
vẫn chỉ biết đến mẹ của mình mà thôi.
Vai trò vị thế của người phụ nữ thời kỳ này vẫn rất được đề cao và có
quyền uy quan trọng. Ăng ghen viết:
"Ở tất cả những thời đại mông muội và tất cả những bộ lạc ở các giai
đoạn giữa và thấp, và thậm chí ở một phần những bộ lạc ở vào giai đoạn cao
nữa của thời đại dã man, người đàn bà chẳng những được hưởng tự do mà
còn có một địa vị rất vinh dự nữa".5
Khi những điều kiện kinh tế xã hội của thời kỳ hôn nhân cặp đôi có
bước phát triển, đó là: việc thuần dưỡng gia súc và việc chăn nuôi các bầy gia
súc đã tạo ra những nguồn của cải rất lớn so với thời kỳ trước đó. Chính việc
tạo ra những nguồn của cải dồi dào đã có sự tác động và thúc đẩy những
quan hệ xã hội mới xuất hiện trong giai đoạn này. Ăng ghen viết:
"Đến khi người ta biết chăn nuôi, làm đồ kim khí, biết dệt và cuối cùng

biết trồng trọt, thì tình hình thay đổi. Đàn bà làm vợ trước kia dễ kiếm biết
bao, thì nay là món hàng có giá trị trao đổi và phải mua; cả sức lao động cũng
thế, nhất là từ khi các bầy gia súc vĩnh viễn trở thành sở hữu của gia đình ...
những của cải tăng lên nhanh chóng, thì đánh một đòn rất mạnh vào xã hội
dựa trên chế độ hôn nhân cặp đôi và trên thị tộc mẫu quyền. Hôn nhân cặp
đôi đưa vào gia đình một yếu tố mới...." 6
Như vậy cùng với sự phát triển các nguồn của cải dồi dào, sự phân công
lao động được thực hiện trong gia đình bấy giờ đã có sự sắp xếp, bố trí lại.
Lúc bấy giờ người chồng với vai trò "công cụ" là đi kiếm thức ăn nuôi sống
gia đình và tìm kiếm những công cụ lao động cần thiết phục vụ công việc
5
6

C.Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, Tập 21, tr. 82
C.Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, Tập 21. Tr90

5


kiếm thức ăn của mình. Còn người phụ nữ với vai trò công cụ là "sinh đẻ và
nội trợ" chỉ ở trong phạm vi ngôi nhà của mình. Như vậy, cùng với sự phát
triển về công cụ sản xuất cũng như nguồn của cải dồi dào tăng lên nên vai
trò, vị thế của người chồng, nam giới ở giai đoạn này được xác lập và có
bước phát triển mới, thay đổi về chất. Tuy nhiên theo phong tục của xã hội
thị tộc mẫu hệ, con cái tính theo dòng máu mẹ nên con cái của người đàn ông
vẫn không được hưởng tài sản của chính người cha mình làm ra. Vì vậy, để
đảo ngược được trật tự kế thừa cổ truyền nhằm có lợi cho con cái mình, lúc
bấy giờ người chồng đã tìm cách xoá bỏ chế độ thị tộc mẫu hệ và xác lập
dòng dõi tính theo người cha và quyền thừa kế theo dòng máu người cha đã
được xác lập không mấy khó khăn. Cùng với việc xoá bỏ chế độ mẫu hệ thì

thời đại hoàng kim của người phụ nữ đã bị phế bỏ hoàn toàn. Ăng ghen gọi
sự kiện này là:
"Vì cuộc cách mạng đó - một trong những cuộc cách mạng triệt để nhất
mà nhân loại đã trải qua..."7 và việc đó theo ông: "Lúc đó, việc này hoàn toàn
không khó như ngày nay ta vẫn tưởng".
Như vậy, cùng với sự xoá bỏ chế độ thị tộc mẫu hệ thì đồng thời địa vị
của người phụ nữ cũng trở nên thấp kém, thậm chí là "nhục nhã" cả trong gia
đình và ngoài xã hội. Ăng ghen cho rằng: "Chế độ mẫu quyền bị lật đỗ là sự
thất bại lịch sử có tính chất toàn thế giới của giới nữ". 8
Trong giai đoạn lịch sử trước đó vị thế, vai trò của người phụ nữ được
khẳng định, thì giờ đây địa vị đó của họ đã hoàn toàn thay đổi, họ trở nên
thấp kém và nhục nhã. Người đàn ông với sự sự phân công lao động của xã
hội lúc này họ hoàn toàn chiếm vị trí độc tôn, cai quản và quyết định tất cả
mọi việc trong gia đình. Ăng ghen đã nhận xét ...
"Ngay cả ở trong nhà người đàn ông cũng nắm lấy quyền cai quản, còn
người đàn bà bị hạ cấp, bị nô dịch, bị biến thành nô lệ cho sự dâm đãng của
C. Mác và Ph. Ăng-ghen; Toàn tập; Tập 21.tr 92
C. Mác và Ph. Ăng-ghen; Toàn tập; Tập 21.tr93

7
8

6


đàn ông, thành một công cụ sinh đẻ đơn thuần". Tuy nhiên một nghịch lý trở
trêu đã diễn ra đó là "Trong thời đại cổ điển, người ta dần dần tô son trát
phấn cho nó, người ta khoác một bề ngoài giả dối, đôi khi gán cho nó những
hình thức êm dịu hơn; nhưng địa vị nhục nhã đó hoàn toàn không được xoá
bỏ". 9

Nguồn gốc của sự bất bình đẳng trong gia đình của thời đại văn minh
(theo cách gọi của Morgan) nguyên nhân chính là bắt nguồn từ yếu tố kinh
tế, cụ thể là vấn đề quan hệ sở hữu, nó gắn liền với sự biến đổi kinh tế từ
nông nghiệp, trồng trọt sang chăn nuôi gia súc. Thời kỳ này cùng với sự sụp
đổ của chế độ mẫu quyền là chế độ phụ quyền xuất hiện. Chế độ phụ quyền chế độ gia trưởng là chế độ hôn nhân và gia đình mà trong đó mọi quyền
hành thuộc về đàn ông - xã hội mà đàn ông luôn thống trị và áp bức đàn bà.
Sự áp bức này không chỉ đối với vợ con trong gia đình mà còn đối với cả nô
lệ. Trong tất cả các lĩnh vực từ tình cảm, tình yêu và công việc cũng như tính
mạng của họ thuộc về quyền đàn ông định đoạt. Ăng ghen viết:
"Danh từ đó là do người La Mã đặt ra để chỉ một cơ cấu xã hội mới, mà
người cầm đầu nắm giữ vợ con và một số nô lệ dưới quyền lực gia trưởng La
Mã và có quyền sinh sát đối với tất cả những người này". 10
Gia đình gia trưởng xuất hiện đã đánh dấu bước chuyển từ chế độ hôn
nhân cặp đôi sang chế độ một vợ một chồng. Nhưng hình thức gia đình này
theo Mác "nó chứa đựng dưới hình thức thu nhỏ, tất cả những mâu thuẫn sau
này sẽ phát triển rộng lớn trong xã hội và trong Nhà nước của xã hội đó".
Như vậy không chỉ trong gia đình người phụ nữ bị áp bức, bị nô dịch mà
nhìn rộng ra ở tầm xã hội thì người phụ nữ vẫn luôn là kẻ bị áp bức của "xã
hội nam trị" lúc bấy giờ và cho đến sau này.
4. Hôn nhân một vợ một chồng: Hình thức gia đình này xuất hiện từ gia
đình cặp đôi vào lúc giao thời giữa giai đoạn giữa và giai đoạn cao của thời
9

C. Mác và Ph. Ăng-ghen; Toàn tập; Tập 21.tr 93
C. Mác và Ph. Ăng-ghen; Toàn tập; Tập 21.tr 94

10

7



đại dã man. Sự thắng thế của chế độ hôn nhân một vợ một chồng là một
trong những dấu hiệu buổi đầu của thời đại văn minh. Gia đình một vợ một
chồng được hình thành chủ yếu do sự phát triển của lực lượng sản xuất, làm
nẩy sinh chế độ tư hữu và sự phân chia giai cấp trong xã hội. Chế độ hôn
nhân này cũng nhằm mục đích thực hiện nguyện vọng chung của xã hội
"nam trị" bấy giờ - chuyển giao của cải của người cha cho người con trai
mang dòng máu của mình. Ăng -ghen viết rõ điều này như sau:
"Chế độ một vợ một chồng sinh ra từ sự tập trung nhiều của cải vào tay
một người đàn ông, vừa từ nguyện vọng chuyển của cải ấy lại cho con cái
của người đàn ông ấy, chứ không phải của người nào khác" 10 .
Gia đình hôn nhân một vợ một chồng thời kỳnày là dựa trên sự thống trị
của đàn ông, con cái sinh ra phải có cha đẻ rõ ràng và có quyền thừa kế tài
sản của cha mình. Ở thời kỳ này vấn đề về hôn nhân gia đình khác về bản
chất so với hình thức gia đình cặp đôi, quan hệ vợ chồng có sự gắn kết chặt
chẽ hơn, sự tuỳ ý ly dị nhau không diễn ra nhiều như trước. Do tính chất là
xã hội "nam trị" nên luật lệ về ly hôn lúc bấy giờ cũng hoàn toàn có lợi cho
đàn ông, chỉ có đàn ông mới có thể cắt đứt mối quan hệ này và bỏ vợ. Quyền
ngoại tình cũng chỉ thuộc về đàn ông, nếu như việc đó xẩy ra với phụ nữ thì
là điều không thể tha thứ và họ sẽ bị trừng phạt. Ăng ghen viết:
" Sự tồn tại của chế độ nô lệ bên cạnh chế độ một vợ một chồng, sự có
mặt của những người nữ nô lệ trẻ, đẹp, hoàn toàn thuộc về người đàn ông, đó là điều, ngay từ đầu, đã khiến cho chế độ một vợ, một chồng có tính chất
đặc biệt là: một vợ một chồng chỉ riêng đối với người đàn bà, chứ không phải
đối với đàn ông. Và cho đến nay chế độ một vợ một chồng vẫn còn giữ tính
chất ấy."11
Từ tình chất và mục đích đó, gia đình dưới chế độ tư hữu xây dựng trên
quan hệ bất bình đẳng giữa vợ và chồng, giữa nam và nữ và cùng với hình
10
11


C. Mác và Ph. Ăng-ghen; Toàn tập; Tập 21.tr.118
C. Mác và Ph. Ăng-ghen; Toàn tập; Tập 21.tr 101

8


thức một vợ một chồng là chế độ nhiều vợ, tệ tạp hôn, nạn mại dâm và tệ
ngoại tình trở nên phổ biến trong xã hội bấy giờ. Ăng ghen đã chỉ rõ những
mâu thuẫn tồn tại trong gia đình dưới chế độ tư hữu, sự tan rã tất yếu của
kiểu gia đình tư sản đó là hình thức thu nhỏ những mặt đối lập, những mâu
thuẫn tồn tại trong xã hội có phân chia giai cấp, giai cấp tư sản không thể nào
khắc phục được những mâu thuẫn và những sự đối lập đó. Hôn nhân của thời
kỳ này không biểu hiện sự hoà hợp trong tâm hồn, tình cảm, sự tự nguyện mà
chỉ thể hiện ra là một sự áp bức, sự "nô dịch của giới này đối với giới kia".
Ăng ghen viết như sau:
"Sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện trong lịch sử là trùng hợp với sự
phát triển của sự đối kháng giữa chồng và vợ trong hôn nhân cá thể, và sự áp
bức giai cấp đầu tiên là trùng với sự nô dịch của đàn ông đối với đàn bà" 12.
Ăng ghen đã phân tích rất rõ tình cảnh và vị thế thấp kém của người
phụ nữ trong chế độ tư hữu và chỉ ra hậu quả xã hội của sự thống trị của đàn
ông đối với đàn bà. Tình trạng bất bình đẳng giữa hai giới càng bị khoét sâu
hơn. Tình yêu, hôn nhân - lĩnh vực tìm cảm sâu kín, thiêng liêng của con
người bị chà đạp. Các vấn đề xã hội hết sức bức xúc như tệ mại dâm, nạn
ngoại tình xuất hiện ngày càng nhiều và đang làm băng hoại đạo đức xã hội.
Sau khi lên án xã hội tư sản và những thối nát của gia đình do chế độ tư
bản chủ nghĩa sinh ra. Ăng ghen đã vạch ra những cơ sở kinh tế xã hội cần
thiết, tất yếu sẽ đến để xây dựng chế độ hôn nhân gia đình mới; nêu ra những
quan điểm cơ bản về tình yêu, hôn nhân và gia đình trong xã hội tương lai.
Ăng ghen viết như sau:
"Hiện nay chúng ta đang tiến tới một cuộc cách mạng xã hội, trong đó

các cơ sở kinh tế từ trước tới nay của chế độ một vợ một chồng, cũng như cơ
sở của điều bổ sung cho nó là nạn mại dâm, đều nhất định sẽ bị tiêu diệt" 13.
"... Cuộc cách mạng xã hội sắp đến ... các tư liệu sản xuất, thành tài sản xã
12
13

C. Mác và Ph. Ăng-ghen; Toàn tập; Tập 21.tr 105
C.Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, Tập 21. tr. 117-118

9


hội thì chế độ lao động làm thuê, giai cấp vô sản cũng sẽ biến mất, và đồng
thời cũng sẽ không còn tình trạng một số phụ nữ - con số này có thể thống kê
được- cần thiết phải bán mình vì đồng tiền nữa. Tệ mại dâm sẽ mất đi, và chế
độ một vợ một chồng không những không suy tàn, mà cuối cùng lại còn trở
thành một hiện thực, - ngay cả đối với đàn ông nữa." 14.
Từ việc chỉ ra những đặc điểm và tính chất của hôn nhân gia đình dưới
chế độ tư bản chủ nghĩa và sự bất bình đẳng nam nữ nguyên nhân chủ yếu là
bắt nguồn từ yếu tố kinh tế, tuy nhiên bên cạnh đó các nhà kinh điển cũng
đồng thời chỉ ra những yếu tố khác tác động tới quá trình này đó là: những
phong tục, truyền thống, thói quen và cả tư tưởng "trọng nam khinh nữ" cùng
các tàn dư khác của chế độ xã hội cũ để lại cũng là những yếu tố tác động
vào quá trình này.
Trên cơ sở phân tích nguồn gốc, nguyên nhân kinh tế và xã hội dẫn tới
sự bất bình đẳng trong hôn nhân gia đình và địa vị thấp kém của người phụ
nữ trong gia đình và ngoài xã hội dưới chế độ xã hôị tư bản chủ nghĩa, Ăng
Ghen đã chỉ ra xu hướng biến đổi của hình thức gia đình văn minh mới một
vợ - một chồng và xu hướng bình đẳng nam nữ là mang tính tất yếu của cuộc
cách mạng XHCN. Cùng với việc xoá bỏ chế độ tư hữu, thực hiện công hữu

hoá các tư liệu sản xuất và sự phát triển của nền đại công nghiệp sẽ tạo ra
những điều kiện để giải phóng phụ nữ, xây dựng quan hệ gia đình bình đẳng,
hoà thuận; quan hệ hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu. Tình yêu đó phải dựa
trên sự thoả thuận giữa hai người, phải gắn với trách nhiệm bình đẳng và
phải thực hiện hôn nhân một vợ một chồng theo nghĩa chân chính của nó.
Ăng ghen cho rằng phải để cho thanh niên có quyền tự lựa chọn người bạn
đời của mình. Khi hạnh phúc gia đình thật sự không còn nữa, Ăng ghen tán
thành giải quyết ly hôn và coi đó là điều cần thiết cho cả hai bên và cả xã
hội. Theo Ăng ghen đó là biểu hiện của đạo đức và là một quy tắc trong quan
hệ vợ chồng mới. Ăng ghen viết như sau:
14

C.Mác và Ph. Ăng ghen, Toàn tập, Tập 21. tr.118

10


..."Nếu chỉ riêng hôn nhân dựa trên cơ sở tình yêu mới là hợp đạo đức
thì cũng chỉ riêng hôn nhân trong đó tình yêu mới được duy trì, mới là hợp
đạo đức mà thôi. Nhưng sự thôi thúc của tình yêu cá thể giữa nam và nữ thì
lại tuỳ từng người mà lâu dài rất khác nhau, nhất là đối với đàn ông; và nếu
tình yêu đã hoàn toàn phai nhạt hoặc bị một tình yêu say đắm mới át đi, thì ly
hôn sẽ là điều hay cho cả đôi bên cũng như cho xã hội. Chỉ cần tránh cho
người ta khỏi sa chân vô ích vào vũng bùn kiện tụng để ly hôn mà thôi." 14
Tóm lại, tác phẩm "Nguồn gốc gia đình và chế độ tư hữu của Nhà nước
"

của Ăng ghen đã giúp chúng ta hiểu được một cách sâu sắc về sự phát

triển của các hình thức gia đình của loài người là gắn liền với sự biến đổi về

kinh tế - chính trị - xã hội. Tác phẩm thể hiện rõ tư tưởng tiến bộ về giải
phóng phụ nữ, đấu tranh vì sự bình đẳng giới trong gia đình cũng như ngoài
xã hội. Ăng ghen đã tố cáo chế độ tư bản chủ nghĩa và những quan hệ kinh tế
của nó là nguyên nhân chính gây nên tình trạng áp bức phụ nữ, bất bình đẳng
giới và rộng hơn là sự bất bình đẳng xã hội. Thông qua đó Ăng ghen đã vạch
rõ con đường cũng như các điều kiện để tiến tới giải phóng phụ nữ, xoá bỏ
chế độ tư bản bất công, tiến tới xây dựng một xã hội tốt đẹp, tự do - bình
đẳng mà loài người tiến bộ mong muốn xây dựng.

14

C. Mác và Ph. Ăng-ghen; Toàn tập; Tập 21.tr128

11



×