Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

CHƯƠNG 7 NHỮNG vấn đề CHUNG về tổ CHỨC THI CÔNG ĐƯỜNG ô tô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.13 KB, 12 trang )

Chương 7
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỔ CHỨC THI CÔNG ĐƯỜNG ÔTÔ
7.1. Khái niệm chung
- Công tác xây dựng đường ôtô, nhất là những đường ôtô cấp cao, là sự tổng
hợp của nhiều loại công tác khác nhau, từ các công tác chuẩn bò, các công tác thi công
chính cho đến công tác hoàn thiện cuối cùng. Quá trình xây dựng đường ôtô tương đối
phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, thời tiết, khối lượng công tác thường lớn,
phải sử dụng nhiều máy móc, thiết bò khác nhau trong điều kiện thi công không ngừng
thay đổi vv..Vì vậy chỉ có thể tiến hành được tốt nếu làm tốt công tác tổ chức và kế
hoạch hóa thi công.
- Tổ chức thi công là công tác nghiên cứu và chỉ đạo thực hiện các biện pháp
sử dụng hợp lý nhân, vật, tài lực để xây dựng công trình trong thời hạn qui đònh, theo
đúng hồ sơ thiết kế. Công tác tổ chức thi công thường tiến hành theo hai giai đoạn:
giai đoạn đầu: thiết kế tổ chức thi công và giai đoạn thứ 2: chỉ đạo tác nghiệp thi
công.
- Thiết kế tổ chức thi công là tính toán, lập các hồ sơ cần thiết để tổ chức toàn
bộ quá trình thi công và từng loại công tác thi công riêng rẽ. Đơn vò thiết kế lập thiết
kế tổ chức thi công tổng thể để giải quyết các vấn đề thuộc về nguyên tắc. Đơn vò thi
công lập thiết kế tổ chức thi công chi tiết nhằm bổ sung chính xác và chi tiết hóa các
vấn đề đã nêu ra trong thiết kế tổng thể.
- Giai đoạn chỉ đạo tác nghiệp thi công bắt đầu từ công tác chuẩn bò và kết thúc
sau khi bàn giao đường cho sử dụng, tức là bao gồm toàn bộ quá trình thi công. Nội
dung của việc chỉ đạo tác nghiệp thi công là kế hoạch tác nghiệp hàng ngày, kiểm tra
số lượng, chất lượng và thống kê các công tác đã làm, giải quyết nhiệm vụ cung cấp
vật tư, khai thác xe máy hàng ngày, áp dụng các biện pháp sử dụng hợp lý nhân, vật
lực. Khi giải quyết các vấn đề này phải nhằm đạt được mục tiêu chính là thực hiện tốt
hồ sơ thiết kế tổ chức thi công.
- Trong quá trình thi công việc thực hiện những giải pháp của thiết kế tổ chức
thi công thường gặp nhiều trở ngại (do thời tiết xấu, do cung cấp vật tư không đảm
bảo, do thi công không đạt đònh mức nhà nước vv..) vì vậy nhiệm vụ của việc chỉ đạo
tác nghiệp là phải khắc phục những trở ngại đó nhằm điều chỉnh các giải pháp thiết


kế cho phù hợp với tình hình thực tế.
- Hiệu quả kinh tế mạng lại cho nền kinh tế quốc dân do đưa tuyến đường mới
vào sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào thời hạn xây dựng, chi phí nhân lực, vật liệu, tài
chính và cách sử dụng chúng để xây dựng những con đường đó. Nếu thiết kế tổ chức,
chỉ đạo thi công tốt thì hiệu quả kinh tế sẽ lớn.
- Muốn tổ chức thi công được tốt thì phải nâng cao trình độ công nghiệp hóa thi
công, tổ chức lao động khoa học, có các biện pháp tổ chức, kế hoạch hóa và chỉ đạo
thi công tiên tiến, phù hợp với tình hình thực tế, phải chú ý thích đáng đến việc bảo
hộ và an toàn kỹ thuật lao động.


- Một nhiệm vụ quan trọng của việc tổ chức thi công là phải sử dụng hợp lý các
nguồn nhân, vật lực phục vụ thi công. Các biện pháp tổ chức phải nhằm đạt được các
mục tiêu: hoàn thành công trình vượt hoặc đạt thời hạn qui đònh, năng suất lao động
cao, đảm bảo chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
- Trong xây dựng đường ôtô, cần đặc biệt chú trọng công tác cung cấp và sử
dụng vật tư kỹ thuật. Cung cấp vật liệu không kòp thời, sử dụng lãng phí vật liệu, máy
móc thiết bò là những nguyên nhân chủ yếu ảnh hưởng xấu đến việc hoàn thành kế
hoạch thi công. Ngoài ra cũng cần chú trọng đến các biện pháp tổ chức thi công về
mùa mưa, khắc phục tình trạng mất cân đối nghiêm trọng trong việc phân bố khối
lượng thi công giữa các q trong năm để tạo công ăn việc làm cho các đơn vò thi công
đều đặn quanh năm.
7.2. Phân loại các công tác xây dựng đường ôtô
- Theo ý nghía, phương tiện sản xuất sử dụng và tính chất tổ chức, các công
tác xây dựng cơ bản đường ôtô được chia thành ba nhóm;
+ Các công tác xây lắp.
+ Các công tác chuẩn bò.
+ Các công tác vận chuyển.
- Các công tác xây lắp: là những công tác trực tiếp hoàn thành từng hạng mục
xây lắp các công trình thiết kế như cầu, đường, nhà ở, xí nghiệp vv..Sau khi xây lắp

xong phải bàn giao các công trình này cho sử dụng và sau 1 thời gian sử dụng nào đó
sẽ hoàn lại được chi phí xây dựng công trình đó.
+ Ví dụ : các công tác xây dựng nền đường, mặt đường, cầu cống, nhà của phục
vụ cho công tác khai thác đường, các công trình tạm (nhà của phục vụ sinh hoạt và
sản xuất của công trình) đều thuộc về các công tác xây lắp. Theo số liệu nước ngoài
thì trên 90% công tác xây lắp trực tiếp để xây dựng đường và khoảng 10% để xây
dựng các công trình tạm phục vụ thi công công trình chính.
+ Công tác xây lắp được chia thành công tác rải theo tuyến và công tác tập
trung.
+ Công tác rải theo tuyến phân bổ tương đối đều trên toàn đoạn đường đang
xây dựng, chênh lệch về khối lượng so với trò số bình quân trên từng kilômét một là
rất nhỏ. Ví dụ công tác xây dựng nền đường đào đắp thấp, công tác xây dựng mặt
đường, cống và cầu nhỏ, công tác đặt các biển báo, chôn cọc tiêu v.v.. có thể xem là
công tác rải theo tuyến. Trong các công tác trên, công tác xây dựng nền đường và mặt
đường có khối lượng lớn nhất và phân bổ liên tục trên toàn tuyến, công tác xây dựng
cầu cống nhỏ vàcác công trình khác trên đường là những công tác lặp lại có tính chu
kỳ. Các công tác rải theo tuyến thường là chủ yếu, chiếm khoảng 80÷90% tổng giá
thành xây lắp.
+ Công tác tập trung là những công tác làm trên những đoạn đường ngắn,
không lặp lại trên các đoạn lân cận, thi công phức tạp, nặng nhọc và có khối lượng
đặc biệt lớn so với các công tác khác. Ví dụ các công tác xây dựng các đoạn đắp cao,
đào sâu, các đoạn đường qua núi đá, công tác xây dựng các cầu chung và cầu lớn, xây
dựng nhà cửa phục vụ cho công tác vận tải ôtô, các xí nghiệp sản xuất bêtông và
bêtông nhựa cỡ lớn v.v..


Các công tác chuẩn bò: chủ yếu gồm công tác chuẩn bò các vật liệu xây dựng
(đá, cát, sỏi, sạn) các bán thành phẩm (hỗn hợp bêtông xi măng và bêtông nhựa) và
các cấu kiện đúc sẵn (ống cống, dầm cầu, tấm bêtông mặt đường lắp ghép v.v..)
- Công tác chuẩn bò: thường do các xí nghiệp sản xuất phụ của các công ty xây

dựng đường hoặc do các xí nghiệp công nghiệp vật liệu xây dựng đảm nhận.
- Công tác vận chuyển: là đưa các vật liệu xây dựng, bán thành phẩm, và cấu
kiện đúc sẵn từ nơi chuẩn bò, gia công và chế tạo đến nơi sử dụng. Thường gồm có
các khâu vận chuyển sau đây:
+ Đưa vật liệu từ các mỏ vật liệu xây dựng đến tuyến.
+ Đưa vật liệu từ các mỏ đến các xí nghiệp (gia công đá, bêtông).
+ Đưa các bán thành phẩm và cấu kiện đúc sẵn từ xí nghiệp đó đến tuyến.
+ Việc vận chuyển đất khi xây dựng nền đường phụ thuộc vào công tác làm đất
và xem như 1 bộ phận của công tác xây lắp.
7.3. Các đặc điểm về tổ chức của công tác xây dựng đường ôtô
Công tác xây lắp khi xây dựng đường ôtô có những đặc điểm sau:
- Diện thi công kéo dài hàng chục (và đôi khi đến hàng trăm) kilômét làm cho
việc tổ chức thi công trở nên phức tạp, gây cho việc kiểm tra, lãnh đạo, bố trí công
nhân, cho việc tổ chức sửa chữa máy thi công, cho việc điều độ máy móc và công
nhân trong quá trình thi công.
- Nơi làm việc thường xuyên thay đổi sẽ gây khó khăn cho việc chuẩn bò diện
thi công, việc tổ chức bố trí ăn ở của công nhân và cán bộ thi công. Thường có các
phương án bố trí:
+ Cứ một thời gian nhất đònh, công trường lại di chuyển đòa điểm để tiết kiệm
thời gian đi lại và giảm bớt chi phí vận chuyển công nhân, nhưng sẽ ảnh hưởng đến
điều kiện sinh hoạt của công nhân.
+ Công nhân ở trên các nhà lưu động di chuyển theo diện công tác. Phương án
này hợp lý nhất vì nó tạo điều kiện tốt nhất cho công nhân đến nơi làm việc kòp thời.
+ Cán bộ công nhân ở một nơi cố đònh và có ôtô chở đến nơi làm việc, đôi khi
xa hàng chục kilômét.
- Khối lượng công tác phân bố không đều theo chiều dài tuyến thi công sẽ làm
cho thời gian thi công ở các đoạn khác không bằng nhau, gây khó khăn cho việc tổ
chức thi công dây chuyền.
- Ảnh hưởng của khí hậu thời tiết đến việc tổ chức thi công chủ yếu do mưa,
bão, sự thay đổi nhiệt độ không khí và số giờ được chiếu sáng ban ngày theo các mùa.

Khi tổ chức thi công phải xét đến các nhân tố đó, phải biêt thời gian của các mùa khô,
mùa mưa trong năm, số ngày mưa, lượng mưa trong các tháng v.v.. để bố trí thi công
được sát. Ở các nước công nghiệp phát triển, đại bộ các công tác xây dựng đường
được hoàn thành trong các xí nghiệp sản xuất phụ, như công tác chuẩn bò, gia công
vật liệu, chế tạo cấu kiện đúc sẵn v.v.. Đưa các công tác ở hiện trường vào làm ở các
xí nghiệp có những ưu điểm sau:
+ Vò trí làm việc tương đối ổn đònh.
+ Công nghệ cố đònh và thành phần công tác tương đối đơn giản.


+ Tận dụng các nguồn điện , nước, khí nén v.v.. có sẵn.
+ Điều kiện tổ chức, bảo dưỡng, sửa chữa máy móc thiết bò và bố trí công
nhân tốt hơn .
+ Do tổ chức các xí nghiệp sản xuất phụ sẽ chuyển được một số lớn các bước
công tác từ hiện trường vào làm ở công xưởng, giảm bớt yêu cầu về nhân lực và xe
máy phục vụ thi công trên các tuyến, chất lượng công tác thường cao hơn so với làm ở
đường.
+ Khi chuyển công tác từ hiện trường vào làm ở xí nghiệp cần phải bảo đảm
điều kiện là không làm tăng tổng số chi phí lao đông và giá thành xây dựng của các
công tác đó.
+ Khi xây dựng cầu cống, nhà ở, nhà công nghiệp và các loại mặt đường cấp
cao, nếu chuyển từ kết cấu đổ tại chỗ thành kết cấu lắp ghép thì có thể sử dụng các xí
nghiệp sản xuất phụ có hiệu quả nhất về cả ba mặt tổ chức, kinh tế và chất lượng.
Trong trường hợp đó xí nghiệp hoàn toàn đảm nhiệm việc chế tạo các cấu kiện lắp
ghép và quá trình thi công ở hiện trường thực chất chỉ là quá trình vận chuyển và lắp
ghép.
- Vận chuyển là khâu liên kết giữa các xí nghiệp sản xuất phụ và hiện trường
thi công. Đặc điểm của công tác vận chuyển xây dựng đường là đòa điểm bốc xếp và
nhất là các điểm tháo dỡ vật liệu, hàng hóa thường xuyên thay đổi, cự ly vận chuyển
không cố đònh và thường phải vânh chuyển theo các đường công vụ. Vì vậy việc tổ

chức công tác vận chuyển trở nên khá phức tạp. Muốn đảm bảo cung cấp vật liệu đến
hiện trường đều đặn thì cần phải huy động một số phương tiện vận chuyển khác nhau
trong từng thời kỳ khác nhau. Trong thực tế, mỗi công ty xây dựng đường thường chỉ
có một số xe nhất đònh nên rất khó bảo đảm chở vật liệu hàng hóa cần thiết đến nơi
yêu cầu được đều đặn.
- Trong quá trình thi công, các công tác xây lắp, chuẩn bò và vận chuyển phải
liên hệ chặt chẽ với nhau về mặt khối lượng và thời gian thực hiện, đồng thời cần tổ
chức công tác vận chuyển và chuẩn bò như thế nào để đảm bảo công tác xây lắp được
tiến được hành kòp thời, kinh tế và có chất lượng cao. Phải lập kế hoạch các công tác
chuẩn bò và vận chuyển đáp ứng được yêu cầu về vật liệu bán thành phẩm và cấu
kiện đúc sẵn để phục vụ công tác xây lắp hàng ngày, hàng tháng, hàng q.
7.4. Công nghiệp hóa công tác xây dựng đường ôtô
- Khi tổ chức xây dựng đường ôtô phải cố gắng công nghiệp hóa thi công đến
mức tối đa, vì sản xuất công nghiệp sẽ tạo điều kiện tốt để tăng năng suất lao động
và hạ giá thành công trình.
- Công nghiệp hóa công tác xây dựng đường ôtô có nghóa là áp dụng kỹ thuật
sản xuất công nghiệp vào thi công theo hai hướng:
+ Cơ giới hóa toàn bộ (hoặc hầu hết) các công tác chuẩn bò tiến tới tự động
hóa.
+ Tiến tới xây dựng công trình bằng các cấu kiện lắp ghép chế tạo ở các xí
nghiệp công nghiệp xây dựng.


- Nên cố gắng đồng thời tiến hành theo hai hướng và tùy theo điều kiện cụ thể
(tính chất kết cấu, đặc điểm thi công, điều kiện cung cấp vật liệu xây dựng và chất
lượng của vật liệu) mà ưu tiện chọn phương án thứ nhất hoặc thứ hai.
- Trong xây dưng đường ôtô có nhiều loại kết cấu mặt đường chỉ có thể thi
công đổ tại chỗ mà không thích hợp cho phương án thi công lắp ghép. Ví dụ như: Mặt
đường đất gia cố vôi hoặc xi măng nếu chuyển thành kết cấu lắp ghép thì sẽ tốn
nhiều công vận chuyển đất từ đường về nơi gia công rồi từ nơi gia công tới đường.

Trong lúc đó, những công trình như cầu cống, nhà cửa và một vài loại mặt đường lại
rất thích hợp cho với phương án lắp ghép.
- Muốn áp dụng tốt các hình thức công nghiệp hóa thi công (như cơ giới hóa
đồng bộ, áp dụng cấu kiện lắp ghép thay cho các kết cấu đúc tại chỗ v.v…) thì cần có
các biện pháp tổ chức đặc biệt.
- Để công nghiệp hóa thi công có hiệu quả cao, cần nghiên cứu hoàn chỉnh quá
trình thi công mới bằng các máy hiện đại và cần tiến hành so sánh kinh tế kó thuật
giữa các phương án cơ giới toàn bộ và phương án cơ giới hóa một phần, giữa các
phương án dùng các máy hiện đại và phương án dùng các máy cũ, bởi vì không phải
quá trình thi công nào cũng thu được hiệu quả kinh tế bằng cách cơ giới hóa toàn bộ
hoặc sử dụng máy hiện đại có công suất cao.
- Tùy điều kiện cụ thể mà quyết đònh xem cơ giới hóa toàn bộ hoặc cơ giới hóa
một phần. Ví dụ: trước đây trong các xí nghiệp bêtông nhựa của Liên Xô (cũ), người
ta dùng tay cho các cục nhựa nguội vào nồi nấu nhựa, khi cơ giới hóa quá trình này
người ta dun chảy nhựa ở bể chứa rồi bơm nhưa đã đun lỏng vào nồi lò, và như vậy
phải bỏ toàn bộ nồi lò nấu nhựa cũ, xây dựng một hệ thống nồi lò mới và thiết bò trộn
mới, rất tốn kém.
- Một số trường hợp không những cần phải nghiên cứu hoàn chỉnh quá trình thi
công mới mà còn phải thay đổi thiết kế cho phù hợp. Ví dụ: Khi thay đổi phương
pháp trộn vật liệu đá với nhựa bằng máy san tự hành trực tiếp tại đường thành
phương pháp trộn trong các máy trộn lưu động có thùng đun nhựa thì có thể sử dụng
loại nhựa bitum đặc hơn. Do dung nhựa đặc và chất lượng trộn trong máy tốt hơn tại
đường nên có thể giảm bớt một phần chiều dày mặt đường, tức là thay đổi kết cấu của
nó.
- Vì vậy khi thay đổi quá trình công nghệ và loại máy sử dụng thì phải tính
toán hiệu quả kinh tế thu được bằng cách so sánh các chỉ tiêu kinh tế kó thuật của
phương án công nghiệp hóa với các chỉ tiêu tôt nhất tìm được của phương án thi công
cũ trong những điều kiện tương tự.
- Việc công nghiệp hóa thi công phải bảo đảm tăng được các chỉ tiêu kinh tế kó
thuật chủ yếu về chất lượng tổ chức thi công so với các chỉ tiêu cao nhất đạt được khi

tổ chức thi công phương pháp công nghiệp hóa.
7.5. Công tác thiết kế tổ chức thi công
7.5.1. Mục đích
Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho người thi công nắm được một số
kiến thức cơ bản về việc lập kế hoạch sản xuất (tiến độ) và mặt bằng sản xuất phục


vụ cho công tác thi công đồng thời giúp cho người thi công nắm được lý luận và nâng
cao trình độ chỉ đạo thi công tại hiện trường.
7.5.2. Yêu cầu
- Nâng cao năng suất lao động và hiệu suất của các loại máy móc thiết bò phục
vụ thi công.
- Đảm bảo được chất lượng công trình.
- Đảm bảo được an toàn lao động và bền vững công trình.
- Đảm bảo được thời hạn thi công.
- Hạ giá thành xây dựng công trình.
7.5.3. Ýù nghóa của công tác thiết kế tổ chức thi công
Công tác thiết kế tổ chức thi công giúp cho chỉ huy công trường có thể đảm
nhiệm thi công tự chủ trong các việc sau đây:
- Chỉ đạo thi công ngoài hiện trường.
+ Điều phối nhòp nhàng các khâu phục vụ thi công
+ Khai thác và gia công vật liệu.
+ Gia công cấu kiện và các bán thành phẩm.
+ Vận chuyển và bốc rỡ các vật liệu, cấu kiện, bán thành phẩm …
+ Thi công xây lắp các bộ phận công trình.
+ Trang trí và hoàn thiện công trình.
+ Phối hợp các công tác một cách khoa học giữa công trường với các xí nghiệp
hoặc các cơ sở sản xuất.
- Điều động một cách hợp lý nhiều đơn vò sản xuất trong cùng một thời gian và
trên cùng một đòa điểm xây dựng.

- Huy động một cách cân đối và quản lý được nhân lực, vật tư, dụng cụ, máy
móc, thiết bò, phương tiện, tiền vốn v.v.. trong suốt thời gian xây dựng.
- Đảm bảo được thời hạn thi công.
7.5.4. Các căn cứ lập biện pháp tổ chức thi công:
- Hồ sơ dự án và thiết kế cơ sở đã được phê duyệt để xây dựng công trình.
- Các tài liệu về khả năng cung cấp các chi tiết, cấu kiện và vật liệu xây dựng
của các xí nghiệp trong vùng.
- Các tài liệu về khả năng cung cấp: điện, nước, khí nén, hàn hơi, đường thông
tin liên lạc và đường vận tải nội bộ.
- Những giải pháp sử dụng vật liệu và kết cấu, các phương pháp tổ chức xây
dựng.
- Khả năng phối hợp giữa các đơn vò nhận thầu xây lắp về các mặt: vật tư, xe
máy, nhân lực và thiết bò thi công để phục vụ nhu cầu thi công.
- Quy trình quy phạm thi công hiện hành.
- Tình hình thực tế: điều kiện khí hậu, thời tiết, đòa hình, đòa chất, thuỷ văn và
khả năng cung cấp vật liệu xây dựng công trình trên đoạn tuyến.
- Các tài liệu có liên quan đến khả năng cung cấp của đòa phương về nhân lực
và đảm bảo đời sống cho cán bộ, nhân công trên công trường.


- Năng lực về thiết bò, nhân lực và kinh nghiệm thi công của đơn vò.
- Cứ vào yêu cầu tiến độ thi công công trình của Chủ đầu tư.
7.5.5. Mặt bằng tổ chức thi công
a) Mặt bằng tổ chức thi công tổng thể
Trong mặt bằng xây dựng tổng thể cần xác đònh rõ:
- Vò trí xây dựng các loại công trình phụ trợ: Lán trại, xưởng sản xuất v.v..
- Vò trí khai thác và sản xuất vật liệu phục vụ thi công trên tuyến như vật liệu
đắp nền, thi công lớp móng, lớp mặt, đá xây.
- Vò trí các mạng lưới kỹ thuật trên tuyến như đường sá, điện nước… trong phạm
vi công trường để phục vụ thi công.


SƠ HỌA MẶT BẰNG THI CÔNG TỔNG THỂ
Mỏ đất 3
KM 3+400
Lán trại
KM 2+600

KM4
Bãi thải 1
KM 0+500

KM 3
Mỏ đất 2
KM 2+400

Bãi thải 1
KM 0+500
Bãi thải 1
KM 0+500

KM 2

KM 1

GHI CHÚ

KM 0

Mỏ đất 1
KM 1+200


Lán trại
Mỏ đất
Bãi đất thải

Hình 7.1: Mặt bằng tổng thể tổ chức thi công

- Để đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công, sau khi đi khảo sát hiện trường
và nghiên cứu kỹ hồ sơ TKKT, đơn vò lập biện pháp tổ chức lực lượng thi công trên
công trường thành các đội thi công chính (vd: đội số 1, số 2 và đội số 3) dưới sự chỉ
huy trực tiếp của Ban điều hành công trường về tiến độ, quản lý chất lượng, điều phối
nhân lực, xe máy thiết bò, vật tư, nhiên liệu đưa vào thi công... tạo thành một hệ thống
hoạt động nhòp nhàng, thống nhất nhằm tránh ách tắc, cản trở trong thi công với mục
tiêu hoàn thành, bàn giao đưa công trình vào khai thác, sử dụng đúng thời hạn, đảm
bảo chất lượng, kỹ thuật và mỹ thuật.
- Ví dụ tổ chức một số đội thi công như sau:
* Đội thi công số 1: Thi công toàn bộ khối lượng nền, mặt đường của gói thầu.
Dây chuyền thi công của đội thi công như sau:
+ Dây chuyền thi công nền đường.
+ Dây chuyền thi công lớp móng.
+ Dây chuyền thi công mặt BTXM M300 dày 18cm.
* Đội thi công số 2: Đảm nhiệm thi công toàn bộ khối lượng của hệ thống thoát
nước dọc và thoát nước ngang của gói thầu. Các khối lượng chính bao gồm:
+ Cống ngang, tràn.


+ Rãnh dọc.
+ Rãnh đỉnh.
- Dây chuyền thi công của đội như sau:
+ Dây chuyền thi công sản xuất các cấu kiện lắp ghép.

+ Dây chuyền thi công cống ngang.
+ Dây chuyền thi công hệ thống thoát nước dọc.
* Đội thi công số 3: Đảm nhiệm thi công toàn bộ các khối lượng liên quan đến
các công trình phòng hộ như: Tường chắn taluy âm, tường chắn taluy dương, gia cố
mái taluy, an toàn giao thông v.v..
Dây chuyền thi công của đội số 3 như sau:
+ Dây chuyền thi công, sản xuất các cấu kiện lắp ghép.
+ Dây chuyền thi công tường chắn taluy âm, taluy dương.
+ Dây chuyền thi công hệ thống an toàn giao thông.
b) Mặt bằng thi công hạng mục nền, móng và mặt đường
- Mặt bằng thi công các hạng mục công trình phải đảm bảo không gây trở ngại
ảnh hưởng đến mặt bằng xây dựng của các hạng mục công trình khác đang thi công,
đồng thời đảm bảo giao thông chung và giao thông trên công trường.
- Biện pháp thi công chủ đạo là thi công theo phương pháp cuốn chiếu; làm đến
đoạn nào sẽ tập trung lực lượng, thiết bò thi công dứt điểm đến đó để đảm bảo giao
thông nội tuyến trong vùng và trong công trường.
- Tập trung thi công đường công vụ (nếu có) càng nhanh càng tốt để tạo đường
vận chuyển nội bộ và cho các gói thầu khác, thi công đến đâu gọn đến đó.
- Trên mặt bằng thi công có bố trí đầy đủ hệ thống tín hiệu giao thông trong
công trường (nếu cần). Tại đầu phân đoạn thi công có biển báo công trường thi công
theo Điều lệ báo hiệu đường bộ hiện hành 22TCN 237-01.
- Vò trí làm việc của xe máy, thiết bò thi công, quân nhân thi công được bố trí
trong phạm vi ranh giới được ngăn cách bằng hệ thống cọc tiêu sơn trắng đỏ.
c) Mặt bằng thi công cống, rãnh thoát nước
- Mặt bằng thi công đối với mỗi hạng mục trên cần bố trí đầy đủ hệ thống tín
hiệu giao thông trong công trường. Tại vò trí thi công có biển báo công trường theo
điều lệ báo hiệu đường bộ 22TCN 237-01.
- Đối với cống thoát nước ngang đường: tiến hành thi công 1/2 chiều dài cống
để đảm bảo giao thông trên tuyến. Khi 1/2 cống đã đảm bảo khả năng chòu tải đơn vò
mới thi công 1/2 cống còn lại. Tại vò trí mặt bằng cho phép có thể thi công toàn bộ

cống.
- Đối với hệ thống rãnh thoát nước dọc tuyến: nên phân chia thành các phân
đoạn thi công mỗi phân đoạn có chiều dài 100 đến 150m. Sau khi thi công xong dứt
điểm đoạn này mới tiến hành thi công đoạn khác.
- Mặt bằng thi công cống đủ rộng để thuận lợi cho việc tập kết vật liệu thi công
cống.
d) Quy hoạch mặt bằng lán trại và công trình phụ trợ


- Yêu cầu của việc quy hoạch xây dựng lán trại và công trình phụ trợ (công
trình tạm) đảm bảo không gây trở ngại ảnh hưởng đến mặt bằng xây dựng công trình
chính, thuận tiện cho thi công. Đặc biệt công trình tạm không làm ảnh hưởng đến đời
sống, sinh hoạt, sản xuất... của nhân dân và các cơ quan, đơn vò đóng trên đòa bàn.
Việc xây dựng nhà ở, lán trại công trường kết hợp sử dụng tối đa vật liệu sẵn có ở đòa
phương.
- Liên hệ với đòa phương về xác đònh lại các bãi thải.
- Việc bố trí nhà ở cho Ban điều hành, quân nhân và bãi tập kết vật liệu, xe
máy sẽ được đơn vò bố trí tại công trường, sau khi đã thống nhất với Chính quyền đòa
phương.
- Điện phục vụ sinh hoạt và phục vụ thi công: Sử dụng điện lưới quốc gia (nếu
có) hoặc máy phát điện.
- Nước phục vụ sinh hoạt và thi công dùng nước tại vò trí xây dựng công trình
tạm, trường hợp thiếu nước đơn vò thi công sẽ sử dụng các nguồn nước sạch xung
quanh khu vực thi công.
e) Hệ thống thông tin liên lạc
- Bố trí hệ thống thông tin liên lạc trong suốt toàn tuyến giữa các văn phòng chỉ
huy của các đội thi công với nhau bằng điện thoại di động và cố đònh.
- Tại Ban điều hành, đơn vò bố trí hệ thống thông tin để liên lạc với trụ sở chính
của Công ty, Tư vấn giám sát, Chủ đầu tư và các cơ quan bằng điện thoại, máy Fax...
thông tin liên lạc từ Ban điều hành đến các đội thi công và thông tin trong công

trường bằng điện thoại di động và cố đònh hoặc bộ đàm.
7.6. Công tác tổ chức tại hiện trường
- Đơn vò thành lập Ban điều hành công trường. Trên cơ sở đó, đơn vò bố trí lực
lượng các mũi thi công có năng lực, sở trường phù hợp với công việc. Điều hành nhòp
nhàng các mũi thi công trên từng đoạn để phát huy hiệu quả xe máy, thiết bò, đảm
bảo tiến độ, kỹ thuật chất lượng, an toàn trong thi công và an toàn giao thông trên
tuyến.
- Đơn vò bố trí các cán bộ có kinh nghiệm và sức khoẻ để đảm đương công việc
điều hành chung từ khâu thi công, đo đạc đến khâu thí nghiệm theo tiêu chuẩn kỹ
thuật và quy trình thi công hiện hành.
- Quân nhân vận hành xe máy của đơn vò cần tuyển chọn và điều đến công
trường những người có tay nghề cao.
7.6.1. Tổ chức bộ máy điều hành, chỉ huy công trường
a) Chỉ huy trưởng công trường
- Là người chòu trách nhiệm trực tiếp về tiến độ thi công, chất lượng các hạng
mục công trình.
- Trực tiếp làm việc với Kỹ sư tư vấn, các cơ quan có liên quan giải quyết các
vấn đề có liên quan tới dự án.
- Chỉ đạo trực tiếp bằng mệnh lệnh, chỉ thò đến các cán bộ kỹ thuật, thí nghiệm,
khảo sát đo đạc và các đội thi công.
b) Chủ nhiệm kỹ thuật điều hành thi công


Lập kế hoạch thi công, theo dõi việc thực hiện kế hoạch, thực hiện thiết kế
TCTC chi tiết, đề ra các biện pháp cải tiến công nghệ và giải quyết các vấn đề kỹ
thuật trình Chỉ huy trưởng công trường.
c) Chủ nhiệm KCS
Chòu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, thường xuyên, đúng đắn, trung thực công
tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, chất lượng bán thành phẩm, chất lượng thi
công công trình theo đúng quy trình thi công và nghiệm thu.

d) Kế toán công trường
Giúp Chỉ huy trưởng công trường trong việc hoạch toán kinh tế trong hoạt động
SXKD, đảm bảo vốn cho sản xuất.
e) Các bộ phận kinh tế - kỹ thuật, vật tư - xe máy
- Chòu trách nhiệm trước Chỉ huy trưởng công trường về công tác chuyên môn
của mình, giúp Chỉ huy trưởng công trường điều tiết sản xuất, mua sắm, quản lý vật tư
thiết bò và nhân lực huy động cho công trình...
- Chòu trách nhiệm đảm bảo vốn cho sản xuất, đảm bảo đầu xe máy, thiết bò và
đội ngũ kỹ thuật, quân nhân các ngành nghề sử dụng trong công trình.
f) Các đơn vò (đội) thi công
- Chòu trách nhiệm trước Chỉ huy trưởng công trường về chất lượng, tiến độ, kỹ
thuật, mỹ thuật các hạng mục công trình được giao.
- Phối hợp các bộ phận và các đơn vò thi công khác cùng với Chỉ huy trưởng
công trường, các kỹ sư thi công đảm bảo dự án thi công theo đúng tiến độ, chất lượng
và an toàn lao động.
7.6.2. Tổ chức quản lý nhân lực, thiết bò tại công trường
a) Công tác tổ chức quản lý nhân lực
- Gồm những biện pháp sử dụng hợp lý lao động, bố trí nhân lực trong dây
chuyền sản xuất, chuyên môn hoá và hợp tác lao động một cách tối ưu. Có biện pháp
nâng cao năng suất lao động và kích thích lao động.
- Trong các đội sản xuất: Đội trưởng là người được chỉ đònh trong số cán bộ kỹ
thuật thi công có trình độ và có năng lực tổ chức thi công.
- Việc xác đònh số lượng các loại máy thi công, nhân lực lái xe, thợ điều khiển
máy thi công, quân nhân lao động thủ công căn cứ vào khối lượng công tác và thời
gian hoàn thành công việc theo kế hoạch được giao, có tính đến những điều kiện cụ
thể về: Công nghệ thi công, trình độ thực hiện đònh mức lao động và nhiệm vụ tăng
năng suất lao động.
- Nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thi công bằng các hình thức khen
thưởng được phân loại tuỳ theo đánh giá chất lượng công việc hoàn thành.
b) Biện pháp tổ chức quản lý thiết bò tại công trường

- Sử dụng phương tiện cơ giới có hiệu quả cao nhất đảm bảo có năng suất lao
động cao, chất lượng tốt, giá thành hạ, giải phóng sức lao động thủ công.
- Công nghệ dây chuyền xây lắp chú trọng tới tính chất đồng bộ và sự cân đối
về năng suất máy với lao động thủ công. Căn cứ vào đặc điểm của công trình, công


nghệ thi công xây lắp, tiến độ, khối lượng và mọi điều kiện khác trong thi công để bố
trí xe máy, thiết bò thi công cho phù hợp.
- Thường xuyên và kòp thời hoàn chỉnh cơ cấu lực lượng xe máy với lao động
thủ công nhằm đảm bảo sự đồng bộ, cân đối và khoa học tạo điều kiện áp dụng các
công nghệ xây dựng tiên tiến.
- Xe máy, vật tư cho thi công xây lắp được tổ chức quản lý sử dụng tập trung và
ổn đònh trong các đội thi công đảm bảo tính chuyên môn hoá cao.
- Quân nhân lái xe, lái máy, điều khiển máy thi công được giao trách nhiệm rõ
ràng về quản lý sử dụng xe, máy cùng với nhiệm vụ sản xuất. Bố trí lái xe lái máy và
thợ điều khiển máy thi công sao cho phù hợp với chuyên môn được đào tạo và bậc thợ
quy đònh đối với từng loại xe, máy thi công cụ thể.
- Không ngừng nâng cao trình độ quản lý, trình độ kỹ thuật sử dụng và sửa
chữa xe - máy, chấp hành tốt quy trình bảo dưỡng kỹ thuật, sửa chữa máy như quy
đònh trong tiêu chuẩn "Sử dụng máy xây dựng" và các hướng dẫn của Cục kỹ thuật BTL Công binh.
- Trang bò cơ cấu vật chất - kỹ thuật phù hợp với việc bảo dưỡng kỹ thuật và
sửa chữa xe máy tương ứng với máy móc, thiết bò thi công trên công trường.
- Việc bảo dưỡng kỹ thuật do bộ phận chuyên trách thực hiện. Tổ chức thành
một đội chuyên môn bảo dưỡng, sửa chữa kỹ thuật cho từng loại xe - máy.
- Khi quản lý sử dụng vật tư, xe máy (bao gồm sử dụng, bảo dưỡng kỹ thuật,
bảo quản di chuyển) phải được tuân theo tài liệu hướng dẫn kỹ thuật xe máy của nhà
máy chế tạo và cơ quan quản lý kỹ thuật các cấp.
- Những xe, máy thi công được đưa vào hoạt động, đảm bảo độ tin cậy về kỹ
thuật an toàn lao động.
7.6.3. Huy động và cung cấp trang thiết bò

- Sau khi có quyết đònh chỉ đònh thầu đơn vò nhanh chóng huy động đến công
trường các thiết bò thi công trong các dây chuyền đã được Chủ đầu tư chấp thuận trong
thời gian nhanh nhất.
- Tất cả các máy móc thiết bò đưa đến đảm bảo chất lượng khai thác tốt.
- Căn cứ vào tiến độ, khối lượng thi công và thời tiết khu vực, đơn vò sẽ huy
động đầy đủ thiết bò thành các giai đoạn sao cho đảm bảo hiệu quả khai thác thiết bò
là tốt nhất.
- Trang thiết bò máy móc phục vụ thi công.
+ Ô tô 2,5T÷7,0T hoặc lớn hơn.
+ Ô tô tưới nước 5m3.
+ Ô tô chuyên dụng chở bê tông.
+ Máy đào dung tích gầu 0,6÷1,8m3.
+ Máy ủi.
+ Máy san.
+ Máy lu bánh sắt 8÷16 tấn, lu rung 16÷25 tấn.
+ Đầm cóc.
+ Máy khoan tay Φ32-42, máy khoan xoay đập tự hành Φ76.


+ Máy nén khí điêzen.
+ Máy phát điện.
+ Máy trộn 200÷1500 lít.
+ Đầm bê tông các loại.
+ Cần cẩu 10T, 16T, 25T (nếu cần).
+ Kích 250T, kích 500T (thi công cầu).
+ Máy đóng cọc (thi công cầu).
+ Máy khoan cọc nhồi (thi công cầu).
+ Các loại máy khác
7.7. Công tác kỹ thuật tại hiện trường
- Tiến hành khảo sát thi công thường xuyên, bao gồm khảo sát hình học phục

vụ cho công tác triển khai công trình theo thiết kế và cho công tác đo đạc nghiệm thu
khối lượng sau khi thi công công trình.
- Dùng máy kinh vó, toàn đạc điện tử, thuỷ bình … chuyển cọc dấu ra ngoài
phạm vi thi công. Các cọc dấu phải được bảo vệ trong quá trình thi công công trình.
Sơ đồ hệ thống cọc đònh vò, cọc dấu đều phải được KSTVGS kiểm tra, xem xét và
chấp thuận.
- Các mỏ vật liệu phải được thí nghiệm, trình kỹ sư Tư vấn giám sát và Chủ
đầu tư chấp nhận mới được đưa vào thi công.
- Đơn vò cử các kỹ sư thi công có năng lực có kinh nghiệm phụ trách các mũi
thi công.
- Trong quá trình thi công phải luôn giám sát lực lượng thi công và hướng dẫn
nhắc nhở họ phải thi công đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo kỹ thuật.
- Loại bỏ các loại vật liệu đắp và các loại vật liệu dùng trong kết cấu mặt
đường, cống, rãnh ... không đảm bảo chất lượng.
- Kiểm tra, đôn đốc nhằm đạt chất lượng, tiến độ công trình.



×