Tải bản đầy đủ (.docx) (7 trang)

Khái niệm, quy chế pháp lý của cảng hàng không quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.57 KB, 7 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ICAO Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế
AEM Airport Economics Manual – ICAO 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2013)

1


NỘI DUNG BÀI LÀM
1. Một số khái quát chung
1.1 Cảng hàng không quốc tế
Cảng hàng không là khu vực xác định, bao gồm sân bay, nhà ga và trang bị, thiết bị, công
trình cần thiết khác được sử dụng cho tàu bay đi, đến và thực hiện vận chuyển hàng không 1.
Cảng hàng không quốc tế là cảng hàng không phục vụ cho vận chuyển quốc tế và vận chuyển
nội địa2.
1.2 Quy chế pháp lý của cảng hàng không quốc tế

• Khái niệm
Quy chế pháp lý cảng hàng không quốc tế là tổng hợp các quyền và nguyên tắc điều chỉnh
điều chỉnh việc thành lập, tổ chức và hoạt động của cảng hàng không.

• Cơ sở pháp lý
 Công ước Chicago 1944;
 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 (sửa đổi, bổ sung 2014);
1 2 Điều 47 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006
2

2



 Airport Economics Manual – ICAO 1991 (sửa đổi, bổ sung 2013);
 Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng
hàng không, sân bay.
2. Quy chế pháp lý của cảng hàng không quốc tế
Công ước Chicago 1944 không quy định cụ thể nội dung pháp lý cho cảng hàng không
quốc tế mà quy định rằng mỗi quốc gia có thể tự xây dựng quy chế pháp lý cho mình để phù
hợp với đặc điểm của từng nước. Còn Airport Economics Manual của ICAO cũng không nói
nhiều về vấn đề này nên bài tập này sẽ chủ yếu xoay quanh các quy định của pháp luật Việt
Nam.
2.1 Về việc thành lập cảng hàng không quốc tế
2.1.1 Hình thức sở hữu
Hiện nay, có 3 hình thức sở hữu cảng hàng không quốc tế (gồm sở hữu nhà nước, sở hữu tư
nhân và sở hữu theo hình thức đối tác công – tư) và có quy định cụ thể nào của pháp luật Việt
Nam về việc bắt buộc cảng hàng không quốc tế phải thuộc hình thức sở hữu cụ thể nào. Thực
tiễn cho thấy, các cảng hàng không quốc tế đều thuộc sở hữu nhà nước, cụ thể là do Tổng
công ty Cảng hàng không Việt Nam3 chịu trách nhiệm quản lý.
2.1.2 Đăng kí cảng hàng không quốc tế và giấy chứng nhận khai thác cảng hàng
không quốc tế
Bộ Giao thông vận tải thực hiện việc đăng kí (bắt buộc) và cấp Giấy chứng nhận đăng ký
khi cảng hàng không đáp ứng đủ các điều kiện theo Luật4. Sau khi được đăng ký theo Điều
50, người khai thác cảng hàng không, sân bay được cấp Giấy chứng nhận khai thác khi đủ các
điều kiện Luật định5.
2.2 Về tổ chức của cảng hàng không quốc tế
2.2.1 Cảng vụ hàng không
Việc tổ chức và quản lý cảng hàng không quốc tế được thể hiện thông qua vai trò của cảng
vụ hàng không – cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về hàng không dân dụng tại
cảng hàng không. Thẩm quyền của cảng vụ hàng không được quy định rõ tại Điều 60 Luật
3 Thành lập theo Quyết định số 238/QĐ-BGTVT ngày 8/2/2012 của Bộ Giao thông vận tải;
4 3 điều kiện tại Khoản 2 Điều 50 Luật hàng không dân dụng 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014);
5 2 điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 51 Luật hàng không dân dụng 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014);


3


hàng không dân dụng 2006 sửa đổi, có thể tóm gọn lại là: (1) Quản lý chung (diện tích, tài sản,
sắp xếp); (2) Kiểm tra, giám sát; (3) Phối hợp cứu nạn; (4) Quyết định đóng cửa tạm thời cảng
hàng không; (5) Xử lí vi phạm trong thẩm quyền; (6) Đình chỉ các hoạt động có thể gây ảnh
hưởng đến an toàn và an ninh hàng không; (7) Thu, quản lí, sử dụng phí và lệ phí6;
2.2.2 Các cơ quan hữu quan
Một điểm khác biệt so với cảng hàng không nội địa là chỉ có ở cảng hàng không quốc tế
mới xuất hiện các cơ quan hữu quan thực hiện các nhiệm vụ đặc thù như kiểm dịch, kiểm tra
hải quan, kiểm tra xuất nhập cảnh, kiểm tra an toàn và anh ninh kinh tế. Vị trí của các cơ quan
thực hiện các nhiệm vụ này tại cảng hàng không sẽ được cảng vụ hàng không sắp xếp sao cho
phù hợp và thuận tiện nhất.
2.3 Về hoạt động của cảng hàng không quốc tế
2.3.1 Mở cảng hàng không quốc tế
Việc mở cảng hàng không quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về mở cảng
hàng không. Cụ thể như sau:
Về điều kiện mở7: Cảng hàng không, sân bay (1) phải đáp ứng yêu cầu về việc đầu tư xây
dựng và tỷ lệ vốn góp đầu tư xây dựng của tổ chức, cá nhân nước ngoài8; (2) đã được cấp giấy
chứng nhận đăng ký, giấy chứng nhận khai thác theo quy định; (3) đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền phê chuẩn vùng trời, đường bay và phương thức bay phục vụ khai thác sân
bay.
Về thủ tục mở: Người khai thác gửi hồ sơ đề nghị mở đến Bộ Giao thông vận tải. Trong
thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị mở, Bộ Giao thông vận tải tổ
chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2.3.2. Đóng cảng hàng không quốc tế
Việc đóng cảng hàng không quốc tế được thực hiện theo quy định của pháp luật về đóng
cảng hàng không. Cụ thể như sau:
Đóng vĩnh viễn: (1) Bao gồm: (a) Chấm dứt hoạt động của cảng hàng không, sân bay; (b)

Chấm dứt hoạt động phục vụ cho vận chuyển hàng không quốc tế đối với cảng hàng không
quốc tế; (2) Trường hợp: Vì lý do (a) bảo đảm quốc phòng, an ninh; (b) đặc biệt ảnh hưởng

6 Ngoài ra Điều 4 Quyết định số 27/2007/QĐ-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải về tổ chức và hoạt động của
cảng vụ hàng không cũng quy định thêm một số nhiệm vụ và quyền hạn chi tiết khác của cảng vụ hàng không.
7 Điều 14 Nghị định 102/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
8 Điều 12 Nghị định 102/2015/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay.

4


đến kinh tế - xã hội; (3) Thẩm quyền: Bộ Giao thông vận tải đề nghị Thủ tướng Chính phủ
quyết định
Đóng tạm thời: (1) Trường hợp (a) Phục vụ việc việc cải tạo, mở rộng, sửa chữa cần ngừng
hoạt động của cảng hàng không, sân bay; (b) Giấy chứng nhận khai thác bị thu hồi, đình chỉ;
(c) Thiên tai, dịch bệnh, ô nhiễm môi trường, sự cố, tai nạn và các tình huống bất thường khác
uy hiếp đến an toàn, an ninh hàng không; (2) Thẩm quyền: Cục Hàng không Việt Nam trình
Bộ Giao thông vận tải quyết định hoặc Giám đốc Cảng vụ hàng không quyết định theo đề
nghị của người khai thác cảng hàng không, sân bay.
Người đề nghị đóng9 có trách nhiệm tổ chức công bố việc đóng cửa cảng hàng không.
2.3.3 Khai thác cảng hàng không quốc tế
Việc khai thác cảng hàng không quốc tế chủ yếu được thực hiện theo quy định của pháp
luật về khai thác cảng hàng không. Cụ thể:
Về tính chất của việc vận chuyển hàng không: cảng hàng không quốc tế phục vụ cho cả
vận chuyển quốc tế và vận chuyển nội địa. Đây cũng là nơi duy nhất mà tàu bay thực hiện
chuyến bay quốc tế được phép cất cánh, hạ cánh (trừ trường hợp đặc biệt)10.
Về chủ thể: (1) Doanh nghiệp cảng hàng không (Tổng Công ty Hàng không Việt Nam); (2)
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không (Hãng hàng không Jetstar, Vietjet…); (3) Tổ
chức, cá nhân cung cấp dịch vụ khác (ví dụ như các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ăn uống
tại cảng hàng không…).

Về điều kiện chủ thể: Phải đáp ứng các điều kiện tại Điều 63, Điều 65 Luật hàng không dân
dụng 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014)11. Đặc biệt, đối với cảng hàng không quốc tế, doanh
nghiệp cảng hàng không phải có vốn tối thiểu 200 tỷ đồng Việt Nam12.
Về các dịch vụ tại cảng hàng không quốc tế: (1) Dịch vụ hàng không: Điều 36 Nghị định
102/2015 liệt kê 11 dịch vụ; (2) Các dịch vụ khác: Pháp luật Việt Nam không quy định cụ thể còn
trong AEM có thống kê 17 dịch vụ thường gặp tại cảng hàng không quốc tế13.
3. Một số nhận xét, đánh giá
Nhìn chung, các quy định của pháp luạt Việt Nam về quy chế pháp lý của cảng hàng
không quốc tế có tính tương thích cao với các quy định của pháp luật quốc tế về vấn đề
9 Đối với trường hợp Giám đốc cảng vụ quyết định thì cảng vụ phải tổ chức công bố;
10 Khoản 2 Điều 80 Luật hàng không dân dụng 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014);
11 Đó là các quy định về Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhân viên, trang thiết bị và vốn;
12 Điểm a Khoản 1 Điều 37 Nghị định 102/2015/NĐ-CP về quản lý, khai thác cảng hàng không, sân bay;
13 Bảng 5-1, Chương 5, trang 3 AEM 1991 (sửa đổi, bổ sung năm 2013).

5


này. Nguyên nhân là sau khi phê chuẩn Công ước Chicago 1944 vào năm 1995, Việt
Nam đã tiến hành sửa đổi pháp luật về hàng không dân dụng trên cơ sở tham khảo các
quy định của Công ước Chicago 1944 cũng như các tài liệu của ICAO. Kết quả là Luật
hàng không dân dụng 2006 ra đời thay thế cho Luật hàng không dân dụng 1991 với
những quy định về quy chế pháp lý về cảng hàng không quốc tế phù hợp hơn.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một số điểm trong quy định của pháp luật Việt Nam về
quy chế pháp lý của cảng hàng không quốc tế chưa đáp ứng được các quy định trong
Công ước Chicago 1944, cụ thể là về vấn đề địa vị pháp lý của nhà chức trách hàng
không. Theo đánh giá của ICAO, Việt Nam chưa đáp ứng được các quy định của Công
ước Chicago 1944 về địa vị pháp lý của Nhà chức trách hàng không. Việc cho phép
Cục Hàng không Việt Nam đảm nhận tư cách nhà chức trách hàng không là phù hợp
với các điều ước và thông lệ quốc tế. Tuy nhiên, Cục Hàng không Việt Nam lại không

có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật; trong khi theo hướng dẫn của
ICAO, nhà chức trách hàng không phải có thẩm quyền quy định về đối tượng, chính
sách an toàn hàng không. Chính vì vậy, ICAO đã khuyến nghị Việt Nam cần “luật hoá”
vai trò của nhà chức trách hàng không trong Luật hàng không dân dụng mới, trong đó
khẳng định vị trí, vai trò và địa vị pháp lý của nhà chức trách hàng không.
Tiếp thu ý kiến đóng góp này, trong Luật hàng không dân dụng 2006 (sửa đổi, bổ
sung năm 2014) đã “luật hóa” vai trò của nhà chức trách hàng không, tiếp tục trao cho
Cục Hàng không Việt Nam đảm nhận vai trò này, đồng thời lược toàn bộ yếu tố ban
hành văn bản quy phạm pháp luật14. Như vậy, có thể thấy rằng những sửa đổi trong quy
định của pháp luật mới chỉ đáp ứng được một phần các khuyến nghị của ICAO. Cũng
về vấn đề này, nhiều Đại biểu Quốc hội đã đề xuất giao nhiệm vụ này cho Bộ trưởng
Bộ Giao thông vận tải15. Tuy nhiên, đề xuất này cũng tồn tại những bất cập nhất định,
chưa phù hợp với tình hình nước ta. Chính vì vậy, trong tương lai, cần có những nghiên
cứu cụ thể nhằm đưa ra những thay đổi hợp lý nhất để có thể dung hòa giữa thông lệ
quốc tế và pháp luật của Việt Nam.
14 Điều 9.2(a) Luật hàng không dân dụng 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014);
15 TS. Nguyễn Ngọc Mai, Luật Hàng không dân dụng (sửa đổi): Nhà nước định giá dịch vụ hàng không, tham
khảo tại website truy cập ngày 2/5/2016.

6


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TS. Trần Minh Ngọc, Tập bài giảng Luật vận chuyển hàng không quốc tế, Hà Nội,
năm 2011;
2. Luật hàng không dân dụng 2006 (sửa đổi, bổ sung năm 2014);
3. Airport Economics Manual – ICAO 1991 (sửa đổi, bổ sung 2013);
4. Nghị định số 102/2015/NĐ-CP ngày 20/10/2015 của Chính phủ về quản lý, khai thác cảng
hàng không, sân bay;
5. TS. Nguyễn Ngọc Mai, Luật hàng không dân dụng (sửa đổi): Nhà nước định giá dịch vụ

hàng không, tham khảo tại Cổng thông tin điện tử Báo mới , truy cập
ngày 2/5/2016;

7



×