Tải bản đầy đủ (.docx) (68 trang)

Phương pháp nhân giống vô tính Lan Hồ Điệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.75 MB, 68 trang )

1. MỞ ĐẦU
Đã bao giờ bạn tự hỏi hoa lan nói chung và hoa lan hồ điệp nói riêng tượng trưng
cho ý nghĩa gì? Đó là loài hoa đẹp và phổ biến mà có nhiều ý nghĩa khác nhau.
Không giống như hầu hết các loài hoa khác có cánh hoa hình tròn, hoa lan có cánh hoa
theo dạng hình hình học. Không có gì là ngạc nhiên, những bông hoa xinh đẹp được sử
dụng để chuyển tải thông điệp đặc biệt.
Hoa lan hồ điệp từ lâu đã được phong tặng danh hiệu của sự cao sang, quý phái trong
số hàng trăm loài phong lan. Bên cạnh đó, nó còn biểu tượng cho sự ngây thơ và trong
sáng.
Nếu bạn là một người yêu phong lan, bạn sẽ vui mừng khi biết rằng những bông hoa
kỳ lạ là một biểu tượng của tình yêu, vẻ đẹp và sự thánh thiện trong hầu hết các nền
văn hóa trên thế giới. Đây cũng là biểu tượng chính yếu của hoa phong lan …
Tình yêu:
Hoa lan hồ điệp được coi là biểu tượng của tình yêu bởi vì thực tế là các cây trồng lớn
lên dễ dàng, và nở hoa dưới hầu hết các điều kiện. Trong thời kỳ Victoria, hoa được
xem là món quà kỳ lạ và hiếm để thể hiện tình yêu và tình cảm. Người ta thậm chí còn
tin rằng, bạn càng chọn quà ít hoa bao nhiêu, thì tình yêu của bạn càng sâu đậm bấy
nhiêu. Trong các bộ phận của châu Âu, hoa lan đã được sử dụng như một thành phần
quan trọng trong lựa chọn tình yêu.
Hoàn thiện và sắc đẹp:
Bởi vì sự đối xứng hoa, và các đường thẳng trên cánh hoa, lan hồ điệp đại diện cho vẻ
đẹp trong đối xứng, và coi là hình ảnh tiêu chuẩn cho vẻ đẹp hiếm thấy. Ở Anh thời
Victoria, những bông hoa đáng yêu được ví như một người phụ nữ xinh đẹp. Thật thú
vị, thậm chí là một trang phục của người phụ nữ trong thời đại có một sự tương đồng
nổi bật với hoa. Những người Trung Quốc cổ đại xem cánh hoa lan là hình ảnh thu
nhỏ của sự hoàn hảo của con người.
Sang trọng và Sung túc:

1



Vâng, có vẻ như người dân của nước Anh trong thời đại Victoria đã gắn rất nhiều ý
nghĩa cho những bông hoa lan xinh đẹp, khi hoa cũng được coi là biểu tượng của sự
sang trọng. Đây có lẽ là bởi vì những hoa hiếm chỉ có ở vùng nhiệt đới, và do đó, chỉ
có những người giàu có mới đủ khả năng thưởng lãm hoa. Ở Nhật Bản cổ đại, hoa lan
rất được trân trọng trong hoàng gia, và được coi là biểu tượng của sự giàu có.
Từ xưa đến nay, lan vẫn được biết đến như một loài hoa quý phái, hoa của bậc vua
chúa vương giả. Lan Việt Nam cũng rất đa dạng về chủng loại và chứa đựng nhiều ý
nghĩa.
Riêng lan hồ điệp được mệnh danh là “ nữ hoàng của các loài hoa”. Hồ điệp không chỉ
có ý nghĩa là sự cao sang, quý phái mà còn là sứ giả truyền tải cảm xúc một cách nhẹ
nhàng, hoa còn mang đến cho chúng ta vẻ đẹp tinh khiết của tự nhiên, nét quyến rũ
cho không gian sống.
Hoa có màu sắc phong phú từ trắng, hồng, đỏ, vàng, tím và có loài có sự phối màu tự
nhiên như có đốm hay sọc…, cấu trúc kỳ diệu và đặc tính tươi lâu có thể sống từ 1 đến
2 tháng, trở thành quà tặng có giá trị cao trong những dịp Tết đến Xuân về.
Khả năng sinh sản:
Hoa lan từ lâu đã được liên kết với khả năng sinh sản và sinh lực.
Trong Hy Lạp cổ đại, người ta tin rằng việc dùng các loại các loại củ rễ có thể xác
định giới tính của thai nhi chưa sinh. Nếu là cha đẻ của đứa trẻ chưa sinh ăn rễ lớn của
cây lan, vợ của anh ta có khả năng sinh một cậu con trai.
Mặt khác, nếu người mẹ mong đợi ăn củ lan nhỏ, cô có thể cho ra đời một bé gái. Do
niềm tin này khá phổ biến, hoa lan đã trở thành quà tặng phổ biến cho các cặp vợ
chồng đang mong con. Ở Trung Quốc cổ đại, hoa lan đã được xem là biểu tượng con
đàn cháu đống.
Ý nghĩa của màu sắc khác nhau của hoa lan hồ điệp
Lan hồ điệp màu xanh: rất hiếm do đó nó là biểu tượng cho sự cao quý, quý giá. Ngoài
ra nó còn là biểu tượng cho sự tâm linh và thiền định

2



Hình 1: Những cánh hoa Hồ Điệp (Blue Mystique phalaenopsis
orchid) có màu xanh dương
Lan hồ điệp màu trắng: là biểu tượng của sự ngây thơ, xinh đẹp và trang trọng. Bạn có
thể dùng chậu hoa lan hồ điệp trắng làm món quà để tặng cho người thân yêu của
mình.

Hình 2 : Lan Hồ Điệp ( P. amabilis ) với những cánh hoa có màu trắng
Lan hồ điệp màu hồng: tượng trưng cho niềm vui, hạnh phúc, và ngây thơ. Vì vậy một
chậu lan hồ điệp hồng là món quà có ý nghĩa cho ngày kỷ niệm.

3


Hình 3 :Những đóa hoa màu hồng rực rỡ của P. schilleriana
Lan hồ điệp màu vàng: tượng trưng cho tình bạn và sự khởi đầu mới.

Hình 4: Lan Hồ Điệp màu vàng (Yellow Phalaenopsis Orchids)
Lan hồ điệp màu tím (lavender): là biểu tượng của sự dung thứ, sang trọng và vẻ đẹp
nữ tính.
4


Hình 5: Lan Hồ Điệp có hoa màu tím (Violet Phalaenopsis orchid)
Lan hồ điệp màu đỏ tía: tượng trưng cho hoàng gia, sự ngưỡng mộ và tôn trọng.

Hình 6: Lan Hồ Điệp mang màu đỏ tía (Purple Phalaenopsis Orchid)

2. ĐẶT VẤN ĐỀ
Hoa lan có ý nghĩa tinh thần vậy đó ,có giá trị kinh tế vậy đó, nhưng mà hiện nay ở

Việt Nam vẫn chưa thể sản xuất Lan Hồ Điệp một cách đại trà được, vẫn còn phải
nhập khẩu các giống Lan Hồ Điệp ở Thái Lan, Đài Loan với giá thành cao… có lẽ vì
5


các kỹ thuật hiện đại sử dụng trong nhân giống chưa được nhiều người biết tới, chỉ
một số ít người có thể tiếp cần những phương pháp này, vì lẽ đó hôm nay nhóm em sẽ
giới thiệu một vài kỹ thuật “Nhân giống vô tính Lan Hồ Điệp”.
3. VÀI NÉT VỀ PHALAENOPSIS
3.1. Nguồn gốc và phân bố
Lan Hồ Điệp được tìm thấy vào năm 1750, đầu tiên được Rumphius xác định
dưới tên là Angraecum. Đến năm 1753, linné đổi lại là Epidendrum amabile. Chi
Phalaenopsis do C. L Blume phát hiện vào năm 1825. Phalaenopsis hay còn gọi là lan
hồ điệp. Tên Phalaenopsis xuất hiện từ tiếng Hy lạp: “Phalaina” (con bướm đêm) và
“opsis” (trông giống như), nghĩa là loài hoa có hình dáng như bươm bướm.
Năm 1887, loài hồ điệp lai đầu tiên được J. Veitch đăng ký với tên P.
harriettiae, từ việc kết hợp giữa P. amabilis và P. violacea. Sau đó, có rất nhiều loài
lan lai tạo ra làm tăng thêm sự đa dạng và huyền bí của Phalaenopsis.
Giống Phalaenopsis gồm 21 loài lan phát sinh, ưa nóng sống ở bán đảo Ma Lai,
Indonexia, Philipine, các tỉnh phía đông Ấn Độ, và Châu Úc. Chúng sống trên cây
hoặc trên đá, nơi có khí hậu nóng ẩm, độ cao trên 2000m.
Ở Việt Nam, chúng ta có thể bắt gặp 1 số loài lan hồ điệp trong các khu rừng
như P. coenu (hồ điệp dẹp), P. mannii (hồ điệp ấn), P. parishii (hồ điệp trung), P.
pulcherrima (hồ điệp nhài), P. chibae, P. fuscata, P. gibbo.
3.2. Lịch sử lai tạo Phalaenopsis
Khoảng những năm 1945, trên thế giới có tới 3500 loài Odontoglossum, 4300
loài Cattleya và hơn 5000 loài lan hài lai nhưng có khoảng 140 loài Phalaenopsis lai.
Sau đó hơn 100 loài Phalaenopsis và Doritaenopsis mới được lai tạo và đăng ký. Các
giống lai Phalaenopsis mới hình thành góp phần tăng thêm tính đa dạng và huyền bí
của thế giới hoa.

Các loài lan hồ điệp được phân chia thành 2 nhóm chính:
a. Nhóm chuẩn “Moth orchids” có phát hoa dài phân nhánh (trên 1m) và có hoa lớn
(đường kính khoảng 123cm) tròn, màu trắng, hồng và sọc. Nhóm này chủ yếu được lai

6


tạo từ P. amabilis (hoa trắng) và P. schilleriana (hoa hồng)

b. Nhóm hoa nhỏ có phát hoa ngắn, hoa nhỏ (đường kính khoảng 3cm), không tròn,
dạng sáp và nhiều màu sắc. Nhóm này được lai từ nhiều loài Phalaenopsis hoa nhỏ
như P. amboinensis, P. lueddemanniana, và P. violacea. s
Ban đầu, nhóm lan hồ điệp hoa nhỏ không được ưa chuộng như lan hồ điệp
chuẩn. Đầu thập niên 80, do thị hiếu của người chơi hoa thay đổi nên nhóm lan hồ điệp
hoa
nhỏ7:được
chuộng
đượclai
sản
rộng rãi(hoa
và lai
tạo và
ra nhiều
giống mới.
Hình
Nhómưachuẩn
chủhơn
yếu,được
từxuất
P. amabilis

trắng)
P. schilleriana
hồng)
Các cây mới này có màu sắc sặc sở và(hoa
mang
hương thơm ngát do lai tạo từ P. violacea
nhưng hoa vẫn nhỏ và mau tàn. Đến cuối thập niên 80, người ta đã chú trọng đến việc
nâng cao chất lượng hoa bằng cách tuyển chọn các loài có phẩm chất tốt để lai tạo, do
đó các cây thuộc nhóm hoa nhỏ dần đã được ngang hàng với hồ điệp chuẩn.
Trong khi đó, nhóm hồ điệp chuẩn (màu hồng và trắng) vẫn được lai tạo và sản
xuất với chất lượng tốt và nhu cầu về các giống này luôn rất cao.

Hình 8 : Nhóm hoa nhỏ thường được lại tạo từ nhiều loài hoa như P. violacea
(trên cùng), P. amboinensis (bên trái), P. lueddemanniana (bên phải)

7


Sau đó, giống lai Phalaenopsis có kích thước hoa bằng với hoa trắng xuất hiện.
Hầu hết các cây hoa vàng này đã được lai từ hơn 20 năm trước nhưng đến nay chúng
vẫn đạt chất lượng hoa tốt, lâu tàn. Hiện nay, người ta có thể tạo ra cây có hoa lớn hơn
với đường kính khoảng 10 cm bằng cách lai tạo P. deventeriana với các cây lai màu
vàng khác. Lan Hồ Điệp hoa vàng tiếp tục được tập trung lai tạo và sau một thời gian
dài đã tạo ra những cây có chất lượng cao nhất.

Hình 9: P. deventeriana (P. amabilis x P.amboinensis) được dùng để tạo
ra những cây lai có hoa lớn.

8



Loài P.venosa rất được chú ý vì có hoa màu nâu nhạt và hương hoa ngào ngạt.
Ngoài ra, một số giống mới lai tạo từ P.venosa như P.Mishima Charm và P.
Hausermann’s Gold Cup cho hoa màu vàng ươm. Những cây hoa nhỏ như P. Orchid
World và P. Michael Croker cũng được nhiều hoa lớn hơn và lâu tàn.

Hình 10: P. venosa có hoa màu nâu nhạt và có hương thơm
được dùng để lai, tạo ra những giống lan hồ điệp mới.
Một nhóm Phalaenopsis lai mới được hình thành gọi là “Hoàng Hôn” hay
“Màu sa mạc”. Nhóm này được tạo thành nhờ lai giữa P. venosa hoặc P. amboinensis
với P. schilleriana. Hoa của các giống này (màu hồng nhạt đến hồng cam hoặc cam
sẫm) có hình dạng và kích thước tương tự hoa của P. schilleriana. Một số giống đặc
trưng cho nhóm này là P. Pago Pago (venosa x Lippegiut).
Nhóm hồ điệp tạo nhiều phát hoa phổ biến ở Trung Mỹ gồm các loài P.
equestris và P. stuartiana . Mặc dù kích thước hoa chỉ khoảng 4 – 5 cm nhưng do cây
có rất nhiều phát hoa, mỗi phát hoa mang số lượng lớn hoa và hoa nở sớm hơn so với
các loài Hồ Điệp khác nên các giống này rất được ưa chuộng trên thị trường. Hoa có
màu từ trắng đến hồng sáng, sọc trắng và viền trắng.

9


Nhiều giống lai được sử dụng trong ngành công nghiệp hoa cắt cành có thể tạo
được hoa quanh năm trong thời gian ngắn với giá thành thấp. Mặc dù hoa cắt cành
mau tàn hơn hoa trồng chậu nhưng chất lượng của hoa vẫn đạt tiêu chuẩn nhất định.
Một số giống mới được lai tạo ra khi lai Phalaenopsis với các chi khác, đặc biệt
là Doritis có hoa màu sáng và số lượng hoa nhiều, khi lai với Phalaenopsis tạo ra các
giống Doritaenopsis có hình dạng hoa tương tự như Phalaenopsis. Khi lai
Phalaenapsis với Asconopsis Iren Dobkin ( P. Doris x Ascocentrum miniatum ).
Hình 11: P. equestris và P. stuartiana là giống được ưa chuộng do có thời điểm ra hoa

sớm hơn những loại Lan Hồ Điệp khác.
3.3. Vị trí phân loại
Giới

Plantae

Thực vật

Ngành

Magnoliophyta

Ngọc Lan

Lớp

Liliopsida

Hành

Phân lớp

Liliidae

Hành

Bộ

Orchidales


Lan

Họ

Orchidaceae

Lan

Chi

Phalaenopsis

Lan Hồ Điệp

3.4. Đặc điểm thực vật
Lan Hồ Điệp rất đa dạng về di truyền nhưng chúng cũng đều có những đặc tính
chung về cấu tạo của cơ quan dinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
3.4.1. Cơ quan dinh dưỡng
A. Thân
Cây đơn thân không có giả hành, được tạo ra bởi 1 đỉnh sinh trưởng hoạt động liên tục.
Các đốt thân rất ngắn và thường bao bọc bởi hai hàng bẹ lá xếp dọc chiều dài thân.
B. Lá
Lá đơn nguyên, dày, mọng nước, không cuống và có bẹ ôm lấy thân. Hình dạng
lá đơn giản (elip thuôn hoặc hình lưỡi mác) với màu xanh lá đơn thuần hoặc tạp sắc.

10


Một cây có từ 3 – 15 lá, nhưng chỉ có 4 – 5 lá trên cùng là còn tăng trưởng kích thước.
Lá mang đặc tính của thực vật CAM.

C. Rễ
Rễ bất định, khí sinh, mọc từ gốc thân xuyên qua bẹ lá. Rễ phát triển mạnh,
màu lục, xung quanh rễ có một màng xốp bao bọc (velamen). Lớp mô xốp này dễ dàng
hút nước, muối khoáng và các chất dinh dưỡng cho cây, đồng thời đóng vai trò đặc
biệt trong việc giữ nước cũng như ngăn chặn ánh sáng mặt trời gay gắt. Số lượng rễ
khá nhiều, rễ to và hơi dẹp tạo thành một vành đai để tăng diện tích tiếp xúc với ánh
sáng. Thân và rễ không có mạch.

3.4.2. Cơ quan sinh sản
Hình 12: Lá, thân, rễ lan hồ điệp còn nhỏ
A. Hoa
Phát hoa hình thành ở nách lá ( thường là một phát hoa). Hoa mọc thành cụm,
lưỡng tính, đối xứng 2 bên. Bao hoa dạng cánh, rời nhau, xếp thành hai vòng: ba mảnh
vòng ngoài và hai mảnh vòng trong bé hơn, mảnh thứ ba có hình dạng và màu sắc
khác hẳn gọi là cánh môi. Gốc cánh môi thường kéo dài ra, chứa tuyến mật. Nhị và
nhụy dính liền thành một cột nhị nhụy. Hạt phấn thường dính lại thành khối phấn, có
chuôi và gót dính ở phía dưới. Hai khối phấn ngăn cách nhau bởi trung đới. Bộ nhụy
gồm 3 la noãn dính nhau thành bầu dưới, mang nhiều noãn, đính bên ( Hoàng Thị Sản,
2003). Cả cành hoa nở liên tiếp hơn nửa năm. Trung bình một phát hoa cho 7 – 15 hoa.
Mỗi hoa bền khoảng hai tháng.
11


B. Quả
Quả của Lan Hồ Điệp thuộc loại quả nang, mở bằng các khe nứt dọc theo hai
bên đường của giá noãn. Quả lan chứa rất nhiều, tùy vào giống, loài mà hạt có thể từ
vài trăm đến vài ngàn hạt. Hạt cần trải qua 130 – 150 ngày để hạt trưởng thành, hạt nở
sau 90 ngày. Hạt nhỏ được gió mang xa như hạt bụi, phần lớn hạt bị chết vì chứa phôi
chưa phân hóa. Theo Bernard (1909), hạt lan muốn nảy mầm phải nhiễm nấm
Rhizoctonia vì loại nấm này có tác dụng khởi phát sự tái lập phân bào. Trong thực

nghiệm, người ta có thể đánh thức các “phô sơ khai” (protocorm) khi sử dụng sốc
thẩm thấu bằng cách nuôi cấy hạt trên môi trường chứa sucrose.

Hình 13: Quả cây Lan Hồ Điệp
C. Keiki
Keiki chỉ một cây con mọc từ mặt đất trên cuống hoa. Một số loài hoa nhỏ như
P. lueddemanniana thường tạo Keiki trên cuống hoa. Hiện tượng này được Williams
mô tả đầu tiên vào năm 1894 ( Williams và Williams, 1894).
Keiki còn có thể được hình thành ở nhiều loài Phalaenapsis và một số loài
thuộc các chi lai. Chẳng hạn trong The Genus Phalaenopsis (Sweet, 1980) có trình bày
rõ khả năng phát triển cây con từ đốt phát hoa Phalaenopsis kunstleri ở Kew Gardens.
Keiki còn có thể hình thành từ rễ ở các loài ở Philippine P.stuartiana (Williams và
Williams, 1894) và Phalaenopsis schilleriana (Davis và Steiner, 1952 ). Các cây
12


Phalaenopsis dưới điều kiện nuôi trồng không thuận lợi sẽ tạo ra keiki trên cuống hoa,
đặc biệt khi đỉnh đã bị cắt bỏ.
4. TRỒNG TRỌT VÀ CHĂM SÓC
Việc trồng và chăm sóc Phalaenopsis gặp rất nhiều khó khăn, để có được những cây
khỏe mạnh, cho hoa đẹp cần phải tốn nhiều công sức và thời gian chăm sóc, vì vậy
việc tìm hiểu điều kiện sống phù hợp của giống lan này là điều cần thiết để có được
những cây hoa chất lượng tốt.

Hình 14: Keiki là cây con mọc
trên cướng hoa, được dùng để
nhân giống lan.

4.1. Nhiệt độ
Hồ Điệp là một loài lan ở vùng nhiệt đới mà sự tăng trưởng của chúng chịu ảnh

hưởng của hai mùa mưa nắng rõ rệt. Tuy nhiên lan hồ điệp chỉ xuất hiện ở các vùng
rừng ẩm hoặc ven suối. Không có sự biến động đáng kể về nhiệt độ và ẩm độ giữa
13


mùa khô và mùa mưa nơi hồ điệp sinh sống, vì thế cây hồ điệp không có mùa nghỉ
mặc dù do sự bất lợi về thời tiết trong mùa khô, cây hồ điệp tăng trưởng chậm chút ít
so với mùa mưa (trong điều kiện tự nhiên). Nhiệt độ thích hợp cho lan hồ điệp sinh
trưởng và phát triển là 18oC và ban đêm và 22oC vào ban ngày. Tuy nhiên hồ điệp là
loài lan chịu nóng hơn đa số các loại lan khác, do đó nó cũng có thể tăng trưởng khá
tốt ở bất cứ nơi nào có nhiệt độ không quá 35oC vào ban ngày và 25oC vào ban đêm.
Hai loài lan Phalaenopsis amabilis và Phalaenopsis Schilleriana dưới 1 tuổi,
đặt cây ở điều kiện nhiệt độ 17oC vào ban đêm và 24oC vào ban ngày, ẩm độ 60 –
80%, quang kỳ thay đổi từ 6 – 24 giờ chiếu sáng, trong thời gian từ 2 đến 3 tháng cây
lan sẽ ra hoa.
4.2. Ánh sáng
Đây là loài lan có biên độ khá rộng về ánh sáng, ánh sáng hữu hiệu cho loài này
là 30%. Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp. Đây là loài lan duy nhất
chịu được ánh sáng yếu, nhưng thực tế nhu cầu ánh sáng của chúng cao hơn nhiều, vì
thế không nên đặt lan hồ điệp vào nơi quá râm mát. Ánh sáng rất cần thiết cho sự tăng
trưởng và trổ hoa. Hồ điệp với bộ lá màu xanh đậm chưa phải là cây lý tưởng cho việc
ra hoa, hơn nữa cây trồng trong điều kiện này có khả năng kháng bệnh kém. Cây lan
được đặt nơi có ánh sáng khuếch tán vừa phải với bộ lá có màu xanh, có ánh sáng nhẹ
màu vàng là tốt nhất.
Ở Việt Nam nếu cây lan hồ điệp được trồng với 12 giờ chiếu sáng trong ngày,
trong đó khoảng 1 – 2 giờ cây nhận được ánh sáng trực tiếp, cây sẽ phát triển tốt.
Ít trường hợp cây lan hồ điệp chết vì nắng, trừ khi bạn để cây lan ngoài trời
nắng trực tiếp suốt 12 giờ chiếu sáng, cây sẽ bị những vết bỏng do cháy lá và đây là
cửa ngõ cho sự xâm nhập của nấm và virus. Tốt nhất là tạo cho lan hồ điệp ánh sáng
gần như khuếch tán. Các loại tôn nhựa hoặc vải lưới nylon thưa 1mm được dùng với

mục đích này với quang kỳ 10 – 12h chiếu sáng.
4.3. Tưới nước
Hồ Điệp là loài đơn thân, không có giả hành nên không dự trữ nước, hơn nữa
diện tích bốc hơi của bản lá khá lớn và chúng không có mùa nghỉ vì thế phải cung cấp
14


cho không một lượng nước đầy đủ và thường xuyên trong suốt năm. Trong mùa mưa
mỗi ngày phải tưới cho chúng 2 lần, trừ những ngày có mưa, một lần vào 9 giờ sáng,
một lần vào 3 giờ chiều. Tưới như vậy sẽ đảm bảo cây khô ráo khi trời tối vì đọng
nước ở nách lá suốt đêm có thể gây ra sự thối rữa. Vào mùa nắng, nên tưới cho chúng
1 ngày 3 lần.
Điều kiện thoát nước là tương đối quan trọng, Hồ Điệp không thể chịu được một
độ ẩm lắng đọng (nhất là ban đêm), vì rất đễ tạo điều kiện cho bệnh thối rữa phát triển.
Tốt nhất cứ ba ngày ta nên pha Dithane M45, Maneb, Captan vào trong nước tưới với
nồng độ 1/400 để ngừa chứng bệnh nói trên. Nên nhớ, Hồ Điệp là loài lan thích hợp
với giá thể và nước tưới có pH khá thấp (pH=5,2) vì thế phải dùng axít phôtphoric để
giảm pH của nước.
Ở nước ta, vào mùa mưa Hồ Điệp tăng trưởng mạnh hơn, nhưng những giọt mưa
nặng hạt cũng không kém phần nguy hiểm vì thế đa số các loại Hồ Điệp bị chết do
những cơn mưa đầu mùa. Đây cũng là một hình thức tưới của thiên nhiên mà ta không
kiểm soát được. Do đó để ngừa tình trạng trên, mái giàn che Hồ Điệp nên dùng những
tấm tôn nhựa xanh, như vậy sẽ loại trừ những trận mưa không cần thiết và tạo được
những tia sáng khuếch tán rất lý tưởng.
Vào mùa khô, ta vẫn duy trì mức độ tưới đều đặn như trong mùa mưa, vì lúc này
ẩm độ trong không khí giảm xuống rõ rệt. Do đó, sự tăng số lần tưới nhằm mục đích
tạo cho
cây tăng trưởng liên tục. Nếu cây có trạng thái thiếu nước, ủ rũ bạn nên chuyển cây
sang vị trí khác hoặc tăng số lần tưới lên. Một lần tưới bổ sung vào giữa trưa trong
mùa khô rất thích hợp cho sự phát triển của Hồ Điệp.

4.4. Độ ẩm
Ẩm độ rất cần thiết trong quá trình phát triển của lan Hồ Điệp (TAMU Cục trồng trọt,
2007). Lan Hồ Điệp phát triển tốt trong khoảng ẩm độ 50-85% (Philippines D của A,
1999).

15


4.5. Gió
Đối với Hồ Điệp, sự thông gió là tối cần thiết. Độ thông gió càng nhiều cây càng ít
bệnh. Tốc độ gió khoảng 10- 15 km/ giờ là tốt nhất (Jabu Reza, 2004).
4.6. Độ thông thoáng
Rất cần thiết vì Hồ Điệp hay bị bệnh thối nhũn lá (phõng lá), sự thông thoáng
giúp lá cây mau khô sau khi tưới và bộ rễ không bị úng nước nên hạn chế bệnh rất
nhiều. Ở nước ta vào mùa mưa Hồ Điệp tăng trưởng mạnh những giọt mưa nặng hạt
có thể làm thối đọt. Do đó để ngăn ngừa tình trạng trên nên dùng những tấm tôn nhựa
xanh để che. Có một số trường hợp trồng Hồ Điệp trên cao (sân thượng) có hiệu quả
hơn. Tuy nhiên gió nhiều và mạnh dễ làm cây mất nước nhanh nếu ta không cung cấp
đủ lá cây sẽ héo rũ, nhăn.
4.7. Dinh dưỡng
Hồ Điệp cần dinh dưỡng thường xuyên, quanh năm vì không có mùa nghỉ . Khi
tưới phân không nên tưới với nồng độ cao càng đừng tưới lên đọt, nhất là lúc lá non
mới nhú ra từ đỉnh sinh trưởng. Hồ Điệp cần phân bón tưới với nồng độ loãng và có
thể tưới nhiều lần trong tuần. Có thể tưới thêm phân hữu cơ như: bánh dầu 15
ngày/lần, vitamin B1, kích thích ra rễ…
Cách tưới phân:
o

Thời kỳ cây dưới 12 tháng tuổi cần dùng N, P, K với tỷ lệ cao 30-10-10, sau đó
dùng phân N, P, K với tỉ lệ 20-20-20 hoặc 18-18-18 cho đến lúc ra hoa. Tuy

nhiên vào mùa mưa nếu tưới phân 30-10-10 thấy cây yếu mềm quá có thể tăng
cường lượng lân và kali bằng cách xen kẽ phân 20-20-20 hoặc 18-18-18 (dù là

o

cây con), để cây được cứng cáp, tăng cường sức đề kháng sâu bệnh.
Lúc cây trưởng thành (18-24 tháng tuổi) vào thời điểm cuối năm, thời tiết lạnh
có thể kích thích cây ra hoa bằng cách tưới phân 10-30-30, đến khi cây bắt đầu
nhú cành hoa rồi ta trở lại tưới phân 20-20-20 cho đến lúc hoa nở và tàn. Không
nên để cành hoa lâu quá trên cây, khi nụ hoa cuối cùng đã nở và có 1, 2 hoa bắt
đầu héo, thì ta nên cắt cành hoa bỏ đi để dưỡng sức cho cây. Khi cắt cành hoa
càng sớm thì lá mới ra mau và cây sinh trưởng tốt hơn để lần ra hoa sau sẽ
mạnh hơn.
16


4.8. Sâu bệnh
Đối với phong lan, việc phòng bệnh hết sức quan trọng, vì khi cây đã bị bệnh rất khó
trị và có thể làm chết cây. Ngoài việc chăm sóc lan kỹ lưỡng đều đặn, tưới nưới và
dinh dưỡng cần phải tưới thêm thuốc trừ nấm bệnh nhằm tăng sức đề đề kháng cho
cây. Lan Hồ Điệp hay bị con bọ trĩ chích tạo vết thương trên lá từ đó vi khuẩn xâm
nhập gây bệnh thối nhũn trên lá. Có thể dùng một số loại thuốc để phòng trị như
Malathion, lannat… để phòng trị.
4.9. Chậu, giá thể, cách trồng
Cách trồng chung nhất cho các loại Hồ Điệp là chậu thật thoáng, có nhiều lỗ có
thể sử dụng chậu đất nung có nhiều lỗ hay chậu nhựa cũng được. Chậu phải thật sạch
không có rêu bám trên thành chậu. Thông thường các nhà vườn trồng lan với số lượng
lớn (vài ngàn cây) thường dùng than, dớ, xơ dừa, mút… làm giá thể để trồng lan Hồ
Điệp. Có rất nhiều cách trồng lan Hồ Điệp tuỳ theo từng vùng. Nhưng có điểm chung
là than, mút nằm dưới đáy chậu, còn xơ dừa hay dớn sẽ nằm trên miệng chậu cách

trồng này giúp cây thoát nước tốt vào mùa mưa, không bị thối rễ và phát triển tốt.
Trong thời gian khoảng 2 năm ta thay chậu một lần, nếu cây lớn quá mau có thể thay
chậu sớm hơn.
5. GIÁ TRỊ THƯƠNG MẠI VÀ TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN CỦA LAN HỒ
ĐIỆP
5.1. Trên thế giới
Hoa lan không chỉ mang vẻ đẹp đài các, sang trọng mà còn ấm áp, gần gũi và chất
chứa những giá trị tiềm ẩn, mới lạ, hấp dẫn. Đặc biệt, lan Hồ Điệp được ưa thích về
màu sắc, kiểu dáng trang nhã nhưng cũng không kém phần kiêu sa và được mệnh danh
là “ nữ hoàng “ của các loài hoa lan. Chính vì vậy, việc trồng lan Hồ Điệp không chỉ
dừng lại ở qui mô gia đình mà đã nhanh chóng được mở rộng và trở thành lãnh vực
quan trọng trong nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều nước trên thế
giới như Đài Loan, Nhật Bản, Hà Lan, Mỹ.
Trong những năm gần đây, lan Hồ Điệp trở thành lan trồng chậu phổ biến và được ưa
chuộng nhất. Tổng sản lượng chiếm trên 75% trong các loại lan được trồng trên thế
giới (theo Griesbach, 2002). Tại Hà Lan, Hồ Điệp cũng là loại lan được trồng trong
17


chậu phổ biến và có giá trị cao nhất trong ngành trồng hoa. Tại Mỹ, Hồ Điệp là hoa
trồng chậu trang trí và quà tặng cao cấp.
Lan Hồ Điệp được trồng mọi nơi trên thế giới, hầu hết là ở Đức, Nhật Bản,Đài Loan,
Thái Lan, Hoa Kỳ…vv. Lợi nhuận đem về từ việc xuất khẩu cây con hay cây có hoa
đều lớn.
5.2. Ở Việt Nam
Việt Nam có khí hậu thích hợp và có nhiều nguyên liệu làm giá thể tốt cho lan Hồ
Điệp sinh trưởng và phát triển, nhiều tiềm năng trở thành một nước sản xuất hoa lan
Hồ Điệp lớn trong khu vực. Theo số liệu thống kê tính đến năm 2004, diện tích trồng
hoa của cả nước xấp xỉ 9.000 ha (Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý, 2005).
Nếu được đầu tư khai thác hợp lý mang lại lợi nhuận lớn cho người trồng hoa nói

riêng và sự phát triển nông nghiệp nói chung.
Năm 2009, quy mô diện tích sản xuất hoa lan Hồ Điệp ở miền Bắc đạt khoảng 4.400
m2, cung cấp cho thị trường khoảng 131.000 cây, đáp ứng được 21% nhu cầu của thị
trường. Hiệu quả kinh tế đem lại từ sản xuất lan Hồ Điệp là rất cao. Qua tính toán cho
thấy, lãi thu được từ sản xuất lan Hồ Điệp đạt trung bình từ 280 – 540 triệu
đồng/1000m2 như mô hình tại Viện Nghiên cứu rau quả. Đặc biệt một số mô hình cho
lãi từ 700 triệu – 1 tỷ đồng/1000m2 như công ty Cửu Long, Trung tâm ứng dụng công
nghệ cao Quảng Ninh…
Lan Hồ điệp, là một loài lan có độ bền bông cao trong điều kiện thích hợp, cũng là một
loài cây rất thích hợp để trồng trong nhà, dễ ra hoa. Hơn nữa, trong vài thập kỉ gần đây
nền công nghệ trồng lan phát tiển giúp người trồng đã giảm giá thành đáng kể đối với
loại lan này nên giá cả phù hợp với những người mê hoa hay người mới tập trồng, hồ
điệp rất được ưa chuộng và được trồng ở nhiều nơi.
6. NHỮNG NGHIÊN CỨU VỀ LAN HỒ ĐIỆP
6.1. Trên thế giới.
Hầu hết các cây hồ điệp thương mại được tạo ra từ hạt và là dị hợp tử. Tuy
nhiên, khi nhân giống bằng hạt, cây con thu được sẽ không đồng nhất về mặt di truyền,
nhất là sự phân ly tính trạng màu sắc hoa. Đã có nhiều phương pháp vi nhân giống lan
18


hồ điệp như nuôi cấy cuống hoa với chồi nách, mô phân sinh, đỉnh chồi của chồi
cuống hoa, đốt cuống hoa, đoạn cắt lá và chóp rễ. Tuy nhiên các phương pháp này
chưa ứng dụng rộng rãi trong sản xuất thương mại vì chúng khác nhau về tỷ lệ sống
sót, sự hình thành thể giống protocorm (PLB) và khả năng tái sinh cây con.
Năm 1949, ông Rotor là người đầu tiên nhân giống lan Hồ Điệp bằng cách sử
dụng cành phát hoa. Và được coi là phương pháp chính để nhân giống vô tính lan hồ
điệp. Phương pháp này vẫn tồn tại một tỷ lệ cao các chồi duy trì trạng thái ngủ hoặc có
thể phát triển thành cuống hoa hay chồi sinh dưỡng.
Tanaka và CS (1976) đã sử dụng đỉnh rễ của cây lai phalaenopsis tạo

protocorm. Ông là người đầu tiên nghiên cứu tập trung trên việc tối ưu hóa quy trình
tạo chồi dinh dưỡng và nuôi lá ở nhiều yếu tố như protocorm, ánh sáng, nhiệt độ. Tuy
nhiên, hiệu suất vẫn chưa cao đồng thời không ứng dụng được trên nhiều giống.
Các thí nghiệm của Tanaka và Sakanishi (1977) cho thấy chồi ở các phần phía
trên có xu thế duy trì trạng thái ngủ bất chấp ảnh hưởng của nhiệt độ. Các chồi nẩy
mầm đặt ở 200C hoặc 250C sẽ tăng trưởng sinh sản (trừ một số chồi ở phần gốc) và ở
280C các chồi đều tăng trưởng sinh dưỡng. Chồi nuôi cấy đang ở trạng thái ngủ sẽ
được kích thích nẩy mầm nếu bổ sung BA vào môi trường.

Hình 15: Tanaka và CS (1976) đã sử dụng đỉnh rễ của
cây lai phalaenopsis tạo protocorm

Hình 15: Tanaka và CS (1976) đã sử dụng đỉnh rễ của
cây lai phalaenopsis tạo protocorm

19


Năm 1991, Sajise và Sagawa đã đưa ra báo cáo đầu tiên về sự hình thành mô
sẹo tạo phôi (embryogenic) và Tokuhara và Mii (2000) đã thực hiện cảm ứng thành
công mô sẹo tạo phôi từ các mẫu cấy đỉnh chồi trên cuống hoa lan hồ điệp trên môi
trường NDM (New Dogashima Medium) và cấy chuyền thành công mô sẹo sang dạng
huyền phù trong môi trường NDM lỏng.

Hình 15: Tanaka và CS (1976) đã sử dụng đỉnh rễ của
cây lai phalaenopsis tạo protocorm
Young, Murthy và Yoeup (2000) đã thành công trong việc sử dụng bioreactor
để nuôi cấy PLB từ các đoạn cắt lá, sau 8 tuần nuôi cấy, họ đã thu được khoảng 18.000
PLB từ khoảng 1.000 PLB ban đầu trong 2 lít môi trường Hyponex. Các PLB này
được chuyển sang môi trường Hyponex rắn để tạo cây con.

Năm 2002, Park So Young và cộng sự, khảo sát tối ưu hóa quá trình tạo
protocorm từ lá, đưa ra quá trình hoàn chỉnh và kiểm chứng trên nhiều giống lan Hồ
Điệp khác nhau.
Theo nhiều tác giả khi tái sinh thành cây con từ protocorm chỉ cần sử dụng các
môi trường khoáng có bổ sung nước dừa, khoai tây…mà không sử dụng bất kỳchất
điều hòa tăng trưởng nào. Tanaka và Sakanishi (1985) và Tanaka (1987) đã sử dụng
20


môi trường Knudson C cải tiến, còn Haas-von Schmude (1983,1985) sử dụng môi
trường MS trong việc tái sinh cây con từ protocorm. Griesbach (1983) sử dụng môi
trường Murashige và Skoog cho việc tái sinh cây con từ protocorm trong khi Lin
(1986) sử dụng môi trường Knudson C cải tiến có bổ sung BA (1mg/l) để chuyển
protocorm thành cây con.
Hiện đã có hơn 200 công trình quốc tế thực hiện trên lan Hồ Điệp ở rất nhiều
nội dung khác nhau từ sinh lý, sinh hóa, sinh học phân tử. Phần lớn các công trình
nghiên cứu có nguồn gốc từ Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, vốn là những quốc gia
gắn liền với xuất xứ lan Hồ Điệp (Hsu, 2006)
Những hướng nghiên cứu được quan tâm hơn trong thời gian gần đây là xây
dựng các qui trình chuyển gen, thiết kế các hệ thống nhân giống có qui mô lớn.
Các nghiên cứu về chuyển gen cho phép đưa các tính trạng đặc biệt vào lan Hồ
Điệp như khả năng tổng hợp sRNA kháng virus gây cháy lá, khả năng tổng hợp chất
cay trong mù tạt để kháng bệnh (theo Rimaldi Sjahril, 2006). Có thể trong tương lai,
thế hệ lan Hồ Điệp mang gen kháng acetylene có hoa lâu tàn sẽ được sản xuất và bán
rộng rãi trên thị trường (theo Chai và Senthil, 2002).
Tuy vậy, lan Hồ Điệp cũng như các cây trong họ hoa lan thường khó chuyển
gen hơn các loại cây trồng khác do có đặc điểm: phát triển rất chậm, khó thao tác trong
nuôi cấy mô, chưa có quy trình tái sinh từ các dòng tế bào đã biệt hóa, ít nhạy cảm với
các loại kháng sinh chọn lọc, tiết ra môi trường một lượng lớn các hợp chất phenol gây
độc cho tế bào, cấu trúc đa tế bào của vùng mô phân sinh làm cây chuyển gen dễ bị

khảm.
6.2. Ở Việt Nam
Bước đầu tìm hiểu về sự nuôi cấy in vitro lan Hồ Điệp (Phalaenopsis sp),Võ
Thị Bạch Mai 1996 và Lê Văn Hướng cho rằng dưới tác động của auxin và cytokinin
được bổ sung riêng lẻ hay kết hợp vào môi trường MS cải tiến. Khi có bổ sung 5 ppm
BA và 1ppm 2,4 D, mô cấy được kích thích tạo ra tiền củ. Trong môi trường MS bổ
sung 2 ppm BA, mô cấy sẽ phát triển thành cây hoàn chỉnh.

21


Khi “nghiên cứu xây dựng quy trình nhân giống và nuôi trồng lan
Phalaenopsis” Nguyễn Quang Thạch và cộng sự (2003), đã sử dụng vật liệu nuôi cấy
mô khởi đầu bằng lá non, mắt ngủ trên phát hoa và đỉnh phát hoa.
Liêu Hồng Phú 2005 nghiên cứu tạo phôi và hạt nhân tạo lan Hồ Điệp được
thực hiện tại Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học, Đại Học Nông Lâm Tp.Hồ Chí Minh
nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của các chất kích thích tố sinh trưởng và các loại môi trường
đến khả năng tạo mô sẹo, phát sinh phôi, tái sinh chồi và tạo hạt nhân tạo lan Hồ Điệp.
Theo Trần Thị Dung, Trịnh Pari và Liêu Hồng Phú (2005) Khi nuôi cấy phát
sinh mô sẹo từ protocorm trên môi trường VW (Vacin &Went) có bổ sung 0,01 mg/ l
BA + 200 mg/ l nước dừa + 40 g/ l đường cho khả năng tạo mô sẹo cao nhất. Đối với
việc tạo phôi, môi trường thích hợp nhất là VW có bổ sung 2mg/ lTDZ sau đó cấy
chuyền sang môi trường ½ VW. Môi trường tốt nhất cho việc tái sinh lan Hồ Điệp từ
phôi là môi trường VW + 30 g/ l khoai tây + 1g / l than hoạt tính.
Theo Cung Hoàng Phi Phượng và cộng sự (2007) sử dụng hệ thống nuôi cấy
ngập chìm tạm thời sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và không khí cho các mô sẹomột
cách chủ động. Cũng nhờ đó hệ số nhân giống cây cao gấp 5-6 lần so với cách nhân
giống lan Hồ Điệp bằng phương pháp sinh sản vô tính. Trong môi trường nuôi cấy
ngập chìm tạm thời, các mô phát triển nhanh và nhân chồi liên tục. Trung bình, từ một
mô sẹo sau 2-3 tháng có thể cho 20- 25 chồi con. Các chồi này có lá lớn và ra rễ rất

nhanh, chồi phát triển thành cây con chỉ sau 2- 3 tháng. Khi đưa ra trồng ở môi trường
tự nhiên, 100% cây con được nuôi cấy bằng kỹ thuật nói trênđều sống và phát triển tốt.
Theo Dương Tấn Nhựt và cộng sự (2007) sử dụng vật liệu nuôi cấy khởi đầu là
protocorm có màu xanh, đường kính từ 1- 1.5 mm cấy chuyền 2-3 tháng 1lần, môi
trường MS cơ bản bổ sung 2mg/ l BA, 1mg / l NAA và 20% nước dừa và hệ thống
nuôi cấy bioreactor rất thích hợp để nhân nhanh protocorm của lan Hồ Điệp.
Monosaccharide (đường mía) không thích hợp cho nuôi cấy phôi vô tính cây
lan Hồ Điệp, đặc biệt D-fructose có tác động rất xấu đến mẫu cấy (gây chết 100%
mẫu). Các disaccharide thích hợp hơn cho nuôi cấy phát sinh phôi từ mẫu đoạn mắt
ngủ là phương pháp nhanh chóng và luân phiên để nhân giống cây trồng. Nhờ cấy mô

22


sẹo. Môi trường nuôi cấy bổ sung 20g / l sucrose sẽ cho hiệu quả phát sinh phôi cao
nhất (Dương Tấn Nhựt và cộng sự, 2007)
Theo Trần Thị Kim Liên (2008) khi nghiên cứu khả năng phát sinh chồi từ mắt
ngủ trên phát hoa lan Hồ Điệp cho thấy: việc nuôi cấy mô từ các chấn thương, sẽ đạt
được nhiều cây con Hồ Điệp hơn so với các khúc mắc bình thường chỉ cho một cây
con duy nhất. Môi trường thích hợp để phát sinh chồi là môi trường MS có bổ sung 1
mg/ l BA và 2 mg/ l NAA.
Hoàng Thị Hiền, 2009. Đề tài nghiên cứu “Xác định nồng độ nước javel cho
quá trình khử mẫu phát hoa lan hồ điệp. Ảnh hưởng của chất điều hòa sinh trưởng
BAP, TsDZ, NAA đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lan hồ điệp lai
(Phalaenopsis sp.) in vitro” được tiến hành tại phòng di truyền và chọn giống - Viện
Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp miền Nam.
CN.Sinh học Đặng Thị Ánh Tuyết, 2009, đề tài nghiên cứu “Ứng dụng phương
pháp nuôi cấy lỏng tĩnh để nhân nhanh giống lan Hồ điệp (Phalaenopsis sp)”. Tại
Trung tâm Ứng dụng và Chuyển giao công nghệ Phú Yên.
Hồ Phan Thiết Toàn, 2011, đề tài nghiên cứu “Khảo sát một số yếu tố môi

trường ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lan Hồ Điệp (Phalaenopsis) in
vitro.” Tại phòng thí nghiệm nuôi cấy mô của Khoa - Khoa học nông nghiệp – CNSH.
Trường Cao Đẳng Nguyễn Tất Thành Quận 4 TP. Hồ ChíMinh.
7. MỘT SỐ YẾU TỐ SỬ DỤNG TRONG NUÔI CẤY MÔ LAN
7.1. Các chất hấp thụ phenol
Khi phát triển phương pháp nuôi cấy để nhân giống Phalaenopsis, vấn đề
thường gặp nhất là hàm lượng phenol tiết ra từ mô nuôi cấy quá cào, phenol khuyet6ch
tán vào môi trường, làm oxy hóa các chất trong môi trường, gây độc cho mô nuôi cấy,
kết quả là mẫu cấy sẽ bị hóa nâu hoặc đen và chết (Morel, 1974; Flamee và Boesman,
1977; Fast, 1979).
Nhiều phương pháp loại trừ chất tiết này và đặc biệt là các sản phẩm oxy hóa
của chúng được thực hiện, chẳng hạn như dùng chất chống oxy hóa, enzyme ức chế
phenol, polyvinylprrolidone, than hoạt tính, và nhiều loại chất hấp thụ khác. Hầu hết
23


các phương pháp này đều kèm với việc cấy chuyền sau 2 – 3 tuần sang môi trường
mới.
Sử dụng than hoạt tính là biện pháp thường được sử dụng trong nuôi cấy mô
thương mại. Khi bổ sung than hoạt tính ở nồng độ xác định vào môi trường nuôi cấy
mô Phalaenopsis các hợp chất phenol trong môi trường sẽ được loại bỏ, giúp mô sinh
trưởng tốt (Arditi và Ernst, 1993 và cộng sự, 2000).
7.2. Auxin
Auxin là một hợp chất tương đối đơn giản: indol-3-acetic acid (IAA). Các chất
có cấu trúc gần giống IAA là dẫn xuất hay tiền chất của IAA, có cùng vai trò với IAA
trong vài cơ quan đều được gọi là auxin theo nghĩa rộng. Auxin tự nhiên được tổng
hợp trong thân, trong mô phân sinh (ngọn và lóng) và lá non tức các nơi có sự phân
chia tế bào nhanh (trừ trytophan được tổng hợp trong lá trưởng thành dưới ánh sáng).
Sau đó, auxin di chuyển tới rễ và tích tụ trong rễ.
Auxin là nhóm chất điều hòa sinh trưởng được sử dụng rất thường xuyên trong

nuôi cấy mô – tế bào thực vật. Đặc tính chủ yếu của auxin là kích thích tăng trưởng và
kéo dài của tế bào. Ở một số loài, auxin làn tăng sự tổng hợp enzyme (peroxydase ở lõi
thuốc lá, cellulose synthegtase ở kiều mạch), auxin có khả năng khởi đầu sự phân chia
tế bào (Mai Trần Ngọc Tiếng, 2002). Trong nuôi cấy mô thực vật, auxin kết hợp chặt
chẽ với các thành phần dinh dưỡng khác trong môi trường nuôi cấy để kích thích sự
tăng trưởng của mô sẹo, NAA và IBA được sử dụng phổ biến thay thế cho 2,4-D vì
hạn chế được hiện tượng đột biến. Auxin còn là yếu tố ngăn chặn sự tổng hợp diệp lục
tố ( Nguyễn Đức Lượng, 2002).
Phôi lan có đáp ứng đáng kể đối với auxin. Theo Curtis và Nichol (1984), IAA
có khả năng ức chế sự tăng trưởng của phôi trong các giai đoạn đầu sau khi nảy mầm.
Nhiều tác giả sau khi nhận thấy auxin có tác động lên sự tăng trưởng và nảy mầm của
phôi lan ở nhiều giống lan khác nhau (Withner, 1953, 1955; Mariat, 1952). Ở một số
giống lan biểu sinh, auxin (-napthalene acetamide ) không làm ảnh hưởng lên sự nảy
mầm của phôi nhưng có tác động lên sự tăng trưởng của chồi và rễ (Yates và Curtis,
1949). Một số báo cáo khác cho răng auxin có hoạt tính khi được sử dụng cùng với các

24


dịch chiết kích thích tăng trưởng như nước dừa (Hegarty, 1955), nước cà chua (Meyer,
1954) và rất khó có thể quan sát thấy được ảnh hưởng riêng lẻ của auxin.
7.3. Cytokinin
Các cytokinin được khám phá do những cố gắng tìm kiếm yếu tố kích thích sự
phân chia tế bào thực vật. Sau zeatin, hơn 30 cytokinin khác nhau được cô lập. Ngày
nay, người ta gọi cytokinin để chỉ một nhóm chất, thiên nhiên hay nhân tạo, có đặc
tính sinh lý giống nước dừa hay kinetin.
Cytokinin cần cho sự phân chia tế bào, khi nuôi cấy mô cây đơn tử diệp cần bổ
sung thêm nước dừa vào môi trường để tăng sự phân chia tế bào. Cytokinin cần trong
phản ứng phosphoryl hóa, tác dụng trên sự di chuyển Ca 2+ vào diệp lạp, giữ màu xanh
cho lá, cũng như tổng hợp protein. Như vậy, ảnh hưởng của cytokinin được chia làm 2

giai đoạn: nhân đôi nhiễm sắc thể và thêm chất tạo phân bào (Mai Trần Ngọc Tiếng,
2002).
7.4. Nước dừa
Nước dừa được sử dụng rộng rãi như là chất kích thích tăng trưởng trong nuôi
cấy phôi.
Nước dừa là nguồn cung cấp đạm dồi dào do thành phần chứa nhiều acid amin,
acid hữu cơ. Ngoài ra, nước dừa còn chứa nhiều carbohydrate như sucrose, glucose và
fructose. Môi trường chứa auxin và 10 – 20% nước dừa giúp sự phân chia của các tế
bào thân đã phân hóa (sự tạo mô sẹo). Người ta tìm cách xác định bản chất hóa học
của chất có hoạt tính trong nước dừa nhưng phải sau khi khám phá ra cytokinin vài
năm, nước dừa mới được chứng minh chứa zeatin (Letham, 1974).
Khi nuôi cấy phôi lan, nước dừa thường được sử dụng để giúp phôi tăng trưởng
và nảy mầm (Hegarty, 1955; Niimoto và Sagawa, 1961). Với Dendrobium, nước dừa
không ảnh hưởng lên nảy mầm của phôi nhưng ức chế sự tăng trưởng của phôi ở các
giai đoạn đầu nảy mầm (Kotomori và Murashige, 1965). Một số trường hợp khác, phôi
Phalaenopsis lại tăng sinh mô sẹo và chậm phát sinh cơ quan khi bổ sung nước dừa
vào môi trường (Ernst, 1967b).

25


×