Sinh đẻ và vai trò của gia đình trong sức khoẻ sinh sản
I. Một vài nhân tố ảnh hưởng đến sinh đẻ
Richard A. Easterlin và Grimmins Đưa ra một khung khái niệm (dưới góc độ kinh tế) dùng
để nghiên cứu mức sinh và sự quá độ dân số và thái độ đối với mức sinh ở thời kỳ tiền hiện
đại (Richard A. Easterlin và Grimmins , 1995: 114):
• Những điều kiện kinh tế-xã hội cơ bản ( những biến số hiện đại hoá): giáo dục, đô
thị hoá, việc làm ở khu vực hiện đại cũng như những yếu tố văn hoá như dân tộc
và tôn giáo, và những yếu tố quyết định khác như những nhân tố di truyền
• Những yếu tố về hành vi sinh đẻ: nhu cầu có con cái ( số những đứa con còn sống
mà cha mẹ muốn có, nếu việc điều chỉnh sự sinh đẻ không phải tốn kém); mức
cung cấp con cái( số con cái còn sống mà cha mẹ có thể có nếu họ đã không hạn
chế sinh đẻ một cách có suy tính) ; và các chi phí ( chủ quan và khách quan) của
việc điều chỉnh sự sinh đẻ.
• Những “yếu tố quyết định kế cận “ của mức sinh: mức dộ được phép giao hợp; khả
năng thụ thai ( bao gồm tần số giao hợp); thời gian không thụ thai sau khi sinh
( đặc biệt liên quan dến thời gian không cho con bú); tình trạng vô sinh và việc sử
dụng biện pháp kiểm soát sinh đẻ một cách cố ý bao gồm việc tránh thai và phá
thai; độ tuổi kết hôn...;
Những yếu tố quyết định cơ bản chỉ ảnh hưởng đến mức sinh một cách gián tiếp và
ảnh hưởng của chúng phải thông qua các yếu tố quyết định kế cận.
1. Sức ép về con cái đối với các cặp vợ chồng
Giá trị của đứa con
Con cái luôn là niềm mong ước và hạnh phúc của các gia đình ở Việt Nam từ trước đến
nay. Vấn đề tăng nhanh dân số và sức ép kinh tế đã dẫn đến sự đánh giá lại những chuẩn
mực truyên thống liên quan đến sinh đẻ và giá trị kinh tế của con cái.
Một nghiên cứu xã hội học thực nghiệm gần đây ( tháng 10,11 năm 2001 tại Hải Dương)
đã đưa ra nhận định : Có sự nhấn mạnh đến giá trị con cái mang tinh mục đích của việc
sinh con nhằm thoả mãn nhu cầu tình cảm của cha mẹ, củng cố hôn nhân. Mặt khác, mong
muốn con cái như là phương tiện , nguồn lao động để giúp đỡ gia đình đã giảm. Con cái từ
chỗ được xem như một tài sản, sang việc con cái được coi như nguồn thoả mãn các nhu
cầu tình cảm của cha mẹ là một trong những đặc điểm nổi bật của sự chuyển đổi giá trị con
cái trong giai đoạn vừa qua. Những thay đổi này trong quan niệm về giá trị của con cái
không chỉ dẫn đến thay đổi quan niệm về vai trò giới, mà còn thay đổi quan niệm về hành
vi sinh đẻ cũng như thay đổi về cấu trúc gia đìnnh và bản chất quan hệ giữa các thế hệ
(Hoàng Đốp, 2004: 150)
Kết quả “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình
thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước” (1998-2000) do Trung tâm nghiên cứu
khoa học về Phụ nữ và Gia đình thực hiện và kết quả khảo sát ở Hải Dương năm 1998 và
ở Nam Định năm 2000 do Viện Xã hội học thực hiện đều cho thấy, giá trị “nối dõi” vẫn
được các gia đình coi trọng, chỉ đứng thứ hai sau giá trị “nương tựa lúc tuổi già”. Đặc biệt,
tại các vùng miền phúc lợi dành cho người già ít ( đồng băng, trung du-miền núi) thì số gia
đình mong muốn có con trai để nương tựa lại cao hơn.
Theo Dominique Haughton và Jonathan Haughton, trong một nghiên cứu định luợng vê sở
thích con trai ỏ Việt Nam, đã nhận xét: nhiều bậc cha mẹ Việt Nam thích ít nhất có một
1
con trai, và một số cha mẹ tiếp tục đẻ để đạt mục đích này. Các nhà nghiên cứu này cũng
dự báo một vấn đề quan trọng về ảnh hưởng của sở thích này đến cơ cấu giới tính của dân
cư trong tương lai ( như trường hợp của Trung Quốc): Điều quan trọng nhất về sở thích
con trai là một số gia đình muốn lợi dụng các kỹ thuật hiện đại để lựa chọn giới tính của
con họ khi sinh ra. Nếu được phép, nguời ta có thể đoán tỷ lệ trẻ em trai/gái sẽ tăng lên ở
Việt Nam, và trong vòng một thế hệ phải giải quyết vấn đề mất cân bằng giới tính trong
nền kinh tế mặc dù không mạnh như thấy tại Trung quốc và ân độ (Dominique Haughton
và Jonathan Haughton, 1999: 109)
Theo sự phân tích của một nhà nghiên cứu thì nếu thực hiện đúng “mỗi cặp vợ chồng chỉ
sinh 1-2 con” thì luôn luôn có 25%- 30% các bà mẹ không thoả mãn về giới tính của con.
Điều này góp phần giải thích tại sao qua nhiểu năm, ở nhiều địa phương, tỷ lệ 30% các bà
mẹ sinh con thứ ba trở lên cứ tôn tại dai dẳng và khó vượt qua ( Phạm Xuân Đại, 2001: 13)
Ngày nay, khi các cặp vợ chồng không có nhu cầu sinh nhiều con như trước kia thì sự giới
tính của con là vấn đề mà họ quan tâm. Cơ sở xã hội để con trai được coi trọng hơn con
gái bắt nguồn từ xã hội nông nghiệp và nó trở thành một nếp nghĩ, thói quen, lối sống
không dễ khắc phục.
Số con mong muốn
Theo kết quả của các cuộc điều tra y tế và nhân khẩu học (VN-DHS) và điều tra dân sốõ
giữa kỳ (ICDS) cho thấy mong muốn có một gia đình ít con ngày càng thể hiện rõ trong
nhận thức và mong muốn của người phụ nữ nông thôn. Tỷ lệ 15-49 tuổi trả lời muốn có 1-
2 con tăng dần từ 31% (VN-DHS 1998) lên 40% (ICDS 1995) và 69% (VN-DHS 1997).
Mặt khác, tỷ lệ phụ nữ mong có 4 con trở nên giảm khá nhanh, đã phản ánh chuyển biến
đáng kể trong quan niệm sinh ít con của phụ nữ nước ta trong thời gian qua ( Lê Ngọc Văn
và Nhóm tác gỉa, 2004: 132)
Nói chung phụ nữ nào có số con ( còn sống) càng nhiều thì họ càng ít muốn có con thêm
nữa. Theo các kết quả điều tra cho thấy, hơn một nửa phụ nữ ở mỗi nhóm học vấn cho biết
họ không muốn có thêm con, khi họ đã có 3 con. Nếu xét dưới góc độ giới thì thấy, tâm thế
hướng đến số con lý tưởng là ít con của phụ nữ mạnh hơn là của nam giới. (Richard A.
Easterlin và Grimmins, 1995).
Kết quả “Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam” (đã dẫn ở trên) cho thấy số con trung bình
mong muốn của gia đình đều cao hơn số con hiện có ở tất cả các vùng điều tra, ở các lứa
tuổi và trình độ học vấn.
Bảng 6. Số con hiện có và số con mong muốn của gia đình
( đơn vị tính: trung bình)
Vùng điều tra Số con
hiện có
Số con mong
muốn
Thành phố 2,33 2,30
Đồng bằng 3,29 2,53
Trung du-miền
núi
3,16 2,51
Chung 3,06 2,48
( Nguồn: Số liệu điều tra cơ bản gia đình Việt nam (1998-2000), tr 116,118)
Kết quả điều tra trên cũng chỉ ra tâm lý trọng con trai vẫn còn biểu hiện ở các cặp vợ
chồng qua câu trả lời của họ về sự mong muốn về giới tính của con: số con trai mong
2
muốn của các cặp vợ chồng thường cao hơn số con gái mong muốn. Các biến số tuối tác,
học vấn và nơi cư trú của người trả lời không ảnh hưởng gì đến điều này.
2. Sức ép về tuổi kết hôn; tuổi và thời điềm sinh con đầu lòng
Tuổi kết hôn cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sinh đẻ của người phụ nữ và cơ cấu gia đình.
Kết hôn sớm ảnh hưởng đến việc học hành, thăng tiến của người phụ nữ. Một nhà nghiên
cứu khi phân tích số liệu của UBQGDS và KHHGĐ - Dự án dân số – sức khoẻ gia đình
( Hà Nội, 3/1999) cho biết : Có 21 % phụ nữ bỏ học mà nguyên nhân có liên quan trực
tiếp đến hôn nhân, thực hiện chính sách dân số. Tỷ lệ phụ nữ bỏ học vì lý do lấy chồng
cao nhất ở các nhóm phụ nữ tốt nghiệp tiểu học (25,5%). Cũng theo số liệu này có xấp xỉ
15% phụ nữ kết hôn trước và trong năm 18 tuổi. ( Phạm Xuân Đại, 2001: 9)
Việc sinh con sớm là một thách thức đối với các cô dâu trẻ, đặc biệt trở thành một áp lực
nặng nề đối với những cô dâu trưởng. Sự lựa chọn thời điểm sinh con không còn do cặp
vợ chồng mà từ phía gia đình bố mẹ và họ hàng.
Nhìn chung tuổi kết hôn lần đầu phản ánh rất rõ trình độ phát triển xã hội của các nhóm
dân tộc khác nhau với thứ tự: Kinh, Kh’me, Mường, Tày, Êđê, Thái, H’Mông. (Phạm
Bích San, 1998: 15)
3. Khoảng cách giữa các lần sinh
Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng vẫn còn tâm lý chỉ sinh ít con nên sinh luôn một thể, cùng
một công nuôi, ông bà còn khoẻ còn nhờ cậy được,…nghĩa là có rất nhiều tiện lợi cho
việc tổ chức cuộc sống gia đình với những đứa con nhỏ. Việc đẻ dày sẽ ảnh hưởng đến
sức khoẻ của bà mẹ và trẻ em, đặc biệt đối với những phụ nữ sinh con quá sớm hay quá
muộn. Số liệu của UBQGDS ( nguồn đã dẫn) cho biết gần một nửa (49%) những trẻ em
là con thứ hai trở lên của các cặp vợ chồng ra đời cách thời điểm sinh của anh chị chúng
3 năm; gần một phần ba (32%) số trẻ em này chỉ sinh cách anh chị chúng từ 24-35 tháng.
Đặc biệt, có tới gần một phần năm (19%) các trường hợp sinh con chỉ cách lần sinh trước
dưới 24 tháng.
4. Trình độ học vấn và giáo dục:
Trình độ học vấn cao thường gắn liền với ý muốn kết hôn không mạnh mẽ, độ tuổi lấy
chồng lần đầu có chiều hướng cao hơn, sức khoẻ tốt hơn, thời gian cho con bú ngắn hơn,
có nhiều khả năng là những kiêng kỵ truyền thống trong hành động tính dục được từ bỏ
nhiều hơn.
Những thái độ liên quan đến qui mô gia đình lý tưởng, khả năng cảm nhận được những
điều lợi của con cái , những phí tổn cho con cái nhìn thấy được và khả năng tương lai có
thể trả được tiền cho con cái ... là những cân nhắc thích đáng và chúng đều có thể chịu ảnh
hưởng của trình độ học vấn của người phụ nữ. Các kết quả nc cứu cho thấy: trình độ học
vấn của phụ nữ càng cao thì qui mô gia đình lý tưởng càng nhỏ và trình độ học vấn của
phụ nữ càng cao thì thì đòi hỏi về “chất lượng” của đứa con càng lớn, và do đó, nếu những
điều khác như nhau thì nhu cầu về số lượng con cái sẽ thấp hơn.
Tử suất của trẻ sơ sinh và trẻ con tuỳ theo trính đọ học vấn của người mẹ: Những bà mẹ
có học vấn cao hơn sẽ sẽ tránh được một cách có hiệu quả hơn cho con khỏi bị chết. Sự
khác nhau về tủ suất của trẻ sơ sinh có lẽ liên quan đến cách chăm sóc người mẹ trước khi
sinh. Trong khi số phụ nữ có ít nhất trình độ trung học được thầy thuốc chăm sóc trước khi
sinh là 60%, thì với phụ nữ có học vấn sơ cấp là 52%, với phụ nứ biết đọc biết viết là 36%
và với phụ nữ mù chữ là 16% ( báo cáo của VNDHS – cộng hoà Việt Nam .1990) (Richard
A. Easterlin và Grimmins, 1995).
Giáo dục càng cao thì càng thuận lợi cho việc kiểm soát sinh đẻ và việc trao đổi bàn bạc
giũa hai vợ chồng về điều tiết mức sinh cũng nhiều hơn. Giáo dục có thể ảnh hưởng đến
3
mức sinh thông qua một số cơ chế , thông qua những yếu tố quyết định kề cận đối với mức
sinh như độ tuổi kết hôn, việc tránh thai và thời gian cho con bú
Trình độ học vấn cao, thời gian học kéo dài thường dẫn tới kết hôn muộn hơn, sinh đẻ
muộn hơn, khi đã gần qua lứa tuổi mắn đẻ nhất:
5. Chi phí cho con cái càng lớn thì số lượng con cái càng nhỏ.
Theo Richard A. Easterlin và Grimmins thì chi phí cho con cái không chỉ là sự tốn kém về
các loại vật dụng và các loại dịch vụ liên quan đến chúng, mà còn bao gồm chi phí gián
tiếp mà người mẹ dành đề chăm sóc chúng ( thời gian...). Chính sự khác biệt về thời gian
của phụ nữ mới dẫn đến những khác biệt trong chi phí cho con cái của các hộ gia đình . Có
2 loại chi phí điều tiết mức sinh: chi phí tâm lý( mức độ hài lòng với cách thực hiện mức
sinh )và chi phí thị trường ( là những chi phí về tiền nong và thời gian cần thiết để học tập
và sử dụng những kỹ thuật trabnh thai cụ thể). Với một mức độ khuyến khích hạn chế sinh
đẻ nhất định, nếu chi phí cho việc điều tiết mức sinh đẻ càng thấp thì khả năng cho một cặp
vợ chồng chọn lựa việc tránh thai sẽ lớn hơn. Như vậy, những chương trình kế hoạch hoá
gia đình có thể dẫn đến việc giảm bớt mức sinh qua việc giảm bớt những chi phí thị trường
và những chi phí tâm lý của việc tránh thai.
Sinh đẻ và nuôi con nhiều không những làm giảm thời gian lao động của phụ nữ mà còn
giảm thu nhập bình quân đầu người của hộ do phải chia sẻ cho số con đông. Số liệu của
Tổng Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1994 cho thấy qui mô hộ càng lớn thì chi tiêu cho
đời sống bình quân đầu người một tháng của hộ càng giảm ( Tổng cục thống kê 1998.
NXBTK, tr 832)
6. Việc làm
Trong những nước đang phát triển, nông nghiệp là công việc chủ yếu của phụ nữ , và thông
thường thì người phụ nữ có thể kết hợp việc đồng áng với việc trông con ( thường thường
một phụ nữ vừa cõng con vừa làm việc việc ngoài đồng, hoặc thả con chơi bên cạnh). Cách
làm kết hợp đó ( cùng một lúc hai việc khác nhau) đã thực sự giúp giảm bớt những chi phí
bất thường của việc sinh đẻ. ở đây con cái không gây trở ngại cho công việc, còn ở trong
điều kiện của công nghiệp hiện đại thì thời gian của người phụ nữ ở đâu cũng gần như
nhau. Việc giảm bót những chi phí bất thường cho con cái như vậy, cùng với việc giảm bớt
những chi phí trực tiếp đặc biệt là về ăn uống và nhà cửa là những lý do giải thích vì sao
mức sinh ở nông thôn cao hơn rõ rệt so với ở các đô thị.
Những phụ nữ làm những công việc trong khu vực không chính qui ( chẳng hạn như người
bán hàng ngoài đường, người sản xuất tại nhà đẻ bán), giồng như những phụ nữ làm nông
nghiệp, họ cũng có thể vừa trông con vừa làm việc một cách dễ dàng. Chỉ có những phụ nữ
làm việc trong khu vực kinh tế chính qui thì mới gặp xung đột giữa công việc và việc sinh
đẻ do những chi phi bất thường gây ra.
7. Chính sách kinh tế – xã hội
Chính sách mở rộng tự do hoá trong kinh tế ( “đổi mới”) của chính phủ đã góp phần tăng
nhanh sản xuất nông nghiệp và thúc đẩy trao đổi kinh tế với các nước khác, hứa hẹn sẽ đưa
đến nhiều thay đổi tiếp theo trong tương lai. Đó là qui chế phân phối đất đa cho các hộ gia
đình ( đất đai đựoc phân phối theo đầu người sẽ khuyến khích sinh đẻ; phạt tiền hoặc thóc
gạo cho những người sinh con thứ ba trở đi hoặc sinh con thứ hai sớm hơn năm năm tính
từ lần sinh thứ nhất v.v…
4
Điều “ Những chính sách và qui định nhằm khuyến khích công tác dân số và KHHGD?
Về chính sách sinh đẻ gồm có:
“ Những gia đình có số con nhiều hơn cho phép ( gồm những đứa con họ đã có) phải
trả tiền thuê nhà hoặc thuê đất tính theo giá cao cho diện tích vượt quá mức mà họ
cần”
“ Từ nay, những gia đình có 3 con hay nhiều hơn sẽ không được phép cho nhập vào
các trung tâm đô thị của các thị trấn, các thành phố và khu công nghiệp”
“ Những gia đình có số con vượt quá qui định phái đóng góp quĩ trợ cấp xã hội, gồm
có quĩ giáo dục và chăm sóc sức khoẻ và một sự đóng góp tăng thêm cho lao động lợi
ích xã hội...”
“ Nhà nước sẽ ra những qui định cung cấp trợ phí để khuyến khích những người triệt
sản “
Từ Luật Bảo vệ sức khoẻ nhân dân (năm 1989) đến các văn bản dưới luật ( Quyết định,
Chỉ thị ) liên quan đến vấn đề kế hoạch hoá gia đình được ban hành đã tác động mạnh đến
việc giảm mức sinh và bảo vệ quyền sinh sản của phụ nữ, bảo vệ sức khoẻ của bà mẹ và trẻ
em, ràng buộc trách nhiệm của nam giới trong hoạt động sinh đẻ của gia đình .
8. Các dịch vụ tránh thai
Reubenhill, chuyên gia nổi tiếng thế gioí trong lĩnh vực XHHGĐ đã nhấn mạnh: “ Một xu
hướng mang tính chất thời đại là các phương tiện tránh thai ngày càng được vận dụng rộng
rãi như một điều hết sức bình thường , cần thiết, cho phép tách quan hệ tình dục chăn gối
ra khỏi quá trình duy trì nòi giống. Nhờ đó các cặp vợ chồngcó khả năng phân biệt tình dục
để sinh con đẻ cái với tình dục nhằm biểu hiện tình yêu và sự gắn bó.
Việc giảm mức sinh liên quan trực tiếp đến việc sử dụng các biện pháp tránh thai. Công
tác truyền thông thông , giáo dục kết hợp với việc cung cấp và đa dạng hoá các phương
tiện tránh thai đã thay đổi định hướng, tâm thế đến việc sử dụng vào mục đích hạn chế
sinh đẻ. Tuy nhiên trong lĩnh vực này, sự bất bình đẳng về giới trong gia đình cũng thể
hiện ở chỗ người vợ là người phải chịu trách nhiệm chính trong việc hạn chế sinh đẻ.
Về quyền sinh sản:
+ Trong Luật Bảo vệ SK nhân dân đã được Quốc Hội thông qua năm 1989, chương III “Về
thực hiện KHHGD” có viết: “ Nghiêm cấm hành vi gây trở ngại hoặc cưỡng bức trong việc
thực hiện KHHGD” ( Điều 43.4); “ Phụ nữ được quyền nạo thai, phá thai theo nguyện
vọng , được khám bệnh , chữa bệnh phụ khoa , được theo dõi SK trong thời kỳ thai nghén,
được phục vụ y tế khi sinh con tại các cơ sở y tế” ( Điều 44.1)
+ Trong Quyết định số 162/HDDBT ngày 18/10/1988 về một só chính sách dân số-
KHHGD đã đề cập đến khoảng cách sinh đẻ như sau: “ Nếu sinh con thứ 2 thì phải sau con
thứ nhất từ 3 đến 5 năm. Trường hợp phụ nữ sinh con muộn sau 30 tuổi trở đi thì khoảng
cách đó có thể từ 2 đến 3 năm” ( điều 3-b)
+ Trong quyết định số 315/HDDBT ngày 24/8/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về
chiến lược thông tin-giáo dục- truyền thông trong dân số-KHHGD ( 1992-2000), ở chương
V “ Thông điệp truyền thông” chỉ rõ:
Khái niệm cơ bản về KHHGD.
KHHGD có nghĩa là chủ động quyết định số con của mình và khoảng cách giữa các
lần sinh thông qua việc áp dụng các biện pháp tránh thai để có một gia đình ít con, khoẻ
mạnh, hạnh phúc và giàu có
5