Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

TIỂU LUẬN THÁCH THỨC của TOÀN cầu hóa đối với LĨNH vực văn hóa và VIỆC gìn GIỮ GIÁ TRỊ văn hóa TRUYỀN THỐNG xây DỰNG nền văn hóa TIÊN TIẾN đậm đà bản sắc dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.9 KB, 19 trang )

NHỮNG THÁCH THỨC CỦA QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HOÁ ĐỐI
VỚI LĨNH VỰC VĂN HÓA. LIÊN HỆ VỚI VIỆT NAM TRONG VIỆC GÌN
GIỮ CÁC GIÁ TRỊ TRUYỀN THỐNG VÀ XÂY DỰNG NỀN VĂN HOÁ
TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢ N SẮC DÂN TỘC.
Giá trị văn hoá chung của toàn nhân loại cũng như các nền văn hoá của mỗi
quốc gia dân tộc là do chính con người qua các thế hệ sáng tạo ra; và đến lượt
mình, văn hoá lại là điều kiện tồn tại và phát triển của đời sống con người. Nhận rõ
vai trò của văn hoá đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, VI.Lê-Nin đã nhấn
mạnh: “nhiệm vụ quan trọng nhất của giai câp vô sản sau khi giành được thắng
lợi, là phải nắm được các di sản văn hoá trước kia, chuyển chúng thành tài sản
của toàn dân để sử dụng được những di sản văn hoá quý giá đó vào việc xây dựng
cho chủ nghĩa xã hội một nền văn hoá mới cao hơn nữa”1
Cũng trên tinh thần đó Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khảng định: “văn hoá là
sự tổng hợp của phương thức sinh hoạt cùng với những biểu hiện của nó mà loài
người đã sinh ra nhằm thích ứng nhu cầu của xã hội và đòi hỏi của sự sinh tồn”2.
Ngày nay chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước là khác nhau nhưng đều có
điểm chung là coi trọng văn hoá. Các nguyên thủ quốc gia tại hội nghị thượng đỉnh
thế giới về phát triển, đều nhất trí rằng: “các nhân tố văn hoá là những điều kiện
thiết yếu cho một sự phát triển bền vững” và “là một bộ phận không thể tách dời
của các chiến lược phát triển kinh tế”3. Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề văn hoá, coi văn hoá là một điều kiện căn
bản về tinh thần trong tiến trình phát triển của xã hội loài người cũng như của dân
tộc, Đảng ta khảng định: “văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu
vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội” và “mọi hoạt động văn hoá,
VI.Lê-Nin toàn tập, NxbTB,M1976,Tập31, tr262.
Hồ Chí Minh toàn tập, Tập3, NxbCTQG, H1995, tr431.
3
Tạp trí người đưa tin UNESCO, Số tháng10/2000.
1
2



văn nghệ phải nhằm xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây
dựng con người Việt Nam về tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống, xây
dựng môi trường vă hoá lành mạnh cho sự phát triển của xã hội”4. Ở đây vấn đề
chủ yếu có tầm quan trọng lớn là để xây dựng một nền vă hoá mới tiên tiến, đậm đà
bản sắc dân tộc trong giai đoan hiện nay, chúng ta phải nghiên cứu một cách
nghiêm túc sự tác động của toàn cầu hoá đối với lĩnh vực văn hoá, và những giải
pháp bảo tồn và phát huy nó trong điều kiện toàn cầu hoá hiện nay, đặc biệt là sự
phát triển của đời sống văn hoá xã hội khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại
thế giới WTO.
Hiện nay đời sống xã hội các dân tộc trên thế giới vừa trải qua những thập
niên cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai với những biến động dữ dội mang tính
toàn cầu để bước sang thiên niên kỷ thứ ba. Đó là nhưng biến động trong tất cả các
lĩnh vực của đời sống xã hội từ kinh tế, chính trị, quân sự đến văn hoá, khoa học,
kỹ thuật; từ đời sống của mỗi con người đến đời sống của cả cộng đồng nhân loại.
Tất cả những biến động ấy đã, đang và sẽ dẫn các quốc gia, dân tộc tới sự liên kết
khu vực và quốc tế bằng quá trình toàn cầu hoá.Toàn cầu hoá đang diễn ra ngày
càng mạnh mẽ trong thế giới hiện đại, không chỉ giới hạn trong lĩnh vực kinh tế mà
còn mở rộng sang tất cả các lĩnh vực khác. Nó đặt ra nhiều vấn đề trọng đại đối với
sự tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc. Vừa là thời cơ cho hội nhập và
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đồng thời cũng giây nên những thách thức, nguy
cơ đối với các lĩnh vực đó.
Toàn cầu hoá về thực chất là sự hội nhập toàn cầu trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống xã hội. Đó là quá trình tất yếu khách quan, hợp với quy luật và không thể
đảo ngược. Toàn cầu hoá trước hết là toàn cầu hoá kinh tế, theo định hướng phát
triển thị trường đã cho phép các nước có trình độ phát triển khác nhau hội nhập khu
4

Văn kiện đậi hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, NxbCTQG, H1996, tr110-111.



vực và quốc tế. Toàn cầu hoá kinh tế theo hướng phát triển thị trường khi các nước
tham gia còn nhiều khác biệt đang đặt ra những vấn đề cấp bách cho mọi quốc gia,
dân tộc. Bởi lẽ, nền kinh tế thị trường với những nguyên tắc vận hành và phát triển
riêng của nó đang có ảnh hưởng rất sâu sắc cả theo hướng tích cực và tiêu cực tới
mọi mặt đời sống xã hội, tới hệ thống các giá trị văn hoá, các quy phạm đạo đức,
tâm hồn, tình cảm, lối sống và nhân cách con người trong mỗi quốc gia, dân tộc.
Phát triển kinh tế thị trường không chỉ làm nảy sinh quá trình thâm nhập, bổ sung
lẫn nhau giữa các hệ thống giá trị, các chuẩn mực đạo đức, các quy tắc ứng sử
truyền thống và hiện đại của các dân tộc và quốc gia mà còn làm xuất hiện cả sự tác
động xung đột, bổ sung cho nhau giữa các giá trị đó. Cùng với đó, trong bối cảnh
toàn cầu hoá còn đặt ra những thách thức mới giữa các quốc gia, dân tộc trong việc
bảo tồn và giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc của mình chống sự áp đặt, xâm lược về
văn hoá. Khả năng đó sảy ra khi trình độ phát triển về khinh tế chính trị giữa các
quốc gia không cùng một trình độ, sự chênh lệch đó sẽ dẫn đến sự áp đặt về thông
tin, áp đặt các giá trị và các chuẩn mực cùng với lối sống, văn hoá của một quốc gia
dân tộc này lên một số quốc gia dân tộc khác là một thực tế.
Từ toàn cầu hoá lĩnh vực kinh tế dẫn đến toàn cầu hoá đến lĩnh vực khác
trong đó lĩnh vực văn hoá xã hội, toàn cầu hoá về kinh tế là điều kiện để toàn cầu
hoá văn hoá xã hội. Qúa trình toàn cầu hoá là quá trình phức tạp với tác động ảnh
hưởng của nó luôn có tính hai mặt, một mặt nó tạo ra những cơ hội lớn cho các
quốc gia, dân tộc thực hiện giao lưu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Nhưng mặt
khách nó cũng tạo ra những tiêu cực, những nguy cơ thách thức mà nhân loại, các
quốc gia dân tộc phải gánh chịu.
Toàn cầu hoá tạo ra mặt tích cực là: Sự phát triển của toàn cầu hoá kinh tế
phá bỏ những cản trở, những hàng rào ngăn cách giữa các quốc gia, mở ra những
điều kiện thuận lợi cho sự phát triển trong quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội quốc tế,


đồng thời mở ra khả năng cho các quốc gia chậm phát triển, nhanh chóng tham gia
vào hệ thống phân công lao động quốc tế, súc tiến nhanh quá trình chuyển giao

công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài từ đó hình thành một cơ cấu kinh tế- xã hội
hiệu quả để đẩy nhanh, rút ngắn quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Các quốc
gia dân tộc khi tham gia quá trình toàn cầu hoá không những tiếp cận được nguồn
vốn và công nghệ kỹ thuật cũng như công nghệ quản lý để phát triển kinh tế đất
nước mà còn có cơ hội giao lưu, tiếp thu những giá trị tinh hoa, văn hoá nhân loại,
làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, phát triển nền văn
hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc làm nền tảng, động lực thúc đẩy đất nước
bước vào kỷ nguyên mới một cách chủ động, vững chắc. Hiện nay, trong điều kiện
cuộc cách mạng khoa học công nghệ và thông tin phát triển như vũ bão nên toàn
cầu hoá là xu hướng tất yếu như một quy luật để tồn tại và phát triển, tạo ra sự cạnh
tranh trong lĩnh vực sản xuất vật chất, làm cho tốc độ phát triển kinh tế tăng nhanh,
tư liệu tiêu dùng được xản xuất ra dồi dào dẫn đến mức sống ở những nước ngèo
kém phát triển được cải thiện. Toàn cầu hoá cũng tạo cơ hội cho các quốc gia phát
triển rút ngắn thời gian và theo kịp sự phát triển của thế giới. Mặt khác toàn cầu
hoá cũng chống lại âm mưu muốn thâu tóm thế giới biến thế giới thành “thế giới
một cực” do Mỹ và các thế lực phản động Phương tây tiến hành. Đồng thời nó cũng
là đối trọng chống chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi muốn cô lập dân tộc mình với thế giới
bên ngoài nhằm phục vụ lợi ích của một nhóm người thống trị. Toàn cầu hoá cũng
là công cụ phá vỡ bức rào ngăn cách các dòng suối văn hoá tri thức của nhân loại,
đem những giá trị văn hoá của nền văn minh nhân loại đến với các quốc gia dân tộc
trên thế giới để nâng cao đời sống văn hoá vật chất tinh thần của nhân dân
Bên cạnh những mặt tích cực thời cơ, vận hội do toàn cầu hoá đem lại thì
toàn cầu hoá còn thể hiện những thách thức, những tác động tiêu cực thậm trí là
những nguy cơ đối với những quốc gia, dân tộc phải chịu ảnh hưởng; xu hướng


toàn cầu hoá luôn chứa đựng tính thực dân xâm lược. Đó là sự tái diễn bành
chướng xâm lược của chủ nghiã thực dân, không phải bằng quân sự như trước kia,
mà bằng sự thâm nhập về kinh tế, bằng sự xâm lược về văn hoá- xã hội, cụ thể là:
toàn cầu hoá với việc hội nhập khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại được du nhập

tao ra khả năng nâng cao năng xuất, đồng thời sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của các
nước phát triển có lợi thế cũng sẽ lấn át sản phẩm của các quốc gia kém phát triển
hơn. Điều này đã đẩy đến sự cạnh tranh găy gắt và nảy sinh vấn đề phá sản, thất
nghiệp, sự bất công, sự phân hoá giầu nghèo, làm chầm trọng thêm các vấn đề xã
hội vốn đã rất nan giải ở các quốc gia chậm phát triển, làm cho các quốc gia nhỏ bé
ngày càng phụ thuộc nhiều hơn và dần dần trở thành nô lệ cho những quốc gia giầu
có không những về kinh tế mà còn lệ thuộc cả về văn hoá ,chính trị, xã hội. Sự mở
rộng thị trường và tự do thị trường dẫn đến việc khai thác nguồn tài nguyên thiên
nhiên khổng lồ một cách bừa bãi, thiếu khoa học, gây ra ô nhiễm môi trường và
nguồn tài nguyên nhanh tróng bị cạn kiệt. Sự phát triển với quy mô lớn của các
công ty đa quốc gia, xuyên quốc gia làm cho nhà nước mất đi khả năng điều tiết xã
hội dẫn đến mở đường cho chủ nghĩa độc tài phát triển.
Toàn cầu hoá còn đặt ra những hậu quả mang tính chất phi kinh tế. Đó là các
vấn đề phổ biến như ô nhiễm môi trường, đói ngèo, lan tràn nhanh của các loại dịch
bệnh, đăc biệt là HIV/AIDS... Đồng thời đó cũng còn là sự phổ biến của các loại
hình văn hoá ngoại lai với lối sống trái ngược thuần phong mỹ tục, làm băng hoại
đạo đức con người, xâm hại đến nền văn hoá dân tộc. Trên lĩnh vực văn hoá, thách
thức của toàn cầu hoá đối với văn hoá đó là toàn cầu hoá theo kiểu áp đặt giá trị
nước lớn đối với hệ giá trị của nền văn hoá nước nhỏ, đó là sự xâm lăng về văn hoá
làm méo mó, biến dạng tính toàn vẹn của nền văn hoá truyền thống hình thành nên
một nền văn hoá hỗn tạp, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần của nhân dân
làm cho đời sống tinh thần mất ổn định, các giá trị văn hoá truyền thống bị tổn


thương, ảnh hưởng tới nền văn hoá và sự phát triển của các quốc gia dân tộc. Nguy
hại hơn với xu thế toàn cầu hoá hiện nay có thể gây ra nguy cơ bị huỷ diệt các nền
văn hoá nhỏ, nếu như các nền văn hoá này không có sự bảo vệ, chống sự xâm nhập
về văn hoá mang tính tiêu cực từ bên ngoài.
Chính toàn cầu hóa đã tạo ra những điều kiện cho các hiện tượng tiêu cực
của đời sống xã hội phát triển như: sự tràn lan của củ nghĩa khủng bố, chủ nghĩa

kinh tế, chủ nghĩa kỹ trị, sự du nhập lối sống xa lạ với giá trị truyền thống văn hoá
dân tộc, thậm trí cả lối sống đồi truỵ, nạn ma tuý, mãi dâm và lây nhiễm căn bệnh
thế kỷ. Những hiện tượng đó không chỉ ảnh hưởng tới đời sống vật chất, thể chất
của con người, mà còn ảnh hưởng tới thuần phong mỹ tục, nhân phẩm của con
người, ảnh hưởng tới tính cách phong thái đặc sắc của mỗi nền văn hoá. Qúa trình
mở cửa, giao lưu văn hoá, hợp tác làm ăn đã tác động làm thăy đổi những giá trị
truyền thống, nảy sinh tư tưởng sùng ngoại, quay lưng với quá khứ dân tộc vv. Vì
vậy bản sắc văn hoá dân tộc, truyền thống văn hoá tốt đẹp đang đứng trước nguy cơ
bị hoà tan, sói mòn. Chính vì vậy, những nguy cơ, thách thức do toàn cầu hoá đem
lại như một biến tướng của chủ nghĩa độc tài, chủ nghĩa phân biệt văn hoá xã hội,
nó đe doạ sự ổn định về kinh tế, chính trị và văn hoá xã hội, nó tấn công vào chủ
quyền quốc gia dẫn đến nguy cơ mất đường biên giới giữa các quốc gia, làm hoà
tan, sói mòn, thăy đổi những giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá truyền thống của
các dân tộc.
Như vậy tính hai mặt của quá trình toàn cầu hoá đang đặt ra trước các quốc
gia những thử thách mới đó là: Hoặc là hội nhập để thích nghi tồn tại, hoặc là đóng
cửa không hội nhập để bảo vệ nền văn hoá dân tộc, để rồi bị bỏ dơi, bị tụt hậu.
Đứng trước xu thế toàn cầu đó, cần có thái độ khoa học tận dụng mặt tích cực và cơ
hội của nó đem lại để phát triển đất nước, tham gia vào dòng chảy chung của sự
phát triển nhân loại cùng giải quyết các vấn đề nhân loại hiện nay đặt ra. Thực tiễn


hiện nay trước xu thế toàn cầu hoá đã thu hút hàng loạt nước phát triển làn sóng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo hai hướng:
Thứ nhất: Nhiều nước ở châu Phi, Mỹ- la tinh thực hiện công nghiệp hoá ,
hiện đại hoá theo kiểu “phương tây hoá”, tức thiên về lý thuyết phát triển ngoại
sinh. Và tất nhiên, cùng với sự phụ thuộc ngày càng lớn về vốn, thiết bị, kỹ thuật,
nguyên vật liệu…là sự xâm lược thô bạo của các giá trị và lối sống phương T
ây làm cho hệ giá trị tinh thần truyền thống bị biến dạng. Đó chính là sự “dứt
đoạn” của văn hoá dân tộc khiến cho các nước này rơi vào tình trạng rối loạn và

thụt lùi.
Thứ hai: nhiều nước châu á đã tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá
trong sự kết hợp( ở mức độ khác nhau) giữa các yếu tố ngoại sinh (vốn, kỹ thhuật,
kinh nghiệm quản lý…) với yếu tố nội sinh (kế thừa, phát huy các giá trị văn hoá
truyền thống của dân tộc…) đã đạt được những thành thựu đáng kể. Như ở Nhật
Bản quá trình hội nhập đã được nhà kinh tế học Mi-xi-ô Mi-ri-si-ma khái quát
thành công thức: “ Kỹ thuật phương tây+ đạo lý Nhật bản”. Còn ở Xin-ga-po quá
trình hội nhập được thực hiện chủ yếu trên 5 cơ sở chuẩn mực chung về giá trị văn
hoá- đạo đức: thứ nhất, quốc gia trên hết, xã hội trước hết. Thứ hai, gia đình là
nguồn gốc, xã hội là cơ bản. Thứ ba, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau, cùng thuyền cứu
nhau. Thứ tư, cầu đồng tồn dị, cùng nhau bàn bạc để có nhận thức chung. Thứ năm,
chủng tộc hoà hợp tôn giáo “khoan dung”. Hàn quốc, mặc dù phải giải quyết những
khó khăn về kinh tế, song không thể phủ nhận thành công của họ với nền kinh tế
đứng thứ 11 trên thế giới. Nguyên nhân chính của thành công này, theo nhiều nhà
nghiên cứu Hàn quốc, là do sự tác động tích cực của vă hoá Khổng giáo, và người
Hàn quốc biết giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Từ những
bài học trên ta thấy rằng mỗi quốc gia dân tộc không thể tự đóng cửa, tự mãn về
nền văn hoá của mình mà không chịu đón nhận nền văn hoá của nhân loại. Trong


điều kiện nền kinh tế thị trường hiện đại, cuộc cách mạng khoa học và công nghệ
phát triển như vũ bão thì xu hướng toàn cầu hoá là xu hướng tất yếu khách quan để
tồn tại và phát triển, mặc dù trong đó chứa đựng những ý đồ bá chủ, thống lãnh thế
giới của một số nước Phương tây đặc biệt là Mỹ, cũng như ảnh hưởng sấu trên mọi
phương diện. Song không vì thế mà các quốc gia, dân tộc lại tự tách mình ra khỏi
trào lưu chung của thời đại là hội nhập để phát triển. Tuy nhiên tham gia quá trình
hội nhập như thế nào, phải tìm ra những biện pháp gì để khắc phục ngăn ngừa
những mặt tiêu cực, những nguy cơ và thở thách của toàn cầu hoá tác động sấu tới
nền kinh tế, văn hoá xã hội, tinh thần cũng như không cho nó trở thành phương tiện
thực hiện ý đồ bá chủ của Mỹ và chủ nghĩa tư bản phương tây, đó là vấn đề phưc

tạp đặt ra cho tất cả các nước khi tham gia hội nhập toàn cầu hoá hiện nay.
Cùng với xu thế chung của thế giới, Việt Nam cũng đang chịu sự tác động
ảnh hưởng của quá trình toàn cầu hoá. Đây cũng là cơ hội cho các quá trình Việt
Nam hội nhập, đẩy nhanh quá trình phát triển để theo kịp với các nước trong khu
vực và trên thế giới.
Với những ảnh hưởng tích cực của toàn cầu hoá với Việt Nam đã làm cho vị
thế kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của chúng ta đạt được nhiều thành tựu; nhưng
trong bài viết này chỉ đề cập đến những tác động tiêu cực, những thách thức nguy
cơ do toàn cầu hóa đem lại cho Việt Nam trên các lĩnh vực nói chung và đặc biệt là
lĩnh vực văn hoá tinh thần, từ đó có nhận định đúng và có biện pháp giữ gìn và bảo
vệ các giá trị văn hoá truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc, chống sói mòn, hoà
tan trong quá trình toàn cầu hoá hiện nay. Tất cả những vấn đề những xu hướng
chung và những khả năng diễn ra của toàn cầu hoá đối với các lĩnh vực, trong đó
văn hoá tinh thần nói riêng ở góc độ mặt trái của nó, những thách thức nguy cơ, đều
là những vấn đề đang thực sự đối mặt với Việt Nam chúng ta.


Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam mà toàn cầu hoá đạt ra đó có lẽ là về
kinh tế : bởi vì nói đến toàn cầu hóa, trước hết phải nói đến toàn cầu hoá về kinh tế,
toàn cầu hoá về kinh tế là cơ sở của quá trình toàn cầu hoá nói chung. Việt Nam bắt
đầu hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới và khu vực từ năm 1986. Khi đất
nước lâm vào tình trạng khó khăn, cơ chế kinh tế cũ tỏ ra không còn tác dụng, cơ
chế mới chưa được hình thành. Viện trợ bên ngoài bắt đầu khó khăn, giảm sút,
trong khi đó các thế lực phản động trong và ngoài chống phá nước ta một cách
quyết liệt. Gần suốt thập kỷ 80 chúng ta loăy hoăy tìm phương cách khắc phục
song không những không hiệu quả mà còn làm cho tình trạng khó khăn thêm. Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đã mở ra một phương cách mới, chúng ta đã tiến
hành đổi mới chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cùng với sự đổi mới từ bên trong
chúng ta thực hiện chuyển hướng chiến lược trong kinh tế đối ngoại, từng bước hội
nhập vào nền kinh tế thế giới. Trải qua hơn một thập kỷ hội nhập chúng ta đã có kết

quả bước đầu quan trọng trên các mặt như thương mại, dầu tư, ngoại giao…, phá
bỏ thế cô lập, tạo ra môi trường hợp tác và phát triển với các đối tác trên thế giới,
thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt cao. Nhưng do ảnh hưởng tác động
tiêu cực của quá trình hội nhập và sự cạnh tranh găy gắt trong lĩnh vực khinh tế,
làm cho Việt Nam có nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế, đây là một nguy cơ trong
quá trình hội nhập mà Đảng ta xác định: “nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với
nhiều nước trong khu vực và trên thế giới vẫn còn tồn tại”5 . Sư tụt hậu bởi nhiều
nguyên nhân nhưng do một số nguyên nhân cơ bản đó là; trình độ phát triển của
nước ta so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn thấp, lạc hậu. Cho đến
năm 1999 nền kinh tế nước ta thực chất vẫn là nền kinh tế nông nghiệp, trong đó
khu vực nông nghiệp chiếm 24,5%, công nghiệp chiếm 34,5% và dịch vụ chiếm
40%. Trong khi đó ở các nước phát triển, tỷ trọng khu vực nông nghiệp giảm mạnh,
5

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứV, NxbCTQG, H2006, tr75.


chỉ còn 3% GDP, công nghiệp cũng giảm dần chỉ còn khoảng 20%, và khu vực
dịch vụ đặc biệt phát triển, nhất là lĩnh vực thông tin. Nhìn chung trong nền kinh tế
Việt Nam, về công nghệ hiện nay vô cùng lạc hậu, so với thế giới chậm từ 50-100
năm. hệ thống thiết bị kỹ thuật hầu hết các doanh nghiệp lạc hậu so với mức trung
bình của thế giới hiện nay từ 2-3 thế hệ, thậm chí có lĩnh vực từ 4-5 thế hệ. Chính
vì vậy năng xuất lao động thấp, giá thành sản phẩm cao, không có sức cạnh tranh.
Nền kinh tế thị trường mới hình thành nên chưa phát triển, hệ thống cải cách hành
chính chưa đồng bộ đấp ứng với yêu cầu hội nhập….Các nguy cơ trên ảnh hưởng
không nhỏ đến phát triển kinh tế ở nước ta trong quá trình hội nhập. Bản thân nguy
cơ này có được khắc phục, bị loại trừ hay không, đều phụ thuộc vào sự thành công
của công cuộc đổi mới và sự chuẩn bị các nguồn lực cho hội nhập.
Cùng với những thách thức về kinh tế do toàn cầu hoá đặt ra chúng ta còn
phải đối mặt với những thách thức về mặt xã hội: Trước hết là nạn thất nghiệp và

thiếu việc làm; Khi nước ta tiến hành hội nhập, nền kinh tế trở nên năng động hơn,
các thành phần kinh tế phát triển mạnh mẽ, nhưng cạnh tranh cũng quyết liệt hơn.
Chính sự cạnh tranh đó, làm cho nhiều cơ sở sản xuất, nhiều doanh nghiệp bị phá
sản, nhiều cơ sở sản xuất phải tinh giảm biên chế. Tình trạng đó làm tăng thêm đội
ngũ những người không có việc làm hoặc có việc làm nhưng không thường xuyên.
Thêm vào đó trong lĩnh vực nông nghiệp mỗi năm có khoảng một tỷ ngày công dư
thừa trong những thời điểm ngày nông nhàn, cộng với một số đối tượng như bộ đội
xuất ngũ, học sinh, sinh viên mới ra trường chưa có việc làm…đó là những đối
tượng cần xã hội quan tâm và giải quyết.
Mặt khác ở Việt Nam chúng ta hiện nay tình trạng tham nhũng đang trở
thành quốc nạn. Như Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X của Đảng đánh giá: “năng
lực và phẩm chất của nhiều cán bộ, công chức còn yếu, một bộ phận không nhỏ
thoái hoá, biến chất. Dân chủ nhiều nơi bị vi phạm, kỷ cương phép nước chưa


nghiêm. Quan liêu, tham nhũng, lãng phí còn nghiêm trọng, đặc biệt là tình trạng
nhũng nhiễu, cửa quyền, thiếu trách nhiệm của một bộ phận không nhỏ cán bộ,
công chức, nhất là các cơ quan giải quyết công việc cho dân và doanh nghiệp. Bộ
máy chính quyền có nơi còn yếu kém.”6 Bên cạnh đó ngoài số người làm giầu chính
đáng, còn không ít những kẻ làm giầu bất chính như buôn lậu, chốn thuế, làm giầu
trên mồ hôi nước mắt đồng loại, bất chấp luân thường đạo lý…Đây là một trong
những nguy cơ làm đảo lộn các thang giá trị xã hội, làm xuất hiện ngày càng tăng
các tệ nạn xã hội như ma tuý, mại dâm, tội phạm… đó là những thách thức không
nhỏ đối với nước ta trong quá trình hội nhập, làm tăng các tổ chức tội phạm trong
nước và quốc tế hoạt động ở Việt Nam.
Từ những thách thức về kinh tế và xã hội nảy sinh ra những thách thức
không nhỏ về văn hoá. Trong kỷ nguyên toàn cầu hoá hện nay, sự lo ngại về khả
năng đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc là mối lo ngại chung của các nước đang
phát triển. Một số học giả cho rằng những luồng văn hoá này đang bị mất cân bằng,
do những luồng văn hoá từ những nước giầu di chuyển sang nước ngèo. Người ta

cũng nói nhiều đến thứ “hàng hoá không trọng lượng” với hàm lượng tri thức và
văn hoá trong đó, chứ không phải hàm lượng vật chất… Nhờ mạng lưới thông tin
đại chúng trên toàn cầu, công ngệ truyền thông qua vệ tinh, những phương tiện
thông tin đại chúng khác có sức lan toả lớn những “hàng hoá không trọng lượng”
này ( bao gồm cả những mặt tốt và mặt sấu) rễ ràng thâm nhậm, tác động vào nền
văn hoá dân tộc dần dần làm mất đi những bản sắc văn hoá dân tộc vốn đã tồn tại
hàng ngàn năm.
Rõ ràng sự lo sợ đánh mất bản sắc văn hoá, mất những giá trị truyền thống là
có cơ sở. Ở nước ta hiện nay Đảng và nhà nước rất quan tâm tới việc giữ gìn bản
sắc văn hoá dận tộc. Bởi lẽ Việt Nam là một nước có nền văn hoá lâu đời, trải qua
6

Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, NxbCTQG, H2006, tr175.


hàng ngàn năm, nhưng những bản sắc truyền thống văn hoá tốt đẹp vẫn trường tồn
cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc. Trong suốt quá trình lịch sử nền văn hoá
Việt Nam không những không bị mất đi những giá trị bản sắc tốt đẹp vốn có của
mình mà nó còn tiếp thu, bổ xung và ngày càng được hoàn thiện hơn bởi các nền
văn hoá nước ngoài như văn hoá Trung Hoa, văn hoá Nga, văn hoá Pháp và cả văn
hoá Mỹ... Mặc dù vậy trong xu thế toàn cầu tham gia hội nhập hiện nay, không ai
và không có gì để đảm bào rằng, con người Việt Nam sẽ không làm mất bản sắc
văn hoá, lối sống của mình.
Những thách thức mà Việt Nam đang gặp trong quá trình hội nhập, là rất lớn
nhưng không có nghĩa là chúng ta đóng cửa để từ bỏ con đường hội nhập với thế
giới. Mặt khác, cũng như các quốc gia khác Việt nam không thể hội nhập với bất
cứ giá nào, không thể vì phát triển kinh tế thuần tuý, mà vứt bỏ đi các thang giá trị
xã hội, những bản sắc văn hoá truyền thống tốt đẹp từng tồn tại cùng với dân tộc
trải qua hàng ngàn năm văn hiến.
Việt nam tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong bối cảnh toàn cầu

hoá diễn ra một cách sôi động. Mở cửa, giao lưu, hội nhập đang là điều kiện sống
còn cho sự phát triển của cả kinh tế, chính trị và văn hoá. Vấn đề đặt ra đối với
nước ta là phát triển một cách ổn định và nhanh tróng rút ngắn khoảng cách so với
những nước đi trước trong quá trình hiện đại hoá. Ý thức điều đó, Đại hội Đảng
toàn quốc lần thứ X khảng định: “thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập
tự chủ, hoà bình, hợp tác và phát triển; chính sách đối ngoại rộng mở, đa phương
hoá, đa dạng hoá các quan hệ quốc tế. Chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc
tế, đồng thời mở rộng hợp tác quốc tế trên lĩnh vực khác. Việt Nam là bạn, đối tác
tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế và khu vực” 7. Như vậy Việt Nam đã

7

Văn kiện Đai hội Đảng toàn quốc lần thứX,NxbCTQG, H2006, tr113.


mở cửa, thiết lập các mối quan hệ đa phương, song phương với tất cả các nước trên
thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và cùng có lợi.
Đảng ta xác định xây dựng nền văn hoá Việt Nam theo hướng “tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc”. Đây là định hướng đồng thời cũng là vấn đề có ý nghĩa
chiến lược quyết định đến sự phát triển của văn hoá Việt Nam trong quá trình hội
nhập. Nó đặt văn hoá Việt Nam đối thoại với văn hoá phương tây, và các nền văn
minh khác trên thế giới chứ không phải trong trạng thái đối lập. Làm cho văn hoá
nước ta phát triển trên cơ sở tiếp thu những giá trị văn hoá hiện đại, vừa giữ gìn các
giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc, văn hoá vừa là mục tiêu, vừa là
động lực cho sự phát triển của đất nước.
Định hướng tiên tiến của văn hoá dân tộc đó là: Việt Nam sẵn sàng tiếp
nhận, tiếp thu những cái hăy cái tiến bộ trong văn hoá phương Tây và các nền văn
hoá khác phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước, xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nền dân chủ và sự phát triển tự
do của con người Việt Nam. Nhờ đối thoại và tiếp thu, văn hoá Việt Nam sẽ khắc

phục được những hạn chế của phương án tách rời giữa công nghệ tiến hiện đại của
phương tây với những giá trị tinh thần vốn có của dân tộc để phát huy nhân tố con
người trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay.
Định hướng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong việc xây dựng nền
văn hoá mới, tiên tiến: Cho phép chúng ta khắc phục được xu hướng tây hoá toàn
bộ, biến văn hoá dân tộc thành cái bóng mờ nhạt của văn hoá phương tây, từ đó
phát huy tinh thần yêu nước, lòng tự tôn dân tộc, phát huy khối đại đoàn kết toàn
dân, thực hiện thắng lợi công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Định
hướng phát huy bản sắc văn hoá dân tộc là điều kiện để xây dựng nền văn hoá tiên
tiến. Và ngược lại việc xây dựng nền văn hoá tiến làm phong phú thêm tính đa


dạng của văn hoá dân tộc, làm cho văn hoá dân tộc phát triển theo kịp với xu hướng
hội nhập trong thời đại hiện nay.
Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng ta khảng định: “Trong
điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng giao lưu quốc tế, phải đặc biệt quan tâm
giữ gìn và nâng cao bản sắc văn hóa dân tộc… tiếp thu tinh hoa của các dân tộc
trên thế giới, làm giàu đẹp thêm văn hoá Việt Nam”8. Đây là sự đảm bảo về mặt
văn hoá để Việt Nam nắm lấy cơ hội của toàn cầu hoá, mở cửa tiếp nhận những giá
trị tốt đep của văn hoá phương Tây và các nền văn hoá khác trên thế giới, vừa làm
giầu vừa bảo vệ và phát huy được các giá trị truyền thống, lối sống Việt Nam.
Đồng thời giới thiệu được với bên ngoài những giá trị và sự độc đáo của văn hóa
Việt Nam góp phần xây dựng nền văn hoá toàn cầu thống nhất và đa dạng.
Bản sắc văn hoá Việt Nam đang đứng trước nguy cơ, những tác động tiêu
cực của xu thế toàn cầu hoá và cơ chế thị trường. Sau hơn 20 năm mở cửa đổi mới,
thực hiện kinh tế thị trường, đất nước mở cửa-hội nhập, trên tất cả các mặt : chính
trị, kinh tế, văn hoá, xã hội đều có những bước phát triển mạnh mẽ, nhưng cũng cần
thấy rằng ở khía cạnh nào đó, trong đời sống xã hội có những biểu hiện đáng lo
ngại. Đó là việc xuất hiện và phát triển một cách tự phát hai khuynh hướng trái
ngược nhău: Ở thành thị, đang có một bộ phận dân cư lãng quên dần truyền thống,

xem nhẹ văn hoá dân tộc, sống chỉ vì tiền và cùng với tình trạng đó là sự sói mòn
về đạo đức, sự gia tăng các tệ nạn xã hội . Ở nông thôn có xu hướng khôi phục lại
tất cả các lễ hội, thậm trí cá biệt có trường hợp khôi phục cả những hủ tục, truyền
thống lạc hậu lỗi thời như đình đám, ma chay, mê tín dị đoan, rượu chè cờ bạc…
Trên lĩnh vực văn hoá đã gây nhiều mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội: đó là sự
suống cấp nghiêm trọng của đạo đức, lối sống của một bộ phận quần chúng nhân
dân với biểu hiện thực dụng chạy theo đồng tiền, chạy theo thị hiếu tầm thường, tệ
8

Văn kiện Đại hội nĐảng toàn quốc lần thứ VIII, NxbCTQG, H1996, tr111.


sùng bái ngoại coi thường giá tri văn hoá truyền thống dân tộc, không tính đến
quan hệ giữa con người với con người, giữa các thành viên trong gia đình, xóm
làng, ngõ phố… Các tệ nạn xã hội và các hủ tục mê tín dị đoan phát triển, văn hoá
phẩm độc hại kích động bạo lực, tình dục tràn lan từ đó xuất hiện những khuynh
hướng phủ nhận quá khứ, thương mại hoá hoạt động văn hoá.
Từ thực trạng trên cảnh báo chúng ta thấy rằng: không nghi ngờ gì nữa, việc
giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống, đạo đức, bản sắc dân tộc
trước xu thế toàn cầu hoá hiện nay vừa là vấn đề cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến
lược lâu dài đòi hỏi phải có sự quan tân giải quyết của toàn Đảng, toàn dân và toàn
quân ta, để đưa giá trị văn hoá thẩm thấu sâu vào mọi lĩnh vực của công nghiệp
hoá, hiện đại hoá vừa là mục tiêu vừa là động lực của quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Để bảo vệ và phát huy giá trị văn hoá “tiên
tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” chúng ta phải quán triệt tốt các nguyên tắc sau:
Một là: giữ gìn và bảo vệ các giá trị văn hoá truyền thống là một đòi hỏi bản
thân cuộc sống, của sự tồn vong của quốc gia dân tộc trong tiến trình hội nhập. Do
vậy phải tham gia tích cực vào quá trình toàn cầu hoá, nhưng một mặt phải giữ gìn
và bảo vệ những giá trị văn hoá, lối sống Việt Nam. Chống những biểu hiện tả
khuynh dơi vào thái cực bảo thủ , không chịu thăy đổi cho phù hợp với điều kiện

lịch sử đã thăy đổi. Hoặc tư tưởng hữu khuynh, vứt bỏ hết những giá trị văn hoá
truyền thống đân tộc để xây dựng một nền văn hoá lai căng hỗn tạp chạy theu xu
thế hội nhập thuần tuý. Chấn hưng văn hoá dân tộc, phải đảm bảo sự ổn định đời
sống tinh thần của xã hội, hội nhập nhưng không hoà tan đó cũng là sự chuẩn bị
cho sức mạnh văn hoá dân tộc bước vào hội nhập.
Hai là: Phát huy nội lực của nền văn hoá bản sắc dân tộc, trong việc mở rộng
giao lưu với các nền văn hoá khác trên thế giới. Chủ động tiếp thu những giá trị
tinh hoa văn hoá nhân loại làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần cho


nhân dân. Đồng thời cũng phải kiên quyết ngăn chặn những luồng văn hoá sấu độc,
phản động, đồi truỵ thâm nhập vào nước ta làm cho đạo đức xã hội suống cấp, lối
sống xuy đồi, băng hoại các giá trị truyền thống dân tộc.
Ba là: Trong giao lưu, hội nhập văn hoá, phải tích cực chống âm mưu đồng
hoá, xoá nhoà bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. vì toàn cầu hoá vừa là cơ hội
vừa là thách thức, vượt qua thách thức về văn hoá thì chúng ta không đánh mất
mình mà còn làm phong phú thêm cho đời sống riêng của cộng đồng dân tộc.
Quán triệt và vận dụng sáng tạo các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo trên trong giữ
gìn bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc và xây dựng nền văn hoá mới khắc phục
những hạn chế yếu kém đang sẳy ra trong lĩnh vực văn hoá tinh thần ở nước ta, gây
tác động tiêu cực và ảnh hưởng không nhỏ đối với việc phát triển kinh tế xã hội và
các lĩnh vực khác cũng như sự trường tồn của dân tộc trong điều kiện toàn cầu hoá.
Với những thách thức lớn trên, chúng ta cần thực hiện một số giải pháp có tính định
hướng đó là:
-Tuyên truyền giáo dục tư tưởng, văn hoá, đạo đức lối sống cho toàn xã hội
đặc biệt là thế hệ trẻ. Thực tế vấn đề này trong thời gian qua chưa được đề cao,
hiệu quả còn thấp, nên sự nhận thức , hiểu biết của các đối tượng nhất là thế hệ trẻ
còn khoảng trống. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội chúng ta còn thiên về
tăng trưởng kinh tế, chưa tập trung đầu tư cho lĩnh vực văn hoá, đạo đức xã hội cho
nên sự phát triển của xã hội có phần mất cân đối, chưa đảm bảo cho sự phát triển

bền vững và tiến bộ. Để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống
giầu bản sắc dân tộc ở Việt Nam hiện nay trước hết phải coi trọng và quan tâm một
cách thực sự công tác tuyên truyền giáo dục, bao gồm giáo dục trong gia đình, nhà
trường và xã hội một cách đồng bộ. Nội dung giáo dục tuyên truyền toàn diện,
phong phú cả về tri thức, cả phẩm chất đạo đức, chính trị tư tưởng , nhân cách,
nhận thức được giá trị nhân ái, truyền thống văn hoá dân tộc vv. để từ đó không


ngừng nâng cao tính tự giác trong tu dưỡng rèn luyện và học tập của mỗi bản thân
và cả cộng đồng về lĩnh vực văn hoá dân tộc đầy bản sắc và giầu truyền thống.
- Tạo môi trường thuận lợi để giữ gìn và phát huy những giá trị văn hoá, đạo
đức truyền thống, bản sắc dân tộc. Những giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống,
bản sắc dân tộc là của cộng đồng dân tộc, nhưng chủ thể gắn liền với nó là các cá
nhân, các nhóm, các tập thể lớn hăy nhỏ trong cộng đồng dân tộc. Nếu những giá
trị đó biểu hiện ra một cách không đồng đều giữa những cá nhân, các nhóm hay tập
thể khác nhau, trong điều kiện môi trường khác nhau, thì sự phát triển của các
thang giá trị văn hoá ở mỗi con người là khác nhau. Vì vậy quan tâm xây dựng môi
trường xã hội của cá nhân, tập thể và cộng đồng lành mạnh, sẽ giữ gìn tốt được các
giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống, bản sắc dân tộc phục vụ cho việc phát triển
con người mới xã hội chủ nghĩa và đời sống tinh thần hiện nay.
- Kết hợp văn hoá truyền thống với giá trị tinh hoa văn hoá nhân loại. giữ gìn
và phát huy những giá tri truyền thống văn hoá dân tộc chính là làm phong phú
thêm nội dung của nó trong thời đại mới, đem sức mạnh văn hoá phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong hệ giá trị đời sống tinh thần
truyền thống Việt Nam thì chủ nghĩa yêu nước vào một trong những bậc thang giá
trị cao nhất. Nếu như trước kia, chủ nghĩa yêu nước thể hiện ở tinh thần đoàn kết, ý
trí quyết tâm chiến thắng kẻ thù để giành độc lập tự do cho dân tộc; thì ngày nay nó
thể hiện ở tinh thần đoàn kết, ý chí phấn đấu kiên cường để chiến thắng ngèo nàn,
lạc hậu, làm cho “dân giầu nước mạnh”. để thực hiện điều này đòi hỏi con người
không chỉ có ý thức kiên cường, lòng dũng cảm, mà còn phải có tri thức khoa học,

tính năng động sáng tạo, đạo đức nhân văn, ý thức pháp luật, tinh thần kỷ luật và
phong cách công nghiệp. Chính vì vậy việc kết hợp tinh hoa văn hoá nhân loại với
các giá trị truyền thống, hình thành nên hệ giá trị mới là yêu cầu khách quan trong
quá trình hội nhập hiện nay.


Như vậy vấn đề phát huy bản sắc dân tộc trong quá trình toàn cầu hoá không
chỉ ở nước ta mà tất cả các nước trên thế giới đều quan tâm. Ngay kể cả ở những
nước phát triển nhất, người ta cũng rất chú ỷ đến việc giữ gìn văn hoá truyền thống
dân tộc mình. Khi sự giao lưu kinh tế, văn hoá, chính trị trên thế giới phát triển
mạnh mẽ, khi kỹ thuật thông tin đại chúng mở rộng khắp hành tinh, thì việc giữ lại
bản sắc dân tộc trong văn hoá và lối sống càng trở nên khó khăn phức tạp. Chủ
chương của Đảng và Nhà nước ta từ trước đến nay đều nhất quán và đúng đắn: tiếp
thu những tinh hoa văn hoá thế giới và phát huy bản sắc dân tộc tốt đẹp để xây
dựng nền văn hoá và lối sống dân tộc hiện đại . Đó là hai quá trình được tiến hành
song song, tiếp thu những tinh hoa thế giới có nghĩa là chỉ ra nhập những yếu tố
tiến bộ, tích cực phù hợp với lối sống của con người Việt Nam, loại trừ những yếu
tố tiêu cực hoặc không phù hợp với bản sắc dân tộc Việt Nam. Để đưa công cuộc
đổi mới bước sang giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đặc
biệt là trước những thử thách do toàn cầu hoá đem lại chúng ta không thể không
tăng cường gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống dân tộc. Như Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã từng căn dặn: “nhân dân ta đã có sẵn những giá trị truyền
thống tốt đẹp, những giá trị văn hoá giầu bản sắc… chúng ta cần phải phát huy
những giá trị truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc ấy. Và đồng thời biết gạn bỏ
những cái lỗi thời lạc hậu, gan đục khơi trong phát huy những giá trị văn hoá tinh
hoa của dân tộc và nhân loại để xây dựng một xã hội tốt đẹp”.
Quân đội ta với vai trò quan trọng trong việc giữ gìn và phát huy truyền
thống, bản sắc các giá trị văn hoá dân tộc. Quân đội là một trường học lớn để rèn
luyện những con người mới xã hội chủ nghĩa, với phẩm chất “Bộ đội cụ Hồ”, trung
với nước, trung với Đảng, hiếu với dân nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn

nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. Đó làsự kết tinh nhuần nhuyễn
giữa bản sắc văn hoá truyền thống Việt Nam với những tinh hoa của thời đại, cho


đến ngày nay nó càng được bổ xung và phát triển. Ngày nay quân đội tích cực
tham gia xây dựng cơ sở chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá xã hội xoá đói giảm
ngèo, phòng chống các tệ nạn xã hội. Đó cũng chính là xây dựng nền văn hoá tiên
tiến đậm đà bản sắc dân tộc, góp phần giữ gìn các giá trị văn hoá tốt đẹp của dân
tộc thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Là một giáo viên khoa học xã hội nhân văn, học viên hệ sau đại học phải tích
cự tìm tòi nghiên cứu đường lối về phát triển văn hoá của Đảng, đặc biệt là nghị
quyết TW5 khoá VIII, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X về vấn
đề xây dựng nền “văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế, từ đó tích cực vận động nhân dân giữ gìn bản sắc văn hoá dân
tộc, xây dựng lối sống mới cho học viên. Đấu tranh chống những biểu hiện sai trái,
không lành mạnh trong lối sống hiện nay.



×