Tải bản đầy đủ (.pdf) (124 trang)

Phân tích và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác rd tại trung tâm quốc tế nghiên cứu và phát triển công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.22 MB, 124 trang )

Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

MỤC LỤC
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
CHƢƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG R&D ............................... 1

1.1. ĐẶC THÙ CỦA HOẠT ĐỘNG KH&CN ........................................................ 1
1.1.1. Hoạt động KH&CN ..................................................................................... 1
1.1.1.1. Giáo dục và đào tạo KH&CN ............................................................... 1
1.1.1.2. Đổi mới công nghệ ................................................................................ 2
1.1.1.3. Dịch vụ KH&CN .................................................................................. 4
1.1.2. Đặc trƣng của lao động KH&CN ................................................................ 4
1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG R&D ...................................... 6
1.2.1. Khái niệm hoạt động R&D .......................................................................... 6
1.2.1.1. Ý nghĩa kinh tế của R&D...................................................................... 6
1.2.1.2. Ý nghĩa khoa học của R&D .................................................................. 7
1.2.2. Phân loại hoạt động R&D ........................................................................... 7
1.2.2.1. Nghiên cứu cơ bản (NCCB – Fundamental research) .......................... 8
1.2.2.2. Nghiên cứu ứng dụng (NCƢD – Applied research) ............................. 8
1.2.2.3. Triển khai (Technological experimental development) ........................ 9
1.2.3. Mối quan hệ giữa R&D với hoạt động sản xuất kinh doanh .................... 10
1.2.4. Năng lực R&D ........................................................................................... 11


1.3. TẦM QUAN TRỌNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG R&D VỚI NỀN KINH TẾ
QUỐC GIA ............................................................................................................. 14
1.4. HỢP TÁC QUỐC TẾ TRONG NGHIÊN CỨU KH&CN .............................. 14
1.5. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG R&D TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM ......... 16
1.5.1. Hoạt động R&D trên thế giới .................................................................... 16
1.5.2. Hoạt động R&D tại Việt Nam ................................................................... 20
1.5.2.1. Đánh giá qua những con số ................................................................. 20


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

1.5.2.2. Một số chính sách đổi mới KH&CN của chính phủ trong thời gian gần
đây .................................................................................................................... 23
1.5.2.3. Hội nhập quốc tế về KH&CN ............................................................. 25
1.6. QUẢN LÝ VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG R&D.......................................... 26
1.6.1. Quản lý các hoạt động R&D ..................................................................... 26
1.6.2. Đánh giá nghiên cứu khoa học .................................................................. 27
1.7. KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................ 29

CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH CÁC HOẠT ĐỘNG R&D TẠI TRUNG TÂM
QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ SỬ
DỤNG VỆ TINH (NAVIS) .......................................................................................... 30
2.1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRUNG TÂM NAVIS
................................................................................................................................ 30
2.1.1. Cơ cấu tổ chức ........................................................................................... 32
2.1.2. Định vị vệ tinh – Lĩnh vực nghiên cứu chủ đạo của Trung tâm ............... 33
2.1.3. Định hƣớng hoạt động của Trung tâm ...................................................... 35
2.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG R&D TẠI TRUNG TÂM

NAVIS GIAI ĐOẠN 2011-2015. ........................................................................... 36
2.2.1. Hƣớng nghiên cứu và các ứng dụng .......................................................... 37
2.2.2. Các đề tài nghiên cứu của Trung tâm NAVIS .......................................... 39
2.2.3. Các sản phẩm của Trung tâm NAVIS ....................................................... 42
2.2.4. Một số thành tựu KH&CN Trung tâm NAVIS đạt đƣợc trong năm năm
qua ....................................................................................................................... 45
2.3. PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG ẢNH HƢỞNG TỚI CÁC
HOẠT ĐỘNG R&D TẠI TRUNG TÂM NAVIS ................................................. 46
2.3.1. Nhân tố đội ngũ nhân lực của Trung tâm NAVIS ..................................... 46
2.3.1.1. Thực trạng đội ngũ nhân lực của Trung tâm NAVIS ......................... 46
2.3.1.2. Chính sách thu hút và công tác tuyển dụng cán bộ nghiên cứu khoa
học của Trung tâm NAVIS .............................................................................. 50
2.3.1.3. Công tác đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ NCKH ....................................... 53
2.3.1.4. Cơ chế, chính sách sử dụng, đãi ngộ, tạo động lực làm việc cho đội
ngũ nghiên cứu khoa học ................................................................................. 54
2.3.2. Nhân tố tài chính của Trung tâm NAVIS .................................................. 57
2.3.3. Nhân tố cơ sở vật chất của Trung tâm NAVIS ......................................... 62


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

2.3.4. Nhân tố thông tin KH&CN của Trung tâm NAVIS .................................. 65
2.3.4.1. Hệ thống thông tin Quốc gia về KH&CN........................................... 65
2.3.4.2. Hệ thống thông tin KH&CN của Trung tâm....................................... 67
2.3.4.3. Quan hệ hợp tác với các cơ sở KH&CN bên ngoài ............................ 68
2.4. KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................ 72

CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC

R&D TẠI TRUNG TÂM QUỐC TẾ NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ ĐỊNH VỊ SỬ DỤNG VỆ TINH (NAVIS) ......................................... 73
3.1. MỘT SỐ NHÂN TỐ VĨ MÔ ẢNH HƢỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG R&D CỦA
TRUNG TÂM NAVIS ........................................................................................... 73
3.1.1. Dự báo xu thế phát triển KH&CN thế giới trong thế kỷ XXI ................... 73
3.1.2. Một số nội dung chính trong Chiến lƣợc phát triển KH&CN của Việt Nam
giai đoạn 2011-2020 ............................................................................................ 73
3.1.2.1. Mục tiêu phát triển KH&CN............................................................... 74
3.1.2.2. Định hƣớng phát triển KH&CN.......................................................... 74
3.1.3. Hiệp định TPP: Gia tăng cơ hội hợp tác khoa học, công nghệ giữa Việt
Nam và thế giới ................................................................................................... 75
3.1.4. Cơng ty Spin-off trong trƣờng đại học – Mơ hình hiệu quả trên thế giới,
nhƣng còn rất mới ở Việt Nam ............................................................................ 77
3.2. MỘT SỐ MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN ĐẾN NĂM 2020
CỦA TRUNG TÂM NAVIS .................................................................................. 79
3.2.1. Mục tiêu chung .......................................................................................... 79
3.2.2. Định hƣớng phát triển đến 2020 ................................................................ 79
3.3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CÔNG TÁC R&D TẠI
TRUNG TÂM NAVIS ........................................................................................... 80
3.3.1. Đề xuất phƣơng án chuyển đổi sang mơ hình spin-off phù hợp ............... 80
3.3.2. Giải pháp cải thiện nguồn nhân lực ........................................................... 85
3.3.3. Giải pháp tăng cƣờng cơ sở hạ tầng, đầu tƣ trang thiết bị hiện đại cho hoạt
động R&D của Trung tâm NAVIS ...................................................................... 87
3.3.4. Giải pháp nâng cao khả năng huy động tài chính để thực hiện các hoạt
động R&D của Trung tâm NAVIS ...................................................................... 89
3.3.5. Giải pháp tăng cƣờng hợp tác nghiên cứu khoa học trong và ngoài nƣớc
của Trung tâm NAVIS ........................................................................................ 91


Nguyễn Thị Hà Phương


Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

KẾT LUẬN ................................................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC 1: Bảng thống kê các đề tài từ nguồn ngân sách nhà nƣớc của Trung
tâm NAVIS
PHỤ LỤC 2: Bảng thống kê các dự án hợp tác với nƣớc ngoài của Trung
tâm NAVIS
PHỤ LỤC 3: Bảng thống kê các công bố khoa học của Trung tâm NAVIS giai
đoạn 2011-2015
PHỤ LỤC 4: Một số hình ảnh về hoạt động của Trung tâm NAVIS
PHỤ LỤC 5: Phiếu điều tra gửi cán bộ nghiên cứu khoa học của Trung tâm NAVIS


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan, luận văn là cơng trình nghiên cứu khoa học, độc lập của
riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn đƣợc tập hợp từ nhiều nguồn tài liệu
và liên hệ thực tế, các thông tin trong luận văn là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung của luận văn này.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016


TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hà Phƣơng
Khoá: Cao học 2014 – 2016


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội
đã trang bị cho tôi những kiến thức làm nền tảng để nghiên cứu, ứng dụng trong luận
văn này cũng nhƣ trong hoạt động thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS. Trần Thị Bích Ngọc đã nhiệt tình truyền
đạt kiến thức giúp tơi hồn thành tốt luận văn này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ Trung tâm NAVIS –
Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội đã ủng hộ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn.
Xin cảm ơn các thành viên trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã động viên,
giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này.
Trân trọng cảm ơn!
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Nguyễn Thị Hà Phƣơng
Khoá: Cao học 2014 – 2016


Nguyễn Thị Hà Phương


Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ASEAN
BGH
CGCN
CNTT&TT
DN
DN KHCN
ĐHBK
ĐTVT
FDI
GDP
GNSS
GSHT
KH&CN
NCCB
NCKH
NC&PT
NCƢD
Multi-GNSS
ODA
OECD
PCT
PTN
R&D
TPP
UNESCO
USD

WTO

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)
Ban Giám hiệu
Chuyển giao công nghệ
Công nghệ Thông tin và Truyền thông
Doanh nghiệp
Doanh nghiệp Khoa học Công nghệ
Đại học Bách khoa
Điện tử Viễn thông
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài (Foreign Direct Investment)
Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
Hệ thống Định vị Vệ tinh Toàn cầu (Global Navigation Satellite
System)
Giám sát hành trình
Khoa học và Cơng nghệ.
Nghiên cứu cơ bản
Nghiên cứu khoa học
Nghiên cứu và Phát triển
Nghiên cứu ứng dụng
Đa Hệ thống Định vị Vệ tinh Tồn cầu (Multiple Global Navigation
Satellite System)
Viện trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance)
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic
Co-operation and Development)
Bằng sáng chế (Patent Cooperation Treaty)
Phịng Thí nghiệm
Nghiên cứu và Triển khai/ Nghiên cứu và Phát triển (Research and
Development).

Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dƣơng (Trans-Pacific
Strategic Economic Partnership Agreement)
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (United
Nations Conference ond Trade and Development.
Đồng Đô-la Mỹ (United States Dollar)
Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization)


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Mức độ thành công của các loại hình nghiên cứu ....................................... 5
Bảng 1.2. Số liệu tổng hợp về NC&PT của một số nƣớc năm 2012 ......................... 16
Bảng 1.3. Tỷ lệ chi cho R&D của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên tổng chi đầu tƣ
R&D toàn cầu năm 2012-2013, dự báo 2014 ............................................................ 17
Bảng 1.4. Top 10 cơng ty sáng tạo nhất năm 2014 trên tồn cầu ............................. 19
Bảng 1.5. Top 20 công ty chi tiêu nhiều nhất cho R&D trên toàn cầu ..................... 19
Bảng 2.1. Tổng hợp đề tài NCKH phân theo loại hình nghiên cứu (2011-2015) ...... 40
Bảng 2.2. Tổng hợp đề tài NCKH phân theo cấp quản lý giai đoạn 2011-2015 ....... 41
Bảng 2.3. Tổng hợp kết quả các đề tài NCKH giai đoạn 2011-2015 ........................ 41
Bảng 2.4. Cơ cấu nguồn nhân lực của Trung tâm xét theo học vị và độ tuổi tính đến
hết năm 2015 .............................................................................................................. 47
Bảng 2.5. Tổng hợp kết quả điều tra về đánh giá đội ngũ nghiên cứu khoa học ....... 50
Bảng 2.6. Tổng hợp kết quả điều tra về đơn vị cán bộ NCKH đang làm việc/học tập
trƣớc khi tham gia cộng tác/ làm việc tại Trung tâm ................................................ 52
Bảng 2.7. Số lƣợng cán bộ NCKH của Trung tâm NAVIS đƣợc bồi dƣỡng nâng cao
trình độ hàng năm (2011-2015).................................................................................. 53
Bảng 2.8. Tổng hợp kết quả điều tra các yếu tố tạo động lực nghiên cứu khoa học tại

Trung tâm ................................................................................................................... 56
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả điều tra các yếu tố làm giảm động lực nghiên cứu khoa
học tại Trung tâm ....................................................................................................... 56
Bảng 2.10. Tổng hợp Nguồn kinh phí cho tất cả các hoạt động của Trung tâm giai
đoạn 2011-2015 .......................................................................................................... 57
Bảng 2.11. Tổng hợp kết quả thăm dị mức độ đáp ứng của nguồn tài chính phục vụ
hoạt động NCKH của Trung tâm ............................................................................... 61
Bảng 2.12. Các thiết bị phục vụ hoạt động R&D tính đến hết năm 2015.................. 62
Bảng 2.13. Tổng hợp kết quả thăm dò mức độ đáp ứng của cơ sở vật chất, trang thiết
bị, kỹ thuật với yêu cầu hoạt động NCKH tại Trung tâm .......................................... 64
Bảng 2.14. Tổng hợp kết quả thăm dị mức độ đáp ứng của nguồn thơng tin phục vụ
hoạt động NCKH tại Trung tâm ................................................................................. 68


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu ............................................... 10
Hình 1.2. Chu trình của sản phẩm nghiên cứu khoa học ........................................... 11
Hình 1.3. Quan hệ giữa nhân lực KH&CN và nhân lực NC&PT .............................. 12
Hình 1.4. Các bƣớc đánh giá hoạt động NCKH ........................................................ 27
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức Trung tâm NAVIS............................................................. 32
Hình 2.2. Phân loại nguồn nhân lực năm 2015 của Trung tâm NAVIS theo trình độ
.................................................................................................................................... 48
Hình 2.3. Phân loại nguồn nhân lực R&D năm 2015 của Trung tâm NAVIS theo độ
tuổi .............................................................................................................................. 48
Hình 2.4. Thu nhập bình qn của cán bộ, cơng nhân viên Trung tâm NAVIS giai
đoạn 2011-2015 .......................................................................................................... 55

Hình 2.5. Tổng nguồn kinh phí hoạt động của Trung tâm NAVIS từ năm 2011-2015
.................................................................................................................................... 58
Hình 2.6. Tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí cho các hoạt động của Trung tâm
giai đoạn 2011-2015 ................................................................................................... 59


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật
MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài
R&D là từ viết tắt của thuật ngữ “Research and Development”, đƣợc hiểu là
“Nghiên cứu và Phát triển”, hay “Nghiên cứu và Triển khai”. Công tác nghiên cứu và
phát triển nhằm khám phá những tri thức mới về các sản phẩm, quá trình, và dịch vụ,
sau đó áp dụng những tri thức đó để tạo ra sản phẩm, quá trình và dịch vụ mới, có
tính cải tiến để đáp ứng nhu cầu của khách hàng hoặc của thị trƣờng tốt hơn.
Hoạt động R&D là một yếu tố quan trọng trong phát triển sản xuất và tiến bộ
của xã hội. Nó là mối quan tâm đặc biệt của tất cả các nƣớc, dù là nƣớc cơng nghiệp
phát triển hay nƣớc đang phát triển. R&D chính là một trong những nguồn gốc của
sự đổi mới, trở thành một phần khơng thể thiếu trong q trình học hỏi công nghệ,
đặc biệt là những công nghệ phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Các nghiên cứu thực
tiễn cho thấy có mối quan hệ trực tiếp giữa hoạt động R&D với sự tăng trƣởng. Đặc
biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa nhƣ hiện nay, R&D là một trong những chìa khóa
thành cơng của nhiều quốc gia, nhiều tập đồn, cơng ty lớn trên thế giới.
Chính vì vai trị to lớn của R&D nên đầu tƣ cho R&D đã không ngừng gia tăng
trong những năm qua. Theo một nghiên cứu của Hội đồng Khoa học Quốc gia
(National Science Board) thuộc Tổ chức Khoa học Quốc gia (National Science
Foundation) Mỹ, xu hƣớng gia tăng đầu tƣ cho R&D thể hiện rất rõ ràng ở mỗi quốc
gia cũng nhƣ các khu vực. Các nền kinh tế Châu Á, đặc biệt Trung Quốc và Hàn

Quốc, đi tiên phong trong xu thế mới bằng những nỗ lực tăng cƣờng đầu tƣ cho R&D
và giáo dục đào tạo khoa học kỹ thuật, nhằm đảm bảo vị thế trung tâm sáng tạo của
thế giới. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, năm 2012, chi cho R&D toàn cầu
tăng 5,2% so với năm 2011, đạt mức 1,5 nghìn tỷ USD. Mỹ, Trung Quốc, Nhật
Bản… ln là các nƣớc dẫn đầu toàn cầu về lƣợng tiền chi cho hoạt động R&D.
Tại nhiều nƣớc trên thế giới, các công ty luôn coi R&D là hoạt động không thể
thiếu đối với doanh nghiệp. Các cơng ty lớn thƣờng có mức đầu tƣ cao cho R&D.
Hoạt động R&D nội bộ đƣợc xem nhƣ tài sản chiến lƣợc của mỗi công ty. Năm
2013, các cơng ty, tập đồn đứng đầu về chi tiêu cho R&D trên tồn cầu có thể kể
đến là Volkswagen: 13,5 tỷ USD; Samsung: 12,4 tỷ USD; Intel: 10,6 tỷ USD…


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

Ở những nƣớc phát triển, bình quân tỷ lệ đầu tƣ cho R&D từ ngân sách nhà
nƣớc so với khu vực bên ngồi nhà nƣớc là khoảng 1:4, cịn Việt Nam thì ƣớc
khoảng 5:1. Nghĩa là hoạt động R&D ở Việt Nam vẫn do nhà nƣớc đầu tƣ là chính.
Nếu nhƣ trƣớc đây, hoạt động R&D vẫn còn rất xa lạ với các doanh nghiệp Việt
Nam, thì vài năm trở lại đây, một số doanh nghiệp sản xuất, cung ứng dịch vụ đã bắt
đầu quan tâm đến hoạt động này. Luật Khoa học Công nghệ 2013 bắt buộc doanh
nghiệp phải dành tối thiểu 3%, tối đa 10% lợi nhuận trƣớc thuế để đầu tƣ cho khoa
học công nghệ. Nhƣng trên thực tế, nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chƣa thực
hiện đƣợc điều này, do cơ chế chính sách khuyến khích doanh nghiệp thành lập Qũy
Phát triển Khoa học Công nghệ cũng nhƣ dành một phần lợi nhuận để đầu tƣ cho
KH&CN còn bất cập.
Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ Định vị Sử dụng Vệ
tinh (NAVIS) là một đơn vị hợp tác quốc tế giữa Trƣờng Đại học Bách Khoa Hà Nội
và các đối tác là các đơn vị nghiên cứu hàng đầu Châu Âu và Châu Á, trong khuôn

khổ Dự án FP7 của Liên minh Châu Âu, với mục đích xây dựng mơi trƣờng hợp tác
Á-Âu và các quốc gia khác về công nghệ định vị sử dụng vệ tinh. Mới đƣợc thành
lập và đi vào hoạt động trong 5 năm, là một đơn vị nghiên cứu cịn rất non trẻ, nên
việc thúc đẩy cơng tác R&D tại Trung tâm NAVIS là công việc hết sức cần thiết
trong giai đoạn hiện nay.
Là một cán bộ đang công tác tại Trung tâm NAVIS, tôi chọn đề tài “Phân tích
và đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh cơng tác R&D tại Trung tâm Quốc tế Nghiên
cứu và Phát triển Công nghệ Định vị Sử dụng Vệ tinh (NAVIS)” làm đề tài luận văn
thạc sỹ quản trị kinh doanh. Đây là một vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn
đối với sự phát triển của Trung tâm.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là vận dụng những lý thuyết cơ bản về các
hoạt động R&D để phân tích các hoạt động R&D tại Trung tâm NAVIS. Đánh giá
các yếu tố vi mô và vĩ mơ để tìm ra những ngun nhân chủ yếu là giảm hiệu quả
hoạt động R&D, từ đó đề xuất các giải pháp thích hợp nhằm đẩy mạnh các hoạt động
R&D tại Trung tâm NAVIS.


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu là các hoạt động và các nhân tố bên trong
(nhân lực, cơ sở vật chất…) cũng nhƣ bên ngồi (chính sách KH&CN của nhà nƣớc,
các dự án quốc tế…) tác động đến hoạt động R&D của Trung tâm NAVIS trong giai
đoạn từ năm 2011 đến năm 2015.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng cả phƣơng pháp định tính và định lƣợng để tìm hiểu, đánh
giá và giải quyết các vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu:

- Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống để phân tích tồn bộ cơng tác R&D trong và
ngồi nƣớc, cũng nhƣ tại đơn vị.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: sử dụng các tƣ liệu liên quan đã có trong và
ngồi nƣớc liên quan đến hoạt động R&D để làm luận cứ thống nhất cho các nhận
định, đánh giá…
- Phƣơng pháp thống kê, khảo sát thực tiễn để xác định số liệu: đánh giá hiệu
quả, thực trạng các hoạt động hiện tại, đối chiếu và xác định mục tiêu cho hoạt động
R&D. Do quy mô đơn vị không lớn, nên sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu trên toàn
bộ tổng thể.
- Phƣơng pháp thu thập số liệu sử dụng phƣơng pháp phỏng vấn trực tiếp. Đây
là phƣơng pháp linh hoạt, cho phép hội thoại trực diện và đạt đƣợc sự giao tiếp đầy
đủ nhất.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn đƣợc chia thành 3
chƣơng:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về hoạt động R&D
Chương 2: Phân tích các hoạt động R&D tại Trung tâm NAVIS trong thời gian
gần đây
Chương 3: Đề xuất một số giải pháp đẩy mạnh công tác R&D tại Trung tâm
NAVIS


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật
CHƢƠNG 1.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG R&D
1.1. ĐẶC THÙ CỦA HOẠT ĐỘNG KH&CN
1.1.1. Hoạt động KH&CN

Theo định nghĩa của UNESCO, Hoạt động KH&CN (Scientific and
Technological Activities – STA) là “các hoạt động có hệ thống liên quan chặt chẽ tới
việc sản xuất, nâng cao, truyền bá và ứng dụng các tri thức khoa học và kỹ thuật
trong mọi lĩnh vực của KH&CN, đó là các lĩnh vực khoa học tự nhiên, kỹ thuật và
công nghệ, các lĩnh vực khoa học y học và khoa học nông nghệp, cũng nhƣ các lĩnh
vực khoa học xã hội và nhân văn” [25, tr.17].
Theo Luật Khoa học Công nghệ số 29/2013/QH13 do Quốc hội nƣớc Cộng hòa
Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 2013, Hoạt động KH&CN đƣợc định
nghĩa là “hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát
triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ khoa học và công nghệ, phát huy sáng
kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển khoa học và cơng nghệ”. Trong đó,
“Khoa học là hệ thống tri thức về bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật,
hiện tƣợng tự nhiên, xã hội và tƣ duy”; “Cơng nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết
kỹ thuật có kèm theo hoặc khơng kèm theo cơng cụ, phƣơng tiện dùng để biến đổi
nguồn lực thành sản phẩm” [18, điều 3].
Các hoạt động KH&CN bao gồm: Nghiên cứu và triển khai (R&D); Giáo dục
và đào tạo công nghệ; Dịch vụ KH&CN; và Đổi mới công nghệ.
Hoạt động R&D sẽ đƣợc trình bày chi tiết trong mục 1.2. Dƣới đây, xin đƣợc
trình bày ngắn gọn về các hoạt động KH&CN khác.
1.1.1.1. Giáo dục và đào tạo KH&CN
Giáo dục và đào tạo KH&CN bao quát tất cả các hoạt động có liên quan tới
giáo dục và đào tạo chuyên ngành phi đại học, giáo dục và đào tạo ở bậc đại học, sau
đại học và cao hơn nữa, tổ chức đào tạo dài hạn và liên tục cho kỹ sƣ và các nhà
khoa học [25, tr.30].


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật


1.1.1.2. Đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ (Technological Innovation) là sự chủ động thay thế một
phần đáng kể (cốt lõi hay cơ bản) hay tồn bộ cơng nghệ đang sử dụng bằng một
cơng nghệ khác. Đó là một sự tiến bộ về công nghệ, tiến bộ này dƣới dạng một
phƣơng pháp mới về sản xuất, một kỹ thuật mới về tổ chức, quản trị, marketing, mà
nhờ chúng sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn, chất lƣợng tốt hơn, chi phí
sản xuất thấp hơn và do đó nó sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh cho công ty về mặt giá
thành hay sự khác biệt về sản phẩm [8].
Đổi mới công nghệ đƣợc thực hiện thông qua hai loại hình là: Chuyển giao
cơng nghệ (CGCN) và Phát triển công nghệ.
i) Chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ (Transfer of Technology) là “chuyển giao quyền sở
hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc tồn bộ cơng nghệ từ bên có quyền chuyển
giao cơng nghệ sang bên nhận cơng nghệ” [18, điều 3]. Nếu bên tiếp nhận cơng nghệ
hiểu chính xác cơng nghệ đƣợc chuyển giao và sử dụng nó một cách có hiệu quả thì
chuyển giao đƣợc gọi là thành công.
CGCN bắt nguồn từ sự chênh lệch công nghệ giữa các nƣớc phát triển và các
nƣớc chậm phát triển hơn. Các nƣớc phát triển có nhu cầu bán cơng nghệ để thu lợi
nhuận và có vốn để đầu tƣ vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Các nƣớc
đang phát triển thì có nhu cầu nhập cơng nghệ để có thể cạnh tranh trên thị trƣờng
thƣơng mại quốc tế và phát triển cơng nghệ nội sinh của mình. CGCN giúp tăng
cƣờng sức cạnh tranh và phát triển kinh tế, thúc đẩy thƣơng mại và cải thiện cán cân
thanh tốn, thúc đẩy sự phát triển của cơng nghệ trong nƣớc, nâng cao trình độ của
đội ngũ khoa học cơng nghệ trong nƣớc, nâng cao đƣợc năng lực công nghệ của quốc
gia và ngành kinh doanh, đồng thời giúp tiết kiệm đƣợc tài nguyên.
Nếu phân loại theo luồng chuyển giao, thì CGCN có 3 luồng bao gồm:.
+ CGCN theo chiều ngang là sự chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp.
Thực chất đây là q trình nhân rộng cơng nghệ về mặt số lƣợng, khơng có biến đổi
về mặt trình độ, năng lực công nghệ và chất lƣợng sản phẩm. Ƣu điểm của hình thức
chuyển giao theo chiều ngang là ít rủi ro, nhƣng năng lực cạnh tranh thấp.



Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

+ CGCN theo chiều dọc là sự chuyển giao tri thức công nghệ từ khu vực R&D
vào doanh nghiệp, thực chất đây là quá trình áp dụng kết quả nghiên cứu vào sản
xuất. Mặc dù xác suất rủi ro của hình thức chuyển giao theo chiều dọc có thể cao,
song đổi lại, năng lực cạnh tranh cũng lại có thể rất cao, do tạo đƣợc các sản phẩm
mới dựa trên công nghệ mới. Tuy nhiên CGCN theo chiều dọc cũng đòi hỏi bên nhận
cơng nghệ phải có đủ trình độ và cở sở vật chất kỹ thuật mới có thể tiếp nhận cơng
nghệ.
+ CGCN hỗn hợp: Là hình thức kết hợp cả CGCN theo chiều ngang và CGCN
theo chiều dọc
ii) Phát triển công nghệ
Phát triển công nghệ (Development of technology) là “hoạt động sử dụng kết
quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm
và sản xuất thử nghiệm để hồn thiện cơng nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới” [18,
điều 3].
Phát triển công nghệ là sự mở rộng và/hoặc nâng cấp công nghệ, bao gồm hoạt
động phát triển công nghệ theo chiều rộng (nhân rộng, mở rộng) và hoạt động phát
triển công nghệ theo chiều sâu (nâng cấp công nghệ).
- Mở rộng công nghệ (Extensive Development of Technology/ Diffusion of
Technology) có nghĩa đầy đủ là phát triển công nghệ theo chiều rộng, là sự phổ cập
một công nghệ sau khi chuyển giao. Công việc này hết sức cần thiết, vì cơng nghệ
đƣợc chuyển giao cần đƣợc phát huy tác dụng trên diện rộng.
Trung Quốc là một trong những nƣớc thực hiện khá tốt hoạt động này, một
trong những yếu tố góp phần đƣa họ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (chỉ
sau Mỹ) từ năm 2010 đến nay. Từ những năm 1985, Trung Quốc đã triển khai thực

hiện bốn chuyển giao cơng nghệ: Một là chuyển giao từ quốc phịng sang dân sự; hai
là chuyển giao từ công nghiệp sang nông nghiệp; ba là chuyển giao từ thành phố về
nông thôn và thứ tƣ là chuyển giao trong nội bộ một ngành, từ khu vực tiên tiến sang
khu vực lạc hậu. Ví dụ nhƣ cơng cuộc chuyển giao từ quốc phịng sang dân sự của
Trung Quốc từ thập niên 1960, theo họ đây là biện pháp mở đƣờng “tân trang và
nâng cấp cho cơng nghiệp quốc phịng, vừa tận dụng cơng nghiệp thải loại của quốc


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

phòng để nâng cấp cho khu vực nông nghiệp dân sự”. Với chủ trƣơng này, có những
thiết bị cơng ghệ đƣợc giữ mới ngun vẹn, nhƣng đã bị hao mịn vơ hình đến mức
đã mất an tồn giá trị sử dụng vì sự tiến bộ nhanh chóng của cơng nghệ quốc phịng,
sẽ đƣợc chuyển giao sử dụng hiệu quả ở khu vực dân sự. Đây chính là bức tranh sinh
động cho quá trình mở rộng cơng nghệ trên diện rộng trong tồn bộ nền kinh tế và xã
hội phủ kín lãnh thổ quốc gia.
- Nâng cấp công nghệ (Intensive Development of Technology/ Upgrading of
Technology) cũng là một bƣớc tất yếu sau CGCN. Việc nâng cấp cơng nghệ khơng
phải diễn ra trên tồn bộ dây chuyền cơng nghệ, mà có thể diễn ra tại một hoặc một
số khâu thiết yếu [30].
1.1.1.3. Dịch vụ KH&CN
Dịch vụ KH&CN là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu
khoa học và phát triển cơng nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển
giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lƣờng, chất lƣợng sản phẩm,
hàng hóa, an tồn bức xạ, hạt nhân và năng lƣợng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tƣ
vấn, đào tạo, bồi dƣỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu KH&CN trong các lĩnh vực
kinh tế - xã hội [18, điều 3].
1.1.2. Đặc trƣng của lao động KH&CN

Lao động KH&CN ngồi những tính chất chung của lao động xã hội, cịn có
những nét đặc trƣng riêng mà trong quản lý và đánh giá hoạt động KH&CN cần lƣu
ý đó là:
- Lao động khoa học là lao động bằng trí tuệ. Do đó lao động sống ln giữ
vai trị quan trọng hơn lao động vật hóa (thiết bị, máy móc…) và năng suất lao động
phụ thuộc rất nhiều vào năng lực trí tuệ của đội ngũ cán bộ khoa học. Cƣờng độ lao
động nhiều khi đƣợc tập trung cao độ và lao động khoa học không chỉ diễn ra trong
giờ hành chính theo quy định mà thƣờng là trong cả thời gian sống của nhà khoa học,
do đó cần quan tâm đến điều kiện và mơi trƣờng lao động khoa học.
- Vai trò cá nhân của nhà khoa học có tính quyết định năng suất lao động
KH&CN. Trong thời đại ngày nay, nhiều cơng trình khoa học đòi hỏi sự cộng tác
của nhiều ngƣời, song kết quả tổng hợp cuối cùng và chất lƣợng cơng trình đều do


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

ngƣời chủ trì cũng nhƣ các cán bộ khoa học đầu ngành quyết định. Do đó, trong quản
lý KH&CN cần có tinh thần trọng thị tài năng, quan tâm tới chất lƣợng hơn là số
lƣợng.
- Tính kế thừa và tính cộng động trong hoạt động KH&CN. Các nhà
KH&CN luôn đƣợc kế thừa trực tiếp hay gián tiếp các thông tin và kinh nghiệm hoạt
động KH&CN của lớp ngƣời đi trƣớc, cũng nhƣ các thông tin khoa học của cộng
đồng khoa học trên tồn thế giới. Khơng có nguồn kiến thức bao la này, khoa học
của một quốc gia không thể phát triển đƣợc.
- Tính rủi ro cao trong hoạt động khoa học. Nhà khoa học thƣờng phải chịu
nhiều rủi ro trong quá trình nghiên cứu. Do đó, cần có những đánh giá đúng đắn về
thành công hay thất bại của nhà khoa học, hiểu đƣợc những khó khăn trong lao động
sáng tạo của họ. Bảng 1.1 đƣa ra thống kê về mức độ thành cơng trong các loại hình

nghiên cứu khác nhau:
Bảng 1.1. Mức độ thành cơng của các loại hình nghiên cứu
STT

Các loại hình nghiên cứu

Tỷ lệ thành cơng (%)

1

NCCB

<5

2

NCƢD

50-60

3

Triển khai

80-90
(Nguồn: Trần Chí Đức (2003), tr.46)

- Tính mới, khơng lặp lại trong nghiên cứu khoa học. Mục tiêu của hệ thống
khoa học là ln tìm tịi, sáng tạo cái mới, do đó nhà khoa học khơng nên theo lối
mịn có sẵn. Đặc trƣng này tạo nên sự thƣờng xuyên biến động trong các tập thể

nghiên cứu và các tổ chức khoa học, sự thay đổi các lớp cán bộ khác nhau và thƣờng
xuyên đào thải những cán bộ khoa học không còn đáp ứng yêu cầu sáng tạo của tập
thể khoa học để nhƣờng chỗ cho những lớp cán bộ năng động và sáng tạo hơn.
- Tồn tại một khoảng cách giữa kết quả khoa học và việc áp dụng kết quả
đó vào sản xuất và đời sống xã hội. Trong lịch sử phát triển KH&CN, có nhiều
cơng trình khoa học có giá trị vơ cùng to lớn nhƣng cũng rất chậm đƣợc nhận biết và
đánh giá, nhiều khi phải mất một thời gian khá dài mới đƣa đƣợc chúng vào các áp


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

dụng cụ thể. Tuy nhiên, với sự phát triển của khoa học hiện đại, khoa học ngày nay
đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp và khoảng cách đó cũng ngắn dần.
-Thiết bị nghiên cứu có quan hệ mật thiết với kết quả nghiên cứu khoa học.
Khoa học ngày nay đã phát triển lên một trình độ khá cao và ngày càng đòi hỏi
những phƣơng tiện nghiên cứu tiên tiến. Để các nhà khoa học có thể đem lại những
thành quả KH&CN có giá trị, việc đầu tƣ các điều kiện trang thiết bị của nhà nƣớc là
một yêu cầu bức thiết [9, tr.45-48].
1.2. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI HOẠT ĐỘNG R&D
1.2.1. Khái niệm hoạt động R&D
R&D là viết tắt của “Research and Development”. Theo UNESCO và OECD,
R&D là “các hoạt động sáng tạo đƣợc thực hiện một cách có hệ thống để tăng cƣờng
vốn tri thức, bao gồm tri thức về con ngƣời, văn hóa, xã hội, và sử dụng vốn tri thức
này để tìm ra các ứng dụng mới” [14, tr.30].
Định nghĩa này cho thấy các yếu tố đặc trƣng cơ bản của hoạt động R&D là:
Yếu tố sáng tạo, tính mới hoặc đổi mới, sử dụng phƣơng pháp khoa học và sản sinh
ra kiến thức mới.
1.2.1.1. Ý nghĩa kinh tế của R&D

Các nghiên cứu kinh tế cho thấy lợi tức đầu tƣ công vào R&D thƣờng là khá
cao, khoảng 30% đến 100% hoặc hơn nữa, theo các báo cáo của phòng nghiên cứu
Kinh tế Quốc gia Mỹ (NBER), của các nhà kinh tế Charles Jones và John Williams
của Stanford, hoặc của Ngân hàng Dự trữ Liên bang San Francisco.
Nhiều trƣờng đại học ở Mỹ có các phịng chuyển giao công nghệ làm việc rất
tốt. Ở các trƣờng hàng đầu có một “văn hóa” làm chuyển giao cơng nghệ lâu đời, kết
hợp cơng tƣ nhuần nhuyễn, thì lợi tức của họ rất lớn. Stanford sở hữu bằng sáng chế
thuật tốn Page-Rank của Google, một cơng nghệ mang tính đột phá ngành sinh học
phân tử (DNA tái tổ hợp – recombinant DNA), cùng với thu nhập từ nhiều công ty
khởi nghiệp của sinh viên trƣờng, thu về trung bình 60-100 triệu USD mỗi năm trong
40 năm qua. New York University đồng sở hữu bằng sáng chế thuốc Remicate trị
thấp khớp, cùng với các sáng chế khác đã thu về 157 triệu năm 2006 (tổng chi phí
nghiên cứu là 210 triệu, lợi nhuận 75%)…


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

Trong các ngành xã hội nhƣ kinh tế, chính trị, ngoại giao thì nghiên cứu có ý
nghĩa rất lớn về mặt làm chính sách. Ví dụ nhƣ trong cơng cuộc đổi mới giáo dục của
chúng ta, có rất nhiều dự án, dự thảo về thay đổi quy chế tuyển sinh, cơ chế tự chủ,
trang bị máy tính bảng… Nhƣng lại rất ít cơng trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc
đi kèm, đánh giá lợi hại của các dự án, dự thảo mới. R&D đã mang lại các cơng nghệ
sản phẩm mang tính đột phá nhƣ Internet, hay các vaccines và các thiết bị y tế…,
những thứ đã trực tiếp cải thiện cuộc sống sinh học, cuộc sống vật chất, và cuộc sống
tinh thần của nhiều tỉ ngƣời trên trái đất. R&D ở các trƣờng đại học cũng giúp khởi
nghiệp nhiều nghìn cơng ty, tạo công việc cho nhiều triệu ngƣời. Đối với các cơng ty,
doanh nghiệp, R&D gắn bó mật thiết với việc tạo ra những sản phẩm và cơng nghệ
mới, có tác động trực tiếp đến tốc độ tăng trƣởng và phát triển bền vững của doanh

nghiệp [32].
1.2.1.2. Ý nghĩa khoa học của R&D
Ở đa số các ngành khoa học, R&D có ảnh hƣởng rất tích cực đến sự phát triển
của khoa học và sự nghiệp khoa học của những nhà nghiên cứu tham gia làm R&D.
R&D giúp các nhà nghiên cứu định hình một tầm nhìn và nhận thức đúng đắn
về các đề tài lý thuyết và phạm vi ứng dụng của chúng. Các kết quả lý thuyết hầu
nhƣ bao giờ cũng bị trói trong một bộ các giả thiết đơn giản hóa vấn đề (nhƣ mơi
trƣờng chân khơng trong vật lý, hay thuật tốn chạy trong bộ nhớ chính của máy
tính). Các bộ giả thiết đơn giản này đơi khi vẫn xấp xỉ thực tế rất tốt và khi đó kết
quả lý thuyết có tính ứng dụng trực tiếp cao. Nhƣng đôi khi, chúng xa thực đế đến
mức trở thành vô dụng. Nếu không làm triển khai, phát triển, nhà nghiên cứu khơng
thể xác định đƣợc hiệu quả, tính ứng dụng của nghiên cứu. Làm R&D cũng giúp cho
các nhà nghiên cứu dễ tìm nguồn tài trợ để làm nghiên cứu cơ bản, từ cả các cơ quan
tài trợ khoa học cơ bản của nhà nƣớc lẫn từ doanh nghiệp tƣ nhân [8].
1.2.2. Phân loại hoạt động R&D
R&D liên quan đến tính mới và giải quyết các vấn đề KH&CN cịn chƣa chắc
chắn. Nó bao gồm các nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng và triển khai. Sự
phân loại nghiên cứu khoa học theo các loại hình nhƣ trên đƣợc thống nhất sử dụng


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

trên toàn thế giới, giúp nhận thức rõ bản chất của nghiên cứu khoa học, tạo thuận lợi
cho công tác quản lý, lập kế hoạch nghiên cứu [26, tr.103].
1.2.2.1. Nghiên cứu cơ bản (NCCB – Fundamental research)
“Nghiên cứu cơ bản là hoạt động nghiên cứu nhằm khám phá bản chất, quy luật
của sự vật, hiện tƣợng tự nhiên, xã hội và tƣ duy” [18, điều 3].
Mục tiêu của NCCB là thu nhận kiến thức một cách toàn diện hơn, cũng nhƣ

am hiểu rõ hơn về chủ thể nghiên cứu mà không xét đến áp dụng cụ thể nào. Trong
ngành công nghiệp, NCCB đƣợc định nghĩa là nghiên cứu những tiến bộ của tri thức
khoa học mà khơng vì những lợi ích thƣơng mại trƣớc mắt. Đó là những nghiên cứu
nhằm nhận thức các quy luật khách quan phát triển của tự nhiên và xã hội nhằm mở
rộng hệ thống tri thức của loài ngƣời về thế giới vật chất [26, tr.103].
Sản phẩm của NCCB này chƣa đủ điều kiện để áp dụng vào thực tiễn mà chủ
yếu để mở mang, hoàn thiện tri thức, giúp chúng ta hiểu biết một cách đầy đủ hơn,
chính xác hơn thế giới tự nhiên, xã hội và tƣ duy. Dạng tồn tại tổng quát, cơ bản của
các sản phẩm này là các bài báo, báo cáo khoa học, các cơng trình cơng bố mang tính
lý thuyết về các khái niệm, học thuyết; các công thức, biểu thức toán học; các đánh
giá tổng quát; kết quả dự báo.... Đặc trƣng chung nhất của các sản phẩm loại này là ở
dạng văn bản, hay dạng thơng tin nói chung, khơng thể hiện bằng các vật thể, khơng
(hoặc ít) gắn với các điều kiện vật chất, xã hội cụ thể. Cách thức thể hiện các nội
dung công bố của kết quả có thể là dạng mơ tả, giải thích, dự báo.
NCCB đƣợc phân ra làm 2 loại: NCCB thuần túy và NCCB định hƣớng.
- NCCB thuần túy (Pure fundamental research): Là những nghiên cứu về
bản chất của sự vật giúp nâng cao nhận thức, chƣa bàn đến ý nghĩa ứng dụng.
- NCCB định hƣớng (Oriented fundamental research): Là những NCCB đã
đƣợc dự kiến trƣớc mục đích ứng dụng nhƣ các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên,
kinh tế, xã hội [6, tr.20-21].
1.2.2.2. Nghiên cứu ứng dụng (NCƯD – Applied research)
“Nghiên cứu ứng dụng là hoạt động nghiên cứu vận dụng kết quả nghiên cứu
khoa học nhằm tạo ra công nghệ mới, đổi mới công nghệ phục vụ lợi ích của con
ngƣời và xã hội” [18, điều 3].


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật


Mục tiêu của NCƢD là thu nhận những kiến thức hoặc hiểu biết để có thể đáp
ứng một nhu cầu cụ thể. Trong ngành công nghiệp, nghiên cứu ứng dụng bao gồm
các điều tra để khám phá tri thức khoa học mới nhằm đạt đƣợc những mục tiêu
thƣơng mại cụ thể về các sản phẩm, quy trình, cũng nhƣ dịch vụ [26, tr.103].
NCƢD là sự vận dụng quy luật đƣợc phát hiện từ NCCB để giải thích một sự
vật, tạo ra những nguyên lý mới về các giải pháp và áp dụng chúng vào sản xuất và
đời sống. Giải pháp đƣợc hiểu theo một nghĩa rộng nhất của thuật ngữ này: một giải
pháp cơng nghệ có thể trở thành sáng chế. Cần lƣu ý rằng, kết quả của NCƢD thì
chƣa áp dụng đƣợc. Để có thể đƣa kết quả NCƢD vào sử dụng thì cịn phải tiến hành
một loại nghiên cứu khác, có tên là “triển khai”.
1.2.2.3. Triển khai (Technological experimental development)
Triển khai là việc sử dụng hệ thống các tri thức cũng nhƣ những hiểu biết thu
đƣợc từ việc nghiên cứu để có thể sản xuất ra các vật liệu, thiết bị, hệ thống, phƣơng
pháp hữu ích, bao gồm cả việc thiết kế và phát triển các nguyên mẫu và quy trình
[26, tr.103].
Kết quả của triển khai có thể bao gồm việc hồn thiện quy trình thiết kế, quy
trình cơng nghệ và hình thành hệ thống các đặc trƣng của sản phẩm. Hoạt động triển
khai chia làm ba giai đoạn:
- Tạo vật mẫu (Prototype): Đây là giai đoạn thực nghiệm nhằm tạo ra những
cải tiến, đổi mới kỹ thuật, hay tạo ra sản phẩm hoàn toàn mới, chƣa quan tâm đến
quy trình sản xuất và quy mơ áp dụng.
- Tạo cơng nghệ (Pilot): Đây là giai đoạn tìm kiếm và thử nghiệm công nghệ
để sản xuất ra sản phẩm theo mẫu vừa thành công ở trong giai đoạn thứ nhất.
- Sản xuất thử loại nhỏ (còn gọi là sản xuất “serie 0”): Đây là giai đoạn kiểm
chứng độ tin cậy của công nghệ trên quy mô nhỏ, thƣờng gọi là quy mô sản xuất bán
đại trà hay quy mô bán công nghiệp [7].
Trên thực tế, trong một đề tài nghiên cứu có thể chỉ tồn tại một loại hình nghiên
cứu, song cũng có thể tồn tại hai thậm chí cả ba loại hình nghiên cứu, giữa chúng có
mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Trong những ngành cơng nghiệp có hàm lƣợng cơng
nghệ cao thì việc phân biệt giữa “nghiên cứu” và “triển khai” càng trở nên khó khăn



Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

vì phần lớn cơng việc R&D đƣợc thực hiện có sự tƣơng tác chặt chẽ giữa các nhà
nghiên cứu ở cả khu vực tƣ nhân và khu vực nhà nƣớc, cũng nhƣ sự hợp tác chặt chẽ
giữa khách hàng với nhà cung cấp [26, tr.103].
Quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu đƣợc trình bày trong hình 1.1.
Nghiên cứu cơ bản
thuần túy
NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu nền tảng

CƠ BẢN

Nghiên cứu cơ bản

R

định hƣớng
Nghiên cứu chuyên đề

R&D

NGHIÊN CỨU
ỨNG DỤNG


Tạo vật mẫu
(Prototype)

D

TRIỂN KHAI

Tạo quy trình sản

xuất vật mẫu (pilot)

Sản xuất thử
loại nhỏ “serie 0”

(Nguồn: Vũ Cao Đàm (2007), tr.27)

Hình 1.1. Mối quan hệ giữa các loại hình nghiên cứu
1.2.3. Mối quan hệ giữa R&D với hoạt động sản xuất kinh doanh
Việc áp dụng các kết quả nghiên cứu và sản xuất công nghiệp là giai đoạn kết
thúc của cơng tác NCKH. Đây là q trình chuyển giao công nghệ (chuyển giao theo
chiều dọc – từ khu vực R&D sang khu vực sản xuất công nghiệp), kết thúc giai đoạn
thử nghiệm sản xuất thử các vật liệu, thiết bị, công nghệ mới để chuyển sang áp dụng
vào sản xuất đại trà ở quy mô công nghiệp.
Trƣớc khi đƣa sản phẩm vào sản xuất công nghiệp và thƣơng mại hóa thành
cơng, thì cịn phải nghiên cứu những tính khả thi khác nhƣ khả năng tài chính của
nhà đầu tƣ, khả năng cạnh tranh, giá cả, nhu cầu thị trƣờng, thị hiếu ngƣời tiêu dùng,
chính sách của Chính phủ, tín ngƣỡng, văn hóa, xã hội…


Nguyễn Thị Hà Phương


Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

Giai đoạn chuyển tiếp này cũng là một giai đoạn rất khó khăn và đầy những rủi
ro. Theo TS. Chales Wesner (2001), thì đây là quá trình vƣợt qua biển sinh tồn bởi
chỉ khi sản phẩm cạnh tranh thành cơng và có chỗ đứng trên thị trƣờng mới khẳng
định đƣợc hiệu quả của NCKH. Theo đánh giá của Trung tâm Chuyển giao Công
nghệ Hàn Quốc, tỷ lệ chuyển đổi thành công chỉ khoảng 20%, điều này có nghĩa là,
có tới khoảng 80% sản phẩm NCKH khi kết thúc giai đoạn phịng thí nghiệm và đƣa
ra thị trƣờng là thất bại [11, tr.20].
Một sản phẩm NCKH đƣợc cho là thành cơng khi nó trải qua đƣợc một chu
trình xác định trong hình 1.2.
Nghiên cứu

Nghiên cứu

cơ bản

ứng dụng

Triển
khai

R&D
(Kết thúc bằng sản xuất

Sản
xuất

Cạnh tranh đƣợc

trên thị trƣởng

Sản xuất & kinh doanh
(Sản xuất đại trà serie 1...n)

thử quy mô nhỏ -serie 0)

(Nguồn: Đinh Thanh Hà (2009), tr.20)

Hình 1.2. Chu trình của sản phẩm nghiên cứu khoa học
1.2.4. Năng lực R&D
Năng lực R&D là năng lực tiến hành các hoạt động R&D nhằm tạo ra và ứng
dụng các kết quả R&D vào thực tiễn. Năng lực R&D thể hiện qua các yếu tố nguồn
lực đầu vào tạo nên sức mạnh cho hoạt động R&D, bao gồm:
- Nhân lực: Năng lực R&D của một tổ chức thể hiện qua số lƣợng, tính đồng
bộ, chất lƣợng nhân lực của hoạt động R&D và đặc biệt qua ngƣời đứng đầu tổ chức
và ngƣời đứng đầu các hƣớng NCKH của tổ chức.
Theo Hƣớng dẫn thống kê R&D của OECD (Cẩm nang FRASCATI), nhân lực


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

R&D bao gồm những ngƣời trực tiếp tham gia vào hoạt động R&D hoặc trực tiếp hỗ
trợ hoạt động R&D. Nhân lực R&D đƣợc chia thành 3 nhóm:
+ Nhóm 1: Cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu/nhà khoa học/kỹ sƣ nghiên
cứu). Đây là những cán bộ chun nghiệp có trình độ cao đẳng/đại học, thạc sĩ và
tiến sĩ hoặc khơng có văn bằng chính thức, song làm các cơng việc tƣơng đƣơng nhƣ
nhà nghiên cứu/nhà khoa học, tham gia vào quá trình tạo ra tri thức, sản phẩm và quy

trình mới, tạo ra phƣơng pháp và hệ thống mới.
+ Nhóm 2: Nhân viên kỹ thuật và tƣơng đƣơng. Nhóm này bao gồm những
ngƣời thực hiện các cơng việc địi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật
trong những lĩnh vực của KH&CN. Họ tham gia vào R&D bằng việc thực hiện
những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng những khái niệm và phƣơng pháp
vận hành dƣới sự giám sát của các nhà nghiên cứu.
+ Nhóm 3: Nhân viên phụ trợ trực tiếp R&D. Bao gồm những ngƣời có hoặc
khơng có kỹ năng, nhân viên hành chính văn phịng tham gia vào các dự án R&D.
Trong nhóm này bao gồm cả những ngƣời làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính
và hành chính trực tiếp phục vụ cơng việc R&D của các tổ chức R&D.
Bên cạnh đó, năng lực này còn thể hiện qua việc phối hợp với chun gia bên
ngồi và nâng cao trình độ bên trong tổ chức [12].
Quan hệ giữa nhân lực KH&CN và nhân lực R&D có thể đƣợc thể hiện nhƣ
sau:

Nhân lực R&D
Nhân lực KH&CN
Nhân lực có trình độ đang làm việc
Tổng số nhân lực
(Nguồn: Tạ Bá Hưng và cs. (2005), tr.2.)

Hình 1.3. Quan hệ giữa nhân lực KH&CN và nhân lực NC&PT


Nguyễn Thị Hà Phương

Luận văn Thạc sỹ Kỹ thuật

- Tài lực: Tài lực là khả năng huy động tài chính để phục vụ cho hoạt động
R&D của tổ chức. Theo UNESCO, kinh phí cho hoạt động R&D cũng có nhiều mục

đích và tƣơng ứng cũng có nhiều phƣơng thức khác nhau để cấp phát kinh phí cho
hoạt động này. Loại nghiên cứu vì lợi nhuận và hƣớng đến lợi nhuận, gắn liền với
sản xuất kinh doanh, đặc biệt là nghiên cứu cơng nghệ trong các doanh nghiệp, kinh
phí nghiên cứu do doanh nghiệp tự trang trải. Loại nghiên cứu mà kết quả của chúng
có thể làm nền tảng cho phát triển cơng nghệ trong tƣơng lai gần, Nhà nƣớc có thể hỗ
trợ một phần, còn lại do các doanh nghiệp đóng góp. Loại nghiên cứu một số lĩnh
vực cơng nghệ tiên phong, chƣa mang lại lợi nhuận hấp dẫn, ít nhất là trong tƣơng lai
gần, chƣa đƣợc doanh nghiệp quan tâm nhƣng hứa hẹn nâng cao năng lực cạnh tranh
của Quốc gia và loại hình nghiên cứu vì lợi ích cơng, kinh phí nghiên cứu đƣợc nhà
nƣớc tài trợ hồn tồn và khơng thu hồi, việc sử dụng ngân sách cho các hoạt động
R&D loại này nhƣ là một phƣơng thức Nhà nƣớc ứng trƣớc để “mua” sản phẩm
KH&CN cho xã hội sử dụng trong tƣơng lai [3, tr.27-28].
Nhƣ vậy, nguồn tài lực cho hoạt động R&D đƣợc cấp bởi nhiều nguồn: Nhà
nƣớc, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các nhà tài trợ trong nƣớc và quốc tế,
các tổ chức phi chính phủ, các hợp đồng NCKH và chuyển giao công nghệ với mọi
thành phần kinh tế, vốn vay… Một tổ chức có tài lực tốt là phải biết khai thác từ
nhiều nguồn tài chính khác nhau chứ không phải chỉ đơn thuần dựa vào nguồn ngân
sách cấp phát của Nhà nƣớc.
- Vật lực: Vật lực bao gồm cơ sở vật chất, vật tƣ, thiết bị, kỹ thuật đƣợc đƣa
vào phục vụ hoạt động R&D của tổ chức. Ngoài ra, việc phối hợp với các cơ sở bên
ngoài thơng qua các hình thức nhƣ th thiết bị, hợp tác, đặt hàng cũng góp phần
nâng cao năng lực của tổ chức. Yếu tố vật lực này đỏi hỏi luôn ln ở trình độ cơng
nghệ cao, trong khi đó tần suất sử dụng lại thƣờng thấp, tốc độ hao mòn vơ hình
nhanh và tốc tộ hao mịn vơ hình có xu hƣớng ngày càng gia tăng theo đà phát triển
của KH&CN.
- Tin lực: Tin lực đƣợc thể hiện qua nguồn thông tin đƣợc lƣu trữ, cập nhật, sử
dụng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật kèm theo và khả năng xử lý thông tin của tổ chức và độ
tin cậy của những thơng tin đó.



×