Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

VÀI NÉT VỀ VĂN BẢN (TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ INTERNET TRONG DỰNG ĐOẠN VĂN BẢN, SOẠN THẢO VĂN BẢN TIẾNG VIỆT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (686.33 KB, 39 trang )

HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYEÃN PHÖÔÙC ÑIEÀN
(THÍCH MINH ÑIEÄP)

VÀI NÉT VỀ VĂN BẢN
(TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ INTERNET
TRONG DỰNG ĐOẠN VĂN BẢN,
SOẠN THẢO VĂN BẢN TIẾNG VIỆT)

MÔN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
MÃ SỐ: 002

TIỂU LUẬN TIẾNG VIỆT

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2009


HỌC VIỆN PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

NGUYEÃN PHÖÔÙC ÑIEÀN
(THÍCH MINH ÑIEÄP)

VÀI NÉT VỀ VĂN BẢN
(TÌM HIỂU ẢNH HƯỞNG CỦA NGÔN NGỮ INTERNET
TRONG DỰNG ĐOẠN VĂN BẢN,
SOẠN THẢO VĂN BẢN TIẾNG VIỆT)

MÔN: TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
MÃ SỐ: 002


TIỂU LUẬN TIẾNG VIỆT

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRẦN NGỌC TUYẾT
TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12 NĂM 2009


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan: Tiểu luận “Tìm hiểu ảnh hưởng của ngôn ngữ Internet trong
dựng đoạn văn bản và soạn thảo văn bản tiếng Việt” là công trình nghiên cứu khoa học
riêng của tôi.
Các tài liệu, tư liệu, thông tin, hình ảnh, âm thanh, … trong tiểu luận được sử dụng
trung thực.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong tiểu luận này chưa từng được công bố tại
bất kỳ công trình nào khác.
TP. HCM, ngày 01 tháng 12 năm 2009
Tác giả tiểu luận

Nguyeãn Phöôùc Ñieàn
(Thích Minh Ñieäp)


MỤC LỤC
Lời cam đoan
Mục lục
Bảng viết tắt
Mở đầu
Trang
0.1- Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu....................................................... 01
0.1.1- Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 01

0.1.2- Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 01
0.2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................ 01
0.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 01
0.3.1- Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 01
0.3.2- Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 01
0.4- Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ..................................................... 02
0.4.1- Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 02
0.4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu ..................................................................... 02
0.4.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp ..................................................... 02
0.4.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp....................................................... 02
0.4.1.2. Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu văn bản giữa TA và TV ........... 02
0.4.2- Nguồn tài liệu ................................................................................................ 02
0.4.2.1- Bình diện đồng đại...................................................................................... 02
0.4.2.2- Bình diện lịch đại........................................................................................ 02
0.5- Những đóng góp của tiểu luận.......................................................................... 02
0.5.1- Về mặt lý luận................................................................................................ 03
0.5.2- Về mặt thực tiễn ............................................................................................ 03
0.6- Bố cục của tiểu luận.......................................................................................... 03


Chương 1
Giới thiệu đôi nét về văn bản tiếng Việt
1.1- Khái niệm về văn bản (Ngơn bản).................................................................... 03
1.2- Khái niệm về nội dung và cấu trúc của văn bản............................................... 04
1.2.1- Nội dung của văn bản .................................................................................... 04
1.2.2- Cấu trúc của văn bản ..................................................................................... 04
1.3- Đặc trưng của văn bản ...................................................................................... 05
1.3.1- Tính hồn chỉnh ............................................................................................. 05
1.3.2- Tính liên kết................................................................................................... 05
1.3.2.1- Tính liên kết nội dung................................................................................. 05

1.3.2.2- Liên kết hình thức....................................................................................... 06
1.4- Đoạn văn: Đơn vị điển hình và đơn vị cơ sở của văn bản................................ 06
1.4.1- Khái niệm về đoạn văn .................................................................................. 06
1.4.2- Cấu trúc của đoạn văn ................................................................................... 07
1.4.2.1- Câu chuyển đoạn ........................................................................................ 07
1.4.2.2- Câu mở đoạn............................................................................................... 07
1.4.2.3- Câu chủ đoạn .............................................................................................. 08
1.4.2.4- Câu thuyết đoạn .......................................................................................... 08
1.4.2.5- Câu kết đoạn ............................................................................................... 08
1.5- Các loại lỗi liên kết văn bản và cách sửa chữa................................................. 08
1.5.1- Lỗi liên kết chủ đề ......................................................................................... 08
1.5.2- Lỗi liên kết lơ-gích ........................................................................................ 9
1.5.3- Lỗi liên kết hình thức..................................................................................... 11
1.6- Giản yếu một số loại văn bản ........................................................................... 11
1.6.1- Văn bản khoa học .......................................................................................... 11
1.6.1.1- Khái niệm ................................................................................................... 12
1.6.1.2- Đặc trưng .................................................................................................... 12
1.6.1.3- Đặc điểm trong cách diễn đạt ..................................................................... 12
1.6.2- Văn bản nghị luận.......................................................................................... 12
1.6.2.1- Khái niệm ................................................................................................... 12


1.6.2.2- Đặc trưng .................................................................................................... 12
1.6.2.3- Đặc điểm trong cách diễn đạt ..................................................................... 12
1.6.3- Văn bản hành chính ....................................................................................... 12
1.6.3.1- Khái niệm ................................................................................................... 12
1.6.3.2- Đặc trưng .................................................................................................... 13
1.6.3.3- Đặc điểm trong cách diễn đạt ..................................................................... 13

Chương 2

Giới thiệu đôi nét về Internet
2.1- Khái niệm mạng Internet............................................................................. 14
2.2- Khái niệm về Yahoo chat ............................................................................ 14
Chương 3
Ảnh hưởng của ngơn ngữ Internet trong dựng đoạn văn bản,
soạn thảo văn bản tiếng Việt trong Yahoo chat.
3.1- Lỗi sai ............................................................................................................... 15
3.1.1- Ngun nhân.................................................................................................. 15
3.1.1.1- Khách quan ................................................................................................. 15
3.1.1.2- Chủ quan..................................................................................................... 15
3.1.2- Các loại lỗi sai ............................................................................................... 15
3.1.2.1- Sai ngơn từ.................................................................................................. 15
3.1.2.2- Sai từ vựng.................................................................................................. 15
3.1.2.3- Sai ý nghĩa .................................................................................................. 16
3.2- Ảnh hưởng của lỗi sai....................................................................................... 16
3.2.1- Mất sự trong sáng của tiếng Việt................................................................... 16
3.2.2- Tụt hậu tiếng Việt ở thế hệ tương lai............................................................. 16
3.3- Chữa lỗi khi chát Yahoo................................................................................... 16
3.3.1- Luyện gõ ........................................................................................................ 16
3.3.2- Học tập........................................................................................................... 16
3.3.3- Khơng nên viết tắt ......................................................................................... 16


3.4- Thống kê ...................................................................................................... 17
3.4.1- Văn bản ..................................................................................................... 17
3.4.2- Bảng thống kê ........................................................................................... 18
3.4.3- Tỉ lệ ........................................................................................................... 18
3.4.4- Đồ thò ........................................................................................................ 19
3.4.5- Nhận xét .................................................................................................... 23
Kết luận

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


BẢNG VIẾT TẮT
TP. HCM: Thành phố Hồ Chí Minh
TV: Tiếng Việt
VN: Việt Nam
TG: Thế giới
TVTH: Tiếng Việt thực hành
Kỹ thuật: Sắp xếp chữ viết tắt theo a, b, c và theo thứ tự xuất hiện trong tiểu luận


Mở đầu
0.1- Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu:
0.1.1- Lý do chọn đề tài:
TV là cơng cụ học tập, giao tiếp ở VN và TG. Vấn đề về ảnh hưởng của ngơn
ngữ Internet trong dựng đoạn văn bản, soạn thảo văn bản tiếng Việt đã được nghiên cứu
về lý thuyết và đưa vào ứng dụng, trong thực tế có kết quả tốt. Tuy nhiên, từ thực tế đó,
nhất là khi áp dụng ở vấn đề liên kết trong văn bản cho thấy còn cần phải tiếp tục hồn
thiện ở mặt liên kết văn bản, liên kết ý. Đặc biệt, ngày nay, công cụ giao tiếp đã tiến
xa hơn khi Internet ra đời làm thay đổi rất nhiều trong việc sử dụng văn bản trong đời
sống hàng ngày. Vì lý do đó, chúng tơi chọn đề tài Tìm hiểu ảnh hưởng của ngơn ngữ
Internet trong dựng đoạn văn bản, soạn thảo văn bản tiếng Việt làm đề tài nghiên cứu
của mình.
0.1.2- Mục đích nghiên cứu:
Trong văn bản thường dùng trên Internet có sử dụng nhiều loại liên kết văn
bản. Vì vậy, mục đích nghiên cứu của đề tài này nhằm tìm hiểu nguyên nhân hiện
tượng sai liên kết là do ngun nhân nào tạo ra.
0.2- Lịch sử nghiên cứu vấn đề:

Vấn đề về Tìm hiểu ảnh hưởng của ngơn ngữ Internet trong dựng đoạn văn bản,
soạn thảo văn bản tiếng Việt là vấn đề mới xuất hiện trong mơn TVTH, nên cũng có
một vài nghiên cứu và cũng đã có một số ý kiến của các nhà khoa học về vấn đề này.
Hiện nay, vấn đề về Tìm hiểu ảnh hưởng của ngơn ngữ Internet trong dựng đoạn
văn bản, soạn thảo văn bản tiếng Việt vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu và sẽ có
thêm nhiều ý kiến của các nhà khoa học về vấn đề này.
0.3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
0.3.1- Đối tượng nghiên cứu:
Hình thức về Văn bản và Phương thức liên kết văn bản trong sử dụng Yahoo
Chat (một loại giao tiếp trực tuyến).
0.3.2- Phạm vi nghiên cứu:


Tìm hiểu ảnh hưởng của ngơn ngữ Internet trong dựng đoạn văn bản, soạn thảo
văn bản tiếng Việt về văn bản hành chính và Phương thức liên kết văn bản hành chính là
văn bản được trích dẫn một đoạn ngắn trong khi giao tiếp giữa hai đối tượng cụ thể.
0.4- Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu:
0.4.1- Phương pháp nghiên cứu:
Để thực hiện tiểu luận này, những phương pháp nghiên cứu được sử dụng như:
0.4.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu:
0.4.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp:
Những tài liệu từ sách, báo, tạp chí, Internet cùng các cơng trình nghiên cứu của
các học giả chun ngành ngơn ngữ được sử dụng tham khảo.
0.4.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp:
Những bảng biểu, khn mẫu, hình ảnh, đoạn video clip... được tác giả trực tiếp
thu thập và xử lý phục vụ nghiên cứu.
0.4.1.2. Phương pháp phân tích so sánh đối chiếu văn bản
Tác giả áp dụng phương pháp phân tích, so sánh đối chiếu văn bản phục vụ cho
việc nghiên cứu này.
0.4.2- Nguồn tài liệu:

0.4.2.1- Bình diện đồng đại:
Theo phương diện nghiên cứu đồng đại, các tác giả đã đóng góp nhiều quan
điểm, những khám phá cũng như đóng góp thiết thực vào nghiên cứu và vận dụng văn
bản và liên kết văn bản.
Nghiên cứu về TVTH, tác giả Hà Thúc Hoan với cơng trình nghiên cứu TVTH
nay đã được sử dụng thành giáo trình phục vụ và nghiên cứu cho sinh viên các ngành
ngơn ngữ học. Trong tác phẩm “Tiếng Việt Thực Hành” tác giả đã trình bày nhiều về
lý thuyết Tiếng Việt như văn phạm, cấu trúc.
0.4.2.2- Bình diện lịch đại:
Do nhiều điều kiện hạn chế về tài liệu và hồn cảnh học tập nghiên cứu mà tác
giả chưa tìm được nhiều tài liệu cũng như các nghiên cứu của các tác giả trong các giai
đoạn trước. Tác giả mong nhận được sự góp ý của q vị để cơng trình nghiên này có
chiều sâu và logic.


0.5- Những đóng góp của tiểu luận:
0.5.1- Về mặt lý luận:
Như đã xác định ở phần lý do chọn đề tài, mục đích nghiên cứu của đề tài này
nhằm tìm hiểu ảnh hưởng của ngơn ngữ Internet đến dựng đoạn và soạn thảo văn bản.
Đề tài đang nghiên cứu còn nhiều thiếu sót về lý luận, nên việc nghiên cứu thành cơng
đề tài này sẽ đóng góp vào việc ứng dụng phương thức liên kết văn bản.
0.5.2- Về mặt thực tiễn:
Từ thành cơng về mặt lý luận, đề tài sẽ có đóng góp vào ứng dụng vấn đề văn
bản – phương thức liên kết văn bản trong ngơn ngữ Internet được chính xác rõ ràng và
hồn mỹ hơn.
0.6- Bố cục của tiểu luận:
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo… nội dung
của tiểu luận này gồm 3 chương:
- Chương 1: Giới thiệu đơi nét về văn bản tiếng Việt.
- Chương 2: Giới thiệu đôi nét về Internet.

- Chương 3: Ảnh hưởng của ngôn ngữ Internet trong dựng đoạn, soạn thảo văn
bản tiếng Việt trong Yahoo chat.


Chương 1
Giới thiệu đôi nét của văn bản tiếng Việt
1.1- Khái niệm về văn bản (Ngôn bản):
Văn bản là sản phẩm hoàn chỉnh của một hành vi tạo lời (hay hành vi phát ngôn),
mang một nội dung giao tiếp cụ thể, gắn liền với một đối tượng giao tiếp, mục đích giao
tiếp và hoàn cảnh giao tiếp xác định, thể hiện dưới dạng âm thanh hay chữ viết.
Bên cạnh khái niệm văn bản, trong một số tài liệu giáo khoa, các chuyên luận về
Ngữ pháp văn bản, còn xuất hiện khái niệm ngôn bản. Khái niệm ngôn bản được hiểu
theo hai nghĩa cơ bản:
-

Được hiểu đồng nhất với khái niệm văn bản.

-

Được hiểu trong mối quan hệ đối lập với văn bản.

Văn bản có thể là một câu nói như câu khẩu hiệu, câu tục ngữ, một tin vắn gồm vài
ba câu, một bài thơ, một truyện ngắn, một bài nghiên cứu, một quyển sách, v.v...
Ví dụ 1:
- Câu khẩu hiệu: Không có gì quý hơn độc lập tự do
- Câu tục ngữ: Không thầy đố mày làm nên
1.2- Khái niệm về nội dung và cấu trúc của văn bản:
1.2.1- Nội dung của văn bản:
Văn bản dù ngắn hay dài đều đề cập đến một hay một vài đối tượng nào đó trong
hiện thực khách quan hay trong hiện thực tâm lí, tình cảm của con người. Ðối tượng này

chính là đề tài của văn bản.
Gắn liền với đề tài là sự triển khai của người viết/nói về đề tài, tức sự miêu tả, trần
thuật hay bàn luận về đề tài. Nội dung miêu tả, trần thuật hay bàn luận cơ bản, bao trùm
lên toàn văn bản là chủ đề của đề tài.
Trong các loại hình văn bản phi hư cấu (văn bản thuộc phong cách khoa học, chính
luận, hành chánh), chủ đề thường được hiển ngôn. Trong các loại hình văn bản hư cấu
(văn bản thuộc phong cách nghệ thuật), chủ đề thường mang tính hàm ngôn, nhiều tầng,


nhiều lớp.
Ví dụ 2:
Thằng Bờm
Thằng Bờm có cái quạt mo, Phú ông xin đổi ba bò chín trâu.
Bờm rằng bờm chẳng lấy trâu, Phú ông xin đổi ao sâu cá mè.
Bờm rằng bờm chẳng lấy mè, Phú ông xin đổi một bè gỗ lim.
Bờm rằng bờm chẳng lấy lim, Phú ông xin đổi con chim đồi mồi.
Bờm rằng bờm chẳng lấy mồi, Phú ông xin đổi nắm xôi, Bờm cười.
Bài đồng dao trên đề cập đến hai đối tượng: Thằng Bờm và phú ông. Nội dung trần
thuật cơ bản về hai đối tượng đó là cuộc trao đổi. Như vậy thằng Bờm và phú ông là đề
tài của văn bản; còn cuộc trao đổi là chủ đề của nó. Từ hai nhân tố trên, ta xác định
được nội dung cơ bản của văn bản: Cuộc trao đổi giữa phú ông và thằng Bờm.
1.2.2- Cấu trúc của văn bản.
Văn bản có thể chỉ gồm một câu, vài câu hay bao gồm nhiều đoạn, nhiều chương,
nhiều phần... Câu, đoạn, chương, phần khi tham gia vào tổ chức của văn bản đều có
chức năng riêng và chúng có mối quan hệ ràng buộc, nương tựa lẫn nhau. Toàn bộ các
bộ phận hợp thành văn bản - còn gọi là các đơn vị/kết cấu tạo văn bản - cùng với trình
tự phân bố, sắp xếp chúng dựa trên cơ sở chức năng và mối quan hệ qua lại giữa chúng
chính là cấu trúc của văn bản.
Ví dụ 3: Xem xét văn bản thơ sau:
Không có việc gì khó

Chỉ sợ lòng không bền
Ðào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
(Hồ Chí Minh)
Từ văn bản thơ trên, ta thấy câu cuối là câu kết, đồng thời cũng là câu nêu lên chủ
đề.
1.3- Đặc trưng của văn bản:


Văn bản có các đặc trưng cơ bản: Tính hoàn chỉnh, tính thống nhất, tính liên kết và
tính mạch lạc. Trong đó tính hoàn chỉnh và tính liên kết là hai đặc trưng cơ bản.
1.3.1- Tính hoàn chỉnh:
Văn bản có tính hoàn chỉnh phải thể hiện ở hai mặt: Nội dung biểu đạt và cấu trúc.
Trong đó, tính hoàn chỉnh về mặt nội dung có ý nghĩa quyết định.
Xem xét ví dụ 2: Trong bài Thằng Bờm, các câu văn đều tập trung vào hai đối tượng
chính là thằng Bờm và phú ông. Mặt khác, các câu còn tập trung vào việc triển khai
cuộc trao đổi giữa họ theo diễn tiến từ đầu đến khi kết thúc.
1.3.2- Tính liên kết:
Tính liên kết của văn bản là tính chất kết hợp, gắn bó, ràng buộc qua lại giữa các cấp
độ đơn vị dưới văn bản. Ðó là sự kết hợp, gắn bó giữa các câu trong đoạn, giữa các
đoạn, các phần, các chương với nhau. Tính liên kết của văn bản thể hiện ở hai mặt: liên
kết nội dung và liên kết hình thức.
1.3.2.1- Tính liên kết nội dung:
Nội dung văn bản bao gồm hai nhân tố cơ bản: Đề tài và chủ đề (hay còn gọi là chủ
đề và lô-gích).
Liên kết đề tài là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới văn bản trong việc
tập trung thể hiện đối tượng mà văn bản đề cập đến.
Liên kết chủ đề là sự tương hợp mang tính lô-gích về nội dung nghĩa giữa các cấp độ
đơn vị dưới văn bản.
Xét ví dụ 2 ta thấy các câu trong văn bản thơ đều tập trung vào hai đối tượng: Thằng

Bờm và phú ông.
1.3.2.2- Liên kết hình thức:
Liên kết hình thức trong văn bản là sự kết hợp, gắn bó giữa các cấp độ đơn vị dưới
văn bản xét trên bình diện ngôn từ biểu đạt, nhằm hình thức hoá, hiện thực hoá mối
quan hệ về mặt nội dung giữa chúng.
Liên kết hình thức trong văn bản bao gồm các phép liên kết: Lặp ngữ âm, lặp từ
vựng, thế đồng nghĩa, liên tưởng, đối nghịch, thế đại từ, tỉnh lược cấu trúc, lặp cấu trúc
và tuyến tính. Các phép liên kết này cũng được vận dụng giữa các đoạn, phần... trong
văn bản. Tuy nhiên, liên kết nội dung quy định liên kết hình thức.
1.4- Đoạn văn: Đơn vị điển hình và đơn vị cơ sở của văn bản:


1.4.1- Khái niệm về đoạn văn:
Ðoạn văn là một tập hợp câu liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức,
diễn đạt hoàn chỉnh hay tương đối hoàn chỉnh một chủ đề bộ phận ở cấp độ nhỏ nhất
nào đó trong chủ đề hay hệ thống chủ đề toàn thể của văn bản.
Ví dụ 4:
Chị Sáu như say sưa với cảnh vật thiên nhiên. Chị hát theo một con chim đang hót.
Chị rướn đôi tay bị còng chụp một con bướm bay qua. Chị chẳng để ý gì đến bọn lính
tráng với súng gươm tua tủa quanh mình.
Xem xét đoạn văn trên có chủ đề: Miêu tả trạng thái say sưa với cảnh vật thiên nhiên
(của chị Sáu). Chủ đề này được nêu trong câu thứ nhất. Các câu còn lại triển khai, làm
sáng tỏ chủ đề đó.

1.4.2- Cấu trúc của đoạn văn:
Nói đến cấu trúc của đoạn văn là nói đến các loại câu có chức năng khác nhau và sự
phân bố, sắp xếp cùng với mối quan hệ qua lại giữa chúng.
Trong đoạn văn, có tất cả năm loại câu có chức năng khác nhau, được phân bố, sắp
xếp qua sơ đồ cấu trúc tổng thể sau đây:



1.4.2.1- Câu chuyển đoạn:
Câu chuyển đoạn là loại câu có chức năng liên kết đoạn văn mà nó trực tiếp
thuộc với đoạn văn hay phần văn bản đứng trước.
1.4.2.2- Câu mở đoạn:
Câu mở đoạn là loại câu có chức năng đưa đẩy hay dẫn dắt ý vào đoạn. Khác với
câu chuyển đoạn, câu mở đoạn không nhắc lại chủ đề đã đề cập đến mà nó nêu lên một
thông tin nào đó có quan hệ với chủ đề của đoạn.
Câu mở đoạn có hai khả năng: Xuất hiện hay vắng mặt. Khi xuất hiện, số lượng
thường gặp là một, hai câu, đứng ở đầu đoạn.
Ví dụ 5:
Ông quan đã vậy, còn quan bà thì sao? Ðại diện cho quan bà đây là mụ mẹ Hoạn
Thư (H.T) 1 .
1.4.2.3- Câu chủ đoạn:
Câu chủ đoạn là câu có chức năng nêu lên chủ đề của đoạn văn mà các câu
thuyết đoán sẽ triển khai làm sáng tỏ.
Câu chủ đoạn có khả năng xuất hiện hay vắng mặt. Nếu xuất hiện, số lượng
thường gặp là một câu, đứng đầu đoạn hay sau câu chuyển đoạn, câu mở đoạn, nếu đoạn
văn có hai loại câu này. Trong trường hợp câu chủ đoạn vắng mặt, chủ đề của đoạn có
thể mang tính hàm ngôn hay do câu kết đoạn biểu đạt, nếu câu kết đoạn xuất hiện.
Ví dụ: Xét lại ví dụ 4 ta thấy câu đầu tiên là câu chủ đoạn.
1.4.2.4- Câu thuyết đoạn:
Câu thuyết đoạn là loại câu có chức năng triển khai, làm sáng tỏ chủ đề của đoạn,
hay nêu lên sự việc, sự kiện làm tiền đề để rút ra kết luận khái quát trong câu kết đoạn.
Ví dụ: Xem lại ví dụ 4 ta thấy câu thứ hai, thứ ba, thứ tư là câu thuyết đoạn.
1.4.2.5- Câu kết đoạn:
Câu kết đoạn là loại câu có chức năng đúc kết, khái quát lại hay mở rộng chủ đề
của đoạn.
Ví dụ: Xem lại ví dụ 3 ta thấy câu cuối là câu kết đoạn.
1.5- Các loại lỗi liên kết văn bản và cách sửa chữa:

1

H.T: Tên viết tắt của tác giả.


Có ba loại: Lỗi liên kết chủ đề, lỗi liên kết lô-gích và lỗi liên kết hình thức.
1.5.1- Lỗi liên kết chủ đề:
Lỗi liên kết chủ đề trong đoạn văn là loại lỗi liên kết thể hiện qua hiện tượng
phân tán tản mạn, chệch choạc, thiên thẹo, thiếu tập trung về mặt đối tượng được đề cập
đến giữa các câu trong đoạn văn.
Ví dụ 6:
Ðọc tác phẩm Tắt đèn, chúng ta thấy: người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực
dân phong kiến đã bị áp bức, hành hạ hết sức tàn tệ. Gia đình chị Dậu không một ai là
không bị hành hung. Anh Dậu đang ốm liệt giường liệt chiếu cũng bị trói, bị đánh đập
dã man. Cái Tí bé bỏng cũng bị roi đòn. Tên lí trưởng còn bắt dân nộp lễ vật khi đến xin
con dấu vào đơn (BVHS) 2 .
Trong ví dụ 6 ta thấy câu thứ nhất nêu lên một nhận định mang tính chất khái
quát. Trong đó, đối tượng nhận định chính là người nông dân Việt Nam dưới chế độ
thực dân phong kiến, nội dung nhận định là đã bị áp bức, hành hạ hết sức tàn tệ. Câu
thứ hai liên hệ đến một đối tượng khác: Gia đình chị Dậu. Ðối tượng mới này có quan
hệ chặt chẽ với đối tượng cũ, được nêu trong câu thứ nhất; đó là mối quan hệ cái chung
- cái riêng. Cũng theo chiều hướng ấy, câu thứ ba liên hệ đến anh Dậu, câu thứ tư liên
hệ đến cái Tí bé bỏng. Ðó là các thành viên trong gia đình chị Dậu. Như vậy, câu thứ
nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư liên kết chặt chẽ với nhau về chủ đề (và lô-gích). Nhưng
câu thứ năm lại đề cập đến tên Lí trưởng, một đối tượng không có quan hệ chặt chẽ với
các đối tượng cũ, đã được nêu ra: người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân
phong kiến, Gia đình chị Dậu, anh Dậu, cái Tí bé bỏng.
* Sửa chữa lỗi liên kết chủ đề, phải căn cứ vào kiểu lỗi sai cụ thể:
- Cách thứ nhất: Cắt bỏ câu hay chuỗi câu vượt quá phạm vi giới hạn của chủ đề
chính, chủ đề mang tính khái quát của toàn đoạn.

- Cách thứ hai: Mở rộng chủ đề chính, chủ đề mang tính khái quát của toàn đoạn,
nếu chủ đề toàn thể của bài viết cho phép.
Tất nhiên, sửa chữa theo hướng nào chúng ta cũng cần lưu ý đến các loại lỗi khác
trong đoạn, kết hợp với việc tách, ghép câu, chuyển đổi cấu trúc để đoạn văn chặt chẽ,
2

BVHS: Viết tắt: bài viết học sinh. Ví dụ này được trích đoạn từ bài viết của một học sinh.


mạch lạc hơn.
Ví dụ 7: Từ ví dụ 6 ta áp dụng cách sửa chữa lỗi thứ nhất là cắt bỏ câu cuối.
Ðọc tác phẩm Tắt đèn, chúng ta thấy người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực
dân nửa phong kiến đã bị áp bức hết sức tàn tệ. Gia đình chị Dậu không một ai là
không bị hành hạ. Anh Dậu đang ốm liệt giường chiếu cũng bị trói, bị đánh đập dã
man. Cái Tí bé bỏng cũng bị roi đòn.
1.5.2- Lỗi liên kết lô-gích:
Lỗi liên kết lô-gích trong đoạn văn là loại lỗi liên kết thể hiện qua sự rời rạc, mâu
thuẫn hay đan xen rối rắm, thiếu mạch lạc về nội dung bàn luận, trần thuật, miêu tả giữa
các câu trong đoạn.
Ví dụ 8:
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững
như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng
ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng
(TV9) 3 .
Trong đoạn văn trên, nội dung miêu tả của các câu thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ
năm hoàn toàn tương hợp, lô-gích với nhau. Ðó là sự tương hợp về màu sắc, ánh sáng
của cây gạo, nhìn một cách bao quát, và của bông hoa, búp nõn trên cây gạo: sừng sững
như một tháp đèn khổng lồ- hàng ngàn ngọn lửa hồng- hàng ngàn ánh nến xanh- lóng
lánh, lung linh trong nắng. Tuy nhiên, nội dung miêu tả của các câu văn này lại không
có liên quan gì đến nội dung miêu tả của câu thứ nhất: Gọi đến bao nhiêu là chim.

Lỗi liên kết lô-gích có biểu hiện khá phức tạp. Tuy nhiên, có thể quy loại lỗi này
về ba kiểu sai chính: Nội dung nghĩa của các câu rời rạc, tản mạn. Nội dung nghĩa của
các câu mâu thuẫn với nhau. Nội dung nghĩa của các câu đan xen rối rắm.
* Sửa chữa lỗi liên kết lô-gích:
- Sửa chữa hay tổ chức lại đoạn văn. Cụ thể là cắt bỏ những câu có nội dung
nghĩa rời rạc, kết hợp với việc sắp xếp lại các câu, thay đổi cách diễn đạt, thay thế, thêm
bớt từ ngữ..., nếu thấy cần, để đoạn văn đã sửa chữa đảm bảo được các nhân tố liên kết.
- Ðối với kiểu lỗi nội dung nghĩa của các câu rời rạc, tản mạn: Tùy biểu hiện sai
3

TV9: Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 9


cụ thể, ta sửa chữa hay tổ chức lại đoạn văn. Nếu đa số các câu trong đoạn đều có nội
dung nghĩa rời rạc thì chúng ta không thể sửa chữa, mà chỉ có thể tổ chức lại đoạn văn.
- Ðối với kiểu lỗi nội dung nghĩa của các câu mâu thuẫn với nhau: Hướng giải
quyết chung là sửa chữa, nhưng mức độ sửa chữa, cách thức cụ thể phải tùy vào biểu
hiện sai cụ thể.
- Ðối với kiểu lỗi nội dung nghĩa của các câu đan xen rối rắm: Hướng sửa chữa
chung đối với kiểu lỗi sai này là tách đoạn văn ra, tổ chức lại thành nhiều đoạn.
Ví dụ 9: Từ ví dụ 8 ta tiến hành sửa chữa như sau:
Mùa xuân, từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng
ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến
xanh. Tất cả đều lóng lánh, lung linh trong nắng.
1.5.3- Lỗi liên kết hình thức:
Lỗi liên kết hình thức là loại lỗi liên kết có biểu hiện: Các phương tiện liên kết
phản ánh sai lệch mối quan hệ về mặt nội dung giữa các câu trong đoạn.
Ví dụ 10: Xét lại ví dụ 6 ta thấy phép liên tưởng được sử dụng để tổ chức liên kết
chủ đề như sau:
Người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến - Gia đình chị Dậu Anh Dậu - Cái Tí bé bỏng - Tên lí trưởng. Nhưng Tên lí trưởng không có quan hệ ngang

hàng (đồng loại) với Anh Dậu và Cái Tí bé bỏng, nên cũng không bao hàm trong Gia
đình chị Dậu và trong người nông dân Việt Nam dưới chế độ thực dân phong kiến.
Ðó là lỗi liên kết hình thức: sử dụng sai phương tiện liên tưởng.
*Sửa chữa lỗi liên kết hình thức.
- Ðối với kiểu lỗi sử dựng sai phương tiện thế đại từ: Có hai hướng sửa chữa kiểu
lỗi này. Thứ nhất là tạo thêm yếu tố tạo tiền đề. Thứ hai là điều chỉnh phương tiện thế
hay chuyển sang phương tiện lặp từ vựng tùy vào mối quan hệ về nội dung giữa các câu.
- Ðối với kiểu lỗi sử dụng sai phương tiện nối: Có hai cách sửa chữa kiểu lỗi này,
tùy vào mối quan hệ về nội dung nghĩa giữa hai câu. Cách thứ nhất là loại bỏ phương
tiện nối, nếu xét thấy không cần thiết. Cách thứ hai là thay thế phương tiện nối phản ánh
sai quan hệ bằng phương tiện nối khác, phù hợp hơn.


- Ðối với kiểu lỗi sai phương tiện lặp từ vựng: Tùy vào biểu hiện sai cụ thể,
chúng ta có thể điều chỉnh yếu tố tạo tiền đề hay điều chỉnh yếu tố liên kết, sao cho các
phương tiện liên kết đồng nhất với nhau về nội dung biểu đạt. Cũng có thể sửa chữa
bằng cách chuyển phương tiện lặp từ vựng thành phương tiện thế đồng nghĩa.
- Ðối với kiểu lỗi sai phương tiện thế đồng nghĩa: Tùy biểu hiện sai cụ thể, chúng
ta điều chỉnh yếu tố tạo tiền đề hay điều chỉnh yếu tố liên kết sao cho chúng hoàn toàn
đồng nhất với nhau về nội dung biểu đạt. Cũng có thể sửa chữa bằng cách chuyển
phương tiện thế đồng nghĩa thành phương tiện lặp từ vựng.
1.6- Giản yếu một số loại văn bản:
1.6.1- Văn bản khoa học:
1.6.1.1- Khái niệm:
Là các văn bản dùng trong lĩnh vực hoạt động khoa học, với chức năng chủ yếu
là thông tin - nhận thức. Nó bao gồm các văn bản khoa học chuyên sâu (như luận văn,
luận án, công trình nghiên cứu khoa học…), các văn bản khoa học giáo khoa (sách giáo
khoa, tài liệu giảng dạy trong nhà trường), các văn bản phổ cập khoa học (báo chí, tài
liệu phổ biến khoa học).
Ví dụ 11:

Tiểu luận Vài Nét Về Văn Bản – Phương Thức Liên Kết Văn Bản … này chính
là văn bản khoa học.
1.6.1.2- Đặc trưng:
Là sự thể hiện rõ rệt ở mức độ cao của tính trí tuệ, tính lôgic và tính khái quát.
1.6.1.3- Đặc điểm trong cách diễn đạt:
Sử dụng hệ thống các thuật ngữ khoa học, các từ ngữ với tính đơn nghĩa (nghĩa
đen), các hệ thống ký hiệu, công thức, mô hình, sơ đồ, …
1.6.2- Văn bản nghị luận:
1.6.2.1- Khái niệm:
Là loại văn bản dùng để trình bày, bình luận, đánh giá theo một quan điểm nhất
định những sự kiện, vấn đề về chính trị, xã hội, tư tưởng, văn hóa. Chức năng cơ bản
của nó là thuyết phục, lôi cuốn, động viên.
1.6.2.2- Đặc trưng:


Thể hiện tính trí tuệ, tính thuyết phục và tính quần chúng, với những lý lẽ sắc
bén, lập luận chặt chẽ, tin cậy, và cả bằng tình cảm, cảm xúc.
1.6.2.3- Đặc điểm trong cách diễn đạt:
Ngoài lớp từ toàn dân, còn dùng nhiều từ ngữ thuộc các lĩnh vực chính trị, xã
hội, tư tưởng, văn hóa, kinh tế… đa dạng về kiểu câu, nhưng thường là các kiểu câu dài,
kết cấu mạch lạc, chặt chẽ.
1.6.3- Văn bản hành chính:
1.6.3.1- Khái niệm:
Là văn bản dùng trong các hoạt động tổ chức, quản lý, điều hành xã hội và thực
hiện sự giao tiếp giữa các cơ quan nhà nước với nhân dân và ngược lại; giữa các cơ
quan nhà nước với nhau; giữa các tổ chức đoàn thể xã hội với nhau, và với quần chúng.
Gồm các văn bản luật, các văn bản về thủ tục hành chính.
1.6.3.2- Đặc trưng:
Thể hiện tính khuôn mẫu, tính chính xác và tính hiệu lực cao.
1.6.3.3- Đặc điểm trong cách diễn đạt:

Được trình bày, sắp xếp theo các khuôn mẫu quy định và trong nhiều trường hợp
đã có bản in sẵn, từ ngữ mang tính khách quan, toàn dân, cách đặt câu rõ ràng, rành rọt.


Chöông 2
Giới thiệu đôi nét về Internet
2.1- Khái hiệm mạng Internet:
Internet là một tập hợp của các máy tính được nối với nhau và chủ yếu là qua
đường điện thoại trên toàn thế giới với mục đích trao đổi và chia sẻ thông tin.
Trước đây mạng Internet được sử dụng chủ yếu ở các tổ chức chính phủ và trong
các trường học. Ngày nay mạng Internet đã được sử dụng bởi hàng tỷ người bao gồm cả
cá nhân các doanh nghiệp lớn, nhỏ, các trường học và tất nhiên là Nhà Nước và các tổ
chức Chính Phủ. Phần chủ yếu nhất của mạng Internet là World Wide Web.
Mạng Internet là của chung, điều đó có nghĩa là không ai thực sự sở hữu nó với
tư cách cá nhân. Mỗi phần nhỏ của mạng được quản lý bởi các tổ chức khác nhau nhưng
không ai, không một thực thể nào cũng như không một trung tâm máy tính nào nắm
quyền điều khiển mạng. Mỗi phần của mạng được liên kết với nhau theo một cách thức
nhằm tạo nên một mạng toàn cầu.
2.2- Khái niệm về Yahoo Chat:

Yahoo Chat còn gọi là Chat room.
Chatroom là hình thức thảo luận trực tiếp trên Internet, bạn có thể thảo luận, trao
đổi và nhận được câu trả lời hầu như ngay lập tức, cũng tương tự như khi bạn nói
chuyện qua điện thoại vậy. Để giới hạn chủ đề, thông thường người ta chia ra thành các
Chatroom theo 1 chủ đề nào đó, ví dụ theo khu vực, theo lứa tuổi,...
Chat room phổ biến nhất tại Việt Nam: Vietchat (IRC Server:
irc.vietinternet.com, Port: 23).


Chương 3

Ảnh hưởng của ngơn ngữ Internet trong dựng đoạn văn bản,
soạn thảo văn bản tiếng Việt trong Yahoo chat.
3.1- Lỗi sai:
3.1.1- Nguyên nhân:
3.1.1.1- Khách quan:
Do trong quá trình đối thoại chủ yếu bằng việc gõ trên bàn phím cho nên xuất
hiện sự cố đánh sai văn bản.
Ví dụ: Chaof bnạ! (sai).
Chào bạn! (đúng).
3.1.1.2- Chủ quan:
Do người đối thoại thích sử dụng những từ ngữ viết tắt bởi cả hai đã hiểu ý
nhau và chỉ cần dùng từ viết tắt họ cũng hiểu người đối thoại muốn nói gì, dẫn đến sự
sai sót trong văn bản.
Ví dụ: Có j k? (sai).
Có gì không? (đúng).
3.1.2- Các loại lỗi sai:
3.1.2.1- Sai ngôn từ:
Dùng ngôn từ không đúng nguyên tắc.
Ví dụ: Chài ơi! (sai).
Trời ơi! (đúng).
3.1.2.2- Sai từ vựng:
Dùng từ sai.
Ví dụ: Khox lox (sai).
Khóc lóc (đúng).


3.1.2.3- Sai ý nghóa:
Làm mất ý nghóa của từ ngữ tiếng Việt khi viết sai.
Ví dụ: “noi n nghe di n gjai wuyet dzum cho nha!” (Đây là một câu trích trong
văn bản Yahoo chat làm người đọc không hiểu ý nghóa là gì?)

Câu đầy đủ ý nghóa: “Nói Ngọc nghe đi, Ngọc giải quyết dùm cho nha!”
3.2- Ảnh hưởng của lỗi sai:
3.2.1- Mất sự trong sáng của tiếng Việt:
Tiếng Việt là tiếng mẹ đẻ của người Việt Nam nên bất kỳ ai cũng yêu sự trong
sáng của nó. Hành văn một cách cẩu thả sẽ làm mất sự trong sáng của tiếng Việt.
3.2.2- Giảm giá trò nhân văn:
Con người Việt Nam vốn tự hào với nền tiếng Việt do cha ông để lại từ ngàn
xưa. Hơn hết, văn bản là sự thể hiện tâm hồn con người. Nếu dùng sai sẽ làm giảm
giá trò nhân văn của tiếng Việt.
3.2.3- Tụt hậu tiếng Việt ở thế hệ tương lai:
Ngày nay, văn hóa của nước ngoài xâm nhập vào xã hội Việt Nam. Nếu những
bạn trẻ vẫn dùng tiếng Việt một cách cẩu thả sẽ làm cho tiếng Việt ngày càng tụt
hậu.
3.3- Chữa lỗi sai khi chát Yahoo:
3.3.1- Luyện gõ:
Thường xuyên luyện gõ trên bàn phím để sử dụng bàn phím một cách dễ dàng
hiệu quả và không bò gõ sai từ.
3.3.2- Học tập:
Học kỹ về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt chú ý đến từ vựng và cách hành văn
trong liên kết văn bản.
3.3.3- Không nên viết tắt:


Phải bỏ thói quen viết tắt. Vì viết tắt có thể làm sai từ, sai nội dung làm người
tiếp nhận hiểu sai vấn đề.
3.4- Thống kê:
Xin thống kê con tỉ lệ đúng sai trong việc dùng câu, dùng từ và sử dụng dấu
câu trong một đoạn văn bản trích dẫn của hai đối tượng tham gia Chat room. Từ đó,
sẽ thấy được sự ảnh hưởng của ngôn ngữ Internet trong dựng đoạn và soạn thảo văn
bản tiếng Việt.

3.4.1- Văn bản:
Xét một đoạn văn bản trích dẫn trong Yahoo Chat vào lúc 20h35’ ngày 30
tháng11 năm 2009.
Minh Điệp (11/30/2009 8:35:57 PM): xong m0n triet roi
Minh Điệp (11/30/2009 8:36:08 PM): chi con duy nhat mon thien
Minh Điệp (11/30/2009 8:36:15 PM): va Tieng viet
Minh Điệp (11/30/2009 8:36:21 PM): giup minh di
Thich An Tue (11/30/2009 8:36:24 PM): j kỳ vậy?
Thich An Tue (11/30/2009 8:36:58 PM): mình thấy MĐ làm xong hết, thấy coi
bộ khỏe rơi
Thich An Tue (11/30/2009 8:37:06 PM): mình chưa xong j hết
Thich An Tue (11/30/2009 8:37:18 PM): cứ lở dở ương ương k hà
Minh Điệp (11/30/2009 8:37:18 PM): tih than minh bao jo cung on dinh
Thich An Tue (11/30/2009 8:37:24 PM): chán ghê
Minh Điệp (11/30/2009 8:37:34 PM): du co j cung k co bieu hien lo lang
Minh Điệp (11/30/2009 8:37:39 PM): nh voi ban be than thiet
Minh Điệp (11/30/2009 8:37:42 PM): minh k jau
Minh Điệp (11/30/2009 8:37:48 PM): minh lam chua xong ma
Thich An Tue (11/30/2009 8:38:14 PM): vậy ah


×