Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Ứng dụng Công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước huyện Ba Vì

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.01 KB, 55 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

ĐỀ ÁN TỐT NGHIỆP
CAO CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Họ tên học viên

: Ngô Thị Thúy Vân

Mã học viên

: AP141238

Lớp

: Cao cấp Lý luận chính trị

Hà Nội, tháng 4 năm 2016


MỤC LỤC
3.2.4. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính.............42
3.2.5. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng CNTT.......................43


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài


Nhân loại đang bước vào thời đại xã hội thông tin và nền kinh tế tri
thức trong đó kết cấu hạ tầng thông tin, tri thức được coi là tài nguyên có ý
nghĩa quyết định, là nền tảng của sự phát triển. Trong quá trình chuyển dịch
này, công nghệ thông tin (CNTT) đóng vai trò trung tâm, là một trong những
động lực quan trọng nhất. Cùng với một số ngành công nghệ cao khác, CNTT
đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện
đại.
Nhận thức được tầm quan trọng của CNTT, nhiều quốc gia trên thế giới
đã đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT, đặc biệt là các nước phát triển.
Nhiều quốc gia đã coi việc ứng dụng CNTT trong quản lý hành chính nhà
nước (HCNN) là công cụ hàng đầu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
(KTXH).
Nhận thức được vai trò quan trọng của CNTT, Đảng và Nhà nước ta rất
chú trọng phát triển CNTT. Ngay từ năm 2000, Bộ Chính trị ra Chỉ thị 58 về
đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại
hoá (CNH, HĐH) chỉ rõ: “ứng dụng và phát triển CNTT ở nước ta nhằm góp
phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc
đấy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế,
tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ hiệu quả cho
quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống
của nhân dân, đảm bảo an ninh, quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để
thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH”
Để thực hiện định hướng phát triển CNTT của Đảng, một số đề án
được hình thành như Đề án Tin học hoá hoạt động của các cơ quan Đảng giai
đoạn 2001 - 2005 (Đề án 47) và Đề án Tin học hoá hoạt động của cơ quan

1


Đảng giai đoạn 2006 - 2011 (Đề án 06). Nhà nước cũng đã có những biện

pháp kịp thời nhằm đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT trong cả nước
cũng như từng địa phương. Từ năm 2000 đến nay, Chính Phủ đã triển khai
một số đề án nhằm tin học hoá quản lý HCNN như Đề án tin học hoá quản lý
HCNN giai đoạn 2001 - 2005 (Đề án 112). Năm 2007, Chính phủ ban hành
Nghị định số 64 về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước
(CQNN) với việc thay đổi cơ quan chủ quản về CNTT.
Những nỗ lực to lớn của Đảng và Nhà nước cùng sự tham gia tích cực
của các ngành, các cấp, các đơn vị trong cả nước đã mang lại kết quả bước
đầu rất quan trọng: phát triển hạ tầng CNTT, đầu tư trang thiết bị và ứng dụng
các phần mềm quản lí hành chính (QLHC) trong các CQNN từ Trung ương
đến địa phương.
Là một Huyện miền núi còn nhiều khó khăn, Ba Vì đã và đang từng
bước quan tâm đến việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN. Những
năm qua, Huyện đã từng bước đầu tư cho đào tạo con người, thiết bị CNTT,
phần mềm ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong các cơ quan
HCNN, bước đầu thu được một số kết quả đáng khích lệ, góp phần vào đẩy
mạnh công cuộc phát triển KTXH..
Trong bối cảnh hiện nay, để nâng cao năng lực quản lí, điều hành của
các cơ quan HCNN ở địa phương thì việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT và đặc
biệt là thực hiện Chương trình cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 20112020 theo Nghị quyết 30c/NQ-CP của Chính phủ, việc tăng cường ứng dụng
CNTT trong các CQNN nói chung và các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện
Ba Vì thành phố Hà Nội đang đặt ra rất cấp thiết.
Đó cũng chính là lý do của việc chọn đề tài: "Ứng dụng Công nghệ
thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước huyện Ba Vì" làm đề án
tốt nghiệp.

2


2. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

Mục đích của Đề án là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lí luận và thực
tiễn việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN của huyện Ba Vì, tìm giải
pháp đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN trên địa bàn Huyện
giai đoạn 2016 -2020.
Từ mục đích, yêu cầu đặt ra, nhiệm vụ của Đề án gồm:
- Hệ thống hoá, làm rõ các vấn đề lí luận và thực tiễn về ứng dụng
CNTT trong các cơ quan HCNN trên địa bàn huyện Ba Vì thành phố Hà Nội.
- Đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT tại các cơ quan HCNN trên địa
bàn Huyện, làm rõ những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất giải pháp, biện pháp nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong
các cơ quan HCNN huyện Ba Vì thành phố Hà Nội.

3


NỘI DUNG DUNG CỦA ĐỀ ÁN
Chương 1
CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG CNTT TRONG
CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY
1.1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ ÁN
1.1.1. Cơ sở khoa học
CNTT có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển xã hội loài người
hiện nay, của nền kinh tế tất cả các quốc gia, đặc biệt là đối với lĩnh vực
QLHCNN.
Đối với xã hội và các nền kinh tế, vai trò của CNTT thể hiện trên các
mặt như sau:
- CNTT bộ phận quan trọng là máy tính điện tử, thành tựu kì diệu nhất
của loài người, nó cho phép giải phóng lao động trí óc, nhân lên gấp bội khả
năng trí tuệ, khả năng sáng tạo của con người.
- CNTT làm thay đổi sâu sắc lực lượng sản xuất từ đối tượng lao động

(nguyên vật liệu mới, năng lượng mới,...), công cụ lao động (máy móc, thiết
bị được tin học hoá) và năng lực của con người.
- Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, CNTT là một trụ cột quan trọng
trong các trụ cột cơ bản, gồm: CNTT, công nghệ nguyên liệu mới, công nghệ
năng lượng mới và công nghệ sinh học. Trong đó, CNTT được xác định là
nhân tố quan trọng nhất cho sự phát triển và tạo dựng nền Văn minh tri thức.
CNTT đóng vai trò là công nghệ chìa khoá trong hệ thống các công nghệ
khác, vừa là tác nhân gắn kết các công nghệ lại với nhau, vừa là động lực phát
triển chúng.
- CNTT mang lại hiệu quả cho nền kinh tế của nhiều quốc gia. Tiềm
năng của CNTT đối với việc kích thích phát triển kinh tế là rất lớn. CNTT
vừa là công cụ, vừa là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kích thích

4


năng lực đổi mới đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung và nền kinh tế quốc
dân của mỗi nước nói riêng. Sự phát triển của CNTT đã tạo ra hàng loạt
ngành nghề mới có giá trị gia tăng cao, đã đào tạo được hàng triệu nhân công
CNTT có tay nghề cao; tạo ra nguồn thu rất lớn cho ngân sách nhà nước
(nhiều tỷ USD mỗi năm).
- Đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, CNTT có vai trò rất quan
trọng trong việc tổ chức sản xuất, quản lí tài chính, quản lí nhân sự, thiết kế
mẫu mã.
- Đối với hoạt động lao động quản lí trong các cơ quan HCNN, CNTT
có vai trò rất quan trọng và được thể hiện cụ thể như sau:
Một là, CNTT là công cụ đắc lực của quản lí, đồng thời làm thay đổi
căn bản hoạt động quản lí. Với các CSDL được cập nhật thường xuyên,
phương tiện truyền tin nhanh, các phần mềm hỗ trợ quản lí,... CNTT thực sự
hữu ích cho hoạt động của người quản lí, lãnh đạo. CNTT làm thay đổi căn

bản hoạt động quản lí: tạo ra cuộc cách mạng trong tổ chức quản lí (văn
phòng ảo, chính phủ điện tử,...), thay đổi mang tính cách mạng Internet trong
việc ra quyết định quản lí nhờ được cung cấp thông tin nhanh hơn, tốt hơn và
dựa vào các phần mềm trợ giúp quản lí.
Hai là, CNTT làm tăng vai trò và hiệu lực, hiệu quả quản lí. Nhờ cơ sở
hạ tầng thông tin mà đặc biệt là mạng Internet giúp cho các cơ quan quản lí
xóa bỏ rào cản về mặt vật lí giữa các hệ thống thông tin dựa trên giấy tờ
truyền thống, giải phóng các luồng di chuyển thông tin trong hệ thống, rút
ngắn các qui trình thủ tục, cung cấp các dịch vụ công cho người dân và doanh
nghiệp, lắng nghe người dân và cộng đồng cũng như trong việc tổ chức và
cung cấp thông tin.
Đối với các cơ quan HCNN, nhờ vào khả năng số hóa, xử lí và tái tạo
thông tin một cách tự động, CNTT giúp cho việc tự động hóa hoặc vi tính hóa
các qui trình, thủ tục giấy tờ hiện hành. Từ đó, sẽ đơn giản hóa các thủ tục

5


hành chính, tạo ra phong cách lãnh đạo mới, các cách thức mới trong việc xây
dựng và quyết định chiến lược, cải tiến các hình thức cung cấp dịch vụ công.
Kết quả làm tăng tính hiệu quả của quá trình phê duyệt và cung cấp dịch vụ
công một cách hiệu quả và kịp thời cho người dân, doanh nghiệp và cả trong
hệ thống các cơ quan HCNN.
Mặt khác, tính minh bạch của thông tin trong môi trường số sẽ giúp cho
việc nâng cao tính minh bạch và tin cậy của thông tin trong quản lí điều hành,
cũng như mở ra các cơ hội mới cho người dân được chủ động tham gia góp ý
vào các vấn đề về điều hành và hoạch định chính sách. Thông qua Internet và
một số phương tiện truyền thông khác, việc phổ biến rộng rãi thông tin sẽ hỗ
trợ việc trao quyền cho người dân cũng như quá trình đưa ra quyết định của
cơ quan HCNN. Tính minh bạch của thông tin không chỉ thể hiện sự dân chủ

mà còn gây dựng nên sự tin cậy giữa những nhà lãnh đạo và tính hiệu quả
trong điều hành; Đồng thời góp phần tích cực chổng quan liêu và tham nhũng
trong bộ máy cơ quan HCNN.
Như vậy, đối với Chính phủ nói chung và cơ quan HCNN nói riêng,
CNTT chính là công cụ, phương tiện để nâng cao vai trò, hiệu quả và chất
lượng quản lí của mình bằng cách cải tiến việc tiếp cận và cung cấp các dịch
công nhằm đem lại lợi ích tốt nhất cho người dân; CNTT còn tăng cường
năng lực quản lí, điều hành có hiệu quả và nâng cao tính minh bạch trong các
cơ quan HCNN nhằm quản lí tốt hơn các nguồn lực KTXH.
Việc ứng dụng CNTT là sử dụng những kết quả của CNTT để hỗ trợ
cho các cá nhân, tổ chức hoạt động xử lí thông tin, hỗ trợ các khâu công việc
cần thiết và cuối cùng, ở mức cao nhất là hỗ trợ cho các tổ chức hoạt động và
các cá nhân tự động trao đổi, khai thác thông tin trong môi trường CNTT; cải
tiến, đổi mới qui cách làm việc, đạt hiệu quả công việc cao hon, đáp ứng
những thay đổi dang diễn ra.
Ba là, CNTT giúp tạo ra các mô hình quản lí hiện đại như "công nghệ

6


quản trị quốc gia" (goverment technology), "chính phủ điện tử" (egoverment) và nhiều hình thức khác. Nhờ đó, các cơ quan quản lí không chỉ
giảm thời gian, chi phí quản lí, nâng cao hiệu lực các quyết định quản lí, mà
còn làm cho các quyết định quản lí trở nên công khai, minh bạch hơn.
Ngoài ra, CNTT có vai trò rất quan trọng trong cải cách nền hành chính
quốc gia, bao gồm cải cách công vụ, cải cách thủ tục và đổi mới bộ máy quản
lý,...
1.1.2. Cơ sở pháp lý
Tại Việt Nam, thời gian qua đã ban hành nhiều văn bản có liên quan
đến nội dung ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN. Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã ban hành nhiều luật quan trọng liên

quan đến lĩnh vực CNTT&TT đó là: Luật CNTT, Luật Giao dịch điện tử và
Luật Công nghệ cao, Luật An toàn thông tin mạng sẽ có hiệu lực thi hành từ
ngày 1/7/2016.
Về phía Chính phủ cũng đã ban hành một số các văn bản quan trọng để
thúc đẩy ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước như Quyết định số
698/2009/QĐ-TTg ngày 01/06/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế
hoạch tổng thể phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin đến năm 2015
và định hướng đến năm 2020; Quyết định số 1755/2010/QĐ-TTg ngày
22/09/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đưa Việt Nam
sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông; Quyết định
số 1605/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia
về ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN giai đoạn 2011-2015; Chỉ
thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng văn
bản điện tử trong hoạt động của các cơ quan nhà nước; Quyết định số 99/QĐTTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Đào

7


tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn, an ninh thông tin đến năm 2020.
Về phía huyện Ba Vì, để thực hiện các mục tiêu của Chính phủ và
thành phố Hà Nội về ứng dụng CNTT trong hoạt động của CQNN, UBND
huyện Ba Vì xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch ứng dụng và phát
triển CNTT trong các cơ quan QLNN ở địa phương, như chương trình hành
động thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của thành phố Hà Nội về đẩy mạnh
ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN giai đoạn 2011-2015, định
hướng đến 2020; kế hoạch số 196/KH-UBND ngày 12/6/2012 của UBND
Thành phố về việc xây dựng trang/cổng thông tin điện tử cho các đơn vị cấp
sở, huyện năm 2012 -2013; Ban hành các quy định về việc sử dụng và vận
hành hệ thống thư điện tử của huyện Ba Vì; hệ thống cổng thông tin điện tử,
Hệ thống phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc, hệ thống hội nghị

truyền hình trực tuyến..; Hàng năm UBND Huyện đều ban hành các kế hoạch,
chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động của các CQNN. Thực hiện Chỉ
đạo của Thủ trướng Chính phủ về việc thành lập ủy ban Quốc gia về ứng
dụng CNTT và của Thành phố Hà Nội đã kiện toàn Ban chỉ đạo về ứng dụng
CNTT, UBND huyện Ba Vì đã ban hành Quyết định số 269/QĐ-UBND, theo
đó Ban chỉ đạo CNTT Huyện có các chức năng và nhiệm vụ hết sức cụ thể
phù hợp với tình hình thực tế trong giai đoạn mới.
Như vậy, việc triển khai thực hiện pháp luật, chính sách của Trung
ương và các biện pháp của thành phố Hà Nội đã góp phần quan trọng tạo ra
cơ sở pháp lý cho việc ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN các cấp ở
huyện Ba Vì.
1.1.3.Cơ sở thực tiễn
Ứng dụng CNTT được nhìn nhận dưới nhiều giác độ khác nhau. Chiến
lược phát triển CNTT và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng
đến 2020 chỉ rõ bốn nội dung cơ bản về ứng dụng và phát triển CNTT và
truyền thông gồm: phát triển cộng đồng điện tô, phát triển chính phủ điện tử,

8


xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử, phát triển giao dịch và thực hiện
thương mại điện tử.
Theo Luật CNTT, ứng dụng CNTT là việc sử dụng CNTT vào các hoạt
động thuộc lĩnh vực KTXH, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động
khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này.
Các nội dung chủ yếu ứng dụng CNTT trong các cơ quan HCNN tại địa
phương:
Một là, xây dựng và thực thi cơ chế, chỉnh sách về ứng dụng CNTT.
Việc xây dựng cơ chế, chính sách về CNTT và ứng dụng CNTT là công
việc của các cơ quan chức năng từ Trung ương đến địa phương. Ở cấp Trung

ương, cơ chế, chính sách liên quan đến ứng dụng CNTT do Chính phủ và các
cơ quan thuộc Chính phủ như Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành. Ở cấp
chính quyền địa phương, có hai nội dung về cơ chế, chính sách ứng dụng
CNTT gồm: triển khai thực hiện cơ chế, chính sách của Trung ương; xây
dựng, ban hành và triển khai thực hiện cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT
mang đặc thù của địa phương.
Cơ chế, chính sách về ứng dụng CNTT ở cấp Trung ương ban hành
phải đảm bảo được tính thời sự, nhanh nhạy, kịp thời và liên tục. Ngoài đáp
ứng và theo kịp xu hướng của thế giới, còn phải phù hợp với tình hình KTXH
của đất nước và yêu cầu phát triển KTXH, đặc thù của từng địa phương.
Trong quá trình xây dựng cơ chế, chính sách, Trung ương phải phân rõ trách
nhiệm của từng cấp, ngành thi việc triển khai mới đạt hiệu quả. Điều cần lưu
ý trong việc ban hành cơ chế, chính sách ở cấp Trung ương là tránh "cào
bằng" đối với các địa phương: triển khai phần mềm dùng chung đồng loạt,
phân bổ số lượng vốn đầu tư đồng đều, giáo trình đào tạo dùng cho CBCC
như nhau, không có chính sách ưu tiên, hỗ trợ, đãi ngộ đối với việc ứng dụng
CNTT của các tỉnh kém phát triển về KTXH. Vì vậy, khi ban hành cơ chế,
chính sách, cần đặc biệt lưu ý việc phân bổ nguồn vốn: phải có chính sách ưu

9


tiên cho các huyện kém phát triển về kinh tế để các huyện này có thể trang bị
máy móc thiết bị đáp ứng được mặt bằng chung về cơ sở hạ tầng so với các
địa phương khác có như vậy công việc xây dựng CSDL và ứng dụng phần
mềm dùng chung mới được triển khai thuận lợi. Mặt khác, chính sách hỗ trợ
đào tạo nguồn nhân lực phải căn cứ vào điều kiện văn hoá, xã hội, mặt bằng
dân trí của từng địa phương để có cơ chế hỗ trợ cho phù hợp.
Đối với cấp địa phương, việc thực thi cơ chế, chính sách của cấp Trung
ương được thể hiện ở việc thực hiện trực tiếp các cơ chế, chính sách của

Trung ương và thực hiện thông qua việc thể chế hoá, ban hành các cơ chế,
chính sách riêng mang tính đặc thù của địa phương.
Việc xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách ở cấp địa phương được
thế hiện ở việc xây dựng kế hoạch ứng dụng CNTT: địa phương có trách
nhiệm xây dựng kế hoạch về ứng dụng CNTT; quy định các nội dung chính
của kế hoạch và định kỳ điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với tốc độ phát
triển nhanh chóng của CNTT. Các kế hoạch này phải phản ánh được các mục
tiêu phát triển của tỉnh cũng như những mối quan tâm và mục tiêu rộng lớn
của xã hội. Phải xác định được mục tiêu và mục đích của ứng dụng CNTT
trong hoạt động của CQNN là gì? Điều quan trọng là phải làm cho người dân
(người sử dụng) cùng tham gia xây dựng và khuyến khích sự tham gia của
những người có liên quan trong quá trình đưa ra quyết định. Với việc tham
gia của người dân, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong quá trình này, cơ
hội thành công của kế hoạch, đề án ngày càng tăng.
Để kế hoạch xây dựng và triển khai thành công, điều quan trọng ở đây
là phải tiến hành khảo sát, thống kê về hiện trạng CNTT trong toàn hệ thống.
Sau khi xác định mình có gì, tiếp tục xác định chất lượng của những gì mình
có cũng như những gì mình chưa có cần phải xây dựng một danh sách những
thứ cần đầu tư hoặc những gì cần phải có để triển khai.
Địa phương triển khai các cơ chế, chính sách của Trung ương kịp thời

10


sẽ gặp thuận lợi trong quá trình triển khai, các địa phương có thể học tập kinh
nghiệm của nhau, cùng tháo gỡ các khó khăn vướng mắc và kiến nghị với
Trung ương, giúp Chính phủ thực hiện kế hoạch đúng thời hạn. Việc triển
khai kịp thời không những tạo sự chuyển biến về nhận thức và hành động của
CBCC đối với việc ứng dụng CNTT tại địa phương mà còn tạo nên làn sóng
ứng dụng CNTT mạnh mẽ trong cả nước, đảm bảo cho sự thành công của cơ

chế, chính sách đã ban hành. Ngược lại, nếu địa phương chậm trễ triển khai,
sẽ dẫn đến bị tụt hậu: chất lượng nguồn nhân lực kém, hạ tầng không được
đầu tư, CSDL không được xây dựng, các phần mềm không được ứng dụng,...
việc chậm ứng dụng CNTT sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển KTXH
của địa phương và đặc biệt là sự phát triển của các cơ quan HCNN.
Hai là, tổ chức quản lí việc ứng dụng CNTT.
Nói đến tổ chức quản lí là nói đến hai nhân tố: tổ chức bộ máy quản lí
(cơ cấu, chức năng) và việc sử dụng con người trong tổ chức đó như thế nào.
Đối với tổ chức quản lí việc ứng dụng CNTT, ở đây đề cập đến hai cấp: cấp
Trung ương và địa phương. Ở cấp Trung ương, trong tổ chức quản lí phải
phân định rõ CQNN quản lí về CNTT (như Bộ Thông tin và Truyền thông).
Cơ quan này phải có cơ cấu tổ chức hợp lí, chức năng phù hợp, sao cho bộ
máy lãnh đạo có đủ năng lực và kinh nghiệm để có thể ban hành và tham mưu
cho Chính phủ ban hành những quyết sách có tính chiến lược, giúp cho Chính
phủ triển khai thực hiện tốt cơ chế, chính sách của Trung ương về CNTT.
Đồng thời giúp Chủ tịch UBND các tỉnh triển khai có hiệu quả những quyết
định của Chính Phủ, đẩy mạnh ứng dụng CNTT (như ban hành cơ chế, chính
sách của địa phương); đội ngũ chuyên viên giúp việc phải thực sự là những
chuyên gia đầu ngành về CNTT (kể cả hợp tác với chuyên gia nước ngoài), có
đủ năng lực để thấm định và giúp lãnh đạo xây dựng Đề án ứng dụng CNTT
phù hợp với từng giai đoạn, từng lĩnh vực, từng địa phương.
Đối với tổ chức quản lí việc ứng dụng CNTT ở cấp tỉnh: về hệ thống

11


các cơ quan chuyên trách về CNTT, tương ứng với Trung ương, cần qui định
rõ cơ quan QLNN về CNTT ở địa phương (như Sở TT&TT) và các cơ quan
trực thuộc (ở tỉnh là Trung tâm CNTT và TT; ở huyện là Phòng Văn hoáThông tin; các sở, ngành là các cán bộ chuyên trách CNTT,..).
Cơ quan QLNN về CNTT ở địa phương phải có chức năng, nhiệm vụ

tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng và triển khai kế hoạch về phát triển và
ứng dụng CNTT của ngành, tỉnh và trong các cơ quan HCNN. Giúp các sở,
ngành trong việc triển khai thực hiện kế hoạch này.
Về nhân lực trong cơ quan này phải đảm bảo đủ về số lượng và chất
lượng. Giám đốc Cơ quan QLNN về CNTT ở địa phương tham mưu cho
UBND tỉnh có cơ chế, chính sách thu hút nhân tài về công tác tại các cơ quan
HCNN để không những đảm bảo số lượng, chất lượng đội ngũ CBCC làm
việc tại cơ quan QLNN về CNTT mà còn có đội ngũ chuyên gia CNTT giỏi
làm việc tại cơ quan chuyên môn về CNTT (Trung tâm CNTT và TT) và các
sở, ngành, sẵn sàng triển khai ứng dụng CNTT.
Việc đồng bộ và thống nhất cơ quan QLNN về CNTT và cơ quan
chuyên môn giúp việc về CNTT từ Trung ương đến địa phương tạo ra sự nhất
quán trong việc giúp Chính phủ, địa phương ban hành các cơ chế, chính sách,
xây dựng chiến lược, đề án, kế hoạch về CNTT và triển khai chúng kịp thời,
hiệu quả.
Ba là, xây dựng và khai thác cơ sở hạ tầng CNTT.
Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm: Hệ thống trang thiết bị CNTT; hệ
thống mạng LAN, WAN; hệ thống CSDL chuyên ngành.
- Đối với hệ thống trang thiết bị CNTT phải có định hướng rõ ràng từ
cơ quan chuyên ngành về CNTT ở Trung ương để thống nhất việc xây dựng
hệ thống một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Trong quá trình
triển khai, phải căn cứ vào đặc thù điều kiện tự nhiên của từng địa phương để
triển khai hạ tầng cho phù hợp. Đối với các địa phương, cần phải phối hợp

12


chặt chẽ với Trung ương trong quá trình triển khai, tạo điều kiện thuận lợi cho
đơn vị triển khai về hạ tầng, đất đai, thủ tục hành chính,... Đồng thời, trên cơ
sở các nội dung chính của Trung ương đã triển khai, tỉnh cần căn cứ vào đặc

thù của ngành, điều kiện tự nhiên, KTXH địa phương mình để xây dựng các
"chân rết" đến các cấp thấp hơn cho phù hợp.
- Đối với hệ thống CSDL chuyên ngành, các CQNN phải có kế hoạch
số hóa nguồn thông tin của mình theo thứ tự ưu tiên về thời gian và tầm quan
trọng. Mỗi CQNN phải xây dựng các CSDL cần thiết phục vụ công tác xử lí
thông tin và quản lí, điều hành của tổ chức. Việc xây dựng quản lý, cập nhật
và khai thác các CSDL phải tuân thủ theo các nguyên tắc của Chính phủ qui
định; đồng thời, xây dựng và ban hành quy chế chia sẻ thông tin số phù hợp
với địa phương, ngành mình.
Yêu cầu chung đối với cơ sở hạ tầng CNTT là các CQNN phải bảo đảm
an toàn thông tin trong toàn bộ quá trình thiết kế, xây dựng, quản lí, khai thác
hạ tầng kỹ thuật của mình; xây dựng và ban hành nội quy bảo đảm an toàn
thông tin; xử cán bộ phụ trách quản lí an toàn thông tín; quy định trách nhiệm
của CQNN khi giải quyết và khắc phục sự cố về an toàn thông tin; quy định
về tổ chức điều phối các hoạt động ứng cứu khẩn cấp, chống tấn công và
chống khủng bố trên mạng.
Nhìn chung, việc xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của CQNN phải đáp
ứng yêu cầu cung cấp thông tin và dịch vụ hành chính công phục vụ người
dân và doanh nghiệp. Việc xây dựng, quản lí, khai thác cơ sở hạ tầng thông
tin phải theo đúng tiêu chuẩn và các quy chuẩn kỹ thuật. Tùy theo điều kiện
tài chính của đơn vị, nhu cầu ứng dụng và khả năng công nghệ lúc đó mà xây
dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật phù hợp.
Bốn là, triển khai thực hiện các ứng dụng CNTT, sử dụng các phần
mềm trong quản lí.
Các phần mềm ứng dụng được chia làm hai cấp, đó là các phần mềm

13


ứng dụng trên phạm vi quốc gia và các phần mềm ứng dụng trên phạm vi

ngành hoặc địa phương. Nhưng phần mềm ứng dụng ở cấp nào cũng phải tuân
thủ các kiến trúc và tiêu chuẩn phần mềm sao cho phù hợp với việc phát triển
CPĐT. Kiến trúc phần mềm liên quan đến kết cấu được tổ chức ở mức độ cao
của hệ thống phần mềm. Phải có kiến trúc chung sao cho có khả năng liên kết,
trao đổi và chia sẻ thông tin với nhau - đảm bảo an ninh và tin cậy, phải hỗ trợ
sử dụng các tiêu chuẩn Internet và chuẩn của Web hiện có đối với tất cả các
cơ quan Chính phủ, ở tất cả các cấp. Đây là một phương pháp thực dụng làm
giảm bót chi phí và rủi ro trong việc khai thác các hệ thống CNTT trong khi
vẫn giữ cho khu vực công theo kịp sự phát triển của Internet trên phạm vi
toàn cầu. Mặt khác, nó sẽ đảm bảo cho các cơ quan trong cùng một Chính phủ
có thế dễ dàng “nói chuyện với nhau” như qua việc gửi email hay các hình
thức trao đối thông tin khác mà không xảy ra bất kỳ vấn đề kỹ thuật nào ẩn
đằng sau sự vận hành trôi chảy.
Năm là, phát triển nguồn nhân lực CNTT.
Đào tạo và trang bị thiết bị cho bộ máy thông qua các thước đo dựa trên
cơ sở năng lực là hết sức quan trọng. Qua đó, bộ máy công quyền có khả năng
hiểu tại sao ứng dụng CNTT sẽ cải cách công việc và năng suất của họ và sẽ
diễn ra như thế nào. Điều này sẽ khuyến khích họ học nữa, học mãi, Năng lực
ở đây không phải chỉ là khả năng sử dụng CNTT trong công việc hàng ngày
mà còn cho phép bộ máy xử lí thông tin, đưa ra quyết định, thích ứng với sự
thay đổi và phát triển các kỹ năng mới.
Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT bao gồm hai loại: cán bộ, công chức,
viên chức chuyên về CNTT (cán bộ quản lí, chuyên viên, nhân viên) và cán
bộ, công chức, viên chức các ngành khác sử dụng CNTT.
Đối với CBCC, viên chức chuyên về CNTT cần phải được đào tạo để
đảm bảo việc phát triển và ứng dụng CNTT được ổn định và nâng cấp thường
xuyên. Quy định việc cán bộ chuyên trách về CNTT được hưởng các ưu đãi

14



về trang thiết bị, đào tạo nâng cao. Các CQNN phải bố trí đủ cán bộ chuyên
trách về CNTT phù hợp với kế hoạch đã được phê duyệt. Phải xác định các
giảng viên giảng dạy về ứng dụng CNTT. Vì họ sẽ có trách nhiệm đào tạo
những người khác trong bộ máy công quyền. Qua họ, nền văn hoá học tập sẽ
được “hé mở”. Đây là nội dung rất quan trọng quyết định sự thành công hay
thất bại của việc ứng dụng CNTT.
Đối với CBCC các ngành khác sử dụng CNTT, các CQNN có trách
nhiệm phải tổ chức bồi dưỡng, trang bị kỹ năng sử dụng CNTT cho họ để họ
có đủ trình độ khai thác các CSDL và sử dụng thành thạo các phần mềm ứng
dụng đã được triển khai. Đồng thời, giúp họ nâng cao khả năng sử dụng các
dịch vụ CNTT, biết khai thác các dịch vụ này vừa phục vụ cho công tác
chuyên môn, vừa nâng cao trình độ hiểu biết của cá nhân, từ đó nâng cao trình
độ tin học, trình độ dân trí.
Muốn tăng số lượng và chất lượng của nguồn nhân lực CNTT, các địa
phương cần phối hợp với các cơ quan Trung ương, các Trung tâm CNTT lớn
đe đào tạo, bồi dưỡng. Đồng thời, khai thác các nguồn tài chính từ các quĩ đào
tạo lại CBCC (như qua kênh của Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ) để nâng cao cả về
trình độ ngoại ngữ và tin học. Ngoài ra, cần có cơ chế khuyến khích CBCC tự
học tập để nâng cao trình độ tin học qua các cuộc thi tin học tại ngành, địa
phương; có chế độ khen thưởng, đãi ngộ với những CBCC tích cực học tập,
vừa để khuyến khích họ và tạo ra phong trào mạnh mẽ trong các ngành và địa
phương.
Cần lưu ý là việc ứng dụng CNTT trong một hệ thống luôn khởi điểm
từ bên trong hệ thống bằng việc tự động hóa hay tin học hóa một số khâu điều
hành, tác nghiệp, qua đó xây dựng CSDL trong đơn vị rồi mới hướng ra bên
ngoài. Điều này có nghĩa là yêu cầu về sự sẵn sàng từ bên trong hệ thống. Cụ
thể là yêu cầu về trình độ, kiến thức nhất định về CNTT của đội ngũ cán bộ,
nhân viên trong hệ thống, điều kiện về cơ sở vật chất, HTTT và CSDL được


15


số hóa.

16


Chương 2
THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
HUYỆN BA VÌ - THÀNH PHỐ HÀ NỘI
2.1. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TRONG
CÁC CƠ QUAN HCNN HUYỆN BA VÌ
2.1.1. Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội
Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà
Nội. Với tổng diện tích 424km2, dân số hơn 265 nghìn người (bao gồm 3 dân
tộc Kinh, Mường, Dao), toàn huyện có 31 xã, thị trấn, trong đó có 7 xã miền
núi, một xã giữa sông Hồng. Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp
tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà
Nội tháng 8 năm 2008.
Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc,
chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven
sông Hồng. Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng
bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng
41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng
58,9% đất đai của huyện.
Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quang gần
như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra

trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi
xuống, mùa mưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua,
thác Ngà, thác Khoang Xanh...Theo số liệu thống kê năm 2008, diện tích rừng
toàn huyện có 10.724,9 ha, trong đố rừng sản xuất 4.400,4 ha, rừng phòng hộ
78,4 ha và 6.246ha rừng đặc dụng. Diện tích rừng tự nhiên tập trung chủ yếu

17


ở vùng núi Ba Vì từ độ cao 400m trở lên. Rừng tự nhiên được phủ xanh bằng
các loại thảm thực vật phong phú, đa dạng, trong đó có nhiều loại cây đặc
trưng của rừng nhiệt đới thuộc phạm vi Vườn quốc gia Ba Vì.
Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền
các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô
Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Từ Trung tâm
huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ
hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm
huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây
Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài
ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412,
413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà... thông
thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn.
Về kinh tế xã hội: Trong những năm qua, được sự quan tâm của thành
phố, sự nỗ lực của Đảng bộ, nhân dân các dân tộc huyện Ba Vì đã phấn đấu
thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX (20052010). Các mục tiêu cơ bản đạt và vượt Nghị quyết đề ra. Tổng giá trị sản
xuất đạt 9.116 tỷ đồng, giá trị tăng thêm đạt 4.311 tỷ đồng tăng trưởng kinh tế
đạt 16%.
- Sản xuất nông lâm nghiệp thủy sản theo giá trị tăng thêm đạt 1.662 tỷ
đồng, tăng 24,2% so với cùng kỳ. Nông nghiệp với hai sản phẩm đặc trưng Ba
Vì đó là Chè sản lượng đạt 12.800 tấn/năm và sản lượng sữa tươi đạt 9.750

tấn/năm.
- Sản xuất công nghiệp, TTCN: Giá trị tăng thêm đạt 340 tỷ đồng, tăng
34% so với cùng kỳ. Huyện có hai cụm công nghiệp (Cam Thượng và Đồng
Giai xã Vật Lại) và 12 làng nghề đang hoạt động hiệu quả.

18


- Dịch vụ du lịch: Giá trị tăng thêm đạt 1.803 tỷ đồng, tăng 48,4% so
với cùng kỳ. Doanh thu du lịch đạt 70 tỷ đồng, thu hút 1,5 triệu lượt khách
đến với Ba Vì. Huyện có 15 đơn vị hoạt động kinh doanh du lịch.
- Chính sách xã hội, lao động việc làm, nông nghiệp, nông thôn, nông
dân được quan tâm giải quyết việc làm mới cho 10.750 lao động; sự nghiệp
giáo dục được quan tâm đã có 18 trường trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia;
Công tác y tế đã có 23/31 trạm có Bác sỹ, 30/31 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế;
Về văn hóa đã có 96 làng và 45 cơ quan đạt danh hiệu văn hóa, TDTT tiếp tục
phát triển;
- Cải cách hành chính có sự tiến bộ, an ninh chính trị trật tự an toàn xã
hội được giữ vững;
Với những đặc điểm tình hình về tự nhiên, kinh tế-xã hội như trên, Ba
Vì có điều kiện khá thuận lợi nhưng cũng không ít khó khăn trong ứng dụng
và phát triển CNTT trên địa bàn.
Thuận lợi:
Cũng như các tỉnh khác, Ba Vì luôn nhận được sự quan tâm của Chính
phủ, các bộ, ngành Trung ương và Thành phố đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
thông tin; hỗ trợ các chương trình đề án ứng dụng và phát triển CNTT trong
hoạt động của các cơ quan HCNN.
Việc đầu tư cho ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan
HCNN huyện Ba Vì trong những năm gần đây bước đầu được quan tâm và
đẩy mạnh.

Khó khăn:
Ba Vì là huyện miền núi, địa hình chia cắt, giao thông khó khăn trình
độ dân trí còn thấp và không đồng đều, đời sống KTXH còn gặp nhiều khó
khăn; tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Nguồn kinh phí đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT trong các cơ
quan HCNN huyện Ba Vì trong những năm qua cũng còn hạn chế, chưa đáp

19


ứng yêu cầu đồng bộ về hệ thống thiết bị, cơ sở hạ tầng, CSDL và các phần
mềm ứng dụng CNTT phục vụ cho công tác chuyên môn.
Nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn về CNTT trong các cơ quan,
đơn vị còn thiếu các chuyên gia giỏi, chính sách thu hút nguồn nhân lực
CNTT về làm việc tại các cơ quan HCNN của huyện chưa có.
Việc ứng dụng CNTT, khai thác, sử dụng thư điện tử, phần mềm quản
lý hồ sơ công việc trong công tác quản lí, điều hành của một số cơ quan, đơn
vị trong việc triển khai, tổ chức thực hiện chưa nghiêm túc, hiệu quả ứng
dụng khai thác hệ thống phần mềm vào việc trao đổi thông tin vẫn còn hạn
chế. Tại cấp huyện và xã vẫn còn một bộ phận CBCC chưa thành thạo trong
việc sử dụng và tiếp cận với CNTT trong công việc của mình.
2.1.2. Quản lý nhà nước về công nghệ thông tin
Xác định ứng dụng CNTT là một nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, then
chốt nhằm nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của chính quyền các cấp, tạo
sự thuận tiện cho tổ chức, công dân khi thực hiện các giao dịch hành chính…
ngày 26/4/2011, Huyện ủy Ba Vì đã ban hành Nghị quyết số 10 về tăng
cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác ứng dụng CNTT trên địa bàn huyện Ba
Vì. Nghị quyết xác định rõ mục tiêu: Nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT trong
quản lý, điều hành, xây dựng cổng thông tin điện tử và cung cấp các dịch vụ
công trực tuyến đạt mức 3 vào năm 2014, mức 4 vào năm 2015; chú trọng

công tác đào tạo, đảm bảo năm 2013, tất cả cán bộ, công chức huyện, xã sử
dụng máy tính và ứng dụng CNTT vào công tác chuyên môn… Thực hiện
mục tiêu này, UBND huyện Ba Vì đã lần lượt ban hành 2 kế hoạch về ứng
dụng và phát triển CNTT trên địa bàn huyện.
Công tác quy hoạch và xây dựng chương trình, kế hoạch phát triển

20


công nghệ thông tin đã được quan tâm. Trong những năm gần đây, Ủy ban
nhân dân Huyện đã ban hành nhiều văn bản về quản lý và ứng dụng công
nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước và doanh nghiệp, đưa công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực công nghệ thông tin của huyện có bước phát
triển mới.
Ban Chỉ đạo công nghệ thông tin của Huyện được thành lập, có Quy
chế tổ chức hoạt động và chương trình công tác 05 năm và hàng năm. Thường
xuyên tổ chức giao ban, kiểm tra để cung cấp thông tin, trao đổi kinh nghiệm
trong công tác quản lý của ngành và tổ chức triển khai các nhiệm vụ về ứng
dụng và phát triển công nghệ thông tin của từng cơ quan, đơn vị.
Phòng Văn hoá và Thông tin thuộc UBND huyện thống nhất quản lý và
tổ chức thực hiện tốt các nhiệm vụ về ứng dụng công nghệ thông tin theo
hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông.
Hiện nay hầu hết các cơ quan HCNN cấp huyện đều bố trí cán bộ phụ
trách CNTT tại đơn vị mình. Chất lượng của đội ngũ chuyên trách về CNTT
tại cấp huyện khá đồng đều, có trình độ cao đẳng, đại học chuyên ngành
CNTT. Đây là một trong những yếu tố góp phần vào sự thành công của việc
triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị. Vì đây là đội ngũ trực tiếp quản lí vận
hành hệ thống, đồng thời đóng vai trò hỗ trợ CBCC tại các đơn vị khai thác và
cung cấp thông tin.
Công tác QLNN về CNTT từng bước được hoàn thiện, chất lượng quản

lý ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, kinh nghiệm còn hạn chế và đây cũng là
lĩnh vực mới do đó chất lượng quản lý có mặt còn chưa đáp ứng so với yêu
cầu đặt ra.
2.1.3. Cơ sở hạ tầng CNTT
Về cơ sở hạ tầng, qua 3 năm, tổng kinh phí đầu tư cho công tác ứng
dụng CNTT trên địa bàn huyện Ba Vì đạt hơn 9,1 tỷ đồng, nhằm bổ sung

21


trang thiết bị CNTT, nâng tổng số máy tính trên số cán bộ công chức cấp
huyện đạt 85%, tỷ lệ máy tính kết nối Internet là 90%, tỷ lệ máy in trên máy
tính là 82,1%, máy fax là 8, số máy scan là 5. Hệ thống mạng nội bộ (LAN)
tại Huyện ủy, UBND huyện được xây dựng, đồng thời, kết nối với các phòng,
ban, đơn vị ngoài khu vực trụ sở, gồm: Phòng Tài chính - kế hoạch, Giáo dục
và đào tạo, Văn hóa thông tin. Huyện cũng đang được sử dụng đường cáp
quang tốc độ 50 mega byte do Thành phố đầu tư, phục vụ kết nối Internet,
khai thác thông tin, giao ban trực tuyến với TP. Đối với cấp xã, thị trấn, đến
nay, số máy tính trang bị cho cán bộ, công chức là 440 bộ, đạt tỷ lệ 75%, phấn
đấu năm 2014 đạt 90%. Ngoài ra, các xã, thị trấn còn được trang bị 50 máy in,
16 máy Scan cho 6 xã, hoàn thiện mạng nội bộ cho 16 xã, đạt 50%, năm 2014
phấn đấu đạt 80%.
Đến nay các cơ quan HCNN huyện đã có hệ thống mạng cục bộ
(LAN), các đơn vị đã kết nối mạng đến Trung tâm tích hợp dữ liệu của Thành
phố. UBND huyện Ba Vì đã ban hành quy chế khai thác và sử dụng hệ thống
mạng diện rộng của huyện, nhằm mục đích đưa hệ thống hạ tầng vào khai
thác có hiệu quả. Tuy nhiên đến nay hệ thống thiết bị mạng diện rộng của
huyện đã xuống cấp nhiều thiết bị kết nối mạng của một số đơn vị của huyện
bị hỏng chưa được đầu tư thay thế.
Về việc ứng dụng CNTT, đến nay, 100% cán bộ công chức cấp huyện

được cấp hòm thư điện tử phục vụ công việc; 100% UBND các xã, thị trấn
khai thác sử dụng tốt ứng dụng thư điện tử trong công tác chuyên môn. Các
phần mềm dùng chung như phần mềm quản lý văn bản và hồ sơ công việc,
phầm mềm quản lý hồ sơ thủ tục hành chính một cửa… được triển khai và sử
dụng hiệu quả. 35% UBND cấp xã có và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ thủ
tục hành chính một cửa, năm 2014 phấn đấu là đạt 80%. Hệ thống phần mềm

22


nhắn tin mời họp, thông báo thông tin nội bộ đến nay hoạt động hiệu quả và
từng bước thay thế một phần hình thức văn bản giấy.
Có thể nói việc đầu tư và phát triển hạ tầng kỹ thuật CNTT phục vụ tin
học hóa QLHC huyện Ba Vì là nền tảng để các CQHC chuyển từ sử dụng
máy tính đơn lẻ sang sử dụng mạng máy tính, dùng Internet để tra cứu thông
tin, văn bản pháp luật. Đặc biệt là việc đầu tư xây dựng Trung tâm tích hợp
dữ liệu là một định hướng đúng đắn cho xu hướng phát triển và tích hợp ứng
dụng sau này.
2.1.4. Ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan HCNN
Huyện Ba Vì đã triển khai đồng bộ các biện pháp từ xây dựng kế
hoạch, phân bổ ngân sách, tập huấn, tuyên truyền và đạt nhiều kết quả quan
trọng. Công tác thông tin tuyên truyền được đẩy mạnh, nhận thức về vai trò,
tầm quan trọng của ứng dụng CNTT trong cán bộ, đảng viên có chuyển biến
rõ nét. Đến nay, Cổng thông tin điện tử của huyện hoạt động hiệu quả, làm tốt
công tác tuyên truyền sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Huyện ủy, HĐND,
UBND huyện. Bên cạnh đó, Cổng thông tin điện tử của huyện đã cung cấp
265 bộ thủ tục hành chính công đạt mức 2 trong tất cả các ngành gồm: Tư
pháp, tài chính kế hoạch, văn hóa thông tin, lao động thương binh xã hội và
quản lý đô thị… phục vụ tổ chức, công dân tra cứu quy trình hồ sơ, biểu mẫu
trước khi đến làm thủ tục hành chính.

Hệ thống phần mềm Quản lý Văn bản và Hồ sơ công việc
(QLVB&HSCV) đã được triển khai tai 100% các cơ quan HCNN của huyện.
Hệ thống được triển khai đã góp phần làm giảm việc sử dụng văn bản giấy,
tạo lập môi trường làm việc mới cho CBCC làm việc trên môi trường.
mạng, làm tăng hiệu suất làm việc và giảm thời gian xử lý công việc. Hệ
thống đã đáp ứng được các yêu cầu về xử lý HSCV trong các cơ quan HCNN

23


×