Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

TIỂU LUẬN VAI TRÒ của GIA ĐÌNH TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP hóa, HIỆN đại hóa và hội NHẬP QUỐC tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.52 KB, 26 trang )

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

2

NỘI DUNG

3

1. Vai trò của gia đình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại 3
hóa và hội nhập quốc tế
2. Những biến đổi của gia đình Việt Nam dưới tác động của quá 9
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
KẾT LUẬN

25

TÀI LIỆU THAM KHẢO

26

MỞ ĐẦU

Quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã mang
lại cho xã hội Việt Nam những thay đổi và chịu sự tác động không chỉ trên
lĩnh vực kinh tế mà còn cả trên lĩnh vực văn hóa - xã hội. Gia đình - đơn vị
cấu thành cơ bản của xã hội tất yếu sẽ có những biến động, những đổi thay



2

trên nhiều khía cạnh. Đây chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự
xuất hiện của các vấn đề phức tạp trong gia đình và xã hội Việt Nam. Để giải
quyết những vấn đề tác động của công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập
quốc tế cũng như xây dựng gia đình Việt Nam trở thành “nhân tố quan trọng
cho sự phát triển bền vững của xã hội, sự thành công của sự nghiệp công
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước” đây một trong những vấn đề đã và đang
đặt ra cho xã hội nói chung và cho mỗi chúng ta nói riêng.
Bước sang những năm đầu của thế kỷ XXI, Việt Nam đã và đang đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập sâu rộng quốc tế để phát
triển nhanh hơn, tạo tiền đề để rút ngắn khoảng cách phát triển với các nước.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập của Việt Nam được phát triển theo
hướng ưu tiên tạo ra công ăn việc làm, thu nhập và góp phần vào việc thực
hiện công bằng xã hội. Nhờ vậy, xã hội Việt Nam đã có sự biến đổi nhanh
chóng về mọi mặt cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã thu được nhiều
thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội và tạo ra những chuyển biến mạnh mẽ
về xã hội. Tuy nhiên, công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và
đang để lại những mặt trái và hệ lụy của nó, tác động sâu sắc đến tất cả các
lĩnh vực xã hội; trong đó, gia đình thiết chế - một thiết chế bền vững, lâu đời
đã và đang chịu những tác động sâu sắc nhất và dễ nhận thấy. Do đó, tác giả
chọn vấn đề: “Vai trò của gia đình và những biến đổi của nó dưới tác động
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế” làm vấn đề
nghiên cứu.


3

1. Vai trò của gia đình trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa và hội nhập quốc tế
Gia đình là yếu tố cấu thành xã hội, là tế bào của xã hội; từ gia đình con
người được sinh ra, trưởng thành và hoàn thiện về thể chất và nhân cách. Gia
đình quan hệ hữu cơ với xã hội. Xã hội phát triển tạo điều kiện cho gia đình
phát triển và ngược lại gia đình lành mạnh thì xã hội mới lành mạnh, phát
triển, ổn định và bền vững.
Gia đình trở thành mối quan tâm chung của mỗi quốc gia dân tộc và
nhân loại. Các nước phát triển và đang phát triển đều nhận thức rõ xây dựng,
củng cố và phát triển sự vững chắc của gia đình là nhân tố quan trọng để ổn
định và phát triển xã hội.
Gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi
người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển
lành mạnh, an toàn của xã hội và sự ổn định dân số của mỗi quốc gia. Vì vậy,
gia đình là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước ta đặc biệt quan
tâm. Từ khi thành lập và trải qua các thời kỳ lãnh đạo đất nước, Đảng ta có
nhiều chủ trương, chính sách để phát triển “các tế bào” của xã hội sao cho thật
mạnh khỏe, bền vững để tạo đà cho đất nước phát triển.
Trong bối cảnh hiện nay, quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức, tác động mạnh mẽ
tới vị trí, vai trò, chức năng của gia đình theo cả chiều hướng tích cực lẫn tiêu
cực. Bên cạnh những thành công, tiến bộ, các “tế bào” của xã hội cũng đang
chịu nhiều rủi ro, mất mát. Trước những yêu cầu đó, tại Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ XI, vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời
kỳ mới được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn.
Thứ nhất: Gia đình là nền tảng, tế bào của xã hội
Gia đình là tế bào, là nền tảng của xã hội được chủ nghĩa Mác - Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh khẳng định khi bàn về vai trò của gia đình đối với sự
phát triển của xã hội. Ph.Ăngghen đã chỉ rõ: “... những trật tự xã hội, trong đó
có những con người của một thời đại lịch sử nhất định và của một nước nhất
định đang sống, là do hai loại sản xuất quyết định: một mặt là do trình độ phát



4

triển của lao động và mặt khác là do trình độ phát triển của gia đình” 1. Còn
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã
hội. Gia đình tốt thì xã hội mới tốt. Xã hội tốt thì gia đình càng tốt hơn. Hạt
nhân của xã hội là gia đình. Chính vì muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội mà
phải chú ý hạt nhân cho tốt”2.
Kế thừa tư tưởng của các nhà kinh điển, Đảng ta nhận thức sâu sắc về
vai trò của gia đình đối với xã hội. Tại Đại hội XI, Đảng ta nhấn mạnh: “Xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã
hội”3. Quan điểm của Đảng cho thấy, muốn có một xã hội phát triển lành
mạnh thì trước hết từng “tế bào” phải phát triển bền vững. Gia đình không chỉ
là “tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia
đình tái tạo ra con người để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể tồn tại
và phát triển được. Nhất là trong bối cảnh hiện nay, nhiều giá trị mới được
tiếp thu, nhưng nhiều giá trị truyền thống của gia đình Việt Nam cũng đang
mất đi. Tình trạng ly hôn, bạo hành gia đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, thực
dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng lên… Những hạn chế này đang làm cho
nhiều “tế bào” có nguy cơ rơi vào khủng hoảng, làm cho nền tảng xã hội thiếu
vững chắc.
Chính vì vậy, trên cơ sở những tiêu chí quan trọng của gia đình văn hóa
Việt Nam đã được Đảng đề xuất từ Nghị quyết Đại hội lần thứ VIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam đã xác định chiến lược xây dựng gia đình văn hóa Việt
Nam, tại Đại hội XI, Đảng ta phát triển mới về nhận thức và xác định: No ấm,
tiến bộ, hạnh phúc là những điều kiện cơ bản, quan trọng để gia đình phát
triển lành mạnh. Muốn có một “tế bào lành mạnh”, một “nền tảng vững chắc”
thì phải xây dựng gia đình Việt Nam no ấm, tiến bộ, hạnh phúc.
Thứ hai, Gia đình có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát

triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đất nước

1 C.Mác – Ph.Ăngghen toàn tập, Tập 21, Nxb CTQG, Hà Nội.1995, tr.121
2 Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 12, Nxb CTQG, Hà Nội.2011, tr.300
3 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội.2011. tr.77


5

Văn kiện Đại hội XI của Đảng đã chỉ rõ: Gia đình “là môi trường quan
trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách” 4 góp phần chăm
lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách
nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa
tình, có tinh thần quốc tế chân chính.
Con người Việt Nam chỉ có thể được trang bị những phẩm chất tốt đẹp
nếu có một môi trường xã hội tốt. Môi trường đó trước hết là từ mỗi gia đình,
mỗi tế bào của xã hội. Các gia đình chịu trách nhiệm trước xã hội về sản
phẩm của gia đình mình, phải có trách nhiệm nuôi dưỡng và giáo dục con cái,
cung cấp cho xã hội những công dân hữu ích. Cùng với nhà trường, gia đình
tham gia tích cực nhiệm vụ “dạy người, dạy chữ”, tạo ra lực lượng lao động
tương lai có chất lượng cao.
Đây là điểm mới trong tư duy Đại hội XI của Đảng ta về vai trò của gia
đình đối với phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao cho đất nước. Gia
đình chính là “đơn vị xã hội” đầu tiên cung cấp lực lượng lao động cho xã
hội. Từ những người lao động chân tay giản đơn đến những người lao động trí
óc đều được sinh ra, được nuôi dưỡng và chịu sự giáo dục của gia đình.
Đảng ta nhấn mạnh, gia đình không chỉ giữ vai trò nền tảng, tế bào của
xã hội, mà còn là môi trường quan trọng, trực tiếp giáo dục nếp sống, hình
thành nhân cách. Gia đình giữ vai trò đặc biệt quan trọng tới số lượng, chất
lượng dân số và cơ cấu dân cư của quốc gia. Gia đình không chỉ dừng lại ở

việc duy trì nòi giống, mà quan trọng hơn gia đình phải trở thành môi trường
tốt, đầu tiên để giáo dục nếp sống, hình thành nhân cách cho con người. Theo
quan điểm của Đảng, gia đình no ấm, bố mẹ thuận hòa, hạnh phúc là điều
kiện, môi trường quan trọng, trực tiếp tạo nên các thế hệ sau có chất lượng cả
về thể chất lẫn tinh thần, góp phần đắc lực vào chiến lược phát triển nguồn
lực con người chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước hiện nay.
Thứ ba: Gia đình có vai trò giữ gìn, lưu truyền và phát triển những giá
trị văn hóa dân tộc

4 Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb CTQG, Hà Nội.2011. tr.77


6

Đảng ta nhấn mạnh gia đình là nơi tiếp thu, giữ gìn và lưu truyền các
giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Thông qua các câu chuyện cổ tích,
qua các câu ca dao, tục ngữ, cha mẹ, ông bà là những người thầy đầu tiên dạy
dỗ, nuôi dưỡng tâm hồn, phát triển tư duy và từng bước giáo dục hình thành
nhân cách cho mỗi con người. Qua lao động, qua việc xử lý các mối quan hệ
hằng ngày, gia đình đã truyền thụ cho con trẻ những nét đẹp của truyền thống
gia đình, dòng họ, truyền thống văn hóa dân tộc. Từ đó mỗi cá nhân hình
thành và bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, tình cộng đồng,
lòng nhân ái, tinh thần tự lực, tự cường, anh hùng trong chiến đấu bảo vệ Tổ
quốc, bảo vệ hòa bình, chăm chỉ cần cù trong lao động sản xuất… Đảng ta chỉ
rõ: Trong giai đoạn hiện nay để “xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến
đậm đà bản sắc dân tộc” cần sự chung tay góp sức của toàn xã hội, mà xét đến
cùng, đó là trách nhiệm của mỗi gia đình, mỗi con người cụ thể.
Trong xã hội hiện đại, sự biến đổi của gia đình diễn ra một cách sâu
sắc, quyết liệt, đồng thời cũng đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết
như sự bùng nổ dân số, chênh lệch về giới tính, mâu thuẫn thế hệ, sự lệch lạc

trong lựa chọn đối tượng để tiến hành xây dựng gia đình (kết hôn cùng giới),
những mô hình gia đình mới xuất hiện.
Nhiều vấn đề gia đình cũng bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam, nhất là trong
bối cảnh mới của đất nước, đặc biệt là do sự tác động của cơ chế thị trường và
hội nhập quốc tế không ít trường hợp có những thành viên gia đình động cơ,
mục đích sống lệch lạc, nhiều gia đình không thích ứng được hoặc thích ứng
không kịp với những biến đổi nhanh chóng xã hội, rơi vào khủng hoảng, bế
tắc, thậm chí đổ vỡ.
Trong bối cảnh hiện nay, một mặt nhiều giá trị mới được tiếp thu, hình
thành xuất hiện nhưng mặt khác nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp của gia
đình Việt Nam cũng đang dần dần mai một đi. Tình trạng ly hôn, bạo hành gia
đình gia tăng; chủ nghĩa cá nhân, thực dụng, hưởng thụ có xu hướng tăng
lên… Những hạn chế này đang làm cho nhiều “tế bào” có nguy cơ rơi vào
khủng hoảng, làm cho nền tảng xã hội thiếu vững chắc. Gia đình không chỉ là
“tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia đình


7

tái tạo ra con người tốt, khỏe để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể
tồn tại và phát triển được.
Ở thời đại nào văn hoá gia đình cũng là nền tảng cho văn hoá xã hội.
Văn hoá gia đình giàu tính nhân văn, nhân bản, đề cao giá trị đạo đức, nhân
văn, xây dựng nếp sống văn hoá trật tự, kỷ cương, hun đúc tâm hồn, bản lĩnh
con người. Bởi vậy gia đình tốt là bảo đảm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội
dân chủ, công bằng và văn minh.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận định: “Nhiều gia đình cộng lại mới
thành xã hội, xã hội tốt thì gia đình càng tốt, gia đình tốt thì xã hội mới tốt.
Hạt nhân của xã hội là gia đình”. Xã hội phát triển, cơ cấu xã hội có sự biến
đổi nhưng tổ chức của gia đình không biến đổi nhiều. Gia đình là tế bào của

xã hội, do đó văn hoá gia đình đóng vai trò quan trọng trong vấn đề giữ gìn và
phát huy bản sắc văn hoá truyền thống dân tộc. Chuẩn mực của gia đình Việt
Nam hiện nay gồm 4 yếu tố: No ấm: Biểu hiện sự phát triển kinh tế của gia
đình nhằm đáp ứng các nhu cầu về vật chất và tinh thần của các thành viên.
Bình đẳng: Biểu hiện các thành viên trong gia đình tôn trọng lẫn nhau và
được hưởng mọi quyền lợi về học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí, chăm sóc
sức khoẻ; đặc biệt quan tâm đến phụ nữ, trẻ em gái, người cao tuổi. Tiến bộ:
Biểu hiện các thành viên trong gia đình luôn có ý thức rèn luyện, phấn đấu
vươn lên về mọi mặt để có kiến thức, trình độ, năng lực; có đạo đức, lối sống
lành mạnh phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc và xu thế phát triển của
thời đại. Hạnh phúc: Biểu hiện các thành viên trong gia đình gắn bó, thương
yêu, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, tạo ra môi trường trong sạch,
ngăn chặn tệ nạn xã hội.
Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu hướng toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở
cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội. Gia đình Việt
Nam có điều kiện phát triển kinh tế, giao lưu hội nhập với các nền văn hóa
tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt
trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống
gia đình Việt Nam, làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử
thách, sóng gió. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của


8

các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào
đó đã phá vỡ nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam.
Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn,
quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng,
để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu

hướng hôn nhân với người nước ngoài ngày càng nhiều và sau hôn nhân
nhiều phụ nữ di cư theo chồng sinh sống ở nước ngoài cũng đặt ra mối quan
tâm lo lắng của toàn xã hội.
Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam
đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ
bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào các gia đình.
Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm
sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong
gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng mạnh mẽ đến mức báo động.
Những hạn chế này đang làm cho nhiều “tế bào” có nguy cơ rơi vào
khủng hoảng, làm cho nền tảng xã hội thiếu vững chắc. Gia đình không chỉ là
“tế bào” tự nhiên mà còn là một đơn vị kinh tế của xã hội. Không có gia đình
tái tạo ra con người tốt, khỏe để xây dựng xã hội thì xã hội cũng không thể
tồn tại và phát triển được.
Việc thực hiện Luật Hôn nhân và gia đình còn nhiều thiếu sót và bất
cập. Hiện tượng tảo hôn vẫn còn tồn tại. Tình trạng ly hôn, ly thân, chung
sống không kết hôn, quan hệ tình dục và nạo phá thai trước hôn nhân gia tăng
đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về nhiều mặt đối với bản thân, gia đình
và xã hội. Những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài
đang làm cho xã hội lo lắng, bận tâm.
Nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình như hiếu nghĩa,
thuỷ chung, sống có trách nhiệm, kính trên nhường dưới đang có biểu hiện
xuống cấp. Sự xung đột giữa các thế hệ về lối sống và việc chăm sóc, nuôi
dưỡng người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tệ nạn xã hội như
ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, mại dâm và nạn dịch HIV/AIDS đang thâm
nhập vào các gia đình.


9


Bạo hành trong gia đình, tình trạng buôn bán phụ nữ và trẻ em, trẻ em
bị xâm hại, trẻ em phải lang thang kiếm sống, trẻ em vi phạm pháp luật có
chiều hướng phát triển. Nhiều gia đình vẫn đang phải gánh chịu những hậu
quả nặng nề của chiến tranh. Hàng trăm ngàn trẻ em nạn nhân của chất độc da
cam đang là nỗi đau của nhiều gia đình. Hàng ngàn gia đình có thân nhân bị
chết, bị tàn tật do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Những mất mát, đau
thương của hàng triệu gia đình trong chiến tranh sau gần bốn mươi năm qua
vẫn chưa thể bù đắp.
Công tác xoá đói, giảm nghèo ở một số địa phương vẫn còn nhiều khó
khăn, kết quả chưa vững chắc, đặc biệt là ở vùng duyên hải, miền núi, vùng
sâu, vùng xa,biên giới, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Việc chuyển
hướng ngành nghề cho những hộ gia đình làm nông nghiệp trong quá trình đô
thị hoá và phát triển công nghiệp chưa được quan tâm đúng mức.
Từ thực tế trên, chúng ta thấy việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp
của gia đình truyền thống trong công tác xây dựng gia đình văn hóa có đời
sống kinh tế phát triển, đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh phong phú là
yêu cầu bức thiết của toàn xã hội. Gia đình Việt Nam trong thời kỳ đổi mới là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước. Do đó
vai trò của gia đình trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và
hội nhập quốc tế là rất quan trọng và cần thiết.
2. Những biến đổi của gia đình Việt Nam dưới tác động của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
Trong bối cảnh đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và toàn cầu
hóa, hội nhập quốc tế, gia đình Việt Nam đang chịu những tác động nhiều
chiều và biến đổi mạnh mẽ. Việc phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia
đình truyền thống trong thời đại ngày nay, khắc phục những hệ quả tiêu cực
do công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mang lại là yêu cầu bức
thiết của toàn xã hội. Gia đình Việt Nam đang trong bước chuyển đổi từ
truyền thống sang hiện đại trên nhiều phương diện và xu hướng khác nhau.
Đó là sự biến đổi mang tính toàn diện cả về hình thái, các chức năng, mối

quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và vai trò của người phụ nữ trong
gia đình.


10

Một là, Sự biến đổi của hình thái gia đình
Gia đình Việt Nam truyền thống được các nhà nghiên cứu cho là loại
gia đình được hình thành từ nền văn hóa bản địa, chứa nhiều yếu tố dường
như bất biến, ít đổi thay. Theo đó, hình thái gia đình phổ biến là gia đình mở
rộng gồm nhiều thế hệ các thành viên liên kết với nhau bằng chuỗi quan hệ
huyết thống và thường bị chi phối bởi chế độ “gia trưởng”. Trong quá trình
phát triển, gia đình truyền thống đã thể hiện được các ưu điểm về sự gắn bó
tình cảm giữa các thành viên trong gia đình; về vấn đề bảo lưu các truyền
thống văn hóa, tập tục, nghi lễ và phát huy tốt nề nếp gia phong, gia đạo. Tuy
nhiên, gia đình truyền thống lại là một trong những nhân tố tham gia vào quá
trình kìm hãm năng lực phát triển của các cá nhân, đặc biệt là dưới tác động
của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, gia đình
truyền thống có vẻ không còn là khuôn mẫu của gia đình hiện đại. Sự giải thể
của cấu trúc gia đình truyền thống và sự hình thành hình thái gia đình mới là
một điều tất yếu.
Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, mô hình hộ gia đình
2 thế hệ (gồm cha mẹ và con cái) - gia đình hạt nhân tồn tại khá phổ biến ở
Việt Nam (chiếm tỉ lệ 63,4%). Hộ gia đình 3 thế hệ trở lên - gia đình mở rộng
có xu hướng giảm. Trong đó, mô hình gia đình qui mô nhỏ có xu hướng phổ
biến ở thành thị hơn nông thôn và ở nhóm hộ giàu hơn hộ nghèo; tỷ lệ hộ gia
đình có 3 thế hệ ở nông thôn thấp hơn thành thị.
Nguyên nhân của sự thay đổi này có thể được lí giải như sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội
nhập quốc tế không ngừng được đẩy mạnh trên nhiều lĩnh vực, hình thái gia

đình hạt nhân tỏ ra có nhiều ưu điểm hơn một số loại hình thái gia đình khác
(gia đình mở rộng, gia đình khuyết). Bởi vì gia đình hạt nhân tồn tại như một
đơn vị độc lập, gọn nhẹ và có khả năng thích ứng nhanh với các biến chuyển
của xã hội với những đặc điểm sau:
Tương đối tự do so với sức ảnh hưởng của tập thể, dòng họ. Sau khi
kết hôn, vợ - chồng không sống chung với ông bà nội ngoại mà chuyển sang
nơi ở mới do đó hình thành nên cộng đồng sinh sống độc lập.
Trọng tâm của gia đình đã chuyển từ mối quan hệ ông - bà, cha - mẹ và


11

con cái sang quan hệ vợ - chồng, cho nên sức hấp dẫn và tính thân mật về mặt
tình cảm giữa hai vợ chồng được đề cao và tính năng quan hệ về mặt tình
cảm của gia đình được tăng cường.
Gia đình hạt nhân có sự độc lập về quan hệ kinh tế và tạo cho mỗi
thành viên trong gia đình khoảng không gian tự do tương đối để phát triển tự
do cá nhân.
Thứ hai, xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
mang đặc tính “động” rất cao và cần đến một cơ chế mở để vận hành cung cầu của lực lượng lao động theo nguyên tắc của thị trường một cách thuận
lợi. Trong đó, tính “động” có được từ sự tự do lựa chọn nghề nghiệp của cá
nhân rất được quan tâm. Do vậy, gia đình hạt nhân vợ - chồng là trọng tâm có
thể tự do lựa chọn nơi ở mà không bị sức ép từ dòng họ mang đặc tính gắn
liền với nhu cầu của xã hội công nghiệp.
Thứ ba là xu hướng thanh niên di cư từ nông thôn ra thành thị để làm
việc rồi lập gia đình ở thành thị và điều kiện đất đai, nhà ở tại các thành thị bị
hạn chế...
Ba là, Sự biến đổi chức năng của gia đình
Từ cách tiếp cận xã hội học, xét về bản chất, gia đình có 4 chức năng
cơ bản (sinh sản, giáo dục, kinh tế và tâm lí - tình cảm). Do sự va chạm giữa

yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, sự chênh lệch giữa tốc độ biến đổi của
cơ cấu xã hội và tốc độ biến đổi của gia đình, chức năng của gia đình Việt
Nam có những biến đổi theo phương thức khác với gia đình phương Tây
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Thứ nhất, về chức năng sinh sản, đại bộ phận người dân Việt Nam vẫn
cho rằng sinh con là một chức năng quan trọng của gia đình. Tuy nhiên, đã có
một sự chuyển đôi nhận thức rất rõ về số con. Theo kết quả điều tra gia đình
Việt Nam năm 2006, tỉ lệ người đồng ý rằng gia đình phải có nhiều con
chiếm tỉ lệ khá thấp (18,6% người cao tuôi, 6,6% người độ tuôi 18 - 60 và
2,8% vị thành niên), quan niệm “gia đình nhất thiết phải có con trai” vẫn
được một bộ phận đáng kể người dân ủng hộ (gần 37% người độ tuôi 18 60), trong đó nhóm dân số nghèo có nhu cầu sinh con trai nhiều hơn nhóm
dân số giàu (45,5% ở nhóm có thu nhập thấp nhất, 26% ở nhóm có thu nhập


12

cao nhất). Lý do để giải thích vì sao phải có con trai chủ yếu vẫn là “để có
người nối dõi tông đường” (85,7%), “để có nơi nương tựa lúc tuôi già”
(54,2%) và “để có người làm việc lớn, việc nặng” (23,4%). Tuy nhiên, đã có
khoảng 63% người trong độ tuổi 18 - 60 cho rằng không nhất thiết phải có
con trai5. Kết quả phân tích cho thấy đại bộ phận người dân đã tự nhận thức
được giá trị của con cái trong cuộc sống gia đình nói chung, chứ không chỉ
đơn thuần thực hiện theo qui định của chính sách dân số.
Thêm vào đó, cho đến nay cấu trúc xã hội và quan điểm giá trị liên
quan đến vấn đề sinh sản và quan hệ tình dục cũng đã có sự thay đôi. Sự tự
do trong việc mang thai và sinh sản do các tiến bộ của y học mang lại cho con
người, sự tự do trong quan hệ tình dục nhờ vào sự phát triển của các phương
pháp tránh thai và các loại dịch vụ liên quan đến tình dục đã góp phần mang
lại sự thay đổi trên. Giờ đây tình dục không chỉ mang ý nghĩa là một phương
cách của việc sinh sản mà còn là sự thể hiện của nhu cầu thể xác tự nhiên của

loài người. Đời sống tình dục thỏa mãn đang trở thành nhân tố chính trong
việc làm tăng mức độ thỏa mãn trong đời sống hôn nhân.
Thứ hai, về chức năng giáo dục - chức năng này được tăng cường hơn
bao giờ hết và trở thành một trách nhiệm nặng nề mà gia đình phải gánh vác.
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, nhu cầu
về nguồn lao động có tay nghề tăng cao nên đòi hỏi nguồn nhân lực phải đáp
ứng đầy đủ các tư chất cần thiết. Do đó, tiêu chuẩn của việc dưỡng dục con
cái cũng tăng theo. Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt đã làm tăng kỳ vọng xã
hội đối với tiêu chuẩn chất lượng của việc dưỡng dục con cái. Đây cũng chính
là lý do chính thu hút sự quan tâm của cha mẹ đối với việc học của con cái.
Tuy nhiên, sự quan tâm này không giống nhau giữa các khu vực, vùng, miền
và dân tộc. Cha mẹ ở thành thị chăm lo đến việc học của con cao hơn so với
nông thôn. Tây Bắc là vùng có tỉ lệ cha mẹ ít quan tâm hơn so với các vùng
còn lại, người Hmông là dân tộc có tỉ lệ cha mẹ quan tâm tới việc học của con
cái thấp nhất. Ngoài ra cũng cần phải chú ý đến những dữ kiện sau: các nhóm
cha mẹ có học vấn cao và có thu nhập cao thì mức độ quan tâm đến việc học
5 Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (nay là Bộ
Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp cùng Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới thuộc Viện
KHXHVN và quỹ nhi đồng Liệp Hiệp Quốc (UNICEP) thực hiện và đã công bố cuối tháng 6/2008.


13

của con nhiều hơn và trẻ em ở độ tuổi 7 - 14 thì nhận được sự quan tâm của
cha mẹ đến việc học hơn là trẻ em trong độ tuổi 15 - 17.
Thêm vào đó, chúng ta cần phải thấy rằng trong quá trình xã hội biến
đổi nhanh chóng, trong gia đình đang nảy sinh nhiều xáo trộn trong chức
năng dưỡng dục con cái và xã hội hóa. Hiện tượng gia đình hạt nhân làm chặn
đứng cơ hội truyền thụ những hiểu biết về việc nuôi dạy con cái từ thế hệ ông
bà cho thế hệ cha mẹ. Thế hệ trẻ mới lập gia đình cho dù có nhận được sự

giúp đỡ của bố mẹ nhưng họ vẫn bộc lộ những bất đồng thế hệ, xung quanh
việc nuôi dạy con cái vì giới trẻ ngày nay trông cậy vào tri thức khoa học và
chuyên môn hơn là dựa vào sự hiểu biết của thế hệ cha mẹ.
Thứ ba, về chức năng kinh tế của gia đình, có thể thấy rằng do quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế mà gia đình và nơi làm
việc bị tách rời nhau về mặt không gian, theo đó chức năng sản xuất của gia
đình cũng suy giảm hoặc mất đi và chức năng tiêu dùng được tăng cường.
Điều này có thể dẫn đến lối sống của gia đình được quyết định tùy thuộc vào
công việc hay mức thu nhập của các thành viên trong gia đình và tiêu chuẩn
tiêu dùng của gia đình có ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thỏa mãn sinh hoạt
của gia đình. Đối với trường hợp của các gia đình ở nông thôn thì chức năng
sản xuất và chức năng tiêu dùng của gia đình không bị phân chia rạch ròi
nhưng dưới cơ chế xã hội lấy việc sản xuất phục vụ cho sự trao đôi thì việc
xản xuất tự cung tự cấp của gia đình cũng bị suy giảm.
Tóm lại, khi các hoạt động sản xuất kinh doanh do gia đình như một
đơn vị kinh tế thực hiện có xu hướng giảm thì các hoạt động kinh tế do cá
nhân thực hiện ngoài gia đình sẽ tăng lên, ví dụ như: làm công ăn lương. Xu
hướng cá nhân hóa các nguồn thu nhập của các thành viên trong gia đình dẫn
đến chỗ phạm vi hoạt động của gia đình như một đơn vị kinh tế thu hẹp lại.
Chức năng kinh tế của gia đình bộc lộ rõ hơn ở các hoạt động tiêu dùng hơn
là các hoạt động tạo thu nhập.
Thứ tư, về chức năng tâm lí - tình cảm, chức năng này dần dần đang
được xem trọng. Ở các gia đình phương Tây, khi tình yêu vợ chồng đã nguội
lạnh thì họ sẽ chia tay nhau do “không có lí do nào buộc họ phải sống với
nhau”. Gia đình ở Việt Nam thì không giống như vậy. Hầu hết các gia đình ở


14

Việt Nam vẫn còn tồn tại vững chắc đặc tính “gia đình chế độ” - tức là, người

vợ kì vọng vào vai trò trụ cột về kinh tế và vai trò làm cha của người chồng
hơn là kì vọng vào tình yêu và sinh hoạt tình dục của vợ chồng. Còn người
chồng thì ưu tiên kì vọng vào vai trò quản gia tài giỏi, đảm đang và vai trò
làm mẹ của người vợ. Tuy nhiên, cũng không ít biểu hiện cho thấy rằng, ở thế
hệ trẻ, số người cho rằng quan hệ vợ chồng quan trọng hơn quan hệ giữa cha
mẹ và con cái ngày càng tăng lên.
Trong đời sống tinh thần, tình cảm của gia đình thì việc con cái đã tách
hộ về thăm hỏi cha mẹ là tập quán phổ biến ở nước ta. Không phải chỉ có con
cháu là chỗ dựa của cha mẹ mà cha mẹ cũng là chỗ dựa cho con cháu trong
cuộc sống hàng ngày. Trên 90% người cao tuổi cho biết họ hỗ trợ con cháu
mình ít nhất một trong các hoạt động sau: về kinh tế - góp phần tạo ra thu
nhập và cấp vốn cho con cháu làm ăn, về kinh nghiệm - quyết định các việc
quan trọng của gia đình hay chia sẻ kinh nghiệm làm ăn, ứng xử xã hội và
dạy dỗ con cháu, về chăm sóc gia đình - nội trợ và chăm sóc cháu nhỏ. Nhiều
người cho rằng bây giờ con cháu lo toan cho bố mẹ về vật chất nhiều hơn và
đầy đủ hơn, còn việc trực tiếp trò chuyện, hỏi han thì ít hơn trước. Có 37,5%
người cao tuổi cho biết họ thường trò chuyện, tâm sự chuyện vui buồn với vợ
hoặc chồng của mình; 24,8% tâm sự, trò chuyện với con và 12,5% tâm sự với
bạn bè, hàng xóm6.
Bốn là, Sự biến đổi của chu kì gia đình
Chu kì gia đình lấy việc gia đình cũng như cá nhân được tồn tại tiếp
diễn bởi sự lặp đi lặp lại của sinh và tử làm tiền đề và định ra giai đọan bước
ngoặt: là những trải nghiệm quan trọng mà gia đình gặp phải từ khi hai vợ
chồng kết hôn cho đến lúc chết đi. Chu kì gia đình bình thường được tiếp
diễn bởi các giai đoạn kết hôn, sinh con, ngừng sinh con, nuôi dạy con cho
đến khi con cái rời khỏi gia đình, kết thúc việc nuôi dạy con cái đến già nua
và qua đời.
Sự biến đổi của chu kì gia đình thể hiện trước hết ở vấn đề kết hôn.
Theo kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, tuổi kết hôn trung bình có
6 Chính sách và giải pháp nhằm phát triển gia đình ở Hà Nội (Báo cáo tổng hợp), Uỷ ban Dân số, Gia đình

và Trẻ em và Trung tâm Xã hội học - Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM thực hiện tháng 3/2005


15

xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, tình trạng tảo hôn có xu hướng
giảm. Trong đó, tuổi kết hôn ở thành thị cao hơn ở nông thôn, những người
làm các công việc đòi hỏi chuyên môn cao thường kết hôn muộn hơn những
người làm công việc đơn giản, khoảng cách tuổi kết hôn của hai nhóm nghề
nghiệp này là 2,9 tuổi với nam và 3,4 tuổi với nữ7.
Sau khi kết hôn, điều quan trọng của chu kì gia đình là việc sinh con.
Một thực tế phổ biến rộng rãi là đối với người phụ nữ, việc làm mẹ gây nhiều
biến động trong cuộc sống hơn là việc làm vợ. Việc sinh con đầu lòng là sự
kiện mang lại cho gia đình niềm vui, sự diệu kì, nhưng đó cũng là những căng
thẳng và gánh nặng về tài chính và về việc thích ứng vai trò làm bố mẹ.
Một hiện tượng nổi bật trong số những biến đổi của chu kì gia đình là
rút ngắn thời gian hoàn tất sinh sản. Thời gian từ sinh con đầu lòng đến khi
sinh người con cuối cùng đang có xu hướng ngày càng giảm. Do đó, tỉ trọng
thời gian dành cho việc nuôi dạy con cái trong toàn bộ khoảng thời gian kết
hôn của người phụ nữ cũng giảm dần.
Ở phương Tây, nếu con cái là thanh thiếu niên thì mức độ sinh hoạt vợ
chồng trong giai đoạn này là thấp nhất, nhưng ở Việt Nam thì thấy rằng độ
tuổi của con cái không ảnh hưởng gì đặc biệt đến mức độ sinh hoạt vợ chồng.
Mà ngược lại sự quan tâm con cái đang trở thành nguyên nhân quan trọng của
sinh hoạt vợ chồng trong cuộc sống hôn nhân.
Mặt khác, việc rút ngắn thời gian sinh con làm tăng tỉ lệ có việc làm
của phụ nữ đã lập gia đình. Thêm vào đó, khi kì vọng về mức sống của gia
đình ngày càng cao hơn thì việc duy trì mức sống của gia đình ở một mức độ
nào đó chỉ bằng thu nhập của người chồng là một việc rất khó trong thời đại
CNH. Do đó, tỉ lệ phụ nữ đi làm ngày một tăng.

Sự gia tăng tuổi thọ trung bình làm kéo dài khoảng thời gian hôn nhân
trung bình và làm xuất hiện “gia đình vợ chồng già trong thời kì không còn
nuôi dạy con cái”. Sự biến đổi này sẽ dẫn đến việc tăng tỉ trọng của quan hệ
vợ chồng, đồng thời cũng sẽ có nhiều trường hợp phụ nữ bị mắc chứng trầm
uất nghiêm trọng hoặc gặp rất nhiều khó khăn trong thời kì trung niên do bị
7 Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006 do Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em (phối hợp
cùng Tổng cục Thống kê, Viện Gia đình và Giới thuộc Viện KHXHVN và quỹ nhi đồng Liệp Hiệp Quốc
(UNICEP) thực hiện và đã công bố cuối tháng 6/2008.


16

mãn kinh và do bị mất vai trò.
Năm là, Sự biến đổi về mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình
Trong xã hội phong kiến, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia
đình được củng cố bằng chế độ tông pháp và chế độ gia trưởng. Theo đó cả 3
mối quan hệ cơ bản của gia đình (vợ - chồng; cha - con, anh - em) tuân theo
một tôn ti, trật tự chặc chẽ. Ví dụ: là vợ - chồng thì phải hòa thuận, thương
yêu nhau, phu xướng thì vợ phải tùy; là cha - con thì cha phải hiền từ, biết
thương yêu và nuôi dạy con cái, biết làm gương cho con cái học tập, ngược
lại, phận làm con phải biết ghi nhớ công ơn sinh thành dưỡng dục của cha mẹ,
biết hiếu thuận với cha mẹ; là anh - em thì phải biết đoàn kết, thương yêu
đùm bọc lẫn nhau, anh chị phải biết nhường nhịn, thương yêu em, còn em thì
phải biết nghe lời và lễ phép với anh chị.
Theo dòng thời gian, mối quan hệ trên có những thay đôi đáng kể. Sức
nặng của tôn ti, trật tự không còn nặng nề như trước mà thay vào đó là sự
bình đẳng hơn theo kiểu “trên kính dưới nhường” và đề cao sự tự do cá nhân.
Trước hết, số lượng con cái trong gia đình có xu hướng giảm, thu nhập
của gia đình lại tăng lên nên cha mẹ có điều kiện nuôi con tốt hơn. Bên cạnh
đó, cha mẹ đi làm suốt ngày, phần lớn ở xa nhà, ít có thời gian ở gần con,

chăm sóc và theo dõi việc học tập, vui chơi của con cái. Theo kết quả điều tra
gia đình Việt Nam 2006, có tới 80% trẻ em trong độ tuổi 15 - 17 khi được hỏi
đã nói rằng cha mẹ cho phép chúng tự đưa ra quyết định về mọi vấn đề liên
quan tới cuộc sống của mình. Vì nhiều lí do, trong đó có việc bận kiếm sống,
1/5 số ông bố và 7% số bà mẹ hoàn toàn không dành thời gian cho việc chăm
sóc, dạy dỗ con cái8. Nhiều bậc cha mẹ còn phó mặc con cái cho nhà trường,
các đoàn thể trong việc giáo dục văn hóa và nhân cách vì họ cho rằng họ đã
làm hết nhiệm vụ khi cung cấp đầy đủ tiền bạc và trang thiết bị học tập cho
con cái. Đồng thời, cũng có không ít con cái có xu hướng muốn tách khỏi sự
kiểm soát của cha mẹ mặc dù còn đi học, chưa trưởng thành. Hiện nay, ở Việt
Nam đã có một số gia đình công chức cao cấp, nhà buôn giàu có thuê những
căn hộ riêng cho con ở. Vì những lí do trên mà mối quan hệ giữa cha mẹ và
8 Chính sách và giải pháp nhằm phát triển gia đình ở Hà Nội (Báo cáo tổng hợp), Uỷ ban Dân
số, Gia đình và Trẻ em và Trung tâm Xã hội học - Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM thực hiện tháng
3/2005


17

con cái trong một số gia đình Việt Nam trở nên khá lỏng lẻo và nảy sinh
nhiều vấn đề.
Sáu là, Sự biến đổi về vai trò của người phụ nữ trong gia đình
Trong xã hội hiện đại, vị thế của người phụ nữ nói chung đã được xã
hội xác nhận trên cơ sở bình đẳng giới nhờ vào kết quả của phong trào nữ
quyền. Người phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong sản xuất, tái sản
xuất, tiếp cận các nguồn lực phát triển, các quyết định, các sinh hoạt cộng
đồng và thụ hưởng các lợi ích, phúc lợi gia đình. Đồng thời, các thành viên
gia đình và các dịch vụ xã hội cũng từng bước chia sẻ gánh nặng công việc
nội trợ gia đình đối với người phụ nữ, góp phần thiết thực tạo điều kiện và cơ
hội giúp phụ nữ phát huy mọi tiềm năng của mình trong hội nhập và phát

triển. Cụ thể:
Quan niệm về người chủ gia đình
Trong xã hội phong kiến, người chủ gia đình được quan niệm là người
có những phẩm chất, năng lực và đóng góp vượt trội, được các thành viên
khác trong gia đình coi trọng. Họ là người quyết định chính cho những việc
lớn của gia đình. Người chủ gia đình thường là người đàn ông/người chồng.
Trong gia đình Việt Nam hiện đại, quan niệm người chủ gia đình rất đa
dạng. Người chủ gia đình có thể là người đàn ông/người chồng; người phụ
nữ/người vợ; hay cả hai vợ chồng cùng làm chủ tùy thuộc vào phẩm chất,
năng lực và đóng góp của họ trong mỗi gia đình cụ thể. Qua đây có thể thấy
rằng người phụ nữ đã dần dần khẳng định được vị trí của mình trong gia đình.
Sở hữu tài sản
Trước đây, tỉ lệ người đàn ông/người chồng đứng tên các giấy tờ sở
hữu tài sản lớn của gia đình cao hơn rất nhiều so với người phụ nữ/người vợ.
Điều này bắt nguồn từ bản chất của chế độ hôn nhân phụ hệ trong xã hội Việt
Nam truyền thống (ngoại trừ một số dân tộc có chế độ hôn nhân mẫu hệ).
Việc nắm giữ tài sản lớn trong gia đình giải thích phần nào lí do người chồng
có tiếng nói và quyền quyết định cao hơn người vợ trong những công việc
quan trọng của gia đình.
Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cũng như các chính
sách của Nhà nước đang làm thay đổi mối quan hệ giữa vợ và chồng về quyền


18

sở hữu các tài sản lớn trong gia đình theo xu hướng người phụ nữ ngày càng
có nhiều quyền sở hữu các tài sản của hộ gia đình hơn.
Phân công lao động giữa người vợ và người chồng trong gia đình
Phân công lao động theo giới trong gia đình Việt Nam theo phương
thức người phụ nữ/người vợ được coi là phù hợp hơn với các công việc ở

trong nhà (nội trợ, chăm sóc người thân trong gia đình...), nam giới phù hơn
với các công việc sản xuất kinh doanh và ngoại giao ở bên ngoài nhà và xa
gia đình.
Cho đến nay, phân công lao động theo giới có xu hướng bình đẳng hơn
trong các gia đình ở đô thị, nhóm giàu, người có trình độ học vấn cao. Trong
những hộ gia đình cả hai vợ chồng cùng đi làm bên ngoài, công việc nội trợ
gia đình được người chồng chia sẻ nhiều hơn.
Bảy là, Sự thay đổi trong quan niệm của con người về giá trị gia đình
Do những tác động của môi trường tự nhiên và điều kiện lịch sử dựng
nước và giữ nước, con người Việt Nam từ xa xưa vốn có truyền thống đoàn
kết, tương trợ lẫn nhau. Sự gắn kết của cá nhân với gia đình (và cao hơn là
với làng, xã, Tổ quốc) đã trở thành một trong những giá trị văn hóa cơ bản
của dân tộc Việt Nam. Với con người Việt Nam truyền thống, gia đình có vai
trò hết sức quan trọng. Gia đình không chỉ là nơi sinh sống, nuôi lớn mỗi cá
nhân về thể chất mà còn là cái nôi nuôi dưỡng tâm hồn, hình thành nhân cách
cho con người. Gia đình là giá trị cao đẹp mà con người mong muốn vươn tới.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, gia đình hạnh phúc và đáng tự hào là gia
đình có sự chung sống của nhiều thế hệ kiểu “tam đại”, “tứ đại”, “ngũ đại”
đồng đường. Trong đó, hạnh phúc gia đình được duy trì trên cơ sở sự gắn kết
hài hòa của các mối quan hệ giữa các cá nhân, thế hệ với những tình cảm và
chuẩn mực đạo đức, giá trị tốt đẹp.
Làn sóng mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế làm cho
nhận thức của con người về gia đình có nhiều thay đổi. Tinh thần tự do, chủ
nghĩa cá nhân lên ngôi đã khiến con người hướng đến cuộc sống độc lập. Gia
đình, đối với không ít người hiện nay, không còn là giá trị duy nhất. Ngoài gia
đình, họ còn nhiều mối quan tâm, nhiều giá trị khác để vươn tới. Hiện nay, ở
nước ta, số người hướng tới cuộc sống độc thân ngày càng nhiều. Khi không


19


tìm thấy niềm hạnh phúc thực sự từ cuộc sống gia đình, có thể tự bảo đảm cho
cuộc sống riêng của cá nhân, nhiều người đã không muốn lập gia đình. Không
ít bạn trẻ hiện nay lại nghĩ: hôn nhân không phải là cái đích duy nhất và cuối
cùng của tình yêu. Có những tình yêu mãi mãi không có đám cưới, không có
hôn thú. Đối với nhiều người, gia đình không phải là bến đỗ cuối cùng và duy
nhất. Điều này đi ngược lại với quan niệm đạo đức truyền thống ngàn đời của
con người Việt Nam: tình yêu phải gắn liền với hôn nhân, hôn nhân là kết quả
tốt đẹp và tất yếu của tình yêu chân chính.
Một bộ phận những bạn trẻ vị thành niên, vì muốn khẳng định cái tôi
của mình, mặc dù được bố mẹ chu cấp cho một cuộc sống đầy đủ nhưng lại
muốn thoát ly gia đình, tách khỏi vòng tay bố mẹ, sống độc lập bên ngoài xã
hội. Đây là một quan niệm mới, nếu xuất phát từ mục đích tích cực như muốn
khẳng định cái tôi cá nhân, bản lĩnh của tuổi trẻ, muốn hướng đến cuộc sống
tương lai độc lập, không phụ thuộc… thì rất có ý nghĩa. Nhưng nếu vì những
ham muốn ích kỷ và bồng bột của tuổi trẻ, thậm chí là vì muốn được tự do
ngoài vòng kiểm soát hay vì đua đòi bạn bè xấu, vì quen được chiều chuộng
kiểu các cậu ấm, cô chiêu… thì đây lại là một điều tai hại cho gia đình và xã
hội, nhất là trong bối cảnh cạm bẫy, cám dỗ rình dập mà bản thân các em chưa
đủ bản lĩnh để có thể “miễn dịch” trước những cái xấu, tiêu cực, để giữ phần
thiện căn, thiên lương trong sáng của mình.
Sự biến đổi trong mối quan hệ gia đình
Cùng với sự thay đổi mô hình gia đình truyền thống, tính cố kết gia
đình đã giảm sút. Mối quan hệ gia đình trở nên lỏng lẻo, thiếu chặt chẽ hơn.
Sự đứt đoạn trong quan hệ “cha truyền con nối” về nghề nghiệp là một minh
chứng cho sự giảm sút tính cố kết gia đình. Với sự hỗ trợ đắc lực của nhiều
loại phương tiện thông tin truyền thông, lớp trẻ ngày nay được tiếp xúc với
nhiều nguồn tài liệu phong phú, đa chiều nên thu nhận được nhiều kiến thức
mới, hình thành và phát triển nhiều năng lực trong tư duy cũng như chuyên
môn, nghiệp vụ. Đây là một trong những cơ sở để nhiều bạn trẻ không tiếp

bước cha anh trong con đường nghề nghiệp. Con cái phần lớn làm nghề khác
cha mẹ và tự do lựa chọn, định hướng nghề nghiệp tương lai cho chính mình.


20

Về phương diện tổ chức cuộc sống cũng cho thấy sự lỏng lẻo của mối
quan hệ cá nhân - gia đình. Gia đình truyền thống rất coi trọng và khắt khe
trong việc gìn giữ nền nếp gia phong. Mọi thành viên mặc nhiên phải tuân thủ
theo những quy tắc chung. Nhưng ngày nay, có xu hướng nới lỏng, giản tiện
các nghi lễ, phép tắc trong gia đình... Ngoài ra, những nếp sinh hoạt thường
ngày cũng thể hiện sự giảm sút sự cố kết gia đình: người lớn thì bận làm, trẻ
em thì bận học, có nhiều gia đình hiện nay cả tháng không có một bữa cơm
chung, bố mẹ và con cái rất ít thời gian bên nhau. Nhiều gia đình, dù đông
con nhiều cháu nhưng vì những lý do khác nhau, đến ngày lễ, tết nhiều khi
cũng chỉ có hai người già cô đơn. Con cháu ở xa, chỉ gọi điện, gửi thư điện tử
thăm hỏi, chúc mừng... thay cho sự thăm nom trực tiếp.
Địa vị các thành viên trong gia đình trở nên bình đẳng, dân chủ cũng là
một thay đổi lớn trong mối quan hệ gia đình Việt Nam hiện nay. Sự bình
đẳng, dân chủ biểu hiện rõ nhất trong mối quan hệ vợ chồng. Trước đây, ảnh
hưởng của tư tưởng Nho giáo, người phụ nữ luôn phải khuôn mình theo đạo
“tam tòng” (tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử). Trong gia
đình, địa vị vợ chồng được phân định rõ ràng: “chồng chúa vợ tôi” hay “phu
vi thê cương”, “phu xướng phụ tùy”, và người phụ nữ mặc nhiên chấp nhận,
chỉ biết suốt đời bó mình trong ngôi nhà với những công việc bếp núc, nữ
công gia chánh, không được học hành, giao lưu, không được tham gia các
công tác xã hội… Với quan niệm này, nói như học giả Trần Ngọc Thêm, đã
“loại bỏ hạt nhân dân chủ”. Trong thời kỳ hội nhập, với sự giao lưu, tiếp xúc
với văn hóa của phương Tây, đặc biệt tinh thần dân chủ, bình đẳng, trong gia
đình người Việt đã có một luồng gió mới mát lành. Người phụ nữ đã được

đánh giá công bằng hơn, được đối xử nhân văn hơn, mối quan hệ giữa người
vợ và người chồng cũng đã thay đổi tích cực. Ngày nay, vợ chồng bình đẳng
về nghĩa vụ và quyền lợi. Người phụ nữ được thể hiện năng lực, theo đuổi mơ
ước của mình, được tạo điều kiện học hành, phấn đấu, được tham gia công
việc xã hội và giữ trọng trách trong bộ máy Nhà nước, trong các tổ chức, đoàn
thể. Vợ và chồng thực sự là những người bạn đời, có thể cùng nhau cảm
thông, chia sẻ, cùng chung tay xây đắp mái ấm gia đình.


21

Gia đình truyền thống đặt lợi ích gia đình lên trên lợi ích cá nhân, đề
cao lòng hiếu thảo, đòi hỏi sự phục tùng tuyệt đối của con cái đối với bố mẹ.
Con cái một lòng nghe theo ý cha mẹ mới làm tròn đạo hiếu, ngay cả lĩnh vực
đáng được quyền tự do nhất là tình yêu, hôn nhân cũng phải “cha mẹ đặt đâu,
con ngồi đấy”. Ngày nay, trong những gia đình tiến bộ, cha mẹ và con cái là
những “người bạn vong niên”. Cha mẹ có thể lắng nghe, chia sẻ với con cái
mọi niềm vui nỗi buồn, đặc biệt các bậc phụ huynh luôn tôn trọng ý kiến, lập
trường, ước mơ, hoài bão chính đáng của con cái…
Sự xuống cấp đạo đức gia đình
Nhìn chung, trong mối quan hệ giữa con người với gia đình hiện nay
vẫn kế thừa nhiều truyền thống quý báu của cha ông, giữ đạo nghĩa tốt đẹp.
Tuy nhiên, bên cạnh đó đã nổi lên một số hiện tượng xuống cấp, băng hoại về
đạo đức, lối sống, gây rạn nứt mối quan hệ gia đình.
Cuộc sống thời kinh tế thị trường khiến cho nhiều giá trị tốt đẹp bị băng
hoại. Tình yêu vốn là tình cảm tốt lành, lãng mạn nhất của nhân loại, nhưng
không ít đôi lứa hiện nay đến với tình yêu, hôn nhân bằng sự tính toán, lọc
lừa. Tình yêu giả dối, tình dục dễ dãi, hôn nhân thực dụng… đang là “chuyện
thường ngày” trong xã hội. Hiện tượng ngoại tình, ly thân, ly hôn diễn ra hết
sức phổ biến, khiến nhiều người cho rằng đó là “mốt thời thượng”. Điều này

không chỉ làm rạn nứt quan hệ giữa vợ và chồng mà còn chia cắt mối quan hệ
giữa cha mẹ và con cái. Bởi lẽ khi cuộc hôn nhân tan vỡ thì gia đình cũng ly
tán, con cái sẽ không còn mái ấm gia đình, không nhận được sự giáo dục và
tình yêu thương trọn vẹn. Ấy là chưa kể khi cha mẹ của chúng tái hôn, hiện
tượng “con anh, con tôi” còn khiến cho tình cảm bị sẻ chia, sứt mẻ.
Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, từ ngàn xưa vẫn là mối quan hệ
thiêng liêng, bền vững nhất trong các mối quan hệ con người nói chung, con
người và gia đình nói riêng. Tuy nhiên, trong thời kỳ hội nhập, quan hệ đó đã
có một số biến đổi theo chiều hướng xấu. Khi chủ nghĩa cá nhân phát triển,
nhiều người chỉ biết vun vén cho quyền lợi ích kỷ của mình. Không ít gia
đình, bố mẹ mải mê kiếm tiền hay theo đuổi ham muốn cá nhân mà bỏ rơi con
cái. Họ chỉ biết đem tiền về cho ô sin, vú nuôi, hay phó mặc con cho nhà
trường và xã hội. Những đứa trẻ lớn lên thiếu thốn tình yêu và sự dạy bảo,


22

chăm sóc của cha mẹ - người thầy đầu tiên của đời mình - đã mất đi những
nền tảng cơ bản của việc hình thành nhân cách tốt đẹp, nhiều em sinh ra đua
đòi, hư hỏng, thậm chí trở thành tội phạm.
Mặt khác, hiện nay có không ít người con bất hiếu với cha mẹ. Hiện
tượng con cái bỏ rơi cha mẹ lúc tuổi già, không chăm nom, tính toán tiền bạc,
chia ngày tính tháng nuôi cha mẹ không phải là chuyện lạ trong xã hội.
“Anh em như thể chân tay, rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần” là truyền
thống tốt đẹp tự ngàn xưa của người Việt. Nhưng ngày nay, do tác động tiêu
cực của xu thế toàn cầu hóa, mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm nảy
sinh tư tưởng thực dụng, coi vật chất cao hơn nghĩa tình. Đã không ít gia đình
lâm vào cảnh anh chị em mâu thuẫn dẫn đến cãi vã, đánh đập lẫn nhau vì
quyền lợi kinh tế như tranh chấp đất đai, quyền thừa kế tài sản, nghĩa vụ chăm
sóc phụng dưỡng cha mẹ…

Mặc dù ở nước ta, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình đã có hiệu lực từ
tháng 7/2008 nhưng hiện tượng bạo lực vẫn chưa thuyên giảm. Hiện tượng
bạo hành gia đình hiện nay xảy ra khá phổ biến với mức độ, tính chất và hình
thức phức tạp, đa dạng: không chỉ có bạo hành của chồng đối với vợ, mà còn
của vợ đối với chồng, của cha mẹ đối với con cái, không chỉ bạo hành về thể
xác mà cả tinh thần. Số liệu khảo sát điều tra xã hội học cho biết: Bạo lực gia
đình ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ chiếm 91,0%, gây tổn hại
về sức khỏe, thể chất: 87,5%, gây tổn thương về tâm lý, tinh thần: 89,4%, gây
tan vỡ gia đình: 89,7% và làm rối loạn trật tự, an toàn xã hội: 89% 9. Điều này
khiến cho mối quan hệ tình cảm giữa con người với gia đình trở nên rạn vỡ.
Gia đình, với một số người, không còn là mái ấm, là bến đỗ bình yên, mà là
một nỗi kinh hoàng. Đặc biệt, với trẻ thơ, hậu quả là hết sức nguy hại vì nó
làm cho các em mất niềm tin vào hạnh phúc gia đình, hoang mang trước cuộc
sống, từ đó chán học, sa ngã vào các tệ nạn xã hội hoặc có hành vi phạm
pháp.
Như vậy, trước cơn lốc của toàn cầu hóa, bối cảnh mới của thời kỳ hội
nhập quốc tế, văn hóa dân tộc nói chung, văn hóa gia đình nói riêng đang
9 Chính sách và giải pháp nhằm phát triển gia đình ở Hà Nội (Báo cáo tổng hợp), Uỷ ban Dân
số, Gia đình và Trẻ em và Trung tâm Xã hội học - Học viện Chính trị Quốc gia TP.HCM thực hiện tháng
3/2005


23

đứng trước những thời cơ lớn lao và những thách thức không nhỏ. Trong hoàn
cảnh đó, nhiều giá trị mới được sinh ra nhưng cũng nhiều giá trị cũ mất đi.
Gia đình là tế bào cơ sở của xã hội, giữ gìn, phát triển văn hóa gia đình, làm
đẹp đẽ, bền chặt mối quan hệ giữa con người và gia đình là con đường đúng
đắn để bình ổn và phát triển xã hội. Vấn đề đặt ra là xã hội, gia đình và chính
bản thân mỗi cá nhân cần phải có giải pháp để cân bằng các mối quan hệ:

quyền lợi cá nhân và quyền lợi gia đình, cái lợi trước mắt và cái lợi lâu dài...
Cần phải kết hợp hài hòa các giá trị truyền thống với giá trị hiện đại, biết loại
bỏ những yếu tố lỗi thời, giữ lấy những gì là tinh hoa, bản sắc, đồng thời tăng
cường giao lưu văn hóa với quốc tế để tiếp nhận những giá trị văn hóa mới.
Có như thế mới khắc phục được những tác động tiêu cực của quá trình toàn
cầu hóa, hội nhập quốc tế đối với văn hóa gia đình nói riêng, văn hóa dân tộc
nói chung.
Tác động của những biến đổi trên đối với gia đình Việt Nam
Kinh tế xã hội phát triển thông qua quá trình công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và hội nhập quốc tế đã làm cho gia đình Việt Nam có nhiều biến đổi và
những biến đổi đó đã có những tác động lớn đến các gia đình Việt Nam.
Tác động tích cực
Sự biến đổi về hình thái, các chức năng, mối quan hệ giữa các thành
viên trong gia đình và vai trò của người phụ nữ trong gia đình. đã làm cho gia
đình Việt Nam có điều kiện phát triển kinh tế, trở thành một thực thể ngày
càng hoàn thiện, năng động và phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội
có nhiều biến động và giao lưu hội nhập với các nền văn hóa, các thành tựu
của văn minh nhân loại.
Những biến đổi trên chính là một quá trình liên tục bảo tồn, truyền thụ,
phát huy những giá trị truyền thống; đồng thời tiếp thu có chọn lọc và cải biến
những giá trị tiên tiến, những tinh hoa của gia đình hiện đại. Tiêu biểu: những
giá trị quí báu của gia đình Việt
Nam truyền thống vẫn được bảo tồn và phát huy như: tình yêu đôi lứa trong
sáng, lòng chung thủy, tình nghĩa vợ chồng, đức từ của cha mẹ đối với con
cái, đạo hiếu của con cái đối với cha mẹ, sự nhường nhịn, thương yêu nhau
của anh em trong một nhà. Đồng thời gia đình Việt Nam cũng tiếp thu nhiều


24


tinh hoa, giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại như: tôn trọng tự do cá nhân,
dân chủ trong mọi quan hệ, bình đẳng nam nữ. Đây chính là những đặc trưng
của gia đình truyền thống được phát huy và cũng chính là những nhân tố giúp
gia đình Việt Nam được xây dựng và củng cố theo xu hướng hiện đại hóa
(dân chủ, bình đẳng, tự do, tiến bộ.), thích nghi với sự tiến bộ của nhân loại.
Tác động tiêu cực
Cùng với những cơ hội và những điều kiện thúc đẩy sự phát triển tiến
bộ, gia đình Việt Nam cũng chịu nhiều tác động tiêu cực và đang đứng trước
nhiều nguy cơ, thách thức.
Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành
phần kinh tế, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nề nếp gia phong, đạo đức của
gia đình truyền thống Việt Nam. Nhịp sống hối hả với những vòng quay của
công việc, học hành khiến những bữa cơm gia đình hiếm khi đông đủ. Cuộc
sống tiện nghi với những phương tiện công nghệ cao đã tạo nên những “ốc
đảo” ngay trong mỗi gia đình, khiến cho cá nhân sống khép kín. Thêm vào
đó, lối sống thực dụng ích kỉ, đề cao cuộc sống hưởng thụ, cổ súy cho tư
tưởng tự do phát triển cá nhân. cũng đã và đang là nguy cơ làm mai một, xói
mòn nhiều giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình. Quan hệ giữa các
thành viên trong gia đình trở nên lỏng lẻo. Đây cũng chính là một trong
những nguyên nhân của sự rạn nứt trong gia đình ngày nay và là nguồn gốc
của những biểu hiện tiêu cực trong xã hội như tệ nạn xã hội (ma túy, mại
dâm, cờ bạc, rượu chè. xâm nhập vào một số gia đình và đã làm mai một các
giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình và gây nhiều hậu quả cho xã
hội), văn hóa ứng xử xuống cấp, đạo đức bị coi nhẹ hay tình trạng li hôn, li
thân, sống chung như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn, quan hệ tình dục
trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng.
Ngoài ra còn phải kể đến những tác động khác như: sự suy giảm vai trò
ảnh hưởng của cha mẹ đối với con cái (do con cái có nhiều cách tạo thu nhập
mà không cần dựa vào nguồn kinh tế của cha mẹ), quỹ thời gian dành cho
việc chăm sóc con cái và người già suy giảm (do sự tham gia của người phụ

nữ vào các công việc tạo thu nhập cho gia đình), sự ảnh hưởng của học vấn
vào các chuẩn mực của lòng hiếu thảo của con cháu (thời gian học ở trường


25

của con cái và thời gian làm việc ngoài xã hội của cha mẹ tăng dẫn đến việc
giáo dục và hướng dẫn của cha mẹ về lòng hiếu thảo, sự mang ơn đối với ông
bà giảm.), mâu thuẫn giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề
chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra nhiều thách thức mới, tình trạng bạo
hành trong gia đình vẫn còn tồn tại.
KẾT LUẬN

Trước tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế
qui mô gia đình Việt Nam đang dần dần thu hẹp, gia đình hạt nhân trở nên
phổ biến. Xu hướng này biểu hiện rõ nét hơn khi tốc độ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ngày càng gia tăng. Nhiều chức năng của gia
đình có sự thay đổi. Ví dụ: gia đình đang có xu hướng “giao phó” chức năng
giáo dục và truyền thụ văn hóa cho thế hệ trẻ lại cho thiết chế trường học và
hệ thống các dịch vụ xã hội khác; chức năng kinh tế gia đình đang có xu
hướng chuyển từ “sản xuất” sang “tiêu dùng”. Các mối quan hệ trong gia đình
trở nên lỏng lẻo. Vai trò và vị trí của người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã
hội được cải thiện.
Những biến đổi trên đã góp phần mang lại không ít vấn đề phức tạp,
những mâu thuẫn và nguy cơ bởi sự xung đột giữa quan điểm giá trị truyền
thống và quan điểm giá trị mới, mâu thuẫn giữa thế hệ trước và thế hệ sau
trong xã hội Việt Nam. Do vậy, để giải quyết mâu thuẫn và “xây dựng gia
đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” thì chúng ta cần phải phát huy
những giá trị đạo đức tốt đẹp của gia đình truyền thống trong hoàn cảnh xã
hội mới và đảm bảo quyền tự do dân chủ của mỗi cá nhân trong gia đình.

Ngoài ra chúng ta cần phải tập trung vào một số vấn đề sau: có hệ giải pháp
thiết thực để thực hiện tốt nhất Chiến lược củng cố và xây dựng gia đình; có
hệ chính sách hữu hiệu hỗ trợ phát triển kinh tế hộ gia đình; phát triển giáo
dục nhằm nâng cao dân trí; có chính sách tích cực tạo điều kiện để đoàn tụ gia
đình, gắn bó các thành viên gia đình; đẩy mạnh công tác xóa đói giảm nghèo;
tăng cường thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình; đẩy mạnh việc
thực hiện nghiêm chỉnh hệ thống chính sách xã hội đối với các gia đình chính


×