Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

Phát triển kỹ năng cho sinh viên thông qua trải nghiệm văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 18 trang )

BÀI DỰ THI TRI THỨC TRẺ VÌ GIÁO DỤC
SÁNG KIẾN GIẢI PHÁP
‫؁؁؁‬ѼѼѼѼѼ‫؁؁؁‬

PHÁT TRIỂN KỸ NĂNG CHO SINH VIÊN
THÔNG QUA TRẢI NGHIỆM VĂN HÓA
Tác giả: LÊ THỊ NHƯ Ý
Ngày sinh: 03/04/1995
Số điện thoại: 01694011105
Email:
Đơn vị công tác: Sinh viên lớp K47 Ngân hàng, Trường Đại học Kinh tếĐại học Huế
Địa chỉ liên lạc: 55/46 Hồ Đắc Di, Phường An Cựu, Thành phố Huế.
Chức vụ:
Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kỹ năng mềm C4S2- Trường Đại học Kinh tế Huế
Uỷ viên ban chấp hành hội sinh viên Trường Đại học Kinh tế Huế
Ngày sáng tạo: 25/9/2016

-1-


MỤC LỤC
PHẦN I: MỞ ĐẦU .....................................................................................- 3 PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN ..........................................................- 6 1 Mục đích, ý nghĩa.....................................................................................- 6 2. Đối tượng tham gia và hình thức tổ chức ...............................................- 6 2.1. Đối tượng tham gia ..............................................................................- 6 2.1.1. Ban tổ chức .......................................................................................- 6 2.1.2. Người trải nghiệm .............................................................................- 7 2.2. Hình thức tổ chức.................................................................................- 6 3. Chương trình cụ thể tại Trường Đại học Kinh tế Huế ngày 30/01/2106 - 9 -

-2-


PHẦN I: MỞ ĐẦU
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác
nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.Văn
hóa là sản phẩm của loài người, văn hóa được tạo ra và phát triển trong quan hệ
qua lại giữa con người và xã hội.Song, chính văn hóa lại tham gia vào việc tạo


nên con người, và duy trì sự bền vững và trật tự xã hội.
Chúng ta khó lòng hiểu được linh hồn của văn hóa dân gian, hiểu được
dân ca quan họ nếu chỉ thưởng thức vài làn điệu biểu diễn trên sân khấu. Ngày
nay, sinh viên đa phần không hứng thú với truyền thống, tuy nhiên, đây lại là
lĩnh vực kiến thức quan trọng bậc nhất để hiểu về lịch sử, về văn hóa, về dân
tộc, về lối sống…. Đó là hành trang thiết yếu để sinh viên có thể đi ra thế giới.
Quá trình hội nhập quốc tế đã có những tác động nhất định, làm thay đổi
phương thức tư duy, lối sống của sinh viên theo hướng hiện đại và tích cực, chủ
động hơn. Sinh viên nước ta biết thêm nhiều hơn về phong tục, tập quán, văn
hóa và con người của các quốc gia trên thế giới. Có điều kiện khám phá thế giới,
tiếp thu và làm chủ các tiến bộ khoa học -kỹ thuật hiện đại, tri thức mới...Bên
cạnh đó, cũng có những hạn chế cần được nhìn nhận và điều chỉnh kịp thời, như:
Một bộ phận sinh viên xa rời truyền thống, lịch sử, văn hóa của dân tộc. Không
ít người có thái độ ứng xử, biểu hiện tình cảm thái quá trong các hoạt động giải
trí, văn hóa, nghệ thuật; lãng quên, thờ ơ đối với dòng nhạc dân ca, dòng nhạc
cách mạng, truyền thống. Bên cạnh đó, chúng ta thấy một hiện tượng đáng báo
động của giới trẻ nói chung và sinh viên nói riêng trong việc hội nhập, tiếp thu
văn hóa thế giới, du nhập những hoạt động văn hóa tiêu cực, không phù hợp
thuần phong, mỹ tục của dân tộc. Không ít sinh viên đang ngày đêm cuốn vào
các trò chơi điện tử, online mang nặng tính bạo lực, ảnh hưởng lớn đến sức
khỏe, thời gian học tập. Có những người say mê với các ấn phẩm, văn hóa phẩm

-3-


không lành mạnh, độc hại, dẫn đến những hành động suy đồi đạo đức, vi phạm
pháp luật.
Những thực trạng nêu trên xuất phát từ những nguyên nhân khách quan và
những nguyên nhân chủ quan.Trước hết, cần phải khẳng định, bản thân mỗi học
sinh, sinh viên chưa thật sự xây dựng cho mình ý thức tự rèn luyện, nâng cao

trình độ, học hỏi kỹ năng.
Bản lĩnh, ý thức tìm hiểu còn hạn chế của sinh viên trước những loại hình
hoạt động văn hóa, nghệ thuật khác nhau cũng là một trong những nguyên nhân
đáng chú ý dẫn đến những hạn chế, yếu kém của một bộ phận bạn trẻ trong việc
tham gia gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc. Trong thực tế cuộc sống, một số hoạt
động văn hóa, nghệ thuật không còn phù hợp với sở thích của tuổi trẻ, cho nên
giới trẻ và sinh viên phải tìm đến với những loại hình nghệ thuật du nhập từ
nước ngoài. Tuy nhiên, các loại hình này lại chưa được chọn lọc trước khi tràn
lan trong xã hội. Công tác quản lý của các ban, ngành chức năng chưa thật sự có
hiệu quả trong việc khắc phục thực trạng này.
Quyết tâm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa
Trước những thách thức và khó khăn mà đất nước đang phải đối mặt, sinh
viên phải tự đặt ra cho bản thân mình câu hỏi: Là những trí thức tương lai của
đất nước, mình đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ
gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc?
Để trả lời được câu hỏi nêu trên, mỗi sinh viên phải tự mình phấn đấu, rèn
luyện, tự trau dồi cho bản thân những kỹ năng cần thiết, không ngừng nâng cao
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng
và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng
bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa
không lành mạnh.

-4-


Với trách nhiệm của mình, Hội Sinh viên Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh
việc giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong sống trong sinh viên và coi đây là
nhiệm vụ quan trọng, cấp bách, cần thường xuyên thực hiện tốt. Đẩy mạnh tổ
chức các cuộc thi tìm hiểu liên quan lịch sử hào hùng, truyền thống văn hóa của
đất nước, của quê hương. Hơn nữa, phải chủ động, sáng tạo và linh hoạt trong tổ

chức các hoạt động định hướng cho sinh viên tiếp thu những mặt tích cực, tiên
tiến của văn hóa hiện đại; đồng thời khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc, gìn giữ và
phát huy bản sắc văn hóa của dân tộc. Kiên quyết đấu tranh đối với những biểu
hiện vô cảm; khơi dậy tinh thần tương thân, tương ái trong tuổi trẻ.
Hiện nay, việc phát triển kỹ năng thông qua trải nghiệm văn hóa là một
sáng kiến thú vị, mới mẻ và có tính khả thi cao. Bản thân tác giả đã xây dựng
chương trình Phát triển kỹ năng cho sinh viên qua hành trình văn hóa tại Trường
Đại học Kinh tế Huế.Chương trình đã tạo sự chú ý, sự quan tâm từ sinh viên và
mang lại những giá trị cao. Dó đó, tác giả giới thiệu mô hình này để gợi ý một số
sáng kiến, giải pháp khả thi cho việc phát triển kỹ năng cho sinh viên.

-5-


PHẦN II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN
1.

Mục đích, ý nghĩa

-Nhằm cung cấp , gợi ý một giải pháp, một mô hình khả thi cao trong
công tác phát triển kỹ năng cho sinh viên, đã được kiểm chứng thực tế và dễ áp
dụng đối với tất cả các tổ chức để khơi dậy tinh thần tự hào, gìn giữ và phát huy
bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Không những thế, chương trình bày còn giúp người tham gia rèn luyện,
nâng cao các kỹ năng mềm như: kỹ năng giải mật thư, tìm đường; kỹ năng quản
lý thời gian; kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với người nước ngoài; kỹ
năng làm việc đồng đội; kỹ năng sáng tạo, kỹ năng bán hàng...
- Sáng kiến này có ý nghĩa thiết thực nhằm giáo dục tư tưởng, đạo đức,
tác phong sống trong sinh viên, giúp sinh viên xây dựng bản lĩnh văn hóa, sẵn
sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa không lành mạnh. Giúp

sinh viên trả lời được câu hỏi: Là những trí thức tương lai của đất nước, mình
đã, đang và sẽ làm gì để góp phần đưa đất nước phát triển, giữ gìn và phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc?
2. Đối tượng tham gia và hình thức tổ chức
2.1. Đối tượng tham gia
2.1.1. Ban tổ chức
- Cần tối thiểu 06 người, trong đó có 01 người điều hành chính xuyên suốt
hành trình và 05 người hỗ trợ ở các chặng.
-Ban tổ chức có thể là: Cán bộ Đoàn thanh niên, cán bộ Hội sinh viên, phụ
trách các Câu lạc bộ, đội, nhóm hoặc các thầy cô giáo ở trường.

-6-


-Yêu cầu mà ban tổ chức cần có: Kỹ năng hoạt náo, quản trò, kỹ năng tổ
chức sự kiện, kỹ năng nói trước đám đông, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng
làm việc đồng đội.
2.1.2. Người trải nghiệm
- Số lượng người tham gia cho một chuyến trải nghiệm có thể từ 60-200
người.
-Đối tượng là học sinh, sinh viên.
2.2. Hình thức tổ chức
CHẶNG

GIÁ TRỊ ĐẠT

- Lên tinh thần
- Tạo động lực
- Giới thiệu về
chuyến hành

1

trình
- Lập Team
- Kỹ năng là
việc nhóm, lập
kế hoạch, quản
lý thời gian
Kỹ năng giải

2

HOẠT ĐỘNG

ĐƯỢC

mật thư, tìm
đường.

- Khởi động
- Kiểm tra đồ dùng cá nhân: Xe đạp, balo, mũ, giày,
giấy, bút, nước uống cá nhân.
- Chia nhóm
- Vẽ cờ
- Tập nghi thức cho Team.
- Chụp hình toàn bộ thành viên Team theo yêu cầu
BTC đưa ra, up lên facebook cá nhân, tag toàn bộ
thành viên vào ảnh. Xong báo cáo cho ban tổ chức(
BTC) để kiểm tra. Kiểm tra xong, BTC trao 1 mật
thư để Team di chuyển qua chặng tiếp theo

Giải mật thư – Di chuyển qua chặng mới là một địa
danh của địa phương.
Trên đường đi mỗi Team sẽ phải tìm ra 1 túi vật
dụng của đội mình, chuyển đến địa điểm tập kết.

-7-


Nấu ăn:
- Các team thi đấu với nhau
Kỹ năng làm
3

việc đồng đội,
kỹ năng sáng tạo

- Ăn mía để lấy bã mía luộc khoai, sắn; rang đậu
phộng để làm muối đậu
- Làm bếp, nhen lửa, hong bã mía và luộc khoai,
sắn.
Dọn vệ sinh
Ăn trưa, nghe các làn điệu dân ca đặc trưng của địa
phương đó,sau đó các đội tiếp tục thi hát hò một làn

4

điệu dân ca dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân.
- Giải mật thư – Di chuyển qua địa danh mới.
- Trên đường đi mỗi Team sẽ phải tìm ra 1 túi vật


5

Kỹ năng giải

dụng, chuyển đến địa điểm tập kết.

mật thư, tìm

- Mỗi Team phải mời được tối thiểu 2 người nước

đường.

ngoài, tập cho họ hát được đoạn nhạc: “Trái đất

Kỹ năng giao

này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa

tiếp (đặc biệt là

trời xanh. Bồ câu ơi tiếng chim gù thương mến. Hải

đối với người

âu ơi cánh chim vờn trên sóng. Cùng bay nào - Cho

nước ngoài)

trái đất quay. Cùng bay nào - Cho trái đất quay”.
- Dùng điện thoại quay video lại đoạn nhạc hoàn

chỉnh để nộp cho BTC thẩm định, chấm điểm.

-8-


“Tôi là Đại sứ du lịch”
Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh ở địa
phương cho du khách.
Mỗi đội cần hoàn thành các công việc:
1. Hoàn thành 1 bức tranh dán giấy về các di tích,

6

Kỹ năng làm

danh lam thắng cảnh , kèm 1 thông điệp mà đội

việc đồng đội,

muốn giới thiệu về danh lam thắng cảnh đến với du

Kỹ năng khai

khách trong 30 phút.

thác và tổng hợp 2. Mỗi Team mời tối thiểu 2 người nước ngoài (có
thông tin.

thể hiểu được Tiếng Anh) tham gia nghe giới thiệu.


Kỹ năng Thuyết 3. Mỗi Team chọn tối thiểu 1 bạn hoặc tối đa là 3
trình, Ngoại ngữ bạn để làm “Đại sứ du lịch” giới thiệu về các di
tích, danh lam thắng cảnh cho du khách. Giới thiệu
bằng Tiếng Anh. Thời gian tối đa cho phần giới
thiệu là 5 phút.
4. Tặng bức tranh cho du khách, chụp hình lưu
niệm với du khách

7

Kỹ năng bán
hàng

Mỗi đội phải vận dụng kỹ năng gút dây để hoàn
thành các sản phẩm móc khóa thủ công rồi đi bán
cho các du khách, sẽ có người hướng dẫn chung.
Người chơi nhắm mắt, làm theo hướng dẫn của

8

Rút

bài

lắng đọng

học,

huấn luyện viên
Ban huấn luyện gút lại bài học

Công bố điểm, trao giải
Kết thúc

Tùy mỗi vùng miền mà có những nét đặc sắc về văn hóa khác nhau, các
văn hóa về âm nhạc nghệ thuật cũng như các danh lam thắng cảnh khác nhau
nên các trò chơi và địa điểm có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với đặc điểm
của từng địa phương.
-9-


3. Chương trình cụ thể tại Trường Đại học Kinh tế Huế ngày
30/01/2106
Tên chương trình: “HÀNH TRÌNH VĂN HÓA- HCE AMAZING RACE-”
Ngày tổ chức: 30/01/2016
Địa điểm: Thành phố Huế
Số thành viên tham gia: 80 sinh viên
----------------------------------------------------------------------------------CHẶNG

1

GIÁ TRỊ ĐẠT

HOẠT ĐỘNG

ĐƯỢC
- Lên tinh thần

- Khởi động

- Tạo động lực


- Kiểm tra đồ dùng cá nhân: Xe đạp, balo, mũ,

- Giới thiệu về

giày, giấy, bút, nước uống cá nhân.

chuyến hành

- Chia nhóm, Vẽ cờ,Tập nghi thức cho Team.

trình

- Chụp hình toàn bộ thành viên Team sao cho có

- Lập Team

chữ “TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ” trong bức

- Kỹ năng là

hình, up lên facebook cá nhân, tag toàn bộ thành

việc nhóm, lập

viên vào ảnh. Xong báo cáo cho ban tổ chức(

kế hoạch, quản

BTC) để kiểm tra. Kiểm tra xong, BTC trao 1


lý thời gian

mật thư để Team di chuyển qua chặng tiếp theo

- 10 -


Giải mật thư – Di chuyển qua chặng mới là Cầu
2

Kỹ năng giải mật ngói Thanh Toàn
thư, tìm đường.

Trên đường đi mỗi Team sẽ phải tìm ra 1 túi vật
dụng của đội mình, chuyển đến địa điểm tập kết.

- 11 -


Nấu ăn:
- Các team thi đấu với nhau.
Kỹ năng làm việc
3

đồng đội, kỹ năng
sáng tạo

- Ăn mía để lấy bã mía luộc khoai, sắn; rang đậu
phộng để làm muối đậu

- Làm bếp, nhen lửa, hong bã mía và luộc khoai,
sắn.
Dọn vệ sinh

- 12 -


Ăn trưa, nghe nghệ nhân Nguyễn Thị Kình hò
4

Huế: hò mái nhì, hò giã gạo, hò đối đáp…
Sau đó các đội tiếp tục thi hò một làn điệu hò giã
gạo dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân

Nghe nghệ nhân Nguyễn Thị Kình hò Huế

Các team tập hò
và thể hiện một
điệu hò theo sự
hướng dẫn
củanghệ nhân

- 13 -


- Giải mật thư – Di chuyển qua chặng mới.
- Trên đường lên Cầu Trường Tiền, mỗi Team sẽ
phải tìm ra 1 túi vật dụng, chuyển đến địa điểm
tập kết.
Kỹ năng giải mật

thư, tìm đường.
5

Kỹ năng giao tiếp
(đặc biệt là đối với
người nước ngoài)

- Đến Cầu Trường Tiền, phải gửi xe để chạy bộ
vào nơi tập kết.
- Mỗi Team phải mời được tối thiểu 2 người nước
ngoài, tập cho họ hát được đoạn nhạc: “Trái đất
này là của chúng mình. Quả bóng xanh bay giữa
trời xanh. Bồ câu ơi tiếng chim gù thương mến.
Hải âu ơi cánh chim vờn trên sóng. Cùng bay nào
- Cho trái đất quay. Cùng bay nào - Cho trái đất
quay”.
- Dùng điện thoại quay video lại đoạn nhạc hoàn
chỉnh để nộp cho BTC thẩm định, chấm điểm.

- 14 -


“Tôi là Đại sứ du lịch”
Kỹ năng
làm việc
đồng đội,
Kỹ năng
khai thác
6


và tổng
hợp thông
tin. Kỹ
năng
Thuyết
trình,
Ngoại ngữ

Giới thiệu về các di tích, danh lam thắng cảnh Huế cho
du khách.
Mỗi đội cần hoàn thành các công việc:
1. Hoàn thành 1 bức tranh dán giấy về các di tích, danh
lam thắng cảnh Huế, kèm 1 thông điệp mà đội muốn giới
thiệu về Huế đến với du khách trong 30 phút.
2. Mỗi Team mời tối thiểu 2 người nước ngoài (có thể
hiểu được Tiếng Anh) tham gia nghe giới thiệu.
3. Mỗi Team chọn tối thiểu 1 bạn hoặc tối đa là 3 bạn để
làm “Đại sứ du lịch” giới thiệu về các di tích, danh lam
thắng cảnh Huế cho du khách. Giới thiệu bằng Tiếng
Anh. Thời gian tối đa cho phần giới thiệu là 5 phút.
4. Tặng bức tranh cho du khách, chụp hình lưu niệm với
du khách

- 15 -


Xé dán và giới thiệu cho khách du lịch về danh lam thắng cảnh

- 16 -



Mỗi đội phải vận dụng kỹ năng gút dây để hoàn
7

Kỹ năng bán hàng

thành các sản phẩm móc khóa thủ công rồi đi bán
cho các du khách, có ngời hướng dẫn chung.

8

Rút bài học, lắng Người chơi nhắm mắt, làm theo hướng dẫn của
đọng

huấn luyện viên
Ban huấn luyện gút lại bài học
Công bố điểm, trao giải
Kết thúc

- 17 -


PHẦN III: KẾT LUẬN
Với cách truyền tải những thông điệp cũng như những giá trị văn
hóa, lịch sử đến người tham gia một cách mới mẻ, đặc sắc, thú vị và vô
cùng hấp dẫn qua các trò chơi, các hoạt động trải nghiệm thực tế vui vẻ,
náo nhiệt sẽ giúp khơi dậy trong người tham gia lòng tự hào về quê
hương, về nét đẹp văn hóa của địa phương nói riêng và của đất nước Việt
Nam chung, giới thiệu với bạn bè quốc tế một cách tự hào nhất về những
danh lam thắng cảnh. Đồng thời nâng cao ý thức bảo vệ, giữ gìn và phát

huy những nét văn hóa tốt đẹp, giúp người tham gia thay đổi thái độ, hành
vi của bản thân, tuyên truyền đến người thân bạn bè.
Bên cạnh đó người tham gia được rèn luyện các kỹ năng mềm cần
thiết để phát triển bản thân như: kỹ năng giải mật thư, tìm đường; kỹ năng
quản lý thời gian; kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với người nước
ngoài; kỹ năng làm việc đồng đội; kỹ năng sáng tạo, kỹ năng bán hàng...
và tự rút ra bài học cho bản thân.
Vì vậy, áp dụng Hành trình văn hóa để phát triển kỹ năng cho sinh
viên là một giải pháp mang tính khả thi cao, dễ thực hiện dù bất cứ dịa
phương nào, chi phí thấp, đặc biệt mang tính giá trị nhân văn sâu sắc, bên
cạnh tôn vinh những giá trị lịch sử truyền thống còn có thể phát triển được
nhiều kỹ năng cho sinh viên.
Với những mong muốn giữu gìn và phát huy gái trị truyền thống,
bản sắc dân tộc, tác giả sẽ tiếp tục học hỏi, tìm ra những sáng kiến, khắc
phục những hạn chế để hoàn thiện chương trình và lan tỏa đến nhiều sinh
viên hơn nữa.

- 18 -



×