V
.
,
,
OẠI HỤC y u u c GIA THÀNH PHỐ HO CHI MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BÙI LOAN THỪY
p h ẩ ip c MẾ
:
(Chương trình đại học chuyên ngành Thông tin ■Thư viện)
NHÀ XUẤT BẢN
ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ H ồ CHÍ \IINH
Đ Ạ I H Ọ C Q U Ô C G IA T P . HÕ CHÍ M I N H
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
8003
BÙI LOAN THÙY
Giáo trình
PHÁP CHẾ
THƯ VIỆN - THÔNG TIN
(Chương trình đại học chuyênìịgành Thông tin - Thư viện)
NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC Q u ố c GIA TP H ồ CHÍ MINH
- 2009 -
Bảng danh mục các từ viêt tăt
CNTT:
Công nghệ thông tin
CQTT:
Co quan thông tin
CT:
Chí thị
KH&CN:
Khoa học và công nahệ
NĐCP:
Nghị định Chính phủ
NQ:
Nehị quyết
QD:
Quvet định
QLNN:
Quan lý nhà nước
SHTT:
Sơ hữu trí tuệ
TCVN:
Tiêu chuân Việt Nam
TT:
Thôna tư
TTCP:
Thu tướng Chính phủ
TTLT:
Thông tư liên tịch
TTTT:
Trune tâm thông tin
TTTTKH&CN: T m na tâm thông tin khoa học và công nshệ
TT&TT:
Thông tin và truyền thông
TV-TT:
Thư viện - thông tin
VBQPPL:
Vãn bàn quy phạm pháp luật
VH:
Văn hóa
VHTT:
Văn hóa - Thông tin
VHTT&DL
Văn hóa, thế thao và du lịch
XHCN:
Xã hội chù nghĩa
LỜI NÓI ĐẦU
Pháp chế là một hiện tượng chính trị, pháp lý phức tạp, được thế hiện
trong đời sống xã hội với các ý nghĩa khác nhau, ở nước ta, thông qua
pháp chế xã hội chủ nghĩa, nhà nước thực hiện sự quản lý của mình đối
với xã hội nói chung và ngành Thư viện - Thông tin nói riêng.
Mục tiêu cơ bản khi xây dựng hệ thống văn bản pháp quy về công
tác thư viện - thông tin là để phục vụ nhân dân, bảp vệ quyền lợi cho
nhân dàn trong việc hưởng thụ tri thức và thông tin./vấn đề'trang bị cho
người làm công tác thư viện - thông tin kiến thức về luật pháp và pháp
chế thư viện - thông tin, biết cách vận dụng pháp luật và tự giác thực hiện
nghiêm chinh pháp luật, có ý thức pháp luật cao đối với hoạt động của
thư viện, cơ quan thông tin là một công việc cấp thiết hiện nay.
Giáo trình pháp chế thư viện - thông tin được biên soạn nhằm phục
vụ chương trình đào tạo đại học chuyên ngành thư viện học, thông tin
học và nâng cao trinh độ văn hóa pháp lý cho những người đã, đang và sẽ
làm công tác thư viện - thông tin. Các kiến thức cơ bản trong giáo trình
sẽ giúp những người làm công tác thư viện - thông tin hình thành niềm
tin đối với pháp luật, tình cảm và thái độ đúng đắn đối với pháp luật, có
thái độ không khoan nhượng trong đấu tranh, phòng ngừa, chống các
hành vi vi phạm pháp luật, góp phần hạn chế và đầy lùi các tiêu cực có
thề xảy ra trong ngành Thư viện - Thông tin.
Sự phát triển của thực tiễn hoạt động thư viện - thône tin ngày càng
phức tạp, pháp luật về công tác thư viện - thông tin ở trong từng thời
điểm không thể "phù sóng” hết được mọi ngõ ngách luôn biến động của
thực tiễn. Chính vỉ vậy, người làm công tác thư viện - thông tin ngoài
thái độ thượng tôn pháp luật cần phải góp phần của minh vào việc phát
hiện và khắc phục những khe hở của luật pháp, giúp cho các cơ quan
quản lý nhà nước hoàn thiện hệ thống pháp luật về thư viện - thông tin.
giảm thiểu khoảng cách giữa pháp luật với thực tiễn.
Đối tượng nghiên cứu của môn học pháp chế thư viện - thông tin là
chế độ quản lý hoạt động thu viện - thông tin bàng pháp luật và theo
pháp luật trên phạm vi toàn quốc.
5
Nội dung giáo trình tập trung vào các kiến thức nền tàng về pháp chế
thư' viện - thông tin theo thể chế chính trị của Việt Nam và các văn bán
quy phạm pháp luật quan trọng về công tác thư viện - thông tin hiện hành.
Giáo trình bao gồm 4 chương:
Chương 1. Tống quan về pháp chế thư viện - thông tin.
Chương này trình bày một cách ngắn gọn khái niệm chung về pháp
chế và pháp luật, đi sâu vào các khái niệm trong pháp chế thư viện thône tin. các yêu cầu. nauyên tắc cùa pháp chế thư viện - thông tin.
Chươna 2. Tầm quan trọng của pháp chế thư viện - thòng tin. Các
biện pháp tăng cườne pháp chế thư viện - thông tin.
Nội dune chương 2 phân tích về ý nghĩa, tầm quan trọng của pháp
chế thư viện - thông tin, cua hệ thống văn bản pháp quy về lĩnh vực thư
viện - thông tin trong quá trinh xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện
- thông tin ớ Việt Nam: Nêu ra các biện pháp cụ thế về xây dựng hệ
thống pháp luật trong lĩnh vực thư viện - thông tin và thi hành pháp luật
nhằm tăng cường pháp chế thư viện - thông tin.
Chương 3. Luậl Thư viện nước ngoài.
Chương này trình bày Luật Thư viện cùa Vương quốc Anh. Hợp
chung quốc Hoa Kỳ, các nước châu Âu, N aa ....
Chương 4. Các văn bản quy phạm pháp luật về công tác thư viện thông tin ờ Việt Nam.
Nội dung chương 4 trình bày các văn bản quy phạm pháp luật về côna
tác thư viện - thông tin ớ nước ta qua các giai đoạn lịch sứ khác nhau. Đặc
biệt chú ý đến các văn bản mới ban hành từ năm 2000 đến nay.
\S au mỗi chương có các câu hỏi và tài liệu tham khảo cho từng
chương để giúp người học có thể tự trả lời và chuẩn bị các bài thuyết
trình, thảo luận.
Giáo trình có kèm theo phụ lục toàn văn những văn bán quan trọna
nhát, có tác động mạnh nhất đến sự phát triền của ngành Thư viện Thông tin từ năm 2000 đến nay đề thuận tiện cho sinh viên tham kháo
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
6
Những vấn đề pháp lý liên quan đến sự phát triển của ngành Thư
viện - Thông tin rất rộng. Trong khuôn khô một giáo trình không thê
chứa đựng đầy đủ hết, vì vậy những khiếm khuyết là không thể tránh
khỏi cá về nội dung và hình thức. Người biên soạn rất mong nhận được
sự góp ý, phê bình của các giảng viên và các bạn sinh viên để sửa chữa,
bố sung trong lần xuất bản sau.
Xin chân thành cám ơn về những ý kiến đóng góp quý báu.
Ý kiến đóng góp xin gửi về địa chi email:
thuvbl@uet~.edu. vn hoặc
Người biên soạn
7
Chương I
TỔNG QUAN VỀ PHÁP CHẾ
THƯ VIỆN - THÔNG TIN
1.1. KHÁI N IỆ M PH Á P CHẾ VÀ PH Á P LU Ậ T
1.1.1. Khái niệm pháp chế
Pháp chế là một phạm trù cơ bản của khoa học pháp lý. Pháp chế là
một hiện tượng chính trị, pháp lý phức tạp. Pháp chế thường dược hiểu là
sự hiện diện của pháp luật và yêu cầu về sự tuân thù pháp luật một cách
nshiêm chinh, chính xác.
Khái niệm pháp chế được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin nhắc đến nhiều lần trong các tác phẩm của mình. Theo c . Mác và
Ph. Ãngghen. pháp chế là sự tuân thù luật của những người tham gia các
quan hệ xã hội.
Trong thư gửi ÔGuyxtơ Beben ớ Plau En Dresxden Luân Đôn (ngày
18/11/1884), Ph. Ãngghen viết: “Chế độ chính trị hiện đang ton tại ở
châu Âu /à kết quả của các cuộc cách mạng. Cơ sở của pháp chế, pháp
quyền lịch sử, pháp chê ở khăp nơi đã hàng nghìn lân bị vi phạm hoặc
hoàn toàn bị quang đi. ... Chưa bao giờ cách mạng coi thường việc viện
dẫn pháp chế. Ví dụ, vào năm 1830 ờ Pháp, cả nhà vua (Lui Philip) lẫn
giai cấp tư sản đều khẳng định rằng pháp luật ớ phía họ” .
Theo Lênin, điều quan trọng không chì là ở chỗ các đạo luật được
ban hành, đáp ứng sự phát triền của xã hội và các đòi hỏi của quần chúng
nhân dân lao động, mà điều chính yếu hơn là đưa đạo luật đó vào đời
sống, làm cho nó được tuân thủ một cách chính xác, triệt để bời tất cả
mọi người: “Phải tuân theo từng ly, từng tý những luật lệ và mệnh lệnh
cúa chính quyền Xô Viết và đôn đốc mọi người tuân theo"2.
1 c . M ác và Ph. Ảngglien: Toàn tập. T.36.- H.: Chính trị quốc gia, 1995.-Tr. 328-329.
2 V. I. Lênin: Toán tập. T.39.- M.: Tiến bộ, 1997,- Tr. 178.
9
Như vậy, Lênin cho ràng pháp chế là sự tuân thủ và châp hành
nghiêm chỉnh các đạo luật, sự tuân thủ này trước hết là ở các cơ quan nhà
nước, cán bộ công chức, viên chức nhà nước.
Điều 12 Hiến pháp 1992 của nước ta ghi rõ: “Nhà nước quàn lý xã
hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chù nghĩa”.
Điều này có nahĩa là pháp chế có tư cách như là sự quản lý cùa nhà nước
đối với xà hội. Trone các tài liệu pháp lý của Việt Nam, thuật ngữ "pháp
chế" được sử dụne chưa thốne nhất.
Trong eiáo trình "Pháp luật đại cương” cùa trường Đại học Giao
thông vận tái TP Hồ Chí Minh do Nhà xuất bàn Đại học quốc aia TP Hồ
Chí Minh xuất ban năm 2008. định nghĩa: "Pháp chế xã hội chú Iigliĩa là
một chế độ đặc biệt cùa đòi sống cliínli trị - xã liội, trong đó tat cá các co
quan nhà nước, tố chức kinh tế, tố chức xã hội, nhăn viên lilià nước,
nhăn viên các tổ chức xã hội và m ọi công (lăn đều phải tôn trọng và
thực hiện pháp luật một cách nghiêm chinh, triệt để và chính xác"
Trong giáo trình "Pháp luật đại cương” của trườna đại học Kinh tế
quốc dàn Hà Nội do Nhà xuất bàn Lao động - xã hội xuất ban năm 2004.
định nghĩa:
"Pháp chế xã hội chù nghĩa là phư ơng thứ c quán lý của nhà
nước XHCIS đối với xã liội, biếu hiện ớ việc thục hiện nghiêm chỉnh
và triệt đê trong hoạt động cùa các cơ quail nhà nước, cùa cán bộ,
công cliức lìlià nước các cấp, cùa các tổ chức xã liội, các tu cliức kình
tế, của m ọi công dân đối với pháp luật được nlíà nước ban h ành"'.
Trong cuốn sách "Lý luận chung về nhà nước và pháp luật" cua Nhà
xuất bán Tổng hợp Đồng Nai năm 2001, định nghĩa: "'Pháp chế, đó lù sự
đòi liở iphải tôn trọng, thực hiện m ột cách nghiêm ngặt đối với các quỵ
phạm pháp luật của các công dân, các nhà chức trách, cúc cơ quan
1 Đoàn Cộng Thức. Nguvễn Thị Bé Hai. Pháp iuặl dại cuonự. TP HCM.: Đại học quốc
ạia TP Hồ Chí Minh, 2008,- Tr.97-98.
Giáo trinh pháp luật đại cương/ Trường Đại học kinh tế quốc dãn.- N hà xuất bán Lao
động-xă hội. 2004,- Tr.92-95
10
n h à nước vù các tổ chức x ã hội dựa trên cơ sở củng cố pháp chê xã
hội ch ủ ngliĩa” .
Trong từ điển Luật học do Nhà xuất bản Từ điển bách khoa và Nhà
xuất bán Tư pháp xuất bản năm 2006, dịnh nghĩa: "Pháp chế tà th ế chế
pháp luật được xác lập trong toàn bộ đời sống xã hội tù’ trong tố chức,
hoạt động của bộ máy nhà nước đến các thiết chế, quan hệ x ã hội, hoạt
động, sinh hoạt của m ọi chủ thể pháp luật trên tất cả các lĩnh vực của
đời sống x ã liội”; “Pháp chế là toàn bộ hệ thống pháp luật và đời sống
thự c tiễn của pháp lu ậ t”; “Pháp chế xã hội chủ nghĩa là s ự tôn trọng,
tuân thủ, chấp liànli nghiêm chỉnh hiến pháp, pháp luật của các cơ
quan, nhân viên nhà nước, của các tổ chức xã hội và m ọi công dân .
Từ các định nghĩa trên, chúng ta có thể thấy rằng thực chất của pháp
chế là chế độ tuân theo pháp luật đối với toàn xã hội. Nói một cách khác,
pháp chế là cơ chế quản lý xã hội bằng pháp luật, theo pháp luật. Sự tuân
theo này được đặt ra thành những nguyên tắc.
Đề xây dựng được một nhà nước pháp quyền thật sự của dãn, do dân,
vì dân, để nhà nước có thể quản lý xã hội bằng pháp luật, phải tăng
cường pháp chế. Muốn có một nền pháp chế vững mạnh phải thỏa mãn
hai điều kiện:
- N hà nước phải xây dựng và ban hành một hệ thống pháp luật đầy
đu. hoàn chinh.
- N hà nước phải có cơ chế và biện pháp trong tổ chức thực hiện đê
đám bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm chỉnh và triệt để.
1.1.2. Khái niệm pháp luật, quy phạm pháp luật và văn bản quỵ
phạm pháp luật
1.1.2.1. K hái niệm pháp luật và quy Ịiỉiạm pháp luật
a. Khái niệm pháp luật
“Pliáp luật là hệ thống các quy tắc x ử Sự m ang tính bắt buộc
ch u n g do nhà nư ớc ban hành hoặc thừa nhận Iiliằm điều chinh cúc
1 Dinh Vãn Mậu, Phạm Hồng Thái. Lý luận chung về nhà nước và pháp luật.- Đồng
Nai.: Tổng họp Đồng N ai, 2 0 0 1 Tr. 465.
2 T ừ điển luật học.-H.: Từ điển bách khoa, Tư pháp, 2006,- Tr.603.
quan hệ xã liội, phục vụ và bảo vệ quyền lợi của các tầng lớp dân cư
trong xã h ộ i” .
Pháp luật bao giờ cũng thề hiện ý chí của giai cấp thống trị và được
nhà nước đảm bào thực hiện nhàm thiết lập, duy trì một trật tự xã hội
nhất định.
Pháp luật được đặt ra đế quản lý nhà nước, quàn lý xà hội. Do đó,
mọi người sống trong xã hội đều phải tôn trọng, tự giác và nghiêm chinh
chấp hành mọi luật lệ của nhà nước.
Các chức năng của pháp luật:
- Ấn định tổ chức cùa quốc gia, cùa xã hội;
- Điều chinh các quan hệ xã hội quan trọng nhất: quan hệ giữa các
cơ quan quyền lực nhà nước với nhau, giữa chính quyền và nhân
dân, giữa nhân dân với nhau;
- Định ra những mẫu mực, khuôn phép cho những hành động hoặc
cách cư xử của nhân dân;
- Xây dụng trật tự xã hội.
Các thuộc tính của pháp luật:
- Là quy phạm phô biến;
- Được xác định chặt chẽ về mặt hình thức;
- Được bảo đàm bằng nhà nước (có tính cưỡng chế).
H'ệ thống pháp luật là cơ cấu bên trong của pháp luật, thề hiện sự
thống nhất nội tại của các quy phạm pháp luật và sự phân chia một cách
khách quan các quy phạm pháp luật trong hệ thống ấy thành các naành
luật và chế định pháp luật phù hợp với tính chất, đặc điểm cúa các quan
hệ xã hội mà nó điều chinh. Sự hình thành hệ thống pháp luật ở mồi thời
đại, mỗi nước chịu sự tác động của nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện
kinh tế, chế độ chinh trị - xã hội, truvền Ihốna lịch sử, quan điếm cua nhà
nước vê pháp luật và nguôn của pháp luật, những nguyên tấc tô chức
quyền lực nhà nước....
1Từ điền luật học.-H.: Tù điển bách khoa. Tu pháp. 2006 - Tr.606.
H oạt động xây dựng pháp luật bao gồm hoạt động lập pháp và hoạt
động lập quy. Lập pháp và lập quy là hoạt động của các cơ quan nhà
nước có thâm quyển xây dựng và ban hành hệ thông văn bản quy phạm
pháp luật.
Hoạt động lập pháp chủ yếu là hoạt động ban hành văn bản quy phạm
pháp luật. Ở nước ngoài, vãn bản luật do cơ quan quyền lực nhà nước cao
nhất là Quốc hội hoặc Nghị viện ban hành, có giá trị pháp lý cao nhất
trong hệ thống pháp luật. Ờ nước ta, theo Hiển pháp năm 1992 (sửa đổi
năm 2001), Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập pháp. Quốc hội là
cơ quan thay mặt nhân dân quyết định những vấn đề trọng đại nhất của đất
nước thông qua Hiến pháp và các bộ luật, luật, từ đó những vấn đề trọng
đại của đất nước được các cơ quan nhà nước, tố chức xã hội, mọi công dán
thực hiện nghiêm chinh, chính xác. Quốc hội cũng là cơ quan duy nhất có
quyền ban hành và sửa đôi Hiến pháp, các bộ luật, luật.
Hoạt động lập quy là hoạt động ban hành văn bản quy phạm pháp
luật của các cơ quan nhà nước có thâm quyền trên cơ sờ luật và nhằm
thực hiện luật, nhàm chi tiết hoá, cụ thể hoá văn bản luật để phục vụ các
nhu cầu trong thực tế hoạt động quản lý nhà nước. Kết quà của hoạt động
lập quy là hệ thống văn bản quy phạm dưới luật, chính sách, cơ chế,
hướng dẫn thực hiện luật do chính phủ, các bộ, các chính quyền địa
phương ban hành khi thực hiện quyền hành pháp của mình.
Trong thời gian qua, hoạt động lập pháp, lập quy của Nhà nước ta đã
có những bước tiến quan trọng. Quốc hội, ú y ban Thường vụ Quốc hội,
Chính phủ, các cơ quan nhà nước hữu quan khác đã cố gắng thể chế hóa
nhanh chóng các Nghị quyết của Đảng, ban hành được một số lượng lớn
các văn bán quy phạm pháp luật, bưóc đầu tạo được khung pháp lý để
quản lý xã hội, quản lý các ngành, góp phần quan trọns vào công cuộc
đồi mới toàn diện đất nước và hội nhập quốc tế.
b. Khái niệm quy phạm pháp luật
“Quy ph ạ m pháp luật là quy tắc x ử s ự m ang tính bắt buộc chung
ílo cơ quan nhà nư ớc có tham quyền ban liànli lioặc thừ a nhận, thể
hiện ỷ c h í và lợi ích của giai cấp cầm quyền trong x ã lĩội, được cơ cấu
chặt chẽ để m ọi người có thể đối chiếu vói hành vi của m ình m à có sự
x ử sự p h ù hợp trong đòi số n g ”1.
Quy phạm pháp luật là đơn vị cấu trúc nhỏ nhất cùa hệ thống pháp
luật. Mỗi quy phạm pháp luật bao gồm ba bộ phận:
- Giả định: là phần xác định chủ thể tham gia quan hệ pháp luật và
những hoàn cảnh, điều kiện mà chù thể gặp phải trong thực tiễn.
- Quy định là phần xác định chủ thể phải làm gì khi gặp phái hoàn
cảnh, điều kiện đã nêu trong phân giá định (được một quyên phai
làm một nghĩa vụ, phải tránh các xừ sự bị cấm).
- Chế tài là phần nêu rõ biện pháp, hình thức xử lý của nhà nước đối
với người đã xư sự không đúng với quy định, hậu quá mà người đó
phài gánh chịu.
1.1.2.2. Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam : “Văn bản pháp quy là vãn bán
quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo
thú tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tẳc xử sự chung được nhà
nước đảm bảo thực hiện nhàm điều chỉnh các quan hệ xã hội”2.
Trong Điều 1 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Quốc
hội khóa XII, kỳ họp thứ 3, số 17/2008/QH12 ngày 03/06/2008 quy định
“Vãn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan lĩlià nước ban
hành hoặc phối hợp ban líànli theo thầm quyền, lùnli thức, trình tự,
thủ tục được quy định trong L uật này hoặc trong L uật ban liànli văn
bản quy phạm pháp luật của H ội đồng nhân (lân, Ưỷ ban nliân (lăn,
trong đó có quy tắc x ử sự chung, có Itiệu lực bát buộc chung, được
Nlìà nước bảo đám thự c hiện để điều chinh cúc quan hệ x ã h ộ i”.
Điều 2 của Luật này quy định hệ thống văn bàn quy phạm pháp luật
của nước ta như sau:
1. Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội.
1Tù điển luật liọc.-H.: Từ điền bách khoa, Tư pháp, 2006,- Tr.643
' Từ diên Bách khoa Việt Nam/ Hội đông Quôc gia chi đạo biên soạn từ diển bách khoa
Việt Nam. - H. : Từ điển Bách khoa, 2005. - T.4 (T - Z). - Tr. 796.
14
2.
Pháp lệnh, Nghị quyết của ủ y ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước.
4. Nghị định của Chính phủ.
5. Quyết định của Thu tướng Chính phú.
6. Nghị quyết cua Hội đồng Thấm phán. Tòa án nhân dân tối cao,
Thông tư cùa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
7.
Thông tư của Viện trường Viện kiếm sát nhân dân tối cao.
8.
Thông tư của Bộ trướng, Thú trướng cơ quan ngang bộ.
9.
Quyết định của Tồng Kiểm toán Nhà nước.
10. Nghị quyết liên tịch eiữa ủ y ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa
Chính phu với cơ quan truns ư ơ ng cún tô chức chính trị - xã hội.
11. Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối
Viện trưởng Viện kiêm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ
Thủ trường cơ quan nsang bộ với Chánh án Tòa án nhân
cao, Viện trưởng Viện kiếm sát nhân dân tối cao; giữa
trướng. Thủ trướna cơ quan ngane bộ.
cao với
trương,
dân tối
các Bộ
12. V ăn ban quy phạm pháp luật cua Hội đồng nhân dân. ủ y
ban nhân dân.
Hiến pháp là văn bán quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao
nhất, là nền tảng, cơ sở để ban hành các luật và vãn bản dưới luật của
một quốc gia. Hiến pháp quy định nhữntì vấn đề cơ bản nhất của xã hội
như chế độ chinh trị, chế độ kinh tế, chế độ văn hóa - xã hội; quyền lợi
và nehĩa vụ của cône dân; các nguyên tác tố chức và hoạt động của bộ
máy các cơ quan nhà nước.
Luật/bộ luật là văn bản có hiệu lực pháp lý sau I-Iiến pháp, phù hợp
với Hiến pháp, cụ thể hóa các quy định cua Hiến pháp và nhàm thực hiện
Hiến pháp. Mỗi luật điều chinh một lĩnh vực quan hệ xã hội nhất định.
Luật quy định các vấn đề cơ ban thuộc lĩnh vực kinh tế. xã hội. quốc
phòntỉ. an ninh, tài chính, tiền tệ. naân sách. (huế. dân tộc. tôn giáo, văn
hoá, giáo dục, y te. khoa học. côna ntihộ. mỏi trườim. dối Ii20ại. tô chức
15
và hoạt động của bộ máy nhà nựớc, chế độ công vụ, cán bộ, cône chức,
quyền và nghĩa vụ của công dân. Nghị quyết của Quốc hội được ban hành để quyết định nhiệm vụ
phát triền kinh tế - xã hội; dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân
sách trung ương; điều chình ngân sách nhà nước; phê chuẩn quyết toán
ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc của Quốc hội, ủ y ban
thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, các ủ y ban cùa Quốc hội, Đoàn
đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và
quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Các văn bản dưới luật do các cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự
thù tục và hình thức quy định. Thông thường, văn bàn dưới luật được ban
hành dựa trên cơ sở của luật và nhằm thực hiện luật. Tuy nhiên, trong
trường họp chưa có luật, văn bản dưới luật là tiền đề để xây dựng luật.
Các vãn bản dưới luật gồm:
1. Pháp lệnh của ủ y ban thường vụ Quốc hội quy định những vấn
đề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trinh Quốc
hội xem xét, quyết định ban hành luật.
2. Nghị quyết cùa ủ y ban thường vụ Quốc hội được ban hành để
giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; hướng dẫn hoạt động cùa
Hội đồng nhân dân; quyết định tuyên bố tỉnh trạng chiến tranh,
tổng động viên hoặc động viên cục bộ; ban bố tình trạng khẩn
câp trong cá nước hoặc ở từng địa phương và quyết định những
vân đê khác thuộc thâm quyên của ủ y ban thường vụ Quốc hội.
3. Lệnh, quyết định của Chù tịch nước được ban hành để thực hiện
nhiệm vụ, quyền hạn của Chù tịch nước do Hiến pháp, luật, nghị
quyết cùa Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết cùa ù y ban thườna vụ
Quôc hội quy định.
4. Nghị định của Chính phủ được ban hành đề quy định chi tiết thi
hành Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, Nghị quyết cua
Uy ban thường vụ Quốc hội, Lẹnh, Quyết định cùa Chù tịch
nước; Quy định các biện pháp cụ thể đề thực hiện chính sách
16
kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách,
thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công
nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức,
quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thâm
quyền quản lý, điều hành của Chính phủ; Quy định nhiệm vụ,
quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ
quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyên
của Chính phủ; Quy định những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ
điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh đề đáp úng yêu cầu
quản lý nhà nước, quàn lý kinh tể, quản lý xã hội. Việc ban hành
nghị định phải được sự đồng ý của ủ y ban thường vụ Quốc hội.
5.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được ban hành để quy định
các biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phù và hệ
thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sờ; chế độ làm
việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch ủ y ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương; các biện pháp chì đạo, phối hợp
hoạt động của các thành viên Chính phủ; kiểm tra hoạt động của
các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, ủ y ban
nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách,
pháp luật của Nhà nước và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của
Thủ tướng Chính phủ;
6.
Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ được ban
hành đề quy định chi tiết thi hành Luật, Nghị quyết của Quốc
hội, Pháp lệnh, Nghị quyết của ủ y ban thường vụ Quốc hội,
Lệnh, Quyết định của Chủ tịch nước, Nghị định của Chính phủ,
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Quy định về quy trình,
quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật của ngành, lĩnh
vực do minh phụ trách; Quy định biện pháp để thực hiện chức
năng quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách và những vấn đề
khác do Chính phủ giao.
7. Nghị quyết cúa Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
được ban hành dể hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất
pháp luật.
17
8. Thông tư cùa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao được ban hành dê
thực hiện việc quán lý các Tòa án nhân dân địa phương và Tòa an
quân sự về tô chức: quy định những vấn đề khác thuộc thâm
quyền cùa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
9
Thôna tư cua Viện trướng Viện kiểm sát nhân dân tối cao được
ban hành để quy định các biện pháp bào đảm việc thực hiện nhiệm
vụ. quyền hạn của Viện kiểm sát nhàn dân địa phương. Viện kiêm
sát quân sự: quy định những vẩn đề khác thuộc thẩm quyền cúa
Viện trưởng Viện kiềm sát nhân dân tối cao.
10. Quyết định cùa Tồna Kiềm toán Nhà nước được ban hành đê quy
định, lurớna dẫn các chuẩn mực kiếm toán nhà nước: quy dinh cụ
thế quv trình kiếm toán, hồ sơ kiểm toán.
Văn bản quy phạm pháp luật dưới luật mang tính chất liên tịch gồm
các loại sau:
1. Nahị quyết liên tịch siữa Uy ban thườne vụ Quốc hội hoặc aiữa
Chính phủ với cơ quan truna ương của tồ chức chính trị - xã hội
được ban hành đê hướna dẫn thi hành những vấn đề khi pháp
luật quy định về việc tổ chức chính trị - xã hội đó tham aia quán
lý nhà nước.
2. Thôna tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với
Viện trướne Viện kiêm sát nhân dân tối cao; aiữa Bộ trườna.
Thu trường cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhãn dãn tối
cao. Viện trường Viện kiêm sát nhân dân tối cao được ban hành
đê hướng dẫn việc áp dụng thống nhất pháp luật trong hoạt dộne
tô tụng và những vấn đề khác liên quan đến nhiệm vụ. quvền hạn
cúa các cơ quan đó.
3. Thông tư liên tịch aiữa các Bộ trường, Thủ trường cơ quan naana
bộ được ban hành đề hướng dẫn thi hành Luật. Nahị quyết cua
Quốc hội. Pháp lệnh. Nghị quyết của ủ y ban thườns vụ Quốc hội.
Lệnh. Quyết định cùa Chù tịch nước. Nehị định của Chính phu.
Quyêt định cua Thu tirớna Chính phủ có liên quan đến chức nărm.
nhiệm vụ. quyên hạn cua bộ. ca quan ngang bộ đó.
Văn bản quy phạm pháp luật cua Hội đồng nhân dân được ban hành
dưới hình thức nghị quyết. Văn bản quy phạm pháp luật của ủ y ban nhân
dân được ban hành dưới hình thức quyết định, chi thị.
Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phán ánh:
- Những chù trương, chính sách, biện pháp nhàm báo đảm thi hành
Hiến pháp, Luật, văn bản của cơ quan nhà nước câp trên;
- Kế hoạch phát triến kinh tế - xã hội, nsân sách, quốc phòng, an
ninh ớ địa phương:
- Những chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù nhằm ôn định và
nâng cao đời sốne của nhân dân phù hợp với điều kiện phát triên
kinh tế - xã hội cua địa phương nhằm phát huy tiềm năng của dịa
phương (không được trái với các văn bàn quy phạm pháp luật của
cơ quan nhà nưó'c cấp trên).
Quyết định, Chí thị của ú y ban nhân dàn ban hành nhàm thi hành
Hiến pháp, luật, văn bản cùa cơ quan nhà nước cấp trên, nghị quyết của
Hội đồng nhân dân cùng cấp về phát triến kinh tế - xã hội, cùng cố quốc
phòng, an ninh; thực hiện chức năng quán lý nhà nước ở địa phươne và
thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.
Các cấp ban hành, loại văn bản quy phạm pháp luật thề hiện trong
bána (1).
Do nhu cầu thực tiễn quán lý nhà nước, các văn bản pháp quy phải là
những văn bản có các quy phạm pháp luật do các cơ quan quản lý nhà
nước, ở Trung ương, cơ quan quyền lực nhà nước, cơ quan quản lv nhà
nước ở địa phưong ban hành theo thẩm quyền lập quy của minh nhàm cụ
thể hóa, triến khai thực hiện Hiến pháp, Luật.
Văn bản được coi là văn bản pháp quy khi nó chứa đựng những quy
phạm pháp luật đè phân biệt với các hình thức văn bản nhà nước không
phải là văn bản quy phạm pháp luật như: thông báo, lời tuyên bố, thông
tri. công vãn hoặc quyết định hành chính có tính chất cá biệt, áp dụng
một lần với một hoặc một số đối tượng cụ thế, về một việc cụ thể.
19
B ả n g 1. Các cấp ban hành, loại văn bản quy phạm pháp luật
TT
CẤP BAN HÀNH
LOẠI VĂN BẢN
PHẠM VI
ÁP DỤNG
1
Quốc hội
- Hiến pháp, Luật,
Nghị quyết
Cà nước
2
ủ y ban Thường vụ Quốc
hội
- Pháp lệnh, Nghị
quyết
Cà nước
3
Chủ tịch nước
- Lệnh, Quyết định
Cả nước
4
Chính phù
- Nghị định
Cả nước
5
Thù tướng Chính phủ
- Quyết định
Cá nước
6
Hội đồng Thẩm phán Toà
án nhân dân tối cao
- Nghị quyết
Cà nước
7
Chánh án Toà án nhân
dân tối cao, Viện trường
Viện kiểm sát nhân dân
tối cao
- Thông tư
Cả nước
8
Bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang Bộ
- Thông tư, Thông tư
Liên bộ
Cà nước
9
Tổng Kiểm toán Nhà
nước
- Quyết định
Cà nước
10
HĐND, UBND Tình,
Thành phố trực thuộc
trung ương
- Nghị quyết, Quyết
định, Chi thị
Tinh, thành
phố
Hệ thông văn bản pháp quy khi được xây dựng, ban hành phái bào
đám các nguyên tăc quy định trong Luật ban hành văn bán quv phạm
pháp luật:
1. Bảo đàm tính họp hiến, họp pháp và tính thống nhất cùa văn bản
quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.
20
2. Tuân thủ thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật.
3. Bào đảm tính công khai trong quá trình xây dựng, ban hành văn
bản quy phạm pháp luật trừ trường hợp văn bản quy phạm pháp
luật có nội dung thuộc bí mật nhà nước; bảo đảm tính minh bạch
trong các quy định của văn bản quy phạm pháp luật.
4. Bảo đảm tính khả thi của văn bản quy phạm pháp luật.
5. Không làm càn trở việc thực hiện điều ước quốc tế mà Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, cơ quan, tổ
chức chủ trì soạn thảo và cơ quan, tổ chức hữu quan có trách nhiệm tạo
điều kiện để các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân tham gia góp ý kiến vê
dự thảo văn bán; tố chức lấy ý kiến cùa đối tượng chịu sự tác động trực
tiếp của văn bản. Ý kiến tham gia về dự thảo văn bản quy phạm pháp luật
phái được nghiên cứu, tiếp thu trong quá trình chinh lý dự thảo.
Ngôn ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật là tiếng Việt phổ thông,
cách diễn đạt phải chính xác, rõ ràng, dễ hiểu. Văn bản quy phạm pháp
luật phải quy định trực tiếp nội dung cần điều chỉnh, không quy định
chung chung, không quy định lại các nội dung đã được quy định trong
văn bản quy phạm pháp luật khác.
Văn bản quy phạm pháp luật có phạm vi điều chỉnh rộng thì tùy theo
nội dung có thể được bố cục theo phần, chương, mục, điều, khoản, điểm;
đối với văn bản có phạm vi điều chinh hẹp thì bồ cục theo các điều,
khoản, điểm. Các phần, chương, mục, điều trong văn bản quy phạm pháp
luật phải có tiêu đề. Không quy định chương riêng về thanh tra, khiếu
nại, tố cáo, khen thướng, xử lý vi phạm trong văn bản quy phạm pháp
luật nếu không có nội dung mới.
1.1.3. Mối quan hệ giũa pháp chế và pháp luật
Pháp chế là một phạm trù thể hiện những yêu cầu và đòi hòi các chù
thể pháp luật phải tôn trọng và triệt đề thực hiện pháp luật trong đời sống
xã hội. Nói tới pháp chế là nói tới một xã hội có pháp luật, nếu không có
21
pháp luật thì không thể có pháp chế. Việc hình thành và phát triền pháp
luật gắn chặt với pháp chế.
Pháp luật và pháp chế có mối quan hệ chặt chẽ, mật thiết với nhau.
Đâv là hai khái niệm rất gần nhau nhưng không đồng nhất. Pháp luật và
pháp chế tồn tại và phát triển song song.
Pháp luật là cơ sờ của pháp chế, là điều kiện cần thiết, là tiền đề tất
yếu đối với pháp chế. Đe có pháp chế đòi hỏi phái có một hệ thống pháp
luật đầv đù. đồne bộ và hoàn chỉnh, phù hợp với từng giai đoạn lịch sử.
Đến lưọt mình, pháp chế cũng là điều tất yếu đối với pháp luật. Nền pháp
chế vững chắc báo đám cho pháp luật phát huy tác dụng hiệu lực của
mình, điều chình có hiệu quà các quan hệ phức tạp trong xã hội. Neu
không tuân thù pháp chế. pháp luật sẽ không được thực hiện trong đời
sông xã hội.
Đê pháp luật được thực thi phải có sự tự giác thực hiện pháp luật cùa
các chủ thê pháp luật, một bộ máy nhà nước hoạt động có hiệu quà trong
việc báo đảm cho pháp luật được tôn trọng và thực hiện nghiêm minh. Sự
phát triển của pháp chế phụ thuộc vào tình trạng của pháp luật, hiệu quả
hoạt động của bộ máy quán lý nhà nước (lập pháp, hành pháp và tư pháp)
và trình độ văn hóa pháp lý của mọi công dân.
Trật tự pháp luật là một bộ phận quan trọng tạo nên trật tự xã hội.
Trật tự pháp luật là sự hình thành mối quan hệ giữa con người, giữa các
cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, chính trị, xã hội .... những cá
nhân có trách nhiệm và mọi công dân trong xã hội dựa trên cơ sở tuân
thủ và thực hiện một cách nghiêm chinh, chính xác các quy phạm pháp
luật. Như vậy, pháp chế liên quan chặt chẽ với trật tự pháp luật. Trật tự
pháp luật là hệ quả của pháp chế. Pháp chế là khâu nối liền giữa pháp
luật và trật tự pháp luật, là phương tiện để giữ vững pháp luật, củng cố
trật tự pháp luật. Trật tự pháp luật lại bào đảm cho pháp chế. Vi phạm
trật tự pháp luật nghĩa là vi phạm pháp chế. Vì vậy, trạng thái pháp chế
cua một nước phụ thuộc vào mức độ hoạt động của các cơ quan nhà
nước, các tô chức khác nhau trong xã hội, các nhà quản lý và mọi công
dàn trong việc bảo vệ trật tự pháp luật.
22
1.2. K HÁI N IỆ M PH Á P CHẾ T H Ư V IỆ N - TH Ô N G TIN
1.2.1. Định nghĩa
Theo góc độ cơ chế, có thế định nghĩa pháp chế thư viện - thông tin
như sau: Pháp ché th ư viện - thông tin là cơ ch ế quản lý hoạt động th ư
viện - thông tin bằng pháp luật và theo pháp luật.
Cơ chế quán lý hoạt dộng thư viện - thông tin là một hệ thống những
chinh sách, phương pháp, công cụ quản lý, những hình thức tố chức tác
độna tới hoạt động thư viện - thông tin nhằm đạt đến các mục tiêu đề ra
trong những điều kiện lịch sử - xã hội nhất định.
ơ nước ta, trong những năm qua, nhà nước điều tiết sự phát triển của
sự nghiệp thư viện - thông tin bàng các chính sách của mình thông qua
việc ban hành các văn bán quy phạm pháp luật. Hệ thống văn bản quy
phạm pháp luật (gọi tắt là hệ thống văn bản pháp quy) về công tác thư
viện - thông tin được sứ dụng như là một công cụ điều chinh các quan hệ
náy sinh trong quá trinh xây dựng và phát triển sự nghiệp thư viện thông tin Việt Nam, trong đó đặc biệt quan trọng là điều chỉnh các quan
hệ có liên quan tới việc thực hiện quán lý nhà nước đối với di sán thư
tịch cua dân tộc. tới quyền hướng thụ tinh hoa văn hóa, các thành tựu
khoa học và công nghệ của nhân loại, quyền tiếp cận tự do và khôna hạn
chế tới tri thức và thông tin của mọi người dân. Các văn ban này đã tạo
cơ sớ pháp lý cho hoạt động thư viện - thông tin từ trung ương đến các
dịa phương và các đơn vị cơ sờ, góp phần quan trọng vào việc quản lý
nhà nước đối với hoạt động thư viện - thông tin trên phạm vi toàn quốc.
Pháp chế thư viện - thông tin là một khái niệm rộng, có Ihể xem xét
theo nhiều khía cạnh khác nhau, bao gồm:
Pliáp chế th ư viện - tliông tin là nền tâng lạo nên Iiguyên tác tố
ch ứ c và hoạt dộng của bộ m áy quán lý nhà nước ve lĩnli vục th ư viện thông tin.
Nhìn nhận pháp chế thư viện - thông tin theo khía cạnh này chúng ta
thấy toàn bộ tổ chức và hoạt động cùa bộ máy quàn lý nhà nước về công
tác thư viện - thôna tin phái được tiến hành theo đúng pháp luật. Các