Tải bản đầy đủ (.doc) (98 trang)

THIẾT KẾ NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH KHÔNG NUNG SỬ DỤNG CHẤT KẾT DÍNH GEOPOLYER (Thuyết minh+bản vẽ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 98 trang )

Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1

Khái niệm:
1.1.1

Gạch không nung:

Gạch không nung là một loại vật liệu xây dựng được tạo ra không qua phương pháp
nung, sau khi được tạo hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học: Cường độ nén, uốn,
độ hút nước ...
Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block, gạch blốc, gạch bê
tông, gạch block bê tông,... tuy nhiên với cách gọi này thì không phản ánh đầy đủ khái
niệm về gạch không nung. Mặc dù gạch không nung được dùng phổ biến trên thế giới
nhưng ở Việt Nam gạch không nung vẫn còn mới mẻ và chưa phổ biến.
Có nhiều loại gạch không nung hiện nay đang sử dụng và được phân loại theo hai
nhóm chính:
Gạch không nung sử dụng chất kết dính là xi măng: ngày càng được sử dụng rộng
rãi trong thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam.
-

Gạch không nung xi măng - cốt liệu: còn được gọi là gạch blốc (block) được tạo
thành từ xi măng và một trong các hoặc nhiều trong các cốt liệu sau đây: mạt đá, cát
vàng, cát đen, xỉ nhiệt điện, phế thải công nghiệp, đất,... Loại gạch này được sản
xuất và sử dụng nhiều nhất trong các loại gạch không nung. Trong các công trình thì
loại gạch không nung này chiếm tỉ trọng lớn nhất. Loại gạch này thường có cường
độ chịu lực tốt (trên 80kg/cm 2), tỉ trọng lớn (thường trên 1900kg/m 3) nhưng những


loại kết cấu lỗ thì có khối lượng thể tích nhỏ hơn (dưới 1800kg/m3).

-

Gạch bê tông nhẹ: có hai loại cơ bản là gạch bê tông nhẹ bọt và gạch bê tông nhẹ
khí trưng áp.

• Gạch bê tông nhẹ bọt: Sản suất bằng công nghệ tạo bọt, khí trong kết cấu ( có



thể lên đến 75% thể tích vật liệu) nên tỷ trọng viên gạch giảm đi nhiều và nó trở
thành đặc điểm ưu việt nhất của loại gạch này (tỷ trọng là 230 – 960 kg/m 3).
Thành phành cơ bản: Xi măng, tro bay nhiệt điện, cát mịn, phụ gia tạo bọt hoặc
khí, vôi...
Gạch bê-tông khí chưng áp: (Tên tiếng Anh là Autoclaved Aerated Concrete –
gọi tắt là AAC) là sản phẩm được sản xuất từ xi măng, vôi, cát thạch anh nghiền
mịn, nước và chất tạo khí ( có thể thay thế cát bằng các khoáng silic hoạt tính
như xỉ bazơ dưới dạng nghiền mịn) hỗn hợp vật liệu được trộn đều, tạo hình
bằng khuôn thép. Trong thời gian bắt đầu đông kết phản ứng sinh khí tạo ra các
lỗ rỗng kín làm cho hỗn hợp bê tong trương nở, nhờ đó bê tong có khối lượng
thể tích thấp. Sau khi đóng rắn sơ bộ sản phẩm được tháo khuôn, cưa thành từng
blốc theo kích thước yêu cầu và được đưa vào thiết bị autoclave, tại đó sản
phẩm được phát triển trong môi trường hơi nước bảo hòa có nhiệt độ và áp suất
cao. Gạch bê tông khí chưng áp có tỷ trọng từ 400 – 1.000 kg/m 3, chỉ tương
đương 1/3 gạch đặc, 2/3 gạch rỗng 2 lỗ, bằng 1/5 tỷ trọng của gạch bê tông
thông thường. Các công trình kiến trúc sử dụng gạch bê tông khí cho phép giảm
tải trọng toà nhà, nâng cao được khả năng chống chấn động cho công trình.

Gạch không nung không sử dụng chất kết dính là xi măng: chưa được sử dụng rộng

rãi.
SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

1


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

-

Gạch papanh: Gạch không nung được sản xuất từ phế thải công nghiệp: Xỉ than, vôi
bột được sử dụng lâu đời ở nước ta. Gạch có cường độ thấp từ 30-50kg/cm 2 chủ yếu
dùng cho các loại tường ít chịu lực.

-

Gạch không nung tự nhiên: Từ các biến thể và sản phẩm phong hóa của đá bazan.
Loại gạch này chủ yếu sử dụng ở các vùng có nguồn puzolan tự nhiên, hình thức
sản xuất tự phát, mang tính chất địa phương, quy mô nhỏ…
1.1.2

Chất kết dính geopolymer:
1.1.2.1

Giới thiệu:

Vật liệu polymer vô cơ là loại vật liệu mới nhận được từ hỗn hợp bao gồm chất kết
dính polyme vô cơ và các thành phần chất độn. Sau khi nhào trộn, đầm nén, tạo hình và

dưỡng hộ sản phẩm phát triển cường độ và đạt được các tính chất kỹ thuật cần thiết. Quá
trình phát triển cường độ của sản phẩm phụ thuộc vào quá trình polymer hoá các hợp chất
vô cơ của chất kết dính polyme vô cơ. Chất kết dính polyme vô cơ có tính dính kết cao và
có khả năng dính kết với hầu hết các loại cốt liệu trong quá trình rắn chắc. Vật liệu sử
dụng chất kết dính polyme vô cơ được gọi là vật liệu polyme vô cơ.
Vật liệu polyme vô cơ được phát triển lần đầu tiên từ những năm 1970 bởi Joseph
Davidovits . Sau đó nó được tiếp tục nghiên cứu và ứng dụng ở các nước Châu Âu, Mỹ,
Úc và một số quốc gia phát triển khác.
Khái niệm chất kết dính polyme và vật liệu polyme thường gắn liền với nguồn gốc hữu
cơ như keo epoxy, chất dẻo tổng hợp. Cho đến trước những năm 80 của thế kỷ trước, khái
niệm polyme vô cơ hãy còn rất mới mẻ và ít được thừa nhận. Bởi lẽ, ngành hóa học cổ
điển không tin là các chất vô cơ có thể polyme hoá được ở nhiệt độ thường, kể cả dưới
các điều kiện áp suất cao. Tuy nhiên, khi đi sâu vào việc phân tích hoá-lý cho thấy quá
trình hút nhau giữa các điện tích trái dấu ở một số vật liệu phù hợp sẽ hình thành nên các
mạch polyme đa phân tử rất dài với bộ xương là các khoáng vật bền vững. Các polyme
thu được có những tính chất hoá học, lý học và cơ học bền vững và có khả năng ứng dụng
trong nhiều lĩnh vực.
Các nghiên cứu về chất kết dính polyme vô cơ và vật liệu polyme vô cơ đã được triển
khai ở một số nước trên thế giới và đã đạt được những thành tựu khả quan. Tuy nhiên,
vấn đề này vẫn còn mới mẻ ở Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực vật liệu xây dựng.
1.1.2.2
Cơ chế polyme hoác các chất vô cơ và cơ sở tạo ra chất kết dính
polyme vô cơ:
Quá trình polyme hoá vô cơ (hay còn gọi là polyme hoá khoáng vật) là phản ứng hoá
học (phản ứng thế) diễn ra rất nhanh trong các môi trường kiềm của các khoáng vật silíc –
nhôm. Kết quả của phản ứng là mạch polyme 3 chiều và cấu trúc chuỗi bao gồm bộ
khung Si-O-Al-O . Thành phần hoá học của polyme vô cơ tương tự như các vật liệu zeolit
tự nhiên, nhưng cấu trúc của chúng lại ở dạng vô định hình. Cho đến nay, cơ chế chính
xác của quá trình ninh kết và rắn chắc của chất kết dính polyme vô cơ vẫn chưa được làm
sáng tỏ. Tuy nhiên, sự hình thành sản phẩm polyme vô cơ có thể được giải thích bằng

công thức sau :

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

2


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

Như vậy hai thành phần chủ yếu để chế tạo chất kết dính polyme vô cơ là các vật liệu
khoáng giàu silíc (Si) và nhôm (Al) và các loại dung dịch kiềm. Các vật liệu khoáng giàu
Si-Al có thể là kaolanh, các loại đất sét, thậm chí các loại chất thải như tro bay nhiệt điện,
muội silíc, xỉ, tro trấu, v.v... Các dung dịch kiềm có thể được sử dụng là hydroxít của
natri hoặc kali. Để đạt hiệu quả polyme hoá cao NaOH hoặc KOH thường được kết hợp
sử dụng với Na2SiO3 hoặc K2SiO3.
Trong quá trình polyme hoá và rắn chắc, chất kết dính polyme vô cơ có tính dính và có
khả năng liên kết các vật liệu chất độn rời rạc thành một khối rắn chắc.
1.1.3

Ưu điểm gạch không nung:
1.1.3.1

Về công nghệ sản xuất:

-

Công nghệ sản xuất gạch không nung đảm bảo phát triển bền vững khác với sản
xuất gạch đất sét nung, sản xuất gạch không nung không sử dụng đất sét dẻo, giảm

thiểu ô nhiễm môi trường, giảm đáng kể lượng nhiên liệu tiêu tốn.

-

Nguồn nguyên liệu đa dạng, phong phú; không sử dụng đất sét dẻo do đó không
xâm hại đến đất nông nghiệp. Để sản xuất có thể sử dụng các loại nguyên liệu khác
nhau, tùy thuộc vào loại vật liệu xây không nung được sản xuất. Sản xuất block bê
tông sử dụng xi măng hoặc vôi làm chất kết dính; cốt liệu rất đa dạng: cát, đá mạt,
phế thải công nghiệp, phế thải phá dỡ các công trình xây dựng, v.v… Đối với bê
tông nhẹ, nguyên liệu để sản xuất là xi măng hoặc vôi, cát, tro- xỉ các nhà máy nhiệt
điện, phế thải các ngành sản xuất khác có hàm lượng ôxít silic cao, phụ gia tạo khí
hoặc tạo bọt. Hiện nay chất tạo khí phải nhập từ nước ngoài, chất tạo bọt trong nước
đáp ứng được một phần, nhập từ nước ngoài một phần. Vôi và cát hoặc phế thải
công nghiệp chứa hàm lượng oxit silic cao được sử dụng để sản xuất gạch silicats,
v.v…

-

Sử dụng phế thải của các ngành sản xuất khác nhau như nhiệt điện, khai khoáng,
luyện kim, v.v… để làm nguyên liệu, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020, các ngành công nghiệp như điện, luyện
kim, khai khoáng, v.v… có tốc độ tăng trưởng nhanh, hàng năm sẽ sản xuất một
khối lượng sản phẩm rất lớn để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội; đồng thời
cũng sinh ra một lượng phế thải lớn (trung bình hàng năm khoảng: 30÷35 triệu tấn
tro-xỉ nhiệt điện, 3÷4 triệu tấn xỉ nhiệt luyện kim, 20÷25 triệu tấn mạt đá, 10÷15
triệu tấn phế thải phá dỡ công trình xây dựng, hàng trăm triệu m 3 phế thải khai thác
than…) không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn phải xây dựng các bãi trữ chiếm
một diện tích đất khá lớn.

-


Tiêu hao nhiên liệu giảm 70÷80% so với sản xuất gạch đất sét nung, do đó giảm
lượng phát thải khí CO2 gây hiệu ứng nhà kính và các khí thải độc hại khác. Sản

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

3


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

xuất vật liệu trực tiếp không sử dụng nhiên liệu, nhưng cần phải tiêu tốn nhiên liệu
cho sản xuất xi măng, nung vôi, cung cấp hơi nước, v.v…; tuy nhiên lương nhiên
liệu này chỉ vào khoảng 10÷20% so với lượng nhiên liệu sản xuất gạch đất sét nung.
Do đó lượng phát thải khí nhà kính và khí thải độc hại giảm đáng kể. Theo tính toán
nếu thay một tỉ viên gạch đất sét nung bằng gạch không nung sẽ giảm 0,45 triệu tấn
khí CO2.

-

Các phế phẩm, phế thải trong quá trình sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung
có thể tái chế làm nguyên liệu cho sản xuất, đây là công nghệ sản xuất gạch. Sử
dụng phế thải cho sản xuất là một đặc tính của công nghệ vật liệu không nung, vì
vậy các phế phẩm, phế thải trong quá trình sản xuất cũng như sử dụng block bê
tông, gạch bê tông nhẹ, vách ngăn thạch cao… đều được tái chế để sản xuất chính
sản phẩm đó. Như vậy công nghệ sản xuất vật liệu không nung là công nghệ không
phế thải.


-

Năng suất cao, tiết kiệm diện tích mặt bằng xây dựng nhà máy. Các cơ sở sản xuất
gạch không nung cần ít diện tích mặt bằng xây dựng nhà máy: diện tích mặt bằng
một nhà máy gạch tuylen công suất 20 triệu viên/ năm yêu cầu 1,5÷2,0 ha, tương
đương 750÷1000 m2/ triệu viên; trong khi đó mặt bằng cho sản xuất gạch không
nung: block bê tong 150÷500 m2/ triệu viên, block bê tông khí chứng áp (AAC)
200÷500 m2/ triệu viên, block bê tông bọt 300÷400 m2/ triệu viên… tùy theo quy
mô công suất của nhà máy.
1.1.3.2

Về sản phẩm:

Có nhiều ưu điểm nổi trội hơn so với gạch đất sét nung:
-

Quy cách, chất lượng sản phẩm đa dạng, đáp ứng được mọi yêu cầu kết cấu của
công trình. Các sản phẩm có thể được sản xuất với hình dạng, kích thước, độ rống,
khối lượng thể tích, cường độ chịu lực, v.v… theo yêu cầu các kết cấu do đó rất
thuận lợi cho việc thiết kế, thi công và tiết kiệm được vật tư.

-

Các loại sản phẩm nhẹ có khối lượng thể tích thấp sẽ giảm tải trọng công trình cho
phép tiết kiệm kết cấu chịu lực. Khối lượng thể tích của gạch đất sét nung khoảng
1400÷1800kg/m3, tùy thuộc vào độ rỗng của gạch, block bê tông cũng có khối
lượng thể tích tương tự, nhưng block bê tông nhẹ có khối lượng thể tích dưới
1000kg/m3, cấu kiện 3D và vách ngăn thạch cao cũng tương tự như vậy. Các vật
liệu nhẹ này rất phù hợp với các công trình cao tầng hoặc các công trình ở các khu
vực nền đất yếu.


-

Vật liệu nhẹ có hệ số dẫn nhiệu thấp, đảm bảo cách nhiệt tốt góp phần tiết kiệm
năng lượng trong quá trình sử dụng công trình. Hệ số dẫn nhiệt của gạch đất sét
nung khoảng 0,81÷1,15W/moK, của bê tông khí và bê tông bọt khoảng
0,11÷0,22W/moK, của cấu kiện 3D khoảng 0,4÷0,5W/moK… Như vậy khả năng
cách nhiệt, bảo ôn của các gạch không nung nhẹ tốt hơn so với gạch đất sét nung
(bê tông khí và bê tông bọt thường được dùng làm vật liệu cách nhiệt). Một số tính
toán cho thấy các công trình sử dụng gạch không nung nhẹ cho phép tiết kiệm
khoảng 20÷30% năng lượng điện để điều hòa nhiệt độ không khí.

-

Có tính năng phòng cháy và chịu nhiệt tốt, đảm bảo an toàn cho con người và công
trình trong quá trình sử dụng. Qua thử nghiệm cho thấy các vật liệu không nung
thuộc loại vật liệu chống cháy theo tiêu chuẩn quốc gia Việt Nam; do đó sẽ đảm bảo
an toàn cho người và công trình trong trường hợp hỏa hoạn xẩy ra. Block bê tông

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

4


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

khí chưng áp (AAC) đạt 240 phút, vách ngăn thạch cao đạt 120 phút chống cháy
theo 2 yếu tố: tính cách nhiệt và tính bền vững.

-

Khả năng cách âm tốt nhờ cấu trúc rỗng, góp phần cải thiện môi trưởng sống, sử
dụng làm vật liệu cách âm cho công trình. Theo kết quả thí nghiệm của tập đoàn
Saint-Gobain, tường gạch đất sét nung dày 110mm đã được trát hai phía có độ cách
âm trung bình 36dB; hệ vách ngăn thạch cao có chiều dày tương đương đạt mức
cách âm 49dB. Block bê tông khí, bê tông bọt đạt độ cách âm 40÷50dB, là vật liệu
cách âm tốt cho các công trình công cộng như bệnh viện, nhà hát, trường học, khách
sạn,v.v…

-

Thi công tiện lợi, năng suất cao, đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, góp phần
thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành xây dựng. Thông thường
sản phẩm được sản xuất với kích thước bằng 3÷5 viên gạch tiêu chuẩn (đối với gạch
block bê tông), bằng 10÷30 viên gạch tiêu chuẩn hoặc tâm panel (đối với bê tông
khí, bê tông bọt); cấu kiện 3D và vách ngăn thạch cao là các tấm panel lớn. Do đó
việc thi công sẽ nhanh hơn, thuận lợi hơn cho việc cơ giới hóa, công nghiệp hóa xây
dựng, một mục tiêu mà hiện nay ngành xây dựng nước ta đang phấn đấu thực hiện.

-

Sản phẩm có kích thước lớn, độ chính xác cao cho phép tiết kiệm vật liệu và nhân
công xây, trát. Nhờ có kích thước lớn, đọ sai lệch về kích thước nhỏ nên số lượng
mạch vữa ít, độ dày mạch vữa và độ dày lớp trát không lớn; do đó lượng vữa xây và
vữa trát khi sử dụng gạch không nung tốn ít hơn so với khi sử dụng gạch đất sét
nung. Đồng thời hao phí lao động cho xây trát cũng ít hơn.

1.2


Tình hình phát triển và nhu cầu sử dụng gạch không nung tại Việt Nam:
1.2.1

Khái quát về tình hình vật liệu xây dựng trong cả nước:

Từ năm 2000 đến nay, đặc biệt trong một số năm gần đây, ngành sản xuất VLXD trong
nước đã được quan tâm đầu tư phát triển. Thị trường VLXD trong thời điểm hiện tại đã
trở thành một thị trường sôi động với đa dạng các chủng loại sản phẩm đáp ứng được cơ
bản về nhu cầu VLXD trong nước, trong đó một số chủng loại đã được xuất khẩu ra thị
trường bên ngoài. Theo thống kê, đến thời điểm năm 2008, đã có trên 100 nước và vùng
lãnh thổ nhập khẩu VLXD của Việt Nam với một số sản phẩm chủ yếu: gạch ốp lát, sứ vệ
sinh, đá ốp lát tự nhiên và nhân tạo .v.v. tuy nhiên số lượng sản phẩm tham gia xuất khẩu
còn hạn chế, kim ngạch xuất khẩu mới chỉ đạt trung bình 200 triệu USD/năm (thời kỳ
2005 - 2008), chiếm một tỉ lệ không cao so với giá trị và năng lực sản xuất VLXD trong
nước.
-

Về công suất: Theo số liêụ thống kê, đến cuối năm 2008 công suất sản xuất một số
chủng loại VLXD trên phạm vi cả nước như sau:
• Xi măng: 50 dây chuyền lò quay, 47 nhà máy xi măng lò đứng với tổng công
suất đạt 57,34 triệu tấn.
• Gạch đất sét nung: tổng công suất đạt trên 20 tỷ viên.
• Tấm lợp amiăng xi măng: tổng công suất đạt trên 100 triệu m2.
• Gạch ốp lát (bao gồm các loại gạch ốp lát ceramic, gạch granit, gạch cotto): tổng
công suất đạt 312 triệu m2.
• Sứ vệ sinh: tổng công suất đạt 9,26 triệu sản phẩm.
• Kính xây dựng: tổng công suất đạt 112,5 triệu m2.
• Đá ốp lát: tổng công suất đạt 6 triệu m2.
- Về sản lượng: Hầu hết các chủng loại VLXD đáp ứng được nhu cầu xây dựng trong
nước; một số chủng loại có năng lực sản xuất lớn có thể huy động để xuất khẩu như:

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335
5


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

gạch ốp lát (dư 30% công suất), sứ vệ sinh (dư 20% công suất) và một số chủng loại
tiềm năng như kính xây dựng, đá ốp lát tự nhiên và nhân tạo... Sản lượng và kim
ngạch xuất khẩu một số loại VLXD trong toàn quốc trong một số năm gần đây xem
bảng 1.1 và bảng 1.2.
Bảng 1.1: Sản lượng một số loại VLXD trong toàn quốc [1].
Chủng loại

Đơn vị

Năm 2005

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Xi măng

triệu tấn

30,8


32,4

36,8

39,6

Vật liệu xây

triệu viên

16.530

18.000

19.820

21.820

Vật liệu lợp

triệu m2

92,22

99,58

101

104


Đá xây dựng

triệu m3

70,8

79

88

96

triệu m

3

66,4

73

80

85

Gạch ốp lát

triệu m

2


170

180

210

220

Sứ vệ sinh

triệu sp

7,25

8,0

8,2

8,3

Kính xây dựng

triệu m2

74,86

77,82

80,75


86,00

Đá ốp lát

triệu m2

3,2

4,5

6,0

6,5

Cát xây dựng

Bảng 1.2: Kim ngạch xuất khẩu một số loại VLXD [1]
Chủng loại

Đơn vị

2005

2006

2007

2008


Gạch ốp lát

triệu USD

48,1

53,51

110,54

110

Sứ vệ sinh



18,1

28,31

38,5

51,3

Kính xây dựng



10


88,52

35,42

14,2

Đá ốp lát



37

60,73

89,15

117

-

Về chất lượng sản phẩm: Nhìn chung các sản phẩm VLXD đa phần được sản xuất
trên các dây chuyền công nghệ tiên tiến, do vậy chất lượng sản phẩm phần lớn đạt
tiêu chuẩn trong nước, một số sản phẩm xuất khẩu đạt tiêu chuẩn châu Âu và quốc
tế. Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn tồn tại một số chủng loại sản phẩm được sản xuất
bằng dây chuyền công nghệ lạc hậu không chỉ không đảm bảo chất lượng sản phẩm
mà còn lãng phí tài nguyên, gây tác động tiêu cực đến môi trường.

Trong một số năm trở lại đây, nền kinh tế quốc dân có những bước tiến vượt bậc, tốc độ
tăng trưởng được duy trì ổn định khoảng 8%/năm (thời kỳ 2005 - 2007), mức sống người
dân tăng trưởng ở mức ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng phát triển các

ngành công nghiệp, dịch vụ kéo theo đó là nhu cầu và thị hiếu sử dụng VLXD cho xây
dựng cơ sở hạ tầng, hệ thống đô thị, nhà ở vv.. thay đổi. Thị hiếu tiêu dùng VLXD của thị
trường không chỉ gói gọn trong các chủng loại VLXD cơ bản như: xi măng, vật liệu xây,
đá, cát, sỏi mà còn mở rộng mạnh mẽ sang lĩnh vực vật liệu trang trí hoàn thiện. Được sự
hậu thuẫn từ cơ chế mở cửa (Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới
WTO, khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN, AFTA...) dưới áp lực về cầu VLXD,
thị trường VLXD trở nên sôi động hơn bao giờ hết với đa dạng các chủng loại được sản
xuất trong cũng như ngoài nước. Tuy nhiên, từ năm 2008 đến nay, dưới tác động của
cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, nền kinh tế nước ta nói chung, ngành sản
xuất VLXD nói riêng đã và đang chịu những tác động nhất định trong sản xuất và kinh
SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

6


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

doanh. Nhìn chung, sản lượng sản xuất và khối lượng tiêu thụ của hầu hết của các đơn vị
sản xuất VLXD đều bị giảm sút do thị trường bất động sản đóng băng, đầu tư xây dựng
giảm sút, phần lớn các công trình xây dựng giãn hoặc ngừng tiến độ thi công tác động
tiêu cực đến nhu cầu sử dụng VLXD. Bên cạnh đó, sự bất ổn về giá của các yếu tố đầu
vào, việc quản lý xuất nhập khẩu VLXD chưa chặt chẽ cũng có những tác động tiêu cực
đến sự phát triển sản xuất, kinh doanh VLXD trong nước.
Theo thống kê đến tháng 2 năm 2009, tình hình sản xuất một số chủng loại VLXD trong
nước như sau:
-

Gạch ốp lát ceramic, granit: trung bình phát huy được 70 - 80% công suất, có đơn vị

chỉ đạt được 56% công suất lắp đặt.
Sứ vệ sinh: phát huy được trung bình 80% công suất. Một số nhà máy như Thanh
Trì - Hà Nội, Việt Trì - Phú Thọ, Bình Dương, Thiên Thanh, Đà Nẵng chỉ đạt được
60% công suất.
Kính xây dựng: Do giảm sút trong tiêu thụ, lượng thành phẩm tồn kho nhiều nên đã
có 3 nhà máy với tổng công suất là 14,5 triệu m 2/năm phải đóng cửa, 01 nhà máy
với công suất 27 triệu m2/năm tạm ngừng sản xuất. Tổng công suất của các nhà máy
đang vận hành là 70,5 triệu m2/năm tương ứng với 62,7% công suất lắp đặt.
1.2.2

Sự phát triển và nhu cầu sử dụng gạch không nung:

Với công nghệ sản xuất gạch đất sét nung truyền thống và hiện đại đã cho thấy những
tác động tiêu cực tới môi trường. Gạch đất sét nung tiêu tốn một lượng đất sét khổng lồ,
đồng thời tiêu tốn một lượng lớn than để nung đốt sản phẩm.
Dự báo với nhu cầu 400 tỉ viên gạch từ nay đến năm 2020, phải tiêu tốn 60 triệu tấn
than. Đi đôi với việc tiêu thụ một lượng than lớn, các lò gạch sẽ thải ra bầu khí quyển
một lượng lớn khí thải độc hại CO 2, SO2 ảnh hưởng đến môi trường sống, sức khoẻ con
người, làm gia tăng nguy cơ phá hủy tầng ô-zôn.
Xuất phát từ những bất cập trên, đồng thời để đáp ứng nhu cầu vật liệu xây ngày một
lớn, hạn chế sử dụng ruộng đất canh tác, giảm lượng tiêu thụ than, bảo vệ môi trường,
an sinh xã hội, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 121/2008/QĐ-TTg ngày
29/8/2008 về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành vật liệu xây dựng ở Việt Nam
đến năm 2020 với định hướng đến năm 2015 tỷ lệ gạch không nung chiếm 20 – 25% và
năm 2020 là 30% - 40% tổng số vật liệu xây trong nước. Theo đó, từ năm 2011, các
công trình nhà từ 9 tầng trở lên sẽ sử dụng tối thiểu 30% vật liệu xây dựng không nung
loại nhẹ có lượng thể tích không lớn hơn 1000 kg mỗi m3 trong tổng số vật liệu xây. Ba
chủng loại vật liệu xây dựng không nung được dùng là gạch xi măng-cốt liệu, gạch nhẹ
và các loại gạch khác. Đây là một yêu cầu rất lớn đòi hỏi sự tập trung của toàn xã hội,
đặc biệt là những tổng công ty đi đầu trong lĩnh vực vật liệu.

Nước ta đang trong quá trình đô thị hoá với tốc độ xây dựng cao và được đánh giá là
vẫn đang trong giai đoạn đầu của thời kỳ tăng trưởng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao cùng tốc độ đô thị hoá nhanh, nhu cầu về không gian xây dựng đô thị sẽ ngày một
lớn và khiến cho nhu cầu về gạch xây dựng nói chung, gạch không nung nói riêng gia
tăng theo. Theo Bộ xây dựng, dự kiến năm 2010, cả nước cần 25 tỷ viên gach, 2015 là
32 tỷ viên và năm 2010 là 40 tỷ viên. Theo quy định của Chính phủ, đến năm 2010, các
lò gạch thủ công trên cả nước phải ngừng hoạt động, cả nước sẽ thiếu hụt khoảng 12,6
tỷ viên gạch quy tiêu chuẩn, đây chính là cơ hội để vật liệu không nung phát triển.
Theo số liệu điều tra và ước tính của Viện vật liệu xây dựng – Bộ Xây dựng, đến năm
2010, nhu cầu vật liệu không nung của cả nước là 2,19 tỷ viên gạch không nung, năm
SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

7


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

2015 là 7,128 tỷ viên và năm 2020 là 13,92 tỷ viên, trong khi tổng sản lượng vật liệu
không nung của cả nước mới chỉ dừng lại ở con số 1,599 tỷ viên, trong đó gạch bê tông
từ xi măng – đá mạt chiếm tỉ lệ 75-80%, đá chẻ tỉ lệ 16-18%. Sản phẩm gạch nhẹ không
đáng kể chỉ chiếm tỉ lệ 1-2%.
Trong thời gian một vài năm gần đây đã xuất hiện một số công trình, chủ yếu ở phía
Nam, đã sử dụng các sản phẩm bê tông khí nhập ngoại làm vật liệu xây dựng. Các công
trình này thường sử dụng vốn nước ngoài hoặc sử dụng thiết kế của nước ngoài. Mặc dù
chưa có số liệu thống kê cụ thể về sản lượng gạch bê tông khí tiêu thụ trong nước song
có thể thấy số lượng công trình sử dụng vật liệu bê tông khí gia tăng đáng kể.
Hàng năm, khoảng 15-20 triệu tấn phế thải công nghiệp (tro xỉ nhiệt điện, xỉ lò cao...)
sẽ được sử dụng để sản xuất vật liệu xây dựng không nung. Việc sử dụng vật liệu xây

không nung để thay thế gạch đất sét nung có tác dụng tiết kiệm đất nông nghiệp, nhiên
liệu than giảm thiểu khí phát thải gây ô nhiễm môi trường. Các dự án chế tạo thiết bị
sản xuất vật liệu xây không nung sẽ được ưu đãi về thuế.

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

8


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

CHƯƠNG 2: LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG NHÀ MÁY
Địa điểm xây dựng nhà máy cần thoả mãn các yêu cầu sau :
-

Gần nguồn cung cấp nguyên liệu.
Vận chuyển nguồn nguyên vật liệu và sản phẩm dễ dàng.
Đảm bảo vệ sinh môi trường, không gây ô nhiễm và tiếng ồn.
Chi phí xây dựng thấp.
Nguồn nhân lực dồi dào
Điều kiện khí hậu thuỷ văn thuận lợi cho việc hoạt động của nhà máy

Nhà máy được chọn đặt ở tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, cụ thể là tại khu công nghiệp Phú Mỹ
II có diện tích 602.6 ha thuộc xã Phước Hoà - Huyện Tân Thành - Tỉnh Bà Rịa Vũng
Tàu. KCN nằm ở vị trí đầu mối giao thông quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía
nam (VKTTĐPN), thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa Vũng Tàu - Bình Dương,
cách trung tâm thành phố Biên Hoà khoảng 70 km theo Quốc lộ 51, cách trung tâm TP.
Vũng Tàu 30km, cách thành phố Hồ Chí Minh 90km. Hiện tại đang chuẩn bị đầu tư xây

dựng dự án đường cao tốc thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đây là
tuyến giao thông quan trọng nối liền vùng tam giác kinh tế Vũng Tàu - Đồng Nai - Thành
Phố Hồ Chí Minh. Với vị trí như vậy KCN Phú Mỹ II mở rộng rất thuận lợi về giao thông
đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không.
2.1

Khái quát về tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu[2]:

2.1.1 Điều kiện tự nhiên:
2.1.1.1 Vị trí địa lý:
Bà Rịa Vũng Tàu là một tỉnh ven biển thuộc vùng Đông Nam Bộ, tiếp giáp tỉnh Đồng
Nai ở phía bắc, Thành Phố Hồ Chí Minh ở phía tây, tỉnh Bình Thuận ở phía đông, còn
phía nam giáp Biển Đông.
Vị trí này rất đặc biệt, đây chính là cửa ngõ hướng ra biển Đông của các tỉnh trong khu
vực miền Đông Nam Bộ. Vị trí này cho phép tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiềm
năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng
biển và vận tải biển, khai thác và chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tấm
biển. Ở vị trí này, Bà Rịa - Vũng Tàu có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông
đường bộ, đường không, đường thủy, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các
nơi trong nước và thế giới.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1 . 975 , 14 km2. Dân số tại thời điểm điều tra năm 2000
là 821.000 người, mật độ dân số 416 người/km2. Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 7 đơn vi
hành chính, gồm: Thành phố Vũng Tàu, Thị xă Bà Rịa, các huyện: Long Điền, Đất Đỏ ,
Tân Thành, Châu Đức, Xuyên Mộc và Côn Đảo.
Địa hình của tỉnh bao gồm núi, đồi, đồng bằng nhỏ và các đồi cát, dải cát chạy vòng
theo bờ biển. Đất Châu Thành là vùng phù sa cũ, ít dốc. Các huyện Long Điền, Đất Đỏ,
Xuyên Mộc là vùng đồng bằng và đồi, núi ven biển.
2.1.1.2 Khí hậu:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; một năm chia hai mùa rõ
rệt. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, thời gian này có gió mùa Tây Nam. Mùa khô

bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thời gian này có gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 27 độ C, tháng thấp nhất khoảng 24,8 độ C, tháng cao nhất khoảng

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

9


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

28,6 độ C. Số giờ nắng rất cao, trung bình hàng năm khoảng 2400 giờ. Lượng mưa trung
bình 1500 ẩm. Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng ít có bão.
2.1.1.3 Giao thông:
Bà Rịa – Vũng Tàu có quốc lộ 56 đi Đồng Nai, quốc lộ 55 đi Bình Thuận, quốc lộ 51 đi
huyện Cần Giờ (Tp. Hồ Chí Minh). Vũng Tàu cách Tp. Hồ Chí Minh 129km, cách Biên
Hòa (Đồng Nai) 95km, cách Nha Trang (Khánh Hòa) 513km.
Từ Tp.Hồ Chí Minh đến Vũng Tàu có 6 tuyến xe chất lượng cao xuất phát trước chợ
Bến Thành, 30 phút có một tuyến, thời gian chạy từ 2 đến 3 giờ. Xe khách đi từ bến xe
Miền Đông, thời gian từ 3 đến 4 giờ. Ngoài ra còn có tàu cánh ngầm Tp.Hồ Chí Minh –
cảng Cầu Đá (Vũng Tàu), 30 phút một chuyến, chạy mất 1h15 phút.

2.1.1.4 Bà Rịa Vũng Tàu ngày nay:
Bà Rịa - Vũng Tàu rất thuận lợi cho việc phát triển một số ngành công nghiệp quan
trọng. Ven biển có nhiều vùng nước sâu, cửa sông, cảnh quan thiên nhiên, băi tắm đẹp,
khí hậu ôn ḥa thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống cảng biển, cảng sông, phát triển các
mặt hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch. mở mang giao lưu kinh tế, văn hóa với nhiều
vùng trong nước và quốc tế. Sau ngày giải phóng, tiềm năng trên vùng đất này ngày càng
được khai thác, tái tạo, phát huy có hiệu quả, đồng thời cũng tạo ra những tiềm năng mới

cho sự phát triển của Bà Rịa- Vũng Tàu.
Nền kinh tế Bà Rịa - Vũng Tàu đă có sự chuyển biến lớn và đang trên đà phát triển với
nhịp độ tăng trưởng kinh tế khá cao theo cơ cấu kinh tế: công nghiệp - dịch vụ - nông
nghiệp, trong đó có 80,7% là công nghiệp xây dựng - 18,2% là dịch vụ du lịch, 6,3%
nông nghiệp, được xác định là một tỉnh nằm trong vùng kinh tế động lực phía Nam của
đất nước.
Đáng chú ý là ngành công nghiệp dầu khí - ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước ngày
càng phát triển với quy mô lớn. Đến nay trên 50 triệu tấn dầu và hàng trăm triệu m3 khí
đă được khai thác, sử dụng, góp phần quan trọng vào việc ổn định phát triển kinh tế - xă
hội của đất nước trong những năm vừa qua. Ngoài dầu khí, một số ngành, lĩnh vực công
SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

10


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

nghiệp khác cũng có bước phát triển mạnh, nhất là công nghiệp điện, nước, sản xuất vật
liệu xây dựng, chế biến nông, hải sản.
Kinh tế du lịch phát triển nhanh, hàng chục khách sạn, biệt thự, văn phòng làm việc,
nhà ở cho thuê, nhà nghỉ dưỡng hiện đại đă được xây dựng và nhiều tuyến, điểm du lịch
mới được mở thêm, thu hút hàng triệu lượt du khách mỗi năm, là một trong những trung
tâm du lịch lớn của khu vực và cả nước.
Nhiều vùng đất đă được khai hoang, phục hóa, hàng năm hàng ngàn hecta chuyên canh
cây cao su, cà phê, hồ tiêu, cây ăn quả, đất rừng, mặt nước nuôi trồng thủy sản đă được
quy hoạch phát triển. Ngày nay toàn tỉnh đă có gần 4.000 tàu ghe cá, sản lượng đánh bắt
đạt bình quân trên 100.000 tấn mỗi năm, là một trong các địa phương có sản lượng hải
sản cao trong cả nước.

Ngoài ra, tỉnh đă và đang tích cực triển khai thực hiện các chương tŕnh, tiếp tục phát
triển kết cấu hạ tầng kinh tế xă hội; phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, hải sản; phát
triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Hiện nay tỉnh đă hoàn thành 9 khu công
nghiệp, bao gồm: Khu công nghiệp Mỹ Xuân, Phú Mỹ 1, Phú Mỹ 2, Ngăi Giao, Long
Sơn, Long Hương, Đông Xuyên, Bắc Vũng Tàu, Phước Thắng. Các khu công nghiệp này
đã được chính phủ quy hoạch để triển khai đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật cơ bản
(như san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, điện lực, cấp thoát nước, v.v.). Hiện tại các
khu công nghiệp trên có các nhà máy thép, năng lượng tập trung nhiều nhất nước.
Về đời sống văn hóa Bà Rịa - Vũng Tàu đă có một bộ mặt mới, hầu hết các xă đều có
nhà văn hóa, tụ điểm sinh hoạt văn hóa với nội dung sinh hoạt ngày càng được cải tiến và
đi vào chiều sâu, chất lượng hoạt động được nâng lên.
Về giáo dục, căn bản đă hoàn thành phổ cập tiểu học, đang triển khai công tác phổ cập
trung học, nhiều trường dân lập được đưa vào sử dụng. Đây là nét mới trong việc thực
hiện chủ trương xă hội hóa giáo dục.
Với những thành quả đă đạt được trong 25 năm vừa qua, Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp
tục phát huy mọi tiềm năng nội lực sẵn có để phát triển, xứng đáng là một tỉnh nằm trong
vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
2.1.2 Tiềm năng phát triển:
Trước hết phải nói về tiềm năng dầu khí. Trên thềm lục địa Đông Nam Bộ tỉ lệ các
mũi khoan thăm dò, tìm kiếm gặp dầu khí khá cao, tại đây đã phát hiện các mỏ dầu có giá
trị thương mại lớn như: Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông ... Trữ lượng công nghiệp
của các mỏ này cho phép khai thác 20 triệu tấn dầu mỗi năm. Khí đồng hành và khí thiên
nhiên cũng có trữ lượng lớn (khoảng 300 tỉ m3) cho phép mỗi năm khai thác 6 tỉ m3.
Riêng khu vực lòng chảo Côn Sơn đã phát hiện hai mỏ khí thiên nhiên Lan Tây - Lan Đỏ
trữ lượng 58 tỉ m3, mỗi năm có thể khai thác 1-3 tỉ m3.
Tiềm năng về khai thác và chế biến hải sản là rất lớn. Theo số liệu của ngành Thủy
sản, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn lợi rất đa dạng gồm 660 loài cá, 35 loài tôm,
23 loài mực, cho phép mỗi năm khai thác 200.000 tấn. Sản lượng đánh bất năm 2002 là
160.465 tấn hải sản các loại, trong đó hàng chục nghìn tấn có giá trị chế biến để xuất
khẩu. Vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu cường độ gió không cao, ít bão, có nhiều cửa lạch

cho tàu thuyền neo đậu nên hoạt động khai thác hải sản gặp rất nhiều thuận lợi. Tỉnh còn
có 5.700 ha mặt nước có thể phát triển việc nuôi trồng các loài thủy hải sản, trong đó đặc
biệt là nuôi tôm - một mặt hàng có giá trị kinh tế cao.
Nghề Nghề khai thác kéo theo nghề chế biến hải sản phát triển. Đó là nghề truyền thống
với nhiều thành phần kinh tế tham gia ở nhiều qui mô khác nhau. Năm 2002, riêng về
SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

11


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

hàng hải sản xuất khẩu, tổng khối lượng chế biến là 46.848 tấn, giá trị xuất khẩu đạt 85
triệu USD. Ngoài ra là một khối lượng rất lớn khoảng 9 triệu lít nước mắm, 20.000 tấn
bột cá, 6.000 tấn cá khô phục vụ thị trường nội địa.
Tiềm năng về cảng biển là lợi thế vô cùng to lớn của Bà Rịa - Vũng Tàu. Dự trữ công
suất cảng biển của Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đạt tới 80 triệu tấn hàng hoá luân chuyển
mỗi năm. Sông Thị Vải chảy qua tỉnh với chiều dài 25 km, chiều rộng trung bình 600 800 mét, sâu từ 10 - 20 mét cho phép xây dựng một hệ thống cảng công suất từ 18 - 21
triệu tấn hàng hóa/năm và tàu trọng tải lớn từ 40-60 nghìn tấn ra vào dễ dàng. Tại đây
hiện đã có Cảng Baria - Serese dài 132 mét, công suất 1,2 triệu tấn/năm đang hoạt động.
Khu vực Sao Mai - Bến Đình thuộc Thành phố Vũng Tàu có khả năng xây dựng cảng
nước sâu cho tàu trọng tải trên 100.000 tấn ra vào được với tổng công suất 50 triệu tấn
hàng hóa luân chuyển hàng năm. Côn Đảo có vịnh Bến Đầm rộng trung bình 1,6 km, dài
4 km, sâu từ 6 - 18 mét, kín gió; tại đây đã xây dựng và đưa vào sử dụng Cảng Bến Đầm
có chiều dài cầu cảng 336 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tấn. Tại Vũng
Tàu trên sông Dinh phần chảy qua thành phố dài 10 km hiện đã đầu tư và khai thác một
loạt cảng đang khai thác, tàu 10 nghìn tấn ra vào được như Cảng Dịch vụ dầu khí, Cảng
cá, Cảng dầu, Cảng thương mại...

Bà Rịa - Vũng Tàu là một trung tâm du lịch lớn của cả nước. Tỉnh có khoảng 150 km
bờ biển có bãi tấm đẹp, bãi cát dài thoai thoải, nước trong và sạch quanh năm như :Bãi
Trước, Bãi Sau, Bãi Dâu, Bãi Dứa (Vũng Tàu), Long Hải (Long Đất), Hồ Cốc, Hồ Tràm
(Xuyên Mộc), và dải bờ biển Côn Đảo. Gắn liền với các bãi tắm biển là các khu rừng
nguyên sinh nh Bình Châu - Phước Bửu diện tích 11.293 ha với suối nước khoáng nóng
Bình Châu,Vườn Quốc gia Côn Đảo 6.043 ha với hệ động thực vật phong phú. Đặc biệt ở
đây có di tích hệ thống nhà tù Côn Đảo. Điều kiện thiên nhiên lý tưởng và hệ thống
phong phú các di tích lịch sử cách mạng và văn hóa, các danh lam thắng cảnh là những
nguồn tài nguyên du lịch mà Bà Rịa - Vũng Tàu đang khai thác.
Do có tiềm năng lớn về dầu khí, cảng biển, có trung tâm điện năng lớn nhất cả nước là
Phú Mỹ và nhiều điều kiện thuận lợi khác nên Bà Rịa - Vũng Tàu có khả năng thu hút
đầu tư phát triển các khu công nghiệp. Tỉnh đã và đang huy động các nguồn vốn để
đầu tư hạ tầng kỹ thuật 7 khu công nghiệp (KCN) đã được Thủ tướng phê duyệt quy
hoạch và cho phép thành lập, bao gồm: KCN Đông Xuyên 160,8 ha, KCN Phú Mỹ (I)
954,4 ha, KCN Mỹ Xuân (A) 122,6 ha, KCN Mỹ Xuân A (mở rộng) 146,6 ha, KCN Mỹ
Xuân (Bi) 222,8 ha, KCN Mỹ Xuân (A2) 312,8 ha, KCN Cái Mép 670 ha. Đến nay, tại
các KCN này đã có 89 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký gần 3 tỉ USD.
Về tài nguyên đất đai, tỉnh có 9 trong tổng số 12 nhóm đất của cả nước, trong đó nhóm
đất đỏ bazan có diện tích lớn gần 64.000 ha, bằng 34,3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh và
chiếm 9,8% quỹ đất đỏ bazan của toàn vùng miền Đông Nam Bộ. Đất đỏ bazan rất thích
hợp với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày như cao su, cà phê, tiêu, điều, và
cáy ăn trái Toàn tỉnh có khoảng 19.150 ha cao su, 12.000 ha cà phê, 12.360 ha điều, 2.400
ha tiêu, 7.800 ha cây ăn trái....
2.1.3 Thành tựu kinh tế:
2.1.3.1 Công nghiệp:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện có 7 khu công nghiệp (KCN) gồm: Đông Xuyên, Phú Mỹ
I, Mỹ Xuân A, Mỹ Xuân A mở rộng, Mỹ Xuân A 2, Mỹ Xuân B1, Cái Mép. 7 KCN này
đã được Chính phủ phê duyệt quy hoạch, triển khai đấu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng
kỹ thuật cơ bản (san lấp mặt bằng, làm đường giao thông, điện lực, cấp thoát nước, hạng
mục hỗ trợ...v.v...) ...đồng thời đã và đang tiến hành thủ tục cho thuê đất, giao đất đối với

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

12


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

các dự án đã được cấp giấy phép đấu tư gồm: KCN Phú Mỹ I diện tích quy hoạch hơn
954,4ha, diện tích đất thương phẩm 651ha ; KCN Đông Xuyên diện tích quy hoạch
160,8ha, đất thương phẩm l04,3ha; KCN Mỹ Xuân A diện tích quy hoạch 122,6 ha, đất
thương phẩm 75,2 ha ; KCN Mỹ Xuân A2 diện tích quy hoạch 312,8 ha, đất thương phẩm
222,9 ha ; KCN Mỹ Xuân B1 diện tích quy hoạch 222,8ha, đất thương phẩm 140ha; KCN
Cái Mép diện tích quy hoạch 670ha, Mỹ Xuân A mở rộng 146,6ha
So với các KCN của những địa phương khác trong khu vực, các KCN Bà Rịa - Vũng
Tàu có nhiều lợi thế so sánh về các điều kiện thu hút nhà đấu tư như: Nằm cạnh trung tâm
công nghiệp lớn TP.Hồ Chí Minh (cách hơn 100km); hệ thống giao thông đường bộ,
đường thủy thuận tiện, trong đó dòng sông Thị Vải có chiều dài hơn 10km, nhiều bến
cảng được thành lập ven sông có khả năng tiếp nhận tàu hàng tải trọng đến 6 vạn tấn.
Nguồn năng lượng cung ứng cho hoạt động các cơ sở sản xuất trong KCN dồi dào, chủ
yếu là nguồn nhiệt điện của các nhà máy điện Phú Mỹ I, II, Bà Rịa, sắp tới có thêm nhà
máy điện Phú Mỹ III và Wartshila đang được xây dựng với tổng công suất hàng ngàn
MW; hệ thống đường ống dẫn khí đồng hành từ mỏ Bạch Hổ về đất liền với sản lượng
1,5 tỷ m3/năm, hệ thống đường dẫn khí đất dự án Nam Côn Sơn đã khởi động thực hiện
giai đoạn I với công suất 3 tỷ m3/năm, khi hoàn thành sẽ đạt sản lượng đến 7 tỷ m3/năm.
Mạng lưới dịch vụ phục vụ phát triển công nghiệp khá đồng bộ. Nguồn nhân lực đã và
đang được đào tạo có khả năng đáp ứng nhu cầu lao động của nhiều ngành sản xuất...
Với những lợi thế so sánh như trên, các KCN trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay
đã thu hút tổng vốn đăng ký đấu tư khá lớn so với các KCN trong khu vực. Tính đến đầu

quý II năm 2003, đã có 89 dự án đấu tư được cấp phép đầu tư vào các KCN với tổng vốn
đăng ký gần 3 tỷ USD, tổng diện tích đất đã giao và cho thuê hơn 600ha (diện tích lấp
đầy). Trong tổng số 89 dự án được cấp phép đấu tư vào các KCN, nhiều dự án có vốn đấu
tư lớn, đến nay đã hoàn thành đầu tư 100% vốn đăng ký và trong thời gian ngắn đi vào
hoạt động có hiệu quả, đạt tỷ suất lợi nhuận cao, thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách nhà
nước khá tốt như: Nhà máy thép VinaKyoei vốn đầu tư 69.594.000, Công ty liên doanh
Phân bón Baconco vốn đầu tư 10.500.000 USD, Trạm phân phối khí mỏ Bạch Hổ vốn
đầu tư 23.520.786 USD, các Nhà máy điện Phú Mỹ I và Phú Mỹ II (thuộc Tổng công ty
điện lực Việt Nam) vốn đầu tư 662.800.000 USD….vv…Đã có 4.453 lao động đâng làm
việc tại các KCN trên địa bàn
Để phát huy hơn nữa lợi thế thu hút các dự án đầu tư vào các KCN trên địa bàn, tỉnh đã
và đang triển khai các giải pháp: Thực hiện tốt chính sách ưu đãi đầu tư của Nhà nước
gắn liền với chủ trương khuyến khích đầu tư của địa phương được phân cấp theo thẩm
quyền; phát triển hệ thống đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực kỹ thuật bậc cao; tiếp tục
hoàn thịên hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng các KCN để hạ giá thành cho thuê đất từ 1,5
USD/m2/năm giảm xuống còn 0,8 – 1USD/m2/năm; cải tiến theo hướng đơn giản hoá và
thực hiện nhanh chóng các thủ tục hành chính về cấp phép đầu tư vào KCN…
Các KCN được đầu tư xây dựng liên hoàn, hỗ trợ lẫn nhau, nâng cao lợi thế so sánh, thu
hút ngày càng nhiều dự án đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên động lực trung tâm phát
triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Năng lượng:
Điện năng: Với lợi thế có nguồn khí đất trong tương lai Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở
thành trung tâm năng lượng lớn nhất của cả nước. Hiện nay trên địa bàn Tỉnh đã có 2 nhà
máy Điện đang hoạt động, Nhà máy điện Bà Rịa với 08 tổ máy và 01 duỗi hơi, có tổng
công suất 327,8 MW, Nhà máy điện Phú Mỹ 2 - 1 với 04 tổ máy, có tổng công suất 568
MW. Đang tiến hành đầu tư, nhà máy điện Phú Mỹ 1 công suất 1090 MW, nhà máy điện
SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

13



Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

Warsila công suất 120 MW, nhà máy điện Kidwel công suất 40 MW, đuôi hơi nhà máy
Điện Bà Rịa 306 - 2 công suất 56 MW. Sắp tới sẽ tiến hành đầu tư nhà máy điện Phú Mỹ
3 công suất 720 MW, nhà máy điện Phú Mỹ 2-2 công suất 720 MW. Khi đã hoàn thành
việc đầu tư các nhà máy điện sẽ có tổng công suất khoảng 3642 MW. Có 5 trạm biến điện
trung gian, trong đó trạm biến điện Vũng Tàu 110/15 KV có 3 máy dung lượng 106,2
MVA với 11 lô ra cung cấp điện cho toàn bộ Thành phố Vũng Tàu và một phần cho Thị
xã Bà Rịa và một phần cho huyện Long Đất, trạm biến điện Bà Rịa 35/15 KV có hai máy
dung lượng 12,6 MVA với 2 lộ ra cung cấp điện cho Thị xã Bà Rịa và huyện Châu Đức.
Trạm biến điện đất đỏ 35/15 KV có một máy 4 MVA với 1 lô ra cung cấp điện cho
Huyện Long Đất.
Trạm biến điện Xuyên Mộc 35/15 KV có 1 máy 4 MVA với 2 lộ ra cung cấp điện cho
một phần huyện Xuyên Mộc và một phần huyện Châu Đức. Về lưới phân phối có 2
đường dây 220 KV và 1 đường dây 100 KV đi từ nhà máy điện Bà Rịa và Phú Mỹ về
Long Bình, sắp tới sẽ đầu tư đường dây 500 KV Phú Mỹ - Nhà Bè - Phú Lâm. Lưới điện
35 KV và 8,6 KV dài 47,0 KM, lưới điện 22 KV dài 74,5 Km lưới điện 15 KV và 8,6 KV
dài 575 km, lưới hạ thế dài 658 km. Tổng cộng có 1639 trạm biến áp hạ thế với 2380
máy, tổng dung lượng 218.046 KVA.
Hệ thống nguồn và lưới điện nêu trên vẫn đang được tiếp tục đầu tư mở rộng, hiện đại
hóa đủ sức đáp ứng nhu cầu về điện năng của nhà đầu tư đến Tỉnh. Thực tế năm 1999 đã
cung cấp 309 triệu KWH, dự kiến năm 2000 sẽ cung cấp khoảng 350 triệu KWH điện
thương phẩm cho các nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt.
Khí đốt: Hiện tại có một đường ống dẫn khí đốt đồng hành từ Mỏ Bạch Hổ về đất liền,
cung cấp cho Nhà máy điện Bà Rịa, nhà máy điện Phú Mỹ, nhà máy khí hóa lỏng Dinh
Cố với sản lượng khoảng 1,4 - 1,5 tỷ m3/năm. Đang chuẩn bị đầu tư đường ống dẫn khí
Nam Côn Sơn công suất 5 - 6,0 tỷ m3/ năm, vận hành giai đoạn đầu 3,0 - 4,0 tỷ m3/ năm,

với hai đường ống khí đất nêu trên đủ sức đáp ứng cho các nhu cầu sản xuất công nghiệp
có sử dụng khí đất làm nhiên liệu, nguyên liệu. Khí đốt là một lợi thế tuyệt vời của Tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu mà hiện nay các Tỉnh khác chưa có được. Trữ lượng khí đốt dồi dào
lại các mỏ khí ngoài khơi đã cho phép Việt Nam xây dựng một trung tâm năng lượng có
tầm cỡ ở Đông Nam Á tại Phú Mỹ huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Chiến lược
phát triển trung tâm năng lượng này được bắt đầu thực hiện từ năm 1996 với dự án Nhà
máy điện Phú Mỹ 2.1 công suất 300 MW được hoàn thành vào năm 1997. Tổng công
suất 3.600 MW, chiếm 40% năng lực nguồn điện của cả nước. Tiếp theo đó Nhà máy
điện Phú Mỹ 2.1 mở rộng với công suất 288 MW hòa lưới điện quốc gia vào năm 1998.
Sau thời gian khẩn trương thi công với hơn 5000 công nhân có mặt tại hiện trường,
Nhà máy điện Phú Mỹ 1 đã được hoàn thành. Đây là nhà máy bao gồm 3 tổ máy Turbine
khí với công suất của mỗi tổ máy là 240 MW, trong giai đoạn 1 các tổ máy Turbine khí
được lắp đặt và đưa vào vận hành vào cuối năm 2000. Sau khi hoàn thành tất cả các lổ
máy, Nhà máy điện Phú Mỹ 1 sẽ có công suất 1.100 MW. Có thể nói đây là nhà máy
nhiệt điện có công suất lớn nhất ở Việt Nam được lắp đặt các thiết bị thuộc thế hệ công
nghệ hiện đại nhất trên thế giới (các thiết bị đều được nhập từ Mỹ và các nước châu Âu).
Với tổng số vốn đầu tư 530 triệu USD, Nhà máy điện Phú Mỹ 1 được thi công dưới sự
giám sát của nhà thầu chính Mitsubishi (Nhật Bản). Cả 3 nhà máy điện nói trên Công ty
lắp máy 45-1 được các nhà thầu chính giao toàn bộ lắp đặt thiết bị.
Hiện nay tại đây, các dự án Nhà máy điện Warsila công suất 120 MW, Nhà máy điện
Kidwel công suất 40 MW, đuôi hơi 2.I; đuôi hơi 2.1 mở rộng (150 MW) Nhà máy điện

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

14


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG


Phú Mỹ 2.2 (670 MW) dự kiến B.O.T cũng đã và đang được triển khai với quy mô một tổ
hợp nhiệt điện liên hoàn.
Cụm nhà máy nhiệt điện Phú Mỹ nằm trong chiến lược phát triển nguồn điện của quốc
gia, đón đầu sự gia tăng về nhu cầu sử dụng điện của cả nước vào những thập kỷ đầu của
thế kỷ 21. Theo tính toán của các nhà chuyên môn, vào những năm 2006 - 2007 nhu cầu
sử dụng điện sẽ tăng gấp đôi hiện nay. Vào thời điểm đó, các dự án nhiệt điện Phú Mỹ
cũng đã hoàn thành và hòa vào lưới điện quốc gia khoảng 3.600 MW, chiếm 40% tổng
công suất của nguồn điện cả nước, Phú Mỹ trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất Việt
Nam. Việc xây dựng và phát triển các dự án điện Phú Mỹ cũng là chiến lược đón đầu sự
hoạt động của dự án khí Nam Côn Sơn và các mỏ khí khác ngoài khơi Bà Rịa Vũng Tàu.
2.1.3.2 Thương mại – xuất nhập khẩu:
Bà Rịa - Vũng Tàu là một đầu mối giao lưu thương mại trong nước và quốc tế 10 năm
qua, hoạt động xuất nhập khẩu đã có bước phát triển khá; một số mặt hàng xuất khẩu của
tỉnh đã khẳng định được vị trí của mình trên thị trường quốc tế.
Tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh 10 năm thực hiện đạt 13.968,4 triệu USD, tốc độ
tăng bình quân hàng năm 33,33%. Về phía địa phương thực hiện 739,9 triệu USD. Giá trị
nhập khẩu tính từ 1996 đến 2000 đạt 1471,82 triệu USD, nhịp độ tăng bình quân hơn
20%.
Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu của địa phương được cải thiện theo sự chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, tăng các mặt hàng công nghiệp, giảm dần tỉ trọng xuất khẩu hàng thô, hàng
sơ chế. Nhóm hàng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và nhóm hàng hải sản tăng; riêng
hàng nông sản giảm, cụ thể như: Hàng công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp năm 1991
chiếm 25,43% đến năm 2000 là 59,12%; hàng hải sản năm 1991 là 14% đến năm 2000
đạt 34,35%; hàng nông sản từ 49,43% năm 1991đến năm2000 còn 6,35%. Tỉ trọng các
mặt hàng đã qua chế biến năm 1991 chỉ chiếm 31,48% thì nay là 66%. Chất lượng hàng
xuất khẩu ngày càng được nâng cao, một số mặt hàng như: hải sản, may mặc, giày da...đã
có sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế, trong đó mặt hàng hải sản đã được thừa nhận
chất lượng quốc tế (cấp Code đi châu Âu) .
Đến nay, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quan hệ thương mại với 22 nước trong hoạt động

xuất nhập khẩu. Ngoài thị trường châu Á, châu Âu, hàng hóa của tỉnh đã thâm nhập vào
một số thị trường mới như châu Mỹ, châu Úc, châu Phi. Tỉ trọng xuất khẩu vào châu Âu
tăng tương đối khá (22,03% ở năm 2000) xuất khẩu vào thị trường các nước Úc, Mỹ,
Canada đã tăng từ 3,17% năm 1996 lên 5,94% năm 2000.
Để đưa hoạt động xuất nhập khẩu trở thành đòn bẩy thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh với tốc độ cao, ngành thương mại tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ nhằm tăng
năng suất, giảm chi phí, hạ giá thành phẩm. Hướng mạnh tới các thị trường tiêu thụ trực
tiếp, có khối lượng hàng hóa lớn như Nhật Bản, EU, Mỹ..., giảm dần các thị trường trung
gian, từng bước khôi phục các thị trường truyền thống như Nga, SNG, Đông âu; tăng dần
tỉ trọng hàng xuất khẩu qua chế biến bằng cách đầu tư chế biến sâu các mặt hàng nông hải sản. Hiện nay, tỉnh đang triển khai đề tài “áp dụng tiêu chuẩn HACCP trong sản xuất
thủy sản xuất khẩu” nhằm đáp ứng yêu cầu an toàn về thực phẩm tại các thị trường Mỹ và
EU; hỗ trợ doanh nghiệp tìm cách mở rộng thị trường và quy mô xuất khẩu bằng cách cho
doanh nghiệp vay vốn lưu động, tín dụng cho vay ưu đãi để doanh nghiệp đủ vốn nâng
cấp cơ sở chế biến nhằm nâng cao chất lượng và hạ giá thành, tăng tỉ trọng hàng chế biến
sâu trong cơ cấu hàng xuất khẩu…
SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

15


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

2.1.6.3 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật khá tốt, cơ bản đáp ứng
được nhu cầu về giao thông vận tải, cung cấp điện, nước, thông tin liên lạc, gas ... cho sản
xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Hệ thống này vẫn đang được tiếp tục đầu tư
theo
hướng

mở
rộng
hơn,
hiện
đại,
đồng
bộ
hơn.
Mạng lưới đường bộ hiện có: Đã nối liền Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với các Tỉnh bạn và
cả nước bằng ba đường quốc lộ 51, 56, 55 qua ba hướng Long Thành, Long Khánh (Đồng
Nai) và Hàm Tân (Bình Thuận). Đặc biệt đường Quốc lộ 51 vừa được nâng cấp từ hai làn
xe lên bốn làn xe đi lại rất thuận tiện, nhanh chóng. Từ Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí
Minh chỉ mất khoảng 2 - 2,5 giờ xe ôtô chạy. Ở trong Tỉnh đã có đường ôtô tráng nhựa đi
đến tất cả các xã, hầu hết các tuyến đường liên huyện và các đường trục trong đô thị đã
được bê tông nhựa hóa. Tổng chiều dài hệ thống giao thông đường bộ trên địa bàn Tỉnh
khoảng 1660 km, trong đó quốc lộ 131,6 km, tỉnh lộ 146,4 km, đường huyện thị 1382 km.
Nếu phân loại theo kết cấu mặt đường có : 494 km đường nhựa (chiếm 29,8%), 663 km
đường đá (chiếm 33,9%), 503,4 km đường đất (chiếm 30,3%), mật độ giao thông của
Tỉnh đạt khoảng 0,82 km đường/1 km.
Mạng lưới đường thủy: Có hơn 20 sông rạch với chiều dài khoảng 200 km trong đó có
17 sông rạch với chiều dài 167 km có thể khai thác vận tải thủy, có một số con sông và
một số vùng bờ biển của Tỉnh rất thích hợp cho việc phát triển cảng sông, cảng biển như:
Sông Thị Vải, sông Dinh, vùng biển Sao Mai - Bến Đình, Phước Tỉnh, Lộc An, Bến Đầm
Côn Đảo, Long Sơn. Nếu phát huy hết tiềm năng, công suất thông qua các cảng trên địa
bàn Tỉnh có thể đạt đến 70 - 80 triệu tấn/năm. Hiện nay đã đầu tư và đưa vào khai thác sử
dụng gần 20 công trình cảng với chiều dài gần 4000 m trong đó có một số cảng lớn như:
Cảng liên doanh dầu khí Vietsovpetro dài 1387 m và cảng PTSC dài 370m, tàu 10.000
tấn cập cảng được, cảng xăng dầu k2 dài 330 m và cảng Thương mại dài 250m tàu 5000
tấn cập bến được, các cảng cá: Cát Lở dài 110 m, Phước Tỉnh dài 50 m, Bến đầm Côn
Đảo dài 336 m, đón các tàu cá có trọng tải từ 1000 - 2000 tấn đến neo đậu. Đặc biệt trên

sông Thị Vải có cảng nước sâu Bà Rịa - Serece dài 300m, tàu có trọng tải 60.000 tấn cập
bến được và cảng cho các nhà máy điện Phú Mỹ dài 175 m có thể đón nhận được tàu
10.000 tấn. Đường biển từ Tỉnh có thể đi đến khắp các nơi trong nước và quốc tế trong đó
có hai tuyến chở khách quan trọng là tuyến Vũng Tàu đi Thành phố Hồ Chí Minh bằng
tàu Cánh Ngầm và tuyến Vũng Tàu đi Côn Đảo. Về đường sông có các tuyến từ Vũng
Tàu đi các Tỉnh Miền Tây Nam Bộ và Vũng Tàu đi Long Sơn. Tóm lại giao thông đường
thủy của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hết sức thuận lợi, có tiềm năng lớn để phát triển.
Đường hàng không: Có hai sân bay dùng cho máy bay trực thăng lên xuống phục vụ
cho việc thăm dò, khai thác dầu khí, vận chuyển hành khách từ Vũng Tàu đi Côn Đảo,
Thành phố Hồ Chí Minh hoặc Singapore. Trong đó sân bay Vũng Tàu có đường băng dài
1.800m, sân bay Cỏ Ống Côn Đảo có đường băng dài 1.200m, tuy nhiên các đường băng
này đã xuống cấp, không đảm bảo cho các máy bay cánh quạt cất hạ cánh được, cần phải
được đầu tư cải tạo.
Thông tin liên lạc
Hệ thống thông tin liên lạc của cả nước nói chung và của Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói
riêng mấy năm gần đây đã có những bước tiến nhảy vọt. Từ Tỉnh có thể điện thoại, fax,
gởi thư điện tử đến khắp nơi trong nước và thế giới...
Phương tiện và dịch vụ thông tin đã có những thay đổi nhanh chóng, trước đây chỉ có
thể liên lạc bằng điện thoại cố định và thư thường, nay đã có thêm điện thoại di động,
SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

16


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

điện thoại dùng thẻ, nối mạng Intemet, gởi thư điện tử, Fax, gởi thư và tiền phát nhanh,
dịch vụ điện hoa, nhắn tin 108, gởi tiền tiết kiệm...

Năm 1995 tất cả các xã trên địa bàn Tỉnh đã có máy điện thoại. Cuối năm 1999 dung
lượng các tổng đài đã đạt 47.030 số, số máy điện thoại đạt 56.5 80 máy, bình quân 7,1
máy/100 dân, số thuê bao Intemet 541 số
Dự kiến đến cuối năm 2000 dung lượng các tổng đài khoảng 62.750 số, số máy điện
thoại khoảng 69.000 máy, bình quân 8,4 máy/ 100 dân, số thuê bao Intemet đạt 900 số.
Tuy đã đạt trình độ và hoà nhập được các nước trong khu vực nhưng Ngành Bưu điện
Tỉnh vẫn đang được tiếp tục đầu tư hiện đại hóa mạng thông tin để tránh bị lạc hậu, giảm
giá cước, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.
2.2 Hệ thống cung cấp và dịch vụ hạ tầng khu công nghiệp Phú Mỹ:
2.2.1 Cấp điện:
Khu công nghiệp có trạm biến áp 110/22KV-2x40MVA phục vụ cho các nhà máy sản
xuất trong khu công nghiệp. Trạm biến áp được cấp điện từ nguồn lưới điện quốc gia và
từ Nhà máy Điện Phú Mỹ. Đảm bảo cấp điện 22KV liên tục 24/24 giờ cho các nhà đầu tư
tới hàng rào nhà máy.
2.2.2 Cấp nước:
Nước sạch cung cấp cho các nhà đầu tư được cấp từ các nhà máy nước ngầm Phú Mỹ
công suất 20.000 m3/ngàyđêm. Đảm bảo cấp nước liên tục 24/24 giờ cho các nhà đầu tư
tới hàng rào Nhà máy.
2.2.3 Thông tin:
Có hệ thống thông tin liên lạc đầy đủ đảm bảo liên lạc trong nước và quốc tế dễ dàng
bao gồm điện thoại, điện thoại di động, Fax, Internet.
2.2.4 Khí đốt:
Có tuyến ống khí 14 inch dẫn từ Phú Mỹ đến và trạm giảm áp khí đặt tại Khu công
nghiệp, từ trạm giảm áp khí sẽ có các tuyến nhánh khí dẫn đến để cấp trực tiếp cho các
nhà máy. Tuyến nhánh khí có đường kính 3 – 4 inch.
2.2.5 Giao thông trong và ngoài Khu công nghiệp:
Đường bê tông nhựa tải trọng H30. Bao gồm các loại đường có chiều rộng 8m, 15m có
hè đường cho người đi bộ kết hợp với hệ thống chiếu sáng, cây xanh tạo cảnh quan sạch
đẹp cho Khu công nghiệp.
2.2.6 Hệ thống thoát nước:

Trong khu công nghiệp hiện có 2 hệ thống thoát nước riêng biệt, một hệ thống thoát
nước mưa và một hệ thống thoát nước thải công nghiệp.
2.2.7 Xử lý nước thải:
C nhà máy xử lý nước thải chung cho toàn khu công nghiệp với công suất 10,000 m3
ngày đêm.
2.2.8 Nguồn nhân lực:
Sử dụng nguồn lao động dồi dào, tay nghề cao tại địa phương và các vùng lân cận. Đội
ngũ cán bộ kĩ thuật và công nhân viên nhà máy được tuyển chọn từ các trường ở Thành
phố Hồ Chí Minh và ở địa phương.
2.2.9 An ninh:
SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

17


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

An ninh, trật tự xã hội được đảm bảo nhờ quản lý tốt các lao động nhập cư.
2.3 Nguồn cung cấp nguyên liệu cho nhà máy:
2.3.1 Cát:
Sử dụng cát suối của các doanh nghiệp khai thác cát ở Bà Rịa Vũng Tàu/
2.3.2 Đá:
Được lấy ở mỏ khai thác đá ở khu vực Núi Dinh Bà Rịa Vũng Tàu.
2.3.3 Dung dịch NaOH và thủy tinh lỏng:
Được cung cấp từ các cơ sở cung cấp hóa chất trên địa bàn tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
2.3.4 Tro bay:
Được cung cấp từ nhà máy điện Formosa - Nhơn Trạch - Đồng Nai.


SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

18


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

CHƯƠNG 3: DỮ LIỆU THIẾT KẾ
3.1 Giới thiệu sản phẩm:
3.1.1 Gạch đặc:

Kích thước (mm)

220x105x90

3.1.2 Gạch Block:

Kích thước (mm)

390x190x190

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

19


Luận văn tốt nghiệp


GẠCH KHÔNG NUNG

3.1.3 Tính chất cơ lý của gạch:
Các chỉ tiêu cơ lý của gạch được sản xuất dựa theo tiêu chuẩn Việt Nam về gạch block
bê tong TCVN 6477:1999
Với kích thước:
Kích thước

Mức

Sai lệch kích thước

Chiều rộng, không nhỏ hơn

100

±2

Chiều dài, không lớn hơn

400 và không nhỏ hơn 1,3
lần chiều rộng

±2

Chiều cao, không lớn hơn

200 và không lớn hơn chiều
dài


±3

Độ dày thành , vách viên gạch:
Chiều rộng

Thành dọc, không nhỏ hơn

Thành ngang, vách ngang, không
nhỏ hơn

100

20

20

150

25

25

190

30

25

200


30

25

220

30

25

Độ rỗng viên gạch không lớn hơn 65% và khối lượng viên gạch không nặng hơn 20kg.
Khuyết tật ngoại quan cho phép:
Tên khuyết tật
1.
2.
3.

Độ cong vênh trên bề mặt viên gạch,mm, không
lớn hơn.
Số vết sứt vỡ các góc cạnh, sâu từ 5mm tới 10mm ,
dài từ 10mm tới 15mm, không lớn hơn.
Số vết nứt có chiều dài không không quá 20mm ,
không lớn hơn

Mức cho phép
3
4
1

Cường độ chịu nén và độ hút nước:

Mác gạch

Cường độ nén toàn viên N/mm2(KG/cm2)
không nhỏ hơn

Độ hút nước, % không nhỏ
hơn

M35

3,5 (35)



M50

5,0 (50)



M75

7,5 (75)

10

M100

10,0 (100)


10

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

20


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

M150

15,0 (150)

8

M200

20,0 (200)

8

3.2 Hệ nguyên vật liệu để sản xuất:
3.2.1 Cát:
3.2.1.1 Chỉ tiêu vật liệu:
Sử dụng cát suối ở Bà Rịa Vũng Tàu có các chỉ tiêu thành phần hạt như sau:
-

Khối lượng thể tích xốp ở trạng thái khô là 1,483 g/cm3.

Khối lượng thể tích ở trạng thái khô là 2,63 g/cm3.
Bảng 3.1 : Kết quả thí nghiệm thành phần hạt của cát [3].

Cỡ sàng (mm)

5

2,36

1,18

0,6

0,3

0,15

< 0,15

Lượng sót riêng
biệt(%)

0

1.52

16.20

51.18


22.13

8.33

0.64

Lượng sót tích luỹ
(%)

0

1.52

17.72

68.90

91.03

99.36

100


đun
2.785

Biểu đồ 3.1:
thành phần
hạt cát.


-

3.2.1.2 Phương pháp thí nghiệm:
Xác định khối lượng riêng của cát - TCVN 339 : 1986.
Xác định khối lượng thể tích xốp và độ xốp - TCVN 340 : 1986.
Xác định độ ẩm của cát - TCVN 341: 1986.
Xác định TP hạt và modun độ lớn của cát - TCVN 342 : 1986.
Xác định hàm lượng chung bụi, bùn, sét - TCVN 344 : 1986.
Xác định lượng tạp chất hữu cơ - TCVN 345 : 1986.

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

21


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

3.2.2 Đá nghiền:
3.2.2.1 Chỉ tiêu vật liệu:
Đá sử dụng là đá mi được sàng qua sàng 5 mm để loại bỏ thành phần hạt nhỏ hơn 5
mm. Đá được lấy ở mỏ khai thác đá ở Núi Dinh Bà Rịa Vũng Tàu có các chỉ tiêu thí
nghiệm sau:
Khối lượng thể tích xốp ở trạng thái khô là 1,302 g/cm3.
Khối lượng thể tích ở trạng thái khô là 2,70 g/cm3.
Đá sẽ được gia công tại mỏ khai thác theo yêu cầu nhà máy để được thành phần hạt
thỏa mãn đường cong cấp phối hạt (TCVN 342 : 1988) với D max = 12.5mm và Dmin =
5mm.

Bảng 3.2 : thành phần hạt của đá thiết kế.
Cỡ sàng (mm)

20

12.5

10

5

<5

Lượng sót riêng biệt (%)

0

8

37

55

0

Lượng sót tích luỹ (%)

0

8


45

100

100

Biểu đồ 3.2: thành phần hạt của đá.
Đá nghiền có thể kiểm và khống chế modul độ lớn.
-

-

3.2.2.2 Phương pháp thí nghiệm:
Quy tắc lấy mẫu thí nghiệm và chuẩn bị theo tiêu chuẩn TCVN 337-86.
Xác định khối lượng riêng của đá nguyên khai và đá dăm - TCVN 1772 : 1987.
Xác định KL thể tích của đá dăm - TCVN 1772 : 1987.
Xác định thành phần hạt và modul độ lớn theo tiêu chuẩn TCVN 342 – 86.
Xác định hàm lượng bụi, bùn, sét theo tiêu chuẩn TCVN 343 – 86.

3.2.3 Tro bay:
3.2.3.1 Chỉ tiêu vật liệu:
Tro bay là một loại bụi được thu tại bộ phận khí thải của ngành năng lượng từ quá trình
đốt cháy than. Khi than được đốt cháy thì có khoảng 80% xỉ than còn lại từ lò nằm dưới
dạng tro bay, phần còn lại được đưa qua ống khói. Tro bay là một phụ gia hoạt tính cao,
còn đợc gọi là puzzolan nhân tạo, có tính puzzolan cao, thành phần của nó nó bao gồm:
SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

22



Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

silic oxit, nhôm oxít, canxi oxit, mange oxit là lưu huỳnh oxít và một lượng than chưa
cháy hết (gọi là hàm lượng mất khi nung). Tro bay loại F chỉ có tính puzzolan còn tro bay
loại C có thêm đặc tính dính kết.

Đặc tính của tro bay:
-

Hình thái: Tro bay là phân tử khối cầu thủy tinh.
Mật độ: 1.9 ~ 2.3 (Chiếm khoảng 65% trọng lượng riêng của xi măng).
Kích thước phân tử: 1.0 ~ 120/μm (Bình quân kích thước đầu vào: 20 ~ 30/μm.
Độ mịn: 2400 ~ 4000 cm2/g (Độ mịn Blaine).

Thành phần vật lý:
ASTM 618

Thành phần
C

F

Độ mịn, % tối đa sót lại trên sàng 45µm

34

34


Lượng dùng nước tối đa, %

105

105

7 ngày

75

75

28 ngày

75

75

0.8

0.8

Cường độ (với xi măng
Portland), %

Giãn nở hay co ngót tối đa trong autoclave ,
%
Tính chất hóa học:
-


Thành phần chính: SiO2, Al2O3, Fe2O3.
Tính chất: Alkali.
Các tính chất khác: Hoạt tính Pozzolan (Phản ứng Pozzolan: Là hiện tượng xảy ra
khi xi măng đông đặc thành bê tông, một phần vôi tự do không được phản ứng còn
sót lại sẽ kết hợp với nước và thành phần chính của tro bay là Silica gây nên phản
ứng chậm, có tác dụng làm tăng cường độ của xi măng kể từ sau 28 ngày).

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

23


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

Thành phần hóa học:
Chỉ tiêu

ASTM 618
C

F

SiO2 + Al2O3 + Fe2O3 tối thiểu, %

50

70


SO3 tối đa, %

5.0

5.0

Độ ẩm tối đa , %

3.0

3.0

Lượng mất khi nung tối đa, %

6.0

6.0

Tro bay được xử dụng trong nhà máy để sản xuất gạch được lấy từ nhà máy điện
Formosa - Nhơn Trạch - Đồng Nai:
Bảng 3.3 : kết quả thí nghiệm tro bay [3]
STT

Chỉ tiêu

Kết quả

1


Hàm lượng ôxit silic (SiO2)

53.8 %

2

Hàm lượng oxit nhôm (Al2O3)

34.5 %

3

Hàm lượng oxit sắt (Fe2O3)

4.0 %

4

Hàm lượng cacbon (C )

1.4 %

5

Hàm lượng mất khi nung

2.2 %

6


Kích cỡ hạt lớn hơn 45 μm

39.9 %

7

Tỷ trọng

2.2 g/cm3

-

3.2.3.2 Phương pháp thí nghiệm:
Phân tích các hàm lượng oxit nhôm, oxit silic, oxit sắt và mất khi nung dựa theo tiêu
chuẩn phân tích thành phần hóa học – xi măng TCVN 141: 1988.
Xác định hàm lượng cacbon dựa theo TCVN 6645: 2000.
Xác định tỷ trong tro bay: TCVN 4030: 1985 xi măng – phương pháp xác định độ
mịn của bộ xi măng.
Các chỉ tiêu vật lý của tro bay phải phù hợp với các qui định của tiêu chuẩn ASTM
C618-03.
Phương pháp lấy mẫu và thử nghiệm tro bay hoặc Puzzolan tự nhiên cho việc sử
dụng là phụ gia khoáng cho xi măng Portland ASTM C311-98.

3.2.4 Nước:
3.2.4.1 Chỉ tiêu:
Lượng nước dùng để sản xuất trong nhà máy được cấp từ nhà máy nước ngầm Mỹ
Xuân công suất 10.000m3/ngày cấp nước cho khu vực huyện Tân Thành chủ yếu là các
khu công nghiệp Phú Mỹ, Mỹ Xuân.
Nước dùng cho sản xuất phải đáp ứng theo TCVN 302 : 2004:
-


Không chứa váng dầu hoặc váng mở
Không có màu khi dùng cho bê tông và vữa hoàn thiện
Lượng hợp chất hữu cơ không vượt quá 15mg/l
Có độ pH không nhỏ hơn 4 và không lớn hơn 12,5
Lượng muối hòa tan, lượng ion sunfat, lượng ion Clo và lượng cặn không tan không
vượt quá giá trị qui định dưới đây :

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

24


Luận văn tốt nghiệp

GẠCH KHÔNG NUNG

Mục đích sử dụng

Muối hòa tan

Ion sunfat

Ion Clo

Cặn không tan

Nước trộn bê tông và
nước trộn vữa


2000

600

350

200

3.2.4.2 Phương pháp thí nghiệm:
Yêu cầu kỹ thuật nước dùng cho sản xuất theo TCVN 302 -2004:
- Lấy mẫu: Mẫu nước thử là mẫu đơn được lấy kiểm tra theo TCVN 5992:1995. Việc
bảo quản mẫu thử được thực hiện theo TCVN 5993:1995.
- Xác định váng dầu mỡ và màu nước bằng quan sát mắt thường.
- Xác định lượng tạp chất hữu cơ theo TCVN 2671:1978.
- Xác định độ pH theo TCVN 6492:1999.
- Xác định tổng hàm lượng muối hòa tan theo tcvn 4560:1988.
- Xác định lượng cặn không tan theo TCVN 4560:1988.
- Xác định hàm lượng ion sunfat theo TCVN 6200:1996.
- Xác định hàm lượng ion clo theo TCVN 6194:1996.
- Xác định hàm lượng natri và kali theo TCVN 6196-3:2000.

-

-

3.2.5 Nước thủy tinh (Na2SiO3):
3.2.5.1 Chỉ tiêu vật liệu:
Tên tiếng Anh : Sodium silicate , Water glass.
Tên thường gọi : Thuỷ tinh lỏng , nước thuỷ tinh.
Công thức hoá học : Na2SiO3 , mNa2O. nSiO2 ( Na2O. 2SiO2 được sử dụng trong

nhà máy để sản xuất).
Khối lượng phân tử : 284,22.
Ngoại quan : Là chất lỏng trong , sánh , không màu hoặc màu vàng xanh.

Có phản ứng Kiềm.
Có độ nhớt rất lớn như keo.
Nếu được bảo quản kín thì có thể để được lâu dài nhưng dễ bị phân dã khi để ngoài
không khí độ phân dã càng lớn khi môđun silíc càng cao . Mô đun silic (còn gọi là
mô đun ) là đặc trưng xác định độ tan và một số tính chất khác của thuỷ tinh lỏng ,
được tính bằng tỉ số giữa m và n trong công thức tổng quát : mNa2O. nSiO2 Là một
chất rất hoạt động hoá học có thể tác dụng với nhiều chất ở dạng rắn , khí , lỏng.

SVTH: NGUYỄN HOÀNG DUY – 80600335

25


×