Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

thực hành môn học tài chính doanh nghiệp full

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.84 MB, 184 trang )

PHẦN 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG
VÀ KHOÁNG SẢN YÊN BÁI
Tên chứng khoán
Loại chứng khoán
Mã chứng khoán
Sàn giao dịch
Mệnh giá
Tổng số lượng niêm yết

: Cổ phiếu CTCP xi măng và khoáng sản Yên Bái
: Cổ phiếu phổ thông
: YBC
: UPCOM - SGDCK Hà Nội ( Thị trường giao dịch
cổ phiếu của CTĐC chưa niêm yết).
: 10,000 đồng/cổ phiếu
: 4,826,367,414

1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xi măng và
khoáng sản Yên Bái
1.1.1. Giới thiệu cơ bản về công ty
- Tên công ty: Công ty xi măng và khoáng sản Yên Bái.
- Tên giao dịch đối ngoại: YenBai Cement and Minerals Joint Stock
Company.
- Tên viết tắt: YBC
- Trụ sở Công ty: Thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái.
- Điện thoại: (84-29) 885154

Fax: (84-29) 885585

- Địa chỉ Email:
- Vốn điều lệ hiện tại: 4,826,367,414 (1000 VNĐ).


- Ngành nghề kinh doanh:
+ Khai thác đá vôi cho sản xuất xi măng
+ Sản xuất xi măng
+ Khai thác, chế biến, kinh doanh và xuất khẩu khoáng sản, đá xây dựng
+ Kinh doanh dịch vụ khách sạn, kinh doanh thương mại - dịch vụ
+ Kinh doanh bất động sản
+ Xây dựng công trình dân dụng


+ Vận tải hàng hoá
- Người đại diện pháp luật:
+ Họ và tên: Phạm Quang Phú
+ Chức danh: Chủ tịch HĐQT - Giám đốc
- Mã số thuế: 5200216647
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (lần thứ 5): số 1603000036 do Sở
Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh Yên Bái cấp ngày 17/12/2007.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái tiền thân là Nhà máy Xi
măng Yên Bái, đặt trụ sở chính tại thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái,
cách thành phố Yên Bái 13 km về phía Nam, cách thành phố Hà Nội về phía Bắc 160
km và cách cảng Hải Phòng 270 km. Vị trí của Nhà máy sản xuất Xi măng và nhà máy
chế biến sản phẩm CaCO3 nằm tiếp giáp với hồ Thác Bà có vùng núi đá vôi Mông Sơn
được đánh giá chất lượng tốt nhất Việt Nam và Đông Nam Á, đất sét có trữ lượng dồi
dào và chất lượng tốt, đây là 2 nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất xi măng và chế
biến sản phẩm CaCO3 chất lượng cao.
Được xây dựng vào đầu những năm 80, nhà máy xi măng Yên Bái có công suất
thiết kế ban đầu là 60.000 tấn sản phẩm xi măng/năm với thiết bị kỹ thuật công nghệ lò
đứng hiện đại của Trung Quốc lúc bấy giờ. Trong suốt quá trình hình thành phát triển,
công ty luôn chú trọng trang bị tài sản và nâng cao năng lực sản xuất của mình.
Cùng với xu hướng phát triển chung của các doanh nghiệp trên cả nước, với

chiến lược đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh đa dạng hoá các loại sản phẩm, phát
huy tiềm năng và lợi thế sẵn có. Đầu năm 2000, YBC bước vào thực hiện Dự án đầu tư
xây dựng Nhà máy chế biến sản phẩm Cácbonat can xi (CaCO3) theo công nghệ cao
của Châu Âu với thiết bị do Cộng hoà Liên bang Đức và vương quốc Tây Ban Nha chế
tạo. Qua các giai đoạn đầu tư phát triển cho đến nay nhà máy Chế biến CaCO3 có công
suất 200.000 tấn/năm và là nhà máy chế biến CaCO3 lớn nhất Việt Nam với 04 dây
chuyền nghiền sản phẩm bột CaCO3 siêu mịn, 04 dây chuyền nghiền sản phẩm bột
CaCO3 mịn, 01 dây chuyền tráng phủ sản phẩm bằng axit béo, 01 dây chuyền nghiền
sản phẩm hạt đã cho ra các loại sản phẩm thay thế hàng nhập khẩu, làm phụ gia cho


các ngành giấy, sơn, nhựa, cao su, hoá mỹ phẩm, nuôi trồng thuỷ sản và vật liệu trang
trí trong xây dựng...
1.1.3. Các dấu mốc quan trọng của công ty
- Ngày 17/12/2003, Uỷ ban Nhân dân tỉnh Yên Bái có Quyết định số 376/QĐUB về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá và chuyển doanh nghiệp nhà nước Nhà
máy Xi măng Yên Bái thành Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái.
- Ngày 01/01/2004 Công ty cổ phần Xi măng Yên Bái được cấp Giấy chứng
nhận đăng ký kinh doanh và chính thức đi vào hoạt động theo mô hình công ty cổ phần.
- Năm 2003, Công ty tham gia góp 3,7% vốn điều lệ tương ứng với số tiền 4.3
tỷ đồng vào Công ty cổ phần Xi măng Yên Bình, thị trấn Yên Bình, huyện Yên Bình,
tỉnh Yên Bái..
- Ngày 17/12/2007 Công ty chính thức được đổi tên thành Công ty cổ phần Xi
măng và Khoáng sản Yên Bái.
Quy mô hiện tại
Nhà máy Xi măng: Công suất 300.000 tấn Clinker/năm tương đương với công
suất 350.000 tấn xi măng/năm được sản xuất theo công nghệ lò quay hiện đại, đã cho
ra sản phẩm xi măng PCB30, PCB40, PC40 và PC50 đạt TCVN và ổn định
Nhà máy chế biến Cacbonat canxi: Nhà máy được đầu tư xây dựng theo công
nghệ hiện đại của Châu Âu với thiết bị do Cộng hoà Liên bang Đức, Vương
quốc Tây Ban Nha và Trung Quố c chế tạo. Qua các giai đoạn đầu tư mở rộng cho đến

nay, Nhà máy Chế biến CaCO3 có 12 dây chuyền nghiền sản phẩm bột CaCO3 siêu
mịn với công suất 120.000 tấn/năm. Trong đó: Hai dây chuyền thiết bị của hãng
HOSOKAWA ALPINE - Cộng hoà Liên bang Đức chế tạo; Hai dây chuyền thiết bị
của hãng ANIVI - Vương quốc Tây Ban Nha chế tạo; 08 dây chuyề n nghiề n siêu miṇ
bột CaCO3 theo công nghê ̣ mới của hañ g ABB và 02 dây chuyề n tráng phủ a xit́ béo;
Xí nghiệp khai thác đá: Tổ chức khai thác đá làm nguyên liệu cho sản xuất xi
măng và chế biến sản phẩm CaCO3. Xí nghiệp quản lý thiết bị và tổ chức khai thác
trên 2 mỏ với diện tích 19.75 ha, với sản lượng khai thác hàng năm đạt trên 350.000
m3. Đang thực hiê ̣n lắ p đă ̣t dây chuyề n chế biế n đá ha ̣t ta ̣i mỏ với công suấ t chế biế n
50.000 tấ n/năm.


1.1.4. Quan hệ đối tác của công ty
Ngoài bốn nhà máy và xí nghiệp sản xuất tại Yên Bái công ty còn có các văn
phòng đại diện khắp các tỉnh miền bắc như Lào Cai, Hà Giang, Tuyền Quang, Phú
Thọ, Hà Nội để phân phối sản phẩm của công ty. Ngoài ra còn có văn phòng đại diện ở
TP. Hồ Chí Minh.
Do vận hành tốt công tác khai thác và chế biến tài nguyên nên công ty YBC đã
nắm được cơ hội để phân phối sản phẩm đến nhiều nước đang có nhu cầu nâng cấp cơ
sở hạ tầng trong khu vực. Cụ thể công ty đã mở văn phòng ở các nước: Ấn Độ, Thái
Lan, Bangladesh, Hàn Quốc.
1.1.5. Sản phẩm, dịch vụ chính của công ty
- Xi măng PCB30, PCB40: Hiện tại công ty đã áp dụng thành công công nghệ
mới cho việc sản xuất xi măng và đã đạt đến công suất trung bình 350.000 tấn xi
măng/năm.
- Vôi vữa: Công ty hiện có hai dây chuyền sản xuất vôi vữa với công suất
150.000 tấn/năm tổng sản phẩm tiêu chuẩn. Đây là sản phẩm chính xuất ra nước ngoài.
- Vận tải: Dịch vụ vận tải được công ty đầu tư kỹ lưỡng 20 xe ô tô vận tải cỡ
lớn và gần 1.000 tấn phương tiện vận tải thủy.
- Xây dựng; Công ty nhận thầu các công trình dân dụng vừa và lớn.

1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Cổ Phần Xi Măng Và
Khoáng Sản Yên Bái

Hình 1.1: Sơ đồ tổ chức của công ty


Chức năng, nhiệm vụ cơ bản của bộ phận các bộ phận quản lý
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan quyết định cao nhất của công ty, tiếp đến là
hội đồng quản trị. Có nhiệm vụ họp và đưa ra những quyết định như:
- Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh
hằng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu của công ty;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn
theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
- Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ; thông qua
hợp đồng mua, bán, vay, cho vay và hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50%
tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ
lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, trừ hợp đồng và giao dịch quy định tại
khoản 1 và khoản 3 Điều 120 của Luật này.
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với
Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty
quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người
đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty
khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành
lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của

doanh nghiệp khác;
Ban kiểm soát: Là cơ quan kiểm soát các phòng ban và báo cáo cho Đại hội
đồng cổ đông. Nhiệm vụ:
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc
xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.


- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty.
- Duyệt chương trình, nội dung tài liệu phục vụ họp Đại hội đồng cổ đông,
triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông hoặc lấy ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua
quyết định.
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
Hội đồng quản trị: Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty
không thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Nhiệm vụ:
-

Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh

doanh hằng năm của công ty;
- Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng
loại;
- Quyết định chào bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào
bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác;
- Quyết định giá chào bán cổ phần và trái phiếu, mua lại cổ phần của công ty;
- Quyết định phương án đầu tư và dự án đầu tư trong thẩm quyền và giới hạn
theo quy định của Luật này hoặc Điều lệ công ty;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với

Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do Điều lệ công ty
quy định; quyết định mức lương và lợi ích khác của những người quản lý đó; cử người
đại diện theo uỷ quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty
khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những người đó;
- Giám sát, chỉ đạo Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác
trong điều hành công việc kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành
lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của
doanh nghiệp khác;
- Trình báo cáo quyết toán tài chính hằng năm lên Đại hội đồng cổ đông;
- Kiến nghị mức cổ tức được trả; quyết định thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc
xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh;
- Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;


Giám đốc: Giám đốc công ty là người đứng đầu, lãnh đạo toàn công ty và có
trách nhiệm lớn nhất đối với các hoạt động kinh doanh do đó có trách nhiệm tổ chức
điều hành toàn hệ thống, chịu trách nhiệm truớc cơ quan cấp trên và các cơ quan pháp
luật về hiệu quả sản xuất kinh doanh, quản lý, tổ chức điều hành chung tất cả các hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty.
Bốn phó giám đốc phụ trách xí nghiệp, kỹ thuật, kinh doanh, nhà máy có trách
nhiệm giúp đỡ và chia sẻ nhiệm vụ với giám đốc.
Các trưởng phòng: Hai truởng phòng tham mưu cho Tổng giám đốc trong lĩnh
vực kinh doanh, chịu trách nhiệm về quản lý doanh thu của công ty, hành chính, nhân
sự, tài chính, kế toán, mua hàng. Nhiệm vụ:
- Giúp lãnh đạo công ty trong công tác quản lý tài chính, tổ chức và chỉ đạo
thực hiện các công tác thống kê kế toán, thông tin kinh tế và hạch toán sản xuất trong
công ty trên nguyên tắc bảo toàn và phát triển nguồn vốn đuợc giao.
- Giúp lãnh đạo công ty trong công tác lập kế hoạch, đôn đốc thực hiện kế
hoạch sản xuất kinh doanh tcủa oàn công ty. Đề xuất các phuơng án sản xuất kinh

doanh và theo dõi quản lý các trang thiết bị, hệ thống điện và phuơng tiện có trong
toàn công ty.
- Tham mưu và giúp các lãnh đạo về công tác tổ chức và nhân sự, công tác lao
động, tiền lương, thi đua khen thưởng, thanh kiểm tra, an ninh quốc phòng, pháp chế.
Các nhà máy, xí nghiệp:
Cấu thành nên những sản phẩm theo yêu cầu của công ty và giám sát thẩm định
chất luợng của sản phẩm xuởng làm ra.Chịu trách nhiệm bảo hành toàn bộ thiết bị
cung cấp với thời hạn và điều kiện cụ thể như đã nêu trong bảng giá chào thầu và cam
kết bảo hành hoặc trong hợp đồng kinh tế giữa hai bên ký kết. Nhiệm vụ:
- Xây dựng kế hoạch và tổ chức phòng thanh tra canh gác bảo vệ tài sản, đảm
bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trong phạm vinhà máy, xí nghiệp.
- Quản lý tài sản, phuơng tiện, thiết bị,vật tự do công ty trang bị phục vụ yêu
cầu sản xuất.
- Lập kế hoạch tuyển dụng và đào tạo công nhân viên mới cho xuởng
- Xây dựng và đôn đốc thực hiện công tác phòng chống cháy nổ trong phạm vị
toàn công ty. Có đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm trong từng kỳ kế hoạch.


- Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra đánh giá tình trạng của thiết bị để
lập kế hoạch bảo duỡng sửa chữa hàng năm..


1.3. Quá trình sản xuất xi măng của công ty

Hình 1.2: Sơ đồ dây truyền sản xuất xi măng.
Quá trình sản xuất xi măng được mô tả qua 3 giai đoạn
1.3.1. Quá trình chuẩn bị nguyên nhiên liệu:
Từ mỏ, đá vôi được khai thác (nổ mìn) và được vận chuyển bằng xe tải về đổ
qua máy đập búa (1) đưa về kích thước nhỏ hơn và đưa lên máy rải liệu (2) để rải liệu
chất thành đống trong kho (đồng nhất sơ bộ).

Tương tự với đất sét, quặng sắt( hoặc đá đỏ), than đá và nguyên liệu khác cũng
được chất vào kho và đồng nhất theo cách trên.
Tại kho chứa, mỗi loại sẽ được máy cào liệu (5) và (6) cào từng lớp (đồng nhất
lần hai) đưa lên băng chuyền để nạp vào từng Bin chứa liệu (7) theo từng loại Đá Vôi,
Đất Sét, Quặng Sắt, Thạch Cao, Than...
Than Đá thô từ kho chứa sẽ được đưa vào máy nghiền đứng (20) để nghiền, với
những hạt đạt yêu cầu sẽ được đưa vào Bin chứa (21) còn những hạt chưa đạt sẽ hỗi về
máy nghiền nghiền lại đảm bảo hạt than nhiên liệu cháy hoàn toàn khi cấp cho đầu lò
nung và tháp trao đổi nhiệt.


1.3.2. Quá trình sản xuất Clinker thành phẩm:
Từ các Bin chứa liệu (7), từng loại nguyên liệu được rút ra và chạy qua hệ
thống cân định lượng theo đúng tỷ lệ cấp phối đưa ra từ nhân viên vận hành điều khiển
(tỷ lệ phối liệu được quyết định từ phòng thí nghiệm). Tấc cả nguyên liệu đó sẽ được
gom vào một băng tải chung và đưa vào máy nghiền đứng (8) để nghiền về kích thước
yêu cầu (<15% khi qua sàn 0.08mm), tại đây nguyên liệu đã được đồng nhất một lần
nữa. Bột liệu sau khi nghiền được chuyển lên Silo chứa liệu sống (9) chuẩn bị để cấp
cho lò nung, dưới Silo liệu sống phải có hệ thống sục khí nén liên tục vào Silo để tiếp
tục đồng nhất lần nữa. Để có một sản phẩm Clinker ổn định chúng ta thấy nguyên liệu
phải qua ít nhất 4 lần đồng nhất nguyên liệu.
- Lò nung (12) là một ống tròn đường kính từ 3 - 5 mét và dài từ 30 - 80 mét
tùy vào công suất của lò. Góc nghiên của lò từ 30 – 50 để tạo độ nghiên cho dòng
nguyên liệu chảy bên trong. Tại đầu ra của Clinker sẽ có một dàn quạt thổi gió tươi
làm nguội nhanh Clinker (làm nguội càng nhanh càng cho chất lượng Clinker tốt hơn)
- Tháp phân giải (11) là một hệ thống gồm từ 3-5 tầng, mỗi tầng có 1 hoặc 2
ống lồng dạng chóp có cấu tạo để tăng thời gian trao đổi nhiệt của bột liệu. Bột liệu
được cấp từ trên đỉnh tháp và đi xuống, nhiệt nóng từ than được đốt cháy từ tháp phân
giải và lò nung đi lên sẽ tạo điều kiện cho phản ứng tạo khoáng bên trong bột liệu.
Mặc dù bột liệu đi xuống và khí nóng đi lên nhưng thực chất quá trình này là trao đổi

nhiệt cùng chiều do cấu tạo đặc biệt của các Xyclon trao đổi nhiệt.
Than mịn được rút từ Bin chứa trung gian (21) cấp cho các béc phun ở tháp trao
đổi nhiệt và đầu lò nung để được đốt cháy nung nóng bột liệu.
Bột liệu sống được rút ra từ Silo chứa (9), qua cân định lượng và được đưa lên
đỉnh tháp trao đổi nhiệt bằng thiết bị chuyên dùng. Từ trên đỉnh tháp (11), liệu từ từ đi
xuống qua các tầng XyClon kết hợp với khí nóng từ lò nung đi lên được gia nhiệt dần
lên khoảng 800-9000C trước khi đi vào lò nung (12). Trong lò, ở nhiệt độ 14500C các
oxit CaO, SiO2, Al2O3, Fe2O3 có trong nguyên liệu kết hợp với nhau tạo thành một số
khoáng chính quyết định chất lượng của Clinker như: C3S, C2S, C3A và C4AF. Viên
Clinker ra khỏi lò sẽ rơi xuống dàn làm lạnh (13), hệ thống quạt cao áp đặt bên dưới sẽ
thổi gió tươi vào làm nguội nhanh viên Clinker về nhiệt độ khoảng 50 ÷ 900C, sau đó
Clinker sẽ được chuyển lên Silo chứa Clinker.


1.3.3. Quá trình sản xuất xi măng và đóng bao thành phẩm:
Clinker sẽ được rút từ Silo, cấp vào Bin chứa (15) để chuẩn bị nguyên liệu cho
quá trình nghiền xi măng. Tương tự Thạch Cao và Phụ Gia từ kho cũng được chuyển
vào Bin chứa riêng theo từng loại. Dưới mỗi Bin chứa, nguyên liệu được qua cân định
lượng theo đúng khối lượng của đơn phối liệu, xuống băng tải chính đưa vào máy cán
(16) để cán sơ bộ, sau đó được đưa vào máy nghiền xi măng (17). Bột liệu ra khỏi máy
nghiền được đưa lên thiết bị phân ly (18), tại đây những hạt chưa yêu cầu sẽ được hồi
lưu về máy nghiền để nghiền tiếp còn những hạt đạt kích thước yêu cầu được phân ly
tách ra, đi theo dòng quạt hút đưa lên lọc bụi (19) thu hồi toàn bộ và đưa vào Silo chứa
xi măng (22). Quá trình nghiền sẽ diễn ra theo một chu trình kín và liên tục. Từ Silo
chứa (22) xi măng sẽ được cấp theo 2 cách khác nhau:
- Rút xi măng cấp trực tiếp cho xe bồn nhận hàng dạng xá/rời
- Và cấp đóng bao (23), để đóng thành từng bao 50kg giao đến từng phương
tiện nhận hàng qua máy.
1.4. Công nghệ sản xuất và phương pháp sản xuất xi măng
1.4.1. Công nghệ sản xuất

Nhà máy xi măng hoạt động từ tháng 3 năm 2008: công suất 300.000 tấn
Clinker/năm, tương đương 400.000 tấn xi măng/năm, được sản xuất theo công nghệ lò
quay tiên tiến.
Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp tiêu chuẩn: ISO 9001-2000 sản xuất của
công ty đạt chất lượng cao và ổn định, hoàn toàn thay thế sản phẩm nhập ngoại, được
bạn hàng trong nước và ngoài nước rất ưu chuộng.
Bột CaCO3 được chế biến theo công nghệ danh tiếng nhất của châu Âu. Thiết
bị do Cộng hòa liên bang Đức và Vương quốc Tây Ban Nha chế tạo. Hệ thống nghiền
siêu mịn theo chu trình kín với thiết bị phân ly hiện đại, có thể điều chỉnh theo mọi yêu
cầu của khách hàng.
1.4.2. Phương pháp sản xuất
Doanh nghiệp chủ yếu sử dụng phương pháp lò đứng , lò quay khô và lò quay ướt.


Bảng 1.1: Bảng phương pháp sản xuất xi măng


PHẦN 2: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CTCP XI MĂNG VÀ KHOÁNG SẢN
YÊN BÁI GIAI ĐOẠN 2012-2014.

2.1. Phân tích tổng quan tình hình tài chính doanh nghiệp
Để tìm hiểu về tổng quan tình hình tài chính của YBC nhóm sẽ đi phân tích
tổng quan về biến động tài sản và biến động nguồn vốn của YBC.
2.1.1. Phân tích khái quát tình hình biến động tài sản
Bảng 2.1: Phân tích tổng quan tình hình biến động của tài sản 2012-2014
ĐVT: đồng

Hình 2.1: Biểu đồ tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2012-2014
Từ bảng và hình trên ta có những nhận định ban đầu như sau:
Trong giai đoạn 2012-2014, tổng tài sản tăng đều qua các năm ảnh hưởng từ

lượng tăng của tài sản ngắn hạn lớn hơn lượng giảm tái sản dài hạn. Việc tăng tài sản
ngắn hạn chủ yếu là do tăng lượng hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác, việc giảm
tài sản dài hạn do tài sản cố định bị hao mòn. Trong giai đoạn này tài sản dài hạn luôn
chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng tái sản nhưng đang có xu hướng giảm dần . Cụ thể:


Năm 2013 tổng tài sản bằng 374.3 tỷ đồng tăng 3 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ
tăng 0.8% so với năm 2012, đến năm 2014 tổng tài sản tăng lên 3.8% đạt 391.6 tỷ
đồng so với năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu tăng tổng tài sản do lượng tăng của tài
sản ngắn hạn lớn hơn lượng giảm .cụ thể:
- So với năm 2012, năm 2013 có tài sản ngắn hạn tăng 15.3 tỷ đồngtương ứng
với tỷ lệ tăng 14.6% bằng 120.4 tỷ đồng trong khi đó tài sản dài hạn lại giảm 12.3 tỷ
đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 4.5 % còn 256.9 tỷ đồng. Sự tăng giảm này dẫn đến tỷ
trọng tài sản ngắn hạn tăng từ 28.1% lên 31.9% còn tài sản dài hạn giảm từ 71.9%
xuống 68.1%.
- Đến năm 2014 tài sản ngăn hạn lại tiếp tục tăng so với năm 2013 một lượng
bằng 30.2 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 25.1%, còn tài sản dài hạn giảm 16 tỷ đồng
khiến cho tỷ trọng của tài sản ngắn hạn năm 2014 tiếp tục tăng từ 31.9% lên 38.5%
còn tài sản dài hạn giảm tỷ trọng từ 68.1% xuống còn 61.5%.
2.1.2. Phân tích khái quát tình hình biến động nguồn vốn
Bảng 2.2: Phân tích tổng quan tình hình biến động của nguồn vốn 2012-2014
ĐVT: đồng


Hình 2.2: Biểu đồ tình hình nguồn vốn của công ty 2012-2014
Qua bảng và hình ta có thể thấy được nợ phải trả chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ
cấu nguồn vốn, trong khi đó nguồn vốn chủ sở hữu lại chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, điều
đó cho thấy nguồn vốn của công ty chủ yếu được tài trợ bởi các khoản nợ. Tỷ trọng
của nợ phải trả trên tổng nguồn vốn quá cao thì khả năng gặp khó khăn trong việc trả
nợ hoặc phá sản của doanh nghiệp là rất cao. Nguồn vốn tăng qua các năm, nợ phải trả

và nguồn vốn chủ sở hữu có nhiều biến động, cụ thể:
- Năm 2012 tổng nguồn vốn là 374.3 tỷ đồng đến năm 2013 tăng 0.8% lên
thành 377.3 tỷ đồng, tiếp tục tăng vào năm 2014 thành 391.6 tỷ đồng với mức ứng với
tỉ lệ tăng là 3.8%..
- Ta thấy, năm 2012 tỷ trọng nợ phải trả bằng 91.1% và có xu hướng tăng lần
lượt tăng là 6.7% trong năm 2013 và 2.7% trong năm 2014. Nguyên nhân là sự tăng
lên rất rõ rệt của nợ ngắn hạn. Năm 2013, nợ ngắn hạn tăng đến 45 tỷ tương đương với
23.3%. Năm 2014, nợ ngắn hạn lại tiếp tục tăng đến 21 tỷ tương đương với 9.1%.
Chính vì vậy, dù nợ dài hạn có giảm liên tục trong 2 năm nhưng tổng nợ phải trả vẫn
có xu hướng tăng. Do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn nhiều tốc độ giảm của
nợ dài hạn.
- Năm 2013 vốn chủ sở hữu giảm nhẹ nhưng do nợ phải trả đã tăng tương đối
cao nên tổng vốn vẫn tăng thêm 3 tỷ đồng tương đương với 0.8%. Năm 2014, đi cùng


với sự tăng lên đồng loạt của nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Tổng vốn lại tiếp tục tăng
đến 14 tỷ đồng tương đương với 3.7%. Có thể nói, tổng vốn tăng cao cho thấy công ty
đang ngày càng mở rộng quy mô nguồn vốn của mình.
Tóm lại tài sản và nguồn vốn có sự tăng nhẹ từ năm 2012 sang 2013 và có xu
hướng tăng nhanh hơn vào năm 2014 điều này cho thấy công ty đang mở rộng quy mô
hoạt động. Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn tronng cơ cấu tài sản đây là cơ cấu phù
hợp vì công ty là doanh nghiệp sản xuất nên cần đầu tư tài sản cố định để phục vụ sản
xuất. Trong khi đó cơ cấu của nguồn vốn là không phù hợp, doanh nghiệp có tỷ trọng nợ
phải trả quá cao luôn lớn hơn 90% trong giai đoạn 2012-2014, điều này cho thấy doanh
nghiệp kém tự chủ về tài chính dễ bị mất khả năng thanh toán nợ vay hoặc phá sản.
2.2 . Phân tích tình hình nguồn vốn và tài trợ của công ty YBC
2.2.1. Phân tích tình hình nguồn vốn của công ty
Phân tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp để thấy được doanh nghiệp đã
huy động vốn từ những nguồn nào? Quy mô nguồn vốn huy động được đã tăng hay
giảm? Cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp tự chủ hay phụ thuộc, thay đổi theo chiều

hướng nào, xác định các trọng điểm cần chú ý trong chính sách huy động. Để phân
tích tình hình nguồn vốn của doanh nghiệp ta sẽ phân tích những chỉ tiêu sau:
- Phân tích tỷ trọng nguồn vốn của công ty
- Phân tích tình hình nợ phải trả
- Phân tích tình hình vốn chủ sổ hữu.
2.2.1.1. Phân tích tỷ trọng nguồn vốn của công ty
Bảng 2.3: Hệ số cơ cấu nguồn vốn của công ty YBC giai đoạn 2012-2014
ĐVT: đồng


Hệ số nợ:

Hình 2.3: Biểu đồ hệ số nợ của YBC và một vài doanh nghiệp cùng ngành
Nhìn vào bảng và hình ta thấy:
- Hệ số nợ của công ty rất cao ( luôn lớn hơn 90%) và biến động qua các năm.
Năm 2013 tăng so với năm 2012 là 5.4%, tuy nhiên đến năm 2014 lại giảm 1% còn
95.5%
- Hệ số nợ của công ty là quá cao so với các doanh nghiệp cùng ngành (
50%) điều này cho thấy doanh nghiệp không có sự tự chủ về tài chính, dễ gặp rủi ro về
việc mất khả năng thanh toán. Để cải thiện doanh nghiệp cần giá tăng vốn chủ sở hữu
và có phương án kinh doanh và trả nợ đứng đắn.


Hệ số VCSH:

Hình 2.4: Biểu đồ hệ số vốn chủ sở hữu của công ty YBC năm 2012-2014

- Tỷ suất tự tài trợ của công ty không ổn định qua các năm cụ thể năm 2013
giảm so với năm 2012 là 5.4%. nhưng năm 2014 tại tăng 1% .
- Nguyên nhân do nguồn vốn chủ sở hữu giảm mạnh từ năm 2012 so với 2013

nhưng đến năm 2014 lại tăng.
- Việc chưa ổn định được tỷ suất tài trợ và hệ số này thấp chứng tỏ doanh
nghiệp chưa tự chủ được nguồn vốn chủ sở hữu.
Hế số nợ trên vốn chủ sở hữu:
Hệ số nợ trên vốn chủ sỡ hữu giúp nhà đầu tư có một cái nhìn khái quát về sức
mạnh tài chính, cấu trúc tài chính của DN và làm thế nào DN có thể chi trả cho các
hoạt động.


Hình 2.5: Biểu đồ hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu của YBC và một số doanh nghiệp cùng
ngành 2012 -2014
Qua hình trên ta có thể thấy hệ số này của doanh nghiệp rất cao, cụ thể 10.3 vào
năm 2012, bằng 27.4 năm 2013 và 21.1 vào năm 2014. Các hệ số này đều lớn hơn 1
thậm chí lớn hơn rất nhiều có nghĩa là tài sản của doanh nghiệp được tài trợ chủ yếu
bởi các khoản nợ. Hệ số này rất lớn cho thấy doanh nghiệp có thể mất khả năng thanh
toán dẫn đến phá sản.
Nợ phải trả chiếm quá nhiều so với nguồn vốn chủ sỡ hữu có nghĩa là doanh
nghiệp đi vay mượn nhiều hơn số vốn hiện có, nên doanh nghiệp có thể gặp rủi ro
trong việc trả nợ, đặc biệt là doanh nghiệp càng gặp nhiều khó khăn hơn khi lãi suất
ngân hàng ngày một tăng cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nợ cũng có một ưu điểm, đó là
chi phí lãi vay sẽ được trừ vào thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, DN phải cân nhắc
giữa rủi ro về tài chính và ưu điểm của vay nợ để đảm bảo một tỷ lệ hợp lý nhất.


2.2.1.2. Phân tích tình hình nợ phải trả
Bảng 2.4: Phân tích cơ cấu nợ phải trả
ĐVT: đồng

Hình 2.6: Biểu đồ phân tích cơ cấu nợ phải trả
Qua bảng và hình phân tích cơ cấu nợ phải trả, ta thấy: Tổng nợ phải trả có xu

hướng tăng qua từng năm do tốc độ tăng của nợ ngắn hạn nhanh hơn tốc độ giảm của
nợ dài hạn. Nợ ngắn hạn trong giai đoạn 2012-2014 luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ
dài hạn. Đi vào xem xét từng khoản mục cụ thể, ta có:


- Nợ ngắn hạn
Bảng 2.5: Phân tích cơ cấu nợ ngắn hạn
ĐVT: đồng

Hình 2.7: Biểu đồ cơ cấu nợ ngắn hạn
Qua số liệu bảng và hình trên ta thấy: Nợ ngắn hạn tăng qua từng năm, đặc biệt
là cuối năm 2013 khoản mục này là 238.7 tỷ đồng tăng so với năm 2012 là 193.5 tỷ
đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 23.3% đến năm 2014 tiếp tục tăng 21.8 tỷ đồng ứng tỉ lệ
tăng là 9.1% việc tăng từ năm 2012 đến 2014 làm nợ ngắn hạn tăng tỉ trọng từ 56.7%
năm 2012 lên 65.5% năm 2013 và 69.7% năm 2014. Nợ và vay ngắn hạn chủ yếu tăng
do các khoản vay và nợ ngắn hạn cùng phải trả người bán tăng mạnh cũng bởi lẽ trong
năm 2013 và 2014 doanh nghiệp cần nhiều vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Đi sâu
phân tích như sau:


Nợ và vay ngăn hạn cuối năm 2013 là 140.7 tỷ đồng tăng 24.6 tỷ đồng so với
năm 2012, ứng với tỷ lệ tăng 21.2% tuy nhiên tỷ trọng lại giảm 1.1% so với 60% của
năm 2012. Nợ và vay ngắn hạn cuối năm 2014 là 136.7 tỷ đồng giảm 4.0 tỷ so với năm
2013, ứng với tỷ lệ giảm 2.8% khiến tỷ trọng trên tổng nợ ngắn hạn năm 2014 là
52.5% giảm 6.5 % so với năm 2012 (nguyên nhân tăng giảm này là do trong các năm
có sự thay đổi của vay ngắn hạn ngân hàng và vay dài hạn đến hạn trả).
Khoản phải trả người bán tăng nhanh trong giai đoạn 2012-2014 cụ thể : vào
cuối năm 2012 là 54.4 tỷ đồng đến năm 2012 là 64.4 tỷ đồng tương ứng mức tương
ứng tỷ lệ tăng 18.4%. Năm 2014 tăng một lượng bằng 10.5 tỷ đồng lên 74.9 tỷ đồng
mức tăng tỉ lệ là 16.3%. Việc tăng kéo theo thay đổi tỷ trọng của khoản mục giảm từ

28.1% năm 2012 xuống còn 27.0% năm 2013 và tăng lên 28.8% năm 2014. Nguyên
nhân do công ty mở rộng sản xuất nên nguồn chi phí phải trả tăng lên hoặc do uy tín
của công ty tăng lên nên các nhà cung cấp bán nợ nhiều hơn.
Thuế và các khoản phải nộp nhà nước có tăng nhanh qua 3 năm cụ thể năm
2012 là 6.9 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 3.6 % sang năm 2013 đã tăng lên nhành 10.0 tỷ
đồng tỉ lệ tăng là 45.6% dâng tỷ trọng lên thành 4.2% tiếp theo đó là năm 2014 là 14.1
tỷ đồng tỉ lệ tăng là 40.1% so với năm 2013 khiến tỷ trọng năm 2014 tăng lên thành
5.4%. Khoản mục này tăng tăng chủ yếu do thuế GTGT hàng bán nội đía tăng, điều
này cho ta thấy doanh nghiệp đang bán được nhiều hàng hơn.
Phải trả người lao động tăng qua các năm đặc biệt tăng nhanh vào vào năm
2013 như sau: Năm 2012 là 8.8 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 4.5%, đến năm 2013 tăng 3.2
tỷ đồng tỉ lệ tăng 36.5% lên 12.0 tỷ đồng đẩy tỷ trọng lên 5.01%, đến năm 2014 tăng
đến 1.16% tương đương 0.1 tỷ đồng lên 12.1 tỷ đồng, tuy nhiên tỷ trọng lại giảm
xuống 4.7%. Khoản này tăng năm 2013 chủ yếu là do sau doanh nghiệp mở rô ̣ng
ngành chế biế n bột CaCO3, khai thác đá trắng nên số lượng lao động tăng.
Chi phí phải trả tăng đều qua các năm, từ 2012 với mức là 0.5 tỷ đồng đến 2013
lên 2.3 tỷ đồng, mức tăng 1.8 tỷ đồng tỉ lệ tăng 345.79% sau đó lại giảm xuống trong
năm 2014 còn 0.4 tỷ đồng ứng tỉ lệ giảm 83.75%.so với năm 2013 Sự tăng giảm đều
kéo tỷ trọng chi phí phải trả tăng từ 0.26% năm 2012 lên 0.96% năm 2013 và giảm
xuống 0.14% năm 2014. Sự tăng trong năm 2013 là do doanh nghiệp mở rô ̣ng ngành
chế biế n bột CaCO3, khai thác đá trắng nên cần vay vốn tăng dẫn đến chi phí lãi vay


tăng. Sự giảm năm 2014 là do doanh nghiệp giả bớt nợ vay ngắn hạn và nợ dài hạn
đến hạn trả dẫn đến chi phí lãi vay giảm.
Phải trả nộp ngắn hạn khác tăng đều qua các năm từ mức 4.9 tỷ đồng năm 2012
đã tăng 3.6 tỷ đồng khiến khoản mục này năm 2013 lên thành 8.5 tỷ đồng tương ứng tỉ
lệ giảm đến 72.7% sau đó năm 2014 lại tiếp tục tăng 7.9 tỷ đồng tỉ lệ tăng 93.1 %
khiến khoản mục này năm 2014 là 16.4 tỷ đồng. Sự tăng liên tục này kéo tỉ trọng
khoản mục tăng theo các năm từ 2.6% năm 2012 lên còn 3.6% năm 2013 và 6.3% năm

2014. Nguyên nhân doanh nghiệp mở rộng sản xuất làm cho số lượng lao động tăng
dẫn đến các khoản phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, thất nghiệp và chi phí
công đoàn tăng
Khoản vay và nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ ngắn hạn tăng
nhanh vào năm 2013 khiến chi phí lãi vay tăng mạnh và giảm vào năm 2014 . Ngoài ra
vì mở rộng sản xuất khiến số lượng lao động tăng thêm khiến các khoản chi phí phải
trả và phải trả phải nộp tăng lên vì vậy doanh nghiệp cần có chính sách hoạt động hiệu
quả đề bù đắp các khoản chi phí này.
- Nợ dài hạn
Bảng 2.6: Phân tích cơ cấu nợ dài hạn
ĐVT: đồng

Qua bảng trên có thể thấy rõ: nợ dài hạn trong giai đoạn 2012-2014 có xu
hướng giảm dần. Cuối năm 2013 là 125.4 tỷ giảm so với 2012 là 22.2 tỷ đồng tương
ứng tỷ lệ giảm là 15.0%. Cuối năm 2014 là 113.4 tỷ đồng giảm so với năm 2013 là
12.0 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giảm 9.6%. Ảnh hưởng việc này chủ yếu do khoản vay và
nợ dài hạn giảm qua các năm. Cụ thể như sau:
Vay và nợ dài hạn có xu hướng giảm, cụ thể cuối năm 2012 là 136.8 tỷ đồng
đến cuối năm 2013 chỉ còn là 125.4 tỷ đồng tương ứng tỷ lệ giàm 7.3%. Cuối năm
2014 là 113.4 tỷ đồng giảm 9.6% so với năm 2013. Do khoản mục doanh thu chưa


thực hiện giảm hết nên tỷ trọng vay nợ dài hạn sau mức 92.7% năm 2012 thì đã giữ
nguyên 100% các năm sau.
Nguyên nhân việc giảm là trong năm 2013 doanh nghiệp đã trả bớt các khoản
vay dài hạn ngân hàng và các tổ chức tín dụng cá nhân.
Như vậy tổng nợ phải trả tăng đều trong 3 năm dưới tác động tăng nhanh của
nợ ngắn hạn mặc dù nợ dài hạn giảm. Tổng nợ phải trả tăng làm mở rộng nguồn vốn
tăng quy mô hoạt động của công ty tuy nhiên nó khiến cho công ty phải chịu chi phí từ
lãi vay lớn . Điều này cần được sự chú ý vì nếu không hoạt động sản xuất hiệu quả

công ty sẽ rất dễ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của công ty.
2.2.1.3. Phân tích tình hình nguồn vốn chủ sở hữu
Bảng 2.7: Phân tích cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu
ĐVT: đồng

Qua số liệu ở bảng, ta thấy: Vốn chủ sở hữu biến động qua các năm nhưng
những chỉ tiêu vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần, quỹ đầu tư phát triển
không có gì thay đổi trong giai đoạn 2012-2014 và các chỉ tiêu khác có biến đông đặc
biệt là khoản mục LNST chưa phân phối của doanh nghiệp âm chứng tỏ doanh nghiệp
đang hoạt động thua lỗ. LNST chưa phân phối giảm mạnh trong năm 2013 và tăng nhẹ
trong năm 2014 cụ thể: Năm 2013 khoản mục này là -52.7 tỷ đồng giảm 19.9 tỷ đồng
tương ứng với tỷ lệ giảm 60.8% so với năm 2012, lơ ̣i nhuâ ̣n giảm ma ̣nh qua từng năm
điề u này vô cùng nguy hiể m, cho thấy doanh nghiệp đang càng ngày càng thua lỗ.
Công ty cầ n có biê ̣n pháp và chiế n lươ ̣c để tiế t kiê ̣m chi phí và nâng cao lơ ̣i nhuâ ̣n.
Năm 2014 lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là âm 48.3 tỷ đồng tăng 4.5 tỷ so với
năm 2013 chứng tỏ trong năm 2014 doanh nghiệp đang có một chút sự cải thiện trong
hoạt động sản xuất kinh doanh.


Kết luận: Nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp biến đổi tăng (giảm) qua
các năm nhưng tổng nguồn vốn thì tăng. Nguyên nhân chính là do sự tăng lên của nợ
phải trả và đặc biệt là nợ ngắn hạn (chủ yếu là vốn do chiếm dụng hoặc đi vay ngân
hàng) để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này làm tăng áp
lực thanh toán, các khoản nợ phải thanh toán trong ngắn hạn làm cho khả năng thanh
khoản của doanh nghiệp kém đi. Tuy nhiên việc chiếm dụng được vốn để phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty mà không phải trả lãi cũng rất hữu ích. Lợi
nhuận sau thuế chưa phân phối trong ba năm đều âm chứng tỏ công ty đang làm ăn
thua lỗ công ty cần đề ra phương án kinh doanh đứng đắn để cải thiện tình hình.
Biện pháp: Doanh nghiệp cần có kế hoạch trả nợ chi tiết (nhất là nợ ngắn hạn)
tương ứng với hoạt động kinh doanh cũng như áp dụng các biện pháp đẩy nhanh tiến

độ dự án và kinh doanh để đảm bảo uy tín cũng như ngăn ngừa rủi ro tài chính cho
DN. Đối với các khoản vốn chiếm dụng của nhà cung cấp hoặc của khách hàng tiếp
tục phát huy trên cơ sở duy trì mối quan hệ, nâng cao uy tín của doanh nghiệp bằng
việc tuân thủ kỷ luật thanh toán và giao hàng.
2.2.2. Phân tích diễn biến nguồn và sử dụng nguồn của doanh nghiệp
Phân tích tình hình diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn là xem xét và đánh giá
sự thay đổi các chỉ tiêu cuối kỳ so với đầu kỳ trên bảng cân đối kế toán về nguồn vốn
và cách sử dụng vốn của doanh nghiệp.


×