Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

Ứng dụng chế phẩm fito biomix RR trong xử lý phế thải nông nghiệp rơm, rạ tại địa bàn xã dương đức huyện lạng giang tỉnh bắc giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (829.85 KB, 58 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VŨ VĂN TÚC

Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM FITO-BIOMIX RR TRONG XỬ LÝ PHẾ THẢI
NÔNG NGHIỆP RƠM, RẠ TẠI ĐỊA BÀN XÃ DƢƠNG ĐỨC,
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Thái Nguyên - 2015



ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
----------------------

VŨ VĂN TÚC

Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CHẾ PHẨM FITO-BIOMIX RR TRONG XỬ LÝ PHẾ THẢI
NÔNG NGHIỆP RƠM, RẠ TẠI ĐỊA BÀN XÃ DƢƠNG ĐỨC,
HUYỆN LẠNG GIANG, TỈNH BẮC GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Khoa học Môi trƣờng

Khoa

: Môi trƣờng

Khóa học

: 2011 - 2015

Giảng viên hƣớng dẫn : ThS. Hà Đình Nghiêm
Khoa Môi trƣờng - Trƣờng Đại học Nông Lâm


Thái Nguyên - 2015


i

LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một giai đoạn cần thiết và hết sức quan trọng của
mỗi sinh viên, đó là thời gian để sinh viên tiếp cận với thực tế, nhằm củng cố
và vận dụng những kiến thức mà mình đã học được trong nhà trường.
Được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, ban chủ nhiệm Khoa Môi
Trường, em đã về thực tập tại xã Dương Đức, huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang.
Đến nay em đã hoàn thành quá trình thực tập tốt nghiệp.
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới:
Ban giám hiệu trường ĐHNL Thái Nguyên.
Ban chủ nhiệm khoa và tập thể thầy, cô giáo trong khoa Môi Trường đã
tận tình giúp đơ và dìu dắt em trong suốt quá trình học tập.
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công viên chức của UBND xã Dương
Đức đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, chỉ đạo tận tình của
thầy giáo hướng dẫn: Th.S Hà Đình Nghiêm đã giúp đỡ em trong suốt quá
trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, em xin được gửi tới gia đình và bạn bè đã luôn động viên,
giúp đỡ, tạo niềm tin và là chỗ dựa vững chắc cho em trong suốt khoảng thời qua
cũng như vượt qua những khó khăn trong khoảng thời gian thực hiện khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn!
Thái nguyên, ngày 01 tháng 06 năm 2015
Sinh viên

Vũ Văn Túc



ii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Thành phần hóa học của rơm rạ .................................................... 10
Bảng 2.2 Tổ ng hơ ̣p lươ ̣ng CTR nông nghiê ̣p phát sinh ............................... 11
Bảng 2.3 Ước lượng rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng ở các tỉnh vùng đồng
bằng sông Hồng (ĐBSH) năm 2010 ............................................. 18
Bảng 2.4 Lượng khí thải vào môi trường từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng
vùng Đồng bằng sông Hồng năm 2010......................................... 19
Bảng 3.1 Các chỉ tiêu phân tích và phương pháp phân tích ......................... 25
Bảng 4.1 Số lươ ̣ng và sản lươ ̣ng chăn nuôi giai đoa ̣n 2011-2014................ 35
Bảng 4.2 Sản lượng một số cây trồng hàng năm qua các năm giai đoạn
2011-2014 ..................................................................................... 37
Bảng 4.3 Diê ̣n tić h đấ t trồ ng xã Dương Đức giai đoa ̣n 2001-2014 ............. 38
Bảng 4.4 Sản lượng lúa cả năm xã Dương Đức giai đoa ̣n 20011 – 2014 .... 38
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của chế phẩm Fito-Biomix RR đế n thể tić h và khố i
lươ ̣ng ............................................................................................. 41
Bảng 4.6 Sự thay đổ i về pH giữa các công thức ủ ....................................... 42
Bảng 4.7 Hàm lượng một số chất dinh dưỡng của các công thức ủ ............. 42
Bảng 4.8 Hàm lượng mùn (OM) trong các công thức ủ .............................. 44
Bảng 4.9 Sự biế n đổ i về nhiê ̣t đô ̣ trong quá triǹ h ủ...................................... 44
Bảng 4.10 Hoạch định chi phí Fito-Biomix RR cho ủ rơm ra ̣....................... 46


iii

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Ước tính lượng rơm rạ ngoài đồng ruô ̣ng ở mô ̣t số tỉnh vùng Đồ ng

bằ ng sông Hồ ng. .............................................................................. 10
Hình 2.2 Chế phẩm Fito- biomix rr ..................................................................... 21
Hình 4.1 Bản đồ hành chính xã Dương Đức ................................................... 26
Hình 4.2 Chuyể n dịch cơ cấu kinh tế thời gian vừa qua của xã Dương Đức
giai đoạn 2005- 2013 ....................................................................... 33
Hình 4.3 Thành phần một số chất dinh dưỡng trong các công thức ủ ............ 43
Hình 4.4 Mẫu thành phẩm của hai đống ủ ...................................................... 46


iv

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BĐKH

: Biến đổi khí hậu

BTNMT

: Bộ tài nguyên môi trường

CTR

: Chất thải rắn

FAO

: Tổ chức lương thực và nông nghiệp liên hợp quốc

UNEP


: Chương trình môi trường liên hợp quốc

KH&CN

: Khoa học và công nghệ

KT-XH

: Kinh thế -xã hội

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam

TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

ÔNMT

: Ô nhiễm môi trường


v

MỤC LỤC

Phần 1: MỞ ĐẦU ............................................................................................ 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát ................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3. Yêu cầ u của đề tài ...................................................................................... 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài ........................................................................................ 3
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4
2.1 Cơ sở khoa ho ̣c của đề tài ........................................................................... 4
2.1.1 Cơ sở lý luâ ̣n ............................................................................................ 4
2.1.2 Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 6
2.1.3 Cơ sở pháp lý ........................................................................................... 8
2.2 Mô ̣t số khái niê ̣m và vấ n đề phế thải nông nghiê ̣p rơm ra ̣ ở Viê ̣t Nam ...... 8
2.2.1 Khái niệm chất thải ................................................................................. 8
2.2.2 Khái niệm kinh tế xanh ............................................................................ 8
2.2.3 Khái niệm phế thải nông nghiệp ............................................................. 9
2.2.4 Rơm ra ̣ và vấ n đề môi trường .................................................................. 9
2.3 Chế phẩ m Fito Biomix RR và các kế t quả nghiên cứu ứng du ̣ng. .......... 20
2.3.1 Chế phẩ m Fito biomix RR và công nghệ sản xuất chế phẩm sinh học FitoBiomix RR. ...................................................................................................... 20
2.3.2 Các kết quả nghiên cứu ứng dụng liên quan .......................................... 21
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.. 23
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................. 23
3.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................. 23
3.3 Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 23
3.4 Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 23


vi

3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu ................................................................. 23

3.4.2 Phương pháp bố trí thí nghiệm............................................................... 24
Phầ n 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CƢ́U VÀ THẢO LUẬN ............................. 26
4.1 Điều kiện tự nhiên, KT-XH xã Dương Đức.............................................. 26
4.1.1. Điề u kiê ̣n tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ....................................... 26
4.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội ..................................................................... 31
4.2 Thực trạng phế thải nông nghiệp trên địa bàn xã Dương Đức ................. 34
4.2.1 Tình hình sản xuất nông nghiệp ............................................................. 34
4.2.2 Tình hình sản xuất lúa và vấn đề phế thải nông nghiê ̣p......................... 38
4.3 Kết quả ủ rơm, rạ từ chế phẩm Fito-Biomix RR, hàm lượng chất dinh
dưỡng trong phân hữu cơ. ............................................................................... 40
4.3.1 Sự thay đổ i về thể tić h và khố i lươ ̣ng ở các công thức ủ. ...................... 41
4.3.2 Ảnh hưởng của Fito-Biomix RR đế n pH của rơm, rạ sau khi ủ. ........... 42
4.3.3 Ảnh hưởng của chế phẩm Fito-Biomix RR đế n thành phầ n hóa ho ̣c của
rơm ra ̣ sau quá trin
̀ h ủ. .................................................................................... 42
4.3.4 Ảnh hưởng của chế phẩm Fito-Biomix RR tới hàm lươ ̣ng mùn (OM)
của rơm rạ sau quá trình ủ. .............................................................................. 43
4.3.5 Sự biế n đổ i về nhiê ̣t đô ̣ trong quá triǹ h ủ............................................... 44
4.3.6 Quan sát bằng cảm quan đống ủ. ........................................................... 45
4.3.7 Hoạch định chi phí Fito-Biomix RR cho ủ rơm ra ̣ ................................ 45
Phầ n 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHI ........................................................
47
̣
5.1 Kế t luâ ̣n. .................................................................................................... 47
5.2 Kiế n nghi ...................................................................................................
47
̣
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 49



1

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới trong những năm qua đã
tạo ra những thay đổi lớn về diện mạo cho thế giới, tuy nhiên sự phát triển
kinh tế chỉ chú trọng về mặt lợi ích mang lại, không tính đến các vấn đề ngăn
ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trường đã và đang đưa thế giới tới
những vấn đề toàn cầu như suy thoái môi trường, khủng hoảng sinh thái, biến
đổi khí hậu.
Được mệnh danh là cái nôi của nền văn minh lúa nước, Việt Nam với
70% dân số làm nông nghiệp thì việc sản xuất lúa gạo vẫn là một hoạt động
kinh tế đứng hàng đầu với những vựa lúa lớn như Đồng bằng Sông Cửu Long,
Đồng bằng Sông Hồng, Đồng bằng Nam bộ...
Cùng với sự đi lên của các ngành kinh tế, lĩnh vực sản xuất nông nghiệp
ở nước ta cũng đang trở mình với những bước phát triển nhất định, bên cạnh
những lợi ích thì nó cũng tạo ra những ảnh hưởng lớn tới môi trường. Sản
lượng lúa gạo lớn, tuy nhiên đi kèm với nó là lượng rơm rạ sau thu hoạch
cũng rất lớn. Việc tận thu và xử lý nguồn rơm rạ sau thu hoạch có ý nghĩa rất
lớn không những làm tăng thu nhập cho người nông dân mà còn góp phần
giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Nhất là trong những năm trở lại đây, tình
trạng bỏ phí, cũng như đốt bỏ rơm rạ sau thu hoạch ngày càng phổ biến, gây
ra những ảnh hưởng tiêu cực không nhỏ đến môi trường, sức khỏe người dân,
cũng như làm lãng phí một nguồn chất hữu cơ rất tốt cho đất.
Bắ c Giang là mô ̣t t ỉnh miền núi với hơn 90% dân số số ng ở khu vực
nông thôn, với cơ cấ u ngành nông-lâm-ngư nghiê ̣p chiế m hơn 60%. Hiê ̣n nay
sản xuất nông nghiê ̣p vẫn là thế ma ̣nh của tin̉ h với diê ̣n tić h đấ t nông nghiê ̣p
là 123.000 ha chiế m 32,2% diê ̣n tić h đấ t tự nhiên . Sự phát triể n của ngành



2

nông nghiê ̣p làm cho sản lượng lương thực ngày càng tăng bên cạnh đó nó
cũng tạo ra mộ t lươ ̣ng phế thải nhấ t đinh
̣ và nế u như không có biê ̣n pháp xử
lý thích hợp nó sẽ gây tác động không nhỏ đến môi trường . Nếu có các biện
pháp kĩ thuật để sử dụng được lượng phế thải này phục vụ lại cho chính quá
trình sản xuất thì hiệu quả sẽ được nâng cao hơn rất nhiều.
Xã Dương Đức, huyện Lạng Giang là một xã thuần nông, với số hộ sản
xuất nông nghiệp chiếm trên 90%. Vì vậy lượng rơm rạ được thải bỏ sau mỗi
vụ thu hoạch là rất lớn. Không có biện pháp xử lí, sẽ gây nên ảnh hưởng rất
xấu đến cuộc sống của người dân trong khu vực.
Xuất phát từ thực tế nói trên và để đưa ra được biện pháp xử lý hiệu quả
rơm rạ theo hướng thận thiện với môi trường, góp phần đưa nền nông nghiệp
phát triển theo hướng kinh tế xanh, được sự đồng ý của Ban giám hiệu, Ban
chủ nhiệm khoa Môi Trƣờng trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên,
dưới sự hướng dẫn của thầy giáo Th.S. Hà Đình Nghiêm em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix RR trong xử lý phế
thải nông nghiệp rơm, rạ tại địa bàn xã Dƣơng Đức, huyện Lạng Giang,
tỉnh Bắc Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Đưa ra được biện pháp xử lý hiệu quả rơm rạ theo hướng thận thiện với môi
trường, góp phần đưa nền nông nghiệp phát triển theo hướng Kinh tế Xanh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các kiến thức về chế phẩm Fito-Biomix RR
- Nghiên cứu ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix RR để xử lý phế thải
nông nghiệp rơm, rạ thành phân hữu cơ.
- Đưa ra quy trình ủ phế thải nông nghiệp rơm, rạ thành phân hữu cơ

bằng chế phẩm Fito-Biomix RR.


3

1.3. Yêu cầ u của đề tài
- Đánh giá đươ ̣ c hiê ̣n tra ̣ng , biê ̣n pháp xử lý phế thải nông nghiê ̣p của
người dân trên điạ bàn xã.
- Bố trí đươ ̣c thí nghiê ̣m, theo dõi quá trình xử lý rơm rạ bằng vi sinh vật
có trong chế phẩm Fito Biomix RR.
- Phân tích mô ̣t số chỉ tiêu chính của rơm ra ̣ đã xử lý bằ ng Fito Biomix.RR
- Kế t quả đa ̣t đươ ̣c phải chính xác và khả thi khi ứng du ̣ng trong thực tế .
1.4 Ý nghĩa của đề tài
- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Giúp cho sinh viên hiểu biết rõ hơn về thực trạng quản lý phế thải
nông nghiệp rơm, rạ, khả năng ứng dụng của chế phẩm sinh học Fito-Biomix
RR trong xử lý phế thải nông nghiệp rơm, rạ thành phân hữu cơ.
+ Vận dụng và phát huy được các kiến thức đã được học tập và nghiên cứu.
+ Nâng cao nhận thức, kỹ năng và rút kinh nghiệm thực tế phục vụ cho
công tác sau này.
+ Bổ sung tư liệu cho học tập sau này.
+ Tích lũy kinh nghiệm cho công việc sau khi ra trường.
- Ý nghĩa thực tiễn:
+ Góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí, đấ t, nước.
+ Ứng dụng chế phẩm Fito-Biomix RR để xử lý phế thải nông nghiệp
rơm, rạ không những làm giảm hàm lượng các khí nhà kính( CO2, CO,
NH4…) do đốt rơm, rạ mà còn cung cấ p mô ̣t lươ ̣ng phân hữu cơ cho sản xuấ t
nông nghiê ̣p giúp cải tạo đất.
+ Tạo số liệu làm cơ sở cho công tác lập kế hoạch xây dựng chính sách
bảo vệ môi trường trong phát triể n nông nghiê ̣p của xã.

+ Nâng cao nhận thức, tuyên truyền và giáo dục về bảo vệ môi trường
cho mọi người dân.


4

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Cơ sở khoa ho ̣c của đề tài
2.1.1 Cơ sở lý luận
Trong những năm gần đây nền nông nghiệp nước ta đã có những bước
nhẩy vọt, từ một nước thiếu lương thực trầm trọng đã vươn lên sản xuất đủ
nhu cầu lương thực cho người dân trong nước, và xuất khẩu gạo luôn đứng
nhất nhì thế giới. Diện tích trồng lúa hầu như không tăng mà có xu hướng
giảm dần, do đô thị hoá và chuyển sang đất chuyên dùng, nhưng sản lượng
không ngừng tăng lên. Cùng với sản lượng nông nghiệp tăng lên tạo ra một
lượng phế phụ phẩm nông nghiệp lớn, phế thải nông nghiệp ở nước ta có thể
gây hiểm họa ô nhiễm môi trường khôn lường nhưng cũng có thể là nguồn tài
nguyên, nguyên liệu khổng lồ và quý giá để tạo ra các sản phẩm phục vụ sản
xuất nông nghiệp.
Phế thải nông nghiệp nếu không được xử lý, tái chế sẽ là hiểm họa
lớn. Nó sẽ làm ô nhiễm nặng nề môi trường sản xuất và môi trường sống,
độc hại đối với con người, ô nhiễm đất đai, bầu không khí và góp phần
không nhỏ biến đổi khí hậu toàn cầu. Nó sẽ gây nên những dịch bệnh lớn
và dai dẳng sẵn sàng bùng phát ở người, gia súc, cây trồng, làm ô nhiễm
nguồn nước, ô nhiễm cảnh quan, thiên nhiên, là thách thức lớn đến sự phát
triển bền vững.
Thực tế trong sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt nông thôn ở nước ta
hiện nay xác định điều đó, như gây ô nhiễm nặng nề và phổ biến ở các
vùng, cơ sở chăn nuôi tập trung, ở các làng nghề. Ô nhiễm nguồn nước và

khu dân cư nông thôn. Sự bất lực trong xử lý rác và ô nhiễm rác ở đô thị
cũng như nông thôn, nhiều khi dẫn đến xung đột xã hội. Riêng nạn đốt rơm


5

rạ vừa gây ô nhiễm, vừa lãng phí, vừa tác hại xấu đến sản xuất, tiêu diệt
thiên địch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy mỗi ha lúa sau thu hoạch để lại rơm rạ
chứa 180-200 kg N-P-K nguyên chất tương đương giá trị 3-4 triệu đồng.
Nếu chỉ tính 4 triệu ha lúa vùng sản xuất trọng điểm thì đó đã là một giá trị
khổng lồ, khoảng 16 ngàn tỷ đồng. Khi đốt rơm rạ sẽ sảy ra sự nhiệt phân
không hoàn toàn sẽ tạo các khí độc CO, CO 2, SO2...rất nguy hại cho sức
khỏe, tro còn lại chỉ chứa chút ít P,K,Ca rất ít giá trị dinh dưỡng cho cây
trồng mà là một sự lãng phí lớn. (Theo Trương Quốc Tùng - Phó Chủ tịch
Hội Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật Việt Nam -VNPPA).
Việc sử dụng phế thải nông nghiệp rơm, rạ làm phân hữu cơ không chỉ
có vai trò tích cưc trong việc bảo vệ môi trường không khí mà còn góp
phần tích cực trong việc giảm tính độc hại do hóa chất trong các loại nông
sản thực phẩm do lạm dụng phân hóa học.
Sử dụng phân bón hợp lý là kết hợp hài hòa giữa phân hữu cơ và phân vô
cơ, bón cân đối không những chỉ quan tâm đế n tỷ lê ̣ mà còn phải cân đối
với lượng hút để bù lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất (Lê
Quang Anh, 2002).
Sử dụng phân bón hữu cơ sẽ thay thế một phần phân bón hóa học trên
đồng ruộng, nhờ đó đất trồng trọt không bi ̣suy thoái mà vẫn đảm bảo được
nâng cao năng suất thu hoạch.
Sử dụng phân bón hữu cơ về lâu dài sẽ dần dần trả lại độ phì nhiêu cho
đất như làm tăng lượng photpho và kali dễ tan trong đất canh tác, cải tạo, giữ
độ bền của đất đối với cây trồng nhờ khả năng cung cấp hàng loạt các chuyển

hóa chất khác nhau liên tục do nhiều quần thể vi sinh vật khác nhau tạo ra.
Các loại cây trồng nói chung và cây lúa nói riêng, sau khi thu hoạch đã
lấy đi của đất nguồn dinh dưỡng rất lớn. Một phần dinh dưỡng đó nằm trong


6

sản phẩm thu hoạch phục vụ con người, phần không nhỏ còn lại nằm trong
phế thải nông nghiệp.
Việc xử lý rơm rạ sau thu hoạch làm phân bón hữu cơ ngoài tác dụng
giảm thiểu ô nhiễm môi trường do khói bụi đốt rơm còn tạo ra được lượng lớn
phân bón hữu cơ chất lượng tốt để bón cho các loại cây trồng, góp phần hạn
chế việc lạm dụng phân hoá học và thuốc hoá học trên đồng ruộng mà vẫn
đảm bảo được năng suất, nâng cao chất lượng nông sản đồng thời dần lấy lại
độ phì nhiêu cho đất, làm tăng hàm lượng các chất khoáng, tăng độ tơi xốp
của đất, tăng hàm lượng vi sinh vật hữu hiệu trong đất, giảm thiểu các loại vi
khuẩn có hại, các loại mầm mống sâu và bệnh hại. Đây là một giải pháp quan
trọng trong việc tạo nên một nền nông nghiệp sạch và bền vững.
Trong tự nhiên có rấ t nhiề u loa ̣i vi sinh vâ ̣t phâ ̣n giải các hơ ̣p chấ t hữu cơ
biế n chúng thành các chấ t dễ tiêu trả la ̣i cho đấ t khép kiń vòng tuầ n hoàn vâ ̣t
chấ t trong sinh giới. Do vâ ̣y, viê ̣c sử du ̣ng các vi sinh vâ ̣t để phân giải phế thải
nông nghiê ̣p rơm, rạ thành phân bón hữu cơ để sử dụng trong nông nghiệp là
hoàn toàn có thể thực hiện được.
2.1.2 Cơ sở thực tiễn
Vài năm trở lại đây, khi người dân không còn nhu cầu sử dụng rơm rạ
làm thức ăn cho gia súc trong sinh hoạt ngày thì cứ vào những buổi chiều
hè tháng 5, tháng 6 hoặc vào dịp tháng tháng 9, tháng 10, sau mỗi vụ thu
hoạch lúa, trên cánh đồng lại có nhiều cột lửa, bầu trời đầy khói bụi gây
ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khoẻ con người, làm giảm
tầm nhìn của người đi đường và ảnh hưởng đến an toàn giao thông của

người dân.
Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay đang thiếu phân bón hữu cơ. Trong
canh tác truyền thống phân chuồng là giải pháp chủ yếu tuy nhiên hiện nay
chăn nuôi cũng dang theo hướng công nghiệp hóa nên lượng phân chuồng


7

trong chăn nuôi hiện có trong các nông hộ không thể đáp ứng hết cho sự mở
rộng diện tích trồng và thâm canh trong sản xuất nông nghiệp.
Phân hữu cơ sinh học có thể được sản xuất tại chỗ từ các nguồn nguyên
liệu sẵn có tại địa phương như rơm rạ, rác thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi
với sự tham gia của một số chế phẩm sinh học. Nông dân hoàn toàn có thể sản
xuất được loại phân bón này vừa rẻ tiề n nhưng vẫn có hi ệu quả cao đối với
môi trường.
Vì vậy, việc sử dụng phân hữu cơ sản xuấ t ta ̣i chỗ là bi ện pháp có hiệu
quả nhất hiện nay để bổ sung chất hữu cơ cho đất, cải tạo và bồi dưỡng đất,
tiến tới nền sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đảm bảo cho việc sản xuất được bền vững trên đất trồng lúa.
Trong những năm gầ n đây, nhiề u nước trên thế giới và ở Viê ̣t Nam đã đưa
công nghê ̣ vi sinh vào ứng du ̣ng để xử lý môi trường mang la ̣i hiê ̣u quả cao

.

Trong đó xử lý rác thải hữu cơ thành phân bón là hướng được ứng dụng nhiều
nhấ t. Gầ n đây công nghê ̣ này rấ t đươ ̣c quan tâm và ứng du ̣ng phổ biế n. Nhờ sự
đầ u tư của Nhà nước kế t hơ ̣p với các dự án đầ u tư, sự giúp đỡ của mô ̣t số nước
như: Đức, Đan Ma ̣ch, Hà Lan… chúng ta đã xây dụng được một số nhà máy
chuyên sản xuấ t phân vi sinh như: Nhà máy xử lý rác Thanh Trì, nhà máy phân
bón Việt- Séc Hải Dương, nhà máy xử lý rác Cầu Diễn… Đến nay có nhiều nơi

sử du ̣ng hỗn hơ ̣p vi sinh vâ ̣t hữuhiê ̣u (E.M) xử lý rác thành công.
Dựa trên kết quả của các mô hình triển khai thử nghiệm ứng dụng chế
phẩm sinh học Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ của những năm
trước. Năm 2012, Trung tâm ứng dụng tiến bộ Khoa học và Công nghệ Bắc
Giang đã đề xuất và được UBND tỉnh phê duyệt thực hiện dự án “Sản xuất chế
phẩm Fito-Biomix RR xử lý rơm rạ làm phân hữu cơ phục vụ sản xuất nông
nghiệp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông thôn tại tỉnh Bắc Giang”.


8

2.1.3 Cơ sở pháp lý
Luâ ̣t Bảo vê ̣ môi trường 2014 ngày 23 tháng 06 năm 2014.
QCVN 05:2013/BTNMT quy chuẩ n kỹ thuâ ̣t quố c gia về chấ t lươ ̣ng
không khí xung quanh.
Công văn số 4753 ngày 13/07/2011 thông báo chỉ đạo của Phó thủ tướng
Hoàng Trung Hải giao Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu, đề xuất biện
pháp xử lý tình trạng đốt rơm rạ. Đây là một nguyên nhân đã và đang gây khó
khăn cho sản xuất nông nghiệp trong cả nước trong thời gian qua.
Quyết định số 3119/QĐ-BNN-KHCN của Bộ NN&PTNN ngày
16/12/2011, phê duyệt đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp
nông thôn đến năm 2020. Một trong các nội dung chính của đề án là thu gom,
tái sử dụng và xử lý triệt để rơm rạ nhằm hạn chế tối đa đốt, vùi... gây phát
thải khí nhà kính và ô nhiễm môi trường. Với quy mô xử lý là 100 % diện tích
gieo trồng, tương ứng với 7 triệu ha gieo trồng lúa, việc thực hiện đề án ước
tính sẽ giảm phát thải 1,54 triệu tấn CO2.
2.2 Mô ̣t số khái niêm
̣ và vấ n đề phế thải nông nghiêp̣ rơm ra ̣ ở Viêṭ Nam
2.2.1 Khái niệm chất thải
Có nhiều định nghĩa khác nhau về chất thải. Trong đó: “Chất thải là mọi

thứ mà con người, thiên nhiên và quá trình con người tác động vào thiên
nhiên thải ra môi trường”.
Chất thải là các chất hoặc vật liệu mà người chủ hoặc người tạo ra chúng
hiện tai không sử dụng và thải bỏ chúng.
Chất thải là sản phẩm được phát sinh ra trong quá trình sinh hoạt của con
người, sản xuất nông nghiệp, công nghiêp, thương mại, dịch vụ, giao thông,
sinh hoạt gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn…
2.2.2 Khái niệm kinh tế xanh


9

Ý tưởng phát triển “ kinh tế xanh” được đưa ra từ những năm 70 của thế
kỷ XX. Tuy nhiên, phải đến tháng 10/2008. UNEP phối hợp với các nền kinh
tế hàng đầu thế giới mới triển khai sáng kiến “ kinh tế xanh” (Grenn
Economy). Đây là một hướng tiếp cận mới, được nhiều quốc gia đồng tình
hưởng ứng. Theo UNEP “kinh tế xanh” là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc
cho con người và công bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các rủi ro về môi
trường và khủng hoảng sinh thái. Hiểu một cách đơn giản, “kinh tế xanh” là
nền kinh tế ít phát thải cacbon, tiết kiệm tài nguyên và tạo ra công bằng xã
hội. Đồng thời, nó là chiến lược kinh tế để thực hiện các mục tiêu phát triển
bền vững.
2.2.3 Khái niệm phế thải nông nghiệp
Phụ phẩm nông nghiệp là những sản phẩm phụ thu được từ sản xuất
nông nghiệp ngoài những sản phẩm chính. Ví dụ: rơm rạ, cám gạo, vỏ trấu rễ
lúa ngoài gạo là chính; lõi ngô, thân ngô, bẹ lá ngô; bã mía, vỏ mía, lá mía, vỏ
hạt cà phê…vv.
Phế thải nông nghiệp là các phụ phẩm nông nghiệp không được tiếp tục
sử dụng, mà thải bỏ.
2.2.4 Rơm ra ̣ và vấ n đề môi trường

2.2.4.1 Khái quát chung về rơm, rạ
Rơm rạ là thành phần dư thừa của cây lúa sau khi thu hoạch, gồm có
thân, bẹ và lá. Tùy vào từng giống lúa, rơm rạ có thể chiếm từ 50 ÷ 70 % tổng
sản lượng sinh khối sản xuất của cây lúa. Các giống lúa cổ truyền có thể tạo
ra đến 70 % sinh khối là rơm rạ và chỉ có 30 % là hạt lúa, còn các giống lúa
cải tiến cho rơm rạ khoảng 50 ÷ 60 % tổng sản lượng chất khô.


10

Hình 2.1 Ƣớc tính lƣợng rơm rạ ngoài đồng ruộng ở một số tỉnh vùng
Đồng bằng sông Hồng.

(Nguồ n: Báo cáo môi trường quố c gia 2010)
Bảng 2.1. Thành phần hóa học của rơm rạ [9]
Thành phần

STT

Tỉ lệ (%)

1

Độ ẩm

7,08

2

Xenluloza


42,41

3

Hemixenluloza

12,65

4

Lignin

18,62

5

Các hợp chất trích ly

6,48

6

Tro

12,76
Tổng:

100
(Nguồn: Đặng Tuyết Phương và cs)


Thành phần nguyên tố (tính theo % khối lượng) như sau C chiếm 44 %,
H chiếm 5 %, N chiếm 0,92 % và Oxy chiếm 49% [19].


11

2.2.4.2 Hiê ̣n trạng xử lý rơm rạ sau thu hoạch
Cây lúa luôn giữ vị trí trung tâm trong nông nghiệp và kinh tế Việt
Nam. Khoảng 70 % trong tổng số 11 triệu hộ nông dân tham gia sản xuất lúa
gạo, chủ yếu dựa vào phương thức canh tác thủ công truyền thống. Việc sản
xuất lúa gạo đã tạo ra một lượng lớn phế phẩm từ cây lúa trong đó có rơm rạ.
Rơm ra ̣ chiế m phầ n lớn trong lươ ̣ng CTR phát sinh trong nông nghiê ̣p.
Bảng 2.2 Tổ ng hơ ̣p lƣơ ̣ng CTR nông nghiêp̣ phát sinh

Chấ t thải

Đơn vi ̣

Khố i lươ ̣ng

Bao bì thuố c BVTV

Tấ n/năm

11.000

Bao bì phân bón

Tấ n/năm


240.000

Rơm, rạ

Tấ n/năm

76.000.000

Chấ t thải rắ n chăn nuôi

Tấ n/năm

80.450.000

(Nguồ n: Báo cáo môi trường quố c gia 2010)
Hầu hết các nước đã và đang tìm kiếm các phương pháp tận dụng rơm,
rạ và xử lý theo cách vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa an toàn, thân thiện với
môi trường. Theo nghiên cứu của tổ chức FAO, việc sử dụng rơm rạ mang
tính truyền thống, thích ứng cho nhu cầu của người dân nông thôn. Rơm rạ
thường được dùng trong những lĩnh vực như làm thức ăn và chất độn chuồng
cho gia súc, làm chất đốt, trồng nấm, làm phân ủ compost. Hiện nay, các nhà
khoa học đã tập trung chú ý tới một số biện pháp xử lý hữu hiệu hơn như sản
xuất cồn nhiên liệu sinh học, sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp giấy,
làm phân bón hữu cơ,...
Sử dụng rơm rạ làm thức ăn gia súc: Đa số nông dân ở các nước châu Á
bổ sung rơm và cỏ vào trong khẩu phần thức ăn để nuôi trâu bò mặc dù chất
lượng của rơm rất kém về protein, nhiều silic và lignin. Nông dân thường
gom rơm rạ khô chất thành đống ở quanh nhà để dành cho trâu bò ăn dần. Ở
nhiều nơi, rơm còn được ủ với urê để trở thành thức ăn chăn nuôi có chất



12

lượng hơn, tăng mức tiêu hóa cho trâu bò từ 5 ÷ 7 % [10]. Trong điều kiện
hiện nay, ngành chăn nuôi chú trọng tăng năng suất nhanh đã hạn chế việc sử
dụng rơm rạ làm thức ăn cho trâu bò, thay vào đó là nguồn thức ăn tinh. Cùng
với quá trình cơ giới hóa trong nông nghiệp, máy cày thay thế cho sức cày
bừa của trâu bò khiến số lượng trâu bò ở nông thôn giảm. Những nguyên
nhân đó dẫn tới sự dư thừa rơm rạ sau thu hoạch.
Sử dụng rơm rạ để đun nấu: Theo truyền thống tại nhiều vùng nông
thôn ở Việt Nam, Trung Quốc, Banglades, Nepal, v.v., rơm rạ vẫn được dùng
làm chất đốt, để đun nấu. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng
rơm rạ để đun nấu tại các hộ gia đình ngày giảm đi nhiều do việc phát triển
các phương tiện đun nấu khác (củi, mùn cưa, biogas, ...). Nhiều nơi không còn
sử dụng rơm rạ để đun nấu dẫn tới dư thừa rơm rạ sau thu hoạch.
Sử dụng rơm rạ làm phân ủ compost: Cũng theo truyền thống, người
nông dân ở nhiều quốc gia đã sử dụng rơm để ủ cùng với phân thải động vật
hoặc pha trộn với urê trở thành loại phân hữu cơ tốt cho cây lúa, rau, hoa
màu. Việc sử dụng phân rơm compost giúp hạn chế ảnh hưởng xấu trực tiếp
của thành phần hữu cơ đối với cây trồng. Trong quá trình phân hóa rơm rạ,
hàm lượng cacbon giảm dần trong khi hàm lượng nitơ tăng lên, tỉ lệ C/N giảm
xuống dưới 20 %, hàm lượng nitơ có thể đạt tới 2 % và giảm tỉ lệ
cacbonhydrat xuống dưới 35 %. Tỉ lệ C/N như vậy phù hợp để bón vào đất,
thúc đẩy hệ vi sinh vật đất phát triển, góp phần cải tạo và tăng độ phì nhiêu
cho đất. Cho tới nay, đã có nhiều nghiên cứu về sử dụng rơm rạ để ủ cùng với
chất thải vật nuôi làm phân compost. Các nghiên cứu tập trung làm rõ cơ chế
của quá trình ủ, vai trò của từng loại nguyên liệu, nhằm mục đích tìm ra các
biện pháp rút ngắn thời gian ủ và tạo sản phẩm có chất lượng tốt nhất [16, 17,
18, 20, 21]. Ở nước ta, hướng sử dụng này thường chỉ áp dụng tại các hộ gia



13

đình chăn nuôi nhỏ lẻ kết hợp với sử dụng rơm rạ để lót chuồng nên lượng
rơm rạ được sử dụng theo cách này không nhiều.
Chôn vùi rơm rạ vào đất: Đây là việc làm trả lại cho đất hầu hết các
nguyên tố dinh dưỡng mà cây lúa đã lấy đi từ đất, nên nó có tác dụng bảo toàn
nguồn dự trữ dinh dưỡng của đất về lâu dài. Mặc dù tác dụng trực tiếp lên
năng suất lúa vụ kế tiếp là không lớn so với việc lấy rơm rạ ra khỏi đồng
ruộng, nhưng về lâu dài thì ảnh hưởng này là thấy rõ. Nếu kết hợp song song
việc bón phân hàng vụ cho lúa cùng với việc vùi rơm rạ vào đất sẽ bảo toàn
được dinh dưỡng N, P, K và S cho lúa, và nhiều khi còn làm tăng được dự trữ
dinh dưỡng cho đồng ruộng. Việc vùi rơm rạ vào đất ướt, sẽ gây ra tình trạng
cố định tạm thời của đạm (N) và làm tăng lượng metan (CH4) phóng thích
trong đất, gây ra tình trạng tích luỹ khí nhà kính. Khi vùi một lượng lớn rơm
rạ tươi sẽ rất tốn lao động và cần có những máy móc thích hợp cho việc làm
đất cũng như có thể gây ra những vấn đề về bệnh cây. Việc trồng trọt chỉ nên
bắt đầu sau 2 ÷ 3 tuần vùi rơm rạ. Các kết quả nghiên cứu hiện tại cho thấy,
cày khô, nông 5 ÷ 10 cm để vùi rơm rạ và tăng cường sự thoáng khí cho đất
trong thời kỳ bỏ hoá có tác dụng tốt đến độ phì đất trong hệ thống thâm canh
lúa-lúa. Việc cày khô, nông nên tiến hành sau 2 ÷ 3 tuần sau khi thu hoạch ở
những cánh đồng mà thời kỳ bỏ hoá khô-ướt giữa 2 vụ lúa tối thiểu là 30
ngày[8]. Biện pháp vùi rơm rạ vào đất mang lại nhiều lợi ích như:
Số lượng cacbon quay vòng hoàn toàn sẽ đạt được nhiều hơn nhờ vào
sự phân giải hiếu khí, do đó hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng xấu của các
sản phẩm phân giải yếm khí trong giai đoạn sinh trưởng đầu của cây lúa.
Tăng cường sự thoáng khí cho đất.
Tăng cường được sự khoáng hoá nitơ và sự giải phóng phốtpho cho cây
trồng.

Làm giảm được sự phát sinh cỏ dại trong suốt thời kỳ bỏ hoá.


14

Làm cho quá trình làm đất được dễ dàng hơn (thường không cần cày đất
lần 2).
Sự phóng thích CH4 sẽ ít hơn so với việc vùi rơm rạ lúc làm đất ngay
trước khi gieo trồng.
Tại các vùng khí hậu nóng ẩm, việc chôn vùi rơm rạ vào đồng ruộng
sau khi thu hoạch có thể làm tăng năng suất lúa vào vụ kế tiếp. Theo tính toán
của các nhà khoa học, cứ vùi 4 ÷ 5 tấn rơm vào ruộng lúa theo cách hợp lý có
thể làm tăng năng suất thêm 0,4 tấn/ha. Theo Ponnamperuma (1984), rơm rạ
có thể có ích cho các nơi trồng lúa nước ở Đông Nam Á vì một tấn rơm có thể
cung cấp 9 kg N, 2 Kg P và S, 25 Kg K, 70 Kg Si, 6 kg Ca và 2 kg Mg.
Sử dụng rơm rạ làm nguyên liệu giấy: Việc sử dụng rơm rạ làm nguyên
liệu trong công nghiệp giấy đã được áp dụng ở nhiều nước như Ấn Độ,
Banglades, Indonesia, Pakistan, Philippin, Trung Quốc. Do hàm lượng lignin
trong rơm rạ thấp hơn trong gỗ (< 20 %) nên công nghệ sản xuất giấy từ rơm
rạ tốn ít năng lượng hơn so với công nghệ sản xuất giấy từ nguyên liệu gỗ.
Tại Trung Quốc, các nhà khoa học đã phát triển thành công công nghệ sản
xuất bột giấy từ rơm rạ, công nghệ mới này có thể sản xuất được bột giấy
nhiều gấp 4 lần so với gỗ cùng trọng lượng. Đây là biện pháp xử lý mang lại
nhiều lợi ích, tuy nhiên các dây chuyền công nghệ vẫn chưa được phổ biến
rộng rãi để áp dụng.
Sản xuất nhiên liệu sinh học từ rơm rạ: Hiện nay, công nghệ sản xuất
nhiên liệu sinh học từ rơm rạ đang được nhiều nước quan tâm. Đây là một
giải pháp có nhiều tiềm năng giúp tìm kiếm nguồn nhiên liệu thay thế cho
nguồn nhiêu liệu hóa thạch đang có nguy cơ ngày một khan hiếm. Tại Việt
Nam, đã có nhiều nghiên cứu sản xuất nhiên liệu sinh học từ các nguồn cơ

chất xenluloza mà chủ yếu là rơm rạ. Gần đây nhất là nghiên cứu của Đặng
Tuyết Phương, sản xuất dầu sinh học từ rơm rạ sử dụng phương pháp nhiệt


15

phân không sử dụng xúc tác (ở nhiệt độ 550 oC) hiệu suất tạo nhiên liệu lỏng
đạt 25 ÷ 30 %. Theo phương pháp này, từ 1 tấn rơm rạ, có thể cho ra 250 kg
nhiên liệu lỏng, loại nhiên liệu có thể sử dụng vào nhiều lĩnh vực như sản xuất
hóa chất, y dược, công nghiệp, thực phẩm hoặc làm nhiên liệu. Một phương
pháp chuyển rơm rạ thành nhiên liệu nữa là áp dụng phân giải kị khí nhờ vi
sinh vật. Với biện pháp này, người ta chuyển rơm rạ xuống hầm khí sinh học
(biogas). Qua sự phân giải và tổng hợp của các vi sinh vật thì toàn bộ chất
hữu cơ trong rơm rạ sẽ biến thành khí đốt (chủ yếu là khí mêtan) dùng để đun
nấu, thắp sáng… Phần dịch trong bể là nguồn phân bón rất tốt và rất sạch, còn
có thể dùng để đưa vào các ao nuôi thủy sản để tăng năng suất vật nuôi.
Sử dụng rơm rạ trong sản xuất nấm: Trồng nấm được coi là một trong
những biện pháp sinh học tận dụng nguồn rơm rạ có hiệu quả. Việc trồng nấm
từ rơm rạ đã được thế giới khuyến cáo như một trong những phương pháp
thay thế để giảm nhẹ các vấn đề ô nhiễm môi trường liên quan đến các
phương pháp xử lý hiện nay như đốt ngoài trời hay xử lý với đất. Trồng nấm
trên nền rơm rạ còn mang lại những biện pháp khuyến khích kinh tế đối với
nghề nông, coi nguồn phế thải như một nguồn nguyên liệu có giá trị và có thể
phát triển các cơ sở kinh doanh sử dụng chúng để sản xuất các loại nấm giàu
chất dinh dưỡng và giúp xử lý loại phế thải này theo cách thân thiện môi
trường. Do vậy tăng cường sử dụng nguồn rơm rạ để phát triển ngành trồng
nấm là hướng đi thích hợp để góp phần giảm thiểu tình trạng đốt rơm rạ ngoài
đồng ruộng.
Đốt rơm rạ: Trong những năm gần đây, tình trạng đốt rơm rạ ngoài đồng
ruộng đã gia tăng nhanh chóng, trở thành tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng

tiêu cực tới môi trường và sức khỏe con người. Có thể nói tình trạng đốt rơm
rạ là tình trạng chung của hầu hết các vùng trồng lúa chính ở một số tỉnh


16

ĐBSH như Hà Nội, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên, Hà Nam,
Bắc Ninh, Bắ c Giang …
Theo số liệu ước tính của Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
(NN&PTNT) huyện Bình Giang tỉnh Hải Dương thì tỉ lệ rơm rạ đốt ngoài
đồng ruộng chiếm 30 %. Ở các nơi gần đô thị như các huyện ngoại thành Hà
Nội và một số địa phương có mức thu nhập tương đối cao thì nhu cầu sử dụng
rơm rạ làm chất đốt hay làm thức ăn gia súc, ủ phân bón là rất thấp nên tỉ lệ
rơm rạ đốt ngoài đồng ruộng có thể đạt tới 60 ÷ 90 %. Hơn nữa, nhiều hộ
nông dân còn gom rơm rạ vẫn còn tươi thành những đống lớn rồi đốt ngay tại
đồng ruộng. Rơm rạ đốt tạo thành những đám khói đặc quánh bao trùm cả
vùng rộng lớn, ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân sống quanh khu vực
đó và là nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Đốt rơm rạ được cho là nguyên
nhân gây ra tình trạng khói mù dày đặc bao quanh thành phố Hà Nội, Nam
Định… Khói rơm rạ cũng được cho là nguyên nhân gây ra rất nhiều bệnh tật
liên quan đến hô hấp do gây ra tình trạng ngột ngạt, khó chịu, đặc biệt là vào
những ngày nắng nóng oi bức[6].
2.2.4.3 Vấn đề môi trường do đố t rơm rạ
Rơm, rạ là nguồn phế thải nông nghiệp bao gồm phần thân và cành lá
của cây sau khi đã tuốt hạt. Rơm rạ chiếm khoảng 60% sản lượng của cây ngũ
cốc như: lúa mạch, lúa mì, lúa nước. Ở nước ta rơm rạ chủ yếu phát sinh từ
cây lúa nước. Đã có lúc rơm rạ được coi là một loại sản phẩm phụ hữu ích
nhưng do nhu cầu về lương thực mà lượng lúa ngày càng gia tăng cùng với đó
là nguồn rơm rạ không thể tận dụng hết nên rơm rạ thành một nguồn phế thải
khó xử lý trong nông nghiệp.

Trước đây sau khi thu hoa ̣ch, rơm ra ̣ thường đươ ̣c các h ộ nông dân mang
về nhà đánh đố ng để đun nấ u , làm thức ăn cho gia súc, lơ ̣p nhà, ủ chuồng làm
phân bón…tuy nhiên trong những năm gầ n đây do những biế n đổ i trong đời


17

số ng kinh tế xã hô ̣i mô ̣t tỷ lê ̣ đáng kể trong hô ̣ nông dân đã không còn sử
dụng rơm rạ vào những mục đích như trước đây mà thay vào đó họ đốt rơm rạ
ngay ở ngoài đồ ng ruô ̣ng . Sản lượng rơm rạ đốt ở ngoài đồng ruộng ngày
càng tăng nhanh đã tạo ra một lư ợng khí thải khổng lồ gây Ô NMT là mô ̣t
trong những nguyên nhân gây ra tình tra ̣ng BĐKH và nhiề u hâ ̣u quả khác.
Theo tập quán canh tác của người dân, thì đốt đồng được nông dân
cho là phương pháp nhanh và rẻ tiền nhất để thu dọn lượng rơm rạ trên
ruộng đồng để gieo trồng vụ kế tiếp, tránh ngộ độc axít hữu cơ. Tuy nhiên,
đốt đồng có tác động xấu đến đất và không khí. Sau khi đốt đồng sẽ làm
mất đi hàm lượng chất hữu cơ có trong rơm rạ, trong đất và mất đi khoảng
50% quần thể vi khuẩn. Theo Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI), trong 1
tấn rơm chứa 5-8 kg đạm, 1,2 kg lân, 20 kg kali, 40 kg silic và 400 kg
carbon. Khi đốt đồng, 400 kg carbon bay vào không khí, gần như toàn bộ
lượng đạm có trong rơm rạ mất hết (53 kg N/ha), khoảng 25% lân, 20%
kali và 5-60% lưu huỳnh. Chất silic còn lại nhưng do bị đun nóng nên cây
lúa không sử dụng được. Bên cạnh đó, đốt đồng còn gây ô nhiễm không khí
nghiêm trọng, làm phát thải một lượng lớn khí thải độc hại, góp phần biến
đổi khí hậu toàn cầu. Đốt 1 ha có trung bình 7 tấn rơm sẽ phát thải 9,1 tấn
khí CO2, 798 kg khí CO, 398 kg các chất hữu cơ độc hại và 12 kg tro bụi.
Các loại khí thải chủ yếu từ đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng: Theo nhiều
nghiên cứu của các nhà khoa học trên thế giới thì đốt rơm rạ bừa bãi ngoài
đồng ruộng sẽ tạo ra nhiều khí thải độc hại vào môi trường. Những loại khí
thải chủ yếu được tạo ra khi đốt rơm rạ ngoài đồng ruộng bao gồm khí CO2,

CO, CH4, các oxit nitơ (NOx, N2O), oxit sulfua (SOx), non-methan
hydrocarbon (NMHC), bụi hay vật chất dạng hạt (như TPM, PM 25, PM10), khí
Polycyclic Aromatic Hydrocacbon (PAHs), Polychlorinated Dioxins và
Furans (PCDD/F). Trong số đó thì lượng khí thải CO2 chiếm tỉ trọng cao nhất.
Theo Streets và cs (2003), hằng năm lượng khí thải do đốt rơm rạ và các phế


×