Tải bản đầy đủ (.pdf) (47 trang)

BƯỚC ĐẦU VẬN DỤNG ĐỐI SÁNH TRONG GIÁO DỤC ĐỂ SO SÁNH BẢY TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 47 trang )

_____________________________________________________________________________________________________________

BƯỚC ĐẦU VẬN DỤNG ĐỐI SÁNH TRONG GIÁO DỤC
ĐỂ SO SÁNH BẢY TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
HỒ SỸ ANH*

TÓM TẮT
Trên cơ sở thông tin của các trường trung học phổ thông (THPT) mà Hệ thống thông
tin quản lí giáo dục phục vụ nghiên cứu khoa học (gọi là EMIS.FSR) thu nhận được, chúng
tôi đã xây dựng các chỉ số của một số tiêu chí như học sinh (HS), đội ngũ giáo viên (GV),
cơ sở vật chất, chất lượng học tập của HS… và bước đầu vận dụng lí thuyết Đối sánh để so
sánh và đánh giá một số trường THPT của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT). Bài viết này
giới thiệu về đối sánh trong giáo dục cũng như kết quả vận dụng nó để so sánh và đánh giá
đối với 7 trường THPT hàng đầu của 7 huyện, thành phố thuộc tỉnh BR–VT.
Từ khóa: đối sánh, đánh giá, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
ABSTRACT
Initially applied benchmarking theory to comparative
and evaluation between 7 high schools in Ba Ria - Vung Tau province
To plan for the development of education and training development for provinces
and cities in Vietnam, we have developed a Data System of Education Management for
scientific research (EMIS.FCR). Based on high school data collected from the system, we
developed indicators for some criteria such as students, faculty staff, facilities and
equipment, quality of students learning etc. and initially applied Benchmarking theory to
make comparison and assessment of the high schools in Ba Ria - Vung Tau province. This
paper presents the benchmarking in education and its results of application in making
comparison and assessment the seven leading high schools in seven districts, cities in Ba
Ria – Vung Tau.
Keywords: benchmarking, evaluation, Ba Ria – Vung Tau province.

Đặt vấn đề


Đối sánh là một kĩ thuật nhằm cải
tiến quá trình sản xuất, kinh doanh của
các công ti, đã được nhiều nước trên thế
giới vận dụng vào lĩnh vực giáo dục. Đối
sánh đã được ứng dụng thành công không
chỉ đối với giáo dục đại học mà cả giáo
dục phổ thông tại một số nước như Hoa
Kì, các nước châu Âu, Australia, Trung
Quốc… Ở Việt Nam, đối sánh trong giáo
dục chưa được nghiên cứu và áp dụng
trong thực tiễn mà chỉ được giới thiệu
1.

*

trong một số hội thảo. Bên cạnh đó, một
số nhà nghiên cứu đã đề cập lĩnh vực này
trong các bài báo khoa học. Nghiên cứu
về đối sánh và vận dụng nó đối với giáo
dục Việt Nam có một ý nghĩa rất lớn
trong bối cảnh đổi mới giáo dục và đào
tạo hiện nay.
1.1. Tìm
hiểu
đối
sánh
(Benchmarking)
1.1.1. Khái niệm đối sánh
Đối sánh ra đời là để phục vụ sản
xuất, kinh doanh của các công ti, đầu tiên


ThS, Viện Nghiên cứu Giáo dục Trường Đại học Sư phạm TPHCM; Email:

1


là Công ti Xerox – Hoa Kì (1982), sau đó
được nhiều công ti khác sử dụng để cải
tiến sản xuất, kinh doanh. Đối sánh là
một kĩ thuật nhằm cải tiến quá trình sản
xuất, kinh doanh của công ti, kĩ thuật này
được sử dụng để so sánh tình hình hoạt
động giữa các tổ chức khác nhau nhưng
hoạt động ở lĩnh vực tương tự nhau hoặc
giữa các bộ phận trong cùng một tổ chức.
Đối sánh là một phương pháp mang tính
liên tục dùng để đánh giá, cải tiến sản
phẩm, dịch vụ và thói quen để đạt được
vị trí dẫn đầu trong kinh doanh. Phương
pháp này được xác định như là một
phương thức “Tìm kiếm những cách thức
tốt nhất trong thực tiễn giúp cho doanh
nghiệp hoạt động tốt hơn”; Hoặc “Đối
sánh là một quy trình mang tính hệ thống
nhằm đo lường và so sánh các quy trình
của một đơn vị/tổ chức với các đơn vị/tổ
chức khác, bằng cách sử dụng đánh giá
bên ngoài đối với các hoạt động, chức
năng hay các điều hành trong đơn vị/tổ
chức đó” (Kempner,1993) [10].

1.1.2. Những lợi ích của đối sánh
Đối sánh mang lại nhiều lợi ích, đó
là: (i) Hiểu và thỏa mãn được khách
hàng, nhanh chóng nhận biết và đáp ứng
các nhu cầu thực tại của thị trường; (ii)
Cải thiện hiệu suất bằng cách thiết lập
các mục tiêu hiệu quả và đáng tin cậy
(tránh lối lãnh đạo theo kiểu suy diễn từ
kinh nghiệm hoặc từ những xu hướng
trong quá khứ); (iii) Luôn giữ vững được
tính cạnh tranh bởi luôn thấu hiểu các đối
thủ và các biểu hiện của họ như chất
lượng, chi phí, thời gian sản xuất; (iv)
Khám phá những phương pháp tốt nhất
và thực tiễn đã được chứng minh thành
công ở nơi khác; (v) Xác định những

điểm mạnh của mình (để phát triển chúng
hơn nữa) cũng như những điểm yếu của
người khác để biến chúng thành cơ hội
của mình; và (vi) Tạo điều kiện cho
những thay đổi trong quản lí.
1.1.3. Đối sánh trong giáo dục
Một số nước đã vận dụng đối sánh
vào giáo dục. Một số công trình nghiên
cứu và phát biểu của các nhà khoa học
giáo dục về đối sánh trong giáo dục, tiêu
biểu là các định nghĩa sau: (i) “Đối sánh
giúp cho việc vượt qua các lực cản đối
với những thay đổi cần thiết, tạo điều

kiện thuận lợi cho việc đánh giá ngoài,
tạo mạng lưới giao tiếp giữa các trường
và trao đổi kinh nghiệm.” (AACSB,
1994)1; (ii) “Đối sánh là quy trình mang
tính tích cực, cung cấp các đo lường
khách quan nhằm phục vụ cho việc đưa
ra các giá trị mang tính sáng tạo, đặt ra
mục đích và phương hướng cải tiến dẫn
đến việc đổi mới trong giáo dục.” (Shafer
&Coate 1992) [13]. Một số trường đại
học trên thế giới, hay một số tổ chức đã
xây dựng các hệ thống đối sánh điện tử
trong giáo dục, họ đã phát triển phần
mềm thực hiện đối sánh, để thực hiện so
sánh giữa các trường đại học hay các
trường phổ thông với nhau. Điển hình là
hệ thống đối sánh của Cơ quan Chương
trình, Đánh giá và Báo cáo Úc
(Australian Curriculum, Assessment and
Reporting Authority - ACARA) đã công
bố thông tin đối sánh của gần 10.000
trường phổ thông trên toàn nước Úc tại
website Myschool.edu.au [15] hay hệ
thống Đối sánh điện tử trong giáo dục
(Electronic Benchmarking In Education EBIE) của công ti Phililips KPA,
1

Dẫn theo Nguyễn Kim Dung [6]

2



_____________________________________________________________________________________________________________

Australia [12]. Phần mềm này đã được
giới thiệu ở Việt Nam vào tháng 02/2011,
tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ở Việt Nam,
cho đến nay, chưa có một công trình nào
nghiên cứu và xây dựng phần mềm ứng
dụng đối sánh trong giáo dục.
1.1.4. Về phân loại đối sánh
Cùng với việc tồn tại nhiều định
nghĩa khác nhau của đối sánh, việc phân
loại đối sánh cũng rất đa dạng. Theo
Appleyby (1999:59)[3], số lượng đối
sánh mà các nhà nghiên cứu đưa ra có khi
lên đến 20 loại khác nhau. Điều này đã
tạo ra sự phức tạp không cần thiết. Theo
các nhà khoa học, 2 hệ thống phân loại
tiêu biểu, một xuất phát từ lĩnh vực công
nghiệp – kinh doanh (Camp, 1989)[4], và
một đại diện cho quan điểm của giới
quản trị đại học (Appleby, 1999)[3].
Chính nhờ sự phân loại này, cùng với
phân tích những ưu điểm, hạn chế của
từng loại đối sánh đã làm cho các doanh
nghiệp và sau đó là các trường học vận
dụng một cách thuận lợi và hiệu quả. Các
loại đối sánh trong hệ thống Camp gồm
có:

Đối sánh nội bộ (Internal
Benchmarking) là phương pháp đối sánh
đơn giản và dễ thực hiện nhất (Love
&Dale 2007:481). Việc đối sánh trong
nội bộ một tổ chức, ví dụ giữa các đơn vị
khoa, phòng thuộc một trường đại học.
Đối sánh cạnh tranh (Competitive
Benchmarking) là so sánh một đơn vị với
một đối thủ mạnh nhất trên thị trường,
hay đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó.
Đối tượng của sự so sánh hay đối tượng
đối sánh (benchmark object) có thể là bất
kì cái gì, từ sản phẩm, dịch vụ đến quy
trình hoạt động và cách thức cạnh tranh

trên thị trường mà mình nhắm tới (target
market). Đa số các dự án đối sánh mà các
công ti thực hiện đều nhắm đến đối thủ
cạnh tranh nên cần đối sánh loại này. Tuy
nhiên, đối sánh cạnh tranh không dễ thực
hiện, do khó thu thập thông tin từ đối thủ.
Đối sánh chức năng/đối sánh tổng
quát (Funtional/generic Benchmarking):
đối sánh chức năng/ đối sánh tổng quát ra
đời nhằm khắc phục nhược điểm của đối
sánh cạnh tranh do thiếu thông tin chính
xác của đối tác, do bản chất cạnh tranh
của việc đối sánh (Love & Dale 2007:481
– 482)2. Đối sánh chức năng là đối sánh
giữa các đơn vị được so sánh có tương tự

về mặt tổ chức, còn đối sánh tổng quát là
đối sánh được thực hiện khi các đơn vị so
sánh không giống nhau về tổ chức nhưng
vẫn có những quy trình hoạt động tương
tự, và vì thế có thể học hỏi được của
nhau.
Hệ thống phân loại theo Camp
(1989)[4], trên cơ sở áp dụng đối sánh
cho doanh nghiệp, còn đối với các cơ sở
giáo dục thì sao? Trong một nỗ lực để có
thể áp dụng đối sánh đối với giáo dục,
Appleby (1999)[3] đã đưa ra hệ thống
phân loại phù hợp với giáo dục với các lí
giải sau: Hệ thống phân loại này không
đặt nặng việc đối sánh với ai, mà quan
trọng hơn là giúp các trường học trả lời
những câu hỏi đối sánh để làm gì và đối
sánh như thế nào? Theo Appleby, một
đơn vị thực hiện đối sánh nhằm vào một
trong các mục tiêu sau: (i) Đối sánh để
hiểu rõ hiện trạng của chính mình; (ii)
Đối sánh để xác định khoảng cách giữa
mình và các chuẩn mực khách quan bên
ngoài mà mình muốn đạt; Và (iii) Đối
2

Dẫn theo Vũ Thị Phương Anh, Lê Quốc Thắng [1]

3



sánh nhằm học hỏi những phương pháp
thực hành tốt nhất từ bên ngoài để triển
khai tại đơn vị. Ba mục tiêu này không
tồn tại độc lập, mà kết hợp với nhau
thành một hệ thống thứ bậc, các mục tiêu
đi từ thấp đến cao trên con đường tự cải
tiến của một cơ sở giáo dục, Yarrow gọi

3
phương
thức
đối
sánh
(Benchmarking Modes), đó là:
Đối sánh trắc lượng (Metric
Benchmarking) là một phương pháp
thường áp dụng trong sản xuất kinh
doanh và dịch vụ để so sánh một đơn
vị/bộ phận với những đơn vị/bộ phận
khác hoặc trong cùng một hệ thống hoặc
bên
ngoài
hệ
thống
(Appleby
1999:61)[3]. Đây thường là bước đầu tiên
trong việc áp dụng đối sánh trong quản trị
cơ sở giáo dục. Phương pháp này giúp
các nhà quản lí nắm được những thông

tin nhanh về hoạt động của đơn vị, chẳng
hạn, tỉ lệ GV/ HS hay tỉ lệ cán bộ quản lí
trên số lớp, hoặc tỉ lệ chi phí bình quân
trên đầu HS, số HS trên một máy
tính.v.v. Những kết quả trắc lượng như
vậy vừa dễ hiểu, vừa tạo điều kiện cho
việc so sánh chính xác giữa đơn vị này
với đơn vị khác hoặc so sánh trong cùng
một đơn vị nhưng ở các thời điểm khác
nhau. Chẳng hạn, đánh giá chu kì 3 năm
giai đoạn 1995-1997, theo điều lệ trường
học của trường tiểu học Monash (một
trường tiểu học thuộc vùng ngoại ô Đông
Nam Melbourne - Australia)[8] là một
báo cáo đối sánh trắc lượng của một đơn
vị trong các thời điểm khác nhau. Hiện
nay việc áp dụng đối sánh trắc lượng rất
phổ biến trong quản lí giáo dục ở các
nước trên thế giới.
Đối sánh chẩn đoán (Diagnostic

Benchmarking): Đối sánh chẩn đoán là
xác định những chỗ còn yếu hay khoảng
cách của đơn vị mình với mục tiêu đặt ra,
và cụ thể hóa qua các chuẩn đối sánh do
chính đơn vị mình lựa chọn. Đối sánh
chẩn đoán bổ sung rất tốt cho phương
pháp đối sánh trắc lượng, vì nó không chỉ
thu thập số liệu và thực hiện so sánh rời
rạc giữa 2 bên (tỉ lệ máy tính trên HS, tỉ

lệ GV/ HS…). Ngược lại, nó đòi hỏi
người tham gia phải có cái nhìn tổng hợp
về toàn bộ quá trình hoạt động từ đầu vào
đến kết quả đầu ra, để vừa đo lường
khoảng cách với thực tế và mong đợi của
một đơn vị, vừa xác định nguyên nhân
gây ra khoảng cách đó, để có biện pháp
cải thiện thích hợp. Trong đối sánh chẩn
đoán, chuẩn mực hay còn gọi là chuẩn
đối sánh, là một thành tựu mà đơn vị
khác đạt được, tức là so sánh đơn vị mình
với một đơn vị khác tốt hơn, còn trong tự
đánh giá của kiểm định chất lượng thì
chuẩn mực chính là bộ tiêu chuẩn chất
lượng do cơ quan kiểm định đặt ra.
Đối sánh quy trình (Process
Benchmarking): Đối sánh quy trình là
nghiên cứu, học hỏi từ đối tác để tìm ra
giải pháp và vạch lộ trình đưa một đơn vị
đến đích. Như vậy, trong hệ thống phân
loại của Appleby (1999)[3], chỉ có đối
sánh quy trình mới thực sự giúp ích cho
một đơn vị nhiều hơn. Trong hệ thống
của Appleby, các loại đối sánh của Camp
(1989) được đưa vào thành một hệ thống
đối sánh con của đối sánh quy trình, đồng
thời bổ sung thêm một loại đối sánh nữa.
- Đối sánh nội bộ: So sánh các quy
trình giống nhau giữa các bộ phận có
hoạt động tương tự trong một đơn vị để

chia sẻ thực tiễn tốt nhất trong nội bộ đơn
4


_____________________________________________________________________________________________________________

vị.
- Đối sánh cạnh tranh: Xác định
khoảng cách trong hoạt động và thành
quả của đơn vị mình với đối thủ trực tiếp
và nguyên nhân của khoảng cách đó để
tìm cách rút ngắn.
- Đối sánh chức năng: So sánh cách
triển khai những quy trình hoạt động
tương tự giữa các đơn vị khác nhau trong
cùng một lĩnh vực (không phải là đối thủ
cạnh tranh) để học hỏi từ thực tiễn tốt
nhất.
- Đối sánh tổng quát: Xác định
nguyên nhân của sự thành công trong các
quy trình cốt lõi của những đơn vị khác
nhau và tìm cách học hỏi về đơn vị mình.
- Đối sánh theo nhóm (Group
Benchmarking): Được thực hiện bởi một
nhóm các đơn vị trong cùng một lĩnh vực
hoặc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhưng có
cùng một mối quan tâm chung. Chẳng
hạn đối sánh giữa một số trường đại học
khối EU là đối sánh theo nhóm.
Như vậy, các nhà khoa học, nhà

giáo dục đã có sự nghiên cứu và mở rộng
để vận dụng đối sánh trong sản xuất, kinh
doanh cho lĩnh vực giáo dục. So sánh hệ
thống phân loại của Camp (1989)[4] và
của Appleby (1999)[3], ta thấy rõ sự phát
triển khái niệm đối sánh khi chuyển sang
áp dụng cho quản lí giáo dục. Rõ ràng,
Appleby không loại trừ mà bổ sung cho
Camp, hoặc nói đúng hơn là bao trùm lên
Camp, các loại đối sánh của Camp là hệ
thống con của hệ thống Appleby. Một
vấn đề được đề cập khá sâu sắc, cũng
chính là điểm khác nhau giữa hệ thống
của Appleby và Camp, là: Ở hệ thống
Camp chỉ phân biệt các loại đối sánh
khác nhau một cách ngang hàng, còn ở hệ

thống Appleby là hệ thống đối sánh có
cấp bậc, gồm 3 bậc từ thấp đến cao, đó
là: (i) Đối sánh trắc lượng để tự hiểu
mình; (ii) Đối sánh chẩn đoán để xác
định khoảng cách của mình với mục tiêu
cần đạt; và (iii) Đối sánh quy trình để học
hỏi từ người làm tốt hơn mình nhằm mục
đích cải tiến. Ở đây, câu hỏi đối sánh để
làm gì thể hiện rất rõ.
2.
Vận dụng đối sánh vào trường
hợp các trường THPT ở tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu

Nghiên cứu đối sánh, chúng tôi áp
dụng thử nghiệm đối với các trường
THPT của tỉnh BR-VT từ nguồn dữ liệu
có được của hệ thống EMIS.FSR, các
bước tiến hành như sau:
2.1. Định nghĩa phạm vi
Phạm vi áp dụng so sánh là các
trường THPT ngang hàng (Peer High
Schools), là những trường THPT có chất
lượng tốt nhất của mỗi huyện, thành phố
trong tỉnh BR-VT.
2.2. Lựa chọn mẫu triển khai
Với yêu cầu là so sánh các trường
ngang hàng (Peer Schools), chúng tôi đã
chọn các trường THPT có chất lượng tốt
nhất của các đơn vị huyện, thành phố.
Mỗi đơn vị chọn một trường (trừ huyện
Côn Đảo). Tỉnh BR-VT có 8 huyện,
thành phố, chúng tôi đã phối hợp Sở
GD&ĐT chọn 7 trường, đó là các trường
THPT: Vũng Tàu (TP. Vũng Tàu), Trần
Văn Quan (H. Long Điền), Xuyên Mộc
(H. Xuyên Mộc), Nguyễn Du (H. Châu
Đức), Võ Thị Sáu (H. Đất Đỏ), Châu
Thành (TP. Bà Rịa) và Phú Mỹ (H. Tân
Thành). Chúng tôi đã mã hóa thành
trường A, trường B, trường C, trường D,
trường E, trường F và trường G.
5



2.3. Phương pháp đo lường các chỉ số
và thu thập dữ liệu
2.3.1. Phương pháp đo lường: theo
phương pháp toán học để tính tỉ lệ phần
trăm hay bình quân (BQ) số lượng của
một đại lượng nào đó. Ví dụ: Tỉ lệ phần
trăm học lực giỏi trên toàn bộ HS của
trường hoặc số HS trên mỗi lớp…
2.3.2. Các chỉ số: Chúng tôi đã chọn 4
lĩnh vực làm 4 trụ cột để so sánh, đánh
giá, là những lĩnh vực ảnh hưởng đến
chất lượng của một nhà trường, đó là:
Lĩnh vực HS (6 chỉ số); Lĩnh vực nguồn
nhân lực (8 chỉ số); Lĩnh vực cơ sở vật
chất (6 chỉ số); Lĩnh vực chất lượng học
tập và rèn luyện (7 chỉ số).
2.3.3. Phương pháp thu thập dữ liệu: Thu
thập dữ liệu từ các tập tin Excel hồ sơ
trường, thu thập dữ liệu về thi tốt nghiệp
THPT và điểm thi tuyển sinh đại học năm
học 2011 – 2012 do Cục Công nghệ
thông tin – Bộ Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) công bố trên Website của Bộ.
Tập tin Excel hồ sơ trường là tập tin do
Bộ GD&ĐT tạo lập mẫu cho từng lọai
hình trường để thu thập thông tin đầy đủ
về một trường vào đầu năm và cuối năm,
tổng cộng có 1.080 thông tin của một
trường trong 2 tập tin hồ sơ trường đầu

năm và cuối năm.
2.4. Kết quả thực hiện đối sánh
Với các bước tiến hành như trên,
chúng tôi đã xây dựng báo cáo đối sánh
cho 7 trường THPT, với các kết quả sau:
- Thực hiện kết nối dữ liệu và kết

xuất ra tập tin Excel với 27 chỉ số của 4
lĩnh vực nêu trên. Dựa trên tập tin này,
chúng tôi đã lập 27 bảng và 27 biểu đồ,
trong khuôn khổ bài báo này chỉ đưa ra 4
biểu đồ của 4 lĩnh vực, mỗi lĩnh vực một
biểu đồ để minh họa.
- Xây dựng các bảng và biểu đồ để
so sánh tất cả các chỉ số của một trường
với giá trị bình quân của 7 trường (giá trị
này, được coi là “điểm chuẩn” để so
sánh).
- Lập bảng tổng hợp của 27 chỉ số,
cung cấp cho một số hiệu trưởng trường
THPT, với các câu hỏi: Nếu ông là hiệu
trưởng trường A, ông sẽ cải tiến những
chỉ số nào? Hay nói cách khác ông đã
học hỏi được gì từ những trường còn lại?.
Sau đó, lấy ý kiến phản hồi từ các hiệu
trưởng để minh chứng cho lợi ích của đối
sánh.
2.5. Bảng tổng hợp 27 chỉ số của 4 lĩnh
vực
Để có một cái nhìn tổng quan về

đầy đủ các chỉ số, giúp hiệu trưởng các
trường so sánh, đánh giá và rút ra những
vấn đề cần cải tiến của trường mình.
Phần mềm EMIS.FSR đã xuất ra bảng
tổng hợp sau (bảng 1).

6


_____________________________________________________________________________________________________________

Bảng 1. Tổng hợp 27 chỉ số (thông tin được lấy từ hồ sơ trường
của các trường THPT tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu năm học 2011-2012)
TT

Chỉ số

Trường
A

Trường Trường Trường Trường Trường Trường
B
C
D
E
F
G

BQ 7
trường


I. Học sinh và công tác tuyển sinh
1
2
3
4
5
6

Bình quân
số HS/lớp
Tỉ lệ % HS
nữ
Tỉ lệ % Ban
cơ bản
Tỉ lệ % HS
nghề PT
Tỉ lệ % HS
mới tuyển
Tỉ lệ % HS
diện CS (kể
cả hộ nghèo)

39,7

39,7

40,3

37,5


36,6

35,7

34,0

37,8

61,5

59,9

60,3

61,9

58,2

51,1

63,9

59,6

100,0

82,7

64,3


100,0

100,0

100,0

100,0

92,3

33,8

32,8

33,5

36,9

33,0

34,2

33,2

33,9

30,3

27,4


30,9

31,9

36,3

36,8

33,2

32,2

1,8

10,6

60,4

6,1

5,9

6,2

4,6

14,0

II. Nguồn nhân lực

7
8
9
10
11
12

13

14

Tỉ lệ GV/lớp
BQ
Số
HS/Giáoviên
Số HS/1cán
bộ quản lí
Số
HS/1
nhân viên
Tỉ lệ % GV
nữ
Tỉ lệ % GV
trên chuẩn
Tỉ lệ % GV
dạy giỏi (do
Sở
công
nhận)
Tỉ lệ % GV

xếp loại xuất
sắc

2,35

2,48

2,25

2,24

2,27

2,13

2,21

2,28

16,9

16,0

17,9

16,7

16,1

16,8


15,4

16,6

456

327

363

347

500

381

247

369

203

131

182

173

150


114

123

152

76,9

64,6

48,1

60,2

66,7

52,9

68,8

63,4

8,3

6,1

4,9

4,8


4,3

5,9

0,0

5,2

32,4

30,5

24,7

26,5

26,6

26,5

15,6

26,8

45,4

33,8

74,4


90,9

76,1

89,6

69,6

67,3

III. Cơ sở vật chất và tài chính
15
16
17

BQ diện tích
(m2)/HS
Số HS/máy
tính
Số lớp/máy
Projector

20,3

9,0

11,0

19,0


14,7

14,2

30,4

16,6

21

15

36

24

14

6

8

14

9

7

5


3

21

11

4

6

7


TT
18
19

20

Trường
A

Chỉ số
Tỉ lệ phòng
học/số lớp
Số
lớp/01
phòng
bộ

môn
Kinh phí chi
cho chuyên
môn /1 HS
(1000đ)

Trường Trường Trường Trường Trường Trường
B
C
D
E
F
G

BQ 7
trường

1,0

1,0

0,7

0,9

1,0

1,0

1,0


1,0

7,7

5,5

7,0

18,5

5,9

4,0

3,2

5,9

600,0

1.238,0

315,5

468,6

472,0

350,3


1.110,5

627,7

IV. Chất lượng học tập, rèn luyện
21
22
23
24
25
26

27

Tỉ lệ % điểm
N. ngữ giỏi
Tỉ lệ % điểm
Văn giỏi
Tỉ lệ % điểm
Toán giỏi
Tỉ lệ % học
lực giỏi
Tỉ lệ % hạnh
kiểm tốt
Tỉ lệ %
TNTHPT
2012
BQ
tổng

điểm 3 môn
thi ĐH 2012

42,7

17,0

13,8

9,6

5,3

10,0

10,2

17,3

31,4

1,5

1,9

1,1

5,3

2,9


4,7

8,5

52,7

31,7

32,7

25,3

10,4

34,2

27,8

31,8

40,1

14,7

5,5

7,2

2,7


10,4

11,9

14,7

95,3

85,9

84,8

59,1

70,7

85,9

81,2

80,6

100,0

97,3

98,6

99,2


97,3

99,2

100,0

98,8

16,2

13,17

12,53

12,5

11,97

11,17

11,92

12,78

2.6. Bảng số liệu và biểu đồ so sánh các lĩnh vực
Trong báo cáo gửi Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu và các trường THPT được
chọn mẫu, chúng tôi đã đưa ra 27 bảng kèm theo 27 biểu đồ. Tuy nhiên, trong khuôn
khổ bài viết này, chúng tôi đưa ra 4 biều đồ để bạn đọc hình dung về “Điểm chuẩn” và
sự so sánh. “Điểm chuẩn” mà chúng tôi chọn so sánh chính là giá trị bình quân chỉ số

nào đó của 7 trường. Ví dụ: bình quân số HS trên lớp, bình quân số HS trên một máy
tính…
2.6.1. Lĩnh vực HS
Bảng 2. Chỉ số bình quân số HS/lớp

Số HS/lớp

Trường
A
39,7

Trường
B
39,7

Trường
C
40,3

Trường
D
37,5

Trường
E
36,6

Trường
F
35,7


Trường
G
34,0

BQ 7
trường
37,8

8


_____________________________________________________________________________________________________________

Biểu đồ 1. Biểu diễn bình quân số HS/ lớp của 7 trường
Số HS/lớp
42.0

39.7

Số HS/lớp

40.0

39.7

40.3
37.5

38.0


37.8
36.6

35.7

36.0

Số HS/lớp

34.0

34.0
32.0
30.0
TrườngTrườngTrườngTrườngTrườngTrườngTrường BQ 7
A
B
C
D
E
F
G
trường
Trường THPT

Bảng 2 cho thấy, 3 trường có số HS/lớp cao hơn mức bình quân 7 trường và 4
trường dưới mức bình quân 7 trường. Mặc dù tất cả các trường đều ở dưới mức quy
định của Bộ GD&ĐT (không quá 45 HS/lớp), tuy nhiên, chúng ta thấy Trường G tốt
nhất (34HS/lớp) và trường C kém nhất (40,3 HS/lớp).

2.6.2. Lĩnh vực nguồn nhân lực
Bảng 3. Chỉ số Bình quân số GV /lớp

Số
GV/lớp

Trường
A

Trường
B

Trường
C

Trường
D

Trường
E

Trường
F

Trường
G

BQ 7
trường


2,3

2,5

2,3

2,2

2,3

2,1

2,2

2,3

Biểu đồ 2. Biểu diễn bình quân số GV/lớp của 7 trường
Số giáo viên/lớp

Số GV/Lớp

2,6
2,5
2,4
2,3
2,2
2,1

2,5
2,3

2,3

2,2

2,3

2,3
2,2
2,1

Số giáo
viên/lớp

2,0
1,9
Trường Trường Trường Trường Trường Trường Trường BQ 7
A
B
C
D
E
F
G
trường
Trường THPT

Bảng 3 cho thấy 4 trường có số GV trên lớp thấp hơn và 2 trường có số GV mỗi
lớp cao hơn bình quân của 7 trường và Trường B có số GV trên lớp tốt nhất, đủ GV
cho việc dạy 2 buổi/ngày (2,5 GV/lớp) và Trường F là kém nhất chỉ 2,1 GV/lớp, chưa
đạt quy định của Bộ GD&ĐT (với THPT là 2,15 GV/lớp).

2.6.3. Lĩnh vực cơ sở vật chất

9


Bảng 4. Chỉ số số HS/01 máy tính
Trường
A

Trường
B

Trường
C

Trường
D

Trường
E

Trường
F

Trường
G

BQ 7
trường


20,5

14,5

36,3

23,5

14,4

6,2

8,0

13,9

Số HS/
máy tính

Biểu đồ 3. Biểu diễn số HS/máy tính của 7 trường
Số HS/máy tính

Số học sinh/máy tính

40,0
35,0
30,0
25,0
20,0
15,0

10,0
5,0
0,0

36,3
23,5

20,5
14,5

14,4

Số HS/máy tính

13,9
6,2

8,0

Trường TrườngTrường TrườngTrường TrườngTrường BQ 7
A
B
C
D
E
F
G
trường
Trường THPT


Bảng 4 cho thấy 5 trường có số HS trên một máy tính cao hơn mức bình quân 7
trường và 2 trường trên. Như vậy, trường tốt nhất là Trường F và trường kém nhất là
Trường C.
2.6.4 Lĩnh vực Chất lượng giáo dục
Bảng 5. Chỉ số bình quân tổng điểm 3 môn thi tuyển sinh ĐH năm 20121
Trường
A

Trường
B

Trường
C

Trường
D

Trường
E

Trường
F

Trường
G

BQ 7
trường

16,2


13,2

12,5

12,5

12,0

11,2

11,9

12,8

BQ tổng điểm 3
môn thi ĐH 2012

Biểu đồ 4. Biểu diễn bình quân tổng điểm 3 môn thi tuyển sinh đại học năm 2012
của 7 trường

BQ tổng điểm 3 môn thi ĐH

Điểm Bình quân 3 m ôn
18,0
16,0
14,0
12,0
10,0
8,0

6,0
4,0
2,0
0,0

16,2
13,2

12,5

12,5

12,0

11,2

11,9

12,78

Điểm Bình
quân 3 m ôn

Trường Trường Trường Trường
A
B
C
D

Trường Trường Trường

E
F
G

BQ 7
trường

Trường THPT

Bảng 5 cho thấy có 2 trường bình quân tổng điểm 3 môn thi đại học năm 2012
cao hơn mức bình quân của 7 trường và 5 trường có bình quân tổng điểm 3 môn thi
thấp hơn bình quân 7 trường. Trường tốt nhất là Trường A và trường kém nhất là
Trường F.
10


_____________________________________________________________________________________________________________

2.6.5. So sánh các chỉ số của một trường với bình quân 7 trường
Ngoài việc so sánh từng chỉ số một đối với “điểm chuẩn” là bình quân chỉ số đó
của 7 trường. Benchmarking trong giáo dục còn có đưa ra cách so sánh khác, đó là so
sánh tất cả các số chỉ số của một trường với bình quân từng chỉ số của 7 trường (xem
bảng 6, bảng 7).
Bảng 6. So sánh các chỉ số cơ sở vật chất Trường C với bình quân 7 trường

Trường C
BQ 7 trường

BQ m2/HS


Số HS/
máy tính

Số lớp/
Projector

Số phòng
học/số lớp

11,0
16,6

36
13,9

5,0
5,9

0,7
1

Số lớp/1
phòng bộ
môn
7,0
5,9

Bảng 6 cho thấy trong 5 chỉ số đưa ra so sánh, Trường C có 4 chỉ số kém hơn
mức bình quân của 7 trường. Đó là các chỉ số: bình quân diện tích trên mỗi HS, số HS
trên mỗi máy tính, số phòng học trên số lớp, số lớp trên một phòng bộ môn. Có duy

nhất 01 chỉ số là số lớp trên một projector là tốt hơn bình quân 7 trường.
Bảng 7. Bảng so sánh 6 chỉ số chất lượng HS trường C với bình quân 7 trường2

Trường C
BQ 7 trường

BQ điểm
3 môn ĐH

Tỉ lệ % HS
giỏi Toán

Tỉ lệ % HS
giỏi Văn

Tỉ lệ % HS
giỏi N.ngữ

Tỉ lệ% HS
có HL giỏi

Tỉ lệ % HS
có HK tốt

12,5
12,8

32,7
31,8


1,1
8,5

13,8
17,3

5,5
14,7

84,4
80,6

Bảng 7 cho thấy trong 6 chỉ số so
sánh, Trường C có 4 chỉ số kém hơn bình
quân của 7 trường và 2 chỉ số tốt hơn
bình quân của 7 trường. Như vậy, trong
11 chỉ số chúng tôi đưa ra trong hai bảng
6 và 7, Trường C có 8 chỉ số kém hơn
mức bình quân của 7 trường và chỉ có 3
chỉ số tốt hơn mức bình quân của 7
trường. Do đó, Trường C cần phải cải
tiến nhiều.
2.7. Lí giải về cách lựa chọn các chỉ số
Trong 27 chỉ số chúng tôi lựa chọn,
chắc chắn chưa đầy đủ các chỉ số có ảnh
hưởng đến chất lượng giáo dục. Ngoài
các chỉ số định lượng rõ ràng như: bình
quân diện tích (mét vuông) trên một HS,
bình quân số HS trên một máy tính…
Chúng tôi đã chọn một số chỉ số gián tiếp

nhằm đánh giá điều kiện HS cũng như

chất lượng đội ngũ. Chẳng hạn, tỉ lệ phần
trăm số HS diện chính sách (có cả HS
con hộ nghèo), tỉ lệ này càng cao, có
nghĩa điều kiện học tập của HS trường đó
khó khăn hoặc tỉ lệ HS ban cơ bản,
trường có 100% ban cơ bản, sẽ không tốt
bằng trường được phân chia HS theo
nhiều ban, phù hợp với nguyện vọng và
khả năng của các em. Hoặc tỉ lệ số HS
trên một cán bộ quản lí, nếu số này càng
cao thì khả năng quản lí của lãnh đạo
trường đó tốt hơn. Tỉ lệ GV đạt trình độ
đào tạo trên chuẩn thì rất rõ, nhưng
chúng tôi đã đưa thêm 2 chỉ số là tỉ lệ
phần trăm GV dạy giỏi được Sở GD&ĐT
công nhận và tỉ lệ phần trăm GV xếp loại
xuất sắc cuối năm do trường tự xếp loại,
để xem việc đánh giá của Sở có đồng
điệu với đánh giá của trường không. Dựa
11


vào các lập luận trên, từ bảng 1, chúng
tốt hơn so với “điểm chuẩn”, là giá trị
tôi đã đưa ra bảng 8 thể hiện trong từng
bình quân của 7 trường.
lĩnh vực, một trường có bao nhiêu chỉ số
Bảng 8. Bảng so sánh 7 chỉ số của lĩnh vực chất lượng HS

Trường

A

B

C

D

E

F

G

Lĩnh vực HS
Lĩnh vực nguồn nhân lực
Lĩnh vực cơ sở vật chất
Lĩnh vực chất lượng học
tập, rèn luyện của HS

4/6
6/8
2/6

5/6
7/8
3/6


5/6
1/8
0/6

2/6
2/8
2/6

2/6
3/8
3/6

3/6
3/8
3/6

4/6
3/8
5/6

7/7

4/7

2/7

1/7

0/7


3/7

1/7

Bảng 8 cho thấy Trường A là
đến nâng cao chất lượng của nhà trường.
trường có chất lượng học tập và rèn luyện
Mặt khác, về lĩnh vực cơ sở vật chất có
của HS tốt nhất, Trường B đứng thứ hai
ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục
và Trường E có chất lượng thấp nhất. Về
nhưng không phải là yếu tố quyết định
tổng quan ta thấy, lĩnh vực HS và nguồn
(bảng 8 thể hiện rõ).
nhân lực Trường A và B tốt hơn các
2.8. Kết quả ứng dụng trong thực tế
trường khác. Như vậy, 2 lĩnh vực HS và
Sau khi các hiệu trưởng thảo luận và
GV là những lĩnh vực có ảnh hưởng
đưa ra một số nhận định như trường nào là
nhiều nhất đến chất lượng giáo dục.
trường tốt nhất, yếu tố nào đóng vai trò
Ở đây, chúng tôi nhận thấy một
tích cực trong việc nâng cao chất lượng
điều khá thú vị là những trường có chất
giáo dục. Đồng thời các hiệu trưởng trả lời
lượng cao thường có xu hướng tự đánh
câu hỏi: Nếu ông là hiệu trưởng Trường A,
giá, xếp loại của GV chặt chẽ và nghiêm
Trường B, Trường C… thì ông cải tiến

túc hơn trường chất lượng thấp (xem chỉ
những chỉ số nào?. Cuối cùng, chúng tôi
số thứ 14 trong bảng 1). Như vậy, việc
đã thông báo tên trường cụ thể của các
đánh giá GV nghiêm túc có tác dụng tốt
trường đã được mã hóa.
Bảng 9. Tên trường THPT đầy đủ sau khi giải mã

Trường
THPT
Huyện

A
Vũng Tàu
TP.
Vũng tàu

B
Châu
Thành
TP.
Bà Rịa

C
Nguyễn
Du
Châu Đức

Nhiều hiệu trưởng rất đồng tình với
đánh giá chất lượng theo kết quả mà hệ

thống chúng tôi đã đưa ra. Vấn đề mà các
hiệu trưởng tâm đắc là chỉ ra cho họ
những chỉ số nào họ đã tốt, chỉ số nào là
chưa tốt, chỉ số nào ảnh hưởng nhiều nhất

D
Xuyên
Mộc
Xuyên
Mộc

E
Phú Mỹ
Phú Mỹ

F
Trần Văn
Quan
Tân
Thành

G
Võ Thị
Sáu
Đất Đỏ

đến thành tích học tập của HS. Một số
hiệu trưởng đã đề nghị chúng tôi so sánh,
đánh giá theo phương pháp trên đối với
năm học 2012 – 2013, để có sự đánh giá,

so sánh theo quá trình.

12


_____________________________________________________________________________________________________________

3. Kết luận
Việc xây dựng hệ thống EMIS.FSR
là từng bước ứng dụng công nghệ thông
tin nghiên cứu khoa học theo định hướng
của Viện Nghiên cứu Giáo dục. Với việc
vận dụng đối sánh trong trường hợp trên
là bước đầu tiếp cận đối sánh giáo dục.
Tuy nhiên, có 3 vấn đề đặt ra, đó là:
- Đối sánh là một lĩnh vực mới và
rộng lớn cần đầu tư nghiên cứu một cách
đầy đủ và sâu sắc để có những ứng dụng
phù hợp với giáo dục Việt Nam.
- Một hệ thống ứng dụng đối sánh
tốt là hệ thống đó xác định được các tiêu
chí, chỉ số so sánh đảm bảo khoa học,
_____________________

chính xác, và chỉ số này có thể thay đổi
theo từng năm. Đây chính là tính mềm
dẻo và linh hoạt của đối sánh so với tự
đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo
dục.
- Cần phải đầu tư về nguồn lực để

xây dựng một hệ thống đối sánh với cơ
sở dữ liệu SQL Server tương tự hệ thống
EBIE của Australia, hệ thống này mang
tên Đối sánh các trường học Việt Nam
(Benchmaking In Vietnammese Schools BIVS). Làm được điều này sẽ phát huy
hiệu quả của đối sánh trong giáo dục, góp
phần đổi mới công tác đánh giá chất
lượng giáo dục hiện nay.

1

Nguồn: bariavungtau.edu.vn
Điểm bình quân 3 môn thi tuyển sinh đại học năm 2012 được tham khảo tại website bariavungtau.edu.vn và
số liệu tỉ lệ học sinh giỏi các môn văn hóa thu thập từ báo cáo hồ sơ trường EMIS cuối năm học 2011-2012
của các trường THPT được khảo sát.
2

1.

2.

3.

4.
5.
6.

7.
8.
9.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
Vũ Thị Phương Anh, Lê Quốc Thắng (2011), Đối sánh trong quản trị đại học – Kinh
nghiệm thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam”, Tạp chí Giáo dục và Phát triển,
số 9, tháng 01/2011, TP.HCM.
Hồ Sỹ Anh (2012), Bước đầu xây dựng hệ thống thông tin quản lí giáo dục phục vụ
công tác nghiên cứu khoa học, Niên giám khoa học 2011-2012 của Viện Nghiên cứu
Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm TPHCM.
Appleby (1999). Benchmarking Theory - A framwork for the Business word at
content for its applycation in hight Education. In Smith at al 1999, Charter 3, pp 5369.
Camp, R.C. (1989), Benchmarking: The Search for Industry Best Practices That
Lead to Superior Performance. Milwaukee, WI: ASQC Quality Press.
Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh (2003), “Một số khái niệm thường dùng
trong đảm bảo chất lượng đại học”, Tạp chí Giáo dục, số 66, tháng 9/2003, Hà Nội.
Nguyễn Kim Dung (2011), Sử dụng chuẩn đối sánh trong đánh giá: xu thế trong
giáo dục hiện nay, Tài liệu tập huấn về đối sánh trong giáo dục do Viện Nghiên cứu
Giáo dục tổ chức tháng 02/2011.
Dự án SREM (2010), Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí trường học, Nxb
Hà Nội.
Geoff Noblett & ctg (1998). Monash Primary School Triennial Review for the School
Charter period 1995 – 1997, Melbourne – Australia, 10-1998.
Julie Brinker & Andrew Benson (2011). Benchmarking Ohio’s school Districs:
13


10.
11.

12.


13.
14.
15.

Identifying that get more for their money in non-instructional spending. Copy Right
2011 by Knowledge Word Foundation, Ohio, 6-2011.
Kempner, D.E. (1993). The Pilot Years: The Growth of the NACUBO Benchmarking
Project. NACUBO Business Officer, 27(6), 21-31.
K. R. McKinnon, S H Walker & D Davis (2000). Benchmarking - A manual for
Australian Universities. © Commonwealth of Australia 1999; ISBN 0 642 23971 1;
( />PhilipsKPA (2011). Electronic Benchmarking In Education. PhillipsKPA Pty Ltd
ABN 71 347 991 372. Tài liệu tập huấn về đối sánh trong giáo dục do Viện Nghiên
cứu Giáo dục tổ chức tháng 02/2011.
Shafer, B.S., & Coate, L.E. (1992). Benchmarking in Higher Education: A Tool for
Improving Quality and Reducing Cost. Business Officer, 26(5), 28-35.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (2012), Đề án Quy hoạch phát triển giáo dục và đào
tạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2012-2015 tầm nhìn đến năm 2020.
Website:

(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 05-5-2015; ngày phản biện đánh giá: 25-6-2015;
ngày chấp nhận đăng:10 -11-2015)

14


_____________________________________________________________________________________________________________

ĐỐI SÁNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG - KINH NGHIỆM THẾ
GIỚI VÀ VẬN DỤNG CHO VIỆT NAM
ThS. Hồ Sỹ Anh, ThS. Huỳnh Xuân Nhựt,

Viện Nghiên cứu Giáo dục - Trường ĐHSP TP.HCM
TÓM TẮT
Đối sánh trong giáo dục phổ thông (GDPT) đã được nhiều nước trên thế giới
nghiên cứu và áp dụng vào thực tiễn. Đối sánh đã giúp các trường học không ngừng
cải tiến quá trình hoạt động của mình, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, góp
phần tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức và toàn cầu
hóa. Bài viết tìm hiểu về đối sánh, đối sánh trong giáo dục, giới thiệu mô hình đối
sánh GDPT một số nước trên thế giới và đề xuất giải pháp vận dụng đối sánh đối
với GDPT Việt Nam.
ABSTRACT
Benchmarking in general education has been studied and applied in practice
by countries of the world. Benchmarking helped schools improve their operational
processes, in order to improve the quality of education, contribute to human
resources to meet requirements of the knowledge economy and globalization. The
paper explores the benchmarking, benchmark, benchmarking in education, and
introduces some models of benchmarking in general education of some countries in
the world and propose solutions to apply benchmarking for general education in
Vietnam.
1. Đặt vấn đề
Đối sánh đã được áp dụng thành công không chỉ đối với giáo dục đại học mà
cả GDPT tại một số nước như Hoa Kỳ, các nước Châu Âu, Australia,... Ở Việt
Nam, đối sánh trong giáo dục chưa được nghiên cứu nhiều mà chỉ được giới thiệu
thông qua các bài viết đăng ở một số tạp chí và hội thảo. Nghiên cứu và vận dụng
đối sánh cho GDPT Việt Nam sẽ có ý nghĩa rất lớn trong bối cảnh đổi mới và hội
nhập quốc tế của giáo dục nước ta hiện nay.
2. Tìm hiểu đối sánh và chuẩn đối sánh
2.1. Đối sánh (benchmarking)
2.1.1. Định nghĩa đối sánh
Trong quá trình nghiên cứu, triển khai đối sánh vào thực tiễn đã xuất hiện khá
nhiều định nghĩa khác nhau. Điều này đã phản ánh một thực tế là, đối sánh rất đa

dạng và phong phú về phương pháp, cách thức tiến hành và mục tiêu mà nó hướng
tới. Tuy nhiên, qua xem xét các định nghĩa, chúng ta nhận thấy có 2 hướng tiếp cận
chính, đó là: thứ nhất, đối sánh dưới góc nhìn về phương pháp (đối sánh là gì, được
thực hiện ra sao, ai thực hiện); thứ hai, đối sánh dưới góc nhìn về mục tiêu (tại sao
cần phải đối sánh, đối sánh để làm gì, mang lại lợi ích gì) (Vũ & Lê, 2011).
Theo hướng đối sánh là gì và được thực hiện như thế nào, có một số định
nghĩa tiêu biểu sau: (1) "Đối sánh là một quy trình mang tính hệ thống nhằm đo
lường và so sánh các quy trình của một đơn vị/tổ chức với các đơn vị/tổ chức khác,
15


bằng cách sử dụng đánh giá bên ngoài đối với các hoạt động, chức năng hay các
điều hành trong đơn vị/tổ chức đó" (Kempner,1993); (2) "Đối sánh là đi tìm kiếm
những thực tiễn tốt nhất dẫn đến sự thể hiện vượt trội, thông qua việc triển khai thực
hiện những thực tiễn tốt nhất" (Anand & Kokali, 2008); (3) "Đối sánh là tiến trình
xác định, hiểu, và phỏng theo những thực tiễn nổi bật từ các tổ chức ở bất kỳ đâu
trên thế giới, để giúp một tổ chức cải tiến năng lực hoạt động của mình. Đó chính là
hoạt động mà nhìn ra bên ngoài để tìm kiếm những kinh nghiệm tốt nhất và năng
lực thể hiện cao, và sau đó, đo lường những hoạt động của đơn vị mình so với mục
tiêu đề ra (Kumar & Dhakar, 2006),...
Theo hướng đối sánh để làm gì, có một số định nghĩa sau: (1) Đối sánh là,
trước hết và trên hết, một quá trình học hỏi được kiến tạo để tạo điều kiện cho
những người tham gia quá trình này có thể so sánh những hoạt động, hay dịch vụ
sản phẩm của họ với người khác hay tổ chức khác, nhằm tìm hiểu chỗ mạnh, chỗ
yếu trong tương quan so sánh với nhau, để tự cải thiện hoặc điều chỉnh hoạt động
của mình" (Jackson & Lund (2000:6); (2) "Đối sánh nhằm đề ra các mục tiêu cho
một đơn vị bằng cách sử dụng các vật chuẩn từ bên ngoài (tức chuẩn đối sánh), và
học hỏi để triển khai những phương pháp thực hành tốt nhất tại đơn vị của mình
nhằm mục tiêu cải thiện tổ chức" (Vũ & Lê, 2011).
2.1.2. Những lợi ích của đối sánh

Đối sánh mang lại nhiều lợi ích, đó là: (1) Hiểu và thỏa mãn được khách hàng,
nhanh chóng nhận biết và đáp ứng các nhu cầu thực tại của thị trường; (2) Cải thiện
hiệu suất hoạt động của tổ chức bằng cách thiết lập các mục tiêu hiệu quả và tin cậy
(tránh lối lãnh đạo theo kiểu suy diễn từ kinh nghiệm hoặc từ những xu hướng trong
quá khứ); (3) Luôn giữ vững được tính cạnh tranh, bởi luôn thấu hiểu các đối thủ và
các biểu hiện của họ như chất lượng, chi phí, thời gian sản xuất;(4) Khám phá
những phương pháp tốt nhất mà thực tiễn đã chứng minh chúng thành công ở nơi
khác; (5) Xác định những điểm mạnh của mình (để phát triển chúng hơn nữa) cũng
như những điểm yếu của người khác để biến chúng thành cơ hội của mình;
2.1.3. Đối sánh trong giáo dục
Khi vận dụng đối sánh vào giáo dục, các nhà nghiên cứu đã phát triển thêm
các định nghĩa mới về đối sánh theo hướng phù hợp với giáo dục, có thể nêu một
vài định nghĩa sau: (1) “Đối sánh giúp cho việc vượt qua các lực cản đối với những
thay đổi cần thiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đánh giá ngoài, tạo mạng lưới
giao tiếp giữa các trường và trao đổi kinh nghiệm.” (AACSB, 1994); (2) “Đối sánh
là quy trình mang tính tích cực, cung cấp các đo lường khách quan nhằm phục vụ
cho việc đưa ra các giá trị mang tính sáng tạo, đặt ra mục đích và phương hướng cải
tiến dẫn đến việc đổi mới trong giáo dục.” (Shafer &Coate 1992)…
2.2. Khái niệm chuẩn đối sánh (benchmark)
2.2.1. Benchmark
Trong từ điển Anh - Việt, benchmark là một danh từ, được giải thích với 3
nghĩa: 1. Dấu chuẩn để đo lường; 2. Điểm chuẩn; 3. Các chương trình chuẩn đo
lường khả năng của máy tính. Trong khảo sát trắc địa, benchmark là một điểm mốc,
mà dựa vào đó người ta có thể đo đạc vị trí của những vật thể khác. Theo từ điển
16


_____________________________________________________________________________________________________________

Webster, benchmark được định nghĩa: "là một điểm tham chiếu từ đó các phép đo

lường có thể thực hiện" (a piont of reference from which measurement may be
made) (PhilipsKPA, 2011).
2.2.2. Chuẩn đối sánh
Trong nhiều trường hợp, benchmark trở thành cái mốc để so sánh một sự vật ở
3 trạng thái: hơn, bằng, kém hay là cái mốc để xác định vị trí của một sự vật khác
trong không gian và trong quan niệm của cộng đồng, xã hội (Nguyễn & Phạm,
2003). Ví dụ, kết quả bài kiểm tra dưới 5 điểm là chưa đạt yêu cầu. Như vậy, điểm
chuẩn theo nghĩa thứ hai của benchmark, được dùng trong đánh giá môn học hay
trong thi tuyển.
Trong kiểm định và đánh giá chất lượng, nhiều tổ chức, đơn vị, hay cơ sở giáo
dục thiết lập một hệ thống các benchmark (benchmark set), như những cái mốc
chung để cá nhân hay đơn vị chưa đạt sẽ phải phấn đấu để đạt được sau một thời
gian nhất định. Lúc này, benchmark được hiểu theo nghĩa tổng quát hơn, được dùng
trong so sánh, đánh giá chất lượng sản phẩm, dịch vụ hay quy trình, đó chính là
chuẩn đối sánh.
Như vậy, chuẩn đối sánh là một mốc xác định về một khoản mục nào đó, để
các cá nhân, đơn vị phấn đấu vượt qua, mốc này có thể do chính đơn vị đặt ra hoặc
là được chọn từ bên ngoài.
3. Phân loại đối sánh
Việc phân loại đối sánh cũng rất đa dạng. Theo Appleby (1999:59), số lượng
đối sánh mà các nhà nghiên cứu đưa ra có khi lên đến hàng chục loại khác nhau, đã
tạo ra sự phức tạp không cần thiết. Theo các nghiên cứu, có 2 hệ thống phân loại đối
sánh tiêu biểu, một xuất phát từ lĩnh vực công nghiệp – kinh doanh (Camp, 1989),
và một đại diện cho giới quản lý giáo dục (Appleby, 1999). Nhờ sự phân loại này
mà các doanh nghiệp cũng như trường học áp dụng đối sánh một cách thuận lợi và
hiệu quả.
3.1 Hệ thống đối sánh theo Camp
Hệ thống phân loại Camp (1989) có các loại đối sánh sau:
3.1.1. Đối sánh nội bộ (Internal Benchmarking)
Đối sánh nội bộ là phương pháp đối sánh đơn giản và dễ thực hiện nhất (Love

&Dale 2007:481, dẫn theo Vũ & Lê, 2011), đó là việc đối sánh trong nội bộ một tổ
chức, đơn vị.
3.1.2. Đối sánh cạnh tranh (Competitive Benchmarking)
Đối sánh cạnh tranh là so sánh sản phẩm, dịch vụ một đơn vị với một đối thủ
mạnh nhất trên thị trường, hay đối thủ cạnh tranh trực tiếp của nó (Love & Dale
2007:481). Đối tượng của đối sánh (benchmark object) có thể là bất kỳ cái gì, từ sản
phẩm, dịch vụ đến quy trình hoạt động... Đa số các dự án đối sánh mà các công ty
thực hiện đều nhắm đến đối thủ cạnh tranh, nên cần đối sánh loại này. Tuy nhiên,
đối sánh cạnh tranh không dễ thực hiện, do khó thu thập thông tin chính xác từ đối
thủ.
17


3.1.3.Đối sánh chức năng/đối sánh tổng quát (Funtional/generic
Benchmarking)
Đối sánh chức năng là đối sánh giữa các đơn vị có tương tự về mặt tổ chức,
còn đối sánh tổng quát là đối sánh được thực hiện khi các đơn vị so sánh không
giống nhau về tổ chức nhưng vẫn có những quy trình hoạt động tương tự, và vì thế
có thể học hỏi lẫn nhau. Đối sánh chức năng/đối sánh tổng quát ra đời nhằm khắc
phục nhược điểm của đối sánh cạnh tranh do thiếu thông tin của đối tác, do bản chất
cạnh tranh của việc đối sánh.
3.2. Hệ thống phân loại theo Appleby
Theo Appleby, một đơn vị thực hiện đối sánh nhằm đạt được ba mục tiêu: (1)
Đối sánh để hiểu rõ hiện trạng của chính mình; (2) Đối sánh để xác định khoảng
cách giữa mình và các chuẩn mực khách quan bên ngoài mà mình muốn đạt; Và (3)
Đối sánh nhằm học hỏi những phương pháp thực hành tốt nhất từ bên ngoài để triển
khai tại đơn vị. Ba mục tiêu này không tồn tại độc lập, mà kết hợp với nhau thành
một hệ thống thứ bậc, từ th ấp đến cao để tự cải tiến của một cơ sở giáo dục. Ba
mục tiêu trên tương ứng với 3 phương thức đối sánh (Benchmarking Models), đó là:
3.2.1. Đối sánh trắc lượng (Metric Benchmarking)

Đối sánh trắc lượng là một phương pháp thường áp dụng để so sánh sản phẩm,
dịch vụ một đơn vị/bộ phận với những đơn vị/bộ phận khác trong cùng một hệ
thống hoặc bên ngoài hệ thống (Appleby 1999:61). Đây thường là bước đầu tiên
trong việc áp dụng đối sánh trong quản trị cơ sở giáo dục. Phương pháp này giúp
các nhà quản lý nắm được những thông tin nhanh về hoạt động của đơn vị, chẳng
hạn, tỷ lệ học sinh (HS)/giáo viên, tỷ lệ HS/lớp hay tỷ lệ chi phí bình quân trên đầu
HS trong một năm học... Đối sánh trắc lượng rất phổ biến trong quản lý giáo dục ở
các nước.
3.2.2. Đối sánh chẩn đoán (Diagnostic Benchmarking)
Đối sánh chẩn đoán là xác định những chỗ còn yếu hay khoảng cách của đơn
vị mình với mục tiêu đặt ra. Đối sánh chẩn đoán bổ sung rất tốt cho phương pháp
đối sánh trắc lượng, vì nó không chỉ thu thập số liệu và thực hiện so sánh rời rạc
giữa 2 bên (tỷ lệ HS/máy tính, tỷ lệ giáo viên / HS…). Ngược lại, nó đòi hỏi người
tham gia phải có cái nhìn tổng hợp về toàn bộ quá trình hoạt động từ đầu vào đến
kết quả đầu ra, để vừa đo lường khoảng cách với thực tế và mong đợi của đơn vị,
vừa xác định nguyên nhân gây ra khoảng cách đó, để có biện pháp cải thiện thích
hợp. Trong đối sánh chẩn đoán, chuẩn mực hay còn gọi là chuẩn đối sánh, là một
thành tựu mà đơn vị khác đạt được, tức là so sánh đơn vị mình với một đơn vị khác
tốt hơn, còn trong tự đánh giá của kiểm định, chuẩn mực chính là bộ tiêu chuẩn chất
lượng do cơ quan kiểm định đặt ra.
3.2.3. Đối sánh quy trình (Process Benchmarking)
Đối sánh quy trình là nghiên cứu, học hỏi từ đối tác để tìm ra giải pháp và
vạch lộ trình đưa một đơn vị đến đích. Như vậy, trong hệ thống phân loại của
Appleby (1999), đối sánh quy trình mới thực sự giúp ích cho một đơn vị nhiều hơn.

18


_____________________________________________________________________________________________________________


Trong hệ thống của Appleby, các loại đối sánh của Camp được đưa vào thành một
hệ thống con của đối sánh quy trình, đồng thời bổ sung thêm một loại đối sánh nữa.
- Đối sánh nội bộ: so sánh các quy trình giống nhau giữa các bộ phận có hoạt
động tương tự trong một đơn vị để chia sẻ thực tiễn tốt nhất trong nội bộ đơn vị.
- Đối sánh cạnh tranh: xác định khoảng c ách trong hoạt động và thành quả
của đơn vị mình với đối thủ và nguyên nhân của khoảng cách đó để tìm cách rút
ngắn.
- Đối sánh chức năng: so sánh cách triển khai những quy trình hoạt động
tương tự giữa các đơn vị khác nhau trong cùng một lĩnh vực để học hỏi từ thực tiễn
tốt nhất.
- Đối sánh tổng quát: xác định nguyên nhân của sự thành công trong các quy
trình cốt lõi của những đơn vị khác nhau và tìm cách học hỏi cho đơn vị mình.
- Đối sánh theo nhóm (Group Benchmarking): được thực hiện bởi một nhóm
các đơn vị trong cùng một lĩnh vực hoặc nhiều lĩnh vực khác nhưng có cùng mối
quan tâm.
So sánh hệ thống phân loại của Camp và của Appleby cho thấy, có sự phát
triển khái niệm đối sánh ở mức độ cao hơn ở Appleby. Appleby không loại trừ mà
bổ sung cho Camp, hoặc nói đúng hơn là bao trùm lên Camp. Hệ thống phân loại
Camp chỉ phân biệt các loại đối sánh ở mức ngang hàng, còn hệ thống phân loại
Appleby là hệ thống có thứ bậc, nó gồm 3 bậc từ thấp đến cao: (1) Đối sánh trắc
lượng để tự hiểu mình; (2) Đối sánh chẩn đoán để xác định khoảng cách của mình
với mục tiêu cần đạt; Và (3) Đối sánh quy trình để học hỏi từ người làm tốt hơn
mình nhằm mục đích cải tiến.
4. Triển khai đối sánh đối với giáo dục phổ thông trên thế giới
Qua khảo cứu cho thấy, các nước đã nghiên cứu, vận dụng đối sánh đối với
GDPT ở các cấp độ khác nhau: đối sánh quốc tế (internationnal benchmarking), đối
sánh quốc gia (national benchmarking), đối sánh trong một nhóm trường (group
benchmarking) hay đối sánh trong một trường theo quan điểm chiều dọc.
4.1. Đối sánh quốc tế
Một minh chứng rõ nhất cho đối sánh quốc tế, đó là Chương trình đánh giá HS

quốc tế (PISA) của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Trong báo cáo
đánh giá của OECD, không chỉ so sánh điểm số các lĩnh vực Toán, Khoa học và
Đọc hiểu mà HS lứa tuổi 15 của các nước và vùng lãnh thổ tham gia đạt được, mà
còn so sánh, đánh giá một số tiêu chí, chỉ số khác liên quan đến giáo dục như: Kết
quả đầu ra của tổ chức giáo dục và sự tác động của việc học tập; Nguồn lực tài
chính và con người đầu tư cho giáo dục; Khả năng tiếp cận giáo dục, tham gia và sự
tiến bộ; Môi trường học tập và tổ chức quản trị trường học. Đánh giá của PISA sẽ
giúp cho chính phủ các nước điều chỉnh chính sách phát triển nền giáo dục của quốc
gia mình.
4.2. Đối sánh ở Hoa Kỳ và bang Ohio
4.2.1. Đối sánh giáo dục phổ thông Hoa Kỳ
19


Qua nghiên cứu đối sánh trong GDPT của Hoa Kỳ cho thấy, xu hướng đối
sánh thường tập trung vào đánh giá nhu cầu cải tiến học tập của HS. Tuy nhiên, các
nghiên cứu gần đây cũng cho thấy, đối sánh được dùng để đo lường các thành tựu
của HS như tỉ lệ tốt nghiệp, kết quả kiểm tra, đánh giá hoặc đối sánh các vấn đề về
sử dụng năng lượng, tiết kiệm tài chính,…
4.2.2. Đối sánh giáo dục bang Ohio Hoa Kỳ
Theo Báo cáo PISA năm 2006, Hoa Kỳ xếp lĩnh vực Toán ở thứ hạng 25 và
Khoa học ở thứ hạng 21 trong 30 nước khối OECD. Báo cáo trên cũng chỉ ra Hoa
Kỳ đang tụt sau những quốc gia khác về vốn con người, và điều này đòi hỏi phải có
sự đánh giá tiến trình giảng dạy và đánh giá môn học ở các trường công lập tại Hoa
Kỳ (NGA, 2008). Đây là vấn đề đặt ra cho tất cả các bang của Hoa Kỳ.
Để có một nền giáo dục "đẳng cấp quốc tế", bang Ohio tiến hành cải cách mục
tiêu giáo dục, từ bậc mầm non đến trung học, để đảm bảo những sinh viên tốt
nghiệp có đủ khả năng cạnh tranh hiệu quả trong môi trường của nền kinh tế tri thức
và toàn cầu hóa. Theo Caldwell (2000): “Chuẩn đẳng cấp thế giới trong thế kỷ 21
yêu cầu mọi người có học thức cao, tính toán giỏi, thông thạo kiến thức, có khả

năng học tập liên tục, tự tin và có thể đóng góp vai trò của mình trong xã hội dân
chủ”.
Vấn đề đặt ra là, làm thế nào Ohio sử dụng đối sánh quốc tế để thay đổi chuẩn
đánh giá và xây dựng chương trình giáo dục. Chiến lược đầu tiên trong tuyên bố
tầm nhìn của Hội đồng Giáo dục Bang năm 2009 là “xây dựng và thực thi chuẩn
giáo dục thế giới”. Hội đồng Giáo dục Bang Ohio đã tiến hành “đánh giá và chỉnh
sửa lại các tiêu chuẩn học thuật của GDPT” và so sánh Chuẩn đánh giá của Ohio
với chuẩn đánh giá của 8 quốc gia (là những quốc gia có thứ hạng cao theo đánh giá
của PISA) và một tỉnh thuộc Canada, đó là: Úc, Anh, Phần Lan, Hồng Kông, Nhật,
Hà Lan, New Zealand, Ontario và Singapore.
Quá trình đối sánh này đã phát hiện ra 3 vấn đề: (1) Ohio có bộ chuẩn riêng
dành cho những kỹ năng xử lý, trong khi các quốc gia có thứ hạng cao tích hợp
những kỹ năng này vào các bộ chuẩn nội dung; (2) Những quốc gia có thứ hạng cao
có sự chuyển tiếp, liên hệ và tích hợp giữa bộ tiêu chuẩn và chương trình giáo dục;
(3) Các bộ tiêu chuẩn của Ohio không cụ thể những gì được mong đợi ở HS tương
ứng với mỗi cấp lớp, hoặc những gì HS nên học và nên làm trong những năm tiếp
theo.
Woolard (2009), phát hiện rằng, bộ tiêu chuẩn của Ohio không gắn kết tốt với
TIMSS3 và đặc biệt là, không phù hợp với PISA. Ở các quốc gia có thứ hạng cao,
vốn dạy ít chủ đề hơn nhưng chú trọng học tập sâu hơn ở mỗi cấp lớp và bộ tiêu
chuẩn ở Hoa Kỳ nói chung và bang Ohio nói riêng vốn bao quát nhiều chủ đề ở mỗi
cấp lớp, và dẫn đến kết quả Hoa Kỳ có được là: "rộng một dặm và sâu chỉ có một
inch".
Hội đồng Giáo dục của Bang sử dụng các nội dung và kỹ năng này vào Chuẩn
cốt lõi chung của Bang. Chuẩn này được xác định là “kiến thức và kỹ năng HS phổ
3

Trends in International Mathematics and Science Study (TIMSS)

20



_____________________________________________________________________________________________________________

thông cần có để các em có thể tốt nghiệp THPT và có khả năng thành công ở bậc
học cao hơn hay ở các chương trình đào tạo lao động”. Tự đó, hệ thống giáo dục
của Ohio đã chuyển từ kiểm tra kết quả học tập của HS sang đánh giá những gì HS
thể hiện.
Như vậy, nhờ quá trình đối sánh bộ tiêu chuẩn đánh giá, bang Ohio đã xây
dựng chuẩn riêng của mình. Số lượng của các chuẩn đánh giá đã giảm đáng kể. Ở
môn Khoa học, số chuẩn giảm từ 6 còn 3, ở môn Toán, từ 6 còn 4, ở Ngữ Văn Anh
từ 10 còn 3, và ở môn Khoa học xã hội từ 7 còn 4...
4.3. Đối sánh giáo dục phổ thông Châu Âu
Ở châu Âu, đối sánh bắt đầu được sử dụng phổ biến từ sau những năm 1990,
đánh dấu bởi sự ra đời của các tổ chức và hiệp hội đối sánh lớn như: Trung tâm
châu Âu dành cho các Trường Đại học quản lý chiến lược (European Center for
Strategic of Universities) ở Bỉ, Trung tâm phát triển Giáo dục đại học ở Đức, trung
tâm châu Âu về giáo dục đại học. Đối với GDPT, ở châu Âu đối sánh cũng được
chú ý, điều này đã thúc đẩy sự ra đời của Hiệp hội châu Âu về tự đánh giá các
trường học hiệu quả để nhằm xác định nhân tố cải thiện chất lượng các trường học
(Sarrico & Rosa, 2009).
Ở Anh, việc sử dụng nền tảng đối sánh dựa trên phần mềm online, tích hợp ở
website để đánh giá các trường học đã được sử dụng bởi nhiều tổ chức như Sở phụ
trách Trường học Trẻ em và Gia đình (The Department for Children School and
Familis - DCSF). Na Uy cũng là quốc gia sử dụng hệ thống đánh giá các trường học
trên phạm vi toàn quốc4 để thu thập dữ liệu các trường phân theo các chỉ số về kết
quả học tập, nguồn lực và môi trường học tập. Đối sánh này nhằm cung cấp thông
tin hiệu quả hoạt động các trường học cho nhà quản lý, chính phủ, phụ huynh, HS
và công chúng. Đặc biệt là Bồ Đào Nha đã xây dựng hệ thống đối sánh với 4 tiêu
chuẩn: bối cảnh, nguồn lực, quá trình và kết quả đầu ra.

4.4. Đối sánh giáo dục phổ thông Australia
Cũng như ở châu Âu, đối sánh đã được vận dụng ở Australia vào những năm
1990 đối với giáo dục đại học5. Tuy nhiên, để nâng cao nguồn nhân lực cần phải
chuẩn bị, cải tiến chất lượng từ giai đoạn phổ thông, bằng việc công bố thông tin
trường học trên Website My School. My School được công bố bởi ACARA
(Australian Curriculum Assessment and Repoting Authority). ACARA là một cơ
quan độc lập chịu trách nhiệm cho sự phát triển chương trình giảng dạy quốc gia.
ACARA chịu trách nhiệm xuất bản dữ liệu so sánh của gần 10.000 trường học tại
Australia trên My School, bao gồm: kết quả đánh giá môn học, đặc điểm nền tảng
của HS, thông tin về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên và thu nhập của họ, thông tin
tài chính, giáo dục nghề nghiệp của trường,…
Bên cạnh đó, một số công ty tư vấn giáo dục độc lập cũng đã xây dựng các hệ
thống đối sánh như Đối sánh điện tử trong giáo dục (Electronic Benchmarking in
Tại website: />Và Bộ Giáo dục, Đào tạo và Thanh niên Australia đã xuất bản cuốn: "Benchmarking - A manual
for Australian Universities của 3 tác giả K.R McKinnan, S,H.Walker và D.Davis, năm 2000, làm
cơ sở cho các trường đại học tiến hành đối sánh.
4
5

21


Education - EBIE) của Công ty PhillipsKPA (Australia). Hệ thống này thực hiện
đối sánh nhóm các trường phổ thông quốc tế tại Australia, là các trường thành viên
trong Hội đồng châu Âu các trường quốc tế (European Council of International
Schools - ECIS). Đây là một phần mềm đối sánh trực tuyến, cho phép thu thập và
xuất ra số liệu, biểu đồ với 196 chỉ số của 11 lĩnh vực, bao gồm: tài chính, nguồn
nhân lực, cơ cấu phí, HS và nhân chủng học, kết quả học tập, quản trị, truyền thông,
tình trạng môi trường, cung cấp CNTT và chi phí sinh hoạt.
5. Đề xuất giải pháp vận dụng đối sánh cho GDPT Việt Nam

(1) Việt Nam đã tham gia 2 kỳ đánh giá của PISA (năm 2012 và 2015), qua
kết quả PISA năm 2012 cho thấy, HS Việt Nam có thứ hạng khá cao ở lĩnh vực
Toán và Khoa học. Ở tầm quốc gia cần có sự đối sánh giữa Việt Nam với các nước
đạt thành tích xuất sắc như Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Singapore... về
cả 3 phương diện: bộ chuẩn đánh giá HS, chương trình giáo dục và phân loại giáo
dục theo tiêu chuẩn quốc tế của UNESCO (ISCED, 2011). Từ đó, tìm ra những
điểm tương đồng và khác biệt, những mặt còn hạn chế để cải tiến về bộ chỉ số đánh
giá giáo dục, cũng như cách phân loại giáo dục.
(2) Cần đầu tư nghiên cứu và triển khai đối sánh cho các trường, nhất là xây
dựng bộ chỉ số đối sánh. Giai đoạn đầu áp dụng cho các trường THPT, sau đó từng
bước mở rộng nghiên cứu để áp dụng cho các trường THCS, tiểu học và mầm non.
(3) Nghiên cứu, biên soạn tài liệu về đối sánh để tập huấn cho cán bộ quản lý
các trường phổ thông.
6. Kết luận
Đối sánh là một cách tiếp cận mới và rất đa dạng khi áp dụng vào lĩnh vực
giáo dục. Điểm cốt lõi và cái lợi ích thiết thực của đối sánh thể hiện ở 2 yếu tố, đó
là: xác định những yếu tố thành công của người khác; và hiểu biết rõ ràng, đầy đủ
về những hạn chế của chính mình để không ngừng cải tiến. Đối sánh được các nước
phương Tây vận dụng rất thành công. Tuy nhiên, nó lại xuất phát từ 2 triết lý lâu
đời của người phương Đông: Thứ nhất, Tôn Tử - bậc thầy quân sự của Trung Hoa
đã nói: "Biết mình, biết người, trăm trận trăm thắng"; Thứ hai, xuất phát từ triết lý
thể hiện ở một từ của tiếng Nhật "dantotsu" có nghĩa là "phương pháp trở thành
người giỏi nhất của những người giỏi nhất".
Theo Splendolini, quy trình đối sánh gồm 5 bước: Xác định đối tượng của đối
sánh (đối sánh cái gì); Thành lập nhóm làm việc để triển khai đối sánh (ai thực hiện
hoạt động đối sánh); Xác định đối tác đối sánh (đối sánh với ai); Thu thập và phân
tích thông tin đối sánh; và Hành động cải thiện sau đối sánh. Mỗi bước triển khai có
những khó khăn nhất định, đòi hỏi hai yếu tố quan trọng là: (1) Một sự cam kết
mạnh mẽ, một quyết tâm của lãnh đạo các trường (bao gồm cả cam kết về nguồn
lực) và thực hiện những cải thiện sau đối sánh; (2) Một quá trình hợp tác và cam kết

của các nhóm liên quan, bao gồm cả cơ quan quản lý giáo dục cấp trên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

22


_____________________________________________________________________________________________________________

1. Vũ Thị Phương Anh, Lê Quốc Thắng (2011). Đối sánh trong quản trị đại học –
Kinh nghiệm thế giới và khả năng áp dụng tại Việt Nam. Tạp chí Giáo dục và Phát
triển số 9, tháng 1/2011. TP.HCM, 2011.
2. Appleby (1999). Benchmarking Theory - A framwork for the Business word at
content for its applycation in hight Education. In Smith at al 1999, Charter 3, pp 5369.
3. Camp, R.C. (1989), Benchmarking: The Search for Industry Best Practices
That Lead to Superior Performance. Milwaukee, WI: ASQC Quality Press.
4. Kempner, D.E. (1993). The Pilot Years: The Growth of the NACUBO
Benchmarking Project. NACUBO Business Officer, 27(6), 21-31.
5. Shafer, B.S., & Coate, L.E. (1992).Benchmarking in Higher Education: A Tool
for Improving Quality and Reducing Cost. Business Officer, 26(5), 28-35.
6. Nguyễn Kim Dung, Phạm Xuân Thanh (2003). Một số khái niệm thường dùng
trong đảm bảo chất lượng đại học. TC Giáo dục số 66, 9/2003. Hà Nội, 2003.
7. OECD (2014). Education at a Glance 2014: OECD Indicators, OECD
Pupblishing.
8. Ohio Smart School (2011). Benchmarking Ohio's Schools Districts: Identifying
districts that get more for their money in non-instructional spending. Copyright
2011 by Knowledge Works Foundation. All right reserved.
9. PhilipsKPA (2011). Electronic Benchmarking In Education. PhillipsKPA Pty
Ltd ABN 71 347 991 372. Tài liệu tập huấn về đối sánh trong giáo dục do Viện
Nghiên cứu Giáo dục tổ chức tháng 2/2011.
10. Website


23


XÂY DỰNG PHẦN MỀM ĐỐI SÁNH VÀ ÁP DỤNG VỚI 12 TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
ThS. Hồ Sỹ Anh, Viện Nghiên cứu Giáo dục, Trường ĐHSP TP.HCM
ThS. Nguyễn Phong, Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị
Tóm tắt
Đối sánh là một tiếp cận mới trong quản lý giáo dục, nhằm giúp các cơ sở giáo
dục biết được điểm mạnh, điểm yếu của mình và không ngừng cải tiến, nâng cao
chất lượng giáo dục. Trên thế giới, đối sánh đã áp dụng nhiều đối với trường phổ
thông, nhưng ở Việt Nam, lĩnh vực này vẫn còn mới mẻ. Bài viết giới thiệu phần
mềm đối sánh, do nhóm tác giả và cộng tác của Viện Nghiên cứu giáo dục xây dựng
và kết quả đối sánh đối với 12 trường THPT tại thành phố Hồ Chí Minh.
Từ khóa: đối sánh, phần mềm đối sánh
Abstract
DEVELOPING BENCHMARKING SOFTWARE AND APPLYING
THIS FOR 12 HIGH- SCHOOLS IN HO CHI MINH CITY.
Benchmarking is a new approach in the educational management which helps
educational institutions to know their strengths and weaknesses of ourselves in
order to constantly improve the quality of education. In the world, benchmarking
has been applied for a number of general schools, however, in the Vietnam, it has
been still very new. The article introduces the benchmarking software which is
developed by authors and collaborators of the Institute for Educational Reseach and
benchmarking results for 12 high-schools in Ho Chi Minh City.
Key words: Benchmarking, benchmarking software
1. Đặt vấn đề
Đối sánh trong giáo dục là một lĩnh vực mới và cho đến nay, ở Việt Nam chưa
có một phần mềm đối sánh nào áp dụng đối với giáo dục phổ thông, trong khi nhiều

nước đã xây dựng các hệ thống đối sánh áp dụng cho các trường phổ thông không
chỉ phạm vi vùng và cả trên phạm vi quốc gia. Nghiên cứu đối sánh và xây dựng
phần mềm đối sánh phù hợp với trường phổ thông Việt Nam là một việc rất cần
thiết trong bối cảnh hiện nay, nhằm tăng cường vận dụng các thành tựu khoa học
giáo dục tiên tiến của thế giới đối với giáo dục Việt Nam.
2. Xây dựng phần mềm đối sánh các trường THPT Việt Nam
Trên cơ sở nghiên cứu đối sánh và tham khảo một số phần mềm đối sánh của
nước ngoài, chúng tôi xây dựng phần mềm gọi là Đối sánh trường học Việt Nam
(Benchmarking in Vietnamese Schools - BIVS).
2.1. Kiến trúc hệ thống
BIVS là một ứng dụng Web, được cài đặt trên Web Server, môi trường phần
mềm gồm: Windows Server 2008, 64 bit Web Editor, IIS 7.0, .NET 3.5 Framwork,
và Microsoft SQL Server 2008 64 bit Standard Edition. Phần mềm và cơ sở dữ liệu
được cài đặt tại host, được thuê ở Trung tâm tích hợp dữ liệu của VNPT. Hệ thống
phần mềm được truy cập tại địa chỉ: />2.2. Phân quyền người sử dụng
Để đảm bảo tính bảo mật, an toàn, khi đăng nhập vào hệ thống, người sử dụng
có một tài khoản (tên sử dụng và mật khẩu) do người quản trị hệ thống cấp.
2.2.1. Nhóm người sử dụng chung cấp trường
24


_____________________________________________________________________________________________________________

Nhóm người sử dụng này bao gồm: lãnh đạo trường và những người có trách
nhiệm muốn tham khảo các kết quả đối sánh. Nhóm người này không có quyền sửa
đổi, thêm, xóa dữ liệu.
2.2.2. Nhóm người cập nhật dữ liệu cấp trường
Nhóm cập nhật dữ liệu, mỗi trường một người, được cấp một tài khoản để truy
cập vào hệ thống và có nhiệm vụ bổ sung, sửa đổi dữ liệu hằng năm. Việc cập nhật
dữ liệu có thể thực hiện trực tiếp thông qua giao diện của phần mềm hoặc có thể

nhập vào tệp Excel (theo mẫu quy định), sau đó cập nhật dữ liệu tệp Excel này vào
hệ thống thông qua chức năng Nhập hồ sơ dữ liệu. Nhóm người cập nhật dữ liệu chỉ
được phép cập nhật dữ liệu của trường mình, không được phép sửa, thêm, bớt dữ
liệu của các trường khác. Dữ liệu, thông tin của từng năm của các trường, sau khi
được hiệu chỉnh chính xác sẽ được người quản trị hệ thống khóa lại, không được
chỉnh sửa nữa.
2.2.3. Nhóm người sử dụng cấp Sở
Nhóm người sử dụng cấp Sở bao gồm lãnh đạo Sở và cán bộ phòng Khảo thí
và Kiểm định chất lượng giáo dục. Nhóm người sử dụng này có quyền xem và xuất
báo cáo đối sánh, không có quyền sửa, thêm, bớt dữ liệu.
2.2.4. Nhóm người quản trị
Nhóm người này bao gồm: (a) Người quản trị cấp Sở: là người được Sở chỉ
định quản trị hệ thống, có quyền đăng nhập vào hệ thống và thực hiện tất cả các
chức năng của phần mềm, trong đó có chức năng cấp quyền và phân quyền cho
người sử dụng; (b) Người quản trị hệ thống: là người quản trị cao nhất, ngoài quyền
sử dụng như người quản trị cấp sở, người quản trị này có quyền sửa đổi, cấu trúc cơ
sở dữ liệu, sửa đổi, thêm hoặc bớt chức năng của phần mềm.
2.3. Đăng nhập hệ thống
Đăng nhập hệ thống có 2 mức: (a) Mức website đối sánh: thực hiện truy cập
theo địa chỉ: ; (b) Mức quản trị đối sánh thực hiện truy cập
theo địa chỉ: sau đó màn hình sau xuất hiện:

Hình 1: Màn hình giao diện đăng nhập và sau đăng nhập vào hệ thống BIVS
2.4. Một số chức năng chính của BIVS
Bảng 1: Các chức năng chính của hệ thống BIVS
TT Chức năng
Nội dung thực hiện
1
Hệ thống
Thực hiện các công việc quản trị, phân quyền, đổi mật khẩu, đăng

ký thành viên, video, hình ảnh…
2
Danh mục Tạo lập, bổ sung, sửa đổi, thêm, bớt các danh mục hệ thống như:
hệ thống
danh mục quá trình, danh mục trường, danh mục tỉnh, danh mục
25


×