Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

TIỂU LUẬN CHUYÊN NGÀNH mối QUAN hệ dân tộc, sắc tộc TRÊN THẾ GIỚI và ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.12 KB, 30 trang )

MỐI QUAN HỆ DÂN TỘC, SẮC TỘC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
________________
Dân tộc và giải quyết mối quan hệ dân tộc, sắc tộc là một trong
những vấn đề cơ bản và cấp bách được đặt ra trong chương trình nghị
sự của nhiều quốc gia ở tất cả các châu lục với quy mô, tính chất và
mức độ, hình thức khác nhau. Trong đó, lợi ích dân tộc trở thành tiêu
chí quan trọng nhất trong quan hệ dân tộc và là nguồn gốc nảy sinh
những mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc, giữa các quốc gia, dân
tộc. Cho nên, Đảng ta đã chỉ rõ một trong những đặc điểm nổi bật của
thế giới hiện nay là: “Đấu tranh dân tộc và đấu tranh giai cấp tiếp tục
diễn ra gay gắt”(1). Và dự báo “trong một vài thập kỷ tới, ít có khả
năng xảy ra chiến tranh thế giới. Nhưng chiến tranh cục bộ, xung đột
vũ trang, xung đột dân tộc, tôn giáo, chạy đua vũ trang, hoạt động can
thiệp lật đổ, khủng bố còn xảy ra ở nhiều nơi với tính chất phức tạp
ngày càng tăng”(2). Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X tiếp tục khẳng
định “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu
dài trong sự nghiệp cách mạng nước ta”(3). Điều đó phản ánh mối quan
hệ giữa các dân tộc, sắc tộc trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói
riêng hiện nay đang diễn ra hết sức phức tạp, nhanh chóng và khó
lường. Do vậy, việc nghiên cứu, hiểu rõ tình hình, thực trạng, nguyên
nhân, hậu quả của những mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc trên
thế giới và ở nước ta hiện nay có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong
việc nhận thức đặc điểm xu thế thời đại, xác định quan điểm chính
1

Đảng CSVN, VKNQ ĐH IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 65
Đảng CSVN, VKNQ ĐH IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 66
3
Đảng CSVN, VKNQ ĐH X, NXB CTQG, H, 2006, trang 121
2




sách dân tộc, đối ngoại nhằm thực hiện mục tiêu xây dựng thành công
chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ
nghĩa.
Quan hệ dân tộc (theo nghĩa quốc gia - dân tộc) là sự liên hệ, tác
động quan lại lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc trên các lĩnh vực,
lãnh thổ quốc gia, kinh tế, chính trị, văn hoá, quốc phòng - an ninh,
các vấn đề toàn cầu. Theo đó, tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới
hiện nay ở mức độ nông - sâu, đậm - nhạt, sâu sắc - lướt qua đều có
quan hệ với nhau trong cộng đồng thế giới.
Quan hệ dân tộc (theo nghĩa các tộc người trong một quốc gia,
dân tộc) là sự gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại lẫn nhau giữa các tộc
người trong một quốc gia đa dân tộc, diễn ra trên tất cả các lĩnh vực
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Theo đó, các
tộc người trong một quốc gia thống nhất đa dân tộc đều có quan hệ
gắn bó chặt chẽ với nhau cùng chung mục tiêu phát triển dân tộc. Việt
Nam là quốc gia đa dân tộc (54 tộc người) chung sống trên lãnh thổ
Việt Nam thống nhất về chế độ kinh tế, chính trị, nền văn hoá thống
nhất trong đa dạng, thực hiện bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp đỡ
nhau cùng phát triển.
Mối quan hệ dân tộc thể hiện ở nhiều hình thức và cấp độ khác
nhau. Bao hàm cả mối quan hệ tốt đẹp, hoà hảo, đoàn kết, tương trợ,
giúp đỡ; bao hàm cả sự khác biệt giữa các tộc người, dân tộc (kể cả
quyền được khác biệt để phân biệt tộc người này với tộc người khác
và sự khác biệt cần khắc phục như sự chênh lệch dẫn đến mâu thuẫn
lợi ích; bất bình đẳng gây ra căng thẳng, thù hằn dân tộc, xung đột

2



giữa các tộc người bằng vũ trang, khẩu chiến, cấm vận, nội chiến, ở
mức cao có thể gây chiến tranh khu vực.
Quan hệ sắc tộc là quan hệ giữa các cộng đồng người, có thể một
nhóm người, một tộc người, một quốc gia dân tộc có sự khác biệt nào
đó về nguồn gốc nhân chủng, về ngôn ngữ, về tín ngưỡng, tôn giáo, về
văn hoá. Sắc tộc là thuật ngữ trước đây các nước đế quốc thực dân
phương Tây dùng để chỉ các bộ phận dân cư da màu ngoài Châu Âu.
Ngày nay thuật ngữ này được dùng với nội hàm rộng rãi hơn để chỉ tất
cả các khối dân cư khác nhau về chủng tộc, tôn giáo, văn hoá, tộc
người, quốc gia. Mặc dù vậy thường vẫn được dùng theo hàm ý “miệt
thị”. Đặc biệt theo quan điểm kỳ thị dân tộc, phân biệt chủng tộc, phân
biệt màu sắc, sắc thái đã dẫn đến nạn phân biệt chủng tộc rất gay gắt ở
thời kỳ cận hiện đại. Như chủ nghĩa phân biệt chủng tộc A-pac-thai;
hoặc thực dân Pháp coi nhân dân các dân tộc thuộc địa da vàng, da
đen, da màu là “anamít” (sâu bọ), rác rưởi, là thứ đồ chơi cho chúng
mặc sức hành hình. Những cảnh tượng chúng đổ nước sôi vào người
dân An nam làm cho họ giãy giụa còn chúng thì cười khả ố… là minh
chứng cho sự độc tài, phát xít, man rợ của chủ nghĩa phân biệt chủng
tộc, sắc tộc.
Tuy nhiên, trong lịch sử xã hội loài người, các dân tộc, sắc tộc
không sống biệt lập, tách rời với nhau mà thường xuyên quan hệ qua
lại nhiều chiều với nhau. Cùng với sự phát triển của lịch sử mối quan
hệ giữa các dân tộc ngày càng trở nên phong phú, đa dạng. Dưới chế
độ xã hội cộng sản nguyên thuỷ, mối quan hệ giữa các thị tộc - bộ lạc
nhìn chung là hoà bình, hữu nghị, làm chung, ăn chung, sinh hoạt
chung. Tuy nhiên cũng có những xích mích va chạm, xung đột dẫn
3



đến những cuộc chiến tranh đẫm máu giữa các bộ lạc do tranh giành
lãnh thổ sinh sống, tranh chấp nguồn thức ăn, nước uống…
Dưới các chế độ xã hội có giai cấp, có áp bức, bóc lột giai cấp
thì quan hệ dân tộc ngày càng trở nên phức tạp, đa dạng, đặc biệt là
trong lịch sử cận hiện đại.
Hiện nay, quan hệ dân tộc, sắc tộc trên thế giới là vấn đề nóng
bỏng, là đặc điểm lớn của thời đại, là vấn đề mang tính toàn cầu đe
doạ nghiêm trọng nền độc lập dân tộc, hoà bình, ổn định và an ninh
thế giới. Điều đó xuất phát từ những cơ sở khách quan của tình hình
thế giới. Thế giới hiện nay có khoảng 210 quốc gia và vùng lãnh thổ
thì có đến trên 190 quốc gia và vùng lãnh thổ là đa dân tộc, sắc tộc,
với khoảng 10.000 tộc người, với hơn 3.000 ngôn ngữ khác nhau, chỉ
có khoảng 10 quốc gia, vùng lãnh thổ là đơn tộc. Có những quốc gia dân tộc có số lượng tộc người lớn như: Liên Xô (cũ): 130 tộc người,
Trung Quốc: 64 tộc người, Việt Nam: 54 tộc người, Lào: 40 tộc
người… Do vậy, quan hệ dân tộc, sắc tộc mang tính phổ quát, phong
phú, phức tạp do chính đặc điểm tộc người trên thế giới quy định.
Trong quá trình tộc người trong lịch sử luôn diễn ra theo hai xu
hướng: hợp nhất và phân ly, phân tách - là hai xu hướng khách quan.
Tùy từng giai đoạn lịch sử, với những điều kiện lịch sử, xã hội và tự
nhiên nhất định mà xu hướng nào nổi trội. Theo đó, trong hai thập kỷ
trở lại đây, xu hướng phân tách đang trở thành một trào lưu khá rộng
khắp. Nhiều quốc gia bị xé lẻ, chia nhỏ, nhiều quốc mới được hình
thành: Liên Xô (cũ) bị chia tách ra làm 15 quốc gia độc lập có chủ
quyền; Nam Tư từ 6 nước cộng hòa, qua chiến tranh “huynh đệ tương
tàn” gần một thập kỷ, nay chỉ còn 2 nước cộng hòa Xecbia và
4


Môngtênêgrô; trong đó Môngtênêgrô và tỉnh Côsôvô của Xecbia đang
tiếp tục đòi tách ra; Tiệp Khắc chia tách làm 2 nước là Séc và

Slôvakia; Đông Timo tách ra khỏi Inđônêxia và chính thức trở thành
thành viên thứ 189 của Liên Hợp Quốc tháng 5/2002… đã chứng tỏ
xu hướng hợp nhất, hay tách ra của các quốc gia dân tộc là trào lưu
khá mạnh mẽ.
Cùng với đó, thế giới cũng đang chứng kiến hiện tượng “phục
hưng” tộc người mạnh mẽ. Ý thức tộc người, dân tộc được thức tỉnh
và đi đến đấu tranh đòi các quyền dân tộc, đề cao độc lập tự chủ, tự
quyết, tự cường, chống lại sự can thiệp áp đặt từ bên ngoài. Đây là
một xu thế trong quan hệ quốc tế giữa các quốc gia dân tộc hiện nay.
Như Đảng ta nhận định: “Các quốc gia độc lập ngày càng tăng cường
cuộc đấu tranh để tự lựa chọn và quyết định con đường phát triển của
mình”(1). Tuy nhiên, phong trào ly khai, đòi tự trị, “chủ quyền”, “độc
lập” diễn ra ở khắp các châu lục đã gây ra các cuộc xung đột đẫm máu
rất thảm khốc, kéo dài dai dẳng. Đây là biểu hiện của mâu thuẫn và
xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới đang có chiều hướng gia tăng,
trở nên hết sức nóng bỏng. Mâu thuẫn xung đột dân tộc, sắc tộc diễn
ra khắp thế giới không phụ thuộc vào khu vực địa lý, thể chế chính trị,
hay trình độ phát triển kinh tế, xã hội. Nó diễn ra ở cả những nước
phát triển hàng đầu thế giới như nhóm G8 đến những nước nghèo nàn,
lạc hậu nhất ở Châu Phi như: Ru-an-đa, Ru-đa-ni, Công gô, Xu đăng,
Ê-ti-ô-pi-a, Mô dăm bích.
Xét đến cùng, mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc bao giờ
cũng xuất phát và mang nội dung lợi ích giai cấp và dân tộc, bị kích
động bởi chủ nghĩa dân tộc cực đoan, dân tộc sô vanh, dân tộc ly khai,
1

Đảng CSVN,VKNQ ĐH IX, NXB CTQG, H, 2001, trang 65

5



dân tộc hẹp hòi, phân biệt chủng tộc… Do vậy, chỉ có đứng trên quan
điểm lập trường của giai cấp công nhân mới nhận thức và giải quyết
một cách đúng đắn vấn đề dân tộc và quan hệ dân tộc, sắc tộc, mới
xóa bỏ tận gốc những mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc.
Hình thức của mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc diễn ra
dưới nhiều màu sắc khác nhau. Đó là sự xung đột về văn hóa ngôn
ngữ giữa cộng đồng nói tiếng Pháp và cộng đồng nói tiếng Anh ở
bang Quê bếch (Canada) liên tục xảy ra đấu tranh đòi tách bang này ra
khỏi Canada mặc dù đã được trao quy chế tự trị. Có khi mâu thuẫn,
xung đột dân tộc, sắc tộc diễn ra dai dẳng, âm ỉ, lúc lại gay gắt mang
tính chủng tộc như cuộc xung đột lâu dài đẫm máu do chủ nghĩa phân
biệt chủng tộc A-pac-thai ở Nam Phi gây ra mà tàn dư của nó vẫn còn
ảnh hưởng đến ngày nay giữa những người da trắng với người da đen
ở bản xứ. Có những xung đột về đất đai, lãnh thổ như cuộc tranh chấp
đất đai giữa các chủ trại da trắng và đông đảo nông dân da đen ở
Bôtsana hiện nay. Ngay ở nước Mỹ - nước thường xuyên đi rao giảng
“nhân quyền”, “bình đẳng”, “tự do” thì tình trạng mâu thuẫn và xung
đột chủng tộc vẫn còn khá phổ biến. Vào những năm 60 của thế kỷ
XX, ở các công viên và những nơi vui chơi giải trí người ta bắt gặp
những khẩu hiệu “cấm chó và người da đen”; thì nay Chính phủ Mỹ
vẫn đang dung túng cho Đảng 3K - Đảng cực đoan phân biệt chủng
tộc của người da trắng, có những hành vi ngược đãi, miệt thị đối với
người da đen, da đỏ và người Châu Á nhập cư. Ngoài ra, còn có nhiều
cuộc xung đột giữa các dân tộc, sắc tộc mang màu sắc tôn giáo như
xung đột giữa tộc người theo đạo Thiên chúa và nhóm tộc người theo
đạo Hồi ở Philipin; giữa người Ấn Độ giáo và người Hồi giáo ở Ấn
6



Độ và Pakixtan; giữa những người theo đạo Xích và người theo Phật
giáo ở Srilanka… Có nơi, xung đột, mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc trở
thành những cuộc nội chiến “nồi da nấu thịt” như ở Nam Tư; Trecsnha
(Nga), ở Apganixtan. Có nơi lan rộng thành chiến tranh có tính chất
khu vực như ở Trung Đông giữa các nước Ả rập với người Ixaren;
giữa hàng chục nước ở vùng hồ lớn Châu Phi. Nhiều cuộc xung đột
dân tộc, sắc tộc đã và đang bị các thế lực bên ngoài lợi dụng, can thiệp
làm tăng thêm mâu thuẫn, xung đột…
Những đặc điểm trên là những cơ sở cho chúng ta thấy quan hệ
dân tộc, sắc tộc trên thế giới là vấn đề rất nóng bỏng, phức tạp, nhức
nhối của nhiều quốc gia, khu vực. Mối quan hệ dân tộc, sắc tộc đã và
đang bùng nổ thành các cuộc xung đột, chiến tranh cục bộ, khu vực ở
những quy mô, phạm vi, cường độ, tính chất, mức độ khác nhau, tạo
ra rất nhiều điểm nóng trên thế giới, làm cho tình hình an ninh, hòa
bình thế giới bất ổn định có tác động ảnh hưởng tới tất cả các quốc
gia, dân tộc trên thế giới.
Châu Âu là châu lục có trình độ phát triển kinh tế, xã hội phát
triển nhất trên thế giới, chủ nghĩa tư bản ra đời và phát triển sớm nhất,
quá trình nhất thể hóa diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng nhất (EU);
chiến tranh đã vắng bóng lâu nhất; nhưng trong những năm gần đây
mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc lại bùng nổ dữ dội. Trào lưu ly
khai, đòi “tự trị” đã và đang nổ ra rầm rộ khắp Châu Âu. Điển hình
cho những cuộc mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc tập trung ở
Nam Tư và Liên Xô (cũ). Xung đột dân tộc đã khiến cho Nam Tư tan
rã Liên bang, mở đầu là sự tách ra của Cộng hòa Crôatia mà cái giá
phải trả là chục ngàn binh sĩ và dân thường bị chết. Nội chiến diễn ra
7


đẫm máu hàng chục năm ở Cộng hòa Bôtxnhia và Hecxêgôvina - giữa

ba nhóm sắc tộc: Xecbia, Crôatia và Hecxêgôvina đã tàn phá nặng
nước Cộng hòa này. Sau đó, xung đột sắc tộc lại diễn ra khốc liệt tại
tỉnh Côsôvô thuộc Cộng hòa Xecbia của Liên bang Nam Tư (cũ).
Côsôvô vốn là vùng đất chung sống của hai bộ phận cư dân:
Người gốc Anbani theo đạo Hồi và người Xecbia theo dòng Chính
giáo (một dòng của đạo Thiên chúa). Trước khi xảy ra xung đột
Côsôvô là tỉnh tự trị nằm trong Cộng hòa Xecbia với 90% dân số là
người gốc Anbani Hồi giáo. Năm 1992, Tổng thống Milôsêvich đã bãi
bỏ quy chế “tự trị” của người Côsôvô, đây là “cơ hội” để tư tưởng cực
đoan, ly khai của người gốc Anbani đã âm ỉ lâu nay được dịp bùng
phát dữ dội. Họ thành lập quân giải phóng Côsôvô (KLA). Được sự
ngầm giúp đỡ của Anbani và Phương Tây đứng đầu là Mỹ, người gốc
Anbani nổi dậy chống quân đội Liên bang, bắn giết người gốc Xecbia,
dựng lên Chính phủ tự phong đứng đầu là Ông Rugôva. Liên bang
Nam Tư đưa thêm quân đội và vũ khí vào Côsôvô làm cho xung đột
càng đẫm máu. Mỹ ra sức nuôi dưỡng lực lượng KLA để chống lại
quân đội Liên bang. Trước nguy cơ thất bại của lực lượng quân nổi
dậy gốc Anbani, Mỹ và NATO đa vu cáo Chính phủ Milôsêvich thảm
sát dân thường, ép Nam Tư phải rút quân khỏi Côsôvô và trao quyền
tự trị rộng rãi cho Côsôvô. Trước sự cương quyết của Nam Tư, Mỹ và
NATO đã mở cuộc không kích quy mô lớn trong 3 tháng trời tàn phá
và triệt hạ nặng nề Nam Tư, buộc Chính phủ Milôsêvich phải nhân
nhượng, rút quân khỏi Côsôvô, đặt Côsôvô dưới sự điều hành của lực
lượng gìn giữ hòa bình Liên Hợp quốc, lấy tên là UMMIC. Hiện nay,
ở Côsôvô, cuộc xung đột giữa hai cộng đồng cư dân gốc Anbani và
8


Xecbia vẫn diễn ra, lực lượng UMMIC gần như bị bất lực, không bảo
vệ được người gốc Xecbia và ngay cả chính họ cũng bị giết và tấn

công khá nhiều. Tình hình Nam Tư đã và đang có nguy cơ tan vỡ Liên
bang khi Cộng hòa Môngtênêgrô đang đòi phân tách và tuyên bố độc
lập.
Ở Liên Xô (cũ) nay là Liên bang Nga, với 130 tộc người sinh
sống trên lãnh thổ rộng nhất thế giới nên vấn đề dân tộc, xung đột dân
tộc, sắc tộc lại càng phức tạp. Điển hình là tình trạng tranh chấp về
lãnh thổ, mâu thuẫn tôn giáo gay gắt ở Nagornia Cara bắc hơn hai
chục năm nay chưa được giải quyết giữa hai nước Acmênia (theo
Thiên chúa giáo) và Adecbaizan (theo Hồi giáo). Sự bất đồng giữa
Nga và Grudia về vấn đề Apkhadia vẫn gay gắt. Đây là lãnh thổ của
Grudia tuyên bố là của họ nhưng hầu hết cư dân là người Nga và
Apkhadia đã tuyên bố thuộc Nga. Bản thân trong nước Nga, hàng
chục năm nay vẫn chưa giải quyết được dứt điểm vấn đề Trecsnhia
nước Cộng hòa vùng Capscazơ của Liên bang Nga. Dân số thuộc
người Trécchen theo đạo Hồi và một số ít người Nga. Do ảnh hưởng
của tư tưởng dân tộc cực đoan những năm 1992 - 1993, Tướng
Đuđaep, một Tướng không quân của Liên Xô (cũ) người gốc
Trecsnhia đã đi theo và được sự ủng hộ của chủ nghĩa Hồi giáo cực
đoan xây dựng lực lượng quân đội và xưng là Tổng thống của Cộng
hòa Trecsnhia “độc lập”. Phiến quân Trecsnhia đã gây cho quân đội
Liên bang tổn thất nặng nề và tiến hành khủng bố dã man. Quân đội
Liên bang đã hai lần tập trung quân lớn tấn công vào phiến quân vào
những năm 1994, 1996 nhưng đều bị sa lầy ở đó. Phiến quân rút vào
chiến tranh du kích, tiến hành khủng bố, bắt cóc làm hàng ngàn binh
9


lính Liên bang thiệt hại. Năm 1999, khi Tổng thống Nga Putin cương
quyết trấn áp quân nổi dậy, đánh tiêu diệt số lớn phiến quân, làm cho
phiến quân phải rút vào vùng núi hiểm trở giáp Grudia để hoạt động

quấy nhiễu, khủng bố đến nay vẫn còn âm ỉ chưa giải quyết dứt điểm.
Cuộc chiến ở Trecsnhia đã phá hủy hầu như toàn bộ cơ sở hạ tầng của
nước Cộng hòa này, làm cho sản xuất đình đốn trong nhiều năm.
Ở Bắc Ailen thuộc Anh, mâu thuẫn và xung đột giữa cộng đồng
người theo đạo Tin lành với cộng đồng người Thiên chúa giáo hơn 30
năm nay vẫn đang tiếp diễn. Lãnh tụ Jôn Ađam của người Tin lành
vẫn đang lãnh đạo cộng đồng đấu tranh đòi tự trị. Phong trào ly khai
xứ Batxcơ ở Tây Ban Nha đã và đang diễn ra khủng bố sát hại dân
thường nhằm mục tiêu đòi độc lập cho xứ Batxcơ. Phong trào ly khai
ở Bắc Italia nhằm tách khỏi miền Nam nghèo khó hơn; Đảo Cooc xơ
của Pháp tiếp tục đòi tách ra khỏi Pháp, phong trào đấu tranh chống
Chính phủ Pháp gia nhập Hiến pháp chung Châu Âu vừa qua cũng lên
mạnh. Ở đảo Síp, mâu thuẫn và xung đột giữa người Síp gốc Hy Lạp
và người Síp gốc Thổ Nhĩ Kỳ từ nhiều thập kỷ nay vẫn chưa giải
quyết dứt điểm, họ đã chia tách thành hai khu vực tự trị. Tình hình
trên cho thấy, Châu Âu - từ sau “chiến tranh lạnh”, chiến tranh lớn
không xảy ra, nhưng xung đột dân tộc, sắc tộc dưới nhiều hình thức,
màu sắc có xu hướng gia tăng ở nhiều nước, nhiều khu vực gây ảnh
hưởng lớn đến tình hình hòa bình, an ninh thế giới.
Châu Á - lục địa liền kề với Châu Âu cũng diễn ra rất gay gắt,
Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay hiếm khi nào Châu Á im
tiếng súng do xung đột dân tộc, sắc tộc gây ra. Điểm nóng từ hơn nửa
thế kỷ nay ở Châu Á và thế giới là vùng Trung Đông: Sau Nghị quyết
10


của Liên Hợp quốc về việc thành lập hai nhà nước Do Thái và Ả Rập
trên vùng lãnh thổ Palextin. Năm 1947 Nhà nước Do Thái thành lập
lấy tên là Ixaren được sự ủng hộ của Mỹ và Phương Tây lập tức xâm
chiếm đất đai của người Ả Rập, ngăn cản người Ả Rập Palextin thành

lập nhà nước độc lập. Vào những năm 60 thế kỷ XX họ gây ra hai
cuộc chiến tranh với các nước Ả Rập trong khu vực như Ai Cập,
Gioocđani, Li Băng, Xiri và chiếm đóng một vùng rộng lớn lãnh thổ Ả
Rập. Người Ả Rập Palextin đã kiên cường đấu tranh chống Ixaren đòi
quyền độc lập dân tộc đứng đầu là cố Tổng thống Araphat. Hiện nay
tiến trình hòa bình Trung Đông vẫn đang bế tắc do thái độ hiếu chiến
của Ixaren đứng đầu là Thủ tướng Xarôn và sự ủng hộ người Do Thái
triệt để của Mỹ, làm cho người dân Palextin vẫn chưa có nhà nước độc
lập, bị Ixaren chèn ép và đàn áp trong bạo lực. Đặc biệt ở khu bờ Tây
sông Gioocđan và dải Gada hiện nay hiếm thấy có ngày không xảy ra
bạo lực, bắn giết đẫm máu.
Quan hệ giữa Ấn Độ và Pakixtan vẫn căng thẳng gần nửa thế kỷ
nay. Bắt đầu từ kế hoạch phân chia thâm độc của thực dân Anh, năm
1948, phần đất Tây bắc Ấn Độ tách ra thành lập nước cộng hòa
Pakixtan của những người Hồi giáo, tạo ra một làn sóng di cư lớn của
người theo đạo Hồi ở Ấn Độ đến Pakixtan gây ra sự hỗn loạn và mâu
thuẫn, xung đột giữa những người vốn cùng một nước trước đây:
Điểm nóng giữa Ấn Độ và Pakixtan là bang Casơmia thuộc Ấn Độ
nhưng lại có đa số người Hồi giáo sinh sống. Pakixtan liên tục hậu
thuẫn cho người Hồi giáo ở Casơmia gây ra các cuộc khủng bố dã
man, kích động họ đấu tranh đòi sáp nhập vào Pakixtan. Mặt khác, Mỹ
ra sức giúp đỡ Pakixtan về quân sự để chống lại Ấn Độ và có lúc đã
11


gây ra cuộc chạy đua vũ trang giữa hai nước này. Cuộc xung đột chiến
tranh giữa Ấn Độ và Pakixtan trong vài chục năm qua đã cướp đi sinh
mạng của hơn 50.000 người chết và hàng chục ngàn người phải sống
cảnh khốn cùng.
Xung đột và nội chiến cũng xảy ra đẫm máu ở Srilanka trong vài

thập kỷ nay giữa lực lượng “Những con hổ giải phóng Tamin” của tộc
người Tamin với Chính phủ Srilanka làm hàng chục vạn người chết,
kinh tế suy thoái. Người Tamin trước sau vẫn chủ trương dùng bạo
lực, khủng bố để tách ra khỏi Srilanka. Hiện nay Chính phủ Srilanka
đang cố gắng thuyết phục quân Tamin ly khai ngồi vào đàm phán,
chấm dứt xung đột.
Đất nước Ápganixtan ở Trung Á mấy chục năm liên tục chìm
trong khói lửa chiến tranh, xung đột dân tộc, tôn giáo giữa cộng đồng
tộc người Pastan, người Udơbếch, người Tatgoc, người Tácta; giữa
dòng Hồi giáo Siai và Suít. Đàn ông nước này chỉ biết đến nghề chiến
binh, chém giết. Sau sự kiện 11/9/2001, Mỹ và đồng minh tấn công
vào Ápganixtan xóa bỏ chính quyền Taliban thân với trùm khủng bố
Binlađen và lập ra Chính phủ của Tổng thống Kandai. Tuy nhiên, do
mục đích của Mỹ không phải nhằm ổn định tình hình đất nước
Ápganixtan cho nên quân Mỹ vẫn tiếp tục truy lùng, bắn giết, không
hề làm giảm đi những mâu thuẫn, xung đột tộc người, tôn giáo ở đây
càng làm cho đất nước này thêm tan hoang, tiêu điều.
Đông Nam Á, vùng địa lý chiến lược nối Châu Á với Thái Bình
Dương và thế giới, từ nhiều năm qua đã liên tục xảy ra xung đột dân
tộc, sắc tộc. Cộng hòa Inđônêxia từ khi giành độc lập từ tay Hà Lan đã
liên tục phải đối mặt với tình trạng ly khai đòi độc lập của Đông
12


Timo. Năm 1998 - 1999 đã bùng nổ sung đột dữ dội giữa một bên là
lực lượng ủng hộ ly khai và một bên ủng hộ Đông Timo tiếp tục thuộc
Inđônêxia khiến cho 250.000/800.000 người dân Đông Timo phải
chạy tị nạn. Vấn đề Đông Timo đã bị quốc tế hóa, Mỹ, Ôxtrâylia… đã
đưa lực lượng hòa bình đến khu vực này để giải quyết theo ý định của
Mỹ. Cuộc bầu cử Quốc hội Đông Timo (5/2001) đã mang lại chiến

thắng cho “lực lượng vũ trang giải phóng Đông Timo - Fretilin” và đã
bầu Tổng thống đâu tiên của Đông Timo (4/2002) và Đông Timo tách
khỏi Inđônêxia thành một quốc gia độc lập. Hiện nay các tỉnh Achê,
Malucu của Inđônêxia tiếp tục đấu tranh đòi độc lập, riêng cuộc bạo
động ở Achê diễn ra từ năm 1978 đến nay đã làm hơn 10.000 chết.
Ở Philipin, người Hồi giáo tập trung ở Miền Nam nhất là ở đảo
Minđanao đấu tranh đòi tách ra khỏi Philipin hoặc lập ra Nhà nước
Hồi giáo. Họ thành lập mặt trận giải phóng Mônrô để tiến hành chiến
tranh du kích (MNF), nhiều lần giao tranh với quân Chính phủ. Gần
đây liên tục tấn công, bắt cóc khách du lịch, khủng bố để gây sức ép
với Chính phủ, làm cho tình hình thêm căng thẳng. Ở nhiều nước khác
phong trào ly khai cũng hoạt động mạnh như xung đột giữa cộng đồng
Cuốc ở Irắc và Thổ Nhĩ kỳ. Dưới sự hỗ trợ của Phương Tây, cộng
đồng người Cuốc ở đây ra sức hoạt động đòi thành lập Nhà nước
Cuốcdixtan. Người Tây Tạng theo Phật giáo ở Trung Quốc dưới sự
lãnh đạo của phần tử lưu vong Đạt lai lạt ma liên tục giương cao ngọn
cờ ly khai, “độc lập”. Người Caren ở Myanma cũng liên tục đấu tranh
đòi phân tách.
Châu phi - một Châu lục nghèo đói và kém phát triển nhất trên
thế giới nhưng cũng là châu lục có cường độ xung đột nhiều nhất trên
13


thế giới. Năm 1994, ở Ruanđa và Burunđi nổ ra lò lửa xung đột sắc
tộc làm hơn một triệu người chết giữa hai tộc người Hutu và Tútsi sau
sự kiện hai vị Tổng thống của hai nước này hy sinh tại sân bay Kigali
ngày 06/4/1994. Năm 1998, ở Công gô nổ ra cuộc nội chiến giữa quân
nổi dậy của ông Kabilla với quân đội Chính phủ. Cuộc chiến này kéo
theo nhiều nước trong khu vực tham gia do ủng hộ cả hai phía. Đến
nay, nước Cộng hòa Công gô bị phân chia làm hai: Cộng hòa Công gô

và Cộng hòa Dân chủ Công gô. Năm 1997 nổ ra chiến tranh giữa
Êtiôpia và Êtơrêia. Người Thiên chúa giáo ở Miền Nam Xu đăng gia
tăng các hoạt động chống phá và ly khai. Phong trào Hồi giao cực
đoan ở Angiêri liên tục tiến hành khủng bố thảm sát. Còn nội chiến ở
Sômali trong vài năm đầu thập kỷ 90 thế kỷ XX đã làm hơn 30 vạn
người chết đói và hơn 1 triệu người tị nạn.
Châu Mỹ - Châu lục nằm ở bán cầu Tây, mâu thuẫn và xung đột
chủ yếu mang màu sắc chủng tộc, phân biệt giữa người da trắng với
người da đen, da đỏ ở Mỹ, Mêhicô, Canađa. Mấy năm gần đây ở Mỹ
bùng nổ một sự kiện làm cả thế giới quan tâm theo dõi: Bốn cảnh sát
da trắng hành hạ một người da đen, nhưng lúc đầu Toà án tuyên bố
bốn cảnh sát đó vô tội. Lập tức có một cuộc phản ứng của tất cả người
da đen ở Mỹ (≈ 30 triệu ≈ 13% dân số). Sự phản ứng đó gây hậu quả
khá nghiêm trọng cho nước Mỹ. Ở Canađa mâu thuẫn về văn hoá,
ngôn ngữ đã dẫn đến cuộc trưng cầu dân ý năm 1999 ở bang Quê bếch
đòi phân tách, “độc lập”. Nhưng đã có 51% số người vẫn ủng hộ Quê
bếch thuộc Canađa. Năm 1994, người da đỏ ở bang Chi-a-phát của
Mêhicô nổi dậy chống lại quân Chính phủ đã nổ ra xung đột dữ dội.
Người da đỏ vì sự khốn cùng do bị chèn ép đã đấu tranh buộc Chính
14


phủ Mêhicô phải thương lượng đình chiến và ký hiệp định về phát
triển kinh tế - xã hội cho vùng lãnh thổ của người da đỏ. Ngoài ra
Nicaragoa, Cô lôm bia phong trào du kích, ly khai cũng liên tục diễn
ra trong mấy chục năm nay chưa chấm dứt.
Châu Đại dương vốn là lục địa của thổ dân Châu Úc từ thế kỷ
VIII, người da trắng ở Châu Âu, Châu Mỹ đã xâm lược và di dân đến
đây thực hiện chính sách “khai hoá” nhưng thực chất là đàn áp, áp bức
bóc lột. Đặc biệt chúng đã tiêu diệt 80% thổ dân ở đây làm cho mâu

thuẫn giữa người da trắng di cư đến và thổ dân kéo dài hàng thế kỷ.
Hiện nay, các bộ lạc thổ dân vẫn đang đấu tranh cả bằng bạo lực và
phương pháp hoà bình đòi Chính phủ cải thiện đời sống và trao quyền
tự trị cho họ. Năm 2000, đảo quốc Fiji nổ ra cuộc đảo chính lật đổ
Chính phủ hợp hiến của Thủ tướng Chanđri người gốc Ấn Độ do mâu
thuẫn giữa người bản xứ và người gốc Ấn Độ dai dẳng, âm ỉ từ nhiều
năm nay…
Trên đây là bức tranh toàn cảnh về mối quan hệ dân tộc, sắc tộc
trên thế giới đang diễn ra hết sức phong phú, đa dạng, đủ mọi màu sắc,
tính chất, mức độ, theo nhiều chiều hướng và luôn gắn liền với vấn đề
tôn giáo và đấu tranh giai cấp. Trong đó xu hướng mâu thuẫn, xung
đột dân tộc, sắc tộc dẫn đến ly khai, phân tách, đòi “độc lập” khá phổ
biến. Điều đó phản ánh tình hình mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc
trên thế giới sẽ còn diễn biến phức tạp, khó lường nếu các Nhà nước,
Đảng phải giải quyết không tốt. Nhưng tựu trung lại, tình hình mâu
thuẫn, xung đột dân tộc vừa có xu hướng gia tăng, vừa có xu hướng
giảm dần (vì hoà bình, hợp tác và phát triển là xu thế khách quan của
thế giới hiện nay sẽ tác động, hạn chế dần mâu thuẫn, xung đột); vừa
15


đan xen mâu thuẫn, xung đột vừa có hình thái liên minh hợp tác; là
vấn đề xảy ra ở từng khu vực, từng quốc gia dân tộc nhưng lại mang
tính toàn cầu… Trong đó, lợi ích dân tộc, tộc người suy đến cùng là
nguồn gốc dẫn đến những mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc và xung đột,
chiến tranh cục bộ, khu vực trên thế giới hiện nay.
Mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới hiện nay để
lại hậu quả khá nghiêm trọng: nó phá vỡ sự thống nhất của nhiều quốc
gia dân tộc; phá vỡ sự hoà bình, ổn định an ninh khu vực và quốc tế.
Người ta ước tính, trong vòng một thập kỷ qua hàng trăm vạn người

đã chết vì chiến tranh xung đột dân tộc, sắc tộc, hàng triệu dân thường
phải chạy tị nạn trong cảnh đói rét, khốn cùng, hàng chục vạn phụ nữ,
trẻ em bị chết đói, thảm cảnh này diễn ra khá phổ biến ở Châu Phi,
Trung Đông, Ban Căng, Apganixtan… xung đột đã làm cho 1/3 dân số
Đông Timo bỏ nhà cửa đi lánh nạn, 80% dân gốc Xecbia ở Côsôvô
phải rời bỏ quê hương; làm cho những người thân trong gia đình ở
Triều Tiên hơn nửa thế kỷ không được gặp mặt.
Mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc còn gây hậu quả nghiêm
trọng về kinh tế - xã hội, cơ sở kinh tế, văn hoá bị tàn phá nặng nề,
tiềm lực quốc gia bị suy kiệt như ở Côsôvô (Nam Tư), Trécxnhia
(Nga), Apganixtan, Irắc, Palextin… Các tộc người vốn là anh em bị
đẩy vào cuộc “huynh đệ tương tàn”, thù hằn nghi kỵ sâu sắc, quan hệ
tộc người bị rạn nứt nghiêm trọng, các công trình văn hoá bị tàn phá
nặng nề (Apganixtan)…
Các cuộc chiến tranh, xung đột dân tộc, sắc tộc đã gây ra sự chia
rẽ sâu sắc, phá vỡ tinh thần đoàn kết quốc tế, làm suy yếu các lực
lượng cách mạng và tiến bộ trên thế giới; đồng thời tạo điều kiện cho
16


chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch, phản động lợi dụng, dung
túng, kích động để chống phá cách mạng, hoà bình ổn định an ninh thế
giới. Xung đột và chiến tranh cục bộ cũng gây ra những thảm hoạ lớn
về môi trường, hàng vạn tấn bom đạn, các chất độc hại, huỷ diệt lẫn
huỷ hoại môi sinh, môi trường không chỉ trong trước mắt mà còn ảnh
hưởng lâu dài cho thế giới.
Có thể nói, mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc đã để lại hậu
quả nghiêm trọng về người và của cho nhân loại. Tính chất nguy hại
của nó thể hiện ở tính chất lâu dài, dai dẳng, âm ỉ, lúc bùng phát có lúc
lại dịu đi rất khó lường. Do vậy, muốn giải quyết được vấn đề này cần

phải tìm rõ nguyên nhân của nó.
Mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc có cả nguyên nhân bên
trong, nguyên nhân bên ngoài, có cả nguyên nhân trực tiếp và nguyên
nhân gián tiếp. Tựu trung lại có các nguyên nhân cơ bản đó là:
Do lịch sử để lại: Nói đến dân tộc, sắc tộc là nói đến những cộng
đồng người khác nhau trên nhiều mặt: Lãnh thổ, kinh tế, văn hoá,
ngôn ngữ, truyền thống lịch sử, ý thức tộc người, nhân chủng… Mọi
hiềm khích, mâu thuẫn, bất đồng giữa các cộng đồng người đều nảy
sinh từ các vấn đề nhạy cảm và tế nhị đó. Bất cứ một hành vi, thái độ,
lời nói nào động chạm đến đặc điểm tâm lý, ý thức tộc người, lợi ích
đều có thể gây ra mâu thuẫn, thù hằn, xung đột dân tộc, sắc tộc. Bởi vì
các quan hệ trên các lĩnh vực đó đã in sâu vào ý thức và tiềm thức của
cộng đồng dân tộc đó. Trong xã hội có giai cấp và áp bức giai cấp còn
tồn tại cơ sở hiện thực cho áp bức dân tộc, do vậy đấu tranh giai cấp
và đấu tranh dân tộc luôn gắn bó chặt chẽ, đan xen với nhau. Trong
lịch sử các dân tộc, các tộc người tồn tại và phát triển luôn có quan hệ
17


qua lại với nhau, mọi quan hệ đều để lại ký ức sâu sắc trong mỗi cộng
đồng dân tộc. Cho nên, những mâu thuẫn hiềm khích cũng luôn chất
chứa, âm ỉ khi gặp sự kích động hoặc có điều kiện là bùng phát thành
xung đột. Người thổ dân Châu Úc luôn “khắc cốt ghi xương” chính
sách diệt chủng của người da trắng Châu Âu đối với tổ tiên của họ,
người Hàn Quốc không thể quên mối thù với quân đội xâm lược Nhật,
người Nhật Bản luôn ghi sâu mối thù với Mỹ khi chúng ném hai quả
bom nguyên tử vào hai thành phố của họ năm 1945, người Việt Nam
luôn khắc sâu trong tâm trí sự xâm lược của người Hán trong hàng
ngàn năm… Mặt khác, xu hướng của quá trình tộc người vừa có sự
liên hợp, vừa có sự phân chia, ngay cả trong sự liên hợp, đồng hoá

cũng có đồng hoá cưỡng bức của tộc người đa số với tộc người thiểu
số. Cho nên, các vấn đề lịch sử để lại là một trong những nguyên nhân
cơ bản nhất dẫn đến tình hình mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc
trên thế giới hiện nay.
Sự bùng nổ mâu thuẫn và xung đột dân tộc, sắc tộc hiện nay còn
do sự sai lầm của các Nhà nước cầm quyền. Các nước trên thế giới
hầu hết là các quốc gia đa dân tộc, do đó Nhà nước có vai trò hàng đầu
trong giải quyết vấn đề dân tộc. Ở rất nhiều nước, Chính phủ giải
quyết không đúng đắn các quá trình tộc người, thực hiện đồng hoá
cưỡng bức các dân tộc nhỏ, duy trì quan hệ bất bình đẳng dân tộc,
phân biệt và chia rẽ dân tộc theo tư tưởng dân tộc sô vanh, dân tộc hẹp
hòi như chính quyền của Ông Milôsêvích ở Nam Tư; Chính quyền
Ruanđa, Burunđi ở Châu Phi, Chính phủ Mê hi cô. Thẳng thắn nhìn
lại lịch sử Liên Xô (cũ) cũng có thời kỳ sáp nhập và Liên bang các dân
tộc vùng Ban tích cũng có tính cưỡng bức, quá tả. Các Nhà nước ít
18


quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số ít người,
còn dung túng cho chủ nghĩa dân tộc cực đoan để dùng bạo lực đàn áp
dân tộc. Sự yếu kém trong công tác quản lý xã hội của một số Nhà
nước, chọn mô hình phát triển đất nước không phù hợp, phụ thuộc quá
nhiều vào tư bản nước ngoài, bộ máy công chức yếu kém, đời sống
nhân dân thống khổ… là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mâu thuẫn,
xung đột dân tộc, sắc tộc bùng nổ, gia tăng hiện nay.
Chủ nghĩa đế quốc - đứng đầu là đế quốc Mỹ đang thực hiện âm
mưu bá chủ thế giới, bắt các dân tộc, quốc gia phải phục tùng theo
chiếc gậy chỉ huy của Mỹ. Cho nên, chúng dùng nhiều âm mưu thủ
đoạn nhằm bóc lột, nô dịch, chia rẽ các dân tộc. Lợi dụng vấn đề dân
tộc, chống khủng bố để tạo hiềm khích, mâu thuẫn dân tộc như chúng

đã và đang làm ở nhiều nơi như Trung Đông, Ápganixtan, Irắc,
Inđônêxia, Nam Tư… Mặt khác, sự bóc lột, bần cùng hoá các dân tộc
thuộc địa đã để lại hậu quả nặng nề trong quan hệ dân tộc giữa kẻ đi
xâm lược và cư dân bản xứ, giữa các tộc người bản xứ với nhau. Hiện
nay Mỹ và Phương Tây đang triệt để lợi dụng mũi nhọn “vấn đề dân
tộc” vừa kích động, chia rẽ dân tộc, khuyến khích ly khai, tự trị, “độc
lập” để chống phá cách mạng, phong trào hoà bình, dân chủ và tiến bộ
thế giới, kể cả những nước không theo Mỹ. Vừa kích động chiến tranh
xung đột để thu lợi khổng lồ từ bán vũ khí. Do vậy, hiếm thấy cuộc
xung đột dân tộc, sắc tộc nào trên thế giới dù ở đâu không có bàn tay
dung túng, nuôi dưỡng, ủng hộ của chủ nghĩa đế quốc - đứng đầu là
Mỹ. Đặc biệt ở các nước xã hội chủ nghĩa: Việt Nam, Trung Quốc,
Bắc Triều Tiên, Cu Ba, Lào là những trọng điểm chúng chống phá. Có

19


thể nói, chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến mâu
thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới hiện nay.
Sự thoái trào của chủ nghĩa xã hội hiện thực và phong trào cộng
sản và công nhân quốc tế đã làm cho lực lượng hoà bình, dân chủ và
tiến bộ ở các dân tộc hoang mang mất định hướng chính trị, tình đoàn
kết quốc tế suy giảm. Từ đó, các trào lưu dân tộc chủ nghĩa thừa dịp
bùng phát mạnh mẽ phá hoại sự đoàn kết ở các quốc gia, dân tộc. Mặt
khác, vấn đề dân tộc luôn gắn với vấn đề tôn giáo, mỗi tộc người đều
có tín ngưỡng tôn giáo riêng, cho nên mâu thuẫn dân tộc, sắc tộc,
xung đột, chiến tranh dân tộc đều mang màu sắc tôn giáo như ở Bắc
Ailen, Trung Đông, Tây Tạng; giữa dòng Hồi giáo Siai và Suít ở
Ápganixtan, giữa Đạo Hồi với Thiên chúa giáo ở Ácmênia và
Adecbaizan. Tôn giáo hoá vấn đề dân tộc không chỉ ở một quốc gia

mà còn mang tính khu vực ở Ban Căng, Trung Đông.
Cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện đại phát triển như vũ
bão thúc đẩy nhanh quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, đồng thời
cũng làm thức tỉnh ý thức dân tộc, ý thức tự tôn dân tộc, độc lập, tự
chủ, tự lực tự cường dân tộc. Cho nên xu hướng vừa phân ly vừa hợp
nhất diễn ra mạnh mẽ, tạo ra hai lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc cực
đoan, hẹp hòi thì cản trở sự hợp nhất và cổ vũ kích động trào lưu ly
khai. Lực lượng theo chủ nghĩa dân tộc lớn tiến hành đồng hoá cưỡng
bức các dân tộc thiểu số. Mặt khác, do sự phát triển mạnh mẽ các
phương tiện thông tin, các ấn phẩm văn hoá đi liền với các giá trị văn
hoá Phương Tây có điều kiện xâm nhập, mở rộng toàn cầu đã đe doạ
nghiêm trọng bản sắc văn hoá dân tộc. Cho nên, các dân tộc tìm mọi

20


cách giữ gìn và bảo vệ bản sắc tộc người, ý thức tộc người trỗi dậy và
bị kích động sẽ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc.
Như vậy, mối quan hệ dân tộc, sắc tộc trên thế giới hiện nay bao
hàm cả xu hướng liên hợp và ly khai, trong đó mâu thuẫn, xung đột
dân tộc, sắc tộc đang có chiều hướng gia tăng ở nhiều nơi, để lại hậu
quả nghiêm trọng cho cộng đồng quốc tế và do nhiều nguyên nhân:
khách quan - chủ quan; bên trong - bên ngoài; trực tiếp - gián tiếp.
Tình hình mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc sẽ còn diễn biến phức
tạp, kéo dài, tiềm ẩn những bất trắc khó lường. Vấn đề có tính quy luật
trong giải quyết quan hệ dân tộc hiện nay là phải bảo đảm và tôn trọng
các quyền và lợi ích chính đáng của các dân tộc, không can thiệp vào
chủ quyền, lãnh thổ và công việc nội bộ của nhau. Kiên quyết khắc
phục, loại trừ tư tưởng dân tộc lớn, dân tộc cực đoan, hẹp hòi, tự ti dân
tộc, chống mọi âm mưu thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc lợi dụng vấn

đề dân tộc thực hiện ý đồ của chúng. Đồng thời coi việc giải quyết
quan hệ dân tộc, giải quyết mâu thuẫn, xung đột dân tộc, sắc tộc là
công việc của mọi quốc gia dân tộc và chỉ có dưới chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa cộng sản mới có thể giải quyết một cách đúng đắn, triệt để
mâu thuẫn xung đột dân tộc, sắc tộc trên thế giới hiện nay.
Từ khi thành lập nước đến nay, Việt Nam luôn là một quốc gia
đa dân tộc, hiện nay có 54 dân tộc anh em sinh sống. Trong lịch sử, do
cùng chung vận mệnh dựng nước và giữ nước trong mấy nghìn năm,
nên các dân tộc ở nước ta luôn đoàn kết, gắn bó chặt chẽ và có sự giao
lưu rất sớm về kinh tế, văn hoá, ngôn ngữ. Về nhân chủng học, các tộc
người ở Việt Nam hiện nay đều thuộc hai nhóm loại hình nhân chủng:
Anhđônêdiêng và Nam Á có chung một nguồn gốc thuộc tiểu chủng
21


Nam Môngôlôit(1). Đây là cơ sở khoa học luận chủng quan hệ dân tộc
ở nước ta cơ bản là tốt đẹp hầu như không có xung đột về sắc tộc. Về
ngôn ngữ tồn tại 5 nhóm ngữ hệ: Việt - Mường, Tày - Thái, Nam Đảo,
Mông - Dao, Hán - Tạng, nhưng cơ bản cùng nguồn gốc hai ngữ hệ
Nam Á và Nam Đảo (hoặc ngữ hệ Thái Bình Dương). Dù nói tiếng
khác nhau nhưng cùng chung một loại ngôn ngữ không có sự biến
hình, biến dạng theo thời gian, giống đực, giống cái như tiếng Anh,
tiếng Pháp, hoặc biến cách như tiếng Nga. Đây là điều kiện thuận lợi
để các dân tộc giao lưu, học hỏi làm giàu thêm vốn ngôn ngữ của dân
tộc mình; đồng thời tăng cường sự đoàn kết, tương trợ giúp đỡ trên
các lĩnh vực. Về kinh tế, văn hoá, cư trú đan xen giữa các vùng, miền,
các dân tộc… đây là điều kiện để các dân tộc ở nước ta đoàn kết, giao
lưu nên ít có xung đột xảy ra.
Tuy nhiên, về thời gian cư trú, xuất hiện ở Việt Nam giữa các
dân tộc không cùng nhau, có tộc người bản địa, có tộc người từ Trung
Quốc, Lào sang. Có họ người đã cư trú ở Việt Nam từ trên 5.000 năm

(Việt, Mường cổ), có tộc người mới di cư đến khoảng 700 - 800 năm
(Kháng, Xinh Mun, La chí…); khoảng 300 - 400 năm (Cao Lan, Sán
Chỉ); Người Hoa mới di cư vào Việt Nam khoảng 200 năm, người
Mông cũng chỉ khoảng 300 năm. Mặt khác, sự chênh lệch về kinh tế,
xã hội giữa các tộc người (do trình độ canh tác, do cư trú ở địa vực
khó khăn) hoặc do nhiều nguyên nhân khác nên quan hệ của các dân
tộc ở Việt Nam có lúc có nảy sinh mâu thuẫn, hiềm khích như giữa
dân tộc Việt và Chăm, Việt và Khơ me.
Trong thời kỳ đế quốc thực dân xâm lược chúng luôn dùng chính
sách “chia để trị”, “dùng người dân tộc bản địa trị dân tộc bản địa”
1

GS, TS Phan Hữu Đạt “Góp phần nghiên cứu dân tộc học Việt Nam”, NXB CTQG, H, 2004, trang 338

22


nên đã tạo ra mâu thuẫn giữa các dân tộc ở Việt Nam, giữa người
Kinh với các dân tộc thiểu số ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Đặc biệt
chúng chia rẽ người Mông - người Thái ở Tây Bắc; người Kinh người Thượng ở Tây Nguyên; người Việt - người Khơ me ở Nam Bộ.
Những năm 1978 - 1979, chủ nghĩa bành trướng bá quyền Trung
Quốc đã kích động, xúi giục người Hoa, cho rằng Việt Nam xua đuổi
người Hoa để gây chiến tranh xung đột biên giới năm 1979 gây mối
quan hệ bất hoà giữa hai dân tộc nhiều năm.
Với những đặc trưng cơ bản nổi bật của dân tộc Việt Nam là sự
cấu kết dân tộc, hoà hợp dân tộc trong một cộng đồng dân tộc thống
nhất, đã trở thành truyền thống, thành sức mạnh và đã được thử thách
trong các cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Trong mỗi thời kỳ cách mạng Đảng và Nhà nước ta luôn coi việc
giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc là nhiệm vụ có tính chiến lược

nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp và tiềm năng riêng của từng dân
tộc trong sự nghiệp phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ
nghĩa. Nghị quyết Đại hội X của Đảng khẳng định: “Các dân tộc trong
đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau
cùng tiến bộ; cùng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội
chủ nghĩa”(1).
Với hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện đất nước,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng nhất quán và
xuyên suốt trong giải quyết vấn đề dân tộc là: “bình đẳng, đoàn kết,
tương trợ giúp đỡ nhau cùng phát triển” và nó đã từng bước được thực
hiện trên thực tế. Mối quan hệ giữa các dân tộc được cải thiện, đời
1

Đảng CSVN, VK ĐH X, NXB CTQG, H, 2006, trang 121

23


sống nhân dân các dân tộc thiểu số được nâng lên nhờ có chính sách,
chương trình “135”, “137”, “xoá đói giảm nghèo”.
Tuy nhiên, do việc thực hiện chính sách dân tộc có nơi chưa tốt,
kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, nghèo đói
còn phân hoá nhanh, y tế, giáo dục thấp, còn có dân tộc sống du canh
du cư rất lạc hậu (Chứt, Rục)… là những kẻ hở cho chủ nghĩa đế quốc
và các thế lực thù địch lợi dụng để chia rẽ dân tộc, kích động gây mâu
thuẫn, thù hằn dân tộc, phục vụ cho chiến lược “Diễn biến hoà bình”,
bạo loạn lật đổ nhằm từng bước lật đổ, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa
ở nước ta. Đặc biệt, chúng tập trung vào các khu vực, vùng có đối
tượng các dân tộc thiểu số sinh sống rất đông như: Tây Bắc, Tây

Nguyên, Tây Nam Bộ.
Ở Tây Bắc, Mỹ đã nuôi dưỡng, kích động bọn phản động cực
đoan người Mông ở Mỹ (vì người Mông có ý thức dòng họ rất cao, bất
kể người Mông ở đâu nếu cùng họ đều là anh em), do Vàng Pao cầm
đầu đang ráo riết tuyên truyền kích động người Mông ở Việt Nam đòi
thành lập “Vương quốc người Mông”, tách người Mông ra khỏi cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Chúng dùng hai Đài phát thanh bằng tiếng
Mông (FEBC và VERITAS ASIA) để truyền bá lối sống Phương Tây,
kích động mâu thuẫn giữa dân tộc Mông với các dân tộc khác. Chúng
cho rằng người Mông còn “rất đói” là do Chính phủ Việt Nam không
quan tâm, rằng phá cây thuốc phiện là lấy đi cái ăn, cái mặc của đồng
bào; chúng dụ dỗ người Mông mua, bán, tàng trữ ma tuý, vũ khí, vượt
biên trái phép. Thậm chí chúng tuyên truyền tà đạo “Vàng Chứ” để
lừa gạt đồng bào “bay về với Giàng”, gây ra thảm hoạ tự sát vài trăm
người trong những năm qua. Vấn đề người Thái ở Tây Bắc cũng bị lợi
24


dụng, bị kích động, đồng bào đòi thành lập “Vương quốc Thái”, “Tiểu
vương quốc Thái tự trị”…
Tây Nguyên - vùng đất chiến lược có 45 dân tộc anh em sinh
sống, là nơi từ trước các thế lực thù địch đã nuôi dưỡng bọn phản
động để chống phá, chia rẽ, kích động mâu thuẫn dân tộc. Đặc biệt là
bọn phản động Fulrô, ngày nay vẫn được các thế lực thù địch sử dụng
cùng với “Tin lành Đề ga” để chống phá cách mạng và chia rẽ dân tộc.
Chúng kích động, chia rẽ người Thượng với người Kinh, cho rằng
đồng bào Thượng phải vào rừng sâu sống là do người Kinh chiếm đất
của họ. Chúng kích động đồng bào đòi thành lập Nhà nước “Đề ga tự
trị”. Gần đây chúng lập ra các tổ chức phản động lưu vong như Hội
người Thượng Đề ga (MDA), Hội những người miền núi (MFI); Hội

Bảo vệ nhân quyền người Thượng Đề ga (MHRO) với tôn chỉ mục
đích đòi tách Tây Nguyên ra khỏi Việt Nam. Chúng kích động tư
tưởng dân tộc hẹp hòi, kỳ thị dân tộc, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn
dân và gây nên vụ bạo loạn (02/2001 và 9/2004) làm mất ổn định
chính trị, an ninh, trật tự an toàn xã hội. Thậm chí hiện nay có tình
trạng số Già làng, Trưởng bản, cán bộ là người dân tộc thiểu số làm
việc “hai mang”; ban ngày thì làm việc cho chính quyền cách mạng,
ban đêm lén lút hoạt động cho bọn phản động. Đây là vấn đề rất nguy
hiểm không chỉ dừng lại ở vấn đề dân tộc mà đã mang tính chính trị
sâu sắc.
Ở Tây Nam Bộ, kẻ thù lợi dụng vấn đề lịch sử để lại giữa người
Việt và người Khơ me, khoét sâu thù hằn dân tộc, kích động gây mâu
thuẫn dân tộc, người Khơ me lấy ngày 14/10 hàng năm kỷ niệm “ngày
mất đất”, nuôi dưỡng mầm mống ly khai đòi thành lập nhà nước “Khơ
25


×