Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

ĐỀ KIỂM TRA sử 12 TRẮC NGHIỆM LSTG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.43 KB, 4 trang )

SỞ GD-ĐT KIÊN GIANG
Trường THPT Lại Sơn
Họ và tên:………………………………
Câu

KIỂM TRA 1 TIẾT
MÔN: LỊCH SỬ
Lớp:……..

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11


12

13

14

15

16

17

18

19

20

21

22

23

24

25

26


27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

Đáp
án

Câu
Đáp
án

ĐỀ 5:
Câu 1: Mĩ phát động cuộc chiến tranh lạnh chống Liên Xô và các nước XHCN vào thời gian nào?
A. Ngày 4/4/1949 B. Tháng 2/1945
C. Ngày 12/3/1947 D. Tháng 7/1947
Câu 2: Từ năm 1987 trở đi, trong chính sách đối ngoại của mình Trung Quốc bình thường hóa quan hệ

ngoại giao với các nước nào?
A. Liên Xô, Mông Cổ, Việt Nam, Cu-ba
B. Liên Xô, Mông Cổ, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam
C. Mĩ, Liên Xô, Mông Cổ
D. Liên Xô, Anh, Pháp, Mĩ
Câu 3: Thời gian Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc:
A. Tháng 9 - 1987. B. Tháng 9 - 1997. C. Tháng 9 – 1977. D. Tháng 9 - 1967.
Câu 4: Giai đoạn đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc ở Mỹ latinh:
A. Từ năm 1945 đến năm 1959
B. Từ những năm 80 đến những năm 90 của thế kỷ XX.
C. Từ năm 1959 đến những năm 80 của thế kỷ XX.
D. Từ những năm 90 của thế kỷ XX đến nay.
Câu 5: Ngày thành lập Liên Hiệp Quốc là:
A. 24/10/1945.
B. 4/10/1946.
C. 27/7/1945.
D. 20/11/1945.
Câu 6: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai:
A. Hòa bình, trung lập
B. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người

C. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ
D. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới
Câu 7: Tháng 8/1975, 33 nước Châu Âu cùng với những nước nào kí kết Định ước Henxinki?
A. Mĩ và Canađa
B. Mĩ và Liên Xô C. Liên Xô và Canađa
D. Mĩ và Nhật Bản
Câu 8: Sự kiện nào đánh dấu mốc sụp đổ về cơ bản của chủ nghĩa thực dân cũ cùng hệ thống thuộc địa
của nó ở châu Phi:
A. Năm 1994 Nen-xơn Manđêla trở thành tổng thống da đen đầu tiên ở Nam Phi.
B. Năm 1962 Angiêri giành được độc lập.
C. Năm 1960 "Năm châu Phi".
D. 11/11/1975 nước cộng hòa nhân dân Angôla ra đời.
Câu 9: Những người đã tham gia hội nghị Ianta (2/1945):
A. Xtalin, Sớcsin, Rudơven
B. Xtalin, Mao Trạch Đông,Truman
C. Sớcsin, Xtalin, Mao Trạch Đông
D. Đờ Gôn, Sớcsin, Truman


Câu 10: Nước nào khởi đầu cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật lần thứ hai?
A. Liên Xô
B. Anh
C. Pháp
D. Mĩ
Câu 11: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nào?
A. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.
B. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.
C. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc chiến tranh lạnh của Mĩ.
D. Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn.
Câu 12: Năm 1997, ASEAN kết nạp thêm thành viên nào?

A. Cam-pu-chia, Lào
B. Lào, Mi-an-ma
C. Lào, Việt Nam
D. Mi-an-ma, Việt Nam
Câu 13: Điểm khác nhau về mục đích trong việc sử dụng năng lượng nguyên tử của Liên Xô và Mĩ?
A. Khống chế các nước khác.
B. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.
C. Mở rộng lãnh thổ.
D. Duy trì hòa bình an ninh thế giới.
Câu 14: Cuộc chiến tranh lạnh kết thúc đánh dấu bằng sự kiện:
A. Định ước Henxinki năm 1975.
B. Cuộc gặp không chính thức giữa Busơ và Goocbachốp tại đảo Manta (12/1989)
C. Hiệp ước về hạn chế hệ thống phòng chống tên lửa (ABM) năm 1972.
D. Hiệp định về một giải pháp toàn diện cho vấn đề Campuchia (10/1991)
Câu 15: Tác động của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật đối với đời sống của xã hội loài người là:
A. Làm thay đổi cơ cấu dân cư với xu hướng dân số lao động tăng
B. Sử dụng năng lượng nhiên liệu than đá nhiều hơn dầu mỏ
C. Làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế
D. Trong công nghiệp các quốc gia ít chú trọng đến sự nghiệp giáo dục đào tạo
Câu 16: Từ năm 1979 đến cuối những năm 80 của thế kỉ XX, quan hệ giữa Việt Nam và ASEAN như

thế nào?
A. Quan hệ đối thoại
B. Quan hệ đối đầu do vấn đề Cam-pu-chia.
C. Quan hệ hợp tác song phương
D. Quan hệ đối đầu do bất đồng về kinh tế
Câu 17: Vấn đề nào sau đây không phải là biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa?
A. Sự phát triển và tác động to lớn của các công ty xuyên quốc gia.
B. Sự phát triển nhanh chóng của quan hệ thương mại quốc tế.
C. Sự ra đời của các tổ chức liên kết kinh tế, thương mại, tài chính quốc tế và khu vực.

D. Là thời cơ và thách thức đối với các nước đang phát triển.
Câu 18: Năm 1991, diễn ra sự kiện gì có liên quan đến quan hệ quốc tế?
A. Mĩ và Liên Xô chấm dứt Chiến tranh lạnh.
B. Trật tự hai cực I-an-ta sụp đổ.
C. Trật tự hai cực I-an-ta bị xói mòn.
D. Xô – Mĩ tuyên bố hợp tác trên mọi phương diện.
Câu 19: Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay:
A. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị.
B. Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế.
C. Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới.
D. Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc,


Câu 20: Hội nghị quốc tế họp tại Xan Phranxixco (6/1945) với sự tham gia của bao nhiêu nước thành

viên:
A. 23
B. 27
C. 50
D. 46
Câu 21: Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào chính thức thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 30/4/1975 B. Ngày 2/12/1975 C. Ngày 12/2/1976 D. Ngày 21/2/1975
Câu 22: Hãy chọn câu đúng nhất để viết tiếp về Iuri Gagarin.

Iuri Gagarin là:
A. Người đầu tiên bay lên sao hỏa
B. Người đầu tiên đặt chân lên mặt trăng.
C. Người đầu tiên bay vào vũ trụ
D. Người đầu tiên thử thành công vệ tinh nhân tạo
Câu 23: Trước chiến tranh thế giới thứ 2, nước nào ở Đông Nam Á không phải là thuộc địa:

A. In-đô-nê-xi-a
B. Thái Lan
C. Việt Nam
D. Xingapo
Câu 24: Nhiệm vụ của Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc là:
A. Giải quyết kịp thời những việc bức thiết của nhân loại: nạn đói, bệnh tật, ô nhiễm môi trường.
B. Tất cả các nhiệm vụ trên.
C. Chịu trách nhiệm chính về duy trì hòa bình và an ninh thế giới,
D. Giải quyết mọi công việc hành chính của Liên Hiệp Quốc.
Câu 25: Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo vào năm nào?
A. 1970
B. 1985
C. 1975
D. 1967
Câu 26: Những thiếu sót và sai lầm cơ bản mà công cuộc xây dựng CNXH ở các nước Đông Âu đã
phạm phải là:
A. Thiếu dân chủ, thiếu công bằng xã hội và vi phạm pháp chế XHCN.
B. Nhà nước nắm độc quyền về kinh tế.
C. Rập khuôn một cách giáo điều theo mô hình xây dựng CNXH ở Liên Xô.
D. Chủ quan, duy ý chí, không tuân theo quy luật khách quan của lịch sử.
Câu 27: Đặc điểm lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai là:
A. Khoa học đi trước mở đường cho sản xuất.
B. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học.
C. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
D. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
Câu 28: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay:
A. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới,
B. Thực hiện đượng lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc.
C. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.
D. Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô.

Câu 29: Mọi nghị quyết của Hội đồng bảo an được thông qua với điều kiện:
A. Phải có 2/3 số thành viên đồng ý.
B. Phải được tất cả thành viên tán thành.
C. Phải có sự nhất trí của Liên Xô, Mỹ, Anh, Pháp, Trung Quốc.
D. Phải quá nửa số thành viên của Hội đồng tán thành.
Câu 30: Năm 1973 diễn ra sự kiện gì có ảnh hưởng rất lớn đối với các nước?
A. Khủng hoảng chính trị
B. Tất cả các sự kiện trên
C. Khủng hoảng kinh tế
D. Khủng hoảng năng lượng
Câu 31: Lí do Mĩ đạt được nhiều thành tựu rực rỡ về khoa học - kĩ thuật:
A. Mĩ chủ yếu là mua bằng phát minh.
B. Mĩ là nước khởi đầu cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai


C. Chính sách Mĩ đặc biệt quan tâm phát triển khoa học - kĩ thuật, coi đây là trung tâm chiến lược
để phát triển đất nước.
D. Nhiều nhà khoa học lỗi lạc trên thế giới đã sang Mĩ, nhiều phát minh khoa học được nghiên
cứu và ứng dụng tại Mĩ.
Câu 32: Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, chủ nghĩa thực dân chỉ còn tồn tại dưới hình thức nào?
A. Chế độ thực dân
B. Chủ nghĩa thực dân kiểu cũ
C. Chủ nghĩa thực dân kiểu mới
D. Chế độ phân biệt chủng tộc
Câu 33: Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là gì?
A. Kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa.
B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến tư bản trên đất Trung Hoa
C. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên CNXH.
D. Tăng cường lực lượng của CNXH thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng
dân tộc.

Câu 34: Năm được gọi là "Năm châu Phi":
A. Năm 1960
B. Năm 1958.
C. Năm 1954
D. Năm 1956
Câu 35: Tổ chức Hiệp ước Vác-sa-va được thành lập vào thời gian nào?
A. Ngày 15/4/1955 B. Ngày 16/7/1954 C. Ngày 8/1/1949 D. Ngày 14/5/1955
Câu 36: Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động trong toàn Liên bang vào thời điểm nào?
A. Khi 11 nước cộng hòa tuyên bố độc lập.
B. Sau cuộc đảo chính lật đổ Goóc-ba-chốp.
C. Khi Goóc-ba-chốp lên làm Tổng thống.
D. Khi Liên bang cộng hòa XHCN Xô viết bị giải tán.
Câu 37: Vị tổng thống đầu tiên của Liên Xô là:
A. Lênin.
B. Xtalin.
C. Enxin.
D. Goocbachốp
Câu 38: Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào thời gian nào? Tại đâu?
A. Tháng 10/1967. Tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a)
B. Tháng 8/1967. Tại Băng Cốc (Thái Lan).
C. Tháng 9/1968. Tại Băng Cốc (Thái Lan)
D. Tháng 8/1967. Tại Gia-các-ta (In-đô-nê-xi-a)
Câu 39: Trong cuộc gặp gỡ không chính thức tại đảoMan-ta, 2 nhà lãnh đạo đã cùng tuyên bố về vấn đề
gì?
A. Chấm dứt Chiến tranh lạnh
B. Chấm dứt việc chạy đua vũ trang
C. Giữ gìn hòa bình, an ninh cho nhân loại.
D. Hạn chế vũ khí hạt nhân hủy diệt
Câu 40: Khối quân sự được thành lập ở Đông Nam Á vào 9/1954 là:
A. SEATO

B. ASEAN
C. NATO
D. CENTO

-----------HẾT-----------



×