Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

DE KIEM TRA NGAY 7 PHAN LOAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (215.12 KB, 3 trang )

KIỂM TRA 45 PHÚT – NGÀY SỐ 7
Các em thu xếp thời gian và bấm thời gian làm đúng 45 phút. Làm xong thì gửi đáp án vào đường link
ghim trong nhóm để thầy chấm điểm. Vì có bài kiểm tra nên thầy sẽ giảm bài tập rèn luyện xuống vì
có lẽ nhiều em sẽ không làm hết chọn vẹn được đề này.
Câu 1: Một hỗn hợp (X) gồm anđehit acrylic và một anđehit đơn chức no mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn
1,44 gam hỗn hợp trên cần vừa hết 1,624 lít khí oxi (đktc) thu được 2,86 gam CO2. Cho hỗn hợp X tác
dụng với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 11,88 gam.
B. 10,80.
C. 8,64 gam.
D. 7,56 gam.
Câu 2: Tiến hành điện phân 100 gam dung dịch chứa 0,2 mol FeCl3; 0,1 mol CuCl2 và 0,16 mol
HCl (với hai điện cực trơ) đến khi có khí bắt đầu thoát ra ở cả hai điện cực thì dừng điện phân.
Đem phần dung dịch cho tác dụng hết với 150 gam dung dịch chứa AgNO3, kết thúc phản ứng
thu được 90,08 gam kết tủa và dung dịch Y chứa một muối duy nhất có nồng độ a%. Giá trị của a
gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 34,5.
B. 33,5.
C. 30,5.
D. 35,5.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm Al và một oxit sắt. Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm m gam X trong khí trơ, thu
được hỗn hợp Y. Chia Y làm hai phần:
+ Phần 1 phản ứng với dung dịch NaOH dư, thu được 1,008 lít khí H2 (đktc) và còn lại 5,04 gam chất rắn
không tan.
+ Phần 2 (có khối lượng 39,72 gam) phản ứng với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 10,752 lít khí
NO (ở đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần nhất với
giá trị nào sau đây?
A. 50.
B. 48.
C. 40.
D. 39.


Câu 4: Nhiệt phân 30,225 gam hỗn hợp X gồm KMnO4 và KClO3, thu được O2 và 24,625 gam hỗn hợp
Y gồm KMnO4, K2MnO4, KClO3, MnO2 và KCl. Toàn bộ Y tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,8 mol
HCl, đun nóng, sau phản ứng thu được x mol Cl2. Giá trị của x gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,1.
B. 0,2.
C. 0,3.
D. 0,4.
Câu 5: Hòa tan hết 31,2 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 vào 800 ml dung dịch HNO3 2M vừa đủ thu được
V lít NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan tối đa 9,6 gam Cu. Giá trị
của V là:
A. 8,21 lít
B. 6,72 lít
C. 3,36 lít
D. 3,73 lít
Câu 6:
3
2

2

. Cho Ba(OH)2
:
A. 82
B. 76
C. 75
D. 88
Câu 7: Hỗn hợp A gồm este đơn chức X và hai este no, hai chức, mạch hở Y và Z (MY < MZ). Đốt cháy
hoàn toàn 8,85 gam A cần vừa đủ 0,4075 mol O2, thu được 4,95 gam H2O. Mặt khác 8,85 gam A tác dụng
vừa đủ với 0,13 mol NaOH, thu được 4,04 gam hai ancol no, đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng, cô
cạn dung dịch thu được m gam hỗn hợp muối T. Giá trị của m là

A. 9,74
B. 10,01
C. 8,65
D. 12,56
Câu 8: Hỗn hợp X gồm một axit cacboxylic Y và một este Z (Y, Z đều mạch hở không phân nhánh). Đun
nóng 0,275 mol X cần dùng 200 ml dung dịch NaOH 2M thu được hỗn hợp 2 muối và hỗn hợp 2 ancol.
Đun nóng toàn bộ hỗn hợp 2 ancol này với H2SO4 đặc ở 1400C thu được 7,5 gam hỗn hợp 3 ete. Lấy hỗn
hợp 2 muối trên nung với vôi tôi xút chỉ thu được một khí duy nhất, khí này làm mất màu vừa đủ dung
1


dịch chứa 44 gam Br2 thu được sản phẩm chứa 85,106% brom về khối lượng. Khối lượng của Z trong X

A. 19,75 gam.
B. 18,96 gam.
C. 23,70 gam.
D. 10,80 gam.
Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn m gam este hai chức, mạch hở X (được tạo bởi axit cacboxylic no, đa chức và
hai ancol đơn chức, phân tử X có không quá 5 liên kết π) cần 0,3 mol O2, thu được 0,5 mol hỗn hợp CO2
và H2O. Khi cho m gam X tác dụng hoàn toàn với 200 ml dung dịch KOH 1M, cô cạn dung dịch thì thu
được khối lượng chất rắn là
A. 14,6 gam.
B. 9,0 gam.
C. 13,9 gam.
D. 8,3 gam.
Câu 10: Điện phân dung dịch X chứa a mol CuSO4 và 0,15 mol KCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp,
cường độ dòng điện không đổi) trong thời gian t giây, thu được 2,24 lít khí ở anol (đktc). Nếu thời gian là
2t thì tổng thể tích khí thu được ở 2 điện cực là 4,76 lít (đktc). Biết hiệu suất điện phân là 100%, các khí
sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của a là
A. 0,2.

B. 0,15.
C. 0,25.
D. 0,3.
Câu 11: Hỗn hợp X gồm H2 và hai anken là đồng đẳng kế tiếp nhau. Cho 8,96 lít hỗn hợp X đi qua xúc
tác Ni nung nóng thu được hỗn hợp Y. Dẫn Y qua dung dịch Br2 dư thấy khối lượng bình tăng 1,82 gam
và thoát ra 5,6 lít hỗn hợp khí Z. Tỷ khối của Z đối với H2 là 7,72. Biết tốc độ phản ứng của hai anken với
hiđro là như nhau. Công thức phân tử và phần trăm về thể tích của anken có ít nguyên tử cacbon hơn
trong X là
A. C2H4; 20,0%.
B. C2H4; l 7,5%.
C. C3H6; 17,5%.
D. C3H6; 20,0%.
Câu 12: Cho 5,76 gam hỗn hợp X gồm FeS2, CuS và Fe(NO3)2 tác dụng hoàn toàn với dung
dịch HNO3 đặc nóng, dư. Sau phản ứng thấy thoát ra 5,376 lít khí (đktc) Y gồm NO2, SO2 và
dung dịch Z có chứa ion SO42-. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào Z thu được 8,85 gam kết tủa T. Lọc
tách kết tủa rồi nung tới khối lượng không đổi thu được 7,86 gam chất rắn E. Trong E oxi chiếm
27,481% về khối lượng. Cho các phát biểu sau:
a) Phần trăm khối lượng của Fe(NO3)2 trong X là 62,5%
b) Tỉ khối của Y so với H2 là 26,75
c) Số mol NO2 trong Y là 0,1
d) Tất cả các chất trong T đều bị nhiệt phân
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2.
C. 3
D.4.
Câu 13: Đốt cháy một lượng peptit X được tạo bởi từ một loại a-aminoaxit no chứa 1 nhóm –NH2 và 1
nhóm –COOH cần dùng 0,675 mol O2, thu được N2; H2O và 0,5 mol CO2. Đun nóng m gam hỗn hợp E
chứa 3 peptit X, Y, Z đều mạch hở có tỉ lệ mol tương ứng 1 : 4 : 2 với 450 ml dung dịch NaOH 1M (vừa
đủ), cô cạn dug dịch sau phản ứng thu được 48,27 gam hỗn hợp chỉ chứa 2 muối. Biết tổng số liên kết

peptit trong E là 16. Giá trị m là
A. 30,63 gam
B. 31,53 gam
C. 32,12 gam
D. 36,03 gam
Câu 14: X, Y, Z là ba axit cacboxylic đơn chức cùng dãy đồng đẳng (MX< MY< MZ), T là este tạo bởi X,
Y, Z với một ancol no, ba chức, mạch hở E. Đốt cháy hoàn toàn 26,6 gam hỗn hợp A gồm X, Y, Z, T (trong
đó Y và Z có cùng số mol) bằng lượng vừa đủ khí O2, thu được 22,4 lít CO2 (đktc) và 16,2 gam H2O. Nếu
đun nóng 26,6 gam A với lượng dư dung dịch AgNO3 / NH3, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu
được 21,6 gam Ag. Mặt khác, cho 26,6 gam A phản ứng hết với 400 ml dung dịch NaOH 1,5M và đun
nóng, thu được dịch B. Cô cạn dung dịch B thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 42,4
B. 25,2
C. 50,4
D. 41,5
Câu 15: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm axit hidroxiaxetic( HO-CH2-COOH), axit acrylic
(CH2=CH-COOH), axit succinic (HOOC-CH2-CH2-COOH), etylen glycol (HO-CH2-CH2-OH), axit
terephtalic (HOOC-C6H4-COOH) (trong đó etylen glicol và axit terephtalic có cùng số mol). Sản phẩm
2


cháy được hấp thụ hoàn toàn vào 300 ml dung dịch Ba(OH)2 1M, thu được 39,4 gam kết tủa đồng thời
khối lượng dung dịch giảm 16,94 gam. Khối lượng của hỗn hợp X là
A. 8,56 gam.
B. 7,42 gam.
C. 10,7 gam.
D. 10,3 gam.
Câu 16: Cho các nhận xét sau
(a) không nên bón phân đạm amoni cho loại đất chua.
(b) Độ dinh dưỡng của phân kali được tính bằng % khối lượng của kali.

(c) Amophot là hỗn hợp gồm (NH4)2HPO4 và (NH4)3PO4.
(d) Phân ure có hàm lượng N là khoảng 46%.
(e) Thành phần chính của phân lân nung chảy là hỗn hợp photphat và silicsat của magie và canxi.
(f) Nitrophotka là hỗn hợp của (NH4)2SO4 và KNO3.
Số nhận xét sai là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(1) Liên kết hoá học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(2) Phản ứng của hợp chất hữu cơ thường xảy ra chậm và theo nhiều hướng khác nhau trong cùng một
điều kiện.
(3) Hợp chất hữu cơ thường có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp.
(4) Hiđrocacbon là hợp chất hữu cơ chỉ chứa cacbon hoặc chỉ chứa cacbon và hiđro.
(5) Hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có C, thường gặp H, O, N, đôi khi gặp S, P, halogen và có thể có cả
kim loại.
(6) Các hợp chất hữu cơ thường dễ bay hơi, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ.
Số phát biểu đúng là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 18: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) Cho dung dịch NaOH vào dung dịch Ca(HCO3)2. (2) Cho khí CH3NH2 vào dung dịch MgCl2.
(3) Cho Ba(OH)2 tới dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (4) Cho khí etlien vào dung dịch KMnO4.
(5) Cho khí H2S vào dung dịch MgSO4.
(6) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch MgSO4.
(7) Cho AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2
(8) Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch FeCl3

(9) Cho HBr dư vào dung dịch anilin
(10) Sục H2S vào dung dịch Fe2(SO4)3
(11) Sục CO2 vào dung dịch Na2SiO3
(12) Đổ NaAlO2 vào AlCl3
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là?
A. 11.
B. 9.
C. 8.
D. 10.
Câu 19: Cho các chất sau: H2O (1), C6H5OH (2), C2H5OH (3), HCOOH (4), CH3COOH (5), HClO4 (6),
H2CO3 (7). Dãy các chất được sắp xếp theo chiều tăng dần độ linh động của nguyên tử H trong nhóm OH là
A. (3), (1), (2), (7), (4), (5), (6).
B. (1), (3), (2), (5), (4), (7), (6).
C. (3), (1), (2), (7), (5), (4), (6).
D. (3), (1), (2), (5), (4), (7), (6).
Câu 20: Cho phương trình hóa học: FeS + HNO3
Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO + NO2 + H2O
(Biết tỉ lệ thể tích NO : NO2 = 3 : 4). Sau khi cân bằng phương trình hóa học trên với hệ số các chất là
những số nguyên tối giản thì hệ số của chất bị oxi hóa là
A. 63.
B. 102.
C. 4.
D. 13.

3



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×