Tải bản đầy đủ (.pdf) (64 trang)

TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LÂM SẢN SAIGON ( VINAFOR SAIGON)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 64 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ ĐỐI NGOẠI
KHOA THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP
KHẨU GỖ NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP
KHẨU LÂM SẢN SAIGON
( VINAFOR SAIGON)
Giảng viên hướng dẫn: Ths.NGUYỄN VĂN
TÁM
Sinh viên thực hiện: LÊ THỊ MỸ DUYÊN
MSSV: 1310010241
Khóa: 2013-2016
TP. Hồ Chí Minh, tháng 06 năm 2016


1

LỜI CẢM ƠN
Thông qua bài báo cáo tốt nghiệp này, em xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến toàn thể Ban giám hiệu cùng toàn thể giáo viên trường Cao đẳng Kinh tế
Đối ngoại, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm của lớp cùng với các thầy cô khoa
Thương mại Quốc tế đã diều dắt và hết lòng dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức
cũng như kinh nghiệm trang bị cho em những điều cần thiết trong suốt quá trình
học. Và quan trọng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến thầy Nguyễn Văn Tám
đã hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập cũng như hoàn thành bài


báo cáo.
Để có thể hoàn thành tốt bài báo cáo này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành
đến công ty VINAFOR SAIGON, đầu tiên cảm ơn chú Tô Ngọc Ngời- Tổng giám
đốc công ty VINAFOR SAIGON đã nhận em vào thực tập tại công ty và đặc biệt là
các nhân viên trong phòng kinh doanh đã tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực
tập và tận tình hướng dẫn và cung cấp cho em những tài liệu cần thiết trong suốt
thời gian thực tập tại công ty để hoàn thành tốt bài báo cáo.Và có cơ hội vận dụng
lý thuyết đã học vào thực tế trước khi tốt nghiệp, đồng thời học hỏi được nhiều kinh
nghiệm thực tế quý giá.
Trong thời gian học 3 năm tại trường đã giúp em tích lũy được nhiều kiến
thức chuyên môn cũng như các kỹ năng cần thiết cùng với những kinh nghiệm thực
tế trong quá trình thực tập sẽ là hành trang giúp ích cho em trong tương lai.
Một lần nữa em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến mọi người. Và xin kính
chúc sức khỏe và thành công đến quý nhà trường và toàn thể nhân viên công ty
VINAFOR SAIGON. Kính chúc nhà trường ngày một phát triển và đào tạo nhiều
nhân tài cũng như công ty VINAFOR SAIGON ngày càng lớn mạnh và có chổ
đứng vững chắc trên thị trường thế giới góp phần vào việc phát triển đất nước.

TP.HCM ngày

tháng 06 năm 2016

LÊ THỊ MỸ DUYÊN


2

NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP
---------···································································································
···································································································

···································································································
···································································································
···································································································
···································································································
···································································································
···································································································
···································································································
···································································································
···································································································
···································································································
···································································································
···································································································
···································································································
TP.Hồ Chí Minh, ngày..........tháng..........năm 2016


3

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
---------···········································································································
···········································································································
···········································································································
···········································································································
···········································································································
···········································································································
···········································································································
···········································································································
···········································································································
···········································································································
···········································································································

···········································································································
···········································································································
···········································································································
···········································································································
TP.Hồ Chí Minh, ngày..........tháng..........năm 2016


4

LỜI MỞ ĐẦU
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế gần 30 năm qua đã mở ra không gian phát
triển mới cho nền kinh tế Việt Nam, mở rộng quan hệ hợp tác. Việc gia nhập vào
Cộng đồng kinh tế ASEAN vào cuối năm 2015 và Việt Nam đã hoàn tất đàm phán
để ký kết Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), đây là một Hiệp định
được kỳ vọng sẽ trở thành một khuôn khổ thương mại toàn diện. Vì vậy Việt Nam
sẽ đón nhận nhiều cơ hội và thách thức hơn, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu.
Do đó việc đàm phán và tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu là một khâu
không thể thiếu trong quá trính xuất nhập khẩu. Làm thế nào để có thể ký kết những
hợp đồng nhập khẩu với những điều kiện, điều khoản có thể tối đa hóa lợi nhuận
cho doanh nghiệp của mình và giữ được khách hàng đó là cả một quá trình thực
hiện và hoàn thiện nó. Do đó để hiểu được cả quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng
nhập khẩu, em chọn đề tài “TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU
GỖ NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU LÂM SẢN SAIGON (VINAFOR SAIGON)” để có dịp đi sâu vào thực

tế, để hiểu rõ hơn về quy trình thực hiện tổ chức hợp đồng nhập khẩu. Và vận dụng
lý thuyết đã học vào thực tế và học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh
doanh xuất nhập khẩu.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài xoay quanh các quy trình tổ chức thực hiện

hợp đồng nhập khẩu gỗ tại công ty VINAFOR SAIGON, gồm có ba phần chính:
giới thiệu chung về công ty; đi sâu nghiên cứu quy trình tổ chức thực hiện hợp
đồng; từ đó nhận xét và đưa ra một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả hoạt động
kinh doanh nhập khẩu của công ty. Nền tảng của việc nghiên cứu dựa trên những
kiến thức đã học tại trường, và trong quá trình thực tập tại công ty qua sự hướng dẫn
của giáo viên.Vì trình độ thực tế và kinh nghiệm còn giới hạn nên bài viết sẽ không
tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Em kính mong nhận được sự góp ý chân thành
của các anh chị trong công ty và các thầy cô.


5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. 1
NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP THỰC TẬP ........................................................ 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................. 3
LỜI MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 4
MỤC LỤC ........................................................................................................................ 5
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................................. 7
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU................................................................................... 8
DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ .......................................................................... 9
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU LÂM SẢN SÀI GÒN( VINAFOR SAIGON)....................................... 10
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển. .......................................................................... 10
1.1.1 Giới thiệu về công ty. ..................................................................................... 10
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty. ............................................. 12
1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty: .................................................................... 13
1.2.1 Chức năng:...................................................................................................... 13
1.2.2 Nhiệm vụ: ....................................................................................................... 13

1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự:........................................................................................ 14
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. ................................................................. 14
1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban. ............................................................ 14
1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động trong 3 năm gần đây: ........ 15
1.4.1 Tình hình xuất khẩu:....................................................................................... 15
1.4.2 Tình hình nhập khẩu: ...................................................................................... 17
1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013-2015. ........................................ 20
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU GỖ NGUYÊN
CÔNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR SAIGON. ............................................ 23


6

2.1 Phân tích tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gỗ nguyên công tại công ty
cổ phần Vinafor SaiGon trong 3 năm gần đây. .......................................................... 23
2.2 Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu của công ty Vinafor SaiGon. ................ 25
2.2.1 Tìm đối tác, ký kết hợp đồng: ........................................................................ 25
2.2.2 Sơ đồ mối liên hệ các bên liên quan. .............................................................. 26
2.2.3 Sơ đồ quy trình thực hiện: .............................................................................. 27
2.2.4 Phân tích quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu gỗ của công ty
cổ phần Vinafor SaiGon. ......................................................................................... 28
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO QUÁ
TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU GỖ ............................. 52
3.1 Nhận xét chung: .................................................................................................... 52
3.1.1 Thuận lợi: ....................................................................................................... 53
3.1.2 Khó khăn: ....................................................................................................... 54
3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức thực hiện hợp đồng nhập
khẩu gỗ tại công ty Vinafor Saigon. ........................................................................... 55
3.2.1 Kiến nghị về phía công ty: ............................................................................. 55
3.2.2 Kiến nghị về phía nhà nước: .......................................................................... 58

KẾT LUẬN .................................................................................................................... 61
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 62
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 63


7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
B/L: Bill of loading- vận đơn đường biển
BCT: Bộ chứng từ
COC: Certificate Of Compliance-Giấy chứng nhận của tuân thủ .
C/O: Certificate of Origin- giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
CIF/CFR/FOB: điều kiện incoterm 2010.
CFS: container freight station fee-phí kho bãi đối với hàng lẻ.
D/O: delivery order-lệnh giao hàng.
FSC: (Hội Đồng Quản Lý Rừng), Hệ thống chứng nhận FSC
FCL: Full Container Load
HC: High-Cube-container cao
HS: Mã hàng hóa
ISO: Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế
KCS: khu chế suất
L/C: Letter of Credit – hình thức thanh toán bằng tín dụng thư
MDF: gỗ ghép
MSC: Mediterranean Shipping Company-hãng tàu.
THC: Terminal Handling Charge-phí bốc xếp hàng.
USD: United States dollar-đô la mỹ.
VNACCS/ VCIS: Hệ thống thông quan tự động.


8


DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Phân tích cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Bảng 1.2: phân tích cơ cấu các thị trường xuất khẩu.
Bảng 1.3: Phân tích cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu.
Bảng 1.4: Phân tích cơ cấu các thị trường nhập khẩu.
Bảng 1.5: Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong 3 năm.
Bảng 1.6: Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013-2015.
Bảng 2: Bảng đánh giá nhà cung ứng NIAGARA năm 2015.


9

DANH SÁCH CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013-2015.
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
Sơ đồ 2: Sơ đồ mối liên hệ các bên liên quan.
Sơ đồ 3: Sơ đồ quy trình thực hiện.


10

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT
NHẬP KHẨU LÂM SẢN SÀI GÒN (VINAFOR SAIGON).
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển.
1.1.1 Giới thiệu về công ty.
Tên đơn vị: CÔNG TY CỔ PHẦN SẢN XUẤT VÀ XUẤT NHẬP KHẨU LÂM
SẢN SÀI GÒN.
 Tên tiếng anh: SAIGON FOREST PRODUCTS EXPORT-IMPORT AND

PRODUCTION JOINT STOCK COMPANY.
 Tên giao dịch quốc tế viết tắc: Vinafor Saigon jco
 Trụ sở chính: 64 Trương Định, phường 7, quận 3, thành phố hồ chí minh.
 Điện thoại: (84.8) 39327298 – (84.8) 39326375
 Fax:
(84.8) 39325982
 Email:
 Website: www.vinaforsaigon.com
 Số tài khoảng Việt Nam: 0071000005223 tại ngân hàng Vietcombank TP Hồ
Chí Minh.
 Số tài khoảng ngoại tệ: 0071370081785 tại ngân hàng Vietcombank TP Hồ
Chí Minh.
 Logo công ty:

 Cơ quan quản lý cấp trên: TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM
(VINAFOR –VIETNAM FOREST CORPORATION).
VinaFor Saigon Jco là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất
bàn ghế gỗ trong nhà và ngoài trời tại Việt Nam. Những sản phẩm bàn ghế của công
ty có được sự tin tưởng của nhiều đối tác nước ngoài nhờ vào chất lượng bảo đảm,
mẫu mã phong phú và giá cả hợp lý. Hiện sản phẩm của công ty đã được xuất sang
các thị trường Châu Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản.
Đồng thời công ty cũng là nhà cung cấp gỗ xẻ, gỗ tròn và MDF uy tín cho thị
trường trong nước. Gỗ tròn và gỗ xẻ do công ty VinaFor Sài Gòn cung cấp được
nhập khẩu từ New Zealand, Chile, Uruguay và Malaysia …
Lĩnh vực kinh doanh chính:


11




Bàn ghế ngoài trời



Bàn ghế trong nhà



Kinh doanh gỗ tròn, gỗ xẻ, MDF



Cho thuê kho bãi

* KINH DOANH GỖ TRÒN, GỖ XẺ VÀ VÁN MDF:
+ Gỗ xẻ:
Công ty nhập khẩu hàng năm khoảng 25,000 m3 gỗ thông từ New Zealand, Phần
Lan, Úc và Chile với nhiều quy cách khác nhau về phân phối ở thị trường trong
nước. Tất cả đều có chứng nhận khai thác hợp pháp, chứng nhận rừng trồng, chứng
nhận FSC...
+ Gỗ tròn:
Công ty nhập khẩu gỗ tròn từ Malaysia và tiêu thụ tại đồng bằng sông Cửu Long
(chủ yếu là tỉnh An Giang) và các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
+ MDF:
Công ty là đại lý cấp 1 cung cấp MDF nội địa của Công ty MDF VinaFor Gia Lai.
Đồng thời để đáp ứng nhu cầu của các nhà sản xuất trong nước, công ty cũng đã
triển khai nhập MDF từ Malaysia và Thái Lan.
* CHẾ BIẾN GỖ:
Là nhà sản xuất, công ty có 02 xí nghiệp ở hai địa điểm khác nhau.

1) XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN XUẤT KHẨU MỸ NGUYÊN
2) XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU LONG BÌNH TÂN
Tổng diện tích 60,000 m2, với hơn 700 công nhân và kỹ sư tay nghề cao, năng suất
hàng tháng là 50x40' tùy thuộc vào mẫu mã và loại gỗ. Chúng tôi đảm bảo việc
kiểm soát chất lượng trong suốt quá trình sản xuất luôn tuân thủ những tiêu chuẩn
nghiêm ngặt. Từ kiểu dáng, lựa chọn nguyên liệu, độ ẩm đến thành phẩm, chất
lượng là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.
Chứng nhận COC:
Phần lớn gỗ của công ty là gỗ rừng trồng được quản lý tốt và bền vững được chứng
nhận bởi Hội đồng Quản lý rừng. Mạc FSC gắn trên sản phẩm giúp khách hàng tìm
ra nguồn gốc đồ gỗ FSC của chúng tôi. Từ năm 2000, chúng tôi thường hướng
khách hàng đặt hàng gỗ FSC. Mã chứng nhận COC của chúng tôi là FSC - C005440
và FSC - C005978


12

Chứng nhận ISO:
Chất lượng là điều kiện sống còn của công ty. Chất lượng không chỉ thỏa mãn yêu
cầu khách hàng mà còn đặt nền tảng cho sự phát triển bền vững công ty. Với hệ
thống quản lý chất lượng của công ty sẽ tạo sự tin tưởng của khách hàng về chất
lượng sản phẩm. Số chứng nhận ISO của công ty là 00273-2007-AQ-SNG-UKAS.
1.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Năm 1975, Bộ ngoại thương quyết định cho phép tổng công ty Xuất Nhập
khẩu Lâm sản Sài Gòn phía Nam đặt trụ sở chính tại 64 Trương Định, phường 7,
quận 3, TP Hồ Chí Minh.
Năm 1986, Bộ Thương nghiệp bàn giao lại cho Bộ Lâm nghiệp chức năng xuất
khẩu lâm sản. Trên cơ sở đó, đầu năm 1990, Bộ Lâm nghiệp quyết định thành lập
Tổng Công ty Dịch vụ Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Lâm sản III theo quyết định số
34/HĐBT ngày 03/02/1990 trên cơ sở Công ty Xuất Nhập khẩu Lâm sản III cũ và

Liên hiệp chế biến Lâm sản III.
Tổng Công ty Lâm nghiệp Việt Nam – Vinafor được thành lập năm 1995 theo
quyết định số 667/TCLĐ ngày 04/10/1995 cuả Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông
Thôn với quy mô hoạt động trên phạm vi cả nước với 57 thành viên. Trong đó có
Công ty Xuất Nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn được thành lập theo quyết định số
183/TCLĐ ngày 23/3/1995 trên cơ sở của Tổng Công ty Xuất Nhập khẩu Lâm sản
III.
Ngày 18/01/1996, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ra quyết định số
77NN-TCCB/QĐ ngày 23/01/1996 sát nhập Công ty Bảo quản lâm sản và Vật tư
Kỹ thuật, Công ty Cơ khí Lâm nghiệp Sài Gòn và Công ty Xuất Nhập khẩu Lâm sản
Sài Gòn thành Công ty Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn.
Từ ngày 01/01/2006, Công ty Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn
chuyển sang hoạt động theo hình thức cổ phần với tên giao dịch chính thức là Công
ty Cổ phần Sản xuất và Xuất Nhập khẩu Lâm sản Sài Gòn, theo quyết định số
1769/QĐ/BNN-TCCĐ ngày 19/01/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông
thôn, được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hồ Chí Minh cấp giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh số 4103004152 ngày 16/12/2005. Từ đó đến nay, Công ty đã không
ngừng thúc đẩy kinh doanh, phát huy được lợi thế của mình, ngày càng có uy tín và
vị thế trên thị trường đồ gỗ trong và ngòai nước.


13

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty:
1.2.1 Chức năng:
Sản xuất, kinh doanh, nuôi trồng lâm sản và các sản phẩm nông lâm kết hợp.
Chế biến sản xuất và mua bán gỗ, các sản phẩm từ gỗ, hàng trang trí nội thất, hàng
thủ công mỹ nghệ, đồng thời xuất nhập khẩu trực tiếp các mặt hàng lâm sản, chủ
yếu là bàn ghế ngoài trời, bàn ghế trong nhà, gỗ tròn, gỗ xẻ.
Thực hiện các dịch vụ khoa học kĩ thuật, đầu tư và cung ứng vật tư, kĩ thuật lâm nghiệp,

công nghệ chế biến gỗ, lâm sản cho các đơn vị kinh tế lâm-công-nông nghiệp trong
vùng.
Đầu tư trồng và khai thác rừng.
Ngoài ra kinh doanh khách sạn, dịch vụ du lịch, kho bãi, xây dựng địa ốc,….
1.2.2 Nhiệm vụ:
Tổ chức nuôi trồng, khai thác,thu mua trên cơ sở tái sản xuất mở rộng tài nguyên
rừng để sản xuất ra nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
trong nước và xuất khẩu. Đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu,làm đầu mối xuất
nhập khẩu, giao dịch và kí kết hợp đồng kinh tế với các đơn vị trong và ngoài nước.
Bảo vệ sản xuất, bảo vệ môi trường, thực hiện nghiêm chỉnh kỹ thuật an toàn và an
toàn lao động, đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ công nhân viên chức, chăm
lo cải thiện điều kiện lao động và công tác của cán bộ nhân viên.


14

1.3 Cơ cấu tổ chức nhân sự:
1.3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty.
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SOÁT

BAN ĐIỀU HÀNH

PHÒNG TỔ
CHỨC HÀNH
CHÍNH


PHÒNG TÀI
CHÍNH KẾ TOÁN

XN CHẾ BIẾN LÂM SẢN XUẤT MỸ
NGUYÊN

PHÒNG KẾ HOẠCH
THỊ TRƯỜNG

PHÒNG KINH
DOANH

XN CHẾ BIẾN GỖ XUẤT KHẨU
LONG BÌNH TÂN

1.3.2 Chức năng, nhiệm vụ của phòng kinh doanh:
Kinh doanh nội địa và nhập khẩu.Nghiên cứu thị trường, lập phương án kinh doanh
và thực hiện các phương án kinh doanh được tổng giám đốc duyệt. Đảm bảo hoạt
động kinh doanh có hiệu quả, đúng pháp luật.
Tham mưu cho HĐQT trong hoạt động nhập khẩu kinh doanh, ký kết hợp đồng và
đôn đốc tiến độ hợp đồng.
g

Phòng kinh doanh có 5 thành viên.

g

Trong
đó, Nguyễn Văn Khoa (trưởng phòng) có nhiệm vụ:
g

g

Tổ chức và chỉ đạo thực hiện tất cả hoạt động kinh doanh của phòng
Giao dịch, tìm kiếm thị trường, đối tác, nhà cung ứng hàng nhập khẩu.
Lập phương án kinh doanh.


15

Tham mưu cho tổng giám đốc về ĩnh vực kinh doanh của công ty,tổ chức theo dõi,
quản lý, thu hồi công nợ.
Báo cáo hoạt động của phòng cho Hội dồng quản trị, Ban kiếm soát, Tổng giám đốc
theo điều lệ công ty.
1.4 Tình hình sản xuất kinh doanh và kết quả hoạt động trong 3 năm gần đây:
1.4.1 Tình hình xuất khẩu:
Bảng 1.1: Phân tích cơ cấu mặt hàng xuất khẩu.
Năm

Giá trị (USD)

Chênh lệch

So sánh (%)

2013

2014

2015


2014/2013

2015/2014

2014/2013

2015/2014

2.397.500

2.576.711

2.069.173

+179.211

-507.538

107,47

80,3

1.032.666

1.844.775

1.210.924

+808.109


-629.851

178,25

65,78

444.834

453.267

338.791

+8.433

-114.476

101,89

74,74

3.875.000

4.870.753

3.618.888

+995.753

-1.251.865


125,69

74,3

Mặt
Hàng
A
B
C
Tổng
cộng

(Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh)

Chú thích: (A): Bàn ghế trong nhà.
(B): Bàn ghế ngoài trời.
(C): Mặt hàng khác.
Qua bảng số liệu trên ta thấy: giá trị các mặt hàng xuất khẩu từ năm 20132015 biến động không ngừng. Tổng giá trị xuất khẩu năm 2014 tăng 995.753 USD
so với năm 2013. Từ bảng phân tích cho thấy tăng mạnh nhất là bàn ghế ngoài trời
với 178.25%, còn bàn ghế trong nhà và các mặt hàng khác cũng tăng tương đối.
Nguyên nhân là do tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam năm 2014 phát triển theo hiều
hướng tích cực, nền kinh tế phục hồi khá nhanh trong điều kiện kinh tế thế giới còn
nhiều diễn biến phức tạp. Về phía công ty, ngay từ đầu năm công ty đã có đơn hàng
ổn định xuất đến tháng 5. Điều kiện sản xuất đã được chuẩn bị sẵn sàng, đồng bộ
cho sản xuất hàng loạt. Ngoài ra, thương hiệu Vinafor là một lợi thế nên đã dành
được nhiều đơn đặt hàng lớn.
Đến 2015 tình hình giá xăng dầu thế giới giảm mạnh trong khi đó tình hình
trong nước thì lại giảm rất thấp so với thế giới vì vậy đòi hỏi giá bán ra cũng phải



16

giảm để cạnh tranh với các đối thủ khác nhưng chi phí thật sự lại giảm không đáng
kể dẫn đến hiệu quả thấp. Biến động tỉ giá cộng với lãi suất Ngân hàng tăng và luôn
duy trì ở mức cao gây khó khăn cho kinh doanh gỗ nguyên liệu và gây áp lực trả lãi
vay do công ty chủ yếu sử dụng nguồn vốn vay nên tổng giá trị xuất khẩu giám
1.251.865 USD so với năm 2014. Từ bảng phân tích cho thấy, tất cả 3 mặt hàng
xuất khẩu đều giảm trong 2015.
Trong số các mặt hàng xuất khẩu ở trên, xuất khẩu nhiều nhất là bàn ghế
trong nhà chiếm tỷ trọng hơn 50%. Năm 2013, mặt hàng này chiếm tỷ trọng gần
62% nhưng giảm vào năm 2014 (xuống còn 53%) và tăng nhẹ trong năm 2015 (lên
đến 57%). Nguyên nhân do thị trường Bắc Mỹ chưa phục hồi mạnh mẽ và giá cả
công ty chưa cạnh tranh được với nhà cung cấp Trung Quốc. Ngoài ra, thị hiếu của
người tiêu dùng thay đổi, sự đòi hỏi ngày càng khắc khe về mẫu mã và kiểu dáng.
Đơn hàng bàn ghế ngoài trời (xuất sang thị trường chính là Châu Âu) không
tăng về mặt giá cả, sản lượng giảm nên hiệu quả trên từng đơn hàng không cao. Do
đó, đến năm 2015 chỉ đạt 1.210.924 USD chiếm tỷ trọng còn 33,46%.
Các mặt hàng khác như: giường gỗ, tủ gỗ…biến đổi không ngừng. Năm
2014 tăng nhẹ so với năm 2013, đến năm 2015 chỉ đạt 74,74% so với năm 2014.
Bảng 1.2: Phân tích cơ cấu các thị trường xuất khẩu:
năm
Thị
trường
(1)
(2)
(3)
(4)
Tổng
cộng


Giá trị (USD)

Chênh lệch

So sánh (%)

2013

2014

2015

2014/2013

2015/2014

2014/2013

2015/2014

1.734.750

2.338.213

1.809.444

+594.463

-528.769


134,09

77,38

1.356.250

1.753200

1.375177

+396.950

-378.023

129,27

78.44

658.750

681.940

398.078

+23.190

-283.862

103,52


58,37

116.250

97.400

36.189

-18.850

-61.211

83,78

37,15

3.875.000

4.870.753

3.618.888

+995.753

-1.251.865

125,69

74,3


(Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh)
Chú thích: (1): Bắc Mỹ
(2): Châu Âu
(3): Châu Á (Nhật Bản)
(4): Thị trường khác
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng giá trị xuất khẩu ở các thị trường biến đổi qua
các năm. Năm 2014 tăng thêm 995,753 USD, năm 2015 giảm 1.251.865 USD
xuống còn 3.618.888 USD so với năm 2014. Trong đó, Bắc Mỹ và Châu Âu là hai


17

thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất. Đây là hai thị trường tiềm năng mà công ty đang
hướng vào. Tuy nhiên, đơn hàng không liên tục do hai thị trường này đang trong
tình trạng bất ổn của nền kinh tế thế giới. Sáu tháng cuối năm, đơn hàng cũ thì giãn
thời gian sản xuất hàng. Yêu cầu về gỗ có chứng nhận hợp pháp, nguồn gốc rõ ràng
tại hai thị trường này ngày càng nghiêm ngặt hơn (Mỹ: LACEY; Châu Âu:
FLEGT).
Đối với thị trường Châu Á (chủ yếu là Nhật) và các thị trường khác, tỷ trọng
xuất khẩu của công ty qua các thị trường này liên tục giảm. Nguyên nhân do từ quý
III/2015, công ty nhận đơn hàng với nhiều chi tiết nhỏ xuất đi Nhật. Trong khi đó,
mặt hàng mới chưa quen tay; khâu tổ chức sản xuất chưa chặt chẽ, trình độ quản lý,
kĩ thuật và công nhân có tay nghề yếu dẫn đến tình trạng chất lượng hàng chưa ổn
định, hàng sản xuất ra phải sửa lại nhiều lần làm phát sinh thêm nhiều chi phí.
Bên cạnh đó, giá cả công ty chưa cạnh tranh được với Trung Quốc và một số
nhà cung cấp khác. Mặt khác, tình trạng công nhân” vào- ra” thường xuyên dẫn tới
năng suất và chất lượng thấp, không đều.
Qua bảng phân tích thấy rõ Bắc Mỹ và Châu Âu là hai thị trường tiềm năng
mà công ty đang hướng vào. Vì đây là hai thị trường lớn, mức thu nhập người dân
trên hai thị trường này cao, thị hiếu tiêu dùng đồ gỗ nội thất và ngoài trời cao. Còn

Châu Á và các thị trường khác công ty cũng đang đầu tư để tìm kiếm đối tác lớn để
có những đơn đặt hàng cố định.


18

1.4.2 Tình hình nhập khẩu:
Bảng 1.3: Phân tích cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu.
Năm
Mặt
Hàn
g
A
B
C
Tổn
g
cộng

Giá trị (USD)
2013

2014

1.762.55
7
2.044.00
3
517.440
4.324.00

0

Chênh lệch

So sánh (%)

2015

2014/201
3

2015/201
4

2014/201
3

2015/201
4

2.015.46
0
1.363.23
0
450.310

2.500.47
0
838.760


+252.903

+485.010

114,35

124,06

-680.773

-524.470

66,69

61,53

219.770

-67.130

-230.540

87,02

48,8

3.829.00
0

3.559.00

0

-495.000

-270.000

88,55

92,95

(Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh)
Chú thích:

(A) Gỗ thông xẻ
(B) Gỗ tròn
(C) MDF
Nhìn chung, tổng giá trị các mặt hàng nhập khẩu giảm dần qua các năm.
Năm 2014 giảm 495.000 USD so với năm 2013, đến năm 2015 thì tiếp tục giảm
270.000 USD so với năm 2014. Mặt hàng gỗ thông xẻ được nhập khẩu nhiều nhất,
chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu tăng nhanh dần đều từ
2013-2015. Năm 2014 tăng 252.903 USD so với năm 2013 và đến năm 2015 tăng
485.010 USD (chiếm tỷ trọng hơn 70% trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu) so
với 2014. Do nhu cầu tiêu thụ gỗ thông xẻ ở thị trường trong nước trong những năm
gần đây tăng mạnh, chủ yếu các doanh nghiệp trong nước mua lại gỗ thông xẻ nhập
khẩu của Vinafor Saigon để sản xuất đồ gỗ tiêu dùng nội địa.
Nguyên nhân của việc giảm nhập khẩu trong những năm qua giảm là do tình
hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm,
thu hồi công nợ chậm. Mặt khác, số lượng và giá trị đơn hàng xuất khẩu giảm dần
từ năm 2013-2015 nên công ty hạn chế việc nhập khẩu gỗ.
Năm 2013-2015, do tình hình kinh tế trong nước còn nhiều khó khăn, nhu

cầu tiêu thụ của người dân Đòng bằng sông Cửu Long giảm mạnh và thu hồi công
nợ quá chậm nên công ty giảm sản lượng nhập khẩu gỗ tròn và các loại gỗ khác.
Sản lượng nhập khẩu gỗ tròn chiếm gần một nữa kim ngạch nhập khẩu năm 2013


19

(47,27%) đã giảm dần qua cát năm và xuống còn 23,57% năm 2015. Tương tự như
gỗ tròn thì các loại gỗ khác cũng lần lược giảm nhẹ qua các năm từ 11,97% năm
2013 xuống còn 6,18% năm 2015.
Bảng 1.4: Phân tích cơ cấu các thị trường nhập khẩu.
Năm
Thị
trường
(1)
(2)
(3)
(4)
Tổng
cộng

Giá trị (USD)

Chênh lệch

So sánh (%)

2013

2014


2015

2014/2013

2015/2014

2014/2013

2015/2014

1.763.000

2.015.000

2.520.000

+252.000

+505.000

114,3

125,08

2.044.000

885.000

520.000


-1.159.000

-365.000

43,3

58,76

330.000

576.000

285.000

+246.000

-291.000

174,54

49,48

187.000

353.000

234.000

+166.000


-119.000

188,77

66,29

4.324.000

3.829.000

3.559.000

-495.000

-270.000

88,55

92,95

(Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh)
Chú thích:

(1) New Zealand.
(2) Chile.
(3) Malaysia.
(4) Thị trường khác.
Qua bảng số liệu ta thấy, tổng giá trị nhập khẩu ở các thị trường giảm dần
qua các năm. Năm 2014 giảm 495.000 USD so với năm 2013, đến năm 2015 thì

tiếp tục giảm 270.000 USD so với năm 2014. Nguyên nhân do tình hình kinh tế
trong nước gặp nhiều khó khăn, nhu cầu tiêu dùng của người dân giảm. Mặt khác số
lượng và giá trị đơn đặt hàng giảm dần từ năm 2013- 2015 nên công ty hạn chế việc
nhập khẩu gỗ. Đứng đầu trong số thị trường nhập khẩu của công ty chính là thị
trường New Zealand. Ngoài ra các thị trường khác như Chile, Malaysia, Uruguay,..
cũng là các thị trường nhập khẩu chính của công ty.
Mặt dù, giá trị nhập khẩu giảm liên tục từ năm 2013- 2015, tuy nhiên sản
lượng nhập khẩu từ thị trường New Zealand lại tăng. Đến năm 2015, tỷ trọng thị
trường New Zealand đã tăng lên đến 71% bởi vì trong những năm gần đây nhu cầu
nhập gỗ thông xẻ từ thị trường New Zealand của công ty tăng cao, còn nhu cầu
nhập gỗ tròn giảm mạnh đẫn đến tỷ trọng nhập khẩu ở thị trường Chile giảm mạnh
(năm 2015 còn 15%). Giá trị và tỷ trọng nhập khẩu ở trị trường khác (Urguayu) và
các thị trường cũng có sự biến động không ngừng từ năm 2013- 2015.


20

1.4.3 Kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013-2015.
Trong nhiều năm qua, kinh doanh xuất nhập khẩu là một trong những hoạt
động chủ chốt của công ty Vinafor Saigon, hoạt động này đã đóng một tỷ trọng rất
lớn vào mức tăng trưởng chung của toàn bộ công ty. Đặc biệt là kinh doanh nhập
khẩu gỗ đã giúp công ty thu được nhiều lợi nhuận và đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Bảng 1.5 Kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty trong 3 năm qua:
Năm 2013

Chỉ tiêu

Tổng kim
ngạch
Xuất khẩu

Nhập khẩu

Năm 2014

Năm 2015

Trị giá
(USD)
8199000

Tỷ
trọng(%)
100

Trị giá
(USD)
8699753

Tỷ
trọng(%)
100

Trị giá
(USD)
7177888

Tỷ trọng(%)

3875000


47,26

4870753

55,99

3618888

50,42

4324000

52,74

3829000

44,01

3559000

49,58

100

(Nguồn báo cáo của phòng kinh doanh)
Bảng 1.6: Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013-2015.
Năm
Chỉ
tiêu
(1)


Giá trị (triệu đồng)
2013

2014

2015

169.076 226.112 196.387

Chênh lệch

So sánh (%)

2014/2013 2015/2014

2014/2013 2015/2014

+57.036

-29.725

+33,73

-13,15

(2)

7.345


8.970

7.545

+1.625

-1.425

+22,12

-15,89

(3)

6.256

7.810

6.432

+1.554

-1.378

+24,84

-17,64

(Nguồn: Báo cáo của phòng kinh doanh)
Chú thích:


(1) Doanh thu
(2) Lợi nhuận trước thuế
(3) Lợi nhuận sau thuế
Từ bảng phân tích có biểu đồ sau:(đơn vị:Triệu đồng).


21

250000

200000

150000

năm 2013
năm 2014

100000

năm 2015

50000

0
doanh thu

lợi nhuận trước
thuế


lợi nhuận sau thuế

Biểu đồ 1:Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh từ năm 2013-2015
Qua bảng 1.5 ta thấy, kim ngạch xuất khẩu của công ty qua các năm khá cao.
Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu biến động qua các năm , năm 2013 là 47,26%, năm
2014 tăng lên 55,99% và tới năm 2015 thì giảm xuống còn 50,42%. Tuy có biến
động giảm vào năm 2015 nhưng nhìn chung đây là một dấu hiệu tốt chứng tỏ công
ty đang đẩy mạnh xuất khẩu để thu về nguồn ngoại tệ tăng thu nhập cho doanh
nghiệp nói riêng và cho quốc gia nói chung, sản phẩm luôn được cải tiến, đa dạng
hóa các mặt hàng đồ gỗ nội thất để cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong thời
kì kinh đang trên đã phát triển. Trong khi đó tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu giảm rõ
rệt qua các năm, năm 2014 giảm từ 52,74% xuống còn 44,01% đến năm 2015 thì
có sự tăng nhẹ đạt 49,58%. Tuy kim ngạch nhập khẩu giảm nhưng nhìn chung vẫn
chiếm tỷ trong đáng kể, phần nào quyết định kết quả kinh doanh của công ty. Công
ty nhập phần lớn gỗ nguyên liệu đậu vào không chỉ để cung cấp cho sản xuất của
công ty mà phần lớn là để cung cấp cho các công ty khác với mục đích kinh doanh.
Hiện nay công ty chủ yếu nhập khẩu mặt hàng gỗ nguyên liệu gồm gỗ tròn và gỗ
thông xẻ cho các nhà máy sản xuất nội địa ở đồng bằng sông Cửu Long, ở Bình
Định và các tỉnh miền Nam.
Qua bảng số liệu (bảng 1.6) và biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh của
công ty, ta thấy rằng trong 3 năm trở lại đây, tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty đạt được kết quả khả quan. Nhìn chung, tổng doanh thu khá cao và lợi nhuận sau
thuế đạt được tương đối cao, chứng tỏ rằng công ty đang hoạt động có hiệu quả dù
có biến động giảm trong năm 2015. Điển hình, năm 2014 công ty đã đạt được doanh


22

thu 226.112 (triệu đồng) với lợi nhuận sau thuế là 7.810 (triệu đồng). Năm 2015,
tuy doanh thu có giảm sút nhưng lợi nhuận sau thuế tuy có giảm nhưng không quá

thấp, giảm 2,25% so với năm 2014. Sở dỉ, lợi nhuận năm 2014 cao hơn năm 2013 vì
trong năm này gỗ nguyên liệu nhập vào với giá thấp, hơn nữa nhu cầu tiêu thụ gỗ
của các doanh nghiệp trong nước tương đối mạnh, làm cho giá gỗ công ty bán ra
được tăng dẫn đến lợi nhuận năm 2014 tương đối cao so với những năm trước. Đến
năm 2015 giảm nhẹ xún còn 6.432 (triệu đồng) tuơng đương 2,25%, dù vào năm
này tình hình kinh tế thế giới biến động do giá xăng dầu giảm đến mức kỷ lục
nhưng tình hình giá xăng dầu trong nước có giảm nhưng chi phí giá vốn, chi phí tài
chính, chi phí quản lý doanh nghiệp đều tăng, và tình hình lạm phát vẫn tiếp tục,
đồng thời bùng nổ cơn sốt chạy đua tăng lãi suất của các ngân hàng thương mại đã
tạo nên cơn sốt bão giá khiến cho doanh thu giảm. Bên cạnh những khó khăn doanh
nghiệp cũng nhận được một số hỗ trợ của chính phủ như cắt giảm thuế xuất khẩu,
nhập khẩu từ 1%-6%, tiếp tục hỗ trợ lãi suất vay 2% cho các khoảng vay trung và
dài hạn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có điều kiện tiếp cận vay vốn tốt hơn từ đó
phát triển doanh nghiệp theo chiều hướng tích cực và chuẩn bị đón nhận những cơ
hội và thách thức hiệp định kinh tế chuẩn bị trong đầu năm 2016.


23

CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC THỰC HIÊN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU GỖ
NGUYÊN CONTAINER TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VINAFOR SAIGON.
2.1 Phân tích tình hình thực hiện hợp đồng nhập khẩu gỗ nguyên container tại
công ty cổ phần Vinafor SaiGon trong 3 năm gần đây.
Trong 3 năm gần đây công ty đã tổ chức thực hiện và ký kết nhiều hợp đồng
nhập khẩu gỗ với nhiều đối tác khác nhau, và có một số hợp đồng ổn định, đa số là
những đối tác quen biết lâu năm như công ty Craigpine Timber LTD; Niagara
Sawmiling CO LTD; Kauri Timber Products LTD; Tachikawa Forest Products
LTD; SRS New Zeland LTD; Mcalpines Timber LTD; City Foest; Bright Wood
NZLTD; International Timber Solutions; Access Pacific Limber; Palmas
International CO, LTD;… và một số những công ty mới hợp tác như Waimate

Timber Processing Limiter; Madexpo LTD;… cụ thể:
Năm 2013: Căn cứ theo kết quả của phòng kinh doanh trong năm nay công
ty đã ký kết được 64 bản hợp đồng với các công ty nước ngoài, trong đó không có
bản hợp đồng nào bị vi phạm về khả năng cung cấp, giá cả, chất lượng, hay thời
gian giao hàng. Cho thấy các đối tác đã rất xem trọng chữ tín và thực hiện các quy
định trong hợp đồng rất tốt, tạo mối quan hệ làm ăn lâu dài giữa đôi bên.
Năm 2014: Số hợp đồng mà công ty ký kết đã tăng lên đáng kể, khẳn định
công ty đã kinh doanh có hiệu quả , số lượng gỗ nhập về đáng kể phục vụ cho sản
xuất của công ty đồng thời là một trong những nhà cung cấp gỗ lớn trong nước thu
về nhiều lợi nhuận trong công ty. Nhưng ngược lại, trong năm này có một số bảng
hợp đồng không đạt được yêu cầu đã đưa ra.
Năm 2015: Bên cạnh những đối tác cũ, trong năm nay công ty đã mở rộng
hợp tác với một số nhà cung cấp mới như Stoney Hurst Timber LTD, Pinestar
Timber LTD, Eurocew Wood Products LTD. Công ty đã thực hiện được 112 hợp
đồng nhập khẩu gỗ nguyên liệu từ những đối tác trên, tăng gần 1,4 lần so với năm
2014. Đa số là từ các đối tác quen biết lâu năm như công ty Niagara Sawmilling
CO,LTD; công ty CraigPine Timber LTD; công ty Kauri Timber Products LTD.


24

Bảng đánh giá các nhà cung ứng tiêu biểu:
Bảng 2.1: Bảng đánh giá nhà cung ứng NIAGARA năm 2015:
STT

Ngày giao hàng

Trị giá

1


Số hợp
đồng
J112 REV 1

Thời gian giao hàng

26.872,07

Hàng bị
thiếu kiện
Không có

28/02/15

2

J122 REV 1

14/03/15

21.923,16

Không có

Giao hàng đúng
hạng

3


J129 REV 1

5/05/15

14.150,17

Không có

Giao hàng trễ

4

J210 REV 1

03/06/15

14.200,18

Không có

Giao hàng đúng
hạng

5

J232 REV 1

28/06/15

18.185,04


Không có

Giao hàng đúng
hạng

6

J244 REV 1

5/07/15

23.284,62

Không có

Giao hàng đúng
hạng

7

J251 REV 1

25/08/15

8.731,52

Không có

Giao hàng đúng

hạng

8

J289 REV 1

01/09/15

18.204,81

Không có

Gioa hàng trễ

9

J321 REV 1

10/10/15

19.404,42

Không có

Giao hàng đúng
hạng

10

J387 REV 1


01/11/15

27.334,61

Không có

Giao hàng đúng
hạng

11

J445 REV 1

20/11/15

17.734,31

Không có

Giao hàng đúng
hạng

J450 REV 1

18/12/15

30.463,53

Không có


Giao hàng trễ

12

Giao hàng đúng
hạng

(Nguồn: số liệu phòng kinh doanh)
Theo bảng đánh giá mà phòng kinh doanh đã thống kê ở trên thì dù là đối tác quen
biết và tuy không có trường hợp nào thiếu kiện nhưng vấn đề vi phạm về hợp đồng
về giao hàng trễ vẫn xảy ra, nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng gỗ.
Tuy vậy tình hình này vẫn xem xét và phải cải tiến hơn trong quá trình hợp tác của
hai bên trong tương lai.


×