Tải bản đầy đủ (.docx) (36 trang)

HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (761.34 KB, 36 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN

MÔN HỌC: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ:
HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ
VÀ SỬ DỤNG HIỆU QUẢ TÀI NGUYÊN NƯỚC
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

GVHD : TS. Nguyễn Hồng Quân
HVTH : 1. Trần Đình Trung
2.Trương Thị Cẩm Tú

Tháng 11/2011
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
ĐỊNH 3
1.1 Các nhân tố tự nhiên liên quan đến hình thành tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh 3
1.2 Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh 5
1.2.1. Hạn hán 5
1.2.2. Về lũ lụt 5
1.2.3. Về xâm nhập mặn 6
1.3. Hiện trạng Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Định 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG NGUỒN
TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH 12
2.1. Tình hình khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh 12
2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước mặt 17
2.2.1. Khai thác và sử dụng các lưu vực sông 17
2.2.2. Khai thác và sử dụng các hồ chứa 19
2.2.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa 19


2.2.4. Diễn biến ô nhiễm 20
2.3. Cân bằng nước của các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh 22
2.3.1. Dòng chảy năm 22
2.3.2. Bốc hơi năm 24
2.3.3. Cân bằng nước tại các lưu vực sông 27
2.4. Thực trạng thiếu nước sạch phục vụ sinh hoạt 28
2.5. Thực trạng cấp giấy phép khai thác tài nguyên nước 29
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG HỢP
LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC 30
3.1. Giải pháp về quản lý 30
3.2. Giải pháp về quy hoạch sử dụng 30
3.3. Giải pháp về chính sách 31
3.4. Giải pháp về tuyên truyền, giáo dục 31
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
PHỤ LỤC BẢNG
Bảng 1. Phân phối dòng chảy theo hai mùa lũ và cạn 4
Bảng 2. Tổng hợp trữ lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Định 11
Bảng 3. Hàm lượng F
-
trong một số mẫu nước ngầm 17
Bảng 4: Hiện trạng thủy lợi vùng Nam Bình Định 19
Bảng 5: Lượng bốc hơi thực tế 25
Bảng 6: Kết quả lượng bốc hơi thực tế 26
Bảng 7: Cán cân nước các lưu vực trong tỉnh Bình Định 27
Bảng 8: Cán cân nước các lưu vực trong tỉnh Bình Định (theo CT kinh nghiệm) 27
PHỤ LỤC HÌNH
Hình 1. Vị trí địa lý tỉnh Bình Định 10
Hình 2: Hình ảnh xả nước thải trong quá trình nuôi tôm của
Công ty TNHH Asia Hawaii Ventures tại Phù Mỹ, năm 2010. Ảnh M. Đức 15

Hình 3: Diễn biến pH tại một số điểm quan trắc 16
Hình 4: Các tiểu vùng tưới vùng Nam Bình Định 18
Hình 5: Diễn biến ô nhiễm tại các lưu vực sông Hà Thanh, sông Kôn 21
Hình 6: Diễn biến ô nhiễm BOD
5
tại các lưu vực sông chảy qua các khu vực dân cư và cơ
sở sản xuất 21
Hình 7: Diễn biến ô nhiễm BOD
5
tại các hồ thuộc TP. Quy Nhơn 22
MỞ ĐẦU
Bình Định là địa phương thuộc khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ, là 01 trong 05
tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; Tổng diện tích tự nhiên:
6039,6 km
2
; Dân số: 1592,6 nghìn người; Mật độ dân: 264 người/km
2
. Vị trí địa lý kinh tế
của tỉnh đặc biệt quan trọng trong giao lưu khu vực và quốc tế, nằm ở trung điểm của trục
giao thông đường sắt, đường bộ Bắc - Nam Việt Nam, đồng thời là cửa ngõ ra biển gần
nhất và thuận lợi nhất của Tây Nguyên, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia và Thái Lan
thông qua Quốc lộ 19 và cảng biển quốc tế Quy Nhơn. Ngoài lợi thế này, Bình Định còn có
nguồn tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn phong phú và nguồn nhân lực khá dồi dào.
Trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Bình Định được xác định sẽ trở thành tỉnh có nền công
nghiệp hiện đại và là một trong những trung tâm phát triển về kinh tế - xã hội, đóng góp
tích cực vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và cả nước.
Công cuộc phát triển kinh tế - xã hội trên quy mô rộng lớn và tốc độ nhanh chóng
của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước
đòi hỏi tỉnh Bình Định phải có cơ sở hạ tầng kỹ thuật đảm bảo, mức tăng trưởng kinh tế

cao, đóng góp vào sự phát triển của Vùng kinh tế trọng điểm. Điều này đã tạo áp lực không
nhỏ đến các vấn đề môi trường của địa phương và khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên, trong đó có nguồn tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Xét về tổng thể, Bình Định có nguồn tài nguyên nước khá dồi dào và chất lượng tốt
với với 4 hệ thống sông lớn: sông Kôn, Lại Giang, La Tinh và Hà Thanh. Tổng lượng dòng
chảy trung bình ở 4 hệ thống sông này khoảng 8,5 tỷ mét khối/năm. Tuy nhiên, do lượng
nước phân bổ không đều, mùa mưa quá ngắn (từ tháng 9 đến tháng 12) lại chiếm đến 70-
78% tổng lượng mưa cả năm. Cùng với đó là vấn đề khai thác, sử dụng và quản lý nguồn
tài nguyên này còn nhiều bất cập, chưa hiệu quả nên đã gây tác động xấu làm suy giảm về
trữ lượng và chất lượng nguồn nước trên địa bàn tỉnh. Nghiên cứu “ Hiện trạng và đề xuất
một số giải pháp quản lý và sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh” trong phạm
vi đề tài này nhằm đưa ra cái nhìn tổng thể và toàn diện về hiện trạng tài nguyên nước, vấn
đề khai thác và sử dụng, các vấn đề bất cập trong công tác quản lý và từ đó đề xuất các
biện pháp góp phần hạn chế các tác động xấu đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 4
1. Mục tiêu của đề tài
Tổng quan hiện trạng và đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên nước trên địa bàn tỉnh phù hợp với xu thế phát triển.
2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Tổng hợp và phân tích những dữ liệu liên quan đến chất lượng và trữ lượng nguồn
nước trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh biến đổi về môi trường, biến đổi khí hậu.
Xác định các nguy cơ tác động đến nguồn nước trên địa bàn tỉnh và ảnh hưởng của
việc suy giảm đến hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trên địa bàn
tỉnh.
3. Phạm vi giới hạn nghiên cứu
a. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: phần đất liền thuộc phạm vi lãnh thổ tỉnh Bình Định không kể các
đảo và mặt nước biển, đầm phá ven biển
Về thời gian: Số liệu thu thập trong khoảng từ năm 2005 đến năm 2011.

b. Giới hạn nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu là trữ lượng và chất lượng nguồn nước, thực trạng khai thác và
sử dụng; công tác quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, nội dung
nghiên cứu mang tính khái quát.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng là: phương pháp thống kê, phương pháp bản đồ,
phương pháp tổng hợp, phương pháp chuyên gia…
5. Bố cục:
Nội dung của Đề tài gồm 3 chương:
Chương 1. Khái quát hiện trạng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Định
Chương 2. Thực trạng công tác khai thác, sử dụng và quản lý tài nguyên nước
Chương 3. Đề xuất một số giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
nước trên địa bàn tỉnh.
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 5
CHƯƠNG 1
HIỆN TRẠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
1.1. Các nhân tố tự nhiên liên quan đến hình thành tài nguyên nước trên địa
bàn tỉnh
a. Địa hình
Bình Định là tỉnh Duyên hải miền Trung của Việt Nam với lãnh thổ trải dài 110 km
theo hướng Bắc - Nam, chiều ngang hẹp trung bình 55 km (chỗ hẹp nhất 50 km, chỗ rộng
nhất 60 km). Vị trí nằm ở rìa phía Đông cao nguyên Kon Tum nên địa hình toàn tỉnh có xu
hướng nghiêng từ Tây sang Đông, trong đó đặc trưng là địa hình núi, địa hình đầm phá ven
biển và bờ biển và dạng địa hình thềm lục địa.
b. Khí hậu
Bình Định mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Tổng lượng bức xạ 140 -
150 kcal/cm
2
/năm. Nhiệt độ trung bình năm 2009 là 26.2 - 27.3
0

C. Tổng lượng mưa cả năm
2009 phổ biến từ 1780.3 – 2452.3mm, phân bố theo mùa rõ rệt. Mùa mưa (từ tháng 8 đến
tháng 12) tập trung 70 - 80% lượng mưa cả năm, lại trùng với mùa bão nên thường xuyên
gây ra bão, lụt (hàng năm trong đoạn bờ biển từ Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa,
trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Tần suất xuất hiện bão lớn nhất từ tháng 9 - 11).
Mùa khô kéo dài gây nên hạn hán ở nhiều nơi. Lượng bốc hơi trung bình hàng năm là
1.000 mm, chiếm 50 - 55% tổng lượng mưa. Độ ẩm tương đối trung bình hàng năm là 79%.
c. Đặc điểm địa chất - thủy văn
- Địa chất
Theo các công trình nghiên cứu tập trung vào thành lập bản đồ địa chất thuỷ văn với
nhiều tỷ lệ, kết quả như sau:
• Các tầng chứa nước lỗ hổng: trên các lưu vực sông, chiếm 20% diện tích. Độ
sâu nhỏ hơn 2m hoặc từ 2 - 5m, dày từ 5 - 15m, cá biệt 30m. Độ giàu từ kém
đến trung bình, được nước mưa bổ sung.
• Các tầng chứa nước khe nứt: trong đới nứt n„ các thành tạo trầm tích, phun
trào và biến chất. Độ sâu mực nước 2 - 5m, trên 5m hay trên 10m. Nước mưa
trên diện lộ của đá nứt n„ bổ sung nước.
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 6
• Các thể địa chất rất nghèo nước (xem như cách nước trong thực tế) là mắcma
xâm nhập, là đá nguyên khối cứng, nứt n„ yếu, khe nứt rất hẹp. Hệ số thấm
của chúng thường không quá 10
-4
m/ngày.
- Thủy văn
Các sông Bình Định không lớn, độ dốc cao, nhiều thác ghềnh, lưu tốc dòng chảy
lớn, tổng lượng dòng chảy trung bình 8,5 tỷ mét khối/năm, Bình Định có mật độ sông suối
cấp 4 (0,5 - 1 km/km
2
), trung bình ở Việt Nam. Các sông ngắn, không có sông nào xem là
lớn. Lớn nhất là sông Kôn chỉ dài 178 km, diện tích lưu vực là 3.067 km

2
. Lại Giang lưu
vực 1.402 km
2
, sông Hà Thanh 539 km
2
và La Tinh 780 km
2
. Mùa khô, nước các con sông
cạn kiệt, chênh lệch giữa lưu lượng lũ và lưu lượng kiệt đến trên 1.000 lần.
Bảng 1. Phân phối dòng chảy theo hai mùa lũ và cạn
TRẠM SÔNG
LƯỢNG DÒNG
CHẢY BÌNH QUÂN
(m
3
/s)
TỔNG LƯỢNG DÒNG
CHẢY BÌNH QUÂN
( 10
9
m
3
)
TỶ LỆ (%)
Trong
năm
Mùa

Mùa

cạn
Cả
năm
Mùa

Mùa
cạn
Mùa

Mùa
cạn
Bình Tường Kôn 830 592 238 2,15 1,53 0,62 71,2 28,8
An Hoà An Lão 361 263 98 0,936 0,682 0,254 72,9 27,1
Nguồn Trung tâm Khí tượng Thủy văn tỉnh Bình Định
Như vậy, lượng dòng chảy 3 tháng mùa lũ chiếm khoảng từ 71% - 73% lượng dòng
chảy cả năm, lượng dòng chảy 9 tháng mùa cạn chỉ chiếm khoảng từ 27% - 29% lượng
dòng chảy cả năm.
d. Thổ nhưỡng
Nhóm đất xám chiếm 70,68% diện tích, ở nhiều địa hình khác nhau. Nhóm đất phù
sa chiếm 7,57%. Nhóm đất xói mòn trơ sỏi đá chiếm 3,69% diện tích, trên các đồi, gò.
Nhóm đất đỏ chiếm 3,54%, trên đá mẹ bazan. Nhóm đất glây chiếm 2,65% diện tích. Nhóm
đất cát chiếm 2,25%. Nhóm đất mặn chiếm 1,05%, ở đầm phá, cửa sông. Nhóm đất phèn
chiếm 0,15%. Nhóm đất than bùn chiếm 0,02% ở Phù Mỹ.
e. Thực vật
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 7
Diện tích rừng phòng hộ 889,71 ha (năm 2009) với đặc thù là điểm hội tụ của 2 luồng
thực vật chính từ phía bắc và phía nam. Ngoài các loài cây lấy gỗ còn có cây cảnh, cây dược
liệu. Thảm thực vật chịu mặn có trên 25 loài.
1.2. Các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh
Trong thời gian gần đây, những diễn biến phức tạp của biến đổi khí hậu, nước biển

dâng và tình hình suy giảm nguồn nước ở các hệ thống sông do tình hình khai thác tài
nguyên rừng ở thượng nguồn, quản lý, khai thác sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước chưa
được hợp lý và chặt chẽ nên tình hình hạn hán, lũ lụt hàng năm càng xảy ra nghiêm trọng
làm ảnh hưởng lớn đến kinh tế, môi trường và chất lượng cuộc sống của người dân.
1.2.1. Hạn hán
Bình Định là tỉnh nằm trong vùng khô hạn, mùa khô sự cạn kiệt của các sông là
nguyên nhân gây ra hạn hán nghiêm trọng trong vùng, do mùa mưa ngắn mà tập trung chủ
yếu vào tháng 10, 11. Ngược lại mùa khô kéo dài 8 tháng, nắng nhiều lại bị ảnh hưởng của
gió Tây khô nóng, bốc hơi lớn nên hàng năm thường bị hạn hán xảy ra.
1.2.2. Về lũ lụt
Bình Định nằm gọn bên sườn phía đông dãy Trường Sơn, địa hình dốc và bị chia cắt
mạnh, nhìn chung địa hình có xu hướng dốc từ Tây sang Đông khá đều đặn. Các sông
trong vùng phân ra hai đoạn khác nhau rõ rệt, phần thượng nguồn có độ dốc lớn, lòng sông
hẹp. Phần hạ lưu sông rộng và nông có độ dốc bé, khi ra đến biển sông không còn dòng
chính mà chia làm nhiều nhánh nhỏ tạo thành mạng lưới sông chằng chịt.
Chế độ triều vùng biển Quy Nhơn có chế độ bán nhật triều không đều đến nhật triều đều.
Trong tháng có từ 18-22 ngày nhật triều và 2 lần triều cường và 2 lần triều kém.
Biên độ triều cường từ 1,5-2m và biên độ triều kém chỉ xấp xỉ 0,5m.
Từ đặc điểm địa hình và mạng lưới sông như trên, khi có lũ (thường do mưa bão gây
lũ) vùng đồng bằng nước chảy tràn qua sông, qua đường giao thông vào đồng ruộng, làng
xóm khu dân cư gây ngập lũ trên diện rộng và gây thiệt hại rất lớn về người và tài sản.
Kết quả kịch bản ngập lụt (theo đề tài Xây dựng bản đồ nguy cơ ngập lụt tỉnh Bình
Định):
- Sông Lại Giang: Vùng ngập lụt phổ biến với độ sâu ngập từ 0,5 đến 5,5m với phần
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 8
lớn ở vùng đồng bằng dưới Quốc lộ I. Với độ sâu ngập trên 6 m chủ yếu là bãi bồi ven
sông và vùng đồng bằng phía trên cầu Bồng Sơn ở thôn Thiết Đính Nam, thôn Lại Khánh
và Lại Đức.
- Sông La Tinh: Vùng ngập lụt phổ biến với độ sâu ngập từ 0,5 đến 4,5m, độ sâu
ngập trên 5m chủ yếu là bãi bồi ven sông và đầm Nước ngọt. Địa hình vùng nghiên cứu có

đồng bằng mở rộng dần về hạ lưu vì vậy mà sự thoát lũ của sông này thông thoáng.
- Sông Kôn - Hà Thanh: Vùng ngập với độ sâu ngập từ 0,5 đến 2m chủ yếu là nơi
chuyển tiếp giữa đồng bằng và núi, vùng ngập với độ sâu từ 7 đến 8 m chủ yếu là ven sông
phía trên Quốc lộ I, ven đầm Thị Nại và thôn Đại An.
1.2.3. Về xâm nhập mặn
Độ mặn nước sông vùng ven biển tỉnh Bình Định là do độ mặn nước biển xâm nhập
qua cửa sông khi triều lên. Do vậy mức độ nhiểm mặn trên từng sông phụ thuộc nhiều yếu
tố như: Độ mặn nước biển ven bờ, chế độ triều, địa hình, độ dốc lòng sông, lưu lượng dòng
chảy…
Tháng I – II: thời kỳ đầu mùa cạn độ mặn xâm nhập vào các sông còn nhỏ.
Tháng III – VIII: là thời kỳ mặn xâm nhập vào sông mạnh nhất, nhưng thời kỳ này
có mưa lũ tiểu mãn nên độ mặn giảm đáng kể. Độ mặn lớn nhất thường xảy ra vào các
tháng V,VII và VIII; trong đó tháng VIII độ mặn lớn nhất.
Tháng IX: có lũ nên độ mặn giảm nhanh.
Về hiện trạng nhiễm mặn nước sông, hồ, đầm ven biển: Trên sông Hà Thanh về mùa
mưa hầu hết các sông không nhiểm mặn, độ mặn chỉ vào khoảng 0,03 đến 0,33
o
/
oo
; nhưng
về mùa khô ranh giới mặn chuyển sâu vào đất liền cách cửa sông khoảng 4,15 km và tại
ranh giới này độ mặn đạt 10,4 o/oo và tăng dần về phía biển. Trên sông Kône về mùa mưa
giống sông Hà Thanh, nhưng về mùa khô ranh giới mặn chuyển sâu vào đất liền cách cửa
sông khoảng 6,7 km và độ mặn đạt 10,4
o
/
oo
. Trên sông Lại Giang mùa mưa vẫn tồn tại
biên mặn trên sông cách cửa biển khoảng 2 km nhưng độ mặn đoạn này chỉ đạt từ 1,29 –
1,59

o
/
oo
; nhưng về mùa khô ranh giới mặn chuyển sâu vào đất liền cách biển khoảng 3,8
km và độ mặn tăng dần về phía cửa sông 1,05 – 13,66
o
/
oo
. Đối với các đầm ở gần biển
thuộc Quy Nhơn, Phù Mỹ, Tuy Phước quanh năm chứa nước mặn; mùa mưa độ mặn đạt từ
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 9
2,82 – 10,6
o
/
oo
, mùa khô độ mặn còn cao hơn. Mặn, phèn xâm nhập ảnh hưởng trực tiếp
đến sản xuất nông nghiệp; đặc biệt là vùng ven biển, ven đê Đông và đầm Trà Ổ.
1. 3. Hiện trạng Tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Bình Định
Tài nguyên nước mặt lục địa
a. Đặc điểm chung
Các sông trong tỉnh đều bắt nguồn từ những vùng núi cao của sườn phía đông dãy
Trường Sơn. Ở thượng lưu có nhiều dãy núi bám sát bờ sông nên độ dốc rất lớn, lũ lên
xuống rất nhanh, thời gian truyền lũ ngắn.
Ở đoạn đồng bằng lòng sông rộng và nông có nhiều luồng lạch, mùa kiệt nguồn
nước rất nghèo nàn; nhưng khi lũ lớn nước tràn ngập mênh mông vùng hạ lưu gây ngập
úng dài ngày vì các cửa sông nhỏ và các công trình che chắn nên thoát lũ kém.
b. Đặc điểm các sông chính
- Sông Lại Giang
Sông Lại Giang gồm hai nhánh sông: Sông An Lão bắt nguồn từ vùng núi phía bắc
An Lão giáp tỉnh Quảng Ngãi chảy qua huyện An Lão theo hướng Bắc -Nam; sông Kim

Sơn bắt nguồn từ vùng núi rừng huyện Hoài Ân chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc.
Sông An Lão và sông Kim Sơn nhập lưu tại ngã ba cách cầu Bồng Sơn khoảng 2km về
phía tây rồi đổ ra biển qua cửa An Dũ. Diện tích lưu vực tính đến ngã ba nhập lưu của sông
An Lão và sông Kim Sơn là 1272km
2
. Trong đó sông An Lão là 697km
2
, sông Kim Sơn là
575km
2
.
- Sông La Tinh
Sông La Tinh là sông nhỏ nhất trong bốn con sông của tỉnh, sông bắt nguồn từ vùng
rừng núi cao 400- 700m phía tây huyện Phù Mỹ, Phù Cát chảy theo hướng Tây Bắc- Đông
Nam đến đập Cây Gai chuyển sang hướng Tây - Đông, sau đó đến đập Cây Ké chuyển
hướng Đông- Bắc và đổ vào đầm Nước Ngọt rồi thông ra biển qua cửa Đề Gi.
- Sông Kôn
Sông Kôn là sông lớn nhất trong các sông trong tỉnh có tổng diện tích lưu vực là
3067km
2
, dài 178km. Sông bắt nguồn từ vùng rừng núi của dãy Trường Sơn 700- 1000m.
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 10
Sông chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam đến Thanh Quan- Vĩnh Phúc sông chảy theo
hướng Bắc Nam về đến Bình Tường sông chảy theo hướng Tây Đông và đến Bình Thạnh
sông chia thành hai nhánh chính: Nhánh Đập Đá chảy ra cửa An Lợi rồi đổ vào đầm Thị
Nại; nhánh Tân An có nhánh sông Gò Chàm cách ngã ba về phía hạ lưu khoảng 2km, sau
khi chảy trên vùng đồng bằng rồi nhập với sông Tân An cùng đổ vào đầm Thị Nại tại cửa
Tân Giảng. Tất cả các nhánh sông Đập Đá và Tân An sau khi đổ vào đầm Thị Nại được
thông ra biển qua cửa Quy Nhơn.
- Sông Hà Thanh

Sông Hà Thanh bắt nguồn từ những đỉnh núi cao 1100m phía tây nam huyện Vân
Canh chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc. Khi chảy về đến Diêu Trì sông chia thành hai
nhánh: nhánh Hà Thanh và Trường Úc đổ vào đầm Thị Nại qua hai cửa Hưng Thạnh và
Trường Úc rồi thông ra biển qua cửa Quy Nhơn. Diện tích lưu vực toàn bộ là 539km
2
, dài
58km.
c. Đặc điểm các hồ lớn
+ Hồ Núi Một: Tại sông An Trường, xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn. Diện tích
lưu vực 110 km
2
, diện tích mặt thoáng 950 ha. Độ cao so với mực nước biển 50,35m.
+ Hồ Vĩnh Sơn: Nằm trong lưu vực sông Đaksom, là một nhánh bên bờ phải
sông Kôn. Diện tích lưu vực 214 km
2
; diện tích mặt hồ 12,7 km
2
. Dung tích 131 triệu
m
3
nước.
+ Hồ Thuận Ninh: Tại suối Bèo, xã Bình Tân, Tây Sơn, có diện tích lưu vực
78,5km
2
, diện tích mặt thoáng của hồ 496 ha. Hồ có độ cao 71,2 m so mặt nước biển.
+ Hồ Hội Sơn: Tại xã Cát Sơn, huyện Phù Cát, thuộc Sông La Tinh. Diện tích
mặt thoáng 400 ha và có độ cao so với mặt nước biển 71,5 m.
+ Hồ Định Bình: trên lưu vực sông Kôn. Hồ thuộc địa phận xã Vĩnh Hảo, huyện
Vĩnh Thạnh. Mặt thoáng của hồ dài đến 13 km với bề ngang thay đổi từ 500 - 1000 m.
Độ sâu mực nước có nơi đến 40m. Diện tích hồ khoảng 1.320 ha với dung tích toàn bộ

đạt đến 226.180.000 m
3
nước.
Ngoài ra, còn một số hồ nhỏ như Diêm Tiêu, Thạch Khê, Long Mỹ, Mỹ Bình, …
được xây dựng phục vụ mục đích tưới tiêu, cấp nước và nuôi cá nước ngọt.
Khái quát về dòng chảy mặt trên địa bàn tỉnh: Dòng chảy nằm trên các lưu vực
phân phối không đều giữa các tháng trong năm. Lượng nước chảy qua các triền sông
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 11
mùa lũ (từ tháng 10 đến tháng 12) chiếm 70 - 75% tổng lượng nước hàng năm, trong
khi đó lượng nước chảy qua các sông trong mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8) chỉ chiếm
25 - 30%. Nguyên nhân chính gây ra lũ ở Bình Định là do mưa tập trung trong thời
gian ngắn và do đặc điểm địa hình dốc và hẹp của lòng sông. Khả năng lũ lớn xảy ra
vào tháng 9 và tháng 12 chỉ chiếm 5,5%, xảy ra vào tháng 10 chiếm 33,4% và vào
tháng 11 chiếm 55,6%.
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 12

1.3.2. Tài nguyên nước dưới đất
Bình Định có lưu lượng nước ngầm trung bình, độ sâu trung bình của các mạch
nước ngầm ở vùng đồng bằng từ 5-7 m, vùng trung du miền núi từ 10 - 12 m, có nơi lớn
hơn 20m. Chất lượng nước ngầm khác nhau theo từng vùng.
Kết quả tính toán cho thấy nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Bình Định (trừ khu vực
nước bị nhiễm mặn, M > 1,0 g/l) có hệ số tưới ruộng cao (Ka > 18) dùng để tưới rất tốt.
Nước sử dụng có kết quả trong nhiều năm mà không cần có các biện pháp chuyên môn để
ngăn ngừa sự tích tụ các chất kiềm có hại trong thổ nhưỡng.
Trữ lượng nước dưới đất trên địa phận tỉnh Bình Định được tính toán gồm: Trữ
lượng động tự nhiên, trữ lượng tĩnh, trữ lượng khai thác tiềm năng và trữ lượng khai thác
dự báo.
Căn cứ vào thông số địa chất thủy văn của các tầng chứa nước trên địa bàn tỉnh Bình
Định đã được nghiên cứu, trong báo cáo này trữ lượng nước dưới đất được tính toán theo
vùng địa lý cấp huyện (Bảng 2)

Bảng 2. Tổng hợp trữ lượng nước ngầm trên địa bàn tỉnh Bình Định
TT Vùng tính
trữ lượng
Trữ lượng động
(m
3
/ng)
Trữ lượng tĩnh
(m
3
/ng)
Trữ lượng tiềm
năng (m
3
/ng)
1 An Lão 101702,74 6734,70 108437,44
2 Hoài Nhơn 93118,36 4959,90 98078,26
3 Hoài Ân 126532,05 7697,40 134229,45
4 Vĩnh thạnh 129061,92 9736,80 138798,72
5 Phù Mỹ 74124,11 4013,10 78137,21
6 Phù Cát 121952,05 5804,10 127756,15
7 Tây Sơn 163489,32 10584 174073,32
8 An Nhơn 178936,71 13459,80 192396,51
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 13
Hình 1. Bản đồ hệ thống Sông suối trên địa bàn tỉnh Bình Định
TT
Vùng tính
trữ lượng
Trữ lượng động
(m

3
/ng)
Trữ lượng tĩnh
(m
3
/ng)
Trữ lượng tiềm
năng (m
3
/ng)
9 Tuy Phước 89812,33 5843,10 95655,43
10 Vân Canh 97949,32 5721,90 103671,22
11 Quy Nhơn 69072,60 3810,90 72883,50
Cộng 1245751,5 78365,7 1228461,8
Nguồn: Liên đoàn địa chất Miền Nam
CHƯƠNG 2.
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG
NGUỒN TÀI NGUYÊN NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH
2.1. Tình hình khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh
Kết quả điều tra cơ bản tài nguyên nước dưới đất vùng duyên hải Nam trung bộ, cho
thấy, khu vực này có tầng chứa nước nông nhưng lại khó khăn trong công tác điều tra, khai
thác và quản lý. Theo Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Trung thì
chất lượng nước dưới đất cơ bản, đáp ứng được các yêu cầu cấp nước cho ăn uống và sinh
hoạt. Tuy nhiên, do nằm tiếp giáp với biển nên các khu nước dưới đất bị nhiễm mặn. Chính
vì thế chất lượng nước dưới đất bị suy giảm, không đáp ứng được yêu cầu cấp nước cho
sinh hoạt và sản xuất (Noname 2010).
Mặc khác với địa chất khu vực có tầng chứa nước nông (thường nhỏ hơn 50m, mực
nước tĩnh nhỏ hơn 5m) nhưng lại khó khai thác là do nguồn nước dưới đất ở vùng duyên
hải Nam Trung Bộ được tàng trữ trong các đồng bằng thung lũng sông với diện phân bố
hẹp, bề dày tầng chứa nước không lớn, trữ lượng nước không nhiều, đặc biệt là thường bị

nhiễm mặn theo chiều sâu khá phức tạp.
a. Những nghiên cứu về nước ngầm Bình Định:
Trước đây đã có một số công trình nghiên cứu cấp tỉnh như đề tài: “Tổng hợp biên
hội bản đồ địa chất thủy văn tỷ lệ 1/50.000, xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên nước ngầm,
đánh giá hiện trạng khai thác nước ngầm và đề xuất các giải pháp quản lý khai thác, sử
dụng hợp lý và bền vững tại tỉnh Bình Định” do Liên đoàn Địa chất thủy văn - ĐCCT miền
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 14
Trung thực hiện (năm 2006). Bên cạnh đó có nhiều công trình điều tra đánh giá nước dưới
đất ở một số địa phương trong tỉnh như: Bản đồ nước dưới đất tỷ lệ 1/200.000 tỉnh Bình
Định (1996); Báo cáo điều tra đánh giá nguồn nước ngầm vùng Vân Canh, Bình Định
(1999); Bản đồ địa chất thủy văn vùng Đông Quốc lộ 1 Bình Định tỷ lệ 1/50.000
Qua số liệu các công trình cho thấy, trung bình mỗi người dân trong tỉnh được
6.030m
3
nước/năm - gần bằng 1/2 trung bình của cả nước, và thế giới. Theo định mức của
thế giới, nước nào đạt 10 ngàn m
3
/người/năm trở lên thì thuộc loại giàu về nước (Noname
2010). Như vậy Bình Định là một tỉnh nghèo về nước.
b. Hiện trạng khai thác nước dưới đất:
Trong thời gian trước và sau năm 1975, Bình Định có điều tra nghiên cứu về nước
dưới đất. Cụ thể như tại khu vực Quy Nhơn, sân bay Phù Cát, hạ lưu sông Hà Thanh. Sau
này là Hội Vân, Chánh Thắng (Phù Cát), Long Mỹ (TP Quy Nhơn) để tìm nguồn nước
khoáng thiên nhiên.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có rất nhiều điểm khai thác nước dưới đất. Điểm cầu Tân
An, Bắc sông Hà Thanh, mỗi điểm khai thác từ 20- 25 ngàn m
3
/ngày để cung cấp cho TP
Quy Nhơn, Phú Tài, Khu kinh tế Nhơn Hội. Tại 9 thị trấn cũng có dự án khai thác mỗi
điểm từ 1.000 – 2.500 m

3
/ngày, để phục vụ chủ yếu cho sinh hoạt. Ngoài ra còn có hàng
ngàn giếng khoan lấy nước ngầm nuôi trồng thủy sản, tưới cho cây trồng, khai thác khoáng
sản, sản xuất công nghiệp Số liệu thống kê tại Sở Tài nguyên và Môi trường cho thấy: Cả
tỉnh có 15 ngàn giếng khoan tay, 183 ngàn giếng đào cung cấp nước sinh hoạt cho trên 700
ngàn dân. Nếu tính lưu lượng khai thác 3 m
3
/ngày/giếng thì đạt tới 600 ngàn m
3
/ngày.
Qua thu thập và khảo sát thực tế cho thấy, việc khai thác nước dưới đất ở Bình Định
hiện tại chưa phải là vấn đề nghiêm trọng, vì tổng lượng nước khai thác còn thấp hơn so
với trữ lượng khai thác an toàn của các tầng chứa nước”. Tuy nhiên cũng có biểu hiện ở
một số giếng khai thác với trị số hạ thấp mực nước vượt quá 1/2 bề dày của tầng chứa
nước. Như vậy trữ lượng tĩnh của tầng ngầm bị xâm phạm gây nguy cơ cạn kiệt nước
ngầm.
c. Tình hình khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước của một
số đơn vị trên địa bàn tỉnh Bình Định
Kết quả kiểm tra của Sở Tài nguyên và Môi tường (tháng 05/2011) về tình hình khai
thác, sử dụng nước, xả nước thải tại 20 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm: 2 doanh
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 15
nghiệp sản xuất đá lạnh; 9 doanh nghiệp kinh doanh nhà hàng, khách sạn; 4 doanh nghiệp
chế biến thủy hải sản; 01 doanh nghiệp sản xuất bia; 2 doanh nghiệp chế biến gỗ; 2 doanh
nghiệp sản xuất đá granite trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Kết quả kiểm tra cho thấy
hoạt động khai thác nước dưới đất của các Doanh nghiệp trong địa bàn thành phố Quy
Nhơn phần lớn nằm trong khu dân cư, tới thời điểm hiện nay chưa phát hiện việc khai thác
này gây nên hiện tượng suy giảm mực nước, ô nhiễm nguồn nước và xâm nhập mặn lân
cận khu vực khai thác một cách nghiêm trọng. Tuy nhiên việc khai thác, sử dụng nước, xả
nước thải vào nguồn nước của các doanh nghiệp cũng có nhiều vấn đề đáng báo động.
(Đức 2011)

- Hiện nay, một số địa điểm có tình trạng nước dưới đất bị nhiễm mặn như khu vực
Khách sạn Bãi Dài thuộc Công ty Du lịch Bãi Dài Quy Nhơn, Khách sạn Du lịch thuộc
Công ty CP Du lịch Bình Định; Khách sạn Công đoàn thuộc Công ty TNHH Du lịch Công
đoàn Bình Định (nhiễm dầu), 01 giếng khai thác nước ven sông Hà Thanh của Công ty CP
Bia Sài Gòn-Miền Trung (không đảm bảo chất lượng ).
- Có 16 doanh nghiệp khai thác nước sử dụng vào mục đích sản xuất kinh doanh,
trong đó 14 doanh nghiệp khai thác sử dụng nước dưới đất, 02 doanh nghiệp khai thác sử
dụng nước mặt nhưng chỉ mới có 01 doanh nghiệp lập hồ sơ xin cấp phép khai thác sử
dụng tài nguyên nước.
- 05 doanh nghiệp có giếng khoan, giếng đào không sử dụng nhưng chưa thực hiện
việc trám lấp, cách ly giếng theo quy định tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày
4/9/2007 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
- Có 7 doanh nghiệp đã có hệ thống xử lý nước thải là: Khách sạn Hải Âu, Khách
sạn Sài Gòn-Quy Nhơn, Công ty Du lịch Bãi dài Quy Nhơn, Công ty CP thực phẩm XNK
Lam Sơn, Công ty CP Bia Sài Gòn – Miền Trung, Công ty CP Đông lạnh Quy Nhơn, Công
ty CP Thủy sản Bình Định. Tuy vậy, hầu hết các đơn vị này vẫn chưa được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền công nhận hệ thống xử lý nước thải đạt chất lượng; còn lại 13 doanh
nghiệp khác chưa có hệ thống xử lý nước thải.
- Hầu hết các doanh nghiệp chưa có hợp đồng đấu nối nước thải vào hệ thống thoát
nước chung của thành phố Quy Nhơn.
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 16
- Toàn bộ 20 doanh nghiệp chưa có hồ sơ xin cấp phép xả nước thải vào nguồn
nước.
Hình 2: hình ảnh xả nước thải trong quá trình nuôi tôm của
Công ty TNHH Asia Hawaii Ventures tại Phù Mỹ, năm 2010. Ảnh M. Đức
c. Diễn biến chất lượng môi trường
• Các nguồn gây ô nhiễm nước dưới đất:
Hiện nay, thành phố Quy Nhơn đã đưa vào vận hành hệ thống cấp nước với công
suất 53.500 m
3

/ngày đêm để đảm bảo nhu cầu sử dụng nước của người dân thành phố và
các vùng lân cận. Đối với các khu vực dân cư nông thôn và miền núi chưa có hệ thống cung
cấp nước sạch, Chương trình nước sạch và VSMT nông thôn Bình Định đầu tư khoảng
5000 giếng khoan triển khai tại khu vực nông thôn sẽ làm suy giảm trữ lượng nước dưới
đất.
Trong hoạt động nuôi tôm trên cát và khai thác titan tại các huyện ven biển đòi hỏi
sử dụng một lượng nước dưới đất rất lớn dẫn đến hiện tượng xâm thực mặn vào các túi
nước ngầm đang là hiện tượng phổ biến ở vùng cát tại các huyện ven biển. Hậu quả lâu dài
là gây cạn kiệt, nhiễm mặn và ô nhiễm nước ngầm khu vực.
Theo tình hình chung vấn đề ô nhiễm môi trường do ý thức bảo vệ môi trường từ các
đô thị, các khu dân cư, các làng nghề và các thành phần kinh tế đang là nguyên nhân gây
suy thoái chất lượng nước ngầm.
Ngoài ra nguy cơ ô nhiễm nước ngầm do hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp và tại một số làng nghề trong quá trình hoạt động xả thải nước thải chưa xử lý hoặc
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 17
xử lý không đảm bảo ra môi trường cũng là một trong các nguyên nhân gián tiếp gây ô
nhiễm các mạch nước ngầm tầng nông các khu vực.
• Diễn biến ô nhiễm
Với sự phát triển ngày càng nhiều các nguồn gây ô nhiễm nước ngầm trên địa bàn
tỉnh Bình Định hiện nay, nên đã xuất hiện ô nhiễm đặc thù tại một số các khu vực gần các
khu - CCN, khu dân cư tập trung.
Một số điểm quan trắc nước
ngầm đều có chỉ tiêu pH thấp, trong
khoảng từ 4 - 6. Ngoài nguyên nhân
do cấu tạo địa chất, còn có nguyên
nhân do chất thải từ hoạt động công
nghiệp, dịch vụ không được xử lý
đạt tiêu chuẩn cho phép, trước khi
thải ra môi trường.
Trên thực tế, tại các bãi rác Long Mỹ, thành phố Quy Nhơn và bãi rác Nhơn Hòa

(cũ) huyện An Nhơn chưa thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường cũng như đầu
tư xây dựng hoàn thiện các hạng mục xử lý chất thải nên dẫn đến tình trạng ngấm chất thải,
nước rỉ từ bãi rác vào môi trường đất làm ô nhiễm nguồn nước ngầm khu vực và không thể
sử dụng được cho mục đích sinh hoạt.
Kết quả quan trắc chất lượng nước ngầm do Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện
tại 33 điểm thuộc các khu vực dân cư tập trung, các khu vực gần bãi rác và một số khu-
CCN trên địa bàn tỉnh Bình Định vào tháng 3/2010 và so sánh với QCVN
09:2008/BTNMT, cho thấy:
- 45 % mẫu phân tích có chỉ tiêu Coliform vượt quy chuẩn cho phép từ 2 đến 7 lần.
- 33% mẫu phân tích có chỉ tiêu NH
4
+
vượt quy chuẩn cho phép từ 1,2 đến 8,8 lần.
Nước ngầm nhiễm bẩn Coliform, NH
4
+
phần lớn phân bố tại các khu vực tập trung
dân cư của các huyện và thành phố Quy Nhơn. Nguyên nhân ô nhiễm phát sinh từ chất thải
của hoạt động chăn nuôi do cơ sở chuồng trại không đảm bảo, không đủ khoảng cách cách
ly hợp vệ sinh theo quy định.
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 18
Hình 3: Diễn biến pH tại một số điểm quan trắc
Ô nhiễm Flour trong nước ngầm có nguồn gốc từ đặc điểm cấu trúc địa chất và thủy
văn tại một số xã của huyện Tây Sơn, An Nhơn và Vân Canh đã gây ra tình trạng suy giảm
sức khỏe (hư răng, xương,…) đối với người dân vùng ô nhiễm (hăng 2003; Noname 2010).
Bảng 3. Hàm lượng F
-
trong một số mẫu nước ngầm
TT Địa điểm quan trắc Hàm lượng F
-

, mg/l
1 Thôn Tả Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn 1,69
2 Thôn Hoà Hiệp, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn 2,07
QCVN 09:2008/BTNMT 1
Dấu hiệu ô nhiễm Arsen tại tỉnh Bình Định với nồng độ ô nhiễm vượt ngưỡng tiêu
chuẩn cho phép là 0,05mg/l. Các mẫu nước ngầm có hàm lượng Asen nằm trong khoảng
0,05mg/l đến 0,06mg/l thuộc các khu vực thôn Liêm Định, xã Nhơn Phong, huyện An
Nhơn; thôn Phú Xuân, xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn; thôn Hưng Tân, xã Mỹ Thành,
huyện Phù Mỹ.
Hiện tượng nhiễm mặn trong nước ngầm tại Bình Định hiện có xu hướng gia tăng cả
về biên độ và cường độ, đặc biệt là vào mùa khô ở các vùng cửa sông: Hà Thanh, Lại
Giang, sông Kone và đầm Trà Ổ. Riêng địa bàn thành phố Quy Nhơn, hiện tượng nhiễm
mặt đã xảy ra tại một số khu vực thuộc phường Nhơn Bình và Nhơn Phú.
2.2. Tình hình khai thác và sử dụng nguồn nước mặt
2.2.1. Khai thác và sử dụng các lưu vực sông
Qua kết quả thu thập thông tin, hiện nay chưa có kết quả điều tra về hoạt động khai
thác và sử dụng nước trong lưu vực sông La Tinh, Lại Giang. Đối với lưu vực Sông Hà
Thanh có thể được cọi là một bộ phận của lưu vực sông Kon, được xem là lưu vực sông
lớn nhất của tỉnh Bình Định. Do đó, trong phạm vi đề tài này, kết quả về hiện trạng khai
thác các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh Bình Định sẽ tập trung vào lưu vực Sông Kon, dựa
trên số liệu báo cáo “ Rà soát bổ sung quy hoạch cấp nước tỉnh Bình Định” và các kết quả
nghiên cứu của đề tài KC-08-25: “Nghiên cứu giải pháp tổng thể sử dụng hợp lý tài nguyên
và bảo vệ môi trường lưu vực sông Ba và Sông Kon” do Viện địa lý thực hiện.
a. Hiện trạng khai thác nguồn nước phục vụ nông nghiệp
Dựa vào đặc điểm về điều kiện tự nhiên cũng như kinh tế - xã hội, tỉnh Bình Định
được phân ra 3 vùng tưới: 1) vùng lưu vực sông Lại Giang; 2) vùng Đầm Trà Ổ; 3) Vùng
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 19
Nam Bình Định. Hoạt động khai thác và sử dụng nước mặt tại lưu vực sông Kon chủ yếu là
phục vụ tưới tiêu cho nông nghiệp tại 06 tiểu vùng tưới thuộc Vùng Nam Bình Định có
tổng diện tích 4.221 km

2
(diện tích đất nông nghiệp là 105.211,1 ha, trong đó đất trồng cây
lâu năm là 63.580,4 ha) bao gồm lưu vực sông La Tinh, sông Kon và sông Hà Thanh. Lưu
vực sông La Tinh rất khó khăn về nguồn nước do không có các sông lớn nên quy hoạch
phải lấy nước từ sông Kon qua đập Vân Phong để tưới tiêu nông nghiệp.
Hình 4: Các tiểu vùng tưới vùng Nam Bình Định
Thống kê diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất
cây trồng hằng năm, các công trình thủy lợi và diện tích
vùng tưới Nam Bình Định được trình bày như sau:
Bảng 4: Hiện trạng thủy lợi vùng Nam Bình
Định
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 20

b. Hiện trạng khai thác nguồn nước phục vụ sinh hoạt
- Khu vực đô thị: Hiện tại chỉ có nhà máy ở thành phố Quy Nhơn cấp nước cho nhu cầu
sinh hoạt với công suất 20.000 m
3
/ngày đêm. Nguồn nước được khai thác từ sông Hà Thanh qua
các giếng ở Diêu Trì cách trung tâm thành phố 9 km.
- Khu vực nông thôn: nước sinh hoạt phần lớn là giếng khoan hở hoặc khoan sâu. Ngoài ra
còn lấy từ các ao hồ, sông nhỏ. Chất lượng nước sông không đảm bảo vệ sinh, vùng gần biển nước
sinh hoạt bị nhiễm mặn.
c. Hiện trạng khai thác nguồn nước phục vụ công nghiệp
Nhu cầu nước công nghiệp trong lưu vực sông Kon – Hà Thanh hiện nay chủ yếu đáp ứng
nhu cầu nước cho các khu công nghiệp. Các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã đi vào hoạt
động trên địa bàn tỉnh đều nằm trong lưu vực sông Kon – Hà Thanh.
d. Hiện trạng sử dụng nguồn phát điện: Trong lưu vực sông kon có công trình thủy điện
Vĩnh Sơn với công suất lắp máy 66 MW đã đi vào vận hành một cách hiệu quả. Sản lượng điện
bình quân hằng năm là 230 triệu KWh.
2.2.2. Khai thác và sử dụng các hồ chứa

Các Hồ chứa trên địa bàn tỉnh Bình Định được xây dựng nhằm mục đích tưới tiêu và
nuôi cá nước ngọt (Hồ Núi Một, Hồ Thuận Ninh, Hồ Hội Sơn, ); phục vụ Thủy điện (Hồ Vĩnh
Sơn); cắt giảm lũ, tạo nguồn tưới ổn định và cấp nước cho dân sinh và cho hoạt động
sản xuất công nghiệp (Hồ Định Bình).
2.2.3. Các nguồn gây ô nhiễm nước mặt lục địa
Sự gia tăng dân số và quá trình đô thị hoá: Áp lực gia tăng dân số, quá trình đô
thị hóa và các hoạt động của con người ngày càng tác động mạnh mẽ đến môi trường tự
nhiên nói chung và môi trường nước nói riêng.
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 21
Hiện nay, phần lớn nước thải từ thành phố, thị trấn, khu tập trung dân cư tại Bình Định
đều chưa được xử lý đảm bảo trước khi đưa ra môi trường. Tương tự, công tác thu gom
và xử lý rác thải từ các khu vực tập trung dân cư hiện nay cũng chưa được thực hiện tốt,
tình trạng xả rác bừa bãi dọc các bờ sông đã và đang trực tiếp gây ô nhiễm nguồn nước
các lưu vực.
Sự phát triển ngành công nghiệp: Hoạt động công nghiệp tại các khu cụm công
nghiệp trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua là các điểm nóng về ô nhiễm môi trường;
thải lượng các chất thải phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp từ hoạt động sản xuất công
nghiệp đã gây ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt, nước ngầm và nước biển ven bờ.
Một nguồn tác động khác đến nước mặt lục địa phải quan tâm đến đó là các hoạt
động sản xuất từ các làng nghề. Các làng nghề hầu như chưa xây dựng các hệ thống xử
lý chất thải chung và các bãi thu gom chất thải rắn; đã có một số làng nghề gây ô nhiễm
nghiêm trọng, làm suy thoái môi trường, tác động lớn đến nhân dân trong khu vực như
các làng nghề chế biến tinh bột sắn tại huyện Hoài Nhơn, chế biến hải sản tại huyện
Phù Mỹ, sản xuất vật liệu xây dựng tại huyện Tây Sơn.
Tình trạng khai thác khoáng sản ở vùng núi và trung du không tuân thủ các giải
pháp bảo vệ môi trường vẫn đang diễn ra gây suy thoái môi trường, làm mất cân bằng
hệ sinh thái dẫn đến sa bồi thủy phá và làm đục hóa nguồn nước các khu vực ở hạ lưu.
Sự phát triển ngành nông nghiệp: Việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật và phân
bón, ước tính 345 tấn hoá chất/năm, không đúng chủng loại và không đúng hướng dẫn
kỹ thuật của ngành nông nghiệp là nguyên nhân gây các ảnh hưởng xấu đến môi

trường. Ngoài ra, chất thải từ chăn nuôi chưa được quan tâm thu gom và xử lý đảm bảo
là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.
Ngoài ra, những hoạt động tự phát, không theo quy hoạch như chặt phá rừng bừa
bãi, canh tác nông lâm nghiệp không hợp lý và thải chất thải sinh hoạt bừa bãi vào các
lưu vực làm cho nguồn nước bị cạn kiệt, bị ô nhiễm. Nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
càng trầm trọng, nhất là vào mùa khô.
2.2.4. Diễn biến ô nhiễm:
• Diễn biến chất lượng môi trường nước các sông lớn của tỉnh
Kết quả quan trắc chất lượng nước tại các con sông lớn của tỉnh, cho thấy, ở
thượng lưu còn khá tốt trong khi mức độ ô nhiễm ở hạ lưu ngày càng tăng do ảnh
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 22
hưởng của các khu đô thị, cơ sở công nghiệp ven sông. Diễn biến ô nhiễm này đang có
xu hướng tăng dần theo năm ở tất cả các lưu vực trên địa bàn tỉnh.
Xem xét diễn biến ô nhiễm theo từng lưu vực cũng nhận thấy mức độ ô nhiễm có
chiều hướng tăng dần từ thượng lưu về hạ lưu, đặc biệt tăng cao tại các đoạn sông chảy
qua các khu vực tập trung dân cư, khu cụm công nghiệp, thể hiện rõ nhất diễn biến này
là tại các lưu vực sông Hà Thanh, sông Kôn (Hình 6).
Hình 5: Diễn biến ô nhiễm tại các lưu vực sông Hà Thanh, sông Kôn
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường Bình Định
Đặc biệt, trong những năm gần đây tình trạng ô nhiễm hữu cơ thể hiện khá rõ tại
các lưu vực sông, mức độ ô nhiễm này đang tăng dần theo năm, qua kết quả quan trắc
tháng 3/2010 tại các điểm quan trắc hàng năm hàm lượng BOD5 vượt từ 0,2 đến 3 lần
tiêu chuẩn QCVN 08:2008/BTNMT ([B1] và [A2]). (Hình 5)
Hình 6: Diễn biến ô nhiễm BOD
5
tại các lưu vực sông chảy qua các khu vực dân cư và cơ
sở sản xuất.
Nguồn: Trung tâm Quan trắc môi trường Bình Định
Đối với các thông số (pH, DO, TSS, NO
2

) theo kết quả quan trắc những năm gần
đây cho thấy phần lớn vẫn nằm trong QCVN 08:2008/BTNMT về chất lượng nước
mặt.
• Diến biến chất lượng môi trường nước các hồ, đầm
* Các hồ thuộc thành phố Quy Nhơn:
Tại một số hồ thuộc thành phố Quy Nhơn, sự gia tăng ô nhiễm của hàm lượng
BOD5 với mức vượt từ 2 đến 4 lần (Hình 6). Ngoại trừ hồ Bàu Sen được hưởng lợi từ Dự
án vệ sinh môi trường thành phố Quy Nhơn nên chất lượng nước được cải thiện đáng kể
với BOD5 giảm từ 31,5mg/l năm 2009 xuống 12,0 mg/l năm 2010 thông qua hoạt động
nạo vét làm sạch vào cuối năm 2009. Tuy nhiên, thời gian tới, khi vẫn chưa giải quyết việc
xả thải trực tiếp nước sinh hoạt không qua xử lý vào hồ thì tình trạng ô nhiễm sẽ vẫn tiếp
diễn.
Hình 7: Diễn biến ô nhiễm BOD
5
tại các hồ thuộc TP. Quy Nhơn
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 23
Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bình Định
2.3. Cân bằng nước của các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh
2.3.1. Dòng chảy năm
Dòng chảy sông ngòi bao gồm dòng chảy mặt và dòng chảy ngầm cung cấp nước
cho sông, là một yếu tố cơ bản của nguồn nước trong sông. Dòng chảy năm là lượng dòng
chảy được sản sinh ra trong một năm, có thể biểu thị dưới các dạng khác nhau:
-Lưu lượng dòng chảy năm: Q (m
3
/s)
-Môđuyn dòng chảy năm: M = Q x 10
3
/F (l/s.Km
2
)

-Độ sâu dòng chảy năm: Y = 31,536 x M (mm)
-Tổng lượng dòng chảy năm: W = 31,536 x 10
6
x Q (m
3
)
Trong đó :
F: là diện tích lưu vực tính bằng Km
2
31,536 x 10
6
là số giây trong 1 năm.
Theo quy luật chung, dòng chảy năm của các sông tỉnh Bình Định biến đổi theo
không gian và thời gian. Nghiên cứu sự biến đổi dòng chảy năm theo không gian bằng cách
xây dựng bản đồ đẳng trị dòng chảy năm, đánh giá sự phân bố dòng chảy năm theo các
vùng trong tỉnh và nghiên cứu sự biến đổi theo thời gian bằng cách xác định sự thay đổi
của dòng chảy giữa các tháng và các mùa trong năm.
Đặc trưng cơ bản của nguồn nước sông là đại lượng trung bình nhiều năm, là một
trong những tiêu chuẩn chính để tính toán, xác định quy mô, kích thước công trình thuỷ lợi,
thuỷ điện, khả năng cung cấp nước sông suối cho sản xuất và đời sống cũng như để lập quy
hoạch, phát triển kinh tế của lãnh thổ.
Chuẩn dòng chảy năm là trị số dòng chảy trung bình nhiều năm được xác định theo
công thức:
n
n
i
i
Q
Q


=
=
1
0
Trong đó:
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 24
Q
i
Là dòng chảy bình quân năm thứ i trong liệt quan trắc (m
3
/s)
n: Số năm quan trắc dòng chảy.
Trong điều kiện số liệu đo đạc dòng chảy nhiều năm của các trạm khái quát tính
toán được như sau:
- Lưu vực sông Kôn (tính đến trạm Thủy văn Bình Tường)
F = 1680 Km
2
Q
0
= 69,4 m
3
/s
X
0
= 1863 mm
M
0
=

41,3 l/s.Km

2
W
0
=

2,19 x 10
9
m
3
Y
0
= 1300 mm
- Lưu vực sông An Lão (tính đến trạm Thủy văn An Hòa)
F = 383 Km
2
Q
0
= 30,3 m
3
/s
X
0
= 3033 mm
M
0
=

79,1 l/s.Km
2
W

0
=

0,956 x 10
9
m
3
Y
0
= 2490 mm
2.3.2. Bốc hơi năm
Bốc hơi thực tế là lượng nước bốc hơi từ bề mặt lưu vực nghiên cứu và nó là một
thành phần quan trọng trong cán cân nước của lưu vực. Ở Bình Định chưa đo được bốc hơi
thực tế, nên chỉ tính toán theo phương trình cân bằng nước và công thức kinh nghiệm.
* Tính bốc hơi theo cân bằng nước:
Đối với bốc hơi trung bình nhiều năm:
Z
0
= X
0
- Y
0
(mm)
Hiện trạng và đề xuất giải pháp QL và SD hợp lý TNN trên địa bàn tỉnh Bình Định 25

×