Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Cây trồng và các yếu tố dinh dưỡng cần thiết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (389.91 KB, 28 trang )

/>%E1%BB%93ng-v%C3%A0-c%C3%A1c-y%E1%BA%BFu-t%E1%BB%91-dinh-d%C6%B0%E1%BB%A1ng-c
%E1%BA%A7n-thi%E1%BA%BFt.html

Cây trồng và các yếu tố dinh dưỡng cần thiết
Để chăm sóc cây tốt và đạt hiệu quả cao, chúng ta cần hiểu về các loại dinh dưỡng cần
thiết của từng loại cây.

Cây trồng cũng như tất cả các cơ thể sống bình thường khác đều cần thức ăn
cho sự sinh trưởng, phát triển. Cây trồng sinh trưởng và phát triển được là nhờ hút chất
khoáng từ đất và phân bón, thực hiện quá trình quang hợp từ nước và cácboníc dưới
tác động của ánh sáng mặt trời.
Trong thành phần của cây trồng có mặt hầu hết các chất hoá học tự nhiên
(khoảng 92 nguyên tố), nhưng chỉ có 16 nguyên tố thiết yếu với cây trồng, trong đó có
13 nguyên tố khoáng.
Đạm (N), Lân(P), Kali(K) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng lớn được gọi
là Nguyên tố đa lượng.
Canxi(Ca), Magiê(Mg), Lưu Huỳnh (S) được cây trồng hút/lấy đi với số lượng
ít hơn nhưng cũng đáng kể nên được gọi là Nguyên tố trung lượng.
Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Đồng(Cu), Bo(B), Molypden (Mo), Clor(Cl)
được cây trồng hút/lấy đi với số lượng nhỏ nên được gọi là Nguyên tố vi lượng.
1. Chức năng của các nguyên tố dinh dưỡng
Đạm (N): Là hợp phần quan trọng của chất hữu cơ cấu tạo nên diệp lục tố,
nguyên sinh chất, axít nucleic, Protein. Thúc đẩy sinh trưởng và phát triển của các mô
sống. Cải thiện chất lượng của rau ăn lá, hạt ngũ cốc.
Lân (P): Là trung tâm trong quá trình trao đổi năng lượng và Protein của cây. Là
thành phần của axít nucleic, amino axít, protein phospho - lipid, coenzim ..., nhiễm sắc
thể. Cần thiết cho sự phân chia tế bào, kích thích rễ và ra hoa.
Kali(K): Giúp tăng khả năng thẩm thấu qua màng tế bào, điều chỉnh độ pH,
lượng nước ở khí khổng. Hoạt hoá ezim có liên quan đến quang hợp và tổng hợp
Hydrat carbon. Giúp vận chuyển Hydrat carbon, tổng hợp protein. Cải thiện khả năng
sử dụng ánh sáng khi thời tiết lạnh và mây mù. Do vậy, nâng cao khả năng chống rét




và các điều kiện bất lợi khác của cây. Làm tăng độ lớn của hạt và cải thiện chất lượng
của rau quả.
Lưu huỳnh (S): là thành phần của một số axít amin cũng như aminoaxít liên quan
đến hoạt động trao đổi chất của Vitamin và các Coenzim A giúp cho cấu trúc Protein
được vững chắc.
Magiê (Mg): là thành phần cấu tạo của diệp lục tố, có vai trò quan trọng trong
quang hợp. Là hoạt chất của hệ ezim gắn liền với sự chuyển hoá hydratcarbon và tổng
hợp axit nucleic. Thúc đẩy hấp thu và vận chuyển lân giúp đường vận chuyển dễ dàng
hơn trong cây.
Sắt (Fe): Cần thiết cho sự tổng hợp và duy trì diệp lục tố trong cây, là thành phần
chủ yếu của nhiều enzim, đóng vai trò chủ yếu trong sự chuyển hoá diệp lục tố.
Đồng(Cu): là thành phần của men Oxydase và thành phần của nhiều
enzimascorrbic, Phenolase... Xúc tiến quá trình hình thành Vitamin A.
Mangan(Mn): Xúc tác trong một số phản ứng enzim và sinh lý trong cây, cần
thiết cho quá trình hô hấp của cây. Hoạt hoá các enzim liên quan đến sự chuyển hoá
đạm và sự tổng hợp diệp lục tố. Kiểm soát thể Oxy hoá - khử trong tế bào ở các pha
sáng và tối.
Bo(B): ảnh hưởng đến hoạt động của một số enzim. Có khả năng tạo phức với
các hợp chất Polyhydroxy. Tăng khả năng thấm ở màng tế bào, làm cho việc vận chuyển
Hydrát carbon được dễ dàng. Cần cho quá trình tổng hợp và phân chia tế bào. Giúp điều
chỉnh tỷ lệ K/Ca trong cây. Thiết yếu với sự tổng hợp protein trong cây.
Molypđen(Mo): Xúc tác trong quá trình cố định và sử dụng đạm của cây là thành
phần của men khử nitrat và men nitrogense. Cần thiết cho vi khuẩn cố định đạm cộng
sinh ở nốt sần cây họ đậu.
Clo(Cl): Kích thích sự hoạt động của một số enzim và ảnh hưởng đến sự chuyển
hoá hydrat carbon và khả năng giữ nước của mô thực vật.



Carbon(C): Là phần tử cơ bản cấu tạo nên Carbonhydrat, protein, lipit và axit
nucleic.
Oxy(O): Tham gia trong thành phần cấu tạo của hầu hết các chất hữu cơ trong
cây.
2. Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng
Thiếu đạm(N): Cây sinh trưởng còi cọc, số nhánh và chồi ít, xuất hiện màu xanh
lợt đến vàng nhạt trên các lá già, bắt đầu từ chóp lá. Khi thiếu trầm trọng số hoa bị
giảm nhiều năng suất thấp, hàm lượng protein thấp.
Thiếu lân(P): Cây còi cọc, thân yếu, các lá trưởng thành có màu xanh sẫm đến
tím tía, rễ bị kìm hãm, khó ra hoa, số quả ít, chín chậm, năng suất, chất lượng thấp.
Thiếu kali(K): úa vàng dọc mép lá, chóp lá già chuyển nâu, sau đó lan dần vào
trong theo chiều từ chóp lá trở xuống, từ mép lá trở vào. Cây phát triển chậm và còi
cọc thân yếu dễ bị đổ ngã.
Thiếu lưu huỳnh(S): các lá non chuyển vàng hoặc vàng lợt. Sinh trưởng của chồi
bị hạn chế, ảnh hưởng đến số hoa. Thân cứng, nhỏ và hoá gỗ sớm.
Thiếu Magiê(Mg): Vàng lá gân xanh ở các lá già, lá già ở thời kỳ cuối, mép lá
cong lên. Ở một số loại rau có các điểm vàng lợt đến da cam, đỏ hoặc tía. Thân yếu dễ
bị nấm bệnh tấn công.
Thiếu Canxi(Ca): các lá non bị biến dạng hình thành đài hoa và quăn màu xanh
lụa không bình thường, các chồi ngọn bị suy thoái, rễ yếu, cổ rễ thường gãy, chồi và
hoa rụng sớm, thân yếu, năng suất, chất lượng thấp.
Thiếu kẽm(Zn): Các lá non nhỏ, biến dạng, mọc xít nhau, chuyển vàng trắng và
xù ra. Số hoa, quả giảm mạnh, năng suất, chất lượng thấp.
Thiếu đồng(Cu): Ở cây ngũ cốc xuất hiện màu vàng và quăn phiến lá, số bông bị
hạn chế, hạt kém phát triển, ở cây có múi chết đen ở phần mới sinh trưởng, quả có
những đốm nâu, khả năng chống chịu sâu bệnh ở cây kém.


Thiếu sắt(Fe): úa vàng các lá non, đỉnh và mép lá giữ màu xanh lâu nhất. Trường
hợp thiếu nặng, toàn bộ thịt và gân lá chuyển vàng và cuối cùng trở thành trắng nhợt.

Thiếu Mangan(Mn): úa vàng gân của các lá non, đặc trưng bởi sự xuất hiện các
đốm vàng và hoại tử. Xuất hiện vùng xám vàng gần cuống lá non.
Thiếu Bo(B): Lá biến dạng, dày, đôi khi giòn. Hoa kém phát triển, ít đậu quả quả
non hay rụng. Vỏ quả dày, lõi thường bị thâm đen, lệch tâm năng suất. Chất lượng
kém.
Thiếu Molyden(Mo): Đốm vàng ở gân giữa của các lá dưới, tiếp đó là hoại tử
mép lá và lá bị gập nếp lại. Ở rau, các mô lá bị héo, chỉ còn lại gân giữa của lá và một
vài miếng phiến lá nhỏ. Thiếu Molypden thấy rõ ở cây họ đậu.
Thiếu Clo(Cl): Héo chóp lá non, úa vàng lá sau chuyển màu đồng thau và chết
khô.
3. Ảnh hưởng của sự thiếu hụt đa nguyên tố
Sinh trưởng và phát triển của cây có thể bị ảnh hưởng bởi tương tác giữa hai
hay nhiều chất dinh dưỡng, do vậy, sự thiếu hụt đồng thời nhiều chất có thể xảy ra
cùng một lúc. Sự thiếu hụt đa nguyên tố này có thể xảy ra trong trường hợp đất cung
cấp không đủ một vài nguyên tố hoặc do bón phân mất cân đối nghiêm trọng (chỉ bón
đạm, lân, kali mà không bón các nguyên tố trung và vi lượng ...). Ảnh hưởng rất lớn
đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.
Khi xuất hiện triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng, trước hết chúng ta cần phải xác định
xem sự thiếu hụt là đơn hay đa nguyên tố từ đó mới xác định được nguyên tố cần bón
và lượng bón thích hợp. Vì vậy, bón phân cân đối và hợp lý là yếu tố cần thiết nhằm
đảm bảo cho cây trồng cho năng suất và chất lượng tốt nhất.


/>
Phân bón & thuốc BVTV

Những chất dinh dưỡng và chức năng của
chúng đối với cây trồng
Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng được chia thành ba nhóm như sau:
▪ Dinh dưỡng đa lượng hoặc dinh dưỡng chính: Gồm các chất thực vật cần một

lượng lớn để phát triển, nhóm này có 3 nguyên tố: Đạm (N), Lân (P) và Kali (K). ▪ Dinh
dưỡng trung lượng: Thực vật cần một lượng vừa phải, nhóm này gồm: Calci (Ca), Ma
nhê (Mg) và Lưu huỳnh (S). ▪ Dinh dưỡng vi lượng: Gồm những nguyên tố thực vật cần
một lượng nhỏ, nhóm này gồm: Sắt (Fe), Đồng (Cu), Măng gan (Mn), Bor (B), Molypden
(Mo)…

I - NHỮNG CHẤT DINH DƯỠNG ĐA LƯỢNG:
1. Nitrogen (Đạm):
N cần được cung cấp lượng lớn vì N có mối quan hệ trong tất cả quá trình phát triển của cây,
N là thành phần cấu tạo chủ yếu của protein thực vật, cũng như diệp lục tố, diệp lục tố có khả
năng tiếp nhận năng lượng mặt trời để thực hiện quá trình quang hợp, đó là sự kết hợp CO2 từ
không khí với nước để tạo đường, sau đó chuyển thành tinh bột và những cơ quan thực vật.
Do đó khi cây thiếu N lá sẽ có màu vàng vì thiếu diệp lục, sự tăng trưởng sẽ bi chặn đứng. N
có tác dụng rõ ràng trong kích hoạt cây phát triển tươi tốt và khỏe mạnh. Nguồn N chủ yếu là
sulphate ammonia, urea, calcium nitrate, calcium ammonium nitrate, sodium nitrate,
potassium nitrate, ammonium phosphate.
2. Lân (Phosphorus):
Giống như Nitrogen, Phosphorus cũng liên quan đến quá trình phát triển của cây, và là thành
phần của nhân tế bào, phosphorus cần thiết trong quá trình tăng trưởng rễ cây, quá trình nảy
mầm của hạt giống. Điểm khác biệt giữa N và P là P ảnh hưởng đến sự trưởng thành của cây,
sự tạo thành và chín của quả trong khi N ảnh hưởng mạnh ở cơ quan dinh duỡng (gồm rễ,
thân, lá). Trong thực tế bón thêm P có thể ngăn bớt sự tăng trưởng quá mức ở các cơ quan
dinh dưỡng do thừa N. Thiếu P cây ngừng tăng trưởng hay tăng trưởng yếu nhưng lá vẫn xanh
nhiều hơn vàng. Hoa hồng thiếu lân thường xuất hiện những vệt tím thẫm dưới lá làm lá rụng
sớm, khi đó cây sẽ yếu và ngừng tăng trưởng. Bắp cải và bông cải thiếu lân thường có những
đốm tím trên lá. Cần lưu ý rằng hiện tượng này có thể do nguyên nhân khác như ảnh hưởng
của thời tiết lạnh chứ không hoàn toàn là do thiếu lân. Triệu chứng thiếu lân có thể được khắc
phục bằng cách bón khoảng một nắm tay superphosphate/m2 diện tích vườn. Superphosphate
là dạng lân được sử dụng rộng rãi nhất. Những dạng lân tan hoàn toàn trong nước gồm monoammonium phosphate, di-ammonium phosphate, potassium phosphate. Bột xương cung cấp
lân nhưng đó là dạng lân chậm tan. Phân gia cầm chứa lượng lân hợp lý.

3. Potassium (Kali):
K không thực sự là thành phần cấu tạo nên mô thực vật nhưng cây cần được cung cấp lượng
K lớn cho tất cả mọi bộ phận. K ảnh hưởng đến sự kiểm soát nước trong quá trình thoát hơi
nước khỏi thực vật, K cũng hoạt động như chất xúc tác trong quá trình thành lập hoặc dự trữ
tinh bột, protein... Những cây thiếu K thường rất yếu ớt, nhất là phần rễ. Triệu chứng khác của


hiện tượng thiếu K là mép lá trở nên nâu và co quắt lại, thường được cho là hiện tượng cháy
lá, sau đó dẫn đến một hiệu ứng dây chuyền là cây không thể hấp thu đủ nước để bù đắp
lượng nước thoát hơi qua lá.
Nguồn K thương mại chủ yếu là KCl vì hàm lượng K cao và giá rẻ. Mặt hạn chế chủ yếu là taị
những vùng đất có hàm lượng clor cao KCl thường dẫn đến hiện tượng ngộ độc clor, hiện
tượng này đôi khi thấy rõ ở cây hoa hồng và một số loại rau khi sử dung KCl lượng cao. Sử
dụng Potassium Sulphate không dẫn đến hiện tượng này. Nitrate potassium là nguồn cung cấp
K rất tốt và có những thuận lợi vì cùng lúc cung cấp cả lượng N dễ tan. Dạng K tự nhiên có
trong các loại mùn hữu cơ, phân ngựa, trâu, cừu và nhất là phân gia cầm, tuy nhiên những
nguyên liệu này không được để dưới mưa quá lâu vì K có thể bị rửa trôi dễ dàng.
Nếu đất trồng có độ acid cao thì K có thể trở thành dạng không tan làm cây không hấp thu
được, khi đó có thể dẫn đến hiện tượng thiếu K. Có thể khắc phục hiện tượng này bằng cách
thêm vôi để tăng lựơng K dễ tan. Cần lưu ý rằng K dễ tan dễ rửa trôi trong thời gian mưa
nhiều và ngập nước, vì thế ở những vùng nhiệt đới với lượng mưa cao người ta thường bón
nhiều K.
4. Vôi (Calcium):
Calci chiếm phần lớn trong cấu tạo vách tế bào thực vật giống như cấu trúc xương ở động vật,
thiếu Calci dẫn đến hiện tượng gãy những phần chóp hoặc chồi non. Triệu chứng thiếu Calci
thường thấy qua hình dạng xiêu vẹo của tán lá với đầu lá cuốn lại, mép lá cuộn cong. Những
đốm nâu hoặc đốm thâm cũng biểu hiện triệu chứng thiếu Calci. Ở cây cà chua, triệu chứng
thiếu Ca làm cuống hoa hoặc cuống trái có màu nâu và nhũn, sau đó nơi này sẽ bị nấm tấn
công. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là nước không được cung cấp đầy đủ cho việc
vận chuyển Calci đến tất cả các bộ phận nhất là ở những phần chóp, ngọn của cây. Hiện tượng

thiếu Calci thường xảy ra dưới những điều kiện đất rất acid, thường đó là những nơi thừa Mg,
Al. Tất cả các dạng đá vôi thường chứa lượng Calci cao, Calci cũng hiện diện trong hầu hết
các loại mùn hữu cơ đã ủ hoai mục.
5. Ma nhê (Magnesium):
Trong thành phần cấu tạo diệp lục tố có một nguyên tử Mg. Nếu di chuyển hay ngăn chặn
việc cung cấp Mg cho cây trồng thì những hợp chất như carotin hoặc xanthophyl được hình
thành và những phần xanh của thực vật sẽ có màu cam hoặc vàng thay vì màu xanh. Cây thiếu
Mg thì lá thường có màu vàng, hiện tượng này bắt đầu xuất hiện từ gân chính của lá và lan
dần. Những vệt màu cam sáng xuất hiện trên lá cũng có thể là biểu hiện của triệu chứng thiếu
Mg, những lá bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu Mg thường là lá chưa trưởng thành.Trường
hợp đặc biệt trên cây khoai tây là triệu chứng thiếu Mg xuất hiện giữa gân lá nhưng phần còn
lại của lá vẫn xanh. Mg được cung cấp bởi hóa chất vô cơ như magnesium sulphate hoặc
dolomite là một dạng hoạt động chậm của magnesium limestone. Hầu hết các loại mùn hữu
cơ, nhất là những mùn hữu cơ làm từ lá xanh và thân có màu xanh, chứa lượng magnesium
đáng kể. Hiện tượng thiếu Mg thường xảy ra trong những đất rất acid hoặc nơi lượng lớn K
được sử dụng nhất là sulphate kali.
6. Lưu huỳnh (Sulphur):
Lưu huỳnh là thành phần cấu tạo trong protein và dầu thực vật. Triệu chứng thiếu lưu huỳnh
tương tự như những lá đã phát triển có triệu chứng thiếu N, tình trạng thiếu lưu huỳnh xảy ra
làm ngăn cản sự phát triển kích thước của lá hoặc mép lá cuộn tròn lại. Tuy nhiên tình trạng
thiếu lưu huỳnh hiếm khi xảy ra vì lượng lưu huỳnh chiếm nhiều ở thành phần muối sulphur
hay sulphate trong phân bón hỗn hợp, trong nguyên liệu hữu cơ, trong không khí...
II- CÁC NGUYÊN TỐ VI LƯỢNG:
Mặc dù thực vật cần các nguyên tố này với hàm lượng rất ít nhưng những nguyên tố này giúp
cây phát triển mạnh mẽ. Chúng không phải là những nguyên tố có trong cấu tạo thực vật
nhưng hoạt động của chúng giống như những chất xúc tác hoặc những chất oxi hóa giúp cây
hấp thu hay sử dụng những nguyên tố đa lượng, nguyên tố trung lượng và sau đó thành lập
những chất khác nhau trong thực vật.
1. Sắt (Fe):



Mặc dù sắt không có trong thành phần diệp lục tố, nhưng nó hỗ trợ cho quá trình thành lập
diệp lục tố. Do đó tình trạng thiếu sắt thường dẫn đến hiện tượng lá vàng, tương tự như thiếu
Mg hay N. Điểm khác nhau chủ yếu là Mg và N vận chuyển liên quan nhau và đáp ứng cho
quá trình tăng trưởng và sinh trưởng, vì thế triệu chứng thiếu Mg và N xuất hiện chủ yếu ở
những lá đã trưởng thành do Mg, N đã rút ra khỏi những lá này. Trong khi đó sắt là nguyên tố
không di chuyển trong thực vật vì thế hiện tượng vàng lá sẽ xảy ra trước tiên ở cơ quan còn
non.
Sắt có trong hầu hết các loại đất nhưng ở dạng không tan do sự hiện diện của đá vôi. Do đó
tình trạng thiếu sắt xảy ra chủ yếu ở thực vật trồng trên vùng đất quá vôi hoặc đất quá kiềm.
Phương pháp khắc phục tình trạng thiếu sắt là acid hóa đất bằng cách sử dụng sulphur, than
bùn, sulphate aluminum, sulphate sắt. Ngoài ra sắt có khuynh hướng biến thành dạng hợp chất
không tan khi tiếp xúc với cac chất hóa học khác do đó phương pháp hiệu quả hơn là sử dụng
sắt dạng chelate bón vào đất hoặc phun qua lá để cung cấp trực tiếp cho thực vật. Dạng
chelate không kết hợp dễ dàng với những chất khác và có khả năng vận chuyển linh động
trong thực vật.
2. Manganese (Măng gan):
Mn được biết đến như một chất oxy hóa của thực vật. Thiếu Mn lá có thể xuất hiện những
đốm xám hoặc vàng thẫm ở chung quanh rìa lá. Cũng giống như Fe, triệu chứng thiếu Mn
thường xảy ra trên vùng đất đá vôi vì khi bón Mn thì Mn trở thành dạng không tan. Thực hiện
việc acid hóa đất như đã đề cập ở phần Fe sẽ cải thiện tình trạng này đáng kể, hoặc sử dụng
manganese sulphate là dạng dễ tan để bón vào đất. Ngược lại, ngộ độc Mn thường xảy ra trên
những đất quá acid do Mn trở thành dạng hòa tan nhanh nên cây sẽ bị thừa Mn.
3. Zinc (Kẽm):
Triệu chứng thiếu Zn đôi khi xảy ra ở cây thuộc họ cam chanh làm xuất hiện những đốm vàng
trên lá Có thể khắc phục triệu chứng thiếu Zn bằng cách bón zinc sulphate vào đất.
4. Copper (Đồng):
Thiếu đồng cũng dễ xảy ra ở cây thuộc họ cam chanh, thiếu đồng dẫn đến hiện tượng chết rễ
non, đôi khi cháy bìa lá cùng với hiện tượng tạo nhiều mầm nhưng không mạnh, hiện tượng
tiết nhựa, xì mủ cây cũng xảy ra.Tình trạng thiếu đồng được khắc phục bằng cách bón copper

sulphat hoặc phun copper oxychloride.
5. Boron (Bo):
B là nguyên tố điều hòa N trong thực vật. Tình trạng thiếu B làm xuất hiện những phần thối
nhũn và những hốc rỗng trên cây củ cải cùng với đốm vàng trên lá và thường gây chết phần
ngọn. Tình trạng thiếu B ở cây bông cải làm rễ trống rỗng và có những khối u màu nâu đậm,
sau đó cây không phát triển được nữa. Thiếu B cũng gây ra những khối u nhỏ trên da của cây
thuộc họ cam chanh, nhất là ở cây chanh trong quả có những lỗ chứa đầy dịch nhựa, đôi khi
đó là những đốm nâu gần hạt.
B, cũng giống như K, rất dễ bị rửa trôi, vì thế đất có thể trải qua tình trạng thiếu B tạm thời
sau thời gian mưa kéo dài, đặc biệt là đối với vùng đất trở nên khô một cách bất thường.
Có thể khắc phục triệu chứng thiếu B bằng cách thêm sodium borate hoặc borax nhưng phải
cẩn thận khi sử dụng vì mặc dù borax có thể là yếu tố điều hòa và hỗ trợ cho việc hấp thụ N,
nó có thể trở thành thuốc diệt cỏ nếu tích tụ một lượng quá lớn.
Đối với cây chanh cỡ trung bình không nên sử dụng quá 1 muỗng borax, lượng borax này nên
được hòa tan với nước và tưới xuống đất vùng tán lá. Thực hiện cách này 12 tháng 1 lần.
6. Molybdenum:
Mo cần một lượng rất ít, chỉ vài gram trên 1000m2 nhưng thiếu Mo gây hậu quả hết sức
nghiêm trọng như làm biến dạng sinh trưởng ở cây bông cải… Thiếu Mo lá bị xoắn và rụng
cuống. Trong giai đoạn cây non, lá bông cải và bắp cải cuộn lại vào trong với những đốm nhỏ.
Những cây dạng bụi thiếu Mo thường sẽ bị chết rễ non.
Khi đất quá chua (độ acid cao) sẽ cản trở cây trồng hấp thu Mo gây nên tình trạng thiếu Mo,
tình trạng thiếu Mo cũng xảy ra khi bón phân có hàm lượng N và P cao. Khắc phục tình trạng
thiếu Mo bằng cách phun sodium molypdate với liều lượng 1 muỗng canh hòa tan với 4.5 lít


nước.
7. Hiện tượng ngộ độc (Toxicity):
Hiện tượng ngộ độc có thể xảy ra do việc sử dụng quá dư thừa các nguyên tố vi lượng như
Cu, Zn, B, Mn. Hiện tượng thường xảy ra trên đất acid vì khả năng hòa tan của các chất trên ở
đất acid là rất lớn. Biểu hiện của triệu chứng này là xuất hiện những đốm chấm nhỏ về phía

rìa lá, trong nhiều trường hợp toàn bộ ría lá héo quăn lại như triệu chứng thiếu K. ở cây đậu
(bean) thường xuất hiện màu vàng giữa gân lá với những đốm nâu hoặc tím sẫm. Ơû cây cà
chua xuất hiện những đốm nâu dọc theo rễ,ø lá héo rũ và cây thường chết. Cần phân biệt một
số nấm gây bệnh với các biệu hiện tương tự như trên.
CHẨN ĐOÁN CHUNG:
Trên đây chỉ là vài triệu chứng thiếu dinh dưỡng được liệt kê, quan sát để chẩn đoán triệu
chứng thiếu dinh dưỡng rất khó và phức tạp vì thực tế cây có thể thiếu nhiều hơn một nguyên
tố hoặc có thể xảy ra hiện tượng thiếu một nguyên tố và có mặt một nguyên tố gây độc, cũng
có khả năng những nguyên tố khác nhau hiện diện trong đất nhưng cây không thể hấp thu
được bởi vì chúng không tan do đất quá acid hay quá kiềm hoặc quá thừa nguyên tố khác.
Tuy nhiên đừng lo lắng quá về triệu chứng thiếu dinh dưỡng. Hãy ý thức rõ về khả năng có
thể xảy ra khi hơi nặng tay trong việc xử lý độ kiềm, độ acid, sử dụng phân đơn thay vì dùng
phân hỗn hợp.
Không sử dụng lượng phân quá mức hoặc không cần thiết. Đôi khi cây có biều hiện không
phát triển chỉ vì đang trong giai đọan nghỉ ngơi của nó, hoặc do các yếu tố vật lý của đất,
nước quá nhiều hay quá ít. Cũng có khi cây đang trong tình trạng nguy hại rễ do quá thừa
lượng phân trong đất.
(Tổng hợp từ tài liệu nước ngoài)

/>
Kiến Thức Cơ Bản Về Phân Bón
A. Khái Niệm Về Phân Bón
Phân bón là thức ăn của cây trồng, thiếu phân cây không thể sinh trưởng và cho
năng suất, phẩm chất cao. Phân bón có vai trò rất quan trọng trong việc thâm canh
tăng năng suất, bảo vệ cây trồng và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

I- Cây Hút Thức Ăn Nhờ Gì ?
1- Nhờ bộ rễ: Không phải toàn bộ các phần của rễ đều hút dinh dưỡng mà là nhờ
miền lông hút rất nhỏ trên rễ tơ. Từ một rễ cái, bộ rễ được phân nhánh rất nhiều cấp,
nhờ vậy tổng cộng diện tích hút dinh dưỡng từ đất của cây rất lớn. Rễ hút nước trong

đất và một số nguyên tố hòa tan trong dung dịch đất như: đạm, lân, kali, lưu huỳnh,
manhê, canxi và các nguyên tố vi lượng khác, bộ rễ là cơ quan chính lấy thức ăn cho
cây.


2- Nhờ bộ lá: Bộ lá và các bộ phận khác trên mặt đất, kể cả vỏ cây cũng có thể hấp
thu trực tiếp các dưỡng chất. Ở trên lá có rất nhiều lỗ nhỏ(khí khổng). Khí khổng là
nơi hấp thụ các chất dinh dưỡng bằng con đường phun qua lá. Trên cây một lá
mầm(đơn tử diệp)khí khổng thường phân bố cả 2 mặt lá, thậm chí mặt trên lá nhiều
hơn mặt dưới lá như: lúa , lúa mì…;trên cây ăn trái(cây thân gỗ)khí khổng thường tập
trung nhiểu ở mặt dưới lá. Khi dùng phân bón lá phải theo đặc điểm cây trồng và
đúng hướng dẫn thì lá cây mới hấp thụ cao được.

II – Các Chất Dinh Dưỡng Cần Thiết Cho Cây
-Đa lượng: Đạm(N), Lân(P), Kali(K).
-Trung lượng: Canxi(Ca), Lưu Huỳnh(S), Ma-nhê(Mg)…
-Vi Lượng: Sắt(Fe), Kẽm(Zn), Mangan(Mn), Bo(B), Đồng(Cu), Molypden(Mo), Clo(Cl)

1- Chất đạm(N)
-Khi thiếu: cành lá sinh trưởng kém, lá non nhỏ, lá già dễ bị rụng, bộ rễ ít pháp triển,
năng suất kém…
-Khi dư: cây sinh trưởng rất mạnh, lá to, tán lá rườm rà, mềm yếu, dễ đỗ ngã, sâu
bệnh dễ phá hại…

2- Chất Lân (P)
-Khi thiếu: rễ phát triễn kém, lá mỏng có thể chuyển màu tím đỏ, ảnh hưởng tới việc
ra hoa của cây;trái thường có vỏ dày, xốp và dễ hư…
-Nếu dư rất khó phát hiện, tuy nhiên dễ làm cho cây thiếu kẽm và đồng. .

3- Chất Kali: (K)

-Khi thiếu, ban đầu đỉnh lá già bị cháy;thiếu nặng, phần lớn lá bị cháy và rụng đi.
- Nếu dư cũng khó nhận diện, tuy nhiên trên cam khi bón kali nhiều quá trái trở nên
sần sùi.


4- Chất Canxi(Ca):
-Khi thiếu: Lá và đọt non dễ bị cong queo và nhỏ, mép lá không đều, hay có hiện
tượng chồi chết ngọn, rễ đình trệ sinh trưởng và thường bị thối…
-Không có triệu chứng dư, tuy nhiên khi lượng canxi cao thường gây thiếu: B, Mn,
Fe, Zn, Cu…

5- Chất lưu huỳnh(S);Khi thiếu, triệu chứng thể hiện giống như thiếu chất đạm;lá
nhỏ, vàng đều, rụng sớm, chồi ngọn chết(thiếu lưu huỳnh lá vàng từ ngọn xuống còn
thiếu đạm thì vàng từ lá già lên)

6-Chất Ma-nhê (Mg):
-Nếu thiếu: lá trở nên nhỏ, xuất hiện những vùng sáng giữa những gân lá, lá bị rụng
sớm, hoa ra ít, rễ kém phát triển…
-Nếu thừa: lá bị đổi dạng thường cuốn theo hình xoắn ốc và rụng…

7- Chất Bo(B): Đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành phấn hoa, thiếu Bo hoa
dễ bị rụng hoặc hạt bị lép. đối với một số cây như củ caỉo thiếu Bo ruột sẽ bị rỗng.
Cây trồng nói chung thiếu Bo dễ bị sâu bệnh phá hại, khả năng chống chịu điều kiện
bất lợi kém.

8- Chất đồng(Cu): Ảnh hưởng đến sự tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng của cây
trồng, có vai trò quan trọng trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây;giúp cây
tăng khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu lạnh…

9- Chất Kẽm (Zn): Vai trò quan trọng trong việc tổng hợp chất đạm… ngoài ra còn

liên quan mật thiết đến việc hình thành các chất điều hòa sinh trưởng trong cây…
Thiếu kẽm năng suất, phẩm chất cây trồng giảm.

10- Molipden(Mo): Tham gia các quá trình trao đổi chất, tổng hợp chất diệp lục…
Đặc biệt đối với cây họ đậu nếu thiếu Mo;cây phát triển kém, nốt sần giảm, hạn chế
sự cố định đạm tự do


B. Phân Hữu Cơ
Là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân
chuồng, phân xanh, phân than bùn, phụ phế phẩm nông nghiệp, phân rác…

I. Phân Chuồng:
1. Đặc diểm: Phân chuồng là hổn hợp chủ yếu của: phân, nước tiểu gia súc và chất
độn. Nó không những cung cấp thức ăn cho cây trồng mà còn bổ sung chất hữu cơ
cho đất giúp cho đất được tơi xốp, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân
hóa học…

2. Chế biến phân chuồng: Có 3 phương pháp
2. 1. Ủ nóng (ủ xốp): Lấy phân ra khỏi chuồng, chất thành lớp, không được nén, tưới
nước, giữ ẩm 60-70%, có thể trộn thêm 1% vôi bột và 1-2% Super Lân, sau đó trét
bùn che phủ cho kín hàng ngày tưới nước, thời gian ủ ngắn 30-40 ngày, ủ xong là sử
dụng được.
2. 2. Ủ nguội (ủ chặt): Lấy phân ra khỏi chuồng xếp thành lớp, mỗi lớp rắc khoảng
(2%) lân, nén chặt. Đống phân ủ rộng khoảng 2-3m, cao 1, 5-2m, trét bùn bên ngoài
tránh mưa. Thời gian ủ lâu, 5-6 tháng mới xong.
2. 3. Ủ nóng trước nguội sau: Ủ nóng 5-6 ngày, khi nhiệt độ 50-60°c nén chặt ủ tiếp
lớp khác lên trên, trét bùn kín, có thể cho thêm vào đống phân ủ các loại phân khác
như: phân thỏ, gà, vịt làm phân men để tăng chất lượng phân.


II. Phân Rác
1- Đặc điểm ; Là phân hữu cơ được chế biến từ: cỏ dại, rác, thân lá cây xanh, rơm
rạ…ủ với một số phân men như phân chuồng, lân, vôi…đến khi mục thành
phân(thành phần dinh dưỡng thấp hơn phân chuồng).

2- Cách ủ: Nguyên liệu chính là phân rác 70%, cung cấp thêm đạm và Kali 2%, còn
lại phân men(phân chuồng, lân, vôi). Nguyên liệu được chặt ra thành đoạn ngắn 2030cm xếp thành lớp cứ 30cm rắc một lớp vôi;trét bùn;ủ khoảng 20 ngày đảo lại rắc
thêm phân men, xếp đủ cao trét bùn lại, để hở lỗ tưới nước thường xuyên;ủ khoãng
60 ngày dùng bón lót, để lâu hơn khi phân hoai có thể dùng để bón thúc.


III. Phân Xanh
1-Đặc diểm: Phân xanh là phân hữu cơ sử dụng các loại cây lá tươi bón ngay vào
đất không qua quá trình ủ do đó chỉ dùng để bón lót. Cây phân xanh thường được
dùng là cây họ đậu: điền thanh, muồng, keo dậu, cỏ Stylo, điên điển…
2-Cách sử dụng: Vùi cây phân xanh vào đất khi cây ra hoa, bón lót lúc làm đất.

IV. Phân Vi Sinh
1-Đặc điểm: Là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh
vật hữu ích cấy vào môi trường là chát hữu cơ(như bột than bùn). Khi bón cho đất
các chủng loại vi sinhy vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng
khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất và
cây.

2- Các loại phân trên thị trường:
2. 1. Phân vi sinh cố định đạm:
-Phân vi sinh cố định đạm, sống cộng sinh với cây họ đậu: Nitragin, Rhidafo…
-Phân vi sinh cố định đạm, sống tự do: Azotobacterin…

2. 2. Phân vi sinh phân giải lân: Phân lân hữu cơ vi sinh Komix và nhiều loại phân vi

sinh phân giải lân khác có tính năng tác dụng giống như nhau.

2. 3. Phân vi sinh phân giải chất xơ: chứa các chủng vi sinh vật giúp tăng cường
phân giải xác bả thực vật…
* Ngoài ra trên thị trường còn có những loại phân khác với tên thương phẩm khác
nhau nhưng tính năng tác dụng thì cũng giống như các loại phân kể trên.

3- Cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh: Thời gian sử dụng phân có hạn, tùy loại
thường từ 1-6 tháng(chú ý xem thời hạn sử dụng). Phân vi sinh phát huy hiệu lực ở:
vùng đất mới, đất phèn, những vùng đất bị thoái hóa mất kết cấu do bón phân hóa
học lâu ngày, vùng chưa trồng các cây có vi khuẩn cộng sinh… thì mới có hiệu quả
cao.


V . Phân Sinh Học Hữu Cơ.
1- Đặc điểm: Là loại phân có nguồn gốc hữu cơ được sản xuất bằng công nghệ sinh
học(như lên men vi sinh) và phối trộn thêm một số hoạt chất khác để làm tăng độ hữu
hiệu của phân, hoặc khi bón vào đất sẽ tạo môi trường cho các quá trình sinh học
trong đất diễn ra thuận lợi góp phần làm tăng năng suất cây trồng, phổ biến như:
Phân bón Komix nền…

2- Sử dụng: Phân sinh hóa hữu cơ được sản xuất ở dạng bột hoặc dạng lỏng;có thể
phun lên lá hoặc bón gốc. Các loại phân sinh hóa hữu cơ hiện nay được sản xuất
theo hướng chuyên dùng như phân sinh hóa hữu cơ Komix chuyên dùng cho: cây ăn
trái , lúa, mía…

C. Phân Vô Cơ
Phân vô cơ hay phân hóa học là các loại phân có chứa yếu tố dinh dưỡng dưới dạng
muối khoáng(vô cơ) thu được nhờ các quá trình vật lý, hóa học.


Một Số Phân Bón Vô Cơ Thông dụng Hiện Nay

I Phân Đơn: Là loại phân chỉ chứa 1 trong 3 nguyên tố dinh dưỡng chủ yếu là N, P
hoặc K
1- Phân đạm vô cơ gồm có:
1. 1- Phân Urea [CO(NH2)2] có 46%N
1. 2- Phân đạm Sunphat còn gọi là đạm SA [(NH4)2SO4] chứa 21%N
1. 3- Phân Clorua Amon [NH4Cl] có chứa 24-25% N
1. 4- Phân Nitrat Amon [NH4NO3] có chứa khoảng 35% N
1. 5- Phân Nitrat Canxi [Ca(NO3)2] có chứa 13-15% N
1. 6- Phân Nitrat Natri [NaNO3] có chứa 15-16% N
1. 7- Phân Cyanamit Canxi [CaCN2] có chứa 20-21% N


2-Phân Lân:
2. 1- Phân Super Lân[Ca(H2PO4)2] có chứa 16-20% P2O5]
2. 2- Phân Lân nung chảy(Thermophotphat, Lân văn điển) có chứa 16% P 2O5

3- Phân Kali
3. 1- Phân Clorua Kali (KCl) có chứa 60% K2O.
3. 2- Phân Sunphat Kali (K2SO4) có chứa 48-50% K2O

II. Phân Hổn Hợp: Là những loại phân có chứa ít nhất là 2 dưỡng chất. Chúng
bao gồm phân trộn và phân phức hợp. Hàm lượng dinh dưỡng trong phân theo thứ
tự là N, P, K được tính theo nồng độ phần trăm. Ví dụ: Phân NPK 16-16-8 tức là
trong 100kg phân trên có 16kg đạm nguyên chất, 16kg P 2O5 và 8kg K2O…Ngoài các
chất đa lượng N, P, K hiện nay ở một số chủng loại phân còn có cả các chất trung và
vi lượng. Ví dụ: Phân NPK Việt-Nhật 16. 16. 8+13S (S là lưu huỳnh)…Thông thường
phân hổn hợp có 2 loại:


1. -Phân trộn: Là phân được tạo thành do sự trộn đều các loại phân N. P. K… mà
không có sự tổ hợp hóa học giũa những chất đó. Loại phân này thường có nhiều
màu.

2. - Phân phức hợp: Là loại phân có được do con đường phản ứng hóa học từ
những nguyên liệu căn bản để tạo ra.

3. -Các dạng phân hổn hợp:
3. 1-Các dạng phân đôi: Là loại phân hỗn hợp có 2 dưỡng chất quan trọng
-MAP ( Monoamonium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 12-61-0
-MKP ( Mono potassium Phosphate) hàm lượng phổ biến là 0-52-34
-DAP Diamon Phosphate ) hàm lượng phổ biến là 18-46-0

3. 2. Các dạng phân ba NPK thường là:


16-16-8, 20-20-15, 24-24-20…

3. 3. Phân chuyên dùng: Là dạng phân bón hổn hợp có chứa các yếu tố đa, trung, vi
lượng phù hợp với từng loại cây trồng, từng thời kỳ sinh trưởng và phát triển của cây.

-Ưu điểm của phân chuyên dùng: rất tiện lợi khi sử dụng , góp phần làm giảm chi phí
sản xuất;do đã được tính toán liều lượng phân tùy theo từng loại cây, tùy theo giai
đoạn sinh trưởng-phát triển của cây trồng nên đảm bảo được năng suất, chất lượng
cây trồng.

-Hiện nay trên thị trường có nhiều chủng loại phân chuyên dùng, khi sử dụng nên chú
ý theo hướng dẫn cũa nhà sản xuất. . Ví dụ: Phân chuyên dùng của công ty phân bón
Việt –Nhật JF1, JF2, JF3 chuyên dùng cho lúa. JT 1, JT2JT3 chuyên dùng cho cây ăn
trái.


III. Vôi
1. -Vai trò tác dụng của phân vôi: Cung cấp Canxi (Ca) cho cây trồng, Ca là một
nguyên tố dinh dưỡng rất cần cho cây vì Ca chiếm tới 30% trong số các chất khoáng
của cây. Cải tạo đất chua, mặn. Tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động tốt, phân giải
các chất hữu cơ trong đất, tăng độ hòa tan các chất dinh dưỡng và tăng khả năng
hấp thu các chất dinh dưỡng của cây, diệt được một số bệnh hại cây trồng, khử độc
cho đất do thừa nhôm(Al), Sắt(Fe), H2S…

2. -Một số dạng vôi bón cho cây
* Vôi nghiền: Các loại: đá vôi, vỏ ốc, vỏ sò…nghiền nát. Có tác dụng chậm nên bón
lót lúc làm đất, thường bón từ 1-3 tấn/ha. Đất sét bón 1 lần với lượng lớn, sau vài
năm bón lại. Đất cát bón hàng năm lượng ít hơn. Khi bón vôi nên kết hợp với phân
hữu cơ để tăng hiệu quả của phân , không bón cùng đạm vì sẽ làm mất phân đạm.

* Vôi nung ( vôi càn long): Do nung CaCO3 thành CaO, rồi sử dụng. Tác dụng nhanh
hơn vôi nghiền, dùng xử lý đất và phòng trừ sâu bệnh. Tuy nhiên do có hoạt tính
mạnh khi sử dụng nên lưu ý để tránh ảnh hưởng tới cây trồng.

* Thạch cao: Là dạng vôi đặc biệt, tác dụng nhanh, sử dụng rất tốt cho cây khi tạo


trái

Cách Tính Công Thức Phân Pha Trộn.
Hiện nay, nhiều nơi sản xuất rất nhiều loại phân hổn hợp với nhiều tỷ lệ NPK khác
nhau nên bà con nông dân tùy giá cả từng lúc và khả năng thanh toán có thể tự chọn
lựa để mua, tuy nhiên nếu muốn pha trộn để sử dụng hợp lý thì ta có thể thực hiện
được,


* Cách tính từ phân đơn ra phân hổn hợp
Ví dụ: Muốn pha trộn một loại phân có công thức là 5-10-10 từ phân SA, Super Lân
và KCl thì ta pha như sau:
-SA có 21%N, cần cung cấp 5kg thì ta phải có lượng SA là:
5X100 = 23. 8kg
2
- Super Lân có 20% P2O5, muốn có 10kgP2O5 thì lượng Super Lân sẽ là:
10X100 =50 kg
20
- KCl có 60% K2O, muốn có 10 kg K2O thì lượng KCl sẽ là:
10X100 = 16, 6 kg
60

* Tổng số phân các loại là 23, 8+50+16, 6=90, 4kg còn lại 9, 6 kg phải dùng chất
độn(đất, cát hoặc thạch cao), trộn vô cho đủ 100kg.

* Cách tính từ phân hỗn hợp ra phân đơn
Ví dụ: Theo khuyến cáo cần dùng 100kg Urê, 200kg Super Lân, 50kg Clorua Kali để
bón cho cây, nhưng nhà vườn đã bón 100kg NPK(20-20-15), như vậy lượng NPK
thừa hay thiếu, cách tính như sau:


-Lượng Urê có trong 100kg NPK 20-20-15
100X20 = 43kg
46
- Lượng Super Lân có trong 100kg NPK 20-20-15
100X20 = 100kg
20
- Lượng Clorua Kali có trong 100kg NPK 20-20-15
100X15 = 25Kg

60

* Vậy phải thêm 57kg Urê + 100kg Super Lân + 25kg Clorua Kali thì mới đủ lượng
phân như đã khuyến cáo.

D. Phân Bón Lá
1. Đặc điểm: Phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng hòa tan trong nước được phun
lên lá để cây hấp thụ.

2. Các chế phẩm phân bón lá trên thị trường: Hiện nay các chế phẩm phân bón lá
rất phong phú và đa dạng, phân sản xuất trong nước như: HVP, HUMIX, HQ 201,
BIOTED, KOMIX…

3. Lưu ý khi sử dụng phân bón lá:
Bón qua lá tốt nhất khi bón bổ sung hoặc bón thúc nhằm đáp ứng nhanh yêu cầu
dinh dưỡng của cây, hòa loảng phân theo đúng tỷ lệ trên bao bì;nhiệt độ quá cao, đất
bị khô hạn nặng không nên dùng phân bón lá vì dễ làm rụng lá. Không sử dụng phân
bón lá lúc cây đang ra hoa, lúc trời nắng vì sẽ làm rụng hoa trái và làm giảm hiệu lực
phân

Không nên nhầm lẫn giữa phân bón lá và chất kích thích sinh trưởng, nếu trong phân
bón lá có chất kích thích sinh trưởng thì trong phân này đã có chất dinh dưỡng, nếu
chỉ dùng kích thích sinh trưởng thì phải bổ sung thêm dinh dưỡng để cây tăng trưởng


tương ứng với sự kích thích đó.

* Hướng Dẫn Sử Dụng NPK Việt Nhật

Cây Ăn Trái


Giai đoạn bón phân
Sau khi thu hoạch

Loại phân bón
JT1

Liều lượng(kg/cây)
1Kg ~1, 5 kg

16-10-6 =13S
Trước khi ra hoa
1 ~ 2 tháng

+2, 5(Cao+MgO)
JT2

0, 5Kg ~ 1kg

10-10-15+5S
Sau khi đậu trái
Trước khi thu hoạch
1 ~ 2 tháng
Chúc Các Bạn Thành Công
Hai Quang sưu tầm

+2, 0 (CaO+MgO)
JT3
16-8-14+12S
JT3

16-8-14+12S

0, 5kg ~ 1kg
0, 5kg~ 1kg



/>10 nguyên tắc bón phân hợp lý
Thứ hai, 22 Tháng 12 2008 15:33
10 nguyên tắc bón phân hợp lý
"Bón phân cân đối được hiểu là cung cấp cho cây trồng đúng các chất dinh dưỡng thiết yếu,
đủ liều lượng, tỷ lệ thích hợp, thời gian bón hợp lý cho từng đối tượng cây trồng, đất, mùa vụ
cụ thể, đảm bảo năng suất"
(Cục khuyến nông và khuyến lâm. Bón phân cân đối và hợp lý cho cây trồng. Nhà xuất bản
Nông nghiệp, Hà Nội, 1999).
Mười nguyên tắc đảm bảo cho sử dụng phân bón hợp lý

Một là:Bón phân hợp lý cho cây là tìm mọi cách để phối hợp tốt với thiên nhiên để tạo ra


sản phẩm có ích cho con người, chứ không phải là chinh phục, là áp đặt ý muốn của con
người lên thiên nhiên.





Nông sản là sản phẩm của quá trình chu chuyển vật chất trong thiên nhiên, cho nên con người
muốn thu hút được nhiều nông sản thì cần nắm bắt được các quy luật chuyển hoá vật chất và
tác động làm cho quá trình chu chuyển vật chất diễn ra với quy mô lớn, cường độ mạnh, tốc

độ nhanh.
Bón phân là để tác động lên quá trình chu chuyển vật chất trong tự nhiên. Việc cung cấp chất
dinh dưỡng cho cây trồng không hoàn toàn là để cây trực tiếp tạo ra nông sản mà là để phối
hợp tốt với thiên nhiên tạo ra sản phẩm trong quá trình chu chuyển vật chất.
Hai là:
Đối với thiên nhiên mọi tác động chỉ cần vừa đủ, mọi thứ thừa hay thiếu đều gây hại cho mọi
hoạt động bình thường của nó. Theo cảm tính, nhiều người cho rằng cái gì đã tốt thì càng
nhiều càng tốt, cái gì đã xấu thì càng nhiều càng xấu.

Bón phân quá nhiều hoặc với liều lượng cao đều gây tai hại cho cây, thậm chí làm cho cây chết.
Nguyên tố đồng (Cu) là phân vi lượng đối với cây, nhưng phun với nồng độ cao (trên 1%) làm cho lá
cây bị cháy. Trong việc bón phân cho cây, điều quan trọng là không những không để cây bị thiếu đói,
mà phải không bón thừa bất cứ chất dinh dưỡng nào cho cây.
Cần lưu ý là sức chịu đựng cũng như mức độ tiếp thu các tác động từ bên ngoài của các bộ phận
trên cây rất khác nhau. Đối với một loại phân bón, có thể đối với bộ phận này là thừa nhưng đối với bộ
phận khác lại là chưa đủ. Chính vì thế mà có những loại hoá chất chỉ có thể bón cho cây vào đất mà
không thể phun lên lá được.
Điều đáng chú ý là cho đến nay, trồng trọt, do tâm lý sợ thiếu cho nên người nông dân đã làm nhiều
việc quá thừa, trong khi đó nhiều việc cần làm lại không biết làm.
Nếu có những hiểu biết đầy đủ hơn về cây trồng, hiểu được những nhu cầu của cây và con đường
mà thiên nhiên thường đáp ứng nhu cầu cho nó, hiểu được các mối quan hệ giữa các loài sinh vật
trong hệ sinh thái, con người có thể tiết kiệm được bao nhiêu việc làm thừa đồng thời chỉ cần tiến
hành những việc làm thật hợp lý để đạt được những khối lượng nông sản lớn.
• Ba là:
• Thiên nhiên còn nhiều điều mà con người chưa biết hết, vì vậy không được chủ quan khi sử
dụng phân bón.
Khoa học ngày càng phát triển nhanh, thành tựu khoa học ngày càng nhiều nhưng con đường khám
phá thiên nhiên đang còn dài và còn nhiều quanh co khúc khuỷu. Thái độ chủ quan, cho rằng chúng ta
đã có những hiểu biết quá đủ là không phù hợp, là có thể dẫn đến những sai lầm.
Điều đáng lo ngại là con người coi thường những gì chưa biết trong thiên nhiên và cho rằng những

gì khoa học đã biết đủ cho con người hoạt động theo ý muốn của mình. Nhiều thất bại trong sản xuất
có nguồn gốc từ sự ngộ nhận này.
Để có thể bón phân hợp lý, cần thường xuyên quan sát và đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản
xuất. Kinh nghiệm tích lũy được qua nhiều năm kết hợp với những hiểu biết khoa học, những kết quả
của nghiên cứu khảo nghiệm giúp chúng ta ngày càng nâng cao mức độ hợp lý của việc bón phân.

Bốn là:
• Trong thiên nhiên sống, các loài sinh vật tồn tại và phát triển trong các mối liên hệ chặt chẽ với
nhau và với thế giới không phải sinh vật.
Các kết quả nghiên cứu khoa học được tiến hành trong các phòng thí nghiệm, trong các chậu vại,
trong các ô thí nghiệm thường rất xa so với điều kiện môi trường sống của cây trên đồng ruộng. Nhiều
trường hợp, muốn có được kết quả như đã thu được trong phòng thí nghiệm người ta phải đầu tư rất
tốn kém để tạo được môi trường và điều kiện tương tự như trong phòng thí nghiệm. Khi không có
được những điều kiện này, các kết quả khoa học thường phát huy tác dụng rất kém, thậm chí còn làm
nảy sinh nhiều vấn đề và người nông dân lại phải lao theo để giải quyết. Như thế, phải làm thừa ra bao
nhiêu việc mà đáng lẽ không phải làm.
Thực tế cho thấy: những phương pháp bón phân nào mà không chú ý đến các loài sinh vật khác
trên đồng ruộng, không chú ý đến các loài sinh vật khác trên đồng ruộng, không chú ý đến các mối
quan hệ chằng chịt giữa chúng với nhau, thì đó chỉ là những việc làm vô nghĩa và có khi có hại.

Năm là:
• Khoa học phân bón giúp ta bón phân hợp lý, tuy vậy nếu quá chuyên biệt trong lĩnh vực này sẽ


làm cho kiến thức hiểu biết của ta về thiên nhiên trở nên manh mún và có nguy cơ dẫn đến
thất bại.
Các ngành khoa học ngày càng chuyên hoá để đi sâu tìm hiểu kỹ đối tượng nghiên cứu. Người ta
đã chú ý đến tình trạng này và thấy được nguy cơ của siêu hình. Vì vậy, đã có nhiều cố gắng để liên
kết các ngành khoa học, nói đến những khoa học liên ngành.
Tuy nhiên, việc bón phân hợp lý để tạo ra năng suất cây trồng cao, bảo vệ tốt môi trường không chỉ

đơn thuần là sự liên kết, sự giao thoa, sự liên ngành của một số lĩnh vực khoa học khác nhau, mà là
sự tìm tòi nghiên cứu trong một lĩnh vực khoa học mà đối tượng của nó là sự sống, là quá trình tạo
thành năng suất kinh tế. Đây là một loại đối tượng tổng hợp mà càng chia nhỏ ra càng chuyên biệt
hoá, càng đi xa khỏi bản chất của đối tượng nghiên cứu.




Sáu là:
Trong các hệ sinh thái, mỗi tác động từ bên ngoài đưa vào hệ, thường tạo ra những phản ứng
dây chuyền, lan rộng ra trong không gian theo các mạng lưới dinh dưỡng, năng lượng, thông
tin, v.v... và kéo dài theo thời gian, cho đến khi toàn bộ hệ sinh thái thiết lập được trạng thái
cân bằng mới.Mỗi hiện tượng xảy ra trong hệ sinh thái đều là kết quả của nhiều nguyên nhân,
mặt khác một nguyên nhân có thể dẫn tới những kết quả khác nhau.

Từ một hiện tượng là năng suất cây trồng có thể có một chuỗi các nguyên nhân và kết quả với 7
bậc nhân - quả (xem sơ đồ 3) khác nhau. Trong thực tế, một hiện tượng xảy ra có thể có nhiều nguyên
nhân. Những nguyên nhân này lại có những nguyên nhân khác đi trước trong một mạng lưới các sự
kiện và yếu tố đan chéo nhau toả ra đến vô tận.
Bón phân cũng như những biện pháp kỹ thuật canh tác khác nhau, thường không chỉ gây ra một tác
động trực tiếp dẫn đến một kết quả nào đó mà thường có nhiều tác động lên các thành tố trong hệ
sinh thái và có thể dẫn đến những kết quả khác nhau, trong đó có thể có những kết quả mà con người
không ngờ tới.
Do đặc điểm của quá trình phản ứng dây chuyền và quá trình tiếp nhận các tác động từ bên ngoài
vào các hệ sinh thái mà có thể có những tác động rất mạnh nhưng không gây ra hiệu quả gì đáng kể,
trong khi đó, có những tác động nhẹ nhàng, nhưng được nhân lên trong phản ứng dây chuyền và tạo
nên những hiệu quả rất lớn.
Bón phân hợp lý có thể không cần sử dụng những lượng phân bón mà có thể đạt được hiệu quả rất
cao.


Bảy là:
Đối với thiên nhiên không có cái gì là tốt, cũng không có cái gì là xấu.
Con người phân biệt ra trong thiên nhiên có cái tốt, cái xấu. Tốt xấu ở đây được đánh giá trên cơ sở
lợi ích của con người. Từ việc phân chia các sự vật và hiện tượng thành 2 nhóm tốt và xấu, con người
thường cố công để loại trừ, tiêu diệt những cái xấu và nhân lên, tăng thêm những cái tốt, với hy vọng
là thu được lợi ích lớn. Đối với thiên nhiên, mọi thứ đều có vị trí của nó và cần thiết cho sự hài hoà và
phát triển. Bằng các tác động đưa thêm các cái "tốt" và loại bỏ các cái "xấu" con người đã phá vỡ cân
bằng trong các hệ sinh thái. Và như vậy, các tác động của con người đã thúc đẩy hoạt động của cơ
chế điều tiết của hệ sinh thái để thiết lập trạng thái cân bằng. Với hoạt động của cơ chế này, những tác
động của con người bị trung hoà và bị triệt tiêu. Hy vọng thu được lợi ích lớn không những không đạt
được, mà những đảo lộn trong hệ sinh thái có thể dẫn đến nhiều hiệu quả tiêu cực.
Bón phân, con người nghĩ rằng đó là đưa điều tốt đến cho cây, vì vậy càng nhiều càng tốt. Thế
nhưng hiệu quả của việc bón phân chỉ có thể thu được khi bón hợp lý, có nghĩa là phù hợp với hoạt
động bình thường của hệ sinh thái nông nghiệp. Bón phân không hợp lý sẽ gặp phải phản ứng chống
lại của hệ sinh thái đồng ruộng và chỉ có thể dẫn đến những hậu quả xấu.
• Tám là:
Trong nông nghiệp, không thể cải thiện thể hữu cơ thống nhất. chỉ bằng cách thay thế từng bộ phận
của thể đó.
Cây trồng, hệ sinh thái nông nghiệp là những hệ thống thống nhất và hoàn chỉnh. Trong hệ thống đó
mỗi bộ phận đều có vị trí và chức năng của mình. Mỗi bộ phận trong hệ thống được quy định không
những chỉ phụ thuộc vào các yếu tố bên trong bộ phận đó, mà còn phụ thuộc vào các bộ phận kế cận,


các bộ phận xung quanh và vào toàn bộ hệ thống.
Bón phân cho cây trồng chúng ta muốn tăng chất dinh dưỡng cho cây để tạo ra nhiều sản phẩm cho
con người. Tuy nhiên cây trồng là một bộ phận của hệ sinh thái đồng ruộng. Chúng ta không thể cải
thiện một bộ phận của hệ sinh thái là cây trồng mà không tính gì đến các bộ phận khác của hệ sinh
thái đó. Nhiều trường hợp bón phân không mang lại kết quả là do chúng ta gặp phải những phản ứng
điều tiết của hệ sinh thái.
Bón phân hợp lý là có tính toán đầy đủ đến các yếu tố trong hệ sinh thái, tạo sự hài hoà trong toàn

bộ hệ sinh thái đồng ruộng đồng thời thúc đẩy các hoạt động của toàn bộ hệ sinh thái hướng tới việc
tạo ra năng suất cao.


Chín là:

Nền nông nghiệp tiến bộ phải là nền nông nghiệp nuôi dưỡng được con người cả thể xác lẫn tinh thần.
Bón phân là để làm tăng năng suất cây trồng. Năng suất đó phải đáp ứng được nhu cầu của con
người. Vì vậy, nếu phân bón còn để lại dư lượng trong nông sản, nếu trong nông sản có nhiều NO 3,
nhiều kim loại nặng thì nông sản không đáp ứng được nhu cầu của con người.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng nông sản. Đối với các sản phẩm cây công nghiệp,
cây dược liệu, cây hương liệu, cây tinh dầu v.v... bón phân không hợp lý có thể làm giảm phẩm chất
nông sản rất đáng kể.
Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng cất giữ, bảo quản và chuyên chở nông sản. Sản phẩm
rau quả chứa nhiều đạm, nhiều nước rất chóng bị hỏng.
Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của con người về vật chất, nông nghiệp còn đáp ứng nhu cầu của con
người được lao động, được tiếp xúc với thiên nhiên, được khám phá những điều bí ẩn của tự nhiên.
Bón phân không hợp lý thường để lại trong môi trường đất, nước, không khí những dư lượng phân
bón có ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ, đến tâm trạng con người. Càng ngày việc thoả mãn nhu
cầu đời sống tinh thần của con người càng tăng lên. Vai trò của nông nghiệp trong việc đảm bảo ổn
định cuộc sống, ổn định xã hội cũng ngày một được nâng cao.
Bón phân hợp lý không những phát huy đến mức cao hiệu quả của phân bón mà còn đảm bảo cho
môi trường trong lành và thúc đẩy nông nghiệp phát triển theo hướng tiến bộ.

Mười là:
Cần có cách nhìn toàn diện, đừng để bị hoàn cảnh lung lạc.
Trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, khi tiếp xúc với bất kỳ loại cây trồng nào cũng không thể tách
rời chúng ra khỏi điều kiện sống của nó mà phải có cách nhìn toàn diện và đặt đúng vị trí của nó trong
hệ sinh thái đồng ruộng. Thông thường người làm nông nghiệp chỉ biết có cây trồng mà quên mất cây
trồng tồn tại và phát triển trong hệ sinh thái.

Kết quả của sản xuất nông nghiệp thường chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện cụ thể từng địa
phương cũng như điều kiện khí hậu thời tiết của từng năm. Người nông dân thường lấy kinh nghiệm
sản xuất của năm nay để áp dụng cho năm sắp tới.
Như vậy, việc tiến hành sản xuất nông nghiệp của nông dân thường chịu ảnh hưởng của cái nhìn
hẹp và ngắn.
Muốn đạt được kết quả tốt, người nông dân cần có cái nhìn toàn diện đồng thời cần biết cách thoát
ra khỏi hoàn cảnh cụ thể của một năm sản xuất, không để cho hoàn cảnh lung lạc mình và phải có
cách nhìn vượt lên trên không gian và thời gian, cố gắng đi vào bản chất của các hiện tượng. Cách
nhìn này không phải là không dựa trên cơ sở thực tế mà là cách nhìn xuyên sâu vào bản chất của
thực tế, làm cho thực tế hiện rõ lên, không bị những nhiễu loạn nhất thời làm che mất bản chất.
Bón phân hợp lý là tìm ra những kết luận từ việc phân tích toàn diện hệ sinh thái nông nghiệp, phân
tích thực chất các hiện tượng đã diễn ra, dự báo những hiện tượng và trạng thái có thể xuất hiện trong
vụ tới để đề ra giải pháp bón phân mang lại hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội cũng như môi trường.

Theo Cuctrongtrot

Bạn đang tại [VI] :
Trang Chủ - THÔNG TIN KHKT - HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN - 10
nguyên tắc bón phân hợp lý


Hiện có 42 khách Trực tuyến

Lượt truy cập

Tin Nông Sản






TP HCM: Tiếp tục mở rộng khu NNCNC
Dốc sức cho vụ đông
Thêm hai giống lúa thuần được công nhận
Hà Tĩnh: Khẩn trương thu hoạch lúa chạy lũ



Phân bón Đầu Trâu - Đồng hành cùng “cánh đồng mẫu lớn”


Mục chính
TRANG CHỦ
HOẠT ĐỘNG SX KINH DOANH
KINH DOANH PHÂN BÓN
KINH DOANH THỨC ĂN CHĂN NUÔI
KINH DOANH BAO BÌ
KINH DOANH NÔNG SẢN
KINH DOANH VẬN TẢI
KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN
KINH DOANH TỔNG HỢP
THÔNG TIN KHKT
TIÊU CHUẨN VN VỀ PHÂN BÓN
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN
THÔNG TIN KHÁC
LIÊN KẾT WEB


×