Đề xuất giải pháp quản lý và đánh giá chất lượng
đối với học sinh phổ thông Việt Nam
ThS. Hồ Sỹ Anh
Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐHSP Tp. Hồ Chí Minh
(Bài viết đã được đăng kỷ yếu Hội thảo quốc gia về Khoa học giáo dục ngày
24/2/2011, tại Tp Hải Phòng)
I. Tình hình quản lý chất lượng (QLCL) giáo dục phổ thông Việt nam hiện
nay
Nền Giáo dục Việt Nam trải qua nhiều giai đoạn đã góp phần nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc. Trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, nhiều thế hệ thanh niên, học
sinh Việt Nam đã không tiếc tuổi xuân, máu xương của mình để làm nên chiến
thắng của dân tộc. Họ sống và chiến đấu không chỉ có kiến thức và kỹ năng học
được ở nhà trường mà họ sống và chiến đấu bằng nhân cách và bản lĩnh Việt
Nam, tiêu biểu như Đặng Thùy Trâm, Nguyễn Văn Thạc,...Những phẩm chất đó
được hình thành từ quá trình lớn lên trong gia đình, quê hương, nhà trường và
thực tiễn cuộc sống. Trong hòa bình và xây đựng đất nước, nền giáo dục Việt
Nam đã tạo nên lớp người lao động mới, nhiều nhà khoa học, nhân sĩ, trí thức
đóng góp cho sự phát triển của đất nước và đưa Việt Nam hội nhập quốc tế.
Về Quản lý CLGD, hiện nay, Bộ GD&ĐT đã thành lập Cục Khảo thí và Kiểm
định chất lượng giáo dục. Tất cả các Sở đã có phòng Khảo thí và Kiểm định
CLGD. Bộ đã ban hành quy trình và tiêu chuẩn, tiêu chí về Kiểm định chất
lượng đối với cơ sở giáo dục phổ thông. Tuy nhiên, công tác kiểm định chỉ mới
là giai đoạn đầu, các trường triển khai tự đánh giá (đánh giá trong). Ở cấp
Phòng, cấp Sở, do đội ngũ cán bộ làm công tác Kiểm định còn hạn chế về số
lượng và trình độ chuyên môn nên việc triển khai đánh giá ngoài còn chậm. Vì
vậy, kết quả kiểm định chất lượng các trường chưa công bố cho cộng đồng biết.
Trong khi đó yêu cầu của nhà trường và xã hội thì mong muốn có kết quả kiểm
định chất lượng nhanh chóng, kịp thời để cải tiến công tác quản lý và nâng cao
1
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
CLGD.
Trong quá trình phát triển, nhiều đơn vị, địa phương, trường học đã sáng tạo ra
nhiều cách thức đánh giá và quản lý hiệu quả để nâng cao CLGD. Từ năm 2006,
Cục Công nghệ thông tin đã đưa ra Bảng xếp hạng các trường THPT thông qua
kết quả thi tuyển sinh đại học, cao đẳng, Sở GD&ĐT Hà Nội, TP.HCM đã tiến
hành kiểm định CLGD ở các cấp học và có những bảng "xếp hạng" riêng của
địa phương theo bộ tiêu chuẩn của địa phương đặt ra nhằm đánh giá chất lượng
cũng như xem xét thi đua hàng năm.
Sở GD&ĐT Hà Nội đã xây dựng một hệ thống các tiêu chí được lượng hóa với
tổng điểm 1.000 được chia làm hai phần: 600 điểm về các điều kiện cơ sở vật
chất, tổ chức QL nhà trường, đội ngũ cán bộ giáo viên, quan hệ nhà trường - xã
hội và 400 điểm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
Trong giáo dục phổ thông có 2 loại hình quản lý (QL): QL nhà nước và QL nhà
trường. Trong đó, QL nhà trường là hạt nhân cơ bản. Vì nhà trường là nơi diễn
ra các hoạt động giáo dục và đào tạo, là hạt nhân làm nên CLGD. Đây chính là
nơi trực tiếp thực hiện quá trình cung cấp kiến thức, kỹ năng và những nhân tố
cơ bản của nhân cách con người. Cùng với gia đình, môi trường xã hội, nhà
trường là nơi để học sinh hoạt động, rèn luyện hình thành nhân cách của mình.
Trong giai đoạn vừa qua, với chủ trương đổi mới công tác quản lý, tăng cường
tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm, các trường phổ thông đã có nhiều tiến bộ trong
quản lý dạy và học cũng như quản lý chất lượng..
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc quản lý và đánh giá
CLGD hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Thứ nhất, quan niệm về CLGD ở ta chưa đầy đủ và đồng bộ. Có một cách hiểu
khá phổ phổ biến cho rằng, CLGD đồng nghĩa với kết quả thi. Một biểu hiện rất
rõ: sự quan tâm chủ yếu của các nhà quản lý giáo dục ở các cấp, tập trung cao
nhất vào các kỳ thi để rồi lấy kết quả thi làm thước đo quan trọng đối với chất
2
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
lượng của học sinh, của nhà trường và địa phương. Đã quan niệm như thế thì
các yếu tố khác như đạo đức, sức khỏe, nhân cách, kỹ năng sống bị coi nhẹ. Bởi
vậy, trong thực tế, những nơi có nhiều mặt yếu kém nhưng tỷ lệ thi đỗ cao vẫn
được xem là có chất lượng tốt. Từ đây, một số trường nảy sinh một hiện tượng
phấn đấu và chạy theo tỷ lệ thi đỗ. Trước năm 2007, nhiều tỉnh thành có tỷ lệ tốt
nghiệp THPT trên 95%. Năm 2007, 2008 và 2009, do ảnh hưởng của cuộc vận
"Hai không", tỷ lệ tốt nghiệp THPT của các trường thấp (năm 2007 có trường
0%). Chỉ đến khi học sinh vào đời hoặc thi vào đại học, thì thực trạng yếu kém
mới bộc lộ và hậu quả chất lượng thấp không chỉ ảnh hưởng đến học sinh mà cả
xã hội.
Thứ hai, về phương pháp tiếp cận, QLCL chủ yếu nhằm vào mục tiêu mà coi
nhẹ quá trình. Ai cũng biết trong mọi sự việc, quá trình diễn ra thế nào thì kết
quả nhận được thế ấy. Quy luật này càng đúng trong giáo dục nhân cách. Bởi
hình thành nhân cách là cả một quá trình với sự hội tụ của nhiều yếu tố, biểu
hiện của nhân cách ở mỗi con người thể hiện ở nhiều khía cạnh và cấp độ khác
nhau. Để có một Nhà khoa học lớn như Ngô Bảo Châu, thì nhân tài đó phải trải
qua cả một quá trình giáo dục và tự học ở những môi trường giáo dục tiên tiến.
Chúng ta phải xây dựng một hệ thống đánh giá chất lượng theo quá trình một
cách khoa học, đối với chất lượng học sinh cũng như chất lượng nhà trường.
Thứ ba, về chuẩn mực, ngành GD&ĐT đã ban hành bộ các tiêu chí, quy trình và
phương pháp kiểm định chất lượng đối với các cơ sở giáo dục. Tuy nhiên, bộ
tiêu chí trên rất rộng, liên quan đến nhiều vấn đề như: cơ sở vật chất, đội ngũ
giáo viên, đội ngũ quản lý, công tác xã hội hóa...Trong khi đó tiêu chí về chất
lượng học sinh đưa ra rất ít, và tiêu chuẩn về đạo đức, nhân cách, kỹ năng mềm
của học sinh chưa xác định đầy đủ và rõ ràng. Về đạo đức, kỹ năng sống của
học sinh gần đây có một số biểu hiện đáng lo ngại như: hiện tượng học sinh
đánh nhau, bạo lực và những hành vi phạm tội ở lứa tuổi phổ thông.v.v. Phát
biểu tại hội nghị tổng kết năm học 2009 - 2010 của Bộ GD&ĐT, Phó Thủ
tướng Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ những băn khoăn về giáo dục đạo đức cho
học sinh trong các trường phổ thông hiện nay. Một trong những nguyên nhân
3
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
khiến giáo dục đạo đức trong nhà trường thời gian qua chưa đạt hiệu quả là do
ngành giáo dục chưa định rõ chuẩn giá trị đạt được và kèm theo đó là công nghệ
giáo dục phù hợp. Phó Thủ tướng cho rằng, có bốn chuẩn giá trị mà ngành giáo
dục cần hướng tới trong giáo dục đạo đức: tình yêu quê hương đất nước và trân
trọng truyền thống văn hoá dân tộc, quý trọng gia đình, giáo dục kỹ năng sống
và khích lệ ý chí hội nhập quốc tế.
Chính vì chuẩn chất lượng của học sinh chưa xác định rõ, nên việc đánh giá
CLGD vẫn nặng về thanh tra, kiểm tra do cấp trên hay do các đoàn từ bên ngoài
nhà trường tiến hành là chính. Thiếu hẳn việc tự kiểm tra, tự đánh giá, tự rút
kinh nghiệm, tự điều chỉnh, cải tiến như một hoạt động thường xuyên, có nề nếp
và có tính chủ động để thực sự trở thành nhân tố nội sinh thúc đẩy phát triển bền
vững.
Thứ tư, về chủ thể thực hiện, cho đến nay QLCL hầu như vẫn được coi là trách
nhiệm của các cấp quản lý như: Bộ, Sở, Phòng, Ban giám hiệu nhà trường. Có
thể coi là sai lầm lớn khi xem nhẹ giáo viên, những người giữ vai trò then chốt
và trực tiếp tạo nên chất lượng. Để có CLGD cao, đặc biệt trong giáo dục nhân
cách, học sinh có vai trò cực kỳ quan trọng bởi các em không phải là những sản
phẩm thụ động của nhà trường. Việc hướng dẫn học sinh về động cơ học tập,
thái độ, phương pháp học tập, phương pháp làm việc, điều rất được quan tâm ở
nhiều quốc gia đang phát triển và ở nước ta trước đây, hiện nay chưa thực sự coi
trọng. Với việc tổ chức thi tuyển sinh đại học, cao đẳng (ĐH,CĐ) hiện tại, chỉ
những học sinh thực sự xuất sắc có thể tự học, còn đa số học sinh cần phải học
thêm mới thi đỗ. Theo GSVS Nguyễn Cảnh Toàn thì "nạn" luyện thi, dạy thêm,
học thêm tràn lan vẫn là một thách thức lớn đối với nền giáo dục nước nhà.
Cũng theo GSVS Nguyễn Cảnh Toàn từ lý giải việc nhờ đâu mà học sinh thời
xưa có hiệu suất học tập cao như vậy. Không phải nhờ thầy giỏi (vì đa số thầy
không đạt chuẩn), cũng không phải nhờ cơ sở vật chất tốt, đó là nhờ "phát huy
nội lực ở người học quyết định chất lượng học tập". Theo nghiên cứu của John
Hattie, trường đại học Auckland (Australia-2003), chất lượng của học sinh được
tạo nên bởi chính học sinh chiếm (50%), giáo viên (30%), gia đình (5-10%),
4
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
nhà trường (5-10%), bạn bè và xã hội (5-10%). Ông cũng cho rằng, muốn nâng
cao chất lượng cần tác động đến học sinh và giáo viên là 2 yếu tố quan trọng
nhất.
Thứ năm, về cơ chế quản lý, nét nổi bật là quản lý giáo dục phổ thông vẫn theo
mô hình quản lý tập trung. Cơ quan quản lý tuyến trên (Bộ, Sở, Phòng GD) vừa
hoạch định mục tiêu chất lượng, ban hành hệ thống quy chế và các văn bản chỉ
đạo, ban hành nội dung, kế hoạch dạy học, vừa tổ chức thanh tra, kiểm tra, thi
cử, kiểm định, đánh giá chất lượng . Trong khi đó, việc QLCL hoàn toàn có thể
giao phần lớn cho từng nhà trường để nâng cao tính tích cực, chủ động thực
hiện quyền tự quản lý quá trình tạo ra chất lượng trong điều kiện cụ thể của
mình. Ở nhiều nước trên thế giới, nhờ các hệ thống đánh giá chất lượng được
công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng, không chỉ các cấp quản lý
giáo dục biết mà mọi giáo viên, học sinh đều biết. Một vấn đề được nhiều
trường phản ánh trong các hội thảo mới đây, đó là: Hiện nay nhà trường phải
triển khai nhiều nhiệm vụ, có khi chồng chéo, nhiều phong trào và cuộc vận
động khác nhau. Chẳng hạn, trường vừa lo chất lượng, vừa lo phổ cập "Một nhà
trường hai nhiệm vụ chính trị", nếu muốn nâng cao chất lượng thì phổ cập khó
đạt, ngược lại muốn phổ cập đạt thì chất lượng giảm. Một ví dụ điển hình nhất,
tỉnh Tuyên Quang là một tỉnh sớm đạt chuẩn phổ cập THCS, và nhiều tỉnh về
học tập cách làm của Tuyên Quang, nhưng kết quả tốt nghiệp THPT lần 1 năm
2007 của tỉnh này là 14,24% (thấp nhất của cả nước). Phát biểu tại Hội nghị
giao ban 6 tỉnh Tây Bắc, trước tình hình học sinh THCS các tỉnh Tây Bắc quá
thấp, Thứ trưởng Bộ GG&ĐT Nguyễn Vinh Hiển nhấn mạnh "Chúng ta tiến tới
phổ cập giáo dục nhưng phải làm chắc và làm có chất lượng. Nếu vì số lượng
học sinh đi học đông mà đưa cả học sinh kém vào trung học phổ thông thì chất
lượng rất đáng báo động". Chủ trương của Bộ xem xét lộ trình phổ cập trung
học phổ thông và có hướng phân luồng hợp lý hơn trong thời gian tới.
II.
Bảng Xếp hạng các trường THPT của Cục công nghệ thông tin
Từ năm 2006, Cục CNTT - Bộ Giáo dục và Đào tạo bắt đầu công bố nhiều số
5
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
liệu thống kê về kết quả kì thi ĐH, CĐ và kì thi Tốt nghiệp Trung học phổ
thông của học sinh Việt Nam. Dựa vào những số liệu này, báo chí Việt Nam bắt
đầu lập ra danh sách xếp hạng các trường trung học phổ thông của Việt Nam
theo nhiều tiêu chí khác nhau, đây là bảng số liệu có giá trị tham khảo đối với
xã hội. Đối với một số nước phát triển, việc xếp hạng các trường Trung học đã
có truyền thống từ lâu. Bảng xếp hạng này đã được các cấp quản lý giáo dục,
các trường học tham khảo, so sánh, đối chiếu thứ hạng hàng năm để biết chất
lượng học sinh lớp 12 thi tốt nghiệp và tuyển sinh đại học như thế nào? Tuy
nhiên, theo ý kiến của Cục Công nghệ thông tin, thì bảng kết quả này chỉ là số
liệu tham khảo, đây chỉ là kết quả của một kỳ thi, chưa phản ánh đầy đủ CLGD
vì còn liên quan đến nhiều tiêu chí khác.
2.1 Tại sao không lấy kết quả tốt nghiệp THPT để đánh giá CL các trường
Kỳ thi tốt nghiệp THPT là một kỳ thi quốc gia, nhằm kiểm tra đánh giá học sinh
lớp 12 phổ thông và bổ túc, cấp bằng tốt nghiệp THPT cho những học sinh đủ
điều kiện tốt nghiệp theo quy chế của Bộ GD&ĐT. Đề thi tốt nghiệp của Bộ
GD&ĐT sát với chương trình lớp 12, mức độ vừa phải đảm bảo cho mọi học
sinh học lực trung bình có thể tốt nghiệp. Kỳ thi được tổ chức trên phạm vi toàn
quốc, có sự thanh tra, giám sát của thanh tra Bộ và thanh tra Sở. Kết quả kỳ thi
phản ánh được sự nỗ lực cố gắng của học sinh, giảng dạy của giáo viên và công
tác chỉ đạo của các cấp quản lý. Đa số các trường học coi đây là thước đo để
phấn đấu. Tuy nhiên, dựa vào tỷ lệ tốt nghiệp mà đánh giá CLGD, xếp hạng
các trường THPT cũng như đánh giá CLGD phổ thông của từng tỉnh thì không
thể chính xác, do những nguyên nhân sau:
Thứ nhất, kết quả của kỳ thi của một trường không chỉ phụ thuộc vào năng lực
của học sinh mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác, đặc biệt là khâu coi thi.
Chính vì vậy mà có trường miền núi, vùng sâu, điều kiện học tập khó khăn
nhưng tỷ tốt nghiệp cao hơn các trường đồng bằng, thuận lợi. Có khi một trường
miền núi, học sinh dân tộc có kết quả tốt nghiệp cao và có điểm bình quân của
một số môn cao hơn trường chuyên của tỉnh. Thứ hai, tỷ lệ tốt nghiệp của tỉnh
6
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
hay cả nước phụ thuộc vào đề thi của Bộ, năm 2010, cả nước đỗ cao (93%),
theo dư luận là bộ đề thi năm nay có phần dễ hơn năm trước.
Chúng tôi xin nêu bảng tỷ lệ tốt nghiệp của một số trường THPT ở Quảng Trị
như sau:
Qua số liệu của bảng trên cho thấy, những trường chất lượng thấp thì tỷ lệ tốt
nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào mức độ coi thi "chặt" hay "nới" của hội đồng
coi thi.
2.2 Lấy kết quả thi ĐH, CĐ là thước đo chất lượng của các trường được
không?
Kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ là kỳ thi hàng năm nhằm mục đích tuyển chọn những
học sinh đủ năng lực (kiến thức, kỹ năng) vào học các trường ĐH, CĐ. Theo dư
luận xã hội thì đề thi trong những năm gần đây được cải tiến tốt hơn, theo
hướng không đánh đố học sinh và đòi hỏi tư duy cao. Với đề thi đại học, học
sinh đạt tổng điểm 3 môn 21 điểm trở lên được coi là giỏi.
Kỳ thi đã được tổ chức một cách nghiêm túc. Một số hiện tượng tiêu cực, gian
lận trong thi cử đã giảm nhiều. Kết quả kỳ thi phản ánh được thực chất năng lực
của học sinh và nhiều trường THPT khẳng định đây là thước đo của chất lượng.
Bảng xếp hạng do Cục CNTT-Bộ GD&ĐT đưa ra là chính xác và được dư luận
xã hội đánh giá cao.
Nhìn về toàn cục, đối với trường chuyên và những trường quy mô lớn, tỷ lệ học
7
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
sinh dự thi đại học cao thì kết quả phản ánh chính xác. Tuy nhiên, khi xem xét
trên phạm vi một tỉnh, thì thứ hạng trong tỉnh có khi không được hợp lý, bảng
xếp hạng này chỉ dựa vào tổng điểm bình quân 3 môn của những học sinh dự
thi. Vì vậy, có trường tỷ lệ tốt nghiệp thấp, tỷ lệ học sinh dự thi ĐH, CĐ thấp,
nhưng điểm bình quân thi cao (do ít học sinh dự thi và chỉ có những học sinh
khá, giỏi mới dám đi thi).
Vì vậy, không thể lấy kết quả của kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ để đánh giá chất
lượng một trường THPT, mà cần có giải pháp để xếp hạng phù hợp, đánh giá
toàn diện về chất lượng học tập và các kỹ năng của học sinh.
2.3 Giải pháp do một số Sở GD&ĐT đưa ra
Với mong muốn có một cách đánh giá, xếp hạng các trường học một cách toàn
diện hơn, một số sở GD&ĐT đã đưa ra một số cách xếp hạng khác nhau. Ví dụ,
Sở GD&ĐT Quảng Trị đánh giá xếp hạng của các trường dựa vào kết quả của 4
kỳ thi: Thi học sinh giỏi, thi tốt nghiệp, tuyển sinh, thi thể dục thể thao, văn
nghệ. Các bảng xếp hạng này là những con số tham khảo có giá trị cho việc
đánh giá CLGD và thi đua hàng năm. Việc đánh giá, xếp hạng các trường dựa
vào nhiều kỳ thi đã phản ánh một cách khá chính xác CLGD của nhà trường,
tuy nhiên vẫn chưa đầy đủ và toàn diện.
Trên quan điểm QLCL theo quá trình, được một số Sở GD&ĐT và Cục CNTT
của Bộ cung cấp dữ liệu, bao gồm: dữ liệu tốt nghiệp THCS năm 2007, tốt
nghiệp THPT và tuyển ĐH, CĐ năm 2010, trong đó có Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu. Viện nghiên cứu Giáo dục trường
ĐHSP Tp Hồ Chí Minh đã xây dựng phần mềm kết nối dữ liệu, để biết được
một học sinh học THCS, THPT ở trường nào, dự thi vào trường ĐH, CĐ nào,
đạt bao nhiêu điểm. Chúng tôi đã tổng hợp và thống kê số liệu cho nhiều tỉnh, ở
đây xin nêu số liệu của tỉnh Quảng Trị. Là một tỉnh có thu nhập GDP thấp,
nhưng CLGD phổ thông trên mức trên trung bình của các nước. Năm 2010
Quảng Trị được Cục CNTT xếp hạng tuyển sinh ĐH, CĐ là 27/63 tỉnh, thành
8
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
phố.
Nhận xét: Qua bảng tổng hợp số liệu trên, trong số 15.139 học sinh TN THCS
năm 2007, sau 3 năm có 9434 học sinh TN THPT (chiếm trên 62,32%). Có
53,2% học sinh dự thi ĐH,CĐ và có trên 22% học sinh thi đỗ. Dựa vào bảng số
liệu này, cho chúng ta biết được chất lượng và hiệu quả đào tạo của các trường
THCS, THPT trên từng địa bàn huyện, thị xã trong tỉnh Quảng Trị. Nếu hệ
thống phần mềm của Viện NCGD được thu thập và xử lý cho tất cả các tỉnh
trên toàn quốc sẽ có một nguồn dữ liệu quý.
III. Quản lý và đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông ở một số nước
Ngoài công tác Kiểm định CLGD (tổ chức kiểm định có thể là Nhà nước hoặc
tư nhân), nhiều nước đã xây dựng các hệ thống kiểm tra, đánh giá các kỹ năng
của học sinh, sinh viên các trường phổ thông như Hoa Kỳ, các nước châu Âu và
Australia, tiêu biểu là các hệ thống như:
+ Cuộc thi quốc tế và đánh giá trường học (International Competitions and
Assessments for Schools -ICAS) được triển khai bởi UNSW Global Pty
Limited. UNSW Global là một tổ chức phi lợi nhuận, cung cấp dịch vụ giáo
dục, đào tạo và dịch vụ tư vấn, đồng thời là một doanh nghiệp thuộc trường Đại
học New South Wales. Được sử dụng hơn 60 quốc gia trên thế giới. Cung cấp
9
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
các bài kiểm tra đánh giá hàng năm cho các môn Toán, Khoa học, Tiếng Anh,
Viết và kỹ năng máy tính.Cung cấp thông tin chi tiết về mỗi học sinh/lớp
học/trường tham gia chương trình. Thông tin này giúp cho giáo viên lẫn cán bộ
QL biết được sự tiến bộ của học sinh, so sánh với các trường trong địa phương
và cả nước.
+ Chương trình đánh giá đối với học sinh quốc tế (PISA) là một hệ thống đánh
giá quốc tế tập trung vào khả năng đọc, kỹ năng Toán và khoa học của học sinh.
PISA chú trọng các kỹ năng của học sinh ở lứa tuổi 15. PISA được thực hiện
bởi Tổ chức Hợp tác Kinh tế và Phát triển (OECD). Bắt đầu vào năm 2000,
PISA được thực hiện đánh giá 3 năm một lần. Mỗi đợt bao gồm các đánh giá
của cả ba phần, nhưng chỉ có một phần được đánh giá sâu. PISA đã dược Bộ
GD&ĐT quyết định chọn tham gia đánh giá quốc tế cho học sinh phổ thông
(năm 2012).
IV. Xây dựng giải pháp đánh giá, xếp hạng CL đầu ra của học sinh phổ
thông
Đề xuất các tiêu chí theo mục tiêu của GDVN, theo Luật Giáo dục năm 2005,
"Mục tiêu của Giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có
đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp. Trung thành với lý tưởng
độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm
chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ tổ quốc"
Như vậy mục tiêu của giáo dục là tạo ra sản phẩm con người có đầy đủ phẩm
chất và năng lực, chúng tôi tạm chia ra các tiêu chí sau:
10
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
4.1 Mô hình giải pháp
4.2. Đặc điểm của hệ thống quản lý, đánh giá CLGD phổ thông
1) Hệ thống được xây dựng theo quan điểm Đánh giá hướng đến quá trình học
tập, rèn luyện của học sinh và lượng hóa các tiêu chí.
2) Hệ thống quản lý CLGD Phổ thông thu nhận dữ liệu từ phiếu điều tra, phiếu
và lấy dữ liệu từ các hệ thống khác như QL học sinh, thi tuyển sinh, tốt nghiệp,
học sinh giỏi.
3) Hệ thống quản lý chất lượng có thể dùng cho nhiều cấp quản lý (trường,
Phòng, Sở) và Tiểu học, THCS, THPT và công khai chất lượng các trường cho
11
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
cộng đồng...
4) Hệ thống QL CLGD là một một hệ thống mở có thể điều chỉnh, bổ sung dễ
dàng.
5) Về kỹ thuật: Hệ thống được xây dựng theo mô hình Client/Server, CSDL tập
trung SQL Server. Thực hiện thu thập và xử lý dữ liệu thông qua môi trường
Internet.
6) Ai là người tổ chức phát triển và duy trì: Hệ thống này phải do một trường
ĐH duy trì và phát triển, trường đại học này phải có đội ngũ cán bộ, giảng viên,
chuyên gia am hiểu về chương trình và kiểm định CLGD phổ thông. Trong
điều kiện hiện nay thì trường ĐHSP Tp Hồ Chí Minh hoặc ĐHSP Hà Nội có
khả năng triển khai được giải pháp này.
4.3.Hiệu quả mang lại của Hệ thống
Đổi mới công tác Quản lý và Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông
hiện nay
Góp phần công khai chất lượng giáo dục cho cộng đồng
Tiết kiệm được ngân sách và cũng như công sức rất lớn (nhờ việc thu
nhận dữ liệu từ các trường, không phải mất công nhập liệu, phát huy hiệu
quả của các kỳ thi)
Cải tiến và nâng cao CLGD
Khi đã có công cụ quản lý tốt, ta có thể định hướng các trường đi theo
mục tiêu giáo dục mà Luật Giáo dục Việt Nam đã đặt ra và phù hợp với
từng giai đoạn.
Nâng cao CLGD, đặc biệt là nhân cách, phẩm chất của học sinh đang là vấn đề
12
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
bức xúc hiện nay. Đã đến lúc cần kiên quyết và khẩn trương khắc phục các bất
cập nói trên trong QLCL giáo dục. Để làm được điều đó, ngoài nỗ lực của cả hệ
thống giáo dục, chúng ta cần nghiên cứu, chọn lọc, tham khảo, vận dụng một
cách sáng tạo các thành tựu của khoa học quản lý thế giới, trong đó có thành
tựu ứng dụng CNTT trong QLCLGD.
Cũng như nhiều nước trên thế giới, song song với việc kiểm định CLGD theo
tiêu chuẩn, quy trình và phương pháp của Nhà nước quy định, cần xây dựng các
hệ thống đánh giá độc lập (tương tự như PISA, ICAS...), phù hợp với mục tiêu
đào tạo, chương trình và điều kiện của giáo dục Việt Nam. Chỉ như vậy mới có
thể thật sự và nhanh chóng minh bạch chất lượng của các cơ sở giáo dục cho xã
hội, đưa nền giáo dục nước nhà ngang tầm với khu vực và thế giới.
Tài liệu tham khảo
[1] Luật Giáo dục (2005), Luật số: 23/2005/QH11.
[2] Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (2010), Bài phát biểu tại Hội nghị tổng
kết năm học 2009-2010 của Bộ GD&ĐT. Hà Nội - 8/2010.
[3] Ths Phạm Quang Huân (2003), Tình hình quản lý chất lượng giáo dục phổ
thông Việt Nam, Tạp chí Phát triển Giáo dục, Hà Nội.
[4] GSVS Nguyễn Cảnh Toàn, Tuyển sinh Đại học như thế nào là tối ưu, tạp chí
Trí Tuệ số 55 - 9/2010 và 10/2010.
[5] Ths Hồ Sỹ Anh (2010), Nhìn lại 5 năm xét tốt nghiệp và tuyển sinh THPT
tỉnh Quảng Trị, Website Viện NCGD - Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
[6] Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng Giáo dục (2008), Năm 2008 tỷ lệ tốt
nghiệp THPT lần 1 tăng 9% so với năm 2007, số liệu công bố kết quả Tốt
nghiệp THPT tháng 6/2008.
[7] Báo động chất lượng giáo dục phổ thông hiện nay, Thời báo Kinh tế đô thị,
số ra ngày 01/4/2010.
13
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()
14
You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer ()