Tải bản đầy đủ (.doc) (34 trang)

CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.85 KB, 34 trang )

MỞ ĐẦU
Đất đai là nguồn tài tài nguyên vô cùng quí giá của mỗi quốc gia, mỗi dân
tộc, là tư liệu sản xuất, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn
phân bố các khu dân cư, là nền móng để xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã
hội và cũng cố an ninh quốc phòng. Đất đai là bộ phận không thể tách rời với
lãnh thổ của mỗi quốc gia, không thể có quốc gia nào mà không có lãnh thổ. Tôn
trọng độc lập chủ quyền quốc gia trước hết phải hiện tôn trọng lãnh thổ quốc gia.
Thực tế ta thấy đất đai có vai trò hết sức quan trọng, chính vì vậy, các cuộc cách
mạng trong lịch sử đều lấy đất đai là đối tượng coi đó là nhiệm vụ cần giải quyết
cấp bách. Ngày nay, vẫn đề sử dụng nguồn tài nguyên đất đai trên thế giới nói
chung, ở Việt Nam nói riêng là vấn đề đang được quan tâm rất nhiều qua trong
thời gian qua nguồn tài nguyên này ngày một suy thoái. Nước ta trong những
năm gần đây dân số gia tăng, kinh tế phát triển, mức sống của người dân càng
được nâng cao do đó nhu cầu về đất đai cũng tăng theo với các mục đích sử dụng
đất khác nhau đã tạo ra áp lực rất lớn cho đất đai, mặt khác với sự biến đổi khí
hậu toàn cầu làm cho nước biển dâng cao, Nước ta là một trong mười nước chịu
ảnh hưởng lớn nhất từ hiện tượng này. Vì thế, nhà nước ta với tư cách là đại diện
chủ sở hữu về đất đai cần phải tiến hành việc thống nhất quản lý đất đai trên
phạm vi cả nước bằng hệ thống các quy định, các nội dung quản lý nhà nước về
đất đai để bảo đảm cho việc khai thác sử dụng đất đai ngày càng có hiệu quả.
Phân loại mục đích sử dụng đất là một trong những nội dung quản lý đất đai của
nhà nước nhằm xác lập một cơ chế phân bố đất đai vào các mục đích sử dụng
hợp lý làm cơ sở cho quy hoạch-kế hoạch hóa việc sử dụng các loại đất trong
lãnh thổ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

1


ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM
Căn cứ Khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, nhóm đất phi nông nghiệp bao
gồm các loại đất sau đây:


a) Đất ở gồm đất ở tại nông thôn, đất ở tại đô thị;
b) Đất xây dựng trụ sở cơ quan;
c) Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
d) Đất xây dựng công trình sự nghiệp gồm đất xây dựng trụ sở của tổ chức
sự nghiệp; đất xây dựng cơ sở văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục và đào tạo, thể dục
thể thao, khoa học và công nghệ, ngoại giao và công trình sự nghiệp khác;
đ) Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp gồm đất khu công nghiệp, cụm
công nghiệp, khu chế xuất; đất thương mại, dịch vụ; đất cơ sở sản xuất phi nông
nghiệp; đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng,
làm đồ gốm;
e) Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng
hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường
sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích
lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi,
giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn
thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
g) Đất cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng;
h) Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng;
i) Đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng;
k) Đất phi nông nghiệp khác gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao
động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho và nhà để chứa nông sản, thuốc bảo
vệ thực vật, phân bón, máy móc, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp và
đất xây dựng công trình khác của người sử dụng đất không nhằm mục đích kinh
doanh mà công trình đó không gắn liền với đất ở;
2


1. Khái niệm, đối tượng được giao và cho thuê đất phi nông nghiệp
1.1. Khái niệm:
Theo khoản 7, 8 điều 3 luật đất đai 2013 quy định:

“Nhà nước giao quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước giao đất) là
việc Nhà nước ban hành quyết định giao đất để trao quyền sử dụng đất cho đối
tượng có nhu cầu sử dụng đất.”
“Nhà nước cho thuê quyền sử dụng đất (sau đây gọi là Nhà nước cho thuê
đất) là việc Nhà nước quyết định trao quyền sử dụng đất cho đối tượng có nhu
cầu sử dụng đất thông qua hợp đồng cho thuê quyền sử dụng đất.”
1.2. Đối tượng được giao và cho thuê đất
Theo Điều 5 Luật đất đai 2013. Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất,
cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất theo
quy định của Luật này, bao gồm:
1. Tổ chức trong nước gồm cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị xã hội
- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức sự nghiệp
công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi
chung là tổ chức);
2. Hộ gia đình, cá nhân trong nước (sau đây gọi chung là hộ gia đình, cá
nhân);
3. Cộng đồng dân cư gồm cộng đồng người Việt Nam sinh sống trên cùng
địa bàn thôn, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, tổ dân phố và điểm dân cư tương tự
có cùng phong tục, tập quán hoặc có chung dòng họ;
4. Cơ sở tôn giáo gồm chùa, nhà thờ, nhà nguyện, thánh thất, thánh đường,
niệm phật đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức
tôn giáo và cơ sở khác của tôn giáo;

3


5. Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại
giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại
giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc

Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ
chức liên chính phủ;
6. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về
quốc tịch;
7. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gồm doanh nghiệp 100% vốn
đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp Việt Nam mà nhà đầu
tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại theo quy định của pháp luật về
đầu tư.
2. Căn cứ giao đất và nguyên tắc giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp
2.1. Căn cứ để giao đất, cho thuê đất:
Điều 52. Luật đất đai 2013:
1. Kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền phê duyệt.
2. Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê
đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
Điều 56. Luật đất đai 2013:
1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:
a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối;
b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt
hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;

4


c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản
xuất phi nông nghiệp;
d) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có

mục đích kinh doanh;
đ) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để
thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất
xây dựng công trình sự nghiệp;
g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng
trụ sở làm việc.
2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ
trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
2.1.1. Giao đất phi nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân.
Hộ gia đình, cá nhân được giao các loại đất phi nông nghiệp sau:
+ Đất ở để xây dựng nhà ở - giao theo đơn xin giao đất, có hạn mức.
+ Đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh; đất để xây dựng
công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
trong khu công nghiệp – giao theo văn bản thẩm định nhu cầu sử dụng đất của
Phòng TNMT.

5


Căn cứ vào quỹ đất của địa phương và quy hoạch đã được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền xét duyệt, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
quy định hạn mức đất giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm nhà ở (điều 8384 LĐĐ).
Đất để làm mặt bằng xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh

doanh có chế độ sử dụng đất như đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất,
kinh doanh quy định tại Điều 93 của LĐĐ (điều 96 LĐĐ).
2.1.2. Giao đất phi nông nghiệp cho tổ chức kinh tế.
Tổ chức kinh tế được giao các loại đất phi nông nghiệp sau (giao đất có thu
tiền sử dụng đất):
+ Đất ở để thực hiện theo dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc cho
thuê.
+ Giao đất để chỉnh trang, phát triển đô thị và khu dân cư nông thôn: thực
hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư.
+ Đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp.
+ Đầu tư vào sản xuất, kinh doanh trong khu công nghiệp.
+ Sử dụng đất trong khu công nghệ cao để phục vụ sản xuất, kinh doanh sản
phẩm công nghệ cao; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ cao; đào tạo
nhân lực công nghệ cao.
+ Sử dụng đất trong khu kinh tế.
+ Sử dụng đất làm mặt bằng xây dựng cơ sở sản xuất, kinh doanh.
+ Đất để làm mặt bằng xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh
doanh.
2.1.3. Giao đất phi nông nghiệp cho các tổ chức, đối tượng khác.
+ Cộng đồng dân cư: được giao đất để xây dựng các công trình là đình, đền,
miếu, am, từ đường, nhà thờ họ;

6


+ Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức sự
nghiệp công được giao đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự
nghiệp.
+ Cơ sở tôn giáo được giao đất để xây dựng chùa, nhà thờ, thánh thất, thánh
đường, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, trụ sở của tổ chức tôn giáo, các

cơ sở khác của tôn giáo được Nhà nước cho phép hoạt động.
2.2. Nguyên tắc giao đất, cho thuê đất:
2.2.1. Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Điều 54. Luật đất đai 2013: Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất
trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại
Điều 129 của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất
là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc
phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh
doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản
4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng
công trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án
của Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất
phi nông nghiệp quy định tại Điều 159 của Luật này.
2.2.2. Giao đất có thu tiền sử dụng đất
Điều 55. Luật đất đai 2013 Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trong
các trường hợp sau đây:
7


1. Hộ gia đình, cá nhân được giao đất ở;
2. Tổ chức kinh tế được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở
để bán hoặc để bán kết hợp cho thuê;
3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài được giao đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc để

bán kết hợp cho thuê;
4. Tổ chức kinh tế được giao đất thực hiện dự án đầu tư hạ tầng nghĩa trang,
nghĩa địa để chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn với hạ tầng.
3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp; hạn mực giao đất phi
nông nghiệp
3.1. Thời hạn giao đất, cho thuê đất: (Luật đất đai 2013)
Điều 125. Đất sử dụng ổn định lâu dài
Người sử dụng đất được sử dụng đất ổn định lâu dài trong các trường hợp
sau đây:
1. Đất ở do hộ gia đình, cá nhân sử dụng;
2. Đất nông nghiệp do cộng đồng dân cư sử dụng quy định tại khoản 3
Điều 131 của Luật này;
3. Đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự
nhiên;
4. Đất thương mại, dịch vụ, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp của hộ gia
đình, cá nhân đang sử dụng ổn định mà không phải là đất được Nhà nước giao có
thời hạn, cho thuê;
5. Đất xây dựng trụ sở cơ quan quy định tại khoản 1 Điều 147 của Luật
này; đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự
chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này;
6. Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh;
7. Đất cơ sở tôn giáo quy định tại Điều 159 của Luật này;
8


8. Đất tín ngưỡng;
9. Đất giao thông, thủy lợi, đất có di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng
cảnh, đất xây dựng các công trình công cộng khác không có mục đích kinh
doanh;
10. Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa;

11. Đất tổ chức kinh tế sử dụng quy định tại khoản 3 Điều 127 và khoản 2
Điều 128 của Luật này.
Điều 126. Đất sử dụng có thời hạn
1. Thời hạn giao đất, công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ
gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo quy định tại khoản 1,
khoản 2, điểm b khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 129 của Luật này là 50 năm.
Khi hết thời hạn, hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có nhu
cầu thì được tiếp tục sử dụng đất theo thời hạn quy định tại khoản này.
2. Thời hạn cho thuê đất nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân không
quá 50 năm. Khi hết thời hạn thuê đất, hộ gia đình, cá nhân nếu có nhu cầu thì
được Nhà nước xem xét tiếp tục cho thuê đất.
3. Thời hạn giao đất, cho thuê đất đối với tổ chức để sử dụng vào mục đích
sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; tổ chức, hộ gia
đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ, làm cơ sở sản xuất
phi nông nghiệp; tổ chức để thực hiện các dự án đầu tư; người Việt Nam định cư
ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện các dự án đầu
tư tại Việt Nam được xem xét, quyết định trên cơ sở dự án đầu tư hoặc đơn xin
giao đất, thuê đất nhưng không quá 50 năm.
Đối với dự án có vốn đầu tư lớn nhưng thu hồi vốn chậm, dự án đầu tư
vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn mà cần thời hạn dài hơn thì thời hạn giao đất, cho thuê
đất không quá 70 năm.
9


Đối với dự án kinh doanh nhà ở để bán hoặc để bán kết hợp với cho thuê
hoặc để cho thuê mua thì thời hạn giao đất cho chủ đầu tư được xác định theo
thời hạn của dự án; người mua nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất được sử
dụng đất ổn định lâu dài.
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì
được Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định

tại khoản này.
4. Thời hạn cho thuê đất để xây dựng trụ sở làm việc của tổ chức nước
ngoài có chức năng ngoại giao không quá 99 năm. Khi hết thời hạn, tổ chức
nước ngoài có chức năng ngoại giao nếu có nhu cầu sử dụng đất thì được Nhà
nước xem xét gia hạn hoặc cho thuê đất khác, mỗi lần gia hạn không quá thời
hạn quy định tại khoản này.
5. Thời hạn cho thuê đất thuộc quỹ đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích
công ích của xã, phường, thị trấn là không quá 05 năm.
6. Đất xây dựng công trình sự nghiệp của tổ chức sự nghiệp công lập tự
chủ tài chính quy định tại khoản 2 Điều 147 của Luật này và các công trình công
cộng có mục đích kinh doanh là không quá 70 năm.
Khi hết thời hạn, người sử dụng đất nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng thì được
Nhà nước xem xét gia hạn sử dụng đất nhưng không quá thời hạn quy định tại
khoản này.
7. Đối với thửa đất sử dụng cho nhiều mục đích thì thời hạn sử dụng đất
được xác định theo thời hạn của loại đất sử dụng vào mục đích chính.
8. Thời hạn giao đất, cho thuê đất quy định tại Điều này được tính từ ngày
có quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 56. Cho thuê đất
1. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm hoặc thu tiền thuê đất
một lần cho cả thời gian thuê trong các trường hợp sau đây:
10


a) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp,
nuôi trồng thủy sản, làm muối;
b) Hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu tiếp tục sử dụng đất nông nghiệp vượt
hạn mức được giao quy định tại Điều 129 của Luật này;
c) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thương mại, dịch vụ; đất sử dụng cho
hoạt động khoáng sản; đất sản xuất vật liệu xây dựng, làm đồ gốm; đất cơ sở sản

xuất phi nông nghiệp;
d) Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để xây dựng công trình công cộng có
mục đích kinh doanh;
đ) Tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối; đất sản xuất, kinh doanh phi
nông nghiệp; đất xây dựng công trình công cộng có mục đích kinh doanh; đất để
thực hiện dự án đầu tư nhà ở để cho thuê;
e) Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập tự chủ tài chính, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng đất
xây dựng công trình sự nghiệp;
g) Tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao sử dụng đất để xây dựng
trụ sở làm việc.
2. Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm đối với đơn vị vũ
trang nhân dân sử dụng đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy
sản, làm muối hoặc sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm
muối kết hợp với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
3.2. Hạn mức giao đất
Căn cứ Điểm a, b, c Khoản 1 Điều 20 của Nghị định 43/2014
- Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn
mức công nhận đất ở quy định tại Khoản 4 Điều 103 của Luật Đất đai (sau đây
11


gọi là hạn mức công nhận đất ở) thì toàn bộ diện tích thửa đất được công nhận là
đất ở.
Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công
nhận đất ở thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức công nhận đất ở;
trường hợp diện tích đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn
hơn hạn mức công nhận đất ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế

đã xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống đó;
- Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ
phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp, đất thương
mại, dịch vụ theo diện tích thực tế đã xây dựng công trình đó; hình thức sử dụng
đất được công nhận như hình thức giao đất có thu tiền sử dụng đất, thời hạn sử
dụng đất là ổn định lâu dài;
- Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương
mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận
đất ở thì diện tích đất ở được công nhận theo quy định tại Điểm a Khoản này;
phần diện tích còn lại đã xây dựng công trình sản xuất, thương mại, dịch vụ phi
nông nghiệp thì được công nhận theo quy định tại Điểm b Khoản này;
Căn cứ Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 20 của Nghị định 43/2014
- Đối với thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất nhỏ hơn hoặc bằng hạn
mức giao đất ở quy định tại Khoản 2 Điều 143 và Khoản 4 Điều 144 của Luật
Đất đai (sau đây gọi là hạn mức giao đất ở) thì toàn bộ diện tích thửa đất được
công nhận là đất ở.
Trường hợp thửa đất có nhà ở mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở
thì diện tích đất ở được công nhận bằng hạn mức giao đất ở; trường hợp diện tích
đất xây dựng nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức giao đất
ở thì công nhận diện tích đất ở theo diện tích thực tế đã xây dựng nhà ở và các
công trình phục vụ đời sống đó;
12


- Đối với thửa đất có công trình xây dựng để sản xuất, thương mại, dịch vụ
phi nông nghiệp thì công nhận đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương
mại, dịch vụ theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này;
- Đối với thửa đất có cả nhà ở và công trình xây dựng để sản xuất, thương
mại, dịch vụ phi nông nghiệp mà diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức giao đất ở
thì công nhận diện tích đất ở, đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất thương

mại, dịch vụ theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này;
Căn cứ Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND, ngày 17 tháng 06 năm 2015.
Về việc quy định hạn mức giao đất, hạn mức công nhận quyền sử dụng đất đối
với hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Như sau:
Điều 3. Hạn mức giao đất ở
1. Hạn mức giao đất ở tại nông thôn cho mỗi hộ gia đình, cá nhân để làm
nhà ở không quá 300m2 (ba trăm mét vuông)
2. Hạn mức giao đất ở tại đô thị cho mỗi hộ gia đình, cá nhân tự xây dựng
nhà ở đối với trường hợp chưa đủ điều kiện giao đất theo dự án đầu tư xây dựng
nhà ở không quá 200m2 (hai trăm mét vuông)
Điều 4. Hạn mức công nhận đất ở
1. Hạn mức công nhận đất ở đối với khu vực nông thôn cho mỗi hộ gia
đình không quá 400m2 (bốn trăm mét vuông)
2. Hạn mức công nhận đất ở đối với khu vực đô thị cho mỗi hộ gia đình
không quá 300m2 (ba trăm mét vuông)
4. Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất phi nông nghiệp
Trình tự, thủ tục giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho người được giao đất, thuê đất theo quy định của pháp luật đất đai
1. Việc nộp hồ sơ xin giao đất, thuê đất được quy định như sau:

13


a) Tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước
ngoài xin giao đất, thuê đất nộp hai bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý đất đai của
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có đất.
Hộ gia đình, cá nhân xin giao đất, thuê đất nộp hai bộ hồ sơ tại cơ quan quản lý
đất đai của huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có đất;
b) Hồ sơ xin giao đất, thuê đất gồm đơn xin giao đất, thuê đất; dự án đầu
tư của tổ chức theo quy định của pháp luật về đầu tư; đối với người Việt Nam

định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có dự án đầu tư và
bản sao giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư có chứng nhận
của công chứng nhà nước.
2. Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất đã được giải phóng mặt bằng
được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ
sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính
hoặc trích đo địa chính khu đất xin giao, xin thuê; xác định mức thu tiền sử
dụng đất, tiền thuê đất; thực hiện các thủ tục về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định và trao quyết định giao đất hoặc
cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất;
b) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày người được
giao đất, thuê đất thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp
luật, cơ quan quản lý đất đai ký hợp đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất,
tổ chức bàn giao đất trên thực địa và trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
cho người được giao đất, thuê đất.
3. Việc giao đất, cho thuê đất đối với đất chưa được giải phóng mặt bằng
được quy định như sau:
a) Trong thời hạn không quá ba mươi ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ
hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hoàn thành việc giới thiệu
14


địa điểm; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính khu đất xin giao,
xin thuê; xác định mức thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; thực hiện các thủ tục
về giao đất, cho thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định
và trao quyết định giao đất hoặc cho thuê đất cho người được giao đất, thuê đất;
b) Căn cứ vào quyết định giao đất, cho thuê đất của cơ quan nhà nước có
thẩm quyền, Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh tổ chức
thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng;

c) Trong thời hạn không quá mười ngày làm việc, kể từ ngày thực hiện
xong việc giải phóng mặt bằng và người được giao đất, thuê đất thực hiện xong
nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật, cơ quan quản lý đất đai ký hợp
đồng thuê đất đối với trường hợp thuê đất; tổ chức bàn giao đất trên thực địa và
trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người được giao đất, thuê đất.
5. Những vấn đề tồn tại (Thực trạng) trong công tác quản lý sử dụng đất sản
xuất phi nông nghiệp ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây. Liên hệ ở tỉnh
Kiên Giang?
5.1. Sơ lược về điều kiện tự nhiên KTXH Tỉnh Kiên Giang
Vị trí địa lý của Kiên Giang có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế - xã hội
tổng hợp, là cửa ngõ hướng ra biển Tây của tỉnh cũng như của vùng đồng bằng
sông Cửu Long, có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biển, đảo và giao lưu
với các nước trong khu vực và quốc tế với các ngành mũi nhọn như du lịch,
thương mại, dịch vụ công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản…
Kiên Giang có tổng diện tích tự nhiên 6.346,27 km2. Theo kết quả điều tra
ngày 01/04/2009, dân số tỉnh Kiên Giang là 1.683.149 người, mật độ
267 người/km², khu vực nông thôn 73,1%, thành thị 26,9%; dân tộc chủ yếu là
người Kinh, Khmer, Hoa. Dân số của tỉnh phân bố không đều, thường tập trung
ở ven trục lộ giao thông, kênh rạch, sông ngòi và một số đảo, quy mô dân số đến
năm 2010 dự kiến dưới 1,8 triệu người.
15


Kiên Giang là tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long - phía Tây Nam
của Tổ quốc: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Cà
Mau và Bạc Liêu; phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh An Giang, thành phố Cần
Thơ và tỉnh Hậu Giang; phía Tây giáp Vịnh Thái Lan.
Kiên Giang có 15 đơn vị hành chính cấp huyện, thị: Thành phố Rạch Giá,
thị Xã Hà Tiên, huyện Kiên Lương; huyện Hòn Đất, huyện Tân Hiệp, huyện
Châu Thành, huyện Giồng Riềng, huyện Gò Quao, huyện An Biên, huyện An

Minh, huyện Vĩnh Thuận, huyện Phú Quốc, huyện Kiên Hải, huyện U Minh
Thượng và huyện Giang Thành.
Tổng diện tích đất tự nhiên của Kiên Giang là 634.627,21 ha, trong đó:
Nhóm đất nông nghiệp 575.697,49 ha chiếm 90,71% đất tự nhiên (riêng đất lúa
354.011,93 ha chiếm 61,49% đất nông nghiệp); nhóm đất phi nông nghiệp
53.238,38 ha, chiếm 8,39% diện tích tự nhiên; nhóm đất chưa sử dụng 5.691,34
ha, chiếm 0,90% diện tích tự nhiên; đất có mặt nước ven biển 13.781,11 ha (là
chỉ tiêu quan sát không tính vào diện tích đất tự nhiên). Nhìn chung đất đai ở
Kiên Giang phù hợp cho việc phát triển nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
5.2. Thực trạng trong công tác quản lý sử dụng đất sản xuất phi nông
nghiệp ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây của Tỉnh Kiên Giang
5.2.1. Thành tựu đạt được:
Thành tựu rất quan trọng của tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2005-2015 là sự
phát triển mạnh mẽ của quá trình đô thị hóa, xây dựng và quản lý đô thị có
những bước phát triển theo hướng văn minh hiện đại, cụ thể:
- Công tác đo đạc đã hoàn thành đáp ứng cơ bản cho việc cấp GCN QSDĐ
thuận lợi.
- Công tác quy hoạch sử dụng đất đã được một số thành tựu nhất định, quá
trình sử dụng đất đã cơ bản dựa trên những quan điểm khai thác sử dụng triệt để
quỹ đất đai, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế xã hội.
16


Bảng 5.2.1: Thống kê diện tích sử dụng đất của tỉnh Kiên Giang năm 2015

STT
1
2
3
4

5
6
7

Loại đất
Tổng diện tích tự nhiên
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất chuyên dùng
Đất nghĩa trang nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
Đất phi nông nghiệp khác

Diện tích (ha)
626.904,08
54.488,40
10.089,61
34.288,82
388.94
8.986,36
734,67

Cơ cấu (%)
100,00
8,69
18,52
62,93
0,71
16,49
1,35


Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Kiên Giang năm 2015

- Đẩy nhanh thực hiện các dự án đầu tư, tạo ra sức hấp dẫn về môi trường
đầu tư thu hút các nhà đầu tư vào tỉnh Kiên Giang.
- Thông qua công tác giao đất, thu hồi đất, nguồn tài nguyên đất đai đang
được khai thác sử dụng góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh trên tất cả
các lĩnh vực.
- Hệ thống hạ tầng kỹ thuật của tỉnh được đầu tư xây dựng và cải tạo khẩn
trương, đạt tiêu chuẩn hiện địa, đặc biệt là hệ thống điện, đường giao thông và hệ
thống cấp thoát nước.
Bảng 5.2: Thống kê diện tích sử dụng đất phi nông nghiệp theo đơn vị hành chính ở 13
huyện và thị xã (đơn vị: ha)

STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14


Tên khu vực
Toàn tỉnh Kiên Giang
Huyện An Biên
Huyện Gò Quao
Huyện Vĩnh Thuận
Huyện Giồng Riềng
TX. Rạch Giá
TX. Hà Tiên
Huyện Tân Hiệp
Huyện Châu Thành
Huyện Hòn đất
Huyện Kiên Hải
Huyện Kiên Lương
Huyện An Minh
Huyện Phú Quốc

Tổng diện tích đất
626.904,08
47.189,26
43.970,24
62.244,37
63.938,84
10.366,96
8.245,38
41.942,06
28.551,63
104.700,92
2.615,58
89.675,65
72.455,80

58.936,63
17

Đất phi nông nghiệp
54.488,40
4.748,09
4.780,18
3.443,54
5.080,68
2.833,62
2.108,34
3.220,86
3.440,87
5.961,43
104,68
5.646,92
4.053,37
3.562,47


Nguồn: Sở tài nguyên môi trường tỉnh Kiên Giang năm 2015

Tổng diện tích đất phi nông nghiệp 54.488,40 ha chiếm 8,7% so với tổng
diện tích đất tự nhiên. Đất phi nông nghiệp tuy chỉ chiếm gần 8,7% diện tích tự
nhiên nhưng lại có vị trí đặc biệt quan trọng gồm đất ở, đất các cơ sở công
nghiệp, thương mại dịch vụ, an ninh quốc phòng và đất cơ sở hạ tầng xã hội…
Trong đó đất có mục đích công cộng có diện tích lớn nhất 16.353,10 ha, chiếm
33,35% diện tích đất phi nông nghiệp. Đất phi nông nghiệp được phân bố khá
đồng đều ở các huyện, thị và Thành phố, cao nhất là huyện Hòn đất 5.941,16 ha,
huyện Kiên Lương 5.635,98 ha, huyện Giồng Riềng 5.066,67 ha…thấp nhất là

huyện Kiên Hải 104,68 ha.(thống kê đất đai - 2015)
- Đất ở: Diện tích đất ở bao gồm 2 loại: đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô
thị
Đất ở tại nông thôn:
Toàn tỉnh có 8.408,69 ha diện tích đất ở tại nông thôn, chiếm 75,90% diện
tích đất ở toàn tỉnh và bằng 1,70% diện tích đất ở nông thôn của cả nước. đất ở
nông thôn của tỉnh phân bố đều khắp các huyện, thị và hành phố và theo hướng
quần tụ dân cư thành các ấp và có xu hướng phát triển nhanh dọc các trục đường
giao thông (đường quốc lộ, tỉnh lộ và huyện lộ...). Huyện có diện tích đất ở tại
nông thôn cao nhất của tỉnh là huyện Gò Quao 1.268,50 ha, tiếp đến là huyện
Hòn đất 1.072,26 ha, thấp nhất là huyện Kiên Hải 64,23 ha.
Bình quân diện tích đất ở nông thôn cho một người dân nông thôn/người là
67m2 /người.
Đất ở đô thị:
Tỉnh Kiên Giang có diện tích đất ở đô thị 2.669,99 ha chiếm 24,10% diện
tích đất ở bằng 2,60% diện tích đất ở đô thị của cả nước. đất ở đô thị phân bố ở
13 huyện, thị và thành phố, trừ huyện Kiên Hải không có đất ở đô thị. Diện tích
đất đô thị lớn nhất là thành phố Rạch Giá với 1.225,37 ha (là diện tích đất ở của
18


11 phường trên địa bàn thành phố Rạch Gíá), chiếm 45,89% diện tích đất ở tại
đô thị của toàn tỉnh, tiếp theo là huyện Phú Quốc 313,35 ha, huyện Kiên Lương
202,00 ha, thấp nhất là huyện An Minh với 31,20 ha.
Bình quân diện tích đất ở tại đô thị cho 1 người dân đô thị là 64 m 2 /người,
cao hơn so với bình quân chung vùng đồng bằng sông Cửu Long (48m2 /người)
đây là diện tích trung bình/người dân so với định mức tiêu chuẩn của loại đất ở
đô thị. Tuy nhiên, trong thời gian tới do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh
chóng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển, hình thành thêm nhiều đô thị mới và số
người di dân cơ học ngày một tăng; do sự gia tăng dân số tự nhiên, cho nên

chính quyền các địa phương (nhất là thành phố Rạch Giá và thị xã Hà Tiên…)
cần bố trí quy hoạch thêm quỹ đất ở tại đô thị để đáp ứng nhu cầu về đất ở của
người dân trong tỉnh.
- Đất chuyên dùng
Diện tích đất chuyên dùng của tỉnh là 20.688,60 ha, chiếm 42,30% diện tích
đất phi nông nghiệp và chiếm 3,26% diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Như vậy, tỷ lệ
đất chuyên dùng còn rất thấp so với nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội. Qua
đó cho thấy hiện trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật của tỉnh còn thấp, cần được quan
tâm và đầu tư thoả đáng 26 để phát triển hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội nhằm
thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế của toàn tỉnh.
Diện tích đất chuyên dùng tập trung lớn nhất ở huyện Kiên Lương 3.336,45
ha, tiếp theo là huyện Phú Quốc 2.567,05 ha, huyện Giồng Riềng 2.416,80 ha,
thấp nhất là huyện đảo Kiên Hải với chỉ 37,26 ha. Diện tích đất chuyên dùng bao
gồm các loại đất sau:
+ Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp:
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là diện tích các trụ sở làm việc của
các cơ quan thuộc các cấp hành chính, trụ sở làm việc của các tổ chức, đoàn thể,
các tổ chức đơn vị sự nghiệp khác trên địa bàn toàn tỉnh. Năm 2015 diện tích đất
19


trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp là 249,65 ha, chiếm 1,21% diện tích đất
chuyên dùng, đây là diện tích các trụ sở tỉnh Ủy, Uỷ Ban Nhân Dân tỉnh, trụ sở
các sở ban ngành, trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân cấp huyện, xã phường thị trấn trong
tỉnh. Tuy nhiên, với diện tích hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất.
Trong thời gian tới cần quan tâm đến vấn đề sử dụng hợp lý quỹ đất này trong đó
có cả việc xem xét điều chỉnh vị trí, diện tích đất các công trình hiện có và tăng
thêm diện tích cho các công trình mới.
+ Đất quốc phòng an ninh:
Diện tích đất quốc phòng an ninh tỉnh Kiên Giang năm 2015 là 2.478,05 ha,

chiếm 11,98% đất chuyên dùng. Diện tích đất quốc phòng an ninh tập trung chủ
yếu ở huyện đảo Phú Quốc diện tích 1.879,74 ha; thị xã Hà Tiên 251,21 ha;
huyện Hòn đất 135,21 ha.... Việc sử dụng quỹ đất quốc phòng, an ninh phải tuân
thủ quy định của Chính phủ nhằm sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả đảm bảo tính
cơ động, kịp thời.
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp:
Diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp là 1.607,80 ha, chiếm
7,77% diện tích đất chuyên dùng (tập trung nhiều nhất ở Kiên Lương 1.106,93
ha; Phú Quốc 153,07 ha; Hòn đất 129,45 ha…). Bình quân đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp trên đầu người là 9,64 m2 /người. đây là diện tích của các
công ty, doanh nghiệp có sử dụng đất lớn trên địa bản tỉnh. đất để phục vụ cho
mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp bao gồm diện tích đất để xây
dựng các khu công nghiệp tập trung, điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
làng nghề, các trung tâm thương mại, đất để khai thác khoáng sản và đất để làm
nguyên vật liệu xây dựng, gốm sứ.
Đất khu công nghiệp: Diện tích đất khu công nghiệp năm 2015 là 643,05
ha, chiếm 3,11% đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Bình quân đất khu
công nghiệp trên đầu người là 3,85 m 2 /người.
20


Các cơ sở công nghiệp quốc doanh tính đến cuối năm 2015 có 13 doanh
nghiệp, giá trị sản xuất năm 2015 là 3.504.427 triệu động, chiếm 46,83% tổng
GDP toàn ngành công nghiệp. Tuy số lượng các doanh nghiệp công nghiệp quốc
doanh không lớn, nhưng diện tích chiếm đất của mỗi doanh nghiệp lớn hơn rất
nhiều so với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, như nhà máy xi măng Hà Tiên
II có tổng diện tích xây dựng cơ bản và khai 27 thác nguyên liệu lên tới 1.002 ha.
Các doanh nghiệp quốc doanh phân bố chủ yếu ở thành phố Rạch Giá, huyện
Kiên Lương...
Khu công nghiệp Rạch Giá: Gồm các cơ sở công nghiệp chính sau: nhà

máy đông lạnh chế biến nông hải sản, nhà máy xay xát lương thực quốc doanh,
nhà máy chế biến dầu dừa, các nhà máy công nghiệp khác như sửa chữa cơ khí,
đóng tầu... Ngoài ra, còn có khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên (đang xin được
chuyển thành khu công nghiệp đông Hồ - thị xã Hà Tiên). Tỉnh cũng đang hoàn
thành giai đoạn 2 khu công nghiệp Tắc Cậu, mở rộng khoảng 138 ha để nâng
tổng diện tích sử dụng là 170 ha, chủ yếu tập trung vào các ngành chế biến thuỷ
hải sản, sửa chữa và đóng mới tàu thuyền và các dịch vụ hậu cần nghề cá.
Đất cơ sở sản xuất, kinh doanh: Diện tích đất cho sản xuất, kinh doanh năm
2005 là 437,98 ha, chiếm 2,12% đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp (tập
trung chủ yếu ở thành phố Rạch Giá; thị xã Hà Tiên). Bình quân diện tích đất cơ
sở sản xuất, kinh doanh là 2,62 m2 /người.
Diện tích đất cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm các khu tiểu thủ công
nghiệp, làng nghề, siêu thị, cửa hàng xăng dầu, nhà máy nước…trên địa bàn tỉnh.
Trong thời gian tới cần quy hoạch thêm diện tích cho loại đất này.
Đất cho hoạt động khoáng sản: Diện tích đất khoáng sản là 392,71 ha,
chiếm 1,90% diện tích đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp. Diện tích đất
này tập trung ở huyện Kiên Lương.

21


Đất sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ: Diện tích đất sản xuất vật liệu xây
dựng, gốm sứ năm 2015 là 134,06 ha, chiếm 0,65% diện tích đất sản xuất, kinh
doanh phi nông nghiệp, chủ yếu là các khu vực khai thác làm gạch .Tuy nhiên,
làm đồ sứ, tập trung ở Hà Tiên; Kiên Lương.
+ Đất có mục đích công cộng:
Diện tích đất có mục đích công cộng năm 2015 là 16.353,10 ha, chiếm
79,04% diện tích đất chuyên dùng. Đất có mục đích công cộng bao gồm đất giao
thông, thuỷ lợi, đất cho các công trình phục vụ mục đích dân sinh....Trong đó
huyện Giồng Riềng có diện tích đất có mục đích công cộng lớn nhất 2.386,91 ha,

Vĩnh Thuận là 1.155,55 ha, Kiên Lương là 2.094,79 ha…, huyện có diện tích
nhỏ nhất là Kiên Hải với chỉ 16,20 ha.
Đất giao thông: Năm 2015, diện tích đất giao thông của tỉnh là 8.010,48 ha,
chiếm 38,72% diện tích đất có mục đích công cộng. Bình quân diện tích đất giao
thông trên một đầu người của tỉnh đạt khoảng 48 m2 /người.
Kiên Giang có 3 loại đường giao thông: đường bộ, đường thủy và đường
hàng không. Giao thông đường bộ mới được quan tâm trong phạm vi quốc lộ,
tỉnh lộ, chất lượng đường còn thấp. Hiện nay giao thông nội đô thị xã, thị trấn
hầu hết được nâng cấp và láng nhựa; các tuyến giao thông liên huyện, liên xã,
giao thông nông thôn trong đất liền hầu hết đều được lưu thông cả bằng đường
thủy và đường bộ. Nhìn chung, giao thông bộ của Kiên Giang đã có những đầu
tư phát triển cả về số lượng và chất lượng 28
Đất thủy lợi: Năm 2015, diện tích đất thủy lợi của tỉnh là 7.343,22 ha,
chiếm 35,49% diện tích đất có mục đích công cộng, bình quân diện tích đất thuỷ
lợi trên người đạt khoảng 44 m 2 /người.
Đất để chuyển dẫn năng lượng truyền thông: Diện tích 20,63 ha, chiếm
0,10% diện tích đất có mục đích công cộng, bao gồm chủ yếu là đất để xây dựng
hệ thống tải điện, hệ thống mạng truyền thông…
22


Đất cơ sở văn hoá: Diện tích 137,55 ha, chiếm 0,66% diện tích đất có mục
đích công cộng, bao gồm diện tích đất để xây dựng các công trình như toà báo,
đài phát thanh, truyền hình, nhà hát, rạp chiếu phim, tượng đài, các điểm bưu
điện văn hoá xã, công viên cây xanh… bình quân đất cơ sở văn hóa trên người
đạt khoảng 0,82 m2 /người.
Đất cơ sở y tế: Diện tích 62,58 ha, chiếm 0,30% diện tích đất có mục đích
công cộng, bao gồm toàn bộ diện tích mạng lưới cơ sở y tế từ tỉnh xuống đến các
huyện, thị xã và Thành phố và các xã trong tỉnh. Bình quân diện tích đất cơ sở y
tế trên người đạt khoảng 0,38 m 2 /người.

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: Diện tích 556,36 ha, chiếm 2,69% diện tích
đất có mục đích công cộng, là diện tích khuôn viên của các trường mầm non, tiểu
học, trung học, các trường đại học, cao đẳng và các trường chuyên nghiệp dạy
nghề. Nhìn chung, diện tích loại đất này chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất
cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo để đạt trường chuẩn quốc gia theo quy định của
ngành. Bình quân diện tích đất cơ sở giáo dục - đào tạo trên người đạt khoảng
3,33 m2 /người.
Đất cơ sở thể dục - thể thao: Diện tích 70,62 ha, chiếm 0,34% diện tích đất
có mục đích công cộng, bao gồm các sân vận động, nhà thi đấu, sân bóng, bể
bơi, các sân thể dục thể thao của các huyện, thị, thành phố và các xã, các ấp
trong tỉnh. Bình quân diện tích đạt khoảng 0,42 m 2 /người. Bình quân diện tích
như hiện nay là rất thấp so với yêu cầu phát triển thể dục thể thao của ngành và
của người dân trong tỉnh, do đó với nhu cầu phát triển thể dục thể thao ngày càng
cao như hiện nay, đòi hỏi nhu cầu sử dụng đất ngày càng nhiều, thì diện tích đất
ngành thể dục - thể thao hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển của tỉnh
trong tương lai.

23


Đất chợ: Diện tích 80,75 ha, chiếm 0,39% diện tích đất có mục đích công
cộng, đây là diện tích củas hệ thống các chợ từ chợ trung tâm tỉnh đến chợ trung
tâm huyện, thị và Thành phố Rạch Giá và các chợ xã trên địa bàn tỉnh.
Đất có di tích, danh thắng: Diện tích 47,56 ha, chiếm 0,23% diện tích đất
có mục đích công cộng, gồm diện tích các công trình xây dựng và khuôn viên
các di tích cách mạng, di tích văn hoá, các danh lam thắng cảnh.
Đất bãi thải, xử lý chất thải: Diện tích 23,35 ha, chiếm 0,11% diện tích đất
có mục đích công cộng.
- Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Diện tích đất tôn giáo, tín ngưỡng năm 2015 của tỉnh là 289,81 ha, chiếm

0,59% diện tích đất phi nông nghiệp, bao gồm diện tích các đền, chùa, miếu
mạo, nhà thờ… loại đất này nằm rải rác ở trong các khu dân cư trên địa bàn tỉnh.
Diện tích này tập trung chủ yếu ở các huyện: Châu Thành 36,72 ha, Giồng Riềng
44,30 ha; Gò Quao 44,93 ha, Tân Hiệp 55,52 ha...
- Đất nghĩa trang, nghĩa địa:
Diện tích đất nghĩa trang, nghĩa địa năm 2015 là 308,23 ha, chiếm 0,63%
đất phi nông nghiệp. Diện tích đất này tập trung ở các huyện sau: Tân Hiệp
75,13 ha, Giồng Riềng 39,16 ha, Phú Quốc 35,74 ha, Gò Quao 27,83 ha, Hà Tiên
27,22 ha, Hòn đất 25,85 ha, An Biên 13 ha..
- Đất có mặt nước chuyên dùng
Diện tích đất sông và mặt nước chuyên dùng là 16.483,46 ha, chiếm
33,74% đất phi nông nghiệp. Diện tích đất này tập trung ở các huyện sau: Gò
Quao 2.548 ha, Hòn đất 2.272 ha, An Biên 1.876 ha, Kiên Lương 1.517 ha, Vĩnh
Thuận 1.366 ha, Hà Tiên 1.301 ha, Giồng Riềng 1.568 ha...
- Đất phi nông nghiệp khác
Năm 2015 đất phi nông nghiệp khác là 23,53 ha, chiếm 0,40% đất phi nông
nghiệp, diện tích này bao gồm đất làm các lán trại, nhà tạm, các cơ sở dịch vụ tại
24


đô thị.(điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất
5 năm từ 2016 đến 2020 của tỉnh Kiên Giang)
5.2.2. Hạn chế, yếu kém:
- Quy hoạch sử dụng đất còn bộc lộ nhiều yếu kém và nhiều vấn đề đáng
quan tâm như:
+ Nhiều UBND cấp huyện, thị thuộc tỉnh chưa chấp hành nghiêm các quy
định của pháp luật trong công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất.
+ Quy hoạch sử dụng đất tại tỉnh Kiên Giang chưa thực sự được coi là cơ
sở pháp lý trong việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất (mà

chỉ căn cứ quy hoạch chi tiết xây dựng).
+ Các khu đô thị đã được đầu tư nhưng quy mô nhỏ và tiến độ chậm, hạ
tầng chưa đồng bộ nhất là hạ tầng xã hội, các khu chung cư chưa được xây dựng.
Ngoài ra, các nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất nhưng không sử dụng hoặc
sử dụng không hiệu quả dẫn đến lãng phí về đất đai.
+ Việc quản lý sau quy hoạch được phê duyệt kém, việc chấp hành các quy
định của pháp luật về điều chỉnh hoặc hủy bỏ quy hoạch chưa được coi trọng và
nhìn chung không được chấp hành nghiêm túc.
- Nguồn lực đất đai to lớn chưa được quản lý chặt chẽ và khai thác không
có hiệu quả ở tất cả đối tượng có sử dụng đất.
- Công tác chỉ đạo điều hành còn lúng túng, nặng nề về giải quyết cụ thể,
trước mắt, không chủ động điều chỉnh được quan hệ đất đai theo đúng xu hướng
vận hành của quy luật kinh tế thị trường.
- Hệ thống hồ sơ địa chính đnag được lưu trữ để quản lý sử dụng có độ
chính xác thấp, thông tin lưu trữ không được bổ sung chỉnh lý kịp thời, không có
thông tin đầy đủ, chính xác cho bộ máy quản lý và cho đối tượng quản lý sử
dụng đất.
25


×