Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

CĐHH BOOKGOL DLT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (271.92 KB, 5 trang )

CỘNG ĐỒNG HÓA HỌC VÀ ỨNG DỤNG
DIỄN ĐÀN BOOKGOL

ĐỀ THI THỬ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
NĂM HỌC 2014- 2015
Môn: Hoá Học
Thời gian làm bài: 90 phút;
(50 câu trắc nghiệm)

ĐỀ LUYỆN THI SỐ 4
(Đề thi có 5 trang)

Mã đề thi 134
Họ, tên thí sinh:..........................................................................
Số báo danh:...............................................................................
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H = 1; He =4; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39;Ca = 40;
Cr = 52, Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ag=108;Ba = 137, Li=7.
ĐỀ THI GỒM 50 CÂU (TỪ CÂU 1 ĐẾN CÂU 50) DÀNH CHO TẤT CẢ THÍ SINH
Câu 1: Trong ống sứ chứa hỗn hợp X gồm MgO, Fe3O4, CuO có khối lượng 62,8 gam. Nung nóng ống sứ, rồi
cho luồng khí CO đến dư đi qua, thu được hỗn hợp Y. Toàn bộ Y hòa tan hết trong dung dịch chứa NaNO3 và
HCl thu được 500 ml dung dịch Z chứa 5 muối clorua có khối lượng 149 gam và 11,2 lít khí NO thoát ra (sản
phẩm khử duy nhất; đktc). Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch Z, lọc lấy kết tủa, nung ngoài không khí
đến khối lượng không đổi được 64,0 gam rắn. Nồng độ mol/lít của muối FeCl2 có trong dung dịch Z là
A. 0,5M.
B. 0,2M.
C. 0,3M.
D. 0,4M.
t0
Câu 2: Cho phương trình phản ứng: aCu + bH2SO4 đặc 
 cCuSO4 + dSO2 + eH2O.


Với a=1 thì tổng hệ số các hợp chất có chứa nguyên tố lưu huỳnh bằng
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Câu 3: Hấp thụ 3,36 lít khí CO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch gồm KOH 1M và CaCl2 0,375M. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn, thu được a gam kết tủa. Giá trị a là
A. 7,50.
B. 5,00.
C. 15,00.
D. 9,85.
Câu 4: Chất nào trong các chất sau tác dụng với dung dịch NaOH dư, sản phẩm thu được gồm hỗn hợp muối và
nước?
A. Vinyl axetat.
B. Phenyl axetat.
C. Đietyl oxalat.
D. Metyl benzoat.
Câu 5: Có các phát biểu sau:
(a) Tất cả các kim loại kiềm thổ đều tan trong nước.
(b) Các kim loại kiềm có thể đẩy các kim loại yếu hơn ra khỏi dung dịch muối của chúng.
(c) Các ion Na+, Mg2+, Al3+ có cùng cấu hình electron ở trạng thái cơ bản và đều có tính oxi hoá yếu.
(d) Các kim loại kiềm K, Rb, Cs có thể tự bốc cháy khi tiếp xúc với nước.
(e) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch AlCl3, sau phản ứng thu được dung dịch trong suốt.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 6: Tổng số hợp chất hữu cơ no, đơn chức, mạch hở, có cùng công thức phân tử C5 H10O2, phản ứng được với
dung dịch NaOH nhưng không có phản ứng tráng bạc là

A. 4.
B. 5.
C. 8.
D. 9.
Câu 7: Cho m gam Al tác dụng với oxi sau 1 thời gian thu được (m + 2,88) gam hỗn hợp X. Cho hỗn hợp X tác
dụng với dung dịch HCl dư thu được a mol H2 và dung dịch Y. Rót từ từ dung dịch NaOH vào dung dịch Y ta có
đồ thị sau :

DTrang 1/5 - Mã đề thi 134


Cho hỗn hợp X tác dung với dung dịch HNO3 dư thu được V lít hỗn hợp khí NO và N2O (đktc) có tỉ khối so với
hiđro là 16,75 và dung dịch Z. Cô cạn dung dịch Z thu được (m + 249a) gam chất rắn khan. Giá trị của V gần
nhất với giá trị nào dưới đây?
A. 2,0
B. 1,8
C. 1,9
D. 1,7
Câu 8: Cho 33,7 gam hỗn hợp X gồm Al2O3, CuO, Al, Cu (trong đó có 18,99% khối lượng oxi) vào trong dung
dịch HCl dư thấy thu được 3,36 lít khí H2 (đktc), lọc lấy phần chất rắn không tan cho vào dung dịch HNO3 đặc,
nóng (dư), thu được 8,96 lít khí NO2 (đktc, là sản phẩm khử duy nhất). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần
trăm khối lượng của Al2O3 trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 31,27%.
B. 13,93%.
C. 13,94%.
D. 30,26%.
Câu 9: Chất nào sau đây không hòa tan được Cu(OH)2 ?
A. HOCH2CH2OH.
B. CH3COOH.
C. C3H5(OH)3.

D. C2H5OH.
Câu 10: Cho 0,46 gam hỗn hợp X gồm hai ancol đơn chức có số mol bằng nhau tác dụng hết với Na dư, thu
được 0,112 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, oxi hóa 0,46 gam X bằng CuO (hiệu suất các phản ứng đều bằng 100%),
rồi đem toàn bộ sản phẩm hữu cơ thu được cho tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng thì
khối lượng Ag thu được tối đa là
A. 3,24 gam.
B. 4,32 gam.
C. 1,08 gam.
D. 2,16 gam.
Câu 11: Hình vẽ nào sau đây mô tả đúng thí nghiệm dùng để điều chế chất tương ứng trong phòng thí nghiệm?

A.

B.

C.

D.

Câu 12: Điện phân dung dịch chứa 0,2 mol NaCl và x mol Cu(NO3)2 (điện cực trơ, màng ngăn xốp) sau một thời
gian thu được dung dịch X và khối lượng dung dịch giảm 21,5 gam. Cho thanh sắt vào dung dịch X đến khi các
phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy khối lượng thanh sắt giảm 2,6 gam và chỉ thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy
DTrang 2/5 - Mã đề thi 134


nhất của N+5). Giá trị của x là
A. 0,3.
B. 0,4.
C. 0,2.
D. 0,5.

Câu 13: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch HCl đặc?
A. Al.
B. Na.
C. Mg.
D. Cu.
Câu 14: Cho dãy các chất: anđehit fomic, axit metanoic, metyl axetat, etanol, vinyl fomat, glyxin, etin. Số chất
trong dãy tham gia phản ứng tráng bạc là
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 5.
Câu 15: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong tự nhiên Na tồn tại cả dưới dạng đơn chất và hợp chất.
(b) Các kim loại Mg, Sn, Fe đều oxi hóa được ion Cu2+ trong dung dịch CuSO4.
(c) Bản chất của sự ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.
(d) Kim loại Na có thể điều chế trong công nghiệp bằng phương pháp nhiệt phân muối natri clorua nóng
chảy.
Số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 16: Các số oxi hoá đặc trưng của crom là
A. +2; +4, +6.
B. +1, +2, +4, +6.
C. +2, +3, +6.
D. +3, +4, +6.
Câu 17: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HF.
(b) Để hở miệng lọ đựng dung dịch H2S trong không khí.

(c) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HBr.
(d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2.
(e) Sục khí CO2 dư vào dung dịch Ba(OH)2.
Sau khi thí nghiệm kết thúc, số trường hợp không thu được kết tủa là
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 5.
Câu 18: Cho 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào 250 ml dung dịch Al2(SO4)3 x mol/lit thu được 8,55 gam kết
tủa. Thêm tiếp 400 ml dung dịch Ba(OH)2 0,1M vào hỗn hợp phản ứng thì lượng kết tủa thu được là 18,8475
gam. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của x là
A. 0,09.
B. 0,1.
C. 0,12.
D. 0,06.
Câu 19: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Lọ thủy tinh đựng được dung dịch HF.
B. Bạc photphat (Ag3PO4) là kết tủa màu vàng, không tan trong nước và trong dung dịch HNO3 loãng.
C. Cho Si tác dụng được với dung dịch NaOH đặc.
D. Silic đioxit (SiO2) tan dễ trong dung dịch HCl.
Câu 20: Nung hỗn hợp gồm SO2 và O2 có số mol bằng nhau đựng trong một bình kín có thể tích không đổi với
chất xúc tác thích hợp. Sau một thời gian, đưa bình về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất trong bình giảm 10% so với
áp suất ban đầu. Hiệu suất của phản ứng đã xảy ra bằng
A. 75%.
B. 50%.
C. 20%.
D. 40%.
Câu 21: Một loại gạo (chứa 80% tinh bột) dùng để sản xuất ancol etylic theo sơ đồ sau:
(1)
(2)

(C 6 H10 O 5 ) n 
 C 6 H12 O 6 
 C 2 H 5OH.
0
Để sản xuất được 1000 lít cồn etylic 96 cần m kg loại gạo trên. Biết khối lượng riêng của ancol etylic là 0,78
g/ml; hiệu suất của quá trình (1), (2) đều bằng 60%. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 3663.
B. 4578.
C. 2747.
D. 1648.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm CuO và một oxit của kim loại M hoá trị II với tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2. Cho khí CO
dư đi qua 2,4 gam X nung nóng, thu được hỗn hợp Y. Để hoà tan hết Y cần tối đa 40 ml dung dịch HNO3 2,5M
và thu được khí NO là sản phẩm khử duy nhất. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của
CuO trong X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 14,71%.
B. 49,75%.
C. 41,67%.
D. 35,71%.
Câu 23: Hợp chất có 22 nguyên tử hiđro trong phân tử là
A. saccarozơ.
B. glucozơ.
C. tinh bột.
D. fructozơ.
Câu 24: Cho các nhận xét sau:
(a) Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
(b) Nguyên tử có bán kính lớn hơn bán kính của các ion tương ứng.
(c) Liên kết giữa các nguyên tử kim loại và phi kim có thể là liên kết cộng hóa trị hoặc liên kết ion.
DTrang 3/5 - Mã đề thi 134



(d) Các chu kì trong bảng tuần hoàn luôn bắt đầu bằng kim loại kiềm, kết thúc là một khí hiếm.
Số nhận xét đúng là
A. 2.
B. 3.
C. 1.
D. 4.
Câu 25: Số đồng phân cấu tạo anken ứng với công thức phân tử C4H8 là
A. 2.
B. 4.
C. 1.
D. 3.
Câu 26: Nhận xét nào sau đây sai?
A. Tính chất hóa học chung của kim loại là tính oxi hóa.
B. Những tính chất vật lí chung của kim loại chủ yếu do các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại gây
ra.
C. Nguyên tắc điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử.
D. Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Fe(OH)3 là chất rắn màu nâu đỏ.
B. CrO3 là một oxit axit.
C. Trong tự nhiên, crom chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.
D. Kim loại sắt có tính nhiễm từ.
Câu 28: Fomalin là dung dịch chứa chất nào sau đây?
A. HCOOH.
B. HCHO.
C. (CHO)2.
D. CH3CHO.
Câu 29: Chất nào sau đây là chất lưỡng tính?
A. Al.
B. NaAlO2.

C. Al2O3.
D. AlCl3.
Câu 30: Dung dịch chất nào sau đây (nồng độ mol 0,01M) có giá trị pH <7?
A. HBr.
B. NaCl
C. Ba(OH)2.
D. NH3.
Câu 31: Cho các hợp chất thơm: C6 H5OH, CH3-C6 H4-OH, C6 H5-CH2OH, HO-C6H4-OH, C6H5COOH,
C6H5CH(OH)CH2OH. Số chất phản ứng được với dung dịch NaOH là
A. 2.
B. 5.
C. 3.
D. 4.
Câu 32: Cho m gam Fe vào 200 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 1M và H2SO4 1M, khuấy kĩ cho các phản ứng xảy
ra hoàn toàn, thu được khí NO duy nhất (sản phẩm khử duy nhất của N5+) và 0,75m gam chất rắn khan. Giá trị
của m là
A. 27,2.
B. 16,0.
C. 38,4.
D. 28,6.
Câu 33: Hợp chất A và B là hai axit cacboxylic đơn chức. Trộn 1,2 gam A với 5,18 gam B được hỗn hợp X. Để
trung hòa hết X cần vừa đủ 90 ml dung dịch NaOH 1M. Trộn 7,8 gam A với 1,48 gam B được hỗn hợp Y. Để
trung hòa hết Y cần vừa đủ 75 ml dung dịch NaOH 2M. Công thức của A và B lần lượt là
A. CH3COOH và C2H3COOH.
B. C2H3COOH và C2 H5COOH.
C. C2H5COOH và CH3COOH.
D. CH3COOH và C2H5COOH.
Câu 34: Trong các loại tơ sau: visco, xenlulozơ axetat, olon, enang, nilon-6,6; số tơ được điều chế bằng phản
ứng trùng ngưng là
A. 4.

B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 35: Để điều chế supephotphat đơn người ta cho Ca3(PO4)2 tác dụng với dung dịch
A. H2SO4 đặc.
B. HCl đặc.
C. HNO3 đặc.
D. H3PO4 đặc.
Câu 36: X, Y là 2 hợp chất hữu cơ no, mạch hở, trong phân tử chỉ chứa một loại nhóm chức (X, Y không cùng nhóm
chức; MX < MY). Đốt cháy hoàn toàn a mol X cũng như Y đều thu được x mol CO2 và y mol H2O với x = y + a. Lấy
0,25 mol hỗn hợp E chứa X, Y tác dụng với AgNO3/NH3 dư thu được 86,4 gam Ag. Mặt khác đun nóng 0,25 mol E
với dung dịch NaOH dư thu được hỗn hợp gồm 2 muối của 2 axit hữu cơ no, đơn chức và 7,6 gam một ancol Z duy
nhất. Đốt cháy hoàn toàn 13,2 gam X cần dùng V lít O2 (đktc). Giá trị của V là
A.6,16 lít.
B.8,40 lít.
C.7,64 lít.
D.7,28 lít.
Câu 37: Hỗn hợp A chứa 3 chất mạch hở gồm axit cacboxylic hai chức X, ancol đơn chức Y và este hai chức Z
tạo bởi X và Y. Chia m gam A thành 3 phần bằng nhau:
- Đốt cháy hoàn toàn phần 1 cần vừa đủ 16 gam O2 thu được 17,6 gam CO2 và 6,84 gam H2O.
- Phần 2 tác dụng vừa đủ với 80ml NaOH 1M.
- Phần 3 tác dụng với Na (dư) thu được 0,448 lít H2 (đktc).
Số mol của chất X trong m gam A là
A. 0,01.
B. 0,02.
C. 0,03.
D. 0,06.
Câu 38: Chất nào sau đây chứa hai nguyên tử N trong phân tử?
A. Glu-Gly-Gly.
B. Tơ nitron.

C. Lysin.
D. Metylmoni clorua.
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X chứa các amin no, đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 15,12 lít khí O2 (đktc),
thu được 9,9 gam H2O. Nếu cho toàn bộ lượng amin trên phản ứng với dung dịch HCl thì cần vừa đủ V lít dung
dịch HCl 0,5 M. Giá trị của V là
A. 0,275.
B. 0,105.
C. 0,300.
D. 0,200.
DTrang 4/5 - Mã đề thi 134


Câu 40: Chất nào sau đây có phản ứng màu biure tạo thành phức chất có màu tím đặc trưng?
A. Gly–Ala.
B. Alanin.
C. Anbumin.
D. Etylamoni clorua
Câu 41: Hỗn hợp X gồm Fe và một kim loại khác. Cho thêm 0,32 gam kim loại Cu vào 2,08 gam hỗn hợp X thu
được hỗn hợp Y trong đó kim loại Cu chiếm 53,33% về khối lượng. Lấy 1/2 hỗn hợp Y cho tác dụng với 425
gam dung dịch AgNO3 1,7%, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Z. Nồng độ phần trăm
của Fe(NO3)2 trong dung dịch Z là
A. 0,32%.
B. 0,85%.
C. 0,26%.
D. 0,43%.
Câu 42: A là tetrapeptit mạch hở khi thủy phân hoàn toàn chỉ tạo ra các  -amino axit no phân tử chứa 1 nhóm
-NH2;1 nhóm -COOH . Chia một lượng A thành hai phần bằng nhau:
-Phần 1 cho tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ rồi cô cạn thu được 50,5g muối khan.
-Phần 2 cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ rồi cô cạn được 44,7g muối khan.
Nếu thủy phân hoàn toàn 20g tetrapeptit A trên bằng lượng vừa đủ dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 3M và KOH

1M rồi cô cạn thì thu được bao nhiêu gam muối khan ?
A. 30,36.
B. 39,80.
C. 28,96.
D. 45,10.
Câu 43: Anlen có công thức cấu tạo là
A. CH3–CH=CH2.
B. CH3 – C  CH.
C. CH2 = C(CH3) - CH2 - CH3. D. CH2 = C = CH2.
Câu 44: Để xử lí chất thải có tính axit, người ta thường dùng
A. nước vôi.
B. muối ăn.
C. phèn chua.
D. giấm ăn.
Câu 45: Số đồng phân là hợp chất thơm có CTPT là C8 H10O không tác dụng được với cả Na và NaOH là
A. 7.
B. 4.
C. 6.
D. 5.
Câu 46: Hợp chất X là anđehit no, đa chức, mạch hở có công thức phân tử là (C2xH8Ox)n. Số công thức cấu tạo
thỏa mãn tính chất trên của X là
A. 4.
B. 3.
C. 5.
D. 6.
Câu 47: Chia 44,8 gam hỗn hợp X gồm axit axetic, glixerol và etyl axetat làm ba phần (tỉ lệ số mol của các chất
trong mỗi phần là như nhau).
- Phần 1 tác dụng hết với Na dư, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2 tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 0,4M khi đun nóng.
- Phần 3 (có khối lượng bằng khối lượng phần 2) tác dụng với NaHCO3 dư thì có 2,688 lít khí bay ra (đktc).

Biết các phản ứng đều xảy ra hoàn toàn. Khối lượng của axit axetic có trong 44,8 gam hỗn hợp X là
A. 3,6 gam.
B. 18,0 gam.
C. 7,2 gam.
D. 10,8 gam.
Câu 48: Cho các chất: Al, Cl2, Zn(OH)2, Fe(NO3)2, NaHCO3, Cr(OH)3, Na2CrO4. Số chất đều phản ứng được
với dung dịch H2SO4 loãng và với dung dịch NaOH loãng là
A. 4.
B. 6.
C. 5.
D. 7.
Câu 49: Biện pháp nào dưới đây không thể làm mềm nước có tính cứng tạm thời ?
A. Cho tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ.
B. Cho tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ.
C. Đun nóng.
D. Cho tác dụng với dung dịch Na2CO3 vừa đủ.
Câu 50: Nhận xét nào sau đây đúng?
A. CH3OH và CH3OCH3 là đồng phân.
B. C4H10 có hai đồng phân cấu tạo.
C. C6H5OH và C6H5CH2OH là đồng đẳng (C6H5- là nhóm phenyl).
D. Liên kết hóa học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết ion.

DTrang 5/5 - Mã đề thi 134



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×