Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

Bài dự thi KTLM Sông Lục Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.72 KB, 9 trang )

Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
...............................................................................................................................................

BÀI DỰ THI
“VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN
ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH HUỐNG THỰC TIỄN”
1. Tình huống cần giải quyết:
Tên tình huống: “Giới thiệu về dòng sông Lục Nam quê em”.
Một đoàn khách từ tỉnh Bắc Ninh đến Bắc Giang để tham quan rất ấn tượng với
dòng sông Lục Nam . Em được cử làm người giới thiệu cho đoàn du khách ấy. Và
nhiệm vụ của em là viết bài văn “Giới thiệu về dòng sông Lục Nam quê em”.
2. Mục tiêu:
Bài viết phải đảm bảo các yêu cầu về:
+ Vị trí địa lí
+ Đặc điểm địa hình
+Lịch sử đấu tranh
+Hoạt động kinh tế, văn hoá xã hội
3. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
Cần kết hợp các tri thức khách quan ở địa phương:
- Lịch sử đấu tranh của dân tộc trên dòng sông Lục Nam
- Đặc điểm địa lí, địa hình của sông Lục Nam
- Đặc điểm kinh tế, văn hoá của tỉnh Bắc Giang gắn bó với sông Lục Nam.
4. Giải pháp giải quyết tình huống:
Vận dụng kiến thức liên môn:
- Môn lịch sử: Giới thiệu nguồn gốc, lịch sử đấu tranh;
- Môn Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt phù hợp cho bài văn
thuyết minh; thơ viết về sông Lục Nam, sáng tác thơ về sông Lục Nam;
- Môn Địa lí: Giới thiệu vị trí địa lí, địa hình, đặc điểm phát triển kinh tế;
- Môn Âm nhạc: Những bài hát về sông Lục Nam.
- Môn Mĩ thuật : Tranh vẽ về sông Lục Nam;
- Môn Giáo dục công dân: Bài học về lòng yêu quê hương, đất nước.


5.Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống:
Tôi được sinh ra và lớn lên bên dòng sông Lục Nam thơ mộng uốn lượn bên
dãy Huyền Đinh hùng vĩ - con sông quê hiền hoà đã gắn bó tuổi thơ tôi.Với tôi,
sông Lục Nam không chỉ là kỉ niệm, đó còn là niềm tự hào của đất và con người
Lục Nam .
Mỗi dòng sông trên trái đất này đều có tên gọi riêng, qua thời gian và biến
cố của lịch sử, dòng sông được đổi từ tên này thành tên khác. Dòng sông Lục Nam
ở quê tôi cũng vậy.
Sông Lục Nam (còn gọi là sông Lục, sông Minh Đức) là một phụ lưu của
hệ thống sông Thái Bình, chảy qua hai tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang

1


Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
...............................................................................................................................................

Sông bắt nguồn từ độ cao khoảng 700 m trên vùng núi Kham thuộc địa phận
huyện Đình Lập (Lạng Sơn) theo hướng Tây Nam chảy qua các huyện Sơn
Động, Lục Ngạn, Lục Nam (thuộc tỉnh Bắc Giang) và kết thúc tại địa phận xã Đan
Hội (Lục Nam) và xã Trí Yên (Yên Dũng) sau khi giao nhau với sông Thương từ
hướng Tây Bắc chảy tới tại Ngã ba Nhãn (cách Phả Lại 10 km). Sông Lục Nam có
các phụ lưu là sông Bò, sông Lê Ngạc, sông Chỉ Tác, sông Đan Hộ (bên tả ngạn)
và sông Căn, sông Gốm, sông Cỏ Mạt (bên hữu ngạn).
Tổng chiều dài của sông gần 200 km, đoạn trên địa phận Lạng Sơn dài
15 km, đoạn trên địa phận Bắc Giang dài khoảng 175 km. Tổng diện tích lưu vực
của sông Lục Nam khá lớn, vào khoảng 3.070 km², độ cao bình quân lưu vực là
207 m, độ dốc bình quân lưu vực là 16,5%. Khoảng 45 km cuối hạ lưu (từ Chũ đến
ngã ba Nhãn), sông rộng thuận tiên cho giao thông đường thủy.


Bản đồ hệ thống sông Lục Nam
Sông Lục Nam có các chi lưu chính như sau:
Đoạn Sơn Động có 3 chi lưu là: sông Ranh, sông Tuấn Đạo và sông Cẩm
Đàn.
- Sông Ranh bắt nguồn từ đèo Hạ Mi, chảy qua xã Long Sơn về gặp sông Lục
Nam ở An Châu.

2


Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
...............................................................................................................................................

- Sông Tuấn Đạo bắt nguồn từ tây Yên Tử, gần suối Nước Vàng, suối Bài,
suối Nước Linh, chảy qua các xã Thanh Luận, Bồng Am, Tuấn Đạo rồi gặp sông
Lục Nam tại xã Yên Định.
- Sông Cẩm Đàn bắt đầu từ Xa Lý (Lục Ngạn) chảy qua Biển Động (Lục
Ngạn), Cẩm Đàn (Sơn Động) rồi gặp sông Lục Nam tại Phú Nhuận (Sơn Động).
Đoạn ở Lục Ngạn có 3 chi lưu lớn là: suối Tân Quang, suối Biên Sơn, suối
Quý Sơn.
- Suối Tân Quang bắt nguồn từ Phong Minh, Tân Hoa chảy qua Tân Quang
gặp sông Lục Nam.
- Suối Biên Sơn bắt nguồn từ Kiên Thành, Thanh Hải đổ qua Biên Sơn gặp
sông Lục Nam.
- Suối Quý Sơn bắt nguồn từ Kiên Lao chảy qua Quý Sơn vào sông Lục Nam.
Đoạn chảy qua Lục Nam có 3 chi lưu lớn là: sông Bò và ngòi Thân.
- Sông Bò là chi lưu lớn nhất của sông Lục Nam. Mùa nước lớn bè treo gỗ có
thể từ Mai Sưu theo sông Bò ra sông Lục Nam để xuôi về Phả Lại.
Sông Lục Nam là con sông không lớn, nhưng thượng lưu và trung lưu chảy
giữa vùng đồi núi dốc nên hay sinh lũ quét. Nước về hạ nguồn nhanh, gặp khi nước

sông Cầu, sông Đuống đều to, nước không tiêu kịp thường gây ngập lụt cho các xã
cuối của Lục Nam và một phần bắc Yên Dũng.
Sông Lục Nam có tên là sông Minh Đức, nhưng cái tên này cũng ít được nhắc
tới. Trong sách Đại Nam nhất thống chí, thời nhà Nguyễn, sông Lục Nam chỉ
được coi là một chi lưu của sông Thương. Nhiều người biết đến sông Lục Nam vì
nó chảy qua huyện Lục Ngạn và Lục Nam, vùng đất trước đây có tên là Lục Na,
Na Ngạn, Lục Nam và nhất là nó chạy qua thị trấn Lục Nam, có chợ Lục Nam trung tâm buôn bán của vùng Đông Bắc tỉnh Bắc Giang, vì thế dân gian quen gọi
sông này là sông Lục Nam. Từ thời Pháp thuộc đến nay, sông Lục Nam đã chính
thức được ghi trong bản đồ, trong các sách và tài liệu.
Sông Lục Nam có vị trí rất quan trọng về giao thông, quân sự và kinh tế,
trong lịch sử cũng như hiện nay.
Xưa kia, đường bộ chưa phát triển nên sông ngòi là đường giao thông hết sức
quan trọng. Không chỉ có thế, đôi bờ sông còn có nhiều đất canh tác màu mỡ, tưới
tiêu thuận lợi, nên là nơi cho con người tụ cư trồng trọt chăn nuôi, sinh sôi nảy nở,
hình thành nên những xóm làng trù phú.

3


Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
...............................................................................................................................................

Sông Lục Nam, một dòng sông êm đềm
Sông Lục Nam nối liền đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh biên giới vùng Đông
Bắc. Các tỉnh Thanh, Nghệ đi theo kênh đào nhà Lê, hoặc vượt biển có thể ra đồng
bằng Bắc Bộ dễ dàng. Các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ đi theo hệ thống sông ngòi,
kênh rạch đều có thể về Phả Lại để ngược sông Lục Nam lên Chũ rất dễ dàng.
Do vị trí địa lý quan trọng như vậy, nên dọc theo sông Lục Nam có nhiều làng
cổ có niên đại cách ngày nay hơn 1000 năm. Trong lịch sử nước ta, nhiều cuộc
chiến đấu ác liệt chống giặc ngoại xâm đã diễn ra ở khu vực này.

Thời nhà Lý, trong khi Lý Thường Kiệt lập phòng tuyến sông Như Nguyệt để
chống quân Tống, thì đội quân của động Giáp thường xuyên tổ chức những trận
đánh nhỏ sau lưng địch. Đúng như sử sách đã ghi “các thiên thần động Giáp đã làm
cho quân của Quách Quỳ bao phen khiếp vía kinh hoàng”. Sau chiến thắng quân
Tống, vua Lý đã gả công chúa Bình Dương cho con của Giáp Thừa Quý là Thân
Thiệu Thái – Tù trưởng của động Giáp. Tiếp theo các đời sau, công chúa Thiên
Thành, công chúa Bình Dương cũng được gả cho các tù trưởng họ Thân. Đến nay,
tại đền Hả xã Hồng Giang huyện Lục Ngạn và đền Thân ở thị trấn Đồi Ngô huyện
Lục Nam vẫn còn thờ 3 vị công chúa nhà Lý.
Thời Trần, do đường bộ từ Lạng Sơn về Hà Nội đi lại rất khó khăn nên quân
Nguyên- Mông đã chọn đường tiến quân từ Lạng Sơn vào Lục Ngạn, theo sông
Lục Nam đánh về Phải Lại, hợp với quân thủy từ biển vào để từ đó tiến về Thăng
Long. Chúng tràn qua ải Xa Lý đổ vào Lục Ngạn. Quân ta tổ chức đánh chặn ở ải
Nội Bàng (Lục Ngạn) rồi rút lui theo sông Lục Nam về Kiếp Bạc.
Đến nay, dọc theo sông Lục Nam còn khá nhiều di tích gắn với thời Lý –
Trần. Ngay ngã ba Phượng Nhãn có đền thờ vua Trần Minh Tông. Tiếp theo, vẫn
bờ bên trái, ta đến chùa Vĩnh Nghiêm là chốn tổ của thiền phái Trúc Lâm, nơi thờ
Phật và 3 vị tam tổ, là: Trần Nhân Tông, Pháp Loa và Huyền Quang.

4


Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
...............................................................................................................................................

Sông Lục Nam gắn liền với lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm
Ngược sông một đoạn ta gặp đền thờ Kiếp Bạc thờ Trần Hưng Đạo, ngay bên
bờ sông, tại chân dãy Côn Sơn của Chí Linh (trước thuộc Bắc Giang).
Đến khu vực Lục Nam, ta gặp chùa Cao, chùa Khám Lạng được xây dựng từ
thời Lý – Trần, đình Đông Thịnh xã Tam Dị thờ Vũ Thành (tức Thân Cảnh Phúc)

phò mã nhà Lý và đình Thân (thị trấn Đồi Ngô) thờ 3 vị công chúa nhà Lý. Từ chợ
Lục Nam ta có thể leo bộ đi vài km để thăm di tích thắng cảnh đến Suối Mỡ ở chân
dãy núi Huyền Đinh.
Lên khu vực Lục Ngạn, ngay bờ sông Lục Nam, tại xã Phượng Sơn ta gặp di
chỉ khảo cổ mới được khai quật, đã phát hiện một hệ thống dinh thự có niên đại và
vật liệu xây dựng như Hoàng thành Thăng Long. Đến khu vực Chũ, thị trấn của
Lục Ngạn ta gặp đền Quan Quận thờ Vi Hồng Thắng, người địa phương là, tướng
tài của Trần Hưng Đạo đã hy sinh trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông và kề đó là chùa Khánh Vân, một di tích có niên đại từ thời Trần. Từ Chũ đi
khoảng 20km ngược sông Lục Nam, ta gặp đền Hả nơi thờ tự các tù trưởng họ
Thân và các công chúa nhà Lý.
Lên thượng nguồn sông Lục Nam, tại trị trấn An Châu, ta sẽ gặp đền thờ Vi
Đức Lục, người quê Nghệ An là tướng của Lê Lợi, sau chiến thắng giặc Minh
được triều đình giao trấn ải và khai khẩn nơi ngã ba trọng yếu này.
Dọc theo sông Lục Nam, có Quốc lộ 31 chạy từ thành phố Bắc Giang qua Lục
Nam, Lục Ngạn lên đến thị trấn An Châu (Sơn Động) gặp Quốc lộ 4, rẽ phải sang
Quảng Ninh, rẽ trái sang Lạng Sơn rất thuận tiện. Ngày nay lưu vực sông Lục Nam

5


Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
...............................................................................................................................................

là vùng kinh tế nông nghiệp đa dạng rất quan trọng (trồng lúa, trồng màu, cây ăn
trái, đồi rừng) và là vùng có nhiều tiềm năng du lịch của tỉnh Bắc Giang.

Sông Lục Nam, tiềm năng kinh tế
Sông Lục Nam đi vào đời sống hàng ngày của nhân dân trong việc cung cấp
chất lượng nước thiên nhiên vào loại tốt, phù hợp với yêu cầu sử dụng nước: phục
vụ các ngành thuỷ sản, giao thông, thuỷ điện, nông nghiệp và cấp nước sinh

hoạt . .Các công trình thuỷ lợi đã và đang được hình thành và đầu tư xây dựng
cùng với các hồ, đập chứa nước ngày nay đã phục vụ tưới cho khoảng 20.000 ha
diện tích đất canh tác vùng trung du và phía hạ nguồn của dòng sông. Do yêu cầu
phát triển kinh tế còn phải tiếp tục đầu tư thêm để khai thác tiềm năng của con
sông này về mặt thuỷ điện, trữ nước tưới tiêu cũng như du lịch .
Sông Lục Nam đã đi vào thơ ca cũng bằng chính những nét độc đáo:
Sông xanh núi biếc hương trời
Mây nồng nắng ấm tình người Lục Nam
Có ai đã từng nghe bài hát Gửi về sông Lục núi Huyền của nhạc sĩ Đỗ Hồng
Quân mà không cảm thấy như được thương, được nhớ ? Tiếng hát cứ ngân vang
như dòng sông hiền hoà , êm dịu nâng niu hồn người nghe :
Nghe em hát chiều nay bên dòng Suối Mỡ
Xôn xao lòng tôi thắm xanh núi đồi,
Quanh co, quang co con đường lên dốc,
Đền Trung, Đền Thượng hương khói vu vi,
Róc rách suối reo hoa lá thầm thì.
Ôi Lục Nam đất quê ta sinh người quê ta,
Nước sông quê nuôi ngọt giọng ca,
Tiếng hát em bay lả bay la,
Lúp xúp mâm sôi. Hoa vải trắng đồi,
Bắc Giang mình ơi, nơi có bao dòng sông đều trong xanh,

6


Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
...............................................................................................................................................

Sông Thương, Sông Cầu nước chảy lơ thơ,
Cho bao tâm hồn, ý nhạc lời thơ,

Sông Lục Nam trôi nghiêng nghiêng bóng một con đò.
Xa xa dãy núi Huyền Đinh, linh thiêng non nước ngàn năm,
Lưu luyến mãi lời ca em hát: Người ơi buông áo ra về tình quê lai
láng
Ơi người em gái Lục Nam, em là em gái Bắc Giang .
Sông Lục Nam không cuồn cuộn, oai hùng như sông Đà, không "mặt im lìm,
đáy vùi sâu xác giặc" như sông Cầu, sông Mã ..., nó mềm mại thiết tha như giọng
hát của người con gái.

Sông Lục Nam, một dòng sông thơ mộng.
Đôi lúc, từ trên ngọn tre cao vút, một chú cò trắng như vôi kinh ngạc nhìn thấy
bóng mình soi trong làn nước trong vắt. Trên mặt sông thỉnh thoảng có vài con
thuyền của người dân chài càng làm cho dòng sông thêm thơ mộng, cùng với
thuyền bè xuôi từ đầu nguồn về càng làm cho con sông thêm sống động.
Nhưng dòng sông cũng có lúc nổi giận như con người. Đó là vào những
ngày mưa lũ. Nước trở nên mênh mang hung tợn lạ thường. Nó đục ngầu sủi bọt
cuồn cuộn chảy cuốn theo bao rác rưởi và củi mục tử trên nguồn trôi về. Mặt nước
dâng cao nhấn chìm cả chiếc cầu treo.Trên bờ những ngọn tre oằn oại cả thân mình
như giục dòng nước chảy nhanh hơn ra biển để tránh ngập lụt cho dân làng. Những
ngày đó muốn qua bên kia sông, dân làng phải nhờ đến những người chèo đò. Con
đò mảnh như chiếc lá tre trôi xéo giữa dòng nước ùng ục réo sôi rồi mới cập bến
như dự định.

7


Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”
...............................................................................................................................................

Sông Lục Nam mùa mưa lũ

Có lẽ tôi là một trong những người may mắn, may mắn bởi tuổi thơ tôi được
tắm mát bên dòng sông Lục Nam. Bao kỉ niệm đã gắn với dòng sông là những
chiều chăn trâu, cắt cỏ, những buổi mò hến, bơi sông ....., và còn nữa những trò trẻ
dại: Ném đá khi tàu qua, thi bơi xa khi mùa nước lên.... Dòng sông đã mang đến
cho tôi bao cảm giác thân thương, gần gũi suốt một thời tuổi thơ "Ngày hai buổi
đến trường".
Nếu như không có một tuổi thơ đẹp bên dòng sông quê, thì có lẽ hình ảnh
sông Lục Nam cũng bình thường như bao con sông khác trong tiềm thức của tôi,
như bao con sông tôi biết đến qua môn Điạ lí thầy dạy ở trường.
Nhưng tôi đã có một tuổi thơ đầy ắp kỷ niệm đẹp với dòng sông quê. Nên cho
dù hiền hoà hay hung dữ, dòng sông quê tôi vẫn là nơi gắn bó thân thương với tôi
cũng như tất cả ngưòi dân trong làng. Đó là nơi có dòng nước nhẫn nại mang phù
sa về bồi đắp bãi bờ, giúp cho hai bên bờ bãi lúa, nương ngô bốn mùa xanh ngắt.
Là nơi dân làng giặt giũ, gánh nước tưới rau. Là nơi những chú bò, chú trâu nhởn
nhơ gặm cỏ với vài đứa trẻ con vắt vẻo trên lưng đang thả hồn theo những cánh
diều vút tận mây xanh.Và đó cũng là nơi lũ trẻ em làng tôi tập trung nô đùa chạy
nhảy bơi lội trong những chiều hè nóng nực. Và cũng là nơi lũ chúng tôi cũng cùng
nhau trổ tài thi vẽ tranh về sông Lục Nam. Những nét vẽ giản đơn, những sắc màu
nguệch ngoạc là cả tâm tình của chúng tôi dành cho con sông quê.
Yêu biết bao dòng sông quê tôi! Yêu biết bao nơi ghi dấu những kỉ niệm của
một thời thơ ấu còn nhiều gian nan khổ nhọc. Dòng sông như một người thân đã
hiện hữu trong cuộc đời tôi. Con phà qua sông giờ đây không còn nữa, một loạt
cây cầu mới ôm hai đầu khoảng cách, nhưng những kỉ niệm với sông Lục Nam thì
không bao giờ hết. Bởi thế dù có đi đâu xa tôi vẫn mãi nhớ, mãi yêu dòng sông nhỏ
quê mình.

8


Bài dự thi “Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn”

...............................................................................................................................................

“Quê hương ai cũng có một dòng sông êm đềm .....". Lời bài hát như đưa
chúng ta về với quá khứ, về với tuổi ấu thơ, về với quê hương, nơi có dòng sông
yêu dấu. Thời gian có thể làm thay đổi con sông đó, nhưng hình ảnh về một dòng
sông tuổi thơ đã đi vào thi ca, đi vào tiềm thức thì mãi mãi rõ nét như chính tên
gọi của nó vậy. Có ai quên được quê hương? Nhớ về quê hương, có ai không nhớ
về những dòng sông êm đềm, thơ mộng? Sông Lục Nam vẫn cứ mãi mãi êm đềm,
thơ mộng như chính tự nó là cội nguồn cảm hứng sáng tác vô bờ bến.
Nhiều lúc tôi ngẫu hứng, thả hồn mình đi tìm nhũng vần thơ chân thành
viết về sông Lục Nam. Tôi xin được gửi những yêu thương đó đến mọi người với
mong ước chân thành, tha thiết: “ Hãy yêu sông Lục núi Huyền như chính cuộc
đời tôi...”
6. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Việc giải quyết tình huống nêu trên giúp em có cái nhìn đầy đủ, sâu sắc hơn về
dòng sông quê hương. Từ đó có thể giới thiệu về con sông quê mình với bạn bè
gần xa để họ hiểu hơn về sông Lục Nam và yêu quý hơn với dòng sông thơ mộng
này.
Cũng từ việc giới thiệu về sông Lục Nam mà em và bạn bè của mình mới hiểu
được vai trò, ý nghĩa của quê hương trong lòng mỗi con người. Yêu quê hương
không chỉ là ngợi ca, lưu giữ, bảo vệ vẻ đẹp của quê hương mà còn phải biết làm
đẹp thêm cho mảnh đất quê mình.
Việc kết hợp các kiến thức liên môn như Lịch sử, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật
vào môn Ngữ văn rất quan trọng, giúp cho bài làm văn bao quát, đầy đủ ý hơn.
Ngoài các kiến thức về Lịch sủ, Địa lý, Âm nhạc, Mĩ thuật còn có thể kết hợp kiến
thức của các môn Sinh học, Vật lý, Giáo dục công dân,... bài làm có sức thuyết
phục hơn nhất là đối với bài văn Thuyết minh.
Như vậy, kiến thức liên môn tạo điều kiện cho học sinh chúng em chủ động,
tích cực, sáng tạo; giáo dục thêm những hiểu biết về quê hương; giúp chúng em ý
thức hơn việc học phải đi đôi với hành; rèn kĩ năng giải quyết tình huống trong

cuộc sống.
Đông Phú, tháng 11 năm 2015
Nhóm học sinh

9



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×