Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

ĐỊA lý DU LỊCH VÙNG ĐÔNG NAM bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.76 KB, 12 trang )

ĐỊA LÝ DU LỊCH VÙNG ĐÔNG NAM BỘ
1, Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của Vùng Đông Nam Bộ
1.1, Vị trí địa lý
Vùng Đông Nam Bộ có 6 tỉnh và một thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu; Bình Dương;
Bình Phước; Đồng Nai; Tây Ninh; Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên 23.564
km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước.
Bản đồ vùng Đông Nam Bộ
Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập
trung nhiều đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng
giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. Phía Tây và Tây - Nam giáp đồng bằng
sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghhiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta; phía
Đông và Đông Nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận
lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong
khu vực và quốc tế; phía Tây Bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối
giao lưu rộng rãi với Cam puchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Với vị trí này Đông Nam Bộ
là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế.
1.2, Điều kiện tự nhiên
a, Địa hình:
Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao
nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200
đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ. Nhìn chung địa hình của vùng tạo thuận lợi
cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao
thông vận tải,...
b, Khí hậu:
Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng khí hậu
cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự
phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào
trung bình hàng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu của vùng tương đối điều hoà, ít
có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh
hoạt.
c, Đất đai:


Đất nông nghiệp là một thế mạnh của vùng.Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang
ược sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là
Đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba
nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát
triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực. Đất chưa sử dụng
chiếm 22,7% diện tích đất tự nhiên (so với cả nước là 42,98%).Tỷ lệ đất sử dụng trong
nông nghiệp, lâm nghiệp, đất chuyên dùng và đất thổ cư khá cao so với mức trung bình
của đất nước.
1.3, Dân cư và văn hoá
a, Dân cư:



Theo kết quả điều tra dân số ngày 1/4/2011, dân số vùng Đông Nam Bộ là
14.888.149 người, chiếm 17% dân số Việt Nam , là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất
nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Về lực lượng lao
động, Vùng Đông Nam Bộ là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn
cao, từ công nhân lành nghề tới các kĩ sư, các nhà khoa học, các nhà kinh doanh. Sự phát
triển kinh tế năng động càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám
lớn.

Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân
số, đồng thời cũng là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả
nước. Ở vùng Đông Nam Bộ có sự tích tụ lớn về vốn và kỹ thuật, lại đang tiếp tục thu hút
đầu tư trong nước và quốc tế. Cơ sở hạ tầng ở đây phát triển tốt, đặc biệt là giao thông
vận tải và thông tin liên lạc.
b, Văn hóa vùng Đông nam bộ

Về tín ngưỡng, là một vùng đất đa tộc người, Nam Bộ cũng là nơi gặp gỡ
các tín ngưỡng tôn giáo sẵn có từ Bắc Bộ, Trung Bộ, đồng thời là cái nôi sinh thành

những tín ngưỡng tôn giáo mới. Chùa chiền có mặt ở khắp đồng bằng, đặc biệt là những
vùng đồi núi sót, có sơn thuỷ hữu tình. Ở núi Bà Đen, có chùa Bà Đen nổi tiếng, v.v.

Đạo Phật kết hợp với đạo Lão, đạo Khổng, đạo Kitô, đạo Thánh Mẫu, là
cơ sở hình thành đạo Cao Đài trên vùng đất Nam Bộ. Tây Ninh là thánh địa của đạo Cao
Đài. Các tôn giáo trên cũng là cơ sở làm hình thành nhiều “đạo” khác ở Nam Bộ. Những
“đạo” này tuy ít tín đồ nhưng cũng góp phần giải quyết nhu cầu tâm linh của cư dân trên
vùng đất mới trong lúc các tôn giáo lớn chưa phát triển trong vùng: Bà Rịa – Vũng Tàu
có đạo Ông Trần; Bến Tre có đạo Dừa trên cồn Phụng thuộc xã Tân Thạch, huyện Châu
Thành, v.v. Ngoài ra, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành cũng có đông tín đồ. Bên cạnh đó,
họ cũng duy trì tín ngưỡng thờ cúng Bà Chúa Xứ ở núi Sam, thờ cúng Thành hoàng ở các
đình miếu, thờ cúng Cá Ông ở các làng ven biển.

Phong tục của người Việt Nam Bộ cũng có nguồn gốc từ đồng bằng Trung
và Nam Trung Bộ, nhưng có tiếp biến thêm nhiều yếu tố từ phong tục của người Khmer,
người Hoa. Tính cách của người Việt Nam Bộ cũng có nhiều nét khác biệt với người Việt
ở đồng bằng Trung và Nam Trung Bộ: cởi mở, không ưa sự ràng buộc, chuộng sự bình
đẳng; trong mưu sinh thì có tinh thần mạo hiểm, bươn chải, đầu óc sáng tạo, nhanh nhạy
với cái mới; trong ứng xử thì bộc trực, hào hiệp, trọng nghĩa, khinh tài, thích ăn chơi xả
láng, v.v.

Tương ứng với với sự phong phú về cách thức hoạt động sản xuất và về
tín ngưỡng, lễ hội của người Việt Nam Bộ cũng rất đa dạng, bao gồm bốn loại: lễ hội tín
ngưỡng – tôn giáo, lễ hội nông nghiệp, lễ hội ngư nghiệp, lễ hội văn hoá – lịch sử. Ở các
đình làng, thường xuyên có các lễ hội Kỳ yên tiến hành vào đầu năm và cuối năm, để tạ
ơn Thành hoàng Bổn cảnh, thần linh và các bậc tiền hiền, hậu hiền có công khai khẩn,
khai cơ, giúp dân an cư lạc nghiệp. Ở vùng ven biển, lễ hội Nghinh Ông là sự kiện quan
trọng bậc nhất trong đời sống văn hoá và tâm linh của cư dân. Ở Bà Rịa-Vũng Tàu, nơi
có 10 đền thờ cá voi, nhiều nhất ở miền Nam, bên cạnh lễ hội Nghinh Ông còn có lễ Lệ
Cô Long Hải từ 10/2 đến 12/2 âm lịch để thờ cúng Mẫu – Nữ thần và kết hợp cúng thần

biển. Ở Bến Tre, lễ hội Nghinh Ông tiến hành vào ngày 16/6 âm lịch hằng năm tại các
các làng ven biển thuộc huyện Bình Đại, huyện Ba Tri. ...


Lễ hội Nghing Ông, Bà Rịa – Vũng Tàu

Người Khmer Nam Bộ theo đạo Phật Tiểu thừa Theravada, một tôn giáo
mới du nhập từ thế kỷ XIII nhưng đã thay thế đạo Bà La Môn, chi phối rất sâu sắc đời
sống của người Khmer. Đối với người Khmer, Phật là chỗ dựa tinh thần vững chắc nhất,
là đấng thiêng liêng nhất, còn sư sãi là những người thay Đức Phật để hoằng hóa độ sinh,
vì vậy rất được mọi người tôn kính. Nam giới Khmer đều được trải qua một thời kỳ tu tập
tại chùa để trở thành một con người hoàn thiện về nhân cách, phẩm chất, khả năng. Bên
cạnh đạo Phật, người Khmer vẫn duy trì tín ngưỡng thờ Neak tà là các nam thần bảo hộ
con người và đất đai trong một khu vực, dưới hình tượng là những viên đá cuội bóng
láng.

Người Hoa ở Nam Bộ phần nhiều theo các tín ngưỡng dân gian và thờ
cúng tổ tiên. Hệ thống thần thánh của người Hoa rất phong phú và phức tạp. Các thần
thánh được cộng đồng thờ cúng gồm Bà Thiên Hậu, Quan Thánh Đế Quân, Ngọc Hoàng,
Ông Bổn, Khổng Tử… Trong đó, thánh nhân được thờ cúng nhiều hơn thần linh, và
Thiên Hậu Thánh Mẫu, Quan Thánh Đế Quân, Phước Đức Chánh Thần là ba vị thần
được tôn sùng bậc nhất.

Người Chăm Nam Bộ hầu hết đều theo đạo Hồi (Islam), tôn thờ Thượng
đế Allah và lấy Kinh Qur’an làm kim chỉ nam cho hoạt động tín ngưỡng của mình. Các lễ
hội truyền thống của người Chăm Nam Bộ chủ yếu là lễ hội tín ngưỡng – tôn giáo: lễ
Tolakbala vào ngày Thứ tư tuần cuối tháng Safar (tháng 2 Hồi lịch) để cầu xin Thượng
đế ban sự bình an, lễ kỷ niệm ngày sinh của Đấng Muhammad vào ngày 12 tháng Rabiul
Awal (tháng 3), lễ Raya Iadil Fitrah vào ngày cuối cùng của tháng chay nhịn Ramadan
(tháng 9). Các nghi lễ vòng đời gồm có lễ đặt tên, cắt tóc cho trẻ sơ sinh (cha kak buk), lễ

thành niên thực hiện tiểu phẫu (khotan) ở bộ phận sinh dục khi con trai và con gái đến 15
tuổi, hôn lễ, và tang lễ dùng hình thức địa táng. Người Stiêng, người Chrau thì vẫn bảo
tồn tín ngưỡng vạn vật hữu linh, phong tục và lễ hội gần gũi với các tộc người nói tiếng
Mon-Khmer ở Tây Nguyên.
2, Tài nguyên du lịch của vùng Đông Nam Bộ
2.1, Tài nguyên du lịch tự nhiên
a, Địa hình, địa chất:

Đông Nam Bộ nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp
từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Nhìn chung địa hình thuận
lợi cho sự phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống
giao thông vận tải.

Các núi đá xâm nhập granit xuất hiện trên bán bình nguyên đất xám, đất
đỏ dưới dạng các núi đơn độc, vươn cao trên đồng bằng.
+ Núi Chứa Chan 839m (Đồng Nai)
+ Núi Bà Rá 736m (Bình Phước)
+ Núi Bà Đen 986m (Tây Ninh)

Nhìn từ xa bán bình nguyên đất đỏ badan làm thành dải đất cao và chồng
lên đồng bằng đất xám phù sa cổ.



Có thể phát triển loại hình du lịch nông nghiệp, hay du lịch nghỉ núi…
giao thông vận tải phát triển là tiền đề để hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch phát
triển.
b, Khí hậu:

Nằm trong miền khí hậu phía Nam, Đông Nam Bộ có đặc điểm của vùng

khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm.

Những diễn biến thất thường từ năm này qua năm khác rất nhỏ, ít có thiên
tai, khí hậu tương đối điều hòa, không gặp thời tiết quá lạnh, ảnh hưởng của bão hạn chế.


Thuận lợi để phát triển các khu du lịch, các resort nghỉ dưỡng.
c, Tài nguyên biển:

Đông Nam Bộ được thiên nhiên ưu đãi cho bờ biển dài 350km, với nhiều bãi biển
đẹp, thuận lợi để phát triển du lịch.

Biển Vũng Tàu: có nhiều bãi biển đẹp nhưng chỉ có hai bãi tắm
chính là Bãi Trước và Bãi Sau.
Bãi Trước còn gọi là bãi “Tầm Dương” có nghĩa là nhìn thấy mặt trời lúc hoàng
hôn. Bãi nằm giữa núi lớn và núi nhỏ hình vong cung. Nước biển không trong
bằng bãi Sau.
Bãi Sau nằm ở phía đông nam thành phố, cách Vũng Tàu 3km. Có tên gọi là
“Thùy Vân” chạy dài khoảng 8km từ chân núi nhỏ đến cửa Ấp. Đây là bãi đẹp
nhất ỏ Vũng Tàu, có bãi cát trắng , sóng thay đổi theo mùa (gió Tây Nam và gió
Đông Bắc).

Côn Đảo (Vũng Tàu): là một tên gọi tắt của quần đảo Côn Lôn gồm 14
hòn đảo lớn nhỏ nằm ở phía đông năm bờ biển Nam Bộ, trong đó có 3 đảo: Côn Lôn lớn,
Côn Lôn nhỏ, hòn Bảy Cạnh.
Côn Đảo là nơi có núi liền biển, ở đây có hệ sinh thái rừng, biển với sự đa dạng
sinh học cao và đã có một phần trên đất liền và được công nhận là VQG Côn Đảo. Đây là
điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch.
d, Sông ngòi.



Hệ thống sông Đồng Nai là hệ thống sông lớn thứ ba Việt Nam.

Trong vùng có 2 hồ chứa lớn là Dầu Tiếng và Trị An, dung tích khoảng 3,6 tỉ m 3.
Ngoài ra còn có một số hồ nhỏ ở phía Đông.
Nguồn nước ngầm có trữ lượng khá lớn, có tiềm năng thủy điện.

Khu du lịch suối khoáng Bình Châu nằm cách thành phố Hồ Chí Minh 150
km. Từ TP. Hồ Chí Minh theo Quốc lộ 51 khoảng 100 km du khách sẽ xuống đến thị xã
Bà Rịa
- Du khách có thể thả bộ để hít thở bầu không khí tinh khiết, trong lành phảng phất mùi
hương thơm cỏ cây.


- Thật thú vị khi nhìn thấy nước từ trong lòng đất tuôn ra, sôi sủi thành bọt, xung quanh
những lùm cây đước cây tràm vẫn xanh tươi và có thể ngâm chân ở những con suối có
nhiệt độ 400C. Muốn thưởng thức trứng gà luộc hồng đào đi tới giếng nước ở nhiệt độ
800C, bạn cho trứng vào giỏ rồi thả xuống ngâm chừng 10 phút sau vớt lên là dùng được

Bờ biển khu vực này thuộc các địa phương: Bà Rịa-Vũng Tàu, Thành phố
Hồ Chí Minh. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như:
bãi Sau, bãi Dứa (Vũng Tàu). Vùng biển ấm, ngư trường rộng , hải sản phong phú Phát
triển ngành khai thác va nuôi trồng thủy sản
+ Gần tuyến đường biển quốc tế suy ra phát triển giao thông vận tải biển
+ Thềm lục địa nông rộng giàu tiềm năng dầu khí.
e, Tài nguyên sinh vật

Rừng Nam Cát Tiên cách thành phố Hồ Chí Minh 160km về phía Bắc. từ
thành phố, bạn theo quốc lộ 20 (đường đi Đà Lạt) đến Km125 (Ngã ba Tân Phú) thì rẽ
trái, đi thêm 24km nữa đến bến phà, bạn vượt sông Đồng Nai là đến ngay cửa rừng.

Nam Cát Tiên là tên gọi một vùng đất nằm gọn trong đoạn uốn khúc của sông
Đồng Nai, tọa lạc ngay trên ranh giới của cả 3 tình Đồng Nai, Bình Phước và Lâm Đồng.
Còn khu rừng cấm Nam Cát Tiên là phần chót và cao nhất của huyện Tân Phú (Đồng
Nai) có diện tích 36.000 ha, đại diện cho cả hệ thực vật và động vật Nam Bộ.

Vườn quốc gia Côn Đảo được công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên từ
năm 1984 và được công nhận là vườn quốc gia từ năm 1993; có môi trường, tài nguyên
rừng, biển còn tương đối nguyên vẹn, tiềm năng đa dạng sinh học cao, cảnh quan thiên
nhiên ít bị tác động. Tổng diện tích được bảo vệ của vườn là 20.000ha, trong đó 14.000ha
là biển và 6.000ha là rừng trên 14 hòn đảo. Rừng Côn Đảo xanh tốt um tùm với nhiều
loại cây gỗ quý như bời lời, lát hoa, sao đen, cẩm thi, thiên niên kiện, săng đào, dầu lá
bóng…

Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ còn gọi là Rừng Sác là một quần thể gồm
các loài động, thực vật rừng trên cạn và thuỷ sinh, được hình thành trên vùng châu thổ
rộng lớn của các cửa sông Đồng Nai, Sài gòn và Vàm Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây. UNESCO
đã công nhận đây là khu dự trữ sinh quyển thế giới với hệ động thực vật đa dạng độc đáo
điển hình của vùng ngập mặn. Nơi đây được công nhận là một khu du lịch trọng điểm
quốc gia Việt Nam. Bên cạnh đó các khu du lịch sinh thái khác của vùng: VQG Xa Mát
( Tây Ninh), VQG Bù Gia Mập (Bình Phước).
2.2, Tài nguyên du lịch nhân văn.
a, Di tích văn hóa – lịch sử.

Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi,
cách Thành phố Hồ Chí Minh 70km về hướng tây – bắc. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh
xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, khi chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng
đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các
bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là “đất thép”, nằm
ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh.




Đền tưởng niệm Bến Dược - Củ Chi là khu vực tưởng niệm những anh
hùng của Việt Minh và Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trong Chiến
tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam.

Đền được khởi công vào ngày 19 tháng 5 năm 1993 nhân kỷ niệm
ngày sinh lần thứ 103 của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên một vùng đất rộng 7 ha
trong quần thể của khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi.

Đền khánh thành giai đoạn 1 vào ngày 19 tháng 12 năm 1995 và
bắt đầu đón khách trong và ngoài nước đến tưởng niệm.

Đền chọn ngày 19 tháng 12 làm ngày lễ chính thức của đền. Về
phong thủy, đền nằm trên một thế đất cực đẹp của vùng Củ Chi. hiện là đền tưởng
niệm lớn nhất Việt Nam.

Nhà tù Côn Đảo là một khu nhà tù tại Côn Đảo. Hệ thống nhà tù này được
người Pháp xây dựng để giam giữ những tù phạm đặc biệt nguy hiểm cho chế độ thực
dân Pháp như: tù phạm chính trị, tử tù... nơi đây thời Pháp thuộc đã giam giữ những nhân
vật cộng sản và những người ái quốc chống lại chính phủ thuộc địa. Địa điểm nổi tiếng
nhất trong khu nhà tù này là “chuồng cọp”.

Tòa Thánh Tây Ninh là một cụm công trình gồm nhiều kiến trúc tôn giáo
của đạo Cao Đài, nằm trên địa phận xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây
Ninh, cách thị xã Tây Ninh 4 km về phía Đông Nam. Đây cũng là vùng Thánh địa thiêng
liêng và nơi đặt Hội Thánh Cao Đài Tây Ninh.

Kích thước Tòa thánh được quy định dài 135m, rộng 27m, nền cao
1.8 m. Tuy nhiên, khi mới khởi công xây dựng Tòa thánh, tín đồ khi đó còn

nghèo, Hội Thánh gặp khó khăn về tài chính nên khi thi công đã thu bớt lại kích
thước trên. Kích thước thực tế chỉ còn dài 97,5m, rộng 22m.


Tổng thể Đền Thánh mang hình tượng Long Mã bái sư


Chung quanh Tòa Thánh có tất cả 112 cây cột tròn để chống đỡ
mái hiên nơi hành lang. Tính tổng cộng ở tầng trệt Tòa Thánh, cả bên trong và
bên ngoài, có tất cả 156 cây cột lớn nhỏ.

Bên cạnh đó còn có rất nhiều di tích văn hóa lịch sử khác: Khu lưu niệm
Bác Hồ (Bến Nhà Rồng), Dinh Thống Nhất, chùa Thích Ca Phật Đài(Bà Rịa - Vũng
Tàu), đền thờ Nguyễn Tri Phương (Đồng Nai), Trung Ương Cục (R) (Tây Ninh),…
b, Lễ hội

Lễ hội Nghinh Ông Vũng Tàu là một trong những lễ hội được Bộ văn hoá
Thông tin và Tổng cục Du lịch chọn trong 15 lễ hội lớn của cả nước năm 2000.

Lễ hội được tổ chức trùng với ngày Vía (ngày mất) của Cá. Lễ hội kéo dài
trong ba ngày, từ ngày 16 đến ngày 18 tháng 8 âm lịch hằng năm bao gồm: Lễ cúng Ông,
lễ nghinh Ông (đón cá) bằng nhiều ghe thuyền trang trí lộng lẫy, thắp đèn sáng trưng. Tổ
chức lễ tế Cá Ông, cúng Tiền Hiền, tế lễ Thần linh, cúng tế trong đình làng…


c, Tài nguyên nhân văn khác.
Mười tám thôn Vườn Trầu (TP HCM),làng sơn mài Trương Bình Hiệp (Bình
Dương), làng Gốm Sứ (Bình Dương), làng gốm và làng Bưởi ven sông Đồng Nai,…
3, SẢN PHẨM DU LỊCH CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ.


Với vị trí nằm liền kề Đồng bằng sông Cửu Long – vựa lúa lớn nhất cả
nước, cửa ngõ phía tây nối với các nước Campuchia, Thái Lan, Malaysia thông qua mạng
đường bộ xuyên Á, cửa ngõ phía đông có hệ thống cảng biển Sài Gòn, Bà Rịa – Vũng
Tàu, Thị Vải, khu vực Đông Nam Bộ hội tụ đầy đủ các yếu tố tự nhiên và nhân văn để
phát triển các loại hình du lịch về nguồn, du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch
biển…

Sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng là du lịch tham quan các di tích lịch
sử, du lịch biển, du lịch giải trí,du lịch sông nước và du lịch sinh thái đồng bằng sông
Cửu Long.

Đến Đông Nam Bộ, du khách có dịp tham quan Thành phố Hồ Chí Minh
được ví như “ Hòn ngọc Viễn Đông” với lịch sử hơn 300 năm, nơi có nhiều di tích cách
mạng, công trình kiến trúc cổ như bến cảng nhà Rồng, địa đạo Củ Chi, dinh Độc Lập, đền
Quốc Tổ, dinh Xã Tây, Nhà hát lớn, Bưu điện thành phố hay hệ thống các ngôi chùa cổ:
Giác Lâm, Bà Thiên Hậu, Tổ Đình Giác Viện…; các nhà thờ Đức Bà, Huyện Sỹ, Thông
Tây Hội, Thủ Đức…; các bảo tàng Chứng tích Chiến tích chiến tranh, Phụ nữ Nam Bộ,
Hồ Chí Minh, Mỹ thuật, Lịch sử Việt Nam…Thành phố cũng đầu tư nhiều khu du lịch
như Vàm Sát – Cần Giờ, Thanh Đa, Bình Qưới, một thoáng Việt Nam; nhiều khu vui
chơi giải trí như Đầm Sen, Kỳ Hòa, công viên nước, Suối Tiên, Thảo Cầm Viên…thu hút
rất đông du khách trong và ngoài nước.

Với sự kết hợp hài hòa giữa cảnh quan thiên nhiên, kiến trúc đô thị và
công trình văn hóa, các tỉnh còn lại của Đông Nam Bộ cũng tập trung nhiều điểm du lịch
đặc sắc và ấn tượng như: núi Bà Đen – khu du lịch với hệ thống cáp treo đầu tiên ở Việt
Nam, vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát – nơi có hệ động thực vật phong phú, đặc biệt là hệ
chim nước quý hiếm, hồ Dầu Tiếng – một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam và
Đông Nam Á ( Tây Ninh); núi Châu Thới, vườn cây ăn trái Lái Thiêu ( Bình Dương);
thác Mơ, núi Bà Rá, trảng cỏ Bàu Lạch ( Bình Phước); núi Dinh, Côn Đảo, bãi tắm Long
Hải, bãi Sau, bãi Dứa, suối khoáng nóng Bình Châu ( Bà Rịa – Vũng Tàu); vườn quốc gia

Cát Tiên ( Đồng Nai) – một trong 8 khu dự trữ sinh quyển của Việt Nam được UNESCO
công nhận, nơi lưu trữ một trong 5 khu đất ngập nước Ramsar của Việt Nam (Bàu Sấu)…

Bên cạnh đó, các di tích lịch sử, văn hóa cũng là một nét hấp dẫn thu hút
du khách đến Đông Nam Bộ, điển hình như tượng chúa Jesus, Bạch Dinh ( Bà Rịa –
Vũng Tàu); chùa Bà, chùa Hội Khánh (Bình Dương); di tích Bù Đăng, Bù Đốp, Sóc Bom
Bo, căn cứ Tà Thiết ( Bình Phước); khu mộ cổ Hàng Gòn, di chỉ khảo cổ Óc Eo (Đồng
Nai); tòa thánh cao đài Tây Ninh, di tích cách mạng trung ương Cục miền Nam (Tây
Ninh)…

Với tiềm năng du lịch phong phú, đặc sắc, Đông Nam Bộ sẽ góp phần
đáng kể vào sự phát triển du lịch cả nước.
4, Cơ sở vật chất kĩ thuật khu vực Đông Nam Bộ



Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển mình để vươn lên một tầm cao mới
, tìm một vị thế mới để từng bước khẳng định mình cùng bạn bè khu vực và thế giới. Hòa
mình cùng không khí hội nhập, Việt Nam đã có những bước chuyển mình đáng kể trong
trong việc phát triển nền kinh tế của cả nước . Cùng song hành với sự phát triển kinh tế,
du lịch cũng đóng góp một phần không nhỏ đến sự phát triển chung của toàn quốc
gia.Một ngành du lịch muốn phát triển thì cần hội đủ nhiều yêu cầu và một trong những
yêu cầu không thể thiếu đó chính là sự phát triển của cơ sở vật chất – kĩ thuật phục vụ du
lịch.

Cơ sở vật chất kỹ thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình
tạo ra và thực hiện sản phẩm du lịchcũng như quyết định mức độ khai thác tiềm năng du
lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Chính vì vậy nên sự phát triển của ngành
du lịch bao giờ cũng gắn liền với việc xây dựng và hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật.


Du lịch là ngành “sản xuất” nhiều và đa dạng về thể loại dịch vụ, hàng hoá
nhằm thoả mãn nhu cầu của khách du lịch. Do vậy cơ sở vất chất kỹ thuật du lịch gồm
nhiều thành phần khác nhau. Việc tiêu dùng dịch vụ, hàng hoá du lịch đòi hỏi phải có một
hệ thống các cơ sở, công trình đặc biệt…Tài nguyên du lịch chiếm vị trí đặc biệt quan
trọng trong tiêu dùng của khách du lịch. Việc sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên du lịch
đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống các công trình. Căn cứ vào các đặc điểm trên có thể
hiểu cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ các phương tiện vật chất tham gia
vào việc tạo ra và thực hiện dịch vụ hàng hoá du lịch nhằm đóng góp mọi nhu cầu của
khách du lịch.

Vùng Đông Nam Bộ : có 5 tỉnh ( Bình Phước , Bình Dương, Đồng Nai,
Tây Ninh, Bà Rịa – Vũng Tàu ) và 1 thành phố( TP Hồ Chí Minh).Đây là vùng nằm trong
địa bàn kinh tế trọng điểm Nam Bộ. Có thành phố Hồ Chí Minh đông dân nhất cả nước.
Thành phố có vị trí đặc biệt quan trọng cả về kinh tế, chính trị , xã hội văn hóa , khoa học
– kĩ thuật , du lịch … đối với cả vùng và cả nước. Đông Nam Bộ là vùng có vị trí địa lí
thuận lợi, có ưu thế về lao động lành nghề ( đội ngũ cán bộ khoa học, các trung tâm
nghiên cứu và các trường đại học lớn), CSVC – KT, cở sở hạ tầng khá hoàn thiện (đặc
biệt là giao thông vận tải và thông tin liên lạc), có chính sách phát triển phù hợp, vì vậy
kinh tế hàng hóa rất phát triển, cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát
triển hơn hẳn các vùng khác trong cả nước, có khả năng thu hút mạnh đầu tư nước ngoài.
4.1, Các công trình đầu mối giao thông
• Sân bay
-Sân bay Côn Đảo ( diện tích 13.320 m²) thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
+ Theo thống kê 2010 công suất khách giờ cao điểm tại nhà ga hành khách là 195
hành khách/ giờ , lượng khách tiếp nhận là 300.000 khách /năm.
+ Ước tính đến năm 2015 mở rộng sân đỗ lên 16.920 m², lượng khách tiếp nhận
500.000 lượt khách/ năm.
+ Theo thống kê năm 2006 phục vụ 8459 lượt khách đi đến + Ước tính năm 2015 phục
vụ khoảng 200.000 lượt khách , lượng khách tiếp nhận 150 hành khách/giờ cao điểm.
- Sân bay Tân Sơn Nhất : ( Diện tích 850 ha)

+ Đây là sân bay lớn nhất Việt Nam về diện tích lẫn công suất.
+ Theo thống kê năm 2011 tiếp đón 16.668.400 lượt khách/ năm
+ Theo thống kê năm 2010 nhà ga nội địa đã phục vụ 8 triệu lượt khách nội địa.Nhà ga
quốc nội công suất phục vụ hành khách đi lại vào giờ cao điểm là 2.100 hành khách.
• Nhà ga


Nhà ga quốc tế có công suất tối đa 15-17 triệu lượt khách hành khách / năm . Ước tính
đến năm 2015 tiếp đón khoảng 23,5 triệu lượt khách/ năm
Hệ thống đường sắt Bắc –Nam đi qua 3 tỉnh thành phía Nam với các nhà ga sau:
+ Tỉnh Đồng Nai : Ga Gia Ray , Bảo Chánh , Long Khánh, Dầu Giây, Trảng Bom, Hố
Nai, Biên Hòa
+ Tỉnh Bình Dương : Ga Dĩ An , Sóng Thần.
+ Sài Gòn : Ga Bình Triệu, Gò Vấp , Sài Gòn.
• Nhà ga ở cả nước nói chung và khu vực phía Nam nói riêng đã trở thành đầu mối
giao thông quan trọng thực hiện nhiệm vụ vận chuyển hành khách, bán vé cho hành
khách, lên xuống tàu, lập tàu và giải thể tàu. Nhà ga hành khách thường có các công
trình: phòng đọc sách, phòng ăn uống, khách sạn, phòng bảo vệ và ban quản lý ga, khu vệ
sinh, phòng chờ tàu, nơi giao nhận hành lý, phòng bán vé...Nhà ga phát triển mạnh nhất
tập trung nhiều lượng khách du lịch đến đây đó chính là Ga Sài Gòn là nhà ga cuối cùng
trên tuyến đường sắt Bắc Nam, là điểm cuối của đường sắt Việt Nam.Đây là một trong
những ga đầu mối quan trọng nhất trên tuyến Đường sắt Bắc Nam do đây là ga đầu mối
của khu vực Nam Bộ đi các tỉnh thuộc Trung Bộ và Bắc Bộ.
• Bến cảng
Nhóm cảng thành phố Hồ Chí Minh – Đồng Nai – Vùng Tàu gồm 44 cảng (21
cảng tổng hợp, 23 cảng chuyên dụng) . Cảng chính là cảng Sài Gòn, Tân Cảng , Bến
Nghé Gò Dầu, Thị Vãi.
Cụm cảng Sài Gòn hiện tại có lượng hàng hóa thông quan cao nhất trong cả nước.
Do nhu cầu phát triển đô thị, các cảng trong nội thị sẽ được di dời xuống hạ lưu Sông
Đồng Nai và Sông Thị Vải. Trong tương lai, cảng Thị Vải tại Bà Rịa Vũng Tàu sẽ là cảng

biển chính của Vùng cùng với cụm cảng container Cát Lái và Hiệp Phước là 1 trong
những cảng biển nước sâu hàng đầu cả nước.

Đường ô tô Quốc lộ 1A
Là tuyến đường giao thông xuyên suốt của Việt Nam- Không chỉ có những quy
hoạch thuộc trục xương sống mà các dự án giao thông đường bộ hiện đại cũng đang được
xây dựng. Cụ thể là các đường cao tốc TP.HCM – Long Thành – Dầu Dây, Biên Hoà –
Vũng Tàu, Bến Lức - Trung Lương dài 37km, 8 làn xe, tổng mức đầu tư 14.970 tỉ đồng
và đoạn Dầu Giây- Long Thành dài 43km, 6 - 8 làn xe, tổng vốn đầu tư 16.340 tỉ đồng.
Tuyến đường bộ Long An – Nhơn Trạch – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu cũng đã được
triển khai rầm rộ và đồng bộ.
Những lợi thế này đã tạo đà cho hoạt động kinh tế trong vùng cũng như giao
thương với cả nước đang rất sôi nổi. Phương tiện di chuyển chủ yếu là các xe du lịch của
các hãng xe lớn ( xe du lịch 45 chỗ, 16 chỗ…), xe taxi với những hãng danh tiếng như
Mai Linh , Vinasun..,Khối lượng xe phục vụ du lịch dày đặc với số lượng lớn.
Có thể nói rằng giao thông đường bộ ở thành phố hồ Chí Minh là trọng điểm Với
khối lượng lớn các phương tiện vận chuyển trên đường phố , tuy nhiên vẫn chua đáp ứng
được nhu cầu phát triển. Nạn ùn tắt giao thông vào giờ cao điểm hàng nghìn phương tiện
lưu thông ken chật cứng, tràn lên cả lề đường kéo dài hàng trăm mét, có hôm kẹt xe
nghiêm trọng gần 3 giờ liền.Vấn đề về tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông, đặc biệt là
giao thông đường bộ, số vụ giao thông không ngừng tăng cả về quy mô và số lượng.
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này thì có nhiều: Do sự lấn chiếm hành
lang an toàn giao thông, sự gia tăng quá nhanh của các phương tiện giao thông cá nhân và
ý thức của người tham gia giao thông quá kém và chưa được cải thiện nhiều trong những


năm gần đây. Vỉa hè thì bị lấn chiếm làm nơi kinh doanh bán hàng, để xe ô tô dẫn tới tình
trạng người tham gia giao thông bị khuất tầm nhìn, nhiều đoạn đường xuống cấp quá
nhanh có nguy cơ tiềm ẩn tai nạn giao thông. Có thể nói rằng cứ ở đâu có đường là ở đó
có nhà dân thậm chí các doanh nghiệp, các nhà máy các khu công nghiệp cũng coi bám

mặt đường là một lợi thế.Vì thế “trăm hoa đua nở” dẫn đến không kiểm soát được.Tất cả
điều đó đều tác động trực tiếp đến ngành du lịch.

Đường sắt
Vận chuyển đường sắt là hình thức vận chuyển trên bộ hiệu quả.Tại thành phố Hồ
Chí Minh đang xây dựng tuyến đường sắt số 1 Bến Thành -Suối Tiên để phục vụ du lịch.
Thời gian sắp tới khu vực phía Nam sẽ mở tuyến đường sắt TPHCM – Cần Thơ đi
qua 5 tỉnh thành gồm TP HCM , Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ với tổng
chiều dài 191km , vận tốc thiết kế 200km/h . Điểm đầu mối là thành phố Hồ Chí Minh ,
điểm cuối là ga Cái Răng ở Cần Thơ Đường sắt khu vực phía Nam nằm trong tình trạng
chung của ngành đường sắt Việt Nam. Đi du lịch trên tuyến đường sắt là một trong
những yếu tố hấp dẫn khách du lịch nước ngoài. Tuy nhiên có thể nói đường sắt của
chúng ta vẫn đang trong tình trạng trì trệ về sự phát triển các thiệt bị hiện đại cũng như
thu hút vốn đầu tư nâng cấp.
4.2, Cơ sở lưu trú
Sau 05 năm thực hiện các quy định tại Luật Du lịch, tính đến nay trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh có 1.461 cơ sở lưu trú du lịch với 34,092 phòng đã được phân
loại, xếp hạng. Số khách sạn được công nhận hạng sao tăng hơn 5 lần so năm 2005, trong
đó loại khách sạn 1 sao tăng đột biến từ 48 khách sạn (cuối năm 2005) lên 558 khách sạn
(cuối năm 2010 cao lên gấp 10 lần). Hầu hết các khách sạn này đều do những tập đoàn
quốc tế như Accor, Furama, Mariot hay Sheraton quản lý và tập trung nhiều nhất tại
Quận 1.
5, Điểm đến và tuyến du lịch có ý nghĩa quốc gia quốc tế khu vực Đông Nam Bộ
Vùng Đông Nam Bộ gồm 6 điểm thành phố: TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình
Phước, Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu.
• Các điểm đến ở TP Hồ Chí Minh:

Nội ô Sài Gòn: Chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, Bến Nhà Rồng,
Thảo cầm viên, Đường hoa Nguyễn Huệ, Nhà thờ Đức Bà, Công viên văn hóa
Đầm Sen, Làng du lịch Bình Quới, chùa Giác Lâm, Chùa Vĩnh Nghiêm, Khu du

lịch Suối Tiên.

Ngoại ô Sài Gòn: Địa đạo Củ Chi, Đền Bến Dược, Khu bến Đình,
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ- Rừng Sác.Trong đó Địa đạo Củ Chi và Khu dự
trữ sinh quyển Cần Giờ là 2 điểm đến quan trọng nhất:
Địa đạo Củ Chi nằm ở ấp Phú Hiệp, xã Phú Mỹ Hưng, Củ Chi. Địa đạo củ
Chi được xây dựng trên vùng đất thép, nằm cuối đường mòn Hồ Chí Minh. Là 1
công trình độc đáo năm sâu dưới lòng đất, nhiều tầng, nhiều ngõ ngách như mạng
nhện , có nơi ăn ở, hội họp với tổng chiều dài 200km.
Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ: Được hình thành ở hạ lưu sông Đồng
Nai, cửa ngõ Đông Nam TP Hồ Chí Minh với diện tích 75.740 ha. Ngày 21/1/200
được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển đâu tiên của Việt Nam. Đây
là 1 khu rừng mà theo đánh giá của các chuyên gia nước ngoài là được phục hồi,






chăm sóc, bảo vệ thuộc loại tốt nhất Việt Nam. Là điểm lý tưởng để phục vụ du
lịch sinh thái và văn hóa.
Các điểm đến ở Tây Ninh:
Chùa tòa thánh Cao Đài, Đại lễ hội Yến Diêu Trì Cung, Khu du lịch LSVHDT núi
Bà Đen , căn cứ Trung ương Cục Miền nam, Hồ Dầu Tiếng, Tháp Chót Mạt,
KDL Ma Thiên Lãnh, KDL Long Điền Sơn.
Tòa thánh Cao đài là 1 công trình kiến trúc nghệ thuật nổi tiếng được xây dựng
vào 3/ 1927 tại Tây Ninh trong khuôn viên 1 km vuông.
Các điểm du lịch tại Bình Phước:
Du lịch Sóc Bom Bo, Trảng cỏ Bù Lạch, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Cáp treo
núi Bà Rá.




Các điểm đến tại Bình Dương:
Chùa Hội Khánh, Khu du lịch Đại Nam Văn Hiến, Khu du lịch Đai Nam Văn
Hiến tại xã Hiệp An, Thị xã Thủ Dầu 1, là 1 công trình lưu trữ và tôn vinh những
tinh hoa của dân tộc việt Nam qua hàng nghìn năm văn hiến.



Các điểm điến tại Đồng Nai:
Vườn Quốc gia Cát Tiên, Khu du lịch Bửu Long, đá ba chồng,
Vường quốc gia Cát Tiên được tổ chức MBA của UNESCC quyết định công
nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Đây là khu dự trữ sinh quyển thứ 2 của
Việt Nam.



Các điểm đến Bà Rịa Vũng Tàu:
Bãi biển Hồ Cốc, Bãi tắm Long Hải, Khu du lịch suối kháng nón Bình Châu- Hồ
Cốc, Côn Đảo

Trong đó: Khu du lịch suối khoáng nóng Bình Châu- Hồ Cốc đã được Tổ
chức Du lịch Thế giới ghi nhận là 1 trong 64 địa điểm của 47 quốc gia trên thế
giới có điều kiện phát triển du lịch sinh thái bền vững. TRải dài trên 1 một vùng
rộng 7000ha rừng nguyên sinh, với bầu nước nóng khổng lồ với 70 điểm phun lộ
thiên hình thành các suối, các hồ tự nhiên lớn nhỏ. Các dòng chảy nghi ngút giống
như 1 nồi xông hơi khổng lồ. Đến Bình Châu du khách có thể thỏa thích ngâm
mình trong làn nước nóng 37 độ C. Ở các khách sạn sang trọng, hoắc các ngôi nhà
chòi dưới bóng mát của rừng nguyên sinh.

Côn Đảo, địa ngục trần gian với lịch sử hào hùng, những năm chiến đấu
kiên cường của biết bao thế hệ chiến sĩ cách mạng. Nhưng ngày nay đã khép lại
quá khứ và đang vươn lên trở thành một trong những điểm có tiềm năng hàng đầu
về phát triển du lịch với quần thể di tích lịch sử cách mạng, và nhiều danh lam
thắng cảnh đẹp. Côn Đảo gồm 16 đảo lớn nhỏ, có diện tích 76 km vuông.Bờ biển
dài và đẹp còn mang đậm tính hoang sơ.
6, Một số lời khuyên khi đi du lịch Đông Nam Bộ

Chọn thời điểm đi hợp lý sẽ đem đến cho bạn một chuyến du lịch tuyệt
vời.


• Bà rịa vũng tàu:Trừ các tháng tháng 9-10 hay các ngày trời mưa, nước
biển bị chuyển màu khá đục, không thích hợp để tắm hay ngắm cảnh. Các
tháng còn lại, biểntại đây đều đẹp, hoang sơ và quyến rũ.
• Thành phố Hồ Chí Minh: Bạn có thể đến Sài Gòn vào bất cứ mùa nào
trong năm, nhưng không nên đi du lịch vào những ngày Tết Nguyên Đán, vì
người dân tạm trú ở đây thường về quê ăn Tết nên Sài Gòn rất vắng vẻ. Theo
kinh nghiệm của chúng tôi, du lịch Sài Gòn mùa khô với khí hậu thuận lợi sẽ
đem đến cho bạn 1 chuyến đi lý tưởng hơn cả.

Khi đi du lịch ở vùng Đông Nam Bộ, bạn nên di chuyển bằng taxi hoặc xe
khách giữa các tỉnh để tiết kiệm chi phí và vui chơi được nhiều hơn.

Chọn nơi cư trú hợp lý để có thể tận hưởng không khí khác nhau ở mỗi
tỉnh: nhịp sống sôi động của thành phố Hồ Chí Minh – hòn ngọc viễn đông, không khí
trong lành ở Bình Phước…




×