Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Hoạt động chủ đạo của tuổi hài nhi là giao tiếp trực tiếp với người lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.18 KB, 3 trang )

Hoạt động chủ đạo của tuổi hài nhi là giao tiếp trực tiếp với người lớn.
Khi mới sinh ra, trẻ chưa có phương tiện để giao tiếp mà tất cả chỉ mới biểu hiện trên nét mặt
trẻ. Và để cho trẻ cảm thấy dễ chịu thì người lớn, đặc biệt là người mẹ thường chủ động giao
tiếp với trẻ. Thái độ hớn hở của bé thể hiện xúc cảm tích cực của trẻ đối với người lớn. Trẻ rất
vui mừng khi được giao tiếp trực tiếp với người lớn. Thái độ đó tiếp tục phát triển trong suôt thời
kỳ hài nhi.
Từ nhu cầu tiếp xúc da thịt với mẹ, trẻ em thấy dễ chịu khi được bế ẳm, được nép vào người lớn
hoặc được hôn hít. Nhưng đến khoảng tháng thứ 6, ở trẻ xuất hiện một hiện tượng mới: sợ
người lạ.
Lúc này em bé chỉ thích quấn lấy mẹ, bởi tình cảm mẹ con đã rất sâu đậm. Khi thấy người lạ đến
gần trò chuyện, em bé không mỉm cười ngay như trước mà tỏ ra sợ hãi, từ chối không muốn
giao tiếp, thậm chí có bé khóc ầm lên. Đây là một móc quan trọng trong quá trình phát triển cảm
xúc. Trong những ngày đầu, khi mới sinh trẻ chỉ có phản ứng cảm xúc thô sơ khi có nhu cầu nào
đó được thoả mãn hoặc không được thoả mãn. Dần dần phản ứng ấy được phân định rõ nét
hơn, em bé tỏ ra biết sử dụng một số dấu hiệu khác nhau để yêu cầu điều này, điều khác hoặc
tỏ ra khó chịu hoặc sợ hãi.
Cùng với sự giao tiếp trực tiếp với người lớn, dần dần ở trẻ xuất hiện nhu cầu cầm nắm, sờ mó
các đồ vật. Người lớn trở thành trung tâm giữa trẻ và đồ vật. Với sự giao tiếp này, người lớn có
thể giúp trẻ hành động một cách hợp lý với đồ vật. Nhiều khi gặp khó khăn trẻ lại muốn cầu cứu
người lớn giúp nó giải quyết hành động với một đồ vật nào đó như mở một nắp hộp, khiều quả
bóng ra khỏi gầm giường…
Từ hoạt động giao tiếp trong vui chơi, trẻ dần dần nảy sinh khả năng bắt chước hành động của
người lớn. Khi khả năng bắt chước của trẻ phát triển mạnh trong suốt thời kỳ hài nhi. Đến 7 – 8
tháng, đứa trẻ đã biết chăm chú theo dõi các hành động của người lớn, và bắt chước các hành
động ấy. Hành động của những người xung quanh ảnh hưởng rất lớn tới sự hình thành những
phẩm chất tâm lý của trẻ. Thái độ của trẻ đối với sự vật và người xung quanh luôn lệ thuộc vào
thái độ của người lớn. Và trong quá trình đó, người lớn luôn uốn nắn hành vi của trẻ, từ đó trẻ
dần dần hình thành những thói quen tốt và học được cách ứng xử đúng đắn.
+ Những hoạt động vận động của bé.
Bò là vận động đầu tiên của trẻ, khoảng chừng 7 – 8 tháng trẻ bắt đầu biết bò. Lúc này trẻ cố
gắng vươn tới đò vật đang thu hút nó. Thoạt tiên là trườn, sau đó bò lồm cồm cả hai chân hai


tay. Trước khi biết đi, trẻ phải có một thời gian dài học cách đứng dậy trên hai chân có vịn rồi
không cần vịn tay, đi men rồi sau đó chập chững từng bước một.
Trong những tháng đầu tiên, trẻ khám phá môi trường xung quanh bằng thính giác, thị giác và
cả vị giác. Sau tháng thứ 3, trẻ bắt đầu dùng hai tay để sờ mó đồ vật. Đến tháng thứ tư, trẻ bắt
đầu nắm lấy đồ vật. nhiều khi trẻ nắm chắc trong tay một đồ vật hồi lâu, tuy vậy trẻ vẫn chưa
làm chủ hoàn toàn động tác nắm.
Từ tháng thứ sáu trở đi, thì động tác nắm được cải thiện hơn, bàn tay hướng về đồ vật, trẻ đã
bắt đầu cầm đồ vật bằng các ngón tay. Càng về cuối năm động tác nắm càng chính xác hơn.
Khi đã cầm nắm được đồ vật trong tay, trẻ bắt đầu tập thao tác với các đồ vật trong tay. Những
thao tác đầu tiên rất đơn giản như cầm lấy rồi buông ra. Sau đó, thao tác trở nên phức tạp hơn
tạo ra những kết quả nhất định như đẩy đồ vật ra hay xích lại gần, làm con lật đật nghiêng ngã
phát ra tiếng kêu loong coong.
Những thao tác bằng tay của trẻ đối với đồ vật tiến bộ rất nhanh, Và các quá trình tâm lý (như
quan sát, tư duy…) nảy sinh phát triển dần dần trong quá trình trẻ làm quen với thế giới xung
quanh thông qua sự vận động và thao tác với đồ vật.
Chỉ khi trẻ bắt đầu thực hiện các vận động và thao tác với đồ vật thì giác quan của trẻ mới phát
triển mạnh hơn và có thêm nhiệm vụ mới: điều chỉnh đôi chút chính những vận động và thao tác
đối với trẻ.


Ngoài sáu tháng, ta nhận thấy khi đưa tay tiếp xúc với đồ vật, mắt trẻ đã biết nhìn theo tay và
cuối cùng biết được vị trí của đồ vật đó. Đến tròn một năm thì mắt trẻ mới xác định chính xác vị
trí của đồ vật trong không gian và mới điều khiển, điều chỉnh cử động của tay một cách tương
đối chính xác.
Quá trình cầm nắm và thao tác bằng tay đối với đồ vật giúp trẻ biết được các thuộc tính khác
nhau của chúng, do đó trẻ có thể thay đổi các ngón tay cho phù hợp với đồ vật ấy. Đến mười
một tháng, trẻ chỉ cần nhìn vào đồ vật mà nó định cầm, các ngón tay đã mở ra theo hình dạng
thích hợp với đồ vật.
Về cuối năm, sau nhiều lần thao tác với đồ vật, nhiều lần ghi lại ấn tượng về nó, thì đồ vật đã trở
thành một tồn tại thường xuyên trong thế giới xung quanh trẻ với những thuộc tính ổn định.

Trong quá trình vận động, phát triển hành động thao tác với đồ vật, trẻ không thể tự mình thực
hiện được mà phải có sự hướng dẫn, kích thích về tình cảm, trí tuệ của người lớn. Nếu người lớn
thường xuyên chú ý tới trẻ và tổ chức hành động cho trẻ thì trẻ sẽ có những tiến bộ rõ rệt. Điều
này đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển tâm lý của trẻ sau này.
Từ 0 – 15 tháng:
– Hai tháng đầu sau khi trào đời, là th ời kỳ c ơ thể trẻ (bao gồm: não bộ, giác quan, phản xạ, …)
hoàn thiện và làm quen v ới môi trườ ng bên ngoài.
– Trong thời kỳ này, tất cả mọi hoạt động của trẻ đều phụ thuộc vào ngườ i chăm sóc. Từ tháng
thứ 3, nhu cầu đầu tiên và cấp thiết nhất của trẻ là giao tiếp v ới ngườ i lớn.
Do vậy, cách giao tiếp của ng ười chăm sóc v ới bé là yếu tố quyết định trong giai đoạn này. Bé
được trò chuyện, tiếp nhận những cảm xúc tích cực (âu yếm, vuốt ve, …) sẽ giúp phát triển ngôn
ngữ và tạo hứng thú để con tiếp tục khám phá thế gi ới.
Từ 15 – 36 tháng:
Nếu như ở giai đoạn trướ c, ngườ i chăm sóc (ông bà, bố mẹ, bảo mẫu, …) là cả thế gi ới của trẻ,
thì ở giai đoạn này con phát hiện ra rằng ở ngoài thế gi ới kia còn có rất nhiều “vật thể” lạ. Và đồ
vật trở thành tâm điểm tò mò và mối quan tâm hàng đầu của con – hoạt động v ới đồ vật.
– Trẻ tìm hiểu, khám phá đồ vật theo hướ ng: “Đây là cái gì? Có thể làm gì v ới cái này? Làm thế
nào?” biểu hiện qua hành vi (nhìn, cầm nắm, cắn, đậm, ném, …) mọi thứ xung quanh trẻ.
– Đồng thới với hoạt động cùng đồ vật, trẻ nhận ra mối liên hệ giữa từng đồ vật v ới t ừ gắn liền
với nó. Mặt khác để có thể lý giải được đồ vật đó, trẻ cần được giao tiếp nhiều hơn v ới ngườ i
lớn. Đây là cơ sở và động lực giúp con phát triển ngôn ng ữ. Tuy nhiên, do ch ưa s ử dụng thành
thạo bộ máy ngôn ngữ, mong muốn rút gọn để dễ diễn đạt, yếu tố nhận thức và t ư duy bắt đầu
hình thành nên trẻ có biểu hiện sử dụng ngôn ng ữ của riêng trẻ (không giống v ới người l ớn). – –
– Câu của con sẽ phát triển dần từ 1 âm tiết, đến 2, 3 âm tiết hoặc các âm tiết sắp xếp không
đúng vị trí. Điều này sẽ dần mất đi, nhưng th ời gian và mức độ của nó chịu ảnh h ưởng b ởi việc
dạy bảo và trò chuyện của ngườ i lớn với con.
– Trong quá trình khám phá và tìm hiểu ý nghĩa của đồ vật, trẻ phát triển ngôn ng ữ và lĩnh hội
các quy tắc xã hội.



– Trẻ bắt đầu thiết lập các mối quan hệ giữa các đối tượ ng, các thuộc tính, ch ức năng, ý nghĩa,
… của đồ vật được bộc lộ trướ c hết qua giáo dục và dạy bảo của ngườ i lớn.



×