Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

LỚP 10 bài tập TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG OXI lưu HUỲNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (295.68 KB, 10 trang )

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM OXI - LƯU HUỲNH (LẦN 1)
Câu 1: Hãy chỉ ra câu sai :
Trong nhóm oxi, đi từ oxi đến Telu:
A. Bán kính nguyên tử tăng dần.
B. Độ âm điện của các nguyên tử giảm dần.
C. Tính bền của các hợp chất với hidro tăng dần.
D. Tính axit của các hợp chất hidroxit giảm dần.
Câu 2: Hãy chọn câu trả lời đúng : Trong nhóm oxi, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân
:
A. Tính oxihóa tăng dần, tính khử giảm dần.
B. Năng lượng ion hóa I1 tăng dần.
C. Ái lực electron tăng dần.
D. Tính phi kim giảm dần ,đồng thời tính kim loại tăng dần.
Câu 3: Kali tạo thành hợp chất với nguyên tử các nguyên tố nhóm VIA:
A. K2Se
B. K2S
C. K2O
D. K2Te
Hợp chất nào có liên kết ion ?
Câu 4: Khác với nguyên tử S, ion S2– có :
A. Bán kính ion nhỏ hơn và ít electron hơn.
B. Bán kính ion nhỏ hơn và nhiều electron hơn .
C. Bán kinh ion lớn hơn và ít electron hơn.
D. Bán kinh ion lớn hơn và nhiều electron hơn.
Câu 5: Cho các số oxi hóa của các nguyên tố nhóm VIA:
1. Số oxi hóa –2
2. Số oxi hóa +2
3. Số oxi hóa +4
4. Số oxi hóa +6
Chọn điều khẳng định đúng :
A. Chỉ có oxi hóa mới có (1), (2).


B. S, Se, Te có (1), (3), (4).
C. Chỉ có oxi mới có cả (1), (2), (3), (4).
D. Các nguyên tố nhóm VIA đều có (1), (2), (3), (4).
Câu 6: Trong nhóm VIA chỉ trừ oxi, còn lại S, Se, Te đều có khả năng thể hiện mức oxi
hóa +4 và +6 vì :
A. Khi bị kích thích các electron ở phân lớp p chuyển lên phân lớp d còn trống .
B. Khi bị kích thích các electron ở phân lớp p, s có thể nhảy lên phân pớp d còn
trống để có 4 electron hoặc 6 electron độc thân.
C. Khi bị kích thích các electron ở phân lớp s chuyển lên phân lớp d còn trống.
D. Chúng có 4 hoặc 6 electron độc thân.
Câu 7: Một nguyên tố ở nhóm VIA có cấu hình electron nguyên tử ở trạng thái kích thích
ứng với số oxi hóa +6 là :
A. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p6 .
B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p4
C. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p33d1
D. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p33d2
Câu 8: Oxi có số oxi hóa dương cao nhất trong hợp chất:
A. K2O
B. H2O2
C. OF2
D. (NH4)2SO4
Câu 9: Oxi không phản ứng trực tiếp với:
A. Crom
B. Flo
C. cacbon
D. Lưu huỳnh
1

Biên soạn và giảng dạy: ThS. NGỌC - HÓA - 0982163448 Face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC



Câu 10: Có các oxit dưới đây , trong phân tử oxit nào có liên kết ion ?
A. SO2
B. SiO2
C. CaO
D. CO2
Câu 11: Tỷ khối của hỗn hợp oxi và ozon so với H2 là 20. Trong hỗn hợp này thành phần
của oxi theo thể tích là:
A. 50%
B. 53%
C. 51%
D. 56%
Câu 12: Hidro peoxit tham gia các phản ứng hóa học:
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH
(1)
H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2 (2)
Từ 2 phản ứng trên , nhận xét nào đúng ?
A. Hidro peoxit chỉ có tính oxi hóa.
B. Hidro peoxit chỉ có tính khử.
C. Hidro peoxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Hidro peoxit không có tính oxi hóa, không có tính khử .
Câu 13: Trong phản ứng hóa học :
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH.
A. H2O2 là chất khử.
B. KI là chất oxi hóa .
C. H2O2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử. D. H2O2 là chất oxi hóa.
Câu 14: Khi cho ozon tác dụng lên giấy có tẩm dung dịch kali iotua và tinh bột thấy xuất
hiện màu xanh. Hiện tượng này xảy ra là do :
A. Sự oxi hóa ozon .
B. Sự oxi hóa kali.

C. Sự oxi hóa iotua.
D. Sự oxi hóa tinh bột.
Câu 15: Tính thể tích ozon (đktc) được tạo thành từ 64g oxi. Giả thiết rằng phản ứng tạo
thành ozon xảy ra hoàn toàn với hiệu suất 100% .
A. 12,4 lít
B. 24,8 lít
C. 29,87 lít
D. 52,6 lít
Câu 16: Chọn mệnh đề đúng :
A. Số oxi hóa của oxi trong hợp chất Cl2O7 là +2
B. Oxi là chất khí không màu, không mùi, nhẹ hơn không khí.
C. Phân tử O2 có 2 liên kết cộng hóa trị.
D. Sự hô hấp là quá trình thu nhiệt.
Câu 17: Cho các phản ứng sau:
(1). O2 + S → SO2
(2). 3O2 + 4P → 2P2O3
(3). 5O2 + 4P → 2P2O5
(4). O2 + 2C → 2CO
(5). O2 + 1/2 N2 → NO2
(6). Cu + Fe2O3 → 2FeO + CuO
(7). O2 + 4Au → 2Au2O
(8). O2 + Cl2 → 2ClO
Hãy chọn phản ứng đúng :
A. 1, 3, 6, 8.
B. 1, 2, 3, 4.
C. 1, 3, 5, 7.
D. 1, 3, 4, 6.
Câu 18: Trong không khí , oxi chiếm :
A. 23%.
B. 25%.

C. 20%.
D. 19%.
Câu 19: Hỗn hợp nào sau đây có thể nổ khi có tia lửa điện :
A. O2 và H2
B. O2 và CO
C. H2 và Cl2
D. 2V (H2) và 1V(O2)
Câu 20: O3 và O2 là thù hình của nhau vì:
A. Cùng cấu tạo từ những nguyên tử oxi. B. Cùng có tính oxi hóa.
C. Số lượng nguyên tử khác nhau.
D. Cả 3 điều trên.
Câu 21: Để thu được 3,36 lít O2 (đktc) cần phải nhiệt phân hoàn toàn một lượng tinh thể
KClO3.5H2O là :
2

Biên soạn và giảng dạy: ThS. NGỌC - HÓA - 0982163448 Face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC


A. 12,25g.
B. 21,25g
C. 31,875g
D. 63,75g
Câu 22: Để phân biệt các khí không màu : HCl, CO2, O2, O3 . Phải dùng lần lượt các hóa
chất là :
A. Nước vôi trong , quỳ tím ẩm ướt, dung dịch KI có hồ tinh bột.
B. Quỳ tím tẩm ướt, vôi sống, dung dịch KI có hồ tinh bột
C. Quỳ tím tẩm ướt, nước vôi trong, dung dịch KI có hồ tinh bột.
D. Dung dịch NaOH, dung dịch KI có hồ tinh bột
Câu 23: Trong tầng bình lưu của trái đất, phản ứng bảo vệ sinh vật tránh khỏi tia tử ngoại
là :

A. O2 → O + O. B. O3 → O2 + O. C. O + O → O2. D. O + O2 → O3.
Câu 24: O3 có tính oxi hóa mạnh hơn O2 vì :
A. Số lượng nguyên tử nhiều hơn.
C. Phân tử bền vững hơn
B. Khi phân hủy cho O nguyên tử.
D. Có liên kết cho nhận.
Câu 25: Chọn câu đúng :
A. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các kim loại .
B. Phản ứng của oxi với Au là quá trình oxi hóa chậm.
C. Trong các phản ứng có oxi tham gia, thì oxi luôn đóng vai trò là chất oxi hóa.
D. Oxi phản ứng trực tiếp với tất cả các phi kim.
Câu 26: Hỗn hợp X gồm O2, O3 tỉ khối hơi của X so với hidro bằng 19,2. Hỗn hợp Y gồm
H2, CO tỉ khối hơi của Y so với hidro bằng 3,6 . Thành phần % về thể tích các khí trong A
và B là :
A. X: 60% O2 và 40% O3 ; Y: 70% H2 và 30% CO.
B. X: 70% O2 và 30% O3 ; Y: 80% H2 và 20% CO.
C. X: 50% O2 và 50% O3 ; Y: 60% H2 và 40% CO.
D. X: 60% O2 và 40% O3 ; Y: 80% H2 và 20% CO.
Câu 27: Chọn câu đúng :
A. S là chất dẫn điện và dẫn nhiệt tốt .
B. Mạng cấu tạo phân tử S8 là tinh thể ion.
C. S là chất rắn không tan trong nước .
D. S là chất có nhiệt độ nóng chảy cao.
Câu 28: Lưu huỳnh có số oxi hóa là +4 và +6 vì :
A. Có obitan 3d trống.
B. Do lớp ngoải cùng có 3d4
C. Lớp ngoài cùng có nhiều e.
D. Cả 3 lý do trên.
Câu 29: Cho các phản ứng :
(1). S + O2 → SO2

(2). 2S + 3O2 → 2SO3
(3). 3S + N2 → N2S3
(4). 3S + 2KClO3 → 2KCl + 3SO2
(5). S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
(6). Hg + S → HgS
(7). C + S → CS
(8). 3S + 2Fe → Fe2S3
Hãy chọn các phương trình phản ứng đúng ?
A. 1, 3, 4, 5.
B. 1, 2, 3, 7.
C. 1, 4, 5, 6.
D. 1, 2, 6, 7.
Câu 30: Lưu huỳnh tác dụng trực tiếp với khí H2 trong điều kiện :
A. S rắn, nhiệt độ thường.
B. Hơi S, nhiệt độ cao.
C. S rắn , nhiệt độ cao.
D. Nhiệt độ bất kỳ vì nhiệt độ không ảnh hưởng tới phản ứng .
3

Biên soạn và giảng dạy: ThS. NGỌC - HÓA - 0982163448 Face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC


Câu 31: Tìm câu sai khi nhận xét về H2S:
A. Tan ít trong nước .
C. Làm xanh quỳ tím ẩm ướt.
hơn không khí.

B. Chất rất độc.
D. Là khí không màu, mùi trứng thối, nặng


Câu 32: Hỗn hợp gồm Bột S, BaCO3, Zn. Phương pháp phù hợp để tách được lưu hùynh
là :
A. Dùng lượng dư dung dịch HCl thì Zn, BaCO3 bị hòa tan, còn lại S.
B. Dùng lượng dư dung dịch NaOH thì Zn, BaCO3 bị hòa tan, còn lại S.
C. Dùng lượng dư dung dịch H2SO4 thì Zn, BaCO3 bị hòa tan, còn lại S.
D. Hòa tan hỗn hợp vào nước, S nổi lên tách khỏi hỗn hợp.
Câu 33: Để tách Zn ra khỏi ZnS , người ta dùng phản ứng :
2ZnS + 3O2 → 2ZnO + 2SO2
ZnO + C → Zn + CO
Khối lượng Zn tách ra từ 20 tấn ZnS là bao nhiêu nếu H%= 75%.?
A. 5 .
B. 10.
C. 12.
D. 15.
Câu 34: Cho sản phẩm thu được khi nung 11,2g Fe và 26g Zn với S dư phản ứng hoàn
toàn với dung dịch axit HCl. Thể tích dung dịch CuSO4 10% ( D=1 g/ml) cần để phản ứng
hết với khí sinh ra ở phản ứng trên là
A. 870ml.
B. 872,72ml.
C. 850ml.
D. 880ml
Câu 35: Cho một lượng khí H2S sục vào 16 gam dung dịch CuSO4 thu được 1,92g kết tủa
đen .Nồng độ % của dung dịch CuSO4 và thể tích khí H2S (đktc) đã phản ứng là:
A. 20% và 0,448lít B. 20% và 224lít C. 40% và 0,448lít D. 30% và 0,448lít
Câu 36: muốn loại bỏ SO2 trong hỗn hợp SO2 và CO2 ta có thể cho hỗn hợp qua rất chậm
dung dịch nào sau đây:
A. dd Ba(OH)2 dư. B. dd Br2 dư.
C. dd Ca(OH)2 dư.
D. A, B, C đều đúng
Cu 37: So sánh tính oxi hóa của oxi, ozon, lưu huỳnh ta thấy :

A. Lưu huỳnh > Oxi > Ozon.
B. Oxi > Ozon > Lưu huỳnh.
C. Lưu huỳnh < Oxi < Ozon .
D. Oxi < Ozon < Lưu huỳnh.
Cu 38: Khi tham gia phản ứng hoá học, nguyên tử lưu huỳnh có thể tạo ra 4 liên kết cộng
hoá trị là do nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái kích thích có cấu hình electron là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p33d2
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p4
C. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p3 3d1
Câu 39: Các đơn chất chỉ có tính oxi hóa là :
A. Oxi, lưu huỳnh
B. Ozon, lưu huỳnh.
C. Clo, lưu huỳnh.
D. Oxi, Ozon.
Câu 40 : Câu nào sau đây không diễn tả đúng tính chất của các chất ?
A. O2 và O3 cùng có tính oxi hóa, nhưng O3 có tính oxi hóa mạnh hơn.
B. H2O và H2O2 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2O có tính oxi hóa yếu hơn .
C. H2SO3 và H2SO4 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2SO4 có tính oxi hóa mạnh hơn .
D. H2S và H2SO4 cùng có tính oxi hóa, nhưng H2S có tính oxi hóa yếu hơn .
Câu 41: Các đơn chất của dãy nào vừa có tính chất oxi hóa, vừa có tính khử ?
A. Cl2 , O3 , S3.
B. S8 , Cl2 , Br2. C. Na , F2 , S8
D. Br2 , O2 , Ca.
Câu 42: Các chất của dãy nào chỉ có tính oxi hóa ?
A. H2O2 , HCl , SO3.
B. O2 , Cl2 , S8.
C. O3 , KClO4 , H2SO4.
D. FeSO4, KMnO4, HBr.
4


Biên soạn và giảng dạy: ThS. NGỌC - HÓA - 0982163448 Face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC


Câu 43: Chọn câu đúng :
A. Trong phân tử H2S, S có hóa trị 2, số oxi hóa là +2
B. Trong phân tử H2S, S có hóa trị 2, số oxi hóa là +1
C. Phân tử H2S có 2 liên kết cộng hóa trị.
D. Lọ đựng dung dịch H2S hở miệng lâu ngày thấy vẫn trong suốt không màu.
Câu 44: Hãy chọn thứ tự so sánh tính axit đúng trong các dãy so sánh sau đây:
A. HCl > H2S > H2CO3
B. HCl > H2CO3 > H2S
C. H2S > HCl > H2CO3
D. H2S > H2CO3 > HCl
Câu 45: Tìm phản ứng sai :
A. H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl.
B. H2S + 1/2O2 → S + H2O .
C. H2S + 2NaCl → Na2S + 2HCl.
D. H2S + Pb(NO3)2 → PbS + 2HNO3
Câu 46: Tìm câu sai :
A. Dung dịch H2S có tính axit yếu .
B. H2S có tính khử mạnh .
C. Dùng dung dịch NaOH nhận biết H2S.
D. Dùng dung dịch Pb(NO3)2 để nhận biết H2S
Câu 47: Cho các cặp chất sau :
1) HCl và H2S
2) H2S và NH3
3) H2S và Cl2
4) H2S và N2
Cặp chất tồn tại trong hỗn hợp ở nhiệt độ thường là:

A. (2) và (3).
B. (1), (2), (4).
C. (1) và (4).
D. (3) và (4) .
Câu 48 : Cho phản ứng hóa học :
H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu nào diễn tả đúng tính chất của các chất phản ứng ?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử ;
B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa ;
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2 là chất khử ;
D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
Câu 49: Bạc tiếp xúc với không khí có H2S bị biến đổi thành Ag2S màu đen. Câu nào diễn
tả đúng tính chất của các chất phản ứng ?
A. Ag là chất oxi hóa, H2S là chất khử ;
B. H2S là chất khử, O2 là chất oxi hóa ;
C. Ag là chất khử, O2 là chất oxi hóa ;
D. H2S vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử, còn bạc là chất khử.
Câu 50 : Hiện tượng gì xảy ra khi dẫn khí H2S vào dung dịch hỗn hợp KMnO4 và H2SO4 :
A. Không có hiện tượng gì cả .
B. Dung dịch vẫn đục do H2S ít tan .
C. Dung dịch mất màu tím và vẫn đục có màu vàng do S không tan.
D. Dung dịch mất màu tím do KMnO4 bị khử thành MnSO4 và trong suốt .
Câu 51: Có 4 dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn: NaCl, KNO3, Pb(NO3)2, CuSO4 . Có
thể dùng những thuốc thử nào trong các dãy dưới đây để nhận biết:
A. H2S , AgNO3 và BaCl2 .
B. Quỳ tím, BaCl2 và AgNO3 .
C. NaOH và AgNO3 .
D. Cả A, B, C đều đúng.
5


Biên soạn và giảng dạy: ThS. NGỌC - HÓA - 0982163448 Face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC


Câu 52: Trong các chất dưới đây , chất nào có liên kết cộng hóa trị không cực ?
A. H2S
B. S8 .
C. Al2S3
D. SO2.
Câu 53: Thể tích khí SO2 hình thành (đktc) là bao nhiêu khi đốt 128g lưu huỳnh trong
100g oxi?
A. 35 lít
B. 39,9 lít
C. 70 lít
D. 79,8 lít
Câu 54: Khi tham gia phản ứng hóa học, nguyên tử lưu huỳnh có thể tạo ra 4 liên kết cộng
hóa trị là do nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái kích thích có cấu hình electron là :
A. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p33d2 .
B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p4 .
C. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p2 .
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p33d1 .
Câu 55: Phát biểu nào sau đây về oxi là không đúng ?
A. Oxi là một phi kim mạnh.
B. Oxi không mùi và không vị.
C. Oxi cần cho sự cháy và hô hấp.
D. Oxi tạo oxit axit với hầu hết các kim loại.
Câu 56: Trường hợp nào sau đây cho lượng oxi nhiều nhất :
A. Nhiệt phân 1g kali pemanganat. B. Nhiệt phân 1g kali clorat .
C. Nhiệt phân 1g kali nitratrat.
D. Nhiệt phân 1g H2O2.
Câu 57: Câu nào sau đây diễn tả đúng tính chất của lưu huỳnh ?

A. Lưu huỳnh chỉ có tính khử.
B. Lưu huỳnh chỉ có tính oxi hóa.
C. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử.
D. Lưu huỳnh không có tính oxi hóa, không có tính khử.
Câu 58: Hidro peoxit là hợp chất :
A. Vừa thể hiện tính oxi hóa,vừa thể hiện tính khử.
B. Chỉ thể hiện tính oxi hóa .
C. Chỉ thể hiện tính Khử.
D. Rất bền.
Câu 59: Sục khí ozon vào dung dịch KI có nhỏ sẳn vài giọt hồ tinh bột, hiện tượng quan
sát được là
A. Dung dịch có màu vàng nhạt.
B. Dung dịch có màu xanh.
C. Dung dịch có màu tím.
D. Dung dịch trong suốt.
Câu 60: Oxi tác dụng với tất cả các chất trong nhóm nào dưới đây ?
A. Na, Mg, Cl2, S.
B. Na, Al, I2, N2.
C. Mg, Ca, N2, S .
D. Mg, Ca, Au, S.
Câu 61: Để phân biệt oxi và ozon có thể dùng chất nào sau đây ?
A. Cu
B. Hồ tinh bột.
C. H2.
D. Dung dịch KI và hồ tinh bột .
Câu 62: Tìm câu sai trong các câu sau đây :
A. Oxi là chất duy trì sự sống và sự cháy. B. Oxi nhẹ hơn không khí .
C. Oxi ít tan trong nước.
D. Oxi chiếm gần 1/5 thể tích không khí.
Câu 63: Thu khí oxi trong phòng thí nghiệm người ta dùng cách nào sau đây ?

A. Dời chỗ nước .
B. Dời chỗ không khí và ngữa bình.
C. Dời chỗ không khí và úp bình.
D. tất cả đều sai.
Câu 64: O2 và O3 là 2 dạng thù hình vì :
A. Tạo ra từ một nguyên tố và cùng là đơn chất .
B. Vì O2 và O3 có công thức phân tử không giống nhau.
C. O2 và O3 có cấu tạo khác nhau.
6

Biên soạn và giảng dạy: ThS. NGỌC - HÓA - 0982163448 Face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC


D. O3 có khối lượng phân tử lớn hơn O2.
Câu 65: Chọn câu sai trong các câu sau đây:
A. Trong nhóm VIA, từ oxi đến đến Telu tính kim loại tăng dần.
B. Oxi có tính oxi hóa mạnh hơn ozon .
C. Oxi oxy hóa hầu hết các kim loại trừ Au, Pt.. và các phi kim trừ halogen.
D. Trong nhóm VIA oxi có độ âm điện lớn nhất.
Câu 66: Để nhận biết oxi ta có thể dùng cách nào sau đây :
A. Kim loại.
B. Dung dịch KI.
B. Phi kim.
D. Mẫu than còn nóng đỏ .
Câu 67: Trong các chất sau đây, chất nào không phản ứng với oxi trong mọi điều kiện :
A. Halogen.
B. Nitơ.
C. CO2.
D. A và C đúng .
Câu 68: Cặp chất nào là thù hình của nhau ?

A. H2O và H2O2
B. FeO và Fe2O3.
C. SO2 và SO3.
D. Lưu huỳnh đơn tà và lưu huỳnh tà phương.
Câu 69: Câu nào diễn tả không đúng về tính chất hóa học của lưu huỳnh và hợp chất của
lưu huỳnh?
A. Lưu huỳnh vừa có tính oxi hóa ,vừa có tính khử.
B. Hidrosunfua vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
C. Lưu huỳnh dioxit vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
D. Axit sunfuric chỉ có tính oxi hóa.
Câu 70: Bao nhiêu gam SO2 được tạo thành khi đốt một hỗn hợp gồm 128g lưu huỳnh và
100g oxi?
A. 100g
B.114g
C. 200g
D.228g
Câu 71: Trong phản ứng :
SO2 + H2S → 3S + 2H2O
Câu nào diễn tả đúng ?
A. Lưu huỳnh bị oxi hóa và hidro bị khử.
B. Lưu huỳnh bị khử và không có sự oxi hóa
C. Lưu huỳnh bị khử và hidro bị oxi hóa.
D. Lưu huỳnh trong SO2 bị khử, trong H2S bị oxi hóa.
Câu 72: Axit sunfuric thương có khối lượng riêng 1,84 g/ml và nồng độ 96%. Pha loãng
25ml axit này vào nước, được 500ml dung dịch. Dung dịch này có nồng độ mol là:
A. 0,45M.
B. 0,90M.
C. 0,94M.
D. 1,80M.
Câu 73: oxit nào là hợp chất ion ?

A. SO2.
B. SO3.
C. CO2.
D. CaO.
Câu 74: Chất nào có liên kết cộng hóa trị không cực ?
A. H2S.
B. S8
C. Al2S3.
D. SO2 .
Câu 76: Hợp chất nào sau đây của nguyên tố nhóm VIA với kim loại có đặc tính liên kết
ion không rõ rệt nhất ?
A. Na2S.
B. K2O
C. Na2Se
D. K2Te.
Câu 77: Nguyên tử lưu huỳnh ở trạng thái cơ bản có số liên kết cộng hóa trị là :
A. 1.
B. 2
C. 3.
D. 4.
Câu 78: Biết hidro peoxit H2O2 vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử :
H2O2 + 2KI → I2 + 2KOH
(1)
H2O2 + Ag2O → 2Ag + H2O + O2 (2)
7

Biên soạn và giảng dạy: ThS. NGỌC - HÓA - 0982163448 Face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC


Câu nào diễn tả đúng tính chất của H2O2 trong hai phản ứng ?

A. (1) : H2O2 có tính khử ; (2) : H2O2 có tính oxi hóa .
B. (1) : H2O2 bị oxi hóa ; (2) : H2O2 bị khử.
C. (1) : H2O2 có tính oxi hóa ; (2) H2O2 có tính khử.
D. Trong mỗi phản ứng, H2O2 vừa có tính oxi hóa và vừa có tính khử .
Câu 79: Lưu huỳnh tác dụng với dung dịch kiềm nóng theo phản ứng sau :
3S + 6KOH → 2K2S + K2SO3 + 3H2O
Trong phản ứng này có tỉ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hóa : số nguyên tử lưu huỳnh bị
khử là :
A. 2 : 1.
B. 1 : 2.
C. 1 : 3.
D. 2 : 3.
Câu 80: Lưu huỳnh tác dụng với H2SO4 đặc nóng :
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này có tỷ lệ số nguyên tử lưu huỳnh bị khử : số nguyên tử lưu huỳnh bị
oxi hóa là:
A. 1 : 2.
B. 1 : 3
C. 3 : 1.
D. 2 : 1.
Câu 81: Trong phản ứng: KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → MnSO4 + O2 + K2SO4+ H2O
Hệ số của chất oxi hóa và hệ số của chất khử là :
A. 3 và 5.
B. 5 và 2.
C. 2 và 5.
D. 3 và 2.
Câu 81: Cho phản ứng hóa học sau:
2KMnO4 + 5H2O2 + 3H2SO4 → 2MnSO4 + 5O2 + K2SO4 + 8H2O.
Câu nào diễn tả đúng tính chất của chất ?
A. H2O2 là chất oxi hóa.

B. KMnO4 là chất khử.
C. H2O2 là chất khử.
D. H2O2 vừa là chất oxi hóa vừa là chất khử.
Câu 82: Cho biết phương trình phản ứng :
H2SO4(đặc) + 8HI → 4I2 + H2S + 4H2O.
Câu nào diễn tả không đúng tính chất của chất?
A. H2SO4 là chất oxi hóa, HI là chất khử.
B. HI bị oxi hóa thành I2, H2SO4 bị khử thành H2S.
C. H2SO4 oxi hóa HI thành I2 , và nó bị khử thành H2S.
D. I2 oxi hóa H2S thành H2SO4 và nó bị khử thành HI.
Câu 83: Một hợp chất có thành phần theo khối lượng : 35,97% S; 62,92% O và 1,13% H.
Hợp chất này có công thức hóa học là:
A. H2SO3.
B. H2SO4.
C. H2S2O7.
D. H2S2O8.
Câu 84: Hệ số của chất oxi hóa và chất khử trong phương trình hóa học sau đây là:
P + H2SO4 → H3PO4 + SO2 + H2O.
A. 5 và 2.
B. 2 và 5.
C. 7 và 9.
D. 7 và 7.
Câu 85: Trong các phản ứng sau đây, phản ứng nào có chất tham gia là axit sunfuric đặc
nóng ?
A. H2SO4 + Na2CO3 → Na2SO4 + CO2 + H2O.
B. H2SO4 + Fe(OH)2 → FeSO4 + 2H2O.
C. 2H2SO4 + Cu
→ CuSO4 + 2H2O + SO2.
D. H2SO4 + Zn
→ ZnSO4 + H2.

Câu 86: trong phản ứng : FeS2 + O2 → Fe2O3 + SO2.
Tổng hệ số các chất phản ứng và tổng hệ số các chất sản phẩm là :
A. 13 và 5
B. 15 và 10.
C. 10 và 15.
D. 15 và 15.
8

Biên soạn và giảng dạy: ThS. NGỌC - HÓA - 0982163448 Face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC


Câu 87: Trộn một dung dịch có chứa 1 mol H2SO4 với một dung dịch có chứa 1,5 mol
NaOH, sau đó cho dung dịch sau phản ứng bay hơi đến khô.Chất rắn sau bay hơi là:
A. NaHSO4.
B. Na2SO4.
C. NaOH.
D. Na2SO4 và NaHSO4.
Câu 88: Phản ứng nào sau đây có chất tham gia là axit sunfuric loãng ?
A. 2H2SO4 + C
→ 2SO2 + CO2 + 2H2O.
B. H2SO4 + FeO
→ FeSO4 + H2O.
C. 6H2SO4 + 2Fe
→ Fe2(SO4)3 + 6H2O + 3SO2
D. 4H2SO4 +2Fe(OH)2 → Fe2(SO4)3 + 6H2O + SO2
Câu 89: Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5 lít dung dịch H2SO42M :
A. 2,5mol
B. 5,0mol.
C. 10mol.
D. 20mol.

Câu 90: Khối lượng H2SO4 98% và H2O cần dùng để pha chế 500g dung dịch H2SO4
9,8% là :
A. 98 gam va 402 gam.
B. 50 gam và 450 gam.
C. 49 gam và 451 gam.
D. 25 gam và 475 gam.
Câu 91: Trộn 2 thể tích dung dịch H2SO4 0,2M với 3 thể tích dung dịch H2SO4 0,5M được
dung dịch H2SO4 có nồng độ mol là:
A. 0,4M.
B. 0,25M.
C. 0,38M.
D. 0,15M.
Câu 92: Magie cháy trong khí lưu huỳnh dioxit , sản phẩm là magie oxit và lưu huỳnh.
Câu nào diễn tả không đúng bản chất của phản ứng?
A. Lưu huỳnh dioxit oxi hóa Mg thành magie oxit.
B. Magie khử luu huỳnh dioxit thành lưu huỳnh.
C. Magiê bị oxi hóa thành magie oxit., lưu huỳnh dioxit bị khử thành lưu huỳnh.
D. Magiê bị khử thành magie oxit, lưu huỳnh dioxit bị oxi hóa thành lưu huỳnh .
Câu 93: Hòa tan hoàn toàn 5,6 lít SO2 (đktc) vào 100 ml dung dịch KOH 3,5M. Dung
dịch tạo thành sau phản ứng có chứa :
A. K2SO3.
B. K2SO3 và KHSO3.C. KHSO3
D. K2SO3 và KOH dư.
Câu 94: Không nên dùng phản ứng nào sau đây để điều chế CuSO 4 vì không tiết kiệm
được axit ?
A. Axit sunfuric tác dụng với đồng (II)oxit.
B. Axit sunfuric tác dụng với đồng kim loại.
C. Axit sunfuric tác dụng với đồng (II)hidroxit.
D. Axit sunfuric tác dụng với đồng (II)cacbonat.
Câu 95: Trong phản ứng nào S bị khử đến lưu huỳnh có số oxi hóa thấp nhất ?

A. H2SO4 + Zn → ZnSO4 + SO2 + H2O.
B. H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2.
C. H2SO4 + Zn → ZnSO4 + S + H2O.
D. H2SO4 + Zn → ZnSO4 + H2S + H2O.
Câu 96: Cho V ml SO2 (đktc) sục vào dung dịch Br2 tới khi mất màu dung dịch Br2 thì
dừng lại, sau đó thêm dung dịch BaCl2 dư vào thì thu được 2,33g kết tủa. Giá trị của V là :
A. 112ml
B. 224ml
C. 1,12ml
D. 4,48ml
Câu 97: Hòa tan hoàn toàn 13g kim loại A hóa trị 2 vào H 2SO4 loãng thu được 4,48 lít H2
( đktc). Kim loại đó là :
A. Mg.
B. Zn.
C. Cu.
D. Fe
Câu 98: Trong công nghiệp sản xuất H2SO4 người ta không sử dụng chất nào sau đây để
hấp thụ SO3?
9

Biên soạn và giảng dạy: ThS. NGỌC - HÓA - 0982163448 Face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC


A. SO3 + H2SO4 → H2SO4.SO3.
B. nSO3 + H2SO4 → H2SO4.nSO3.
C. SO3 + H2O → H2SO4.
D. SO3 + H2SO4 → H2S2O7.
Câu 99: Cho 855g dung dịch BaCl2 12,164% vào 200g dung dịch H2SO4. Lọc bỏ kết tủa.
Để trung hòa nước lọc phải dùng hết 125ml dung dịch NaOH 25% (D= 1,28g/ml). Nồng
độ của H2SO4 trong dung dịch ban đầu là:

A. 45%
B. 49%
C. 50%
D. 51%
Câu 100: Kim loại bị thụ động với axit H2SO4 đặc nguội là :
A. Cu ; Al.
B. Al ; Fe
C. Cu ; Fe
D. Zn ; Cr

10 Biên soạn và giảng dạy: ThS. NGỌC - HÓA - 0982163448 Face: NGOC XUAN hoặc TÀI LIỆU HÓA HỌC THẦY NGỌC



×