Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Tiểu luận Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động marketing hiện đại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.21 KB, 16 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, một công cụ giúp kết nối
những con người với nhau, đặc biệt là những bạn trẻ chính là các mạng xã hội. Yahoo,
Facebook … là những mạng xã hội phổ biến hiện nay. Theo thống kê, trên thế giới có
500 triệu người sử dụng Facebook qua mạng Internet, và có 200 triệu người sử dụng
Facebook qua điện thoại di động, như vậy riêng số người sử dụng Facebook đã chiếm
một phần ba dân số toàn cầu. Với số lượng người sử dụng đông đảo như vậy, việc quảng
bá một sản phẩm thông qua mạng xã hội sẽ giúp doanh nghiệp tiếp cận được với một số
lượng lớn khách hàng. Bên cạnh đó, Marketing online còn giúp các doanh nghiệp tiết
kiệm được chi phí so với những phương thức Marketing truyền thống khác. Việc thực
hiện Marketing thông qua các mạng xã hội ngày càng trở nên cần thiết đối với tất cả các
doanh nghiệp, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp thực hiện kinh doanh theo các mô
hình thương mại điện tử. Do vậy nhóm 12 xin chọn đề tài: “Vai trò của mạng xã hội đối
với các hoạt động marketing hiện đại” để nghiên cứu. Bài của nhóm được chia làm 3
phần lớn với nội dung như sau:
Phần I: Tổng quan chung về mạng xã hội và marketing hiện đại.
Phần II: Vai trò của mạng xã hội đối với các hoạt động marketing hiện đại và xu hướng
phát triển của marketing hiện đại.
Phần III: Đề xuất một số ý tưởng sử dụng mạng xã hội trong hoạt động marketing hiện
đại một cách hiệu quả nhất.
Do thời gian nghiên cứu có hạn nên bài tiểu luận có thể còn nhiều thiếu sót. Nhóm mong
nhận được sự góp ý và hướng dẫn từ phía thầy giáo.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
I- TỔNG QUAN CHUNG VỀ MẠNG XÃ HỘI VÀ MARKETING HIỆN
ĐẠI
1. Mạng xã hội
1.1. Khái niệm
Mạng xã hội, hay gọi là mạng xã hội ảo, là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích
trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và
thời gian.
Mạng xã hội có những tính năng như chat, e-mail, phim ảnh, voice chat, chia sẻ file, blog


và xã luận. Mạng đổi mới hoàn toàn cách cư dân mạng liên kết với nhau và trở thành một
phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên khắp thế giới. Các dịch vụ này
có nhiều phương cách để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác: dựa theo group (ví dụ
như tên trường hoặc tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa chỉ e-mail hoặc
screen name), hoặc dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách báo, hoặc ca
nhạc), lĩnh vực quan tâm: kinh doanh, mua bán
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau, với MySpace và Facebook
nổi tiếng nhất trong thị trường Bắc Mỹ và Tây Âu; Orkut và Hi5 tại Nam Mỹ; Friendster
tại Châu Á và các đảo quốc Thái Bình Dương. Mạng xã hội khác gặt hái được thành
công đáng kể theo vùng miền như Bebo tại Anh Quốc, CyWorld tại Hàn Quốc, Mixi tại
Nhật Bản và tại Việt Nam xuất hiện rất nhiều các mạng xã hội như: Zing Me, YuMe,
Tamtay và mới đây là Go.vn + NhipNoi.Com
1.2. Quá trình phát triển
Mạng xã hội xuất hiện lần đầu tiên năm 1995 với sự ra đời của trang Classmate
() với mục đích kết nối bạn học, tiếp theo là sự xuất hiện của
SixDegrees vào năm 1997 với mục đích giao lưu kết bạn dựa theo sở thích.
Năm 2002, Friendster (www.friendster.com ) trở thành một trào lưu mới tại Hoa Kỳ với
hàng triệu thành viên ghi danh. Tuy nhiên sự phát triển quá nhanh này cũng là con dao
hai lưỡi: server của Friendster thường bị quá tải mỗi ngày, gây bất bình cho rất nhiều
thành viên.
Năm 2004, MySpace (www.myspace.com) ra đời với các tính năng mới như phim ảnh và
nhanh chóng thu hút hàng chục ngàn thành viên mới mỗi ngày, các thành viên cũ của
Friendster cũng lũ lượt chuyển qua MySpace và trong vòng một năm, MySpace trở thành
mạng xã hội đầu tiên có nhiều lượt xem hơn cả Google và được tập đoàn News
Corporation mua lại với giá 580 triệu USD.
Năm 2006, sự ra đời của Facebook (www.facebook.com) đánh dấu bước ngoặt mới cho
hệ thống mạng xã hội trực tuyến với nền tảng lập trình "Facebook Platform" cho phép
thành viên tạo ra những công cụ (apps) mới cho cá nhân mình cũng như các thành viên
khác dùng. Facebook Platform nhanh chóng gặt hái được thành công vược bậc, mang lại
hàng trăm tính năng mới cho Facebook và đóng góp không nhỏ cho con số trung bình 19

phút mà các thành viên bỏ ra trên trang này mỗi ngày.
1.3. Mục tiêu của các mạng xã hội:
• Tạo ra một hệ thống trên nền Internet cho phép người dùng giao lưu và chia sẻ
thông tin một cách có hiệu quả, vượt ra ngoài những giới hạn về địa lý và thời
gian.
• Xây dựng lên một mẫu định danh trực tuyến nhằm phục vụ những yêu cầu công
cộng và những giá trị của cộng đồng.
• Nâng cao vai trò của mỗi công dân trong việc tạo lập quan hệ và tự tổ chức xoay
quanh những mối quan tâm chung trong cộng đồng, thúc đẩy sự liên kết các tổ
chức xã hội.
Thống kê mạng xã hội thế giới (cập nhật 2/2010)
Tên Miêu tả Số thành viên
(triệu người)
Facebook Tỉ lệ truy cập cao nhất ở Canada và ở Anh,
nhiều nhân vật nổi tiếng
500
Qzone Mạng xã hội phổ biến trong cộng đồng người
Trung Quốc
480
Habbo Hotel Mạng xã hội về game online 200
Twitter Mạng nhắn tin nhanh, blog nhỏ 175
Windows Live
Spaces
Blog 120
Friendster Được ưa chuộng ở Đông Nam Á 90
hi5 Blog 80
1.4. Một số mạng xã hội phổ biến
Facebook
Facebook là một website mạng xã hội truy cập miễn phí do công ty Facebook, Inc điều
hành và sở hữu tư nhân. Người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo

thành phố, nơi làm việc, trường học và khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
Mọi người cũng có thể kết bạn và gửi tin nhắn cho họ, và cập nhật trang hồ sơ cá nhân
của mình để thông báo cho bạn bè biết về chúng. Tên của website nhắc tới những cuốn
sổ lưu niệm dùng để ghi tên những thành viên mà một số trường đại học và cao đẳng tại
Mỹ đưa cho các sinh viên mới vào trường, phòng ban, và nhân viên để có thể làm quen
với nhau tại khuôn viên trường.
Mark Zuckerberg
Mark Zuckerberg thành lập Facebook cùng với bạn bè là sinh viên khoa khoa học máy
tính và bạn cùng phòng: Eduardo Saverin, Dustin Moskovitz và Chris Hughes, khi ông
còn là sinh viên tại Đại học Harvard.
Việc đăng ký thành viên website ban đầu chỉ giới hạn cho những sinh viên Harvard,
nhưng đã được mở rộng sang các trường đại học khác tại khu vực Boston, Ivy League,
và Đại học Stanford. Sau đó nó được mở rộng hơn nữa cho sinh viên thuộc bất kỳ trường
đại học nào, rồi đến học sinh phổ thông và cuối cùng là bất cứ ai trên 13 tuổi. Website
hiện có hơn 500 triệu thành viên tích cực trên khắp thế giới. Với con số ấy, Facebook là
mạng xã hội phổ biến nhất, tiếp theo sau là MySpace và Twitter.
Phần lớn doanh thu của Facebook đến từ quảng cáo. Microsoft là một đối tác đặc biệt
của Facebook về các dịch vụ quảng cáo và Facebook chỉ đăng các quảng cáo thuộc mạng
lưới quảng cáo của Microsoft. Facebook thu thập rất nhiều dữ liệu từ những người viếng
thăm tương đương như Google và Microsoft. Ngày 6 tháng 11, 2007, Facebook triển
khai Facebook Beacon nhằm ngăn chặn những cố gắng quảng cáo đến bạn bè của các
thành viên nhờ sử dụng những thông tin cá nhân của thành viên đó. Năm 2010, đội an
ninh mạng của công ty đã bắt đầu mở rộng các nỗ lực nhằm ngăn chặn những nguy hiểm
và phá hoại từ phía người sử dụng.
Twitter
Twitter là dịch vụ mạng xã hội miễn phí cho phép người sử dụng đọc, nhắn và cập nhật
các mẩu tin nhỏ gọi là tweet, một dạng tiểu blog. Những mẩu tweet được giới hạn tối đa
140 ký tự được lan truyền nhanh chóng trong phạm vi nhóm bạn của người nhắn hoặc có
thể được trưng rộng rãi cho mọi người. Thành lập từ năm 2006, Twitter đã trở thành một
hiện tượng phố biến toàn cầu. Những tweet có thể chỉ là dòng tin vặt cá nhân cho đến

những cập nhật thời sự tại chỗ kịp thời và nhanh chóng hơn cả truyền thông chính thống.
Twitter xuất hiện vào tháng 3-2006 trong một dự án nghiên cứu và phát triển của trang
web tìm kiếm Odeo, công ty có trụ sở tại San Francisco. Tháng 2-2009, Twitter được xếp
là mạng xã hội lớn thứ ba thế giới, sau Facebook và MySpace, với số thành viên lên đến 6
triệu và số người truy cập hằng tháng tới 55 triệu.
Ngoài các chính khách, rất nhiều ngôi sao điện ảnh, ca nhạc Mỹ sử dụng Twitter để kết
nối với khán giả hâm mộ. Twitter cũng được đánh giá là một kênh truyền thông cực kỳ
hiệu quả, cập nhật thông tin trước cả báo chí trong các sự kiện lớn như tấn công khủng
bố tại Mumbai tháng 11-2008, hoặc vụ máy bay hạ cánh khẩn cấp xuống sông Hudson ở
New York.Trước đây khi tranh cử, tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã dựa vào
Twitter như một kênh vận động của mình.
Trang Twitter của tổng thống mỹ Barack Obama
Cơ quan cứu hỏa của thành phố Los Angeles (Mỹ) đã sử dụng công nghệ Twitter trong cuộc
chiến chống nạn cháy rừng ở California tháng 10-2007. Cơ quan Hàng không - vũ trụ Mỹ
(NASA) dùng chính dịch vụ Twitter để công bố thông tin tàu Phượng Hoàng phát hiện nước
đóng băng trên sao Hỏa, và cũng cập nhật thông tin về các dự án khác như sứ mạng tàu con
thoi lên Trạm vũ trụ quốc tế.
Giới hạn về độ dài của tin nhắn, 140 kí tự, có tính tương thích với tin SMS (Short
Message Service), mang đến cho cộng đồng mạng một hình thức tốc ký đáng chú ý, đã
được sử dụng rộng rãi đối với SMS. Giới hạn về ký tự cũng giúp thúc đẩy các dịch vụ
thu gọn địa chỉ website như tinyurl, bit.ly và tr.im, hoặc các dịch vụ nội dung tên miền
như là Twitpic và NotePub nhằm thu thập các thông tin đa phương tiện và những đoạn
dài hơn 140 ký tự.
II- VAI TRÒ CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐỐI VỚI CÁC HOẠT ĐỘNG
MARKETING HIỆN ĐẠI VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
MARKETING HIỆN ĐẠI.
Đã có rất nhiều tấm gương thành công trong việc sử dụng các công cụ truyền thông xã
hội, từ khâu săn tuyển nhân sự đến khâu các doanh nghiệp giới thiệu các sản phẩm mới,
ví dụ như những công ty danh tiếng trong top Fortune 500 muốn sử dụng các công cụ
trên nhằm làm mạnh thêm thương hiệu của mình.

Vai trò của truyền thông xã hội trong quá trình marketing chính là sử dụng nó như một
kênh giao tiếp để truyền đạt thông tin, giúp cho bạn có thể dễ dàng tiếp cận được các đối
tượng quan tâm đến các sản phẩm của bạn, và góp phần làm cho các sản phẩm và công
ty của bạn được biết đến bởi các khách hàng tiềm năng:
1. Mạng xã hội giúp mở rộng mạng lưới thị trường hiệu quả:
Chúng ta có thể xem xét một ví dụ về việc tăng thêm khách hàng một cách nhanh chóng
nhờ sử dụng mạng xã hội trong marketing. Đó là việc chuỗi cửa hàng bánh pizza Papa
John đã có thêm 148.000 người hâm mộ (fan) thông qua chiến dịch tiếp thị trên
Facebook, một trong các mạng xã hội lớn nhất hiện nay. Trong chiến dịch tiếp thị này,
Papa John đã miễn phí một chiếc bánh pizza nhỏ cho những ai đăng ký là fan của họ trên
Facebook. Chiến dịch này đã giúp họ có thêm hàng nghìn khách hàng và tăng lưu lượng
truy cập tới 253%. Hiện nay, Papa John đã có trên 300.000 fan trên Facebook và hy vọng
sẽ đạt mức 1 triệu vào cuối năm nay. ( năm nay là năm nào?)
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hiện nay người tiêu dùng có xu hướng sử dụng ngày
càng ít các phương tiện truyền thông truyền thống. Các quảng cáo trên TV, đài, báo ngày
càng kém thu hút người xem. Thay vào đó, việc sử dụng mạng xã hội ngày càng tăng
mạnh trên phạm vi toàn thế giới.
Mặt khác, nhờ tốc độ lan truyền nhanh chóng mặt với cấp số nhân, việc sử dụng viral
marketing( marketing lan truyền) qua mạng xã hội sẽ giúp các doanh nghiệp thu được
hiệu quả nhanh chóng trong việc mở rộng mạng lưới khách hàng. Thực vậy, một clip hay
một thông điệp quảng cáo được đăng lên mạng có thể được hàng triệu người biết đến chỉ
trong thời gian ngắn. Một minh chứng nữa cho tốc độ lan truyền thông tin chóng mặt của
Facebook: Tại World Cup 2010 tổ chức ở Nam Phi, hãng Nike đã xây dựng một chương
trình quảng cáo 3 phút trên Facebook. Kết quả là ngay tại thời điểm đó đã có 3 triệu
khách hàng quan tâm đến chương trình này của Nike, tạo ra hiệu ứng lan truyền rất lớn.
2. Mạng xã hội giúp nâng cao khả năng tương tác giữa doanh nghiệp và khách
hàng.
Sự tương tác ở đây là sự tương tác hai chiều. Một mặt, mạng xã hội là công cụ hiệu quả
của các doanh nghiệp khi tiến hành nghiên cứu thị trường nhờ sự phản ánh nhu cầu cũng
như xu hướng biến động nhu cầu một cách nhanh chóng và rộng khắp trên mạng xã hội,

đó là sự tương tác theo chiều thứ nhất: từ khách hàng đến doanh nghiệp. Mặt khác, mạng
xã hội cũng là nơi để doanh nghiệp quảng bá bản thân mình, tạo nên sự riêng biệt đối với
thương hiệu, đó là sự tương tác theo chiều thứ hai: từ doanh nghiệp đến khách hàng:
2.1. Mạng xã hội phản ánh nhu cầu và sự biến động của nhu cầu:
Đời sống của người tiêu dùng ngày nay đã có nhiều thay đổi lớn cùng với sự phát triển
nhanh chóng của công nghệ thông tin. Mọi người chia sẻ nội dung, ý kiến, kinh nghiệm,
quan điểm và truyền thông chính bản thân họ thông qua các trang mạng xã hội, bằng
những công nghệ trực tuyến. Hơn nữa, chính người tiêu dùng còn sáng tạo, truyền bá và
sử dụng phương thức truyền thông xã hội để giới thiệu về sản phẩm, thương hiệu, dịch
vụ, con người và các vấn đề xã hội.
Do vậy, từ mạng xã hội, doanh nghiệp có thể thu được các tín hiệu phản ứng của thị
trường đối với sản phẩm mới, sự thay đổi thị hiếu đối các sản phẩm cũ, và xu hướng biến
động nhu cầu để có thể đưa ra chiến dịch Marketing phù hợp.
Bên cạnh đó, mạng xã hội có thể trở thành nơi để khách hàng đưa ra các phản hồi để cải
tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm. Các ví dụ có thể thấy đó là ngân hàng Credit Mutuel
của Pháp và tập đoàn pizza quốc tế Domino's Pizza tại Mỹ đang có những bước tiến lớn
về sản phẩm do biết khai thác các chương trình trên mạng xã hội. ( Nói rõ cụ thể hơn một
chút rằng họ đã làm như thế nào?)
2.2. Mạng xã hội giúp doanh nghiệp giao tiếp với khách hàng.
Sử dụng phương tiện truyền thông xã hội còn cho phép các doanh nghiệp giao tiếp với
khách hàng theo cách khách hàng của họ ưa thích. Các brand networking, những mạng
xã hội nhiều tính năng (blog, diễn đàn, game, tạo phong trào, tổ chức sự kiện ) do doanh
nghiệp tự thiết lập. Đó chính là nơi họ tạo dựng mối quan hệ với khách hàng bằng cách
kết nối khách hàng với hình ảnh sản phẩm thông qua việc cung cấp những nội dung liên
quan, yếu tố tham gia, và hệ thống xếp hạng, chấm điểm, cho ý kiến phản hồi về sản
phẩm và dịch vụ. Mặt khác, các kết quả đạt được có thể dễ dàng đo lường thông qua các
thông số về số lượng truy cập, số lượt xem,…
Cách đây một năm, Comcast đã đi tiên phong trong việc sử dụng Twitter để nói chuyện
trực tiếp với khách hàng. Trang Twitter của Comcast hiện có 28.000 người theo đuôi
(follower) ( Người theo đuôi là gì? – them 1 câu định nghĩa). Việc sử dụng Twitter đã

cải thiện rất lớn hoạt động chăm sóc khách hàng, không còn cảnh tượng khách hàng của
họ phải đợi khi gọi điện đến dịch vụ hỗ trợ. Hãng máy tính Lenovo cũng đã giảm được
20% hoạt động của trung tâm chăm sóc khách hàng ở Mỹ trong vòng 6 tháng qua do có
gần 50.000 khách hàng đã lên trang web cộng đồng để tìm hiểu thông tin về laptop.
Các blog, Twitter hay Facebook cũng có thể là diễn đàn lý tưởng cho các giám đốc
(CEO) bày tỏ quan điểm thẳng thắn với khách hàng. “Không còn khoảng cách giữa giám
đốc và khách hàng nữa. Hiện nay, họ có thể nói chuyện trực tiếp với nhau”, Promise
Phelon, CEO của trang web quản lý việc làm trực tuyến UpMo nói. "Mạng đã kết nối rất
tốt, vì vậy không còn cần đến người trung gian nữa”.
Đối với các doanh nghiệp hiện nay, tương tác với khách hàng, tạo dựng niềm tin là chìa
khóa cho sự thành công của họ, giúp doanh nghiệp nhanh chóng "chạm" tới số đông, tới
cộng đồng, đặc biệt là giới trẻ, cũng như giúp họ tiếp cận được với những khách hàng
mục tiêu.
3. Mạng xã hội giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí marketing:
Người làm Marketing luôn phải trả lời cho nhà quản lý biết đã chi tiêu ngân sách
Marketing hiệu quả hay chưa? Hiệu quả đầu tư marketing như thế nào? Internet giúp các
doanh nghiệp tiết kiệm tối thiểu chi phí và đem lại hiệu quả lớn hơn nhiều so với phương
pháp quảng cáo truyền thống. Một clip quảng cáo trên truyền hình có thể tiêu tốn của
doanh nghiệp hàng chục triệu đồng mà hiệu quả chưa chắc đã bằng một banner quảng
cáo hay một video clip được đăng trên mạng. Thực vậy, không có gì hiệu quả và tiết
kiệm chi phí bằng sự truyền miệng. Dù cho bạn có quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ của
bạn bằng những thước phim sống động, hình ảnh ấn tượng, hay những câu slogan mạnh
mẽ đến mấy cũng không thể so sánh được với sự lan truyền của chính khách hàng.
Mặt khác, mạng xã hội giúp các doanh nghiệp biết được đâu là khách hàng mục tiêu của
mình để thực hiện các chiến dịch quảng cáo cho hiệu quả. Thực tế đã chứng minh,
Marketing đại trà gần như không còn được áp dụng nữa. Thay vào đó, các sản phẩm
ngày càng được phân khúc mạnh mẽ. Việc tập trung vào thị trường mục tiêu không
những giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí nói chung mà còn tăng doanh thu của mình.
Lấy P&G làm ví dụ: Năm 1998, P&G chi 10% doanh số cho mass marketing (marketing
theo số đông) và doanh số chỉ tăng gần 4%. Nhưng đến năm 2003, P&G chi 4,4 tỉ USD

(10,1% doanh số) cho micro marketing (marketing theo thị trường mục tiêu) và doanh số
tăng gần 9%.
4. Mạng xã hội giúp doanh nghiệp kết nối với các doanh nghiệp khác trong
cùng 1 thị trường sản phẩm:
Trong một môi trường đầy cạnh tranh và thách thức, để làm cho thương hiệu của mình
trở nên khác biệt, các doanh nghiệp thường gặp rất nhiều khó khăn, họ cần sự tư vấn,
trao đổi ý tưởng, tiếp thu luồng gió tri thức mới. Những nhu cầu như tìm đối tác, tư vấn
để nâng tầm doanh nghiệp, làm quen, trao đổi nghề nghiệp với các doanh nhân và học
giả trên thế giới dường như ngày càng trở nên bức thiết. Sự ra đời mạng xã hội VNR500
do VietNamNet và VNR xây dựng sẽ tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu đó cho các doanh
nghiệp tham gia.
Mạng xã hội VNR500 chính là cầu nối giúp các thành viên trong mạng có điều kiện thảo
luận về các vấn đề kinh doanh cũng như các vấn đề của thế giới với các nhà lãnh đạo
doanh nghiệp lớn thuộc 34 quốc gia có nền công nghiệp tiên tiến như Mỹ, Nhật, Trung
Quốc, Đức, Anh, Israel… Doanh nhân Việt Nam sẽ không chỉ học hỏi được những kinh
nghiệm quý báu từ các doanh nhân thành đạt của thế giới, mà còn có được cái nhìn toàn
diện hơn về những vấn đề chung của nhân loại. Qua đây, các thành viên của VNR500
cũng có cơ hội làm quen, giao lưu với các học giả lớn của các trường Đại học danh tiếng
như Harvard, Stanford, Yale… để thu được những kiến thức và ý tưởng mới mẻ. Ngoài
ra, họ sẽ còn nhận được những lời khuyên, tư vấn của các nhà lãnh đạo nhiều kinh
nghiệm trong giới truyền thông, báo chí và các nghệ sĩ nổi tiếng trên thế giới.
Qua một số dẫn chứng cụ thể chúng tôi đã đưa ra phía trên, có thể thấy vai trò to lớn của
mạng xã hội trong hoạt động Marketing hiện đại. Mạng xã hội vừa là cầu nối giữa doanh
nghiệp với khách hàng, vừa là cầu nối giữa doanh nghiệp với nhau. Trong bối cảnh các
phương tiện truyền thông công cộng như báo chí, đài phát thanh, truyền hình đều hoạt
động nhằm mục đích tuyên truyền và đánh bóng tên tuổi, thì chỉ những mạng xã hội mới
có thể đem đến những thông tin trung thực nhất cho người tiêu dùng cũng như doanh
nghiệp.
Bất cứ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ hay thi
công xây lắp… thì đều nhằm mục tiêu tạo ra những giá trị cho khách hàng bằng sản

phẩm và dịch vụ của mình.Với sự luôn biến động nhanh và mạnh trong thị trường ngày
nay đòi hỏi các doanh nghiệp và đặc biệt là bộ phận Marketing phải luôn luôn nghiên
cứu, phân tích để đưa ra những chiến lược và kế hoạch hành động cụ thể cho từng giai
đoạn, nhằm đưa đến cho khách hàng những thông điệp của tổ chức mình một cách nhanh
chóng và tiết kiệm nhất.Vậy thì vấn đề đặt ra là hướng đi nào, mô hình tiếp thị nào cho
“người đến sau”. Mạng xã hội thông qua vai trò của mình giúp doanh nghiệp thực hiện
công việc đó!
Xu hướng phát triển của Marketing hiện đại:
Trước hết chúng ta cùng nhìn lại thị trường quảng cáo tại Việt Nam những năm
gần đây với nhiều biến động và thay đổi lớn sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn
cầu năm 2008.
Thời gian từ cuối năm 2009 đến cuối năm 2010 thì thị trường quảng cáo của VN
mới thực sự trở lại cùng với nhiều chiêu quảng cáo mới. Thời gian này cũng đã
đánh dấu những bước đi đột phá của các doanh nghiệp làm quảng cáo trong
nước bằng việc bắt đầu dành được thị phần quảng cáo từ các công ty quảng cáo
nước ngoài bởi các sản phẩm mang thương hiệu “Made in Vietnam” đầy sáng
tạo.
Về cuối năm 2010 Ngân sách dành cho quảng cáo của các doanh nghiệp tăng theo
từng tháng. Do sự phục hồi của kinh tế nói chung và chính sách thúc đẩy các
doanh nghiệp trong nước phát triển, mở rông quy mô của nhà nước ta cho cuộc
chạy đua với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hàng hóa nhập khẩu.
Để chứng minh được điều đó chúng ta hãy nhìn vào những gì các nhà quảng cáo đã
làm trong năm qua, thử nhớ lại và quan sát bước đi của chính mình ngay từ
trong nhà rồi ra ngoài đường tìm hiểu xem cách nhà quảng cáo đã khéo léo lồng
ghép vào cuộc sống hàng ngày của chúng ta mà không hay biêt.
Ví dụ điển hình với quảng cáo truyền hình là cuộc tấn công ồ ạt của các nhà mạng,
với những thước phim quảng cáo rất ấn tượng và hài hước để ra mắt mạng 3G.
Chiến dịch quảng cáo này thành công đã giúp nhà mạng đưa ra một gói dịch vụ
mới tưởng chừng rất gai góc, ấy thế mà đã nhanh chóng được người tiêu chấp
nhận và sử dụng rộng dãi. Khẳng định được sự thành công của mạng 3G là sự

kiện Việt Nam được sếp hạng thứ 11 toàn cầu về lượng người truy cập Internet
bằng điện thoại di động. Nhiều người nhận định rằng chiến lược quảng cáo trên
đáng khâm phục nhất trong nhiều năm qua.
Không chỉ dừng ở hình thức quảng cáo truyền hình các hình thức quảng cáo khác
đơn giản hơn vẫn có thể len lỏi được vào các hộ gia đình và vào các cơ quan một
cách nhánh chóng. Việc trực tiếp chuyển tải thông điệp tới khách hàng khách
hàng mục tiêu ( sản phẩm, dịch vụ được giới thiệu trực tiếp tới người tiêu
dùng ) luôn là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp bởi việc thực hiện đơn giản
mà kết quả thấy ngay được.
Điều đáng nói ở đây là cách tiếp thị quảng cáo trên có thêm nhiều điểm khác, cách
thực hiện văn minh hơn và lịch sự hơn so với trước kia. Ví dụ như việc in quảng
cáo trên các phiếu thu tiền sinh hoạt phí hàng tháng hay kẹp tờ rơi quảng cáo
vào báo hàng ngày hoặc các hoạt động chăm sóc khách hàng tại nhà của các
doanh nghiệp …
Năm 2011 được nhiều người cho rằng đây là năm của nhiều loại hình quảng mới du
nhập và nhiều cách tiếp thị quảng cáo độc đáo của các công ty quảng cáo.
Dưới đây là nhận định của một công ty quảng cáo đến từ Nga về xu hướng lựa chọn
loại hình thức marketing hiện đại trong năm 2011:
1. Quảng cáo truyền hình vẫn là lựa chọn số 1, tuy hình thức này diễn ra không quá
sôi động giữa người mua và người bán trên thị trường QC song nó vẫn luôn
chiếm được sự quan tâm và có quyết định lựa chọn từ các doanh nghiệp.
2. Quảng cáo Outdoor với dự đoán tăng vọt theo đà tăng trưởng kinh tế và xu
hướng đón nhận cách quảng cáo tiếp thị mới. Các hoạt động nhằm quảng cáo
như tổ chức sự kiện ngoài trời, treo biển quảng cáo đèn điện tử, làm mô hình
3D … tiếp tục hút ngân sách của các doanh nghiệp bởi phương thức quảng cáo
này tạo được nhiều ấn tượng mới lạ với khách hàng.
3.Quảng cáo trên kênh Radio, một hình thức quảng cáo trước đây chúng ta không
coi là tiềm năng nhưng thực tế cho thấy năm qua rất nhiều doanh nghiệp quan
tấm tới hình thức quảng cáo này bởi khả năng phủ sóng tận ngõ ngách các vùng
nông thôn.

Chúng ta vẫn biết dân số nông thôn ở nước ta hiện nay vẫn chiến đến 70,4% tổng
dân số, một thị trương tiêu dùng mà chúng ta đã bỏ ngỏ bấy lâu nay. Đặc biệt
năm vừa qua phong trào “Người Việt Dùng Hàng Việt” đã lan rộng khắp nơi
thì hình thức quảng cáo trên Radio đã trở kênh quảng cáo hốt bạc.
4.Quảng cáo trên Internet (hình thức quảng cáo trực tuyến), có thể coi đây là hình
thức quảng cáo sôi động nhất trong năm qua. Tuy có được nhiều sự quan tâm
và nhận định rằng tương lai hứa hẹn nhiều tiềm năng lớn, nhưng thật bất ngờ
doanh thu từ hình thức quảng cáo này trong năm 2011 sẽ tăng trưởng không
đáng kể bởi hạ tầng cơ sở cung cấp cho dịch vụ quảng cáo này vẫn còn hạn chế
và còn nhiều ấp ủ. Vì thế thị phần quảng cáo trực tuyến chủ yếu vẫn vào tay các
website quen thuộc.
5. Kẹp tờ rơi quảng cáo vào báo chí hay còn gọi là quảng cáo báo chí nhưng nó khác
ở chỗ không phải quảng cáo trên báo mà kẹp tờ quảng cáo vào báo chí. Theo
nhận định của nhiều chuyên gia chi phí cho hình thức quảng cáo này chỉ phù
hợp với khu vực thành thị và chỉ tiếp cận được khoảng 20% lượng khách hàng
mục tiêu. Điều thú vị là 20% khách hàng mục tiêu đó thường ở độ tuổi trung
liên hay những doanh nhân đi du học về và người có 80% quyền quyết định với
việc tiêu dùng của doanh nghiệp hay trong gia đình. Cách quảng cáo này được
xem là giải pháp toàn vẹn cho quảng cáo trên Internet và quảng cáo outdoor.
6. Quảng cáo qua dịch vụ SMS Banking.
( @em thảo: em không cần liệt kê nhiều loại hình như vậy: e chỉ cần tập trung vào
2, 3 loại hình Marketing hiện đại sẽ ứng dụng công nghệ thong tin như: digital
Marketing và viral marketing. Em đọc them 2 bài viết mà chị gửi trong hòm thư
nhóm và viết lại cho chị nhé!)
III- ĐỀ XUẤT MỘT SỐ Ý TƯỞNG ÁP DỤNG MẠNG XÃ HỘI CHO HOẠT
ĐỘNG MARKETING MỘT CÁCH HIỆU QUẢ
Mạng xã hội là một lựa chọn khôn ngoan cho bất cứ doanh nghiệp nào muốn hướng đến
mục tiêu mở rộng phạm vi khách hàng cũng như thị trường của sản phẩm họ đang kinh
doanh. Các trang mạng xã hội như MySpace, Facebook, Twitter… hiện nay đang thu hút
hàng triệu người dùng mỗi ngày, rất dễ dàng sử dụng, và có thể trở thành một phần khá

quan trọng trong kế hoạch Marketing của mỗi doanh nghiệp, bất kể quy mô doanh
nghiệp đó như thế nào. Bằng việc sử dụng mạng xã hội cho hoạt động Marketing, họ
cũng có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí cho quảng cáo. Nhưng làm thế nào để sử
dụng nó một cách hiệu quả nhất là một câu hỏi lớn đặt ra cho tất cả các doanh nghiệp.
Một hoạt động Marketing qua mạng xã hội hiệu quả không đơn giản chỉ là việc kết nối
với các trang mạng xã hội và chờ đợi kết quả nó mang đến, mà cần rất nhiều yếu tố như :
thời gian; công sức; chiến lược chi tiết, chuyên nghiệp… Rất nhiều công ty lớn như
Coca-Cola, Nike, Starbucks, Dow Jones, GM, GE … đã dành một phần không nhỏ ngân
sách của họ để đầu tư cho các chiến dịch Marketing này. Và họ đã thực hiện nó một cách
rất hiệu quả.
Đầu tiên, mỗi doanh nghiệp cần xác định đối tượng khách hàng mục tiêu trên các trang
mạng xã hội. Cần tìm hiểu các thông tin về độ tuổi, giới tính, xu hướng tiêu dùng… Mỗi
trang mạng xã hội hướng tới những đối tượng người dùng khác nhau. Số lượng người
dùng được thống kê, phân loại, do đó rất dễ dàng cho các doanh nghiệp tìm kiếm những
khách hàng phù hợp nhất với chiến lược Marketing của công ty mình. Các trang như
MySpace, Twitter chủ yếu là đối tượng người dùng trẻ tuổi, nhưng các doanh nghiệp vẫn
có thể thông qua họ để tiếp cận với các khách hàng mục tiêu, hay các chủ doanh nghiệp
khác, thậm chí là tìm kiếm đối tượng khách hàng mới. Một số trang như Facebook có xu
hướng thu hút một lượng người dùng rộng hơn, thậm chí được sử dụng bởi một số tập
đoàn lớn trong chiến dịch xây dựng thương hiệu. Tóm lại, mỗi doanh nghiệp cần tìm
hiểu kĩ đặc điểm riêng của từng website, xác định đối tượng người dùng chủ yếu của
website ấy và sau xây dựng chiến lược quảng cáo hướng tới những đối tượng này.
Thứ hai, cần sử dụng tài khoản cá nhân một cách hiệu quả. Có rất nhiều việc phải làm
ngoài việc mở một tài khoản cá nhân trên các trang mạng xã hội, cập nhật thông tin và
bình luận. Trang cá nhân trên các trang mạng xã hội cần phải thu hút sự chú ý và chứa
đựng đầy đủ các thông tin cần thiết để khách hàng có thể dễ dàng tìm hiểu. Cũng có thể
đăng ảnh, video về doanh nghiệp, về sản phẩm cung cấp một cái nhìn khách quan nhất
cho khách hàng. Một điều đặc biệt chú ý là không nên chỉ cung cấp thông tin một chiều
mà các doanh nghiệp cần tiếp xúc với khách hàng nhiều hơn để hiểu hơn về họ, trả lời
những câu hỏi của họ và để họ biết về công ty. Cũng giống như thế giới thực, mối liên hệ

hai chiều giữa con người với con người là một điều vô cùng quan trọng. Khách hàng sẽ
cảm thấy mình được tôn trọng và có thiện cảm hơn với doanh nghiệp. Vì thế việc xây
dựng thương hiệu sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.
Thứ ba, các doanh nghiệp nên cập nhật thông tin một cách thường xuyên, liên tục, vừa
đủ cũng như trả lời các yêu cầu, góp ý của khách hàng một cách nhanh nhất. Đó thực sự
là nguồn thông tin quan trọng giúp doanh nghiệp định hướng tốt hơn trong quá trình
Marketing. Nên tránh đưa các ý kiến mang tính chất tôn giáo, chính trị hay vấn đề gây
tranh cãi, đặc biệt là các thông tin liên quan đến khách hàng, đối tác. Nếu doanh nghiệp
có thể duy trì việc kết nối với khách hàng trong thời gian dài thì sẽ đạt hiệu quả tốt hơn
rất nhiều.
Về việc ứng dụng mạng xã hội trong việc ứng dụng CRM (quản lý chuỗi khách hàng)
cũng cần áp dụng nhiều biện pháp hiệu quả, thiết thực hơn. CRM là một phương pháp
giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có hệ thống và hiệu
quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản, nhu cầu, liên lạc…
nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn. Thông qua hệ thống quan hệ khách hàng, các thông
tin của khách hàng sẽ được cập nhật và được lưu trữ trong hệ thống quản lý cơ sơ dữ
liệu. Nhờ một công cụ dò tìm dữ liệu đặc biệt, doanh nghiệp có thể phân tích, hình thành
danh sách khách hàng tiềm năng và lâu năm để đề ra những chiến lược chăm sóc khách
hàng hợp lý. Ngoài ra, doanh nghiệp còn có thể xử lý các vấn đề vướng mắc của khách
hàng một cách nhanh chóng và hiệu quả. Mạng xã hội và CRM cũng có những mối quan
hệ với nhau bởi lẽ chúng cùng được tạo ra để xây dựng và duy trì các mối quan hệ. Tuy
nhiên, hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện các chiến dịch CRM một cách thiếu hiệu
quả trên các website mạng xã hội. Mạng xã hội vẫn là một lĩnh vực mới, và mặc dù rất
nhiều cá nhân đã chấp nhận nó với một thái độ tích cực, thì các doanh nghiệp vẫn đang
bắt đầu dần dần tiếp cận đến những lợi ích thiết thực của dịch vụ này. Vậy để thực hiện
chiến dịch này một cách có hiệu quả, mỗi doanh nghiệp nên làm gì? Đầu tiên, cần coi
mạng xã hội như một bộ phận quan trọng trong chiến lược CRM của doanh nghiệp. Cần
cập nhật thường xuyên, liên tục các thông tin của khách hàng trên mạng xã hội và lưu trữ
chúng một cách cẩn thận, tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm. Tiếp đó, cần
phải phân tích các thông tin thu được như: đối tượng khách hàng thường xuyên tương tác

với doanh nghiệp, đối tượng khách hàng nào thường tương tác với nhau…để tìm ra các
điểm đặc biệt, từ đó có các chiến lược tiếp theo. Cuối cùng, cần sử dụng những phân tích
này để tạo ra một nội dung thích hợp hơn cho chiến lược CRM. Ví dụ như: sử dụng các
mối quan hệ giữa các đối tượng khách hàng để mời họ vào các nhóm riêng có chung
mục đích, sử dụng các từ khóa mà khách hàng thường xuyên sử dụng để làm từ khóa cho
công cụ tìm kiếm trên website doanh nghiệp, tiếp thu các ý kiến phản hồi từ khách hàng
để khách hàng biết rõ hơn về sản phẩm mà họ quan tâm…

×