Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CỤM NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (403.55 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
--------------

ĐỀ CƯƠNG SƠ BỘ
ĐỀ TÀI
GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC CỤM NGÀNH
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn
Họ và tên sinh viên
Khoa
Lớp
Mã số sinh viên

:
:
:
:
:

Hà Nội - 2016

Lê Hà Thanh
Trần Hà Phương
Môi trường & Đô thị
Kinh tế quản lý TN & MT
11123086


MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
Đề tài chú trọng vào nội dung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường về đề tài
em chỉ khảo sát trên sách chứ không hướng vào các thể loại khác. Vì khả năng
còn hạn chế và sự khống chế về mặt thời gian và phương tiện thông tin về tài
liệu..........................................................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
Bố cục của đề án:...................................................................................................3
1.1. Định nghĩa phát triển bền vững các cụm ngành công nghiệp........................5
1.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cụm ngành công nghiệp..............8
1.3. Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp bền vững tại một số địa phương
..............................................................................................................................14
1.3.1. Tỉnh Lào Cai.............................................................................................14
1.3.2. Tỉnh Bắc Ninh..........................................................................................16
1.3.3. Thành phố Đà Nẵng.................................................................................18
1.3.4. Tỉnh Bình Dương......................................................................................20
CHƯƠNG 2....................................................................................................................23
THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CỤM NGÀNH CÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM......................................................................................................23

2.1. Các quy định về bảo vệ môi trường trong các khu cụm công nghiệp.........23
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành................................................................................................23

2.2. Thực trạng các vấn đề ô nhiễm môi trường của các cụm ngành công nghiệp
Việt Nam..............................................................................................................28
2.2.1. Nước thải..................................................................................................28
2.2.2. Chất thải rắn.............................................................................................34
2.2.3. Khí thải.....................................................................................................36



2.3. Các hậu quả do ô nhiễm môi trường cụm công nghiệp...............................38
CHƯƠNG 3....................................................................................................................40
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHẰM ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CHO CÁC CỤM NGÀNH ................................................................................40
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.....................................................................................40

3.1. Quy hoạch và lựa chọn địa điểm xây dựng có tính đến yếu tố môi trường.40
3.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án..........................................................41
3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải ngay từ ban đầu.............................42
3.4. Hoàn thiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường...........43
3.5. Nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường...................................................45
KẾT LUẬN.....................................................................................................................46

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................47

DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Đối tượng nghiên cứu............................................................................................2
Đề tài chú trọng vào nội dung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi trường về đề tài
em chỉ khảo sát trên sách chứ không hướng vào các thể loại khác. Vì khả năng
còn hạn chế và sự khống chế về mặt thời gian và phương tiện thông tin về tài
liệu..........................................................................................................................2
Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................3
Bố cục của đề án:...................................................................................................3
1.1. Định nghĩa phát triển bền vững các cụm ngành công nghiệp........................5
1.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cụm ngành công nghiệp..............8
1.3. Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp bền vững tại một số địa phương
..............................................................................................................................14
1.3.1. Tỉnh Lào Cai.............................................................................................14
1.3.2. Tỉnh Bắc Ninh..........................................................................................16

1.3.3. Thành phố Đà Nẵng.................................................................................18
1.3.4. Tỉnh Bình Dương......................................................................................20


CHƯƠNG 2....................................................................................................................23
THỰC TRẠNG CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC CỤM NGÀNH CÔNG
NGHIỆP VIỆT NAM......................................................................................................23

2.1. Các quy định về bảo vệ môi trường trong các khu cụm công nghiệp.........23
Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ban hành................................................................................................23

2.2. Thực trạng các vấn đề ô nhiễm môi trường của các cụm ngành công nghiệp
Việt Nam..............................................................................................................28
2.2.1. Nước thải..................................................................................................28
2.2.2. Chất thải rắn.............................................................................................34
2.2.3. Khí thải.....................................................................................................36
2.3. Các hậu quả do ô nhiễm môi trường cụm công nghiệp...............................38
CHƯƠNG 3....................................................................................................................40
CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHẰM ĐẢM BẢO PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG CHO CÁC CỤM NGÀNH ................................................................................40
CÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM.....................................................................................40

3.1. Quy hoạch và lựa chọn địa điểm xây dựng có tính đến yếu tố môi trường.40
3.2. Nâng cao chất lượng thẩm định dự án..........................................................41
3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng xử lý chất thải ngay từ ban đầu.............................42
3.4. Hoàn thiện đồng bộ các biện pháp kiểm soát và bảo vệ môi trường...........43
3.5. Nâng cao nhận thức về vấn đề môi trường...................................................45
KẾT LUẬN.....................................................................................................................46


HÌNH:
Hình 1.1. Quan điểm 3 cực trong phát triển bền vữngError: Reference source
not found
Hình 1.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cụm ngành công nghiệp.Error:
Reference source not found


LỜI MỞ ĐẦU
Sau gần 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng kể trong việc xây dựng nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa theo xu hướng mở cửa và hội nhập nền kinh tế trong
nước với nền kinh tế thế giới, đẩy mạnh phát triển các khu cụm công nghiệp,
khu chế xuất, khu kinh tế theo mô hình mà các nước phát triển đã thành công
để tạo nội lực phát triển kinh tế.
Đảng và Chính phủ đã thông qua chủ trương/chính sách về quy hoạch
các vùng tập trung phát triển công nghiệp, vùng lãnh thổ kinh tế gắn với các cơ
chế chính sách đặc thù nhằm tạo đột phá trong phát triển công nghiệp, phát
triển vùng phục vụ mục tiêu đẩy mạnh Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất
nước được đề ra trong Nghị quyết Đại hội Đảng XI năm 2011 “Bố trí hợp lý
công nghiệp trên các vùng; phát huy hiệu quả các khu, cụm công nghiệp hiện
có và đẩy mạnh phát triển công nghiệp theo hình thức cụm, nhóm sản phẩm,
tạo thành các tổ hợp công nghiệp quy mô lớn, hiệu quả cao”. Trên thực tế, các
khu cụm công nghiệp đã có những đóng góp quan trọng trong sự nghiệp phát
triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương, góp phần thúc đẩy sản xuất công
nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỉ trọng nông
lâm ngư nghiệp, gia tăng công nghiệp và dịch vụ. Tại một số địa bàn, việc phát
triển cụm ngành công nghiệp giúp tạo việc làm cho lao động địa phương, góp
phần chuyển dịch cơ cấu lao động của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân, gia
tăng ổn định an ninh trật tự và an toàn xã hội. Không chỉ thế, các cụm ngành
công nghiệp đã góp phần tạo ra một hệ thống cơ sở vật chất hạ tầng kỹ thuật

đồng bộ cho cả nước. Có thể nói, việc phát triển các cụm ngành công nghiệp ở
Việt Nam đã từng bước thu được nhiều kết quả đáng khích lệ với nhiều cụm
ngành công nghiệp như cụm ngành dệt may, cụm ngành da giầy, cụm ngành
điện – điện tử, cụm ngành công nghiệp hỗ trợ v.v. đang đóng góp tích cực cho
sự phát triển đất nước.
Mặc dù vậy, sự phát triển của các cụm ngành công nghiệp ở nước ta giai
đoạn này và trong những năm tiếp theo vẫn chưa thật bền vững. Sự bất hợp lý
1


về chiến lược phát triển ngành, vùng, lạm dụng tài nguyên và ô nhiễm môi
trường đang là những rào cản cho việc tăng trưởng kinh tế bền vững ở các cụm
ngành công nghiệp. Mặc dù các chế tài, quy định về bảo vệ môi trường
(BVMT), quản lý ô nhiễm v.v. đã được áp dụng, song tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các cụm ngành công nghiệp vẫn có xu hướng diễn biến xấu đi.
Theo đánh giá của Bộ Tài nguyên & Môi trường, ô nhiễm nguồn nước, không
khí là những ví dụ cụ thể về những hệ quả không mong muốn từ phát triển các
khu, cụm công nghiệp. Các vụ việc xả nước thải không xử lý của Công ty thực
phẩm Vedan, công ty thuộc da Hào Dương, v.v. ví dụ điển hình về vụ các chết
hàng loạt trên sông bưởi và Công ty Cổ phần Nhà máy đường Hòa Bình đã
thừa nhận xả thải trái phép ra sông Bưởi.
Để hoàn thành mục tiêu chiến lược là “… phấn đấu đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại ... phấn đấu
đạt tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 8%/năm ... xây dựng cơ cấu kinh tế công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ hiện
đại, hiệu quả, tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85%
trong GDP...”, trong những năm tới nền kinh tế Việt Nam sẽ phải tăng trưởng
với nhịp độ cao. Trong bối cảnh đó, việc bảo vệ môi trường đảm bảo sự phát
triển bền vững đang đặt ra những thách thức to lớn.
1. Mục đích nghiên cứu đề tài


Làm rõ thực trạng các vấn đề môi trường tại các cụm công nghiệp
và đưa ra các giải pháp bảo vệ môi trường cho các cụm ngành công
nghiệp Việt Nam.
Đối tượng nghiên cứu.
Là những vấn đề về việc gây ra tác hại ô nhiễm môi trường nó có thể
trực tiếp gây ra các tác hại đối với con người mà cần được khắc phục và tìm
hướng giải quyết.
2. Phạm vi nghiên cứu

Đề tài chú trọng vào nội dung nghiên cứu vấn đề ô nhiễm môi
trường về đề tài em chỉ khảo sát trên sách chứ không hướng vào các thể

2


loại khác. Vì khả năng còn hạn chế và sự khống chế về mặt thời gian và
phương tiện thông tin về tài liệu.
Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí luận: Phương pháp phân tích , tổng hợp,
phân loại và hệ thống hóa tài liệu văn bản, lí luận.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp quan sát, trò
chuyện, phỏng vấn, nghiên cứu sản phẩm hoạt động
Bố cụ c củ a đề á n :
Ngoài phần mở đầu và phụ lục, đề án có kết cấu 3 chương như sau:
Phần 1: TỔNG QUAN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CỤM
NGÀNH CÔNG NGHIỆP
Phần 2: THỰC TRẠNGCÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC
CỤM NGÀNH CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
Phần 3: CÁC GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NHẰM ĐẢM
BẢO PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CHO CÁC CỤM NGHÀNH CÔNG

NGHIỆP Ở VIỆT NAM

3


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan nội dung báo cáo đã viết là do bản thân thực hiện,
không sao chép, cắt ghép các báo cáo hoặc luận văn của người khác. Nếu sai
phạm tôi xin chịu kỷ luật của nhà trường.
Hà Nội, ngày 19 tháng 05 năm 2016
Sinh viên

4


CHƯƠNG 1
QUAN ĐIỂM VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG CÁC CỤM
NGÀNH CÔNG NGHIỆP
1.1. Định nghĩa phát triển bền vững các cụm ngành công
nghiệp
Năm 1980, khái niệm phát triển bền vững lần đầu tiên được đề cập đến
trong tác phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới của Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên
và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN. Theo đó phát triển bền vững
được hiểu là “Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát
triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự
tác động đến môi trường sinh thái học”.
Tuy nhiên khái niệm này chỉ trở nên thực sự phổ biến vào năm 1987
khi Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới – WCED công bố báo cáo
Tương lai chung của chúng ta. Báo cáo định nghĩa phát triển bền vững “là sự
phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng,

tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai”.
Đến năm 1992, các đại biểu tham gia Hội nghị thượng đỉnh Trái đất về
Môi trường và Phát triển của Liên hiệp quốc tại Rio de Jainero (Brazil) đã tái
khẳng định khái niệm này, đồng thời gửi đi một thông điệp rõ ràng tới tất cả
các cấp của các chính phủ về sự cấp bách trong việc đẩy mạnh sự hòa hợp
kinh tế, phát triển xã hội cùng với bảo vệ môi trường.
Năm 2002, Hội nghị thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững họp
tại Johannesburg (Nam Phi) với sự tham gia của các nhà lãnh đạo cũng như
các chuyên gia về kinh tế, xã hội và môi trường của gần 200 quốc gia đã tổng
kết lại kế hoạch hành động về phát triển bền vững 10 năm qua và đưa ra các
quyết sách liên quan tới các vấn đề về nước, năng lượng, sức khỏe, nông
nghiệp và sự đa dạng sinh thái. Hội nghị kết luận “phát triển bền vững là quá
trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự
phát triển, gồm: phát triển kinh tế (tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội
(thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo; giải quyết việc
5


làm) và BVMT (xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng
môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng
tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên)”.
Các định nghĩa trên cho thấy 3 cấu thành tạo nên sự phát triển bền vững
là kinh tế - xã hội – môi trường, trong đó:
- Kinh tế: một hệ thống bền vững về kinh tế phải có thể tạo ra hàng hóa
và dịch vụ một cách liên tục, với mức độ có thể kiểm soát của Chính phủ và
nợ bên ngoài, tránh sự mất cân đối giữa các khu vực làm tổn hại đến sản xuất
nông nghiệp và công nghiệp.

Hình 1.1. Quan điểm 3 cực trong phát triển bền vững
Nguồn: ipsard.gov.vn

- Xã hội: một hệ thống bền vững về mặt xã hội phải đạt được sự công
bằng trong phân phối, cung cấp đầy đủ các dịch vụ xã hội bao gồm y tế, giáo
dục, công bằng giới tính, sự tham gia và trách nhiệm chính trị.
- Môi trường: một hệ thống phát triển bền vững phải duy trì nền tảng

6


nguồn lực ổn định, tránh khai thác quá mức các hệ thống nguồn lực tái sinh
hay những vận động tiềm ẩn của môi trường và việc khai thác các nguồn lực
không tái sinh phải đi kèm với đầu tư phát triển các nguồn lực thay thế, duy
trì đa dạng sinh học, ổn định khí quyển và các hoạt động sinh thái khác không
phải là nguồn lực kinh tế.
Ở Việt Nam, quan điểm phát triển bền vững đã được khẳng định trong
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX là “Phát triển nhanh, hiệu quả
và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
và BVMT” và “phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ, cải thiện môi
trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với môi trường thiên
nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”.
Viện Chiến lược và Phát triển, Bộ Kế hoạch & Đầu tư nghiên cứu xem
xét quan điểm phát triển bền vững trên cơ sở gắn với đặc thù của các cụm
ngành công nghiệp, trong đó lưu ý tới tính đặc thù của các khu công nghiệp
(KCN) như hình thức tổ chức không gian lãnh thổ công nghiệp đã đưa ra kết
luận “phát triển bền vững KCN là việc đảm bảo sự tăng trưởng ngành công
nghiệp ổn định theo thời gian, tăng trưởng dựa trên cơ sở tăng năng suất lao
động và hiệu quả nội tại KCN chứ không phải chỉ dựa trên sự gia tăng của các
yếu tố đầu vào. Sự tăng trưởng công nghiệp phải gắn liền với bảo vệ, nâng cao
chất lượng môi trường sống và khai thác hợp lý các nguồn lực, tài nguyên
thiên nhiên, khoa học kỹ thuật cũng như những đảm bảo ổn định, an ninh, quốc
phòng trong khu vực có KCN”.

Việc đưa ra khái niệm về phát triển bền vững khu cụm công nghiệp
cũng nhằm thực hiện 3 mục tiêu là đạt được hiệu quả kinh tế, nâng cao đời
sống xã hội của người dân và khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ chất lượng môi trường khu vực sản xuất. Một cụm ngành
công nghiệp được đánh giá là phát triển bền vững toàn diện khi nó đảm bảo
bền vững trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo việc làm
ổn định cho người lao động và có các tác động lan tỏa tích cực đến tình hình
kinh tế - xã hội – môi trường của các doanh nghiệp, ngành và địa phương đặt

7


nhà máy sản xuất.
1.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cụm ngành
công nghiệp
Trong thời gian qua, đã có nhiều nghiên cứu về xây dựng hệ thống tiêu
chí đánh giá phát triển bền vững khu cụm công nghiệp. Một số nghiên cứu
lớn và có giá trị bao gồm:
- Đề tài nghiên cứu trong khuôn khổ Chương trình Nghị sự 21 của
UNDP “Phân tích ảnh hưởng của chính sách đối với các Khu công nghiệp và
đặc khu kinh tế tới phát triển bền vững ở Việt Nam” do Bộ Kế hoạch và Đầu
tư chủ trì;
- Bài báo “Hệ thống đánh giá phát triển bền vững các khu công
nghiệp ở Việt Nam” của PGS.TS. Lê Thế Giới đăng trên tạp chí Khoa học và
Công nghệ, Đại học Đà Nẵng số 4(27) năm 2008;
- Bài viết “Phát triển các khu công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm
bắc bộ theo hướng bền vững” của TS. Vũ Thành Hưởng, Trường Đại học
Kinh tế Quốc Dân năm 2010;
- Bài viết “Vấn đề phát triển bền vững các khu công nghiệp ở Việt
Nam” của TS. Nguyễn Văn Việt, Ban quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội;

- Bài báo “Xây dựng một số chỉ tiêu đánh giá phát triển bền vững tại
các khu công nghiệp Đồng Nai” của TS. Nguyễn Thị Bình đăng trên Tạp chí
Khoa học Đại học Sư phạm Tp. HCM số 26 năm 2011.
Điểm chung của các nghiên cứu này là phân chia các tiêu chí đánh giá
thành 2 nhóm gồm (i) các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại và (ii)
các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa.
Phát triển bền vững nội tại khu cụm công nghiệp là yêu cầu quan trọng
nhất vì đảm bảo sự tồn tại và phát triển của cụm ngành công nghiệp. Chỉ phát
triển bền vững nội tại thì cụm ngành mới có thể tạo ra tác động lan tỏa đến
doanh nghiệp, địa phương và các vùng lân cận.
Nhóm tiêu chí đánh giá phát triển bền vững nội tại xem xét các yếu tố
chủ quan của cụm ngành công nghiệp về vị trí, quy mô, hiệu quả hoạt động,
trình độ công nghệ v.v. Nhóm tiêu chí đánh giá về tác động lan tỏa xem xét

8


các tác động ở 3 lĩnh vực kinh tế, xã hội và môi trường.
Các tiêu chí đánh giá
phát triển bền vững
cụm ngành công nghiệp

Tiêu chí đánh giá
phát triển bền vững nội tại

Tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa

Vị trí địa lý

Tác động về kinh tế:

- Thu nhập bình quân đầu
người
- Cơ cấu kinh tế của địa
phương theo ngành, theo thành
phần và theo khu vực thể chế
- Đóng góp vào ngân sách, vào
kim ngạch xuất khẩu…
- Cơ sở hạ tầng

Quy mô diện tích
Tỉ lệ diện tích đất công nghiệp có
thể cho thuê trong diện tích
đất tự nhiên khu cụm công nghiệp
Tỉ lệ lấp đầy
Sự gia tăng ổn định
về mặt sản lượng trong hoạt động
sản xuất kinh doanh

Tác động về xã hội:
- Số lao động địa phương có
việc làm
- Tỉ lệ hộ gia đình tham gia
cung cấp sản phẩm dịch vụ
- Chuyển dịch cơ cấu lao động
địa phương

Hiệu quả hoạt động
Trình độ công nghệ của doanh
nghiệp và các hoạt động triển khai
khoa học công nghệ vào sản xuất

kinh doanh
Hoạt động liên kết sản xuất
của các doanh nghiệp
trong khu cụm công nghiệp

Tác động về môi trường:
- Duy trì đa dạng sinh học
- Tiết kiệm tài nguyên
- Chống ô nhiễm môi trường

Mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư

Hình 1.2. Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững cụm ngành
công nghiệp
Nguồn: Tổng hợp của nhóm nghiên cứu PADS
Theo đó, vị trí địa lý phản ánh chất lượng quy hoạch của khu cụm công
nghiệp, là thước đo quan trọng đánh giá mức độ bền vững từ giai đoạn quy

9


hoạch ban đầu. Các tiêu chí cụ thể là: sự bố trí khoa học của các KCN trong
phạm vi không gian vùng; chi phí xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật thấp và
được địa phương, các ngành hỗ trợ tạo điều kiện; mức độ thuận lợi về cơ sở
hạ tầng kỹ thuật; gần các trục đường giao thông, bến cảng, nhà ga; sự hấp dẫn
về thị trường yếu tố đầu vào (nguyên vật liệu, nguồn nhân lực) và thị trường
tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, khi xét đến vị trí của cụm ngành công nghiệp
cũng cần xem xét tổng thể các tác động kinh tế - xã hội và môi trường mà
cụm ngành có thể mang lại ở hiện tại và tương lai. Đây đều là những điều
kiện có ảnh hưởng quan trọng đến sự lựa chọn đầu tư của các doanh nghiệp.

Thứ hai, quy mô diện tích khu cụm công nghiệp được đánh giá dựa trên
tính hợp lý của quy mô so với mục đích và tính chất của cụm ngành (Nguyễn
Thị Bình, 2011). Cụ thể như sau:
Theo mục đích hình thành các khu cụm công nghiệp:
- Dưới 100 ha: phù hợp cho việc di chuyển các khu cụm công nghiệp
trong thành phố ra xa khu dân cư;
- Từ 100 đến 200 ha: tận dụng nguồn nhân lực lao động và thế mạnh
tại chỗ của địa phương;
- Từ 100 đến 200 ha: kết hợp kinh tế với quốc phòng;
- Từ 200 đến 300 ha: hình thành các cụm ngành công nghiệp
mới trong thành thị hoặc vùng kinh tế trọng điểm để thu hút vốn đầu
tư nước ngoài;
- Từ 300 đến 400 ha: hình thành các cụm ngành công nghiệp mới tại
các tỉnh để thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
Theo tính chất và điều kiện hoạt động:
- Từ 50 đến 100 ha: phù hợp cho các cụm ngành công nghiệp nằm xa
đô thị, cảng biển với tính chất hoạt động là tận dụng lao động;
- Từ 300 đến 500 ha: phù hợp cho các cụm ngành công nghiệp đặt
ở địa phương có cảng biển và nguồn nguyên liệu lớn hình thành với tính
chất chuyên môn hóa sản xuất ổn định một số sản phẩm hàng hóa công
nghiệp nặng.
Thứ ba, tỉ lệ diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê trong diện tích

10


đất tự nhiên của cụm ngành công nghiệplà tiêu chí nhằm đánh giá hiệu quả sử
dụng đất trong nội bộ khu cụm công nghiệp. Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD
đã quy định rõ tỉ lệ này, với mức nhất thấp nhất là 55%. Trên thực tế mức 6070% là hợp lý. Số đất còn lại được phục vụ cho các mục đích như giao thông,
sân chơi, cây xanh và môi trường.

Bảng 1.1. Tỉ lệ các loại đất trong khu cụm công nghiệp
Stt

Loại đất

Tỉ lệ (% diện tích toàn
khu)

1

Nhà máy, kho tàng

≥ 55

2

Các khu kỹ thuật

≥1

3

Công trình hành chính và dịch vụ

≥1

4

Giao thông


≥8

5

Cây xanh

≥ 10
Nguồn: Quyết định 04/2008/QĐ-BXD
Thứ tư, tỉ lệ lấp đầy của khu công nghiệp được quy định trong Nghị
định số 164/2013/NĐ-CP là tỷ lệ phần trăm (%) của diện tích đất công nghiệp
đã được cho nhà đầu tư thuê, thuê lại để hoạt động sản xuất kinh doanh trên
tổng diện tích đất công nghiệp của khu công nghiệp. Chỉ số này giúp đánh giá
mức độ thành công về thu hút đầu tư trong cụm và so sánh được giữa các cụm
công nghiệp với nhau về vấn đề khai thác, sử dụng đất đai. Trong từng giai
đoạn khác nhau thì tỉ lệ lấp đầy cũng khác nhau, giai đoạn thứ 2 sau thời kì
xây dựng kết cấu hạ tầng là giai đoạn được kỳ vọng sẽ tăng tỉ lệ lấp đầy một
cách nhanh chóng nhất.
Thứ năm, để đo lường tiêu chí gia tăng ổn định về sản lượng trong sản
xuất kinh doanh cần phải xem xét các chỉ số về sản xuất và các chỉ số đầu ra
như: quy mô, tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất, giá trị gia tăng và đóng
góp vào ngân sách nhà nước v.v.
Thứ sáu, hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp được đánh giá thông qua
tổng số lao động thu hút, tổng vốn kinh doanh, tỉ lệ giá trị gia tăng so với doanh
thu, doanh thu trên một đơn vị lao động và doanh thu trên một đơn vị diện tích.
Thứ bảy, trình độ công nghệ và các hoạt động triển khai khoa học
11


công nghệ vào sản xuất kinh doanh phản ánh khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp, nó được thể hiện bằng các chỉ số: cơ cấu trình độ công nghệ

của máy móc thiết bị sử dụng trong cụm ngành công nghiệp theo tỉ lệ vốn
sản xuất trên một lao động và tỉ lệ vốn đầu tư trên một dự án; quốc gia đầu
tư, tính chất công nghệ; tỉ lệ đầu tư hoạt động nghiên cứu và triển khai
trong tổng vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tỉ lệ doanh thu từ hoạt động
nghiên cứu và triển khai so với tổng quy mô hoạt động của doanh nghiệp
và của toàn cụm ngành.
Thứ tám, hoạt động liên kết sản xuất của các doanh nghiệp trong khu
cụm công nghiệp phản ánh tính hiệu quả trong sản xuất của cả cụm. Tiêu chí
này giúp phản ánh tính chất chuyên môn hóa của cụm và các mối liên kết giữa
doanh nghiệp trong cụm ngành.
Thứ chín, các tiêu chí phản ánh mức độ thỏa mãn của nhà đầu tư được
chia thành nhiều nhóm nhỏ như sau: (i) Mức độ đảm bảo hệ thống cơ sở hạ
tầng kỹ thuật của cụm: hệ thống điện, nước, đường xá, kho bãi v.v; (ii) Năng
lực của các ngành công nghiệp hỗ trợ, chất lượng hoạt động các ngành
logistics như bưu chính viễn thông, thông tin, tài chính ngân hàng v.v; (iii)
Các chỉ số về nguồn lực như khả năng tuyển dụng lao động, sự sẵn có về số
lượng lao động, chất lượng lao động địa phương đảm bảo và giá nhân công
hợp lý.
Mặt khác, các tiêu chí đánh giá tác động lan tỏa trên 3 phương diện về
kinh tế, xã hội và môi trường được thể hiện qua các chỉ tiêu cụ thể như hình 2.
Trong đó:
Tác động lan tỏa về mặt kinh tế được chia thành các chỉ tiêu cụ thể
như sau:
- Tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế
ngành, địa phương theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Chỉ tiêu này
nhằm đánh giá thu nhập bình quân đầu người tính cho toàn khu vực, so với
mức chung của tỉnh và cả nước; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương có
các cụm ngành; đóng góp của cụm ngành công nghiệp vào tăng trưởng kinh tế

12



địa phương.
- Tác động của cụm ngành công nghiệp đến cơ sở hạ tầng kỹ
thuật của địa phương: Tiêu chí này phản ánh tình hình phát triển cả về
số lượng và chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật - xã hội của địa
phương có xây dựng cụm ngành như hệ thống đường xá, các công trình
điện nước, hệ thống bưu điện, thông tin liên lạc ở địa phương có cụm
ngành công nghiệp...
Tác động lan tỏa về mặt xã hội được chia thành các chỉ tiêu cụ thể về
khả năng giải quyết việc làm của cụm ngành công nghiệp cho lao động địa
phương như sau:
- Sử dụng lao động địa phương thể hiện ở quy mô và tỉ lệ lao động
địa phương so với tổng số lao động làm việc trong cụm ngành công nghiệp.
Trong đó nhấn mạnh quy mô và tỉ lệ lao động bị mất đất xây dựng KCN
được làm việc trong nhà máy so với tổng lao động bị mất đất do việc xây
dựng ở địa phương gây nên.
- Ảnh hưởng của cụm ngành công nghiệp đến sự chuyển dịch cơ cấu
lao động địa phương theo ngành, theo thành thị - nông thôn và nhất là tính
theo trình độ lao động.
- Tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội xung quanh khu vực
sản xuất.
Tác động lan tỏa về mặt môi trường được chia thành các chỉ tiêu cụ thể
như sau:
- Các chỉ tiêu đánh giá việc xử lý nước thải: quy mô và tốc độ tăng
lượng nước thải ra môi trường; chất lượng xử lý nguồn nước thải ra môi
trường, xếp loại chất lượng nước thải.
- Các tiêu chí đánh giá việc xử lý chất thải rắn: khối lượng chất thải
rắn từ các hoạt động sản xuất được thu gom và xử lý, đặc biệt là chất thải
nguy hại; chất lượng xử lý chất thải rắn dựa trên phương pháp xử lý rác thải,

tỉ lệ lượng rác thải được tái chế; tỉ lệ lượng rác thải được xử lý tại chỗ; tỉ lệ
được xử lý bởi các doanh nghiệp xử lý rác thải công nghiệp.
- Các tiêu chí đánh giá ô nhiễm không khí: chất lượng không khí
13


trong và ngoài cụm ngành công nghiệp như nồng độ khí độc SO 2, NO2, O3,
CO, nồng độ bụi lơ lửng, chì; đầu tư và vận hành các trang thiết bị xử lý ô
nhiễm không khí của các doanh nghiệp trong KCN.
- Việc thực hiện báo cáo môi trường của các doanh nghiệp.
Tóm lại, hệ thống các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững là căn cứ
đánh giá mức độ phát triển bền vững cụm ngành công nghiệp đã được xây
dựng rất rõ ràng, minh bạch.
1.3. Kinh nghiệm phát triển cụm công nghiệp bền vững tại
một số địa phương
1.3.1. Tỉnh Lào Cai
Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, cách Hà Nội
296 km theo đường sắt và 375 km theo đường bộ. Tỉnh có 203,5 km đường
biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, trong đó 144,3 km là sông suối và
59,2 km là đất liền. Phía Bắc tỉnh Lào Cai giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc;
phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đông giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp
tỉnh Sơn La và Lai Châu. Hiện nay, tỉnh có 10 đơn vị hành chính (1 thành
phố, 1 thị xã và 8 huyện). Diện tích tự nhiên của tỉnh là 6.383,88 km 2, chiếm
2,44% diện tích cả nước và là tỉnh có diện tích đứng thứ 19 trong 63 tỉnh
thành của cả nước.
Theo Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, hiện nay, các khu, cụm
công nghiệp trên địa bàn đã thu thút 129 dự án đăng ký dự án đầu tư với
tổng vốn đăng ký đạt trên 19.400 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy các dự án tại Khu
công nghiệp Đông Phố mới trên 81%, Tằng Loỏng 76% và Bắc Duyên
Hải đạt trên 97%.

Chính vì sự phát triển ngày một mạnh mẽ của các cụm ngành công
nghiệp của tỉnh nên vấn đề môi trường cũng là một vấn đề vô cùng cấp bách
tại tỉnh. Theo báo cáo năm 2010, KCN Tằng Loỏng có lượng chất thải lớn
nhất với trên 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt, hơn 5.000 tấn chất thải rắn công
nghiệp, trên 25 tấn chất thải nguy hại và 191 m 3 nước thải sinh hoạt, 4.000 m 3
nước thải công nghiệp thải ra trong 1 ngày. KCN Bắc Duyên Hải có trên 3 tấn

14


chất thải rắn sinh hoạt/ngày và 50 kg chất thải rắn nguy hại/tháng.
Để giải quyết tình trạng ô nhiễm này, các cơ quan quản lý của tỉnh Lào
Cai đã đưa ra rất nhiều biện pháp xử lý. Trước tiên, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành
Nghị quyết 09 về đẩy mạnh công tác quản lý và bảo vệ môi trường, ứng phó
với biến đổi khí hậu để phát triển KT – XH nhanh và bền vững, Nghị quyết là
căn cứ về mặt pháp lý để các cơ quan quản lý có thể thực hiện các biện pháp
về mặc chính sách cũng như thiết lập các chế tài xử lý vi phạm nhằm đảm bảo
chất lượng môi trường cho các khu cụm công nghiệp. Hội đồng nhân dân tỉnh
xây dựng ủy ban chuyên trách để thanh kiểm tra sau thẩm định báo cáo đánh
giá tác động môi trường tại các cơ sở sản xuất trong khu công nghiệp, cơ sở
khai thác, chế biến khoáng sản và những điểm nóng về môi trường. Kết quả là
đến hết năm 2013 đã tổ chức, phối hợp với các ngành kiểm tra sau thẩm định
báo cáo ĐTM đối với 25 dự án; thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về
BVMT của 239 cơ sở. Song song với đó, Ban quản lý các Khu công nghiệp
của tỉnh còn kiểm soát việc sử dụng phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật, hóa
chất bảo quản nông sản; thu gom và xử lý đối với các loại bao bì chứa đựng
hóa chất sau sử dụng; di chuyển dân cư ra khỏi khu vực ảnh hưởng của cụm
công nghiệp, nhất là khu công nghiệp Tằng Loỏng và các điểm khai thác vận
chuyển khoáng sản và nguyên vật liệu sản xuất bị ảnh hưởng môi trường. Yêu
cầu các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chuyển đổi công nghệ cũ, lạc hậu gây ô

nhiễm môi trường bằng công nghệ hiện đại.
Kết quả thanh tra, kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi trường và các cơ
quan chức năng gần đây đã phát hiện, xử lý hàng chục đơn vị không tuân thủ
pháp luật về bảo vệ môi trường, số tiền xử phạt vi phạm lên tới trên 800 triệu
đồng, trong đó riêng nhà máy phốt pho 4 của Công ty Cổ phần hóa chất Đức
Giang - Lào Cai bị xử lý trên 300 triệu đồng. Riêng trong 6 tháng đầu năm
2014, đã có 5 doanh nghiệp bị phạt hành chính vì vi phạm trong lĩnh vực bảo
vệ môi trường, đó là: Công ty TNHH xây dựng Lan Anh, Công ty TNHH Xây
dựng và Thương mại Thái Bình Minh, Công ty TNHH Thịnh Phú mỗi công ty
25 triệu đồng do không thực hiện chương trình quan trắc, giám sát môi trường
theo quy định; Công ty Cổ phần Thủy điện Sông Đà - Hoàng Liên 35 triệu

15


đồng; Công ty TNHH MTV kinh doanh nước sạch tỉnh Lào Cai 80 triệu đồng
do không có giấy phép khai thác, sử dụng nước. Đồng thời, ngoài khoản phạt
về tài chính, các doanh nghiệp phải thực hiện khắc phục hậu quả theo đúng
các quy định về môi trường.
Chính nhờ các phương án bảo vệ môi trường rất tích cực như trên, đến
nay Lào Cai đã phát triển được các cụm công nghiệp bền vững, đóng góp cho
tình hình phát triển kinh tế chung của tỉnh và của cả nước.
1.3.2. Tỉnh Bắc Ninh
Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong
tam giác kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, gần các
khu cụm công nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và là cửa
ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Hà Nội. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp
giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam,
Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Hà Nội ở phía Tây. Theo số liệu thống
kê năm 2012 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 822,7 km 2 với tổng dân

số là 1.079,9 nghìn người. Bắc Ninh có các tuyến trục giao thông lớn,
quan trọng chạy qua nối liền tỉnh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và
thương mại của phía Bắc như Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38,
đường sắt Hà Nội - Lạng Sơn, Hà Nội - Quảng Ninh.
Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ và dân số thấp trong nhóm thấp nhất cả
nước song Bắc Ninh lại được coi là một trong những địa phương năng
động nhất toàn khu vực miền Bắc và trên cả nước. Năm 2013, thu nhập
bình quân đầu người của Bắc Ninh đạt hơn 3.600 USD, cao gấp 2 lần mức
bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở
mức cao và tương đối toàn diện, đạt hơn 12% vào năm 2012. Kim ngạch
xuất khẩu có bước đột phá, năm 2010 mới đạt xấp xỉ 2,5 tỉ USD nhưng
đến năm 2013 đạt gần 23 tỉ USD. Đặc biệt, Bắc Ninh đang ngày một
khẳng định vị trí điểm đến hấp dẫn cho các nguồn đầu tư trong nước và
quốc tế nhờ sự phát triển ổn định, bền vững và luôn có các chính sách hỗ trợ
tốt nhất cho doanh nghiệp.
Quá trình phát triển các khu cụm công nghiệp của Bắc Ninh có thể chia

16


làm 3 giai đoạn như sau:
• Từ 2000 đến 2005: giai đoạn bắt đầu phát triển
Trong giai đoạn này, toàn tỉnh Bắc Ninh mới chỉ có 3 khu cụm công
nghiệp với tổng diện tích là 1.160,98 ha được quy hoạch, thành lập và đi vào
hoạt động là Tiên Sơn, Đại Đồng – Hoàn Sơn và Quế Võ. Số vốn đăng kí đầu
tư thu hút được là 601,7 triệu USD với 151 dự án, chủ yếu là các dự án trong
nước; 392,34 ha đất công nghiệp được thuê để đầu tư vào các lĩnh vực cơ khí,
vật liệu xây dựng và chế biến nông sản.
• Từ 2006 đến 2010: giai đoạn phát triển ổn định và thu hút vốn
nước ngoài

Chỉ đến năm 2010 Bắc Ninh đã cơ bản hoàn thiện Quy hoạch phát
triển các khu cụm công nghiệp đến 2015, định hướng đến 2020. Tính
đến cuối giai đoạn này, tỉnh có 15 khu cụm công nghiệp được phê duyệt
quy hoạch chi tiết xây dựng với tổng diện tích đất quy hoạch 5.958,31
ha, chiếm 91% diện tích được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; 9 khu
cụm công nghiệp đang trong giai đoạn triển khai xây dựng với tỉ lệ lấp
đầy đạt 42,53%.
Với 385 dự án có tổng số vốn đăng kí đầu tư là 2.980,73 triệu USD,
tỉnh đã cho thuê được 907,7 ha đất công nghiệp. Giai đoạn này có sự thay
đổi lớn về nguồn vốn đầu tư đã chuyển từ trong nước sang chủ yếu là vốn
từ các dự án nước ngoài với 166 dự án và 2.140,15 triệu USD. Các lĩnh
vực đầu tư chủ yếu là điện tử, viễn thông, cơ khí, chế tạo với trình độ
công nghệ tiên tiến; trong đó các dự án về điện tử đã chiếm 51,8% tổng
vốn đăng kí đầu tư.
Đồng thời, tỉnh cũng áp dụng rất nhiều biện pháp nhằm kiểm soát ô
nhiễm, bảo vệ môi trường trong và ngoài cụm ngành công nghiệp. Cụ thể
như sau:
Đối với 62 cụm công nghiệp – làng nghề của tỉnh, các cơ quan quản
lý của tỉnh đã thực hiện điều tra, thống kê, kiểm kê, phân loại làng nghề
trên địa bàn theo 8 loại hình sản xuất: chế biến lương thực, thực phẩm; thủ
công, mỹ nghệ; nhuộm, thuộc đa; tái chế chất thải; gia công cơ kim khí;

17


sản xuất vật liệu xây dựng; chăn nuôi, giết mổ gia súc và loại hình khác để
có từng biện pháp xử lý ô nhiễm với từng loại hình cụm công nghiệp - làng
nghề riêng. Đặc biệt có 6 làng nghề đặc biệt ô nhiễm là Làng nghề tái sản
xuất giấy (xã Phong Khê); làng nghề sản xuất bún (xã Khắc Niệm); làng
nghề tái chế nhôm (xã Văn Môn); làng nghề đúc đồng (xã Đại Bái); làng

nghề tái chế thép (phường Châu Khê); làng nghề đúc đồng (xã Quảng Phú)
tỉnh đã có các phương án xây dựng hệ thống xử lý chất thải để đến năm
2015 là đảm bảo không còn gây ô nhiễm môi trường cho khu vực xung
quanh các làng nghề đó.
Trong giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh đã thực hiện được các dự án cụ thể để
giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường của cụm ngành công nghiệp là: Dự án
đầu tư xây dựng khu xử lý chất thải tại xã Phù Lãng, huyện Quế Võ; Dự án
xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung làng nghề giấy Phong Khê; Dự
án xử lý nước thải các KCN Quế Võ, Tiên Sơn, Yên Phong, VSIP; Dự án xử
lý nước thải làng nghề sản xuất bún Khắc Niệm; Dự án 06 mô hình xử lý khí
thải làng nghề đúc kim loại mầu Văn Môn, Quảng Bố và Đại Bái do Chính
phủ Nhật Bản tài trợ; Dự án đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải thôn
Đào Xá xã Phong Khê do tổ chức phi chính phủ Cộng hoà Séc và Canada hỗ
trợ kinh phí.
Có thể thấy, việc phát triển bền vững các khu cụm công nghiệp đã góp
phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu lao động của Bắc Ninh từ nông
nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ; hình thành các khu đô thị mới gắn với phát
triển cụm công nghiệp, làng nghề và nông thôn mới; hỗ trợ phát triển hạ tầng
phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Mục tiêu của Bắc Ninh là đến
năm 2020 sẽ có 24 cụm công nghiệp với diện tích hơn 739 ha; chuyển đổi, thu
hồi và sát nhập 13 cụm công nghiệp; giữ nguyên 21 cụm công nghiệp và quy
hoạch mới 2 cụm công nghiệp.
1.3.3. Thành phố Đà Nẵng
Thành phố Đà Nẵng có diện tích tự nhiên là 1.285,4 km 2; trong đó, các
quận nội thành chiếm diện tích 241,5 km 2, các huyện ngoại thành chiếm diện
tích 1.043,9 km2. Nằm ở vào trung độ của đất nước, trên trục giao thông Bắc -

18



Nam về đường bộ, đường sắt, đường biển và đường hàng không, cách Thủ đô
Hà Nội 764 km về phía Bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 964 km về phía
Nam. Ngoài ra, Đà Nẵng còn là trung điểm của 4 di sản văn hoá thế giới nổi
tiếng là cố đô Huế, phố cổ Hội An, thánh địa Mỹ Sơn và rừng quốc gia Phong
Nha - Kẻ Bàng.
Trong phạm vi khu vực và quốc tế, thành phố Đà Nẵng là một trong
những cửa ngõ quan trọng ra biển của Tây Nguyên và các nước Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma đến các nước vùng Đông Bắc Á thông qua
Hành lang kinh tế Đông Tây với điểm kết thúc là Cảng biển Tiên Sa. Nằm
ngay trên một trong những tuyến đường biển và đường hàng không quốc tế,
thành phố Đà Nẵng có một vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi cho sự phát triển
nhanh chóng và bền vững. Một trong những nhân tố giúp Đà Nẵng trở thành
thành phố phát triển hiện đại là vai trò quan trọng của việc xây dựng và phát
triển bền vững các khu cụm công nghiệp,
Quá trình hình thành và phát triển cụm ngành công nghiệp ở
Đà Nẵng bắt đầu từ năm 1996 và cũng được chia thành 3 giai đoạn
phát triển. Đến nay, Đà Nẵng có 7 khu cụm công nghiệp với tổng
diện tích được quy hoạch là 1.464,8 ha, gồm các khu: Hòa Khánh,
Liên Chiểu, Thanh Vinh, khu dịch vụ thủy sản Đà Nẵng, Hòa Cầm,
An Đồn và Hòa Khương.
Ngoài ra, thành phố còn xây dựng khu công nghệ cao với diện tích đất
khoảng 1.400 ha gồm các phân khu như khu sản xuất các sản phẩm công nghệ
cao, trung tâm nghiên cứu và triển khải – phát triển và ươm tạo công nghệ,
trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, khu quản lý dịch vụ và hỗ trợ, khu nhà ở
chuyên gia và khu dành cho các dịch vụ dân sinh phục vụ nhu cầu của người
dân và người lao động.
Tổng số dự án đầu tư vào Đà Nẵng là 320 dự án, trong đó có 253 dự
án trong nước với số vốn khoảng 10.000 tỉ đồng và 67 dự án có vốn đầu
tư nước ngoài khoảng 564 triệu USD. Các doanh nghiệp FDI đến từ 11
quốc gia trong đó nhiều nhất là các doanh nghiệp Nhật Bản, chiểm 35%

số lượng dự án. Trong số các doanh nghiệp Nhật Bản đang hoạt động kinh

19


doanh tại Đà Nẵng thì công ty lớn nhất là Công ty TNHH Mabuchi Motor
có tổng vốn đầu tư là 77 triệu USD và sử dụng gần 5000 lao động cà Việt
Nam lẫn lao động nước ngoài.
Về mặt kinh tế của các dự án trong nước, doanh thu đạt 2.610 tỉ
đồng, giá trị xuất khẩu đạt 255 tỉ đồng; đối với các dự án FDI, doanh thu
đạt 190 triệu USD và giá trị xuất khẩu hơn 170 triệu USD. Đóng góp ngân
sách nhà nước đạt gần 200 tỉ đồng. Để làm được những điều này, các cơ
quan quản lý của thành phố đã phải thực hiện cải cách hành chính và ưu đãi
đầu tư trên toàn thành phố để đưa Đà Nẵng thành địa phương có chỉ số
năng lực cạnh tranh dẫn đầu cả nước trong 3 năm 2008 - 2010. Các ban
ngành chức năng đã rà soát và sửa đổi các thủ tục hành chính cho phù hợp,
rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ. Năm 2010, ban quản lý các KCN thành
phố đã thực hiện khảo sát mức độ hài lòng về dịch vụ hành chính công của
các cá nhân, tổ chức, kết quả thu được 100% hài lòng trong đó 23% rất hài
lòng. Các kết quả cụ thể đạt được trong cải cách hành chính là: đối với lĩnh
vực đầu tư, giảm từ 15 thủ tục xuống còn 12 vào năm 2012; thời gian giải
quyết hồ sơ đối với dự án thuộc diện đăng kí cấp và điều chỉnh giấy chứng
nhận đầu tư rút ngắn còn 10 ngày so với trước kia là 15 ngày, đối với dự án
điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư về đổi tên doanh nghiệp, chi nhánh/văn
phòng đại diện v.v.
1.3.4. Tỉnh Bình Dương
Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, nằm trong vùng kinh
tế trọng điểm phía Nam, với diện tích 2694,4 km 2 xếp thứ 4 trong vùng
Đông Nam Bộ. Về vị trí địa lý, Bình Dương phía Bắc giáp tỉnh Bình
Phước, phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh, phía

Nam giáp thành phố Hồ Chí Minh. Tỉnh lỵ là thành phố Thủ Dầu Một.
Tỉnh nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của quốc gia như
quốc lộ 13, 14, tuyến đường sắt Bắc - Nam, đường xuyên Á và là đầu mối
giao lưu của các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên theo quốc lộ 13, 14 về
thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương có 1 thị xã và 6 huyện với 89 đơn vị
hành chính cấp xã, phường và thị trấn. Tỉnh có số dân 1748 nghìn người,

20


mật độ dân số trung bình khoảng 649 người/km 2 theo thống kê của Tổng
cục Thống kê năm 2012.
Bình Dương là một trong những tỉnh có nền công nghiệp phát triển nhất
trong cả nước, phương châm thực hiện của tỉnh là “trải chiếu hoa mời gọi các
nhà đầu tư, trải thảm đỏ đón trí thức, nhân tài”. Chính vì vậy trong những năm
qua tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu của tỉnh đã có
nhiều khởi sắc. Giai đoạn 2006 – 2010 là giai đoạn phát triển nhanh mạnh của
tỉnh, GDP bình quân tăng trưởng 14%/năm, gấp đôi mức tăng của cả nước.
Năm 2012, GDP bình quân tăng 12,5%, cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ nông nghiệp là 62% - 34,2% - 3,8%, thu nhập bình quân đầu người đạt 44,2
triệu đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14,2%, nông nghiệp tăng 3,9%
và dịch vụ tăng 20,8%.
Kim ngạch xuất khẩu tăng 16%, kim ngạch nhập khẩu tăng 10%, tổng
mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 29,7%. Thu hút vốn đầu tư
nước ngoài đạt hơn 2,6 tỉ USD, tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng
24,8% vượt 8,5% so với mức kế hoạch đặt ra là 16,3%. Các khu cụm công
nghiệp tạo công ăn việc làm cho khoảng trên 45.000 lao động, tỉ lệ lao động
qua đào tạo đạt 64%; tỉ lệ hộ nghèo giảm 1,16%.
Đến nay, Bình Dương có 9.012 doanh nghiệp trong nước, tổng vốn đầu
tư trên 60.000 tỉ đồng, số dự án FDI thu hút được khoảng 2.000 dự án với
tổng số vốn đầu tư gần 14 tỉ USD. Tỉ lệ lấp đầy các KCN đang hoạt động là

khoảng 67%, một số ít KCN đã lấp đầy 100%. Bình Dương ngày càng khẳng
định vị thế là điểm đến cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển sản
xuất công nghiệp – dịch vụ. Trong số 33 quốc gia và lãnh thổ đầu tư FDI vào
Bình Dương thì Đài Loan đứng đầu với tổng số vốn đầu tư là 1,3 tỉ USD. Các
ngành nghề đầu tư rất đa dạng và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế
của tỉnh: dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất cơ khí,
điện tử v.v.
Dự kiến đến năm 2020, tỉnh Bình Dương sẽ có 33 khu cụm công
nghiệp với diện tích khoảng 200 nghìn ha phát triển theo hướng đa dạng hóa
loại hình doanh nghiệp, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, cho tư nhân

21


×