Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Các phương pháp thường sử dụng trong tập huấn có sự tham gia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.79 MB, 27 trang )

Chương 4
Các phương pháp thường sử dụng
trong tập huấn có sự tham gia

75


Chương này sẽ giới thiệu một số phương pháp cơ bản thường hay sử dụng trong
tập huấn có sự tham gia của người học như phương pháp Động não, Philip (365),
Thảo luận nhóm, Quan sát thực tế, Trình diễn thực hành, Thuyết trình, Tư vấn và
Đóng vai. Các phương pháp này được xây dựng và sử dụng trong tập huấn cho
người lớn để khuyến khích môi trường học tích cực và nâng cao hiệu quả tập huấn.
Khi chúng tôi nói đến phương pháp có nghĩa là các công cụ sử dụng để giúp cho
người học hiểu và tiếp thu tốt nhất. Điều này có thể thực hiện khi sử dụng phương
pháp nhằm tối đa hoá lượng thông tin trao đổi thông qua sự tham gia tích cực của
học viên và thực hành.
Mục đích của việc sử dụng các phương pháp này là khuyến khích người học chia sẻ
kiến thức và kinh nghiệm, tạo cho người học tính chủ động sáng tạo, hỗ trợ quá
trình chuyển hoá, biến thông tin thu được từ chương trình đào tạo tập huấn thành
kiến thức của mình thông qua các hoạt động thực hành và áp dụng thực tế. Do vậy
các phương pháp sử dụng trong tập huấn có sự tham gia thường hỗ trợ người học
trong quá trình tự vận động của họ. Có thể nói các phương pháp này chính là chìa
khoá để mở cánh cửa cho giao tiếp hai chiều giữa tập huấn viên và học viên.

4.1

Phương pháp động não

Phương pháp động não có những ưu điểm như kích thích ý tưởng sáng tạo của học
viên. Nó yêu cầu học viên suy nghĩ tập trung trong thời gian ngắn. Đây là phương
pháp dễ sử dụng, đặc biệt là khi sử dụng kết hợp với các phương pháp khác. Đây


cũng là phương pháp tốt nhất để tìm ra giải pháp cho một vấn đề sử dụng trí tuệ của
cả nhóm lớn (chúng tôi sẽ đưa ra ví dụ cụ thể ở phần 5.5 - chương 5 về cây vấn đề).
Phương pháp động não thường được sử dụng khi nội dung cần trao đổi ngắn và
nhiều người biết. Phương pháp này còn dùng để giới thiệu nội dung bài giảng và kết
hợp với các phương pháp khác. Phương pháp này cũng được sử dụng khi số lượng
học viên đông và thời gian bị hạn chế.

76


Động não là quá trình tư duy và chia
sẻ ý tưởng để tạo ra tối đa dữ liệu/ý
kiến cho một chủ đề nhất định. Trong
tập huấn có sự tham gia, phương
pháp động não là phương pháp dùng
để thu thập nhiều ý kiến về một nội
dung cụ thể, trong một thời gian ngắn,
với tốc độ nhanh và khi thu thập các ý
kiến không phê phán hay đánh giá mà
kích thích khả năng tư duy và phản xạ của người học. Sử dụng phương pháp này
cần tiến hành theo 3 bước sau:

Bước 1: Tập huấn viên nêu vấn đề hoặc đưa ra các câu hỏi cụ thể
Câu hỏi hoặc vấn đề tập huấn viên đưa ra phải rõ ràng, ngắn gọn, dễ hiểu và chỉ
nên đề cập đến một nội dung.

Bước 2: Học viên suy nghĩ để đưa ra các ý kiến của mình và tập huấn viên thu
thập các ý kiến.
Học viên có thể nói hoặc ghi các ý kiến của mình vào giấy. Nếu yêu cầu học viên ghi
chép ý kiến thì tập huấn viên phải chuẩn bị đầy đủ giấy (cỡ bằng ½ tờ A4) và bút từ

trước. Lưu ý học viên chỉ được ghi 1 ý kiến hoặc 1 nội dung lên 1 tờ giấy nếu không
sẽ gặp khó khăn ở bước tiếp theo. Nên khống chế thời gian ngắn cho học viên suy
nghĩ, tốt nhất là 3-7 phút. Nếu vấn đề phức tạp (như xác định cây vấn đề - phần 5.5,
chương 5) thì thời gian suy nghĩ
có thể từ 10-20 phút. Tập huấn
viên khuyến khích học viên đưa ra
ý kiến bằng cách cố gắng lấy ý
kiến của tất cả mọi người, đưa ra
các câu hỏi gợi ý và duy trì không
khí và tốc độ nhanh. Không tỏ thái
độ phản đối khi có người nêu ý
kiến chưa đúng. Nên dừng trao

77


đổi ý kiến khi thấy không khí phát biểu đã lắng xuống và chuyển sang tổng hợp ý
kiến.
Trong khi học viên nêu ý kiến. tập huấn viên thu thập bằng cách viết lên bảng (nếu
học viên nói) hoặc dán lên bảng/giấy khổ to (nếu học viên viết). Tập huấn viên có
thể tự ghi hoặc bố trí trợ giảng/ hoặc người ghi giúp. Ghi tất cả các ý kiến, kể cả ý
kiến chưa phù hợp và sẽ loại bỏ hoặc chỉnh sửa sau. Có thể dùng hình hoa mà
trong đó, nhụy hoa là câu hỏi/vấn đề đưa ra, còn mỗi cánh hoa là một ý kiến đóng
góp. Để dễ cho việc phân tích ở bước sau thì tốt nhất là yêu cầu học viên viết lên
các tấm thẻ bằng giấy.

Bước 3: Bổ sung, tổng hợp ý kiến và chốt lại vấn đề.
Ở bước này, tập huấn viên cần bổ sung những ý kiến thiếu nếu cần thiết, chỉnh lại
các ý kiến chưa đúng, loại bỏ đi những ý kiến sai, không liên quan và hướng các ý
kiến vào nội dung cần trao đổi. Trong khi phân tích, sử dụng bút khác màu để nhấn

mạnh trọng tâm, bổ sung, chỉnh sửa và khuyến khích ý kiến hay. Cuối cùng, tập
huấn viên cần chú ý nhấn mạnh ý chính, hoặc nhắc lại các nội dung chính.
Khi sử dụng phương pháp động não cũng có những bất lợi nhất định. Trong quá
trình động não rất khó huy động được sự tham gia của tất cả các học viên và duy trì
cho quá trình sáng tạo của họ để đi đúng với định hướng và mục tiêu đề ra. Không
nên sử dụng phương pháp này với những nội dung hoàn toàn mới, mang tính thực
hành cao và dài.

4.2

Phương pháp Philip (365)

Phương pháp Philip (365) có ưu điểm như dễ thu hút các thành viên tham gia vì
nhóm nhỏ, huy động được nhiều ý kiến cùng một lúc và thực hiện với số lượng học
viên tương đối đông. Phương pháp này cũng huy động được sự tham gia tích cực
của tất cả học viên và có thể thu được những ý kiến hay từ các học viên ngại phát
biểu trong một nhóm lớn.

78


Phương pháp này thường được sử dụng khi nội dung cần trao đổi ngắn, có nhiều
hơn 5 ý kiến. Trong bối cảnh không khí lớp chưa được cởi mở, số lượng học viên
đông và hạn chế về thời gian thì áp dụng phương pháp này có thể phù hợp hơn
phương pháp động não.
Phương pháp Philip (365) là một dạng biến thể của phương pháp động não. Sự
khác nhau là với phương
pháp Phillip (365) học viên
thảo luận theo nhóm 3 người
chứ không phải cả nhóm lớn

hoặc cả lớp. Mục đích của
phương pháp này là khuyến
khích sự tham gia của nhiều
học viên và thu thập được
nhiều thông tin. Nhóm 3
người trong thời gian 6 phút,
đưa ra 5 ý kiến liên quan đến
vấn đề đã nêu. Sự giới hạn thời gian và số lượng ý kiến sẽ làm cho học viên tập
trung và lựa chọn để đưa ra những vấn đề quan trọng. Sử dụng phương pháp này
cần tiến hành theo 5 bước sau:
Bước 1: Chia nhóm
Tập huấn viên chia lớp thành các nhóm 3 người.
Bước 2: Đưa yêu cầu cho nhóm
Tập huấn viên nêu câu hỏi và yêu cầu các nhóm 3 người tiến hành động não trong
vòng 6 phút, đưa ra 5 ý kiến cho câu hỏi vừa nêu.

Bước 3: Các nhóm tiến hành suy nghĩ.
Các nhóm suy nghĩ trong vòng 6 phút và ghi chép ý kiến của nhóm vào giấy.

Bước 4: Tập huấn viên thu thập và ghi các ý kiến của các nhóm.
(Bước này tương tự như bước 2 của phương pháp động não).

79


Bước 5: Bổ sung, tổng hợp ý kiến và chốt lại vấn đề.
(Bước này tương tự như bước 3 của phương pháp động não).
Điểm hạn chế khi sử dụng phương pháp này là khó kiểm soát các nhóm thảo luận
và hiểu phương pháp. Lấy ý kiến của các nhóm có thể mất nhiều thời gian nếu
không yêu cầu các nhóm ghi chép ý kiến lên các thẻ giấy. Nếu tập huấn viên cần

minh hoạ cho cả lớp thì có thể làm gián đoạn thảo luận của học viên

4.3

Phương pháp thảo luận nhóm

Phương pháp thảo luận nhóm có rất nhiều ưu điểm vì vậy nó được thường xuyên
sử dụng trong tập huấn và đào tạo cho người lớn. Với phương pháp này, tập huấn
viên có thể quan sát được mức độ tiếp thu của học viên (phần 3.5, chương 3) để có
những nhận xét và điều chỉnh nội dung phù hợp. Thảo luận nhóm khuyến khích học
viên tham gia tích cực, nhất là những người ít nói, nhút nhát. Nó tăng tinh thần hợp
tác và tương tác trong nhóm. Nó tạo điều kiện để củng cố bài học và gây dựng
mạng lưới như câu lạc bộ hoặc nhóm sở thích. Nó tạo cơ hội cho học viên đưa ra
những thắc mắc và nhận được giải thích
từ các học viên khác. Nó huy động trí tuệ,
kinh nghiệm, của mọi người để cùng đạt
mục tiêu chung vì có nhiều cơ hội hơn khi
thảo luận với nhóm nhỏ.
Phương pháp thảo luận nhóm thường
được sử dụng để phân tích và giải quyết
các vấn đề/bài tập cụ thể với nội dung
trao đổi quan trọng, tương đối dài và
nhiều người biết. Phương pháp áp dụng
phù hợp khi có nhiều thời gian, địa điểm
rộng, đủ văn phòng phẩm và số lượng
học viên không quá đông (ví dụ từ 6-30
học viên).

80



Thảo luận nhóm là một cuộc trao đổi
của từ hai người trở lên về một vấn đề
cụ thể nào đó. Trong tập huấn có sự
tham gia, phương pháp thảo luận
nhóm là một hoạt động nhóm nhỏ để
học viên có thể chia sẻ kinh nghiệm, ý
kiến, hay giải pháp cho một vấn đề
nào đó. Trong quá trình thảo luận, lớp
được chia thành nhiều nhóm để thảo
luận một hoặc các câu hỏi/nội dung
khác nhau. Tập huấn viên đóng vai trò
tổ chức, hướng dẫn hỗ trợ và tổng

Người nông dân rất thích thảo luận!

kết, đánh giá (xem chương 3 với các vai trò của tập huấn viên). Sử dụng phương
pháp này cần tiến hành theo 5 bước sau:
Bước 1: Chia nhóm
Tập huấn viên chia lớp thành các nhóm nhỏ, 6 người trong một nhóm là lý tưởng và
quá đông nếu số thành viên lên đến 10. Chuẩn bị và chỉ định vị trí cho các nhóm
thảo luận.
Có thể chia nhóm ngẫu nhiên bằng cách đếm có lặp lại một dãy số từ 1 đến số
nhóm mà tập huấn viên muốn chia. Những người có số đếm giống nhau về cùng
nhóm. Có thể chia nhóm không ngẫu nhiên bằng cách chia theo các tiêu chí như địa
lý, tuổi tác, vị trí và thâm niên công tác, sở thích, giới tính....
Không nên để học viên tự chia nhóm, vì có thể dẫn đến chênh lệch giữa các nhóm
về lứa tuổi, giới tính, trình độ,... hoạt động nhóm giảm hiệu quả. Nhóm nên được
thay đổi trong buổi học tuỳ thuộc vào nội dung thảo luận và nếu các nhóm không
thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Các nhóm cần có vị trí thoải mái để thảo luận,

tránh quá gần nhau dẫn đến không tập trung.

81


Bước 2: Chuẩn bị cho thảo luận nhóm
Tập huấn viên đưa ra câu hỏi/nội dung/yêu cầu cho từng nhóm và giới hạn thời gian
thảo luận. Câu hỏi cần chuẩn bị trước với yêu cầu rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu, tốt nhất
là ghi sẵn ra các mẩu giấy để cho các nhóm gắp thăm. Đảm bảo rằng các nhóm đã
hiểu câu hỏi trước khi tiến hành thảo luận. Tránh không nên để các nhóm thảo luận
chung một nội dung/câu hỏi.
Có thể yêu cầu nhóm phân công nhóm trưởng và người trình bày kết quả. Nhiệm vụ
trình bày kết quả có thể giao cho những người hay lấn át người khác hoặc những
thành viên nhút nhát để khuyến khích sự tham gia của họ.

Bước 3: Học viên tiến hành thảo luận.
Học viên tiến hành thảo luận theo như hướng dẫn ở bước 2. Thời gian thảo luận
thường từ 10-20 phút phụ thuộc vào nội dung.
Tập huấn viên hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ các nhóm trong quá trình thảo luận bằng
cách giải thích thắc mắc, gỡ bí, giúp các nhóm không đi chệch hướng... Tập huấn
viên cần thường xuyên theo dõi và nhắc nhở các nhóm về thời gian bằng cách
thông báo thời gian còn lại. Nên nhớ một nguyên tắc trong quá trình hỗ trợ nhóm là
không được làm thay, bổ sung trực tiếp những ý kiến mà nhóm còn thiếu.

Bước 4: Đại diện của các nhóm lên trình bày kết quả.
Phần trình bày của đại diện nhóm có thể nói,
viết hoặc bằng những hình thức khác phụ
thuộc vào nội dung và thời gian cho phép.
Trong trường hợp nhiều nhóm cùng thảo luận
một nội dung, bạn có thể yêu cầu một nhóm

đại diện trình bày kết quả, còn các nhóm
khác bổ sung để tránh lãng phí thời gian và
nhàm chán khi tất cả các nhóm đều trình bày
một vấn đề.

82


Bước 5: Tập huấn viên tổng kết
Tập huấn viên bổ sung những nội dung còn thiếu, phân tích kết quả, và tổng kết lại
vấn đề tương tự như phương pháp động não.
Cũng giống như các phương pháp khác, phương pháp thảo luận nhóm cũng có một
số hạn chế nhất định. Có thể khó kiểm soát trong khi nhóm thảo luận và đôi khi biến
thành một cuộc tranh luận vô bổ nếu không có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn và giám
sát tốt. Một vài học viên có thể lấn át các học viên khác trong nhóm. Tranh cãi hoặc
xung đột trong khi thảo luận dễ nẩy sinh; Thường mất nhiều thời gian và đôi khi các
điểm quan trọng lại gây khó hiểu và bị bỏ qua. Kỹ năng tốt và khả năng tự tin cao sẽ
hỗ trợ tích cực tập huấn viên nếu những trường hợp này xẩy ra.

4.4

Phương pháp quan sát thực tế
Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là
có thể dùng để trao đổi nhiều nội dung cùng
một lúc. Sử dụng phương pháp này sẽ tăng
cao hiệu quả ứng dụng nội dung lý thuyết
tập huấn vào thực tế sản xuất. Thêm nữa,
phương pháp này còn tạo được không khí
hứng khởi, sôi nổi cho học viên tham gia và
huy động nhiều giác quan của người học.


Khi bạn nhìn thì bạn sẽ tin!

Phương pháp quan sát thực tế thường

được sử dụng khi phân tích trường hợp/tình huống cụ thể và so sánh để tìm ra ưu
điểm/ mặt hạn chế của một vấn đề hay kỹ thuật nào đó. Phương pháp này chỉ có thể
áp dụng được trong trường hợp có địa điểm quan sát phù hợp, số lượng học viên ít
và có đủ thời gian.
Trong phương pháp tập huấn có sự tham gia, phương pháp quan sát thực tế là quá
trình trao đổi kiến thức và kinh nghiệm thông qua quan sát thực tế. Mục đích là phân
tích các ví dụ điển hình về thực tế sản xuất và rút ra những bài học kinh nghiệm,

83


đưa ra những khuyến cáo để cải
thiện tình hình thực tiễn. Tương tự
như

phương

pháp

thảo

luận

nhóm, tập huấn viên sẽ chỉ đóng
vai trò hướng dẫn, theo dõi hỗ trợ

các nhóm trong quá trình quan sát
và tư vấn để người học đưa ra
quyết định cuối cùng. Đây là một
trong những phương pháp sử
dụng rất có hiệu quả và phù hợp với đối tượng là người nông dân vì họ chính là
những người tiến hành nghiên cứu, học hỏi và thay đổi dựa trên những quan sát
của mình. Hướng dẫn và thực hiện phương pháp quan sát thực tế cũng tiến hành
theo trình tự 6 bước sau:
Bước 1: chuẩn bị
Tập huấn viên xác định mục đích và nội dung quan sát để đưa ra tiêu chí cần quan
sát chi tiết, cụ thể và phù hợp với mục đích đề ra. Khảo sát địa điểm quan sát từ
trước và lựa chọn địa điểm nào phù hợp nhất với mục đích quan sát và khoảng cách
so với lớp học. Lưu ý việc đảm bảo tuân thủ nguyên tắc vệ sinh tránh lây lan dịch
bệnh.

Bước 2: Chia nhóm: (xem bước
1- phương pháp thảo luận nhóm ở
chương này).
Cử nhóm trưởng để giúp tập huấn
viên quản lý nhóm và thư ký để
ghi chép trong quá trình quan sát.
Bước 3: Đưa nội dung/yêu cầu
và giới hạn thời gian quan sát
Tập huấn viên đưa yêu cầu cho

Tập huấn viên đang hỗ trợ nhóm
trong quá trình quan sát.

các nhóm và giới hạn thời gian
(thông thường là 30 phút quan sát và tính thêm thời gian đi di chuyển).


84


Bước 4: Học viên tiến hành quan sát
Học viên tiến hành quan sát, hỏi thêm thông tin từ chủ hộ, thảo luận, thống nhất và
ghi chép kết quả của nhóm để trình bày. Tập huấn viên phải đi cùng nhóm để hỗ trợ
và giúp nhóm trong quá trình quan sát. Nếu tập huấn viên có nhiều hiểu biết và kiến
thức về nội dung quan sát là rất có lợi.

Bước 5: Đại diện các nhóm trình bày kết quả quan sát:
Sau khi các nhóm trình bày, tập huấn viên nên yêu cầu bổ sung từ các thành viên
trong nhóm trước khi chuyển sang bước tiếp theo.

Bước 6: Tập huấn viên phân tích, tổng kết kết quả quan sát và tư vấn để đưa
ra giải pháp hợp lý
Tập huấn viên nên sử dụng quan sát thực tế như một bài tập tình huống để trao đổi
nội dung chính. Do vậy, trong khi phân tích kết quả quan sát, tập huấn viên nên bổ
sung hoặc đưa ra nội dung lý thuyết chính cần truyền tải. Khi đưa ra các gợi ý khắc
phục những bất hợp lý nên cân nhắc để đưa ra các giải pháp mang tính khả thi, phù
hợp với điều kiện cụ thể.
Phân tích và đưa ra
những khuyến cáo tại lớp
sau khi đã quan sát là rất
quan trọng vì sẽ tạo
thêm cơ hội cho học
viên xem xét lại vấn đề,
rút ra những điều bổ ích
và thu thập thêm thông
tin từ tập huấn viên và

các học viên khác.

Bất lợi chính khi sử dụng phương pháp này là yêu cầu có nhiều thời gian và chỉ áp
dụng với số lượng học viên ít.

85


4.5

Phương pháp trình diễn thực hành

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là rất hiệu quả khi dùng để trao đổi kinh
nghiệm về những nội dung mang tính kỹ thuật thực hành kỹ năng để tăng mức độ
hiểu và nhớ cho học viên. Với phương pháp này, học viên có thể kiểm chứng thông
tin bằng cách trực tiếp thực hiện thao tác vì vậy tính ứng dụng nội dung tập huấn
vào thực tế sản xuất cao.
Phương pháp trình diễn thực hành thường được sử dụng khi giới thiệu một qui trình
hay kỹ thuật mới/cụ thể nào đó, ví dụ: tiêm phòng, sử dụng vắc-xin, phối trộn thức
ăn, kiểm tra chất lượng hạt giống, phát hiện sâu bệnh...
Trong tập huấn có sự tham
gia, trình diễn thực hành là
phương pháp mà tập huấn
viên sử dụng các vật liệu như
gia súc sống, cây trồng, mẫu
đất để trình diễn thao tác một
kỹ thuật cụ thể nào đó và yêu
cầu

học


viên

thực

hành.

Phương pháp này giúp học
viên hiểu rõ hơn vì sử dụng kết
hợp nhiều giác quan (mục
1.2.1 - chương 1). Đây là một trong những phương pháp mà mức độ ghi nhớ và
chuyển tải thông tin từ tập huấn thành kiến thức và kinh nghiệm của người học đạt
kết quả cao nhất. Sử dụng phương pháp này cần tiến hành theo 7 bước sau:
Bước 1: chuẩn bị
Tập huấn viên chuẩn bị mẫu vật, nguyên liệu và các dụng cụ cần thiết. Chuẩn bị đầy
đủ nguyên vật liệu để tất cả học viên đều có cơ hội được thực hành.
Bước 2: chia nhóm và nguyên liệu theo nhóm và giới thiệu yêu cầu thực hành
Tập huấn viên chia lớp thành các nhóm nhỏ để đảm bảo tất cả các thành viên trong
nhóm đều được tham gia vào phần thực hành. Nguyên liệu cũng cần được chia đều

86


theo nhóm. Tập huấn viên giới thiệu qua về yêu cầu và các nội dung lý thuyết có liên
quan đến phần học viên sẽ thực hành.

Bước 3: Học viên làm thử
Tập huấn viên yêu cầu các nhóm học viên làm thử theo kinh nghiệm của họ.

Bước 4: Tổng kết qua kết quả làm thử của các nhóm.

Học viên và tập huấn viên cùng phân tích và đánh giá kết quả làm thử.

Bước 5: Tập huấn viên hướng dẫn
Tập huấn viên hướng dẫn cách làm
mới cho học viên cả lý thuyết lẫn thực
hành (xem ảnh bên) một cách rõ ràng
và cụ thể để đảm bảo học viên hiểu và
thao tác được.

Bước 6: Học viên thực hành, tập
huấn viên quan sát và hỗ trợ.
Tập huấn viên hỗ trợ các nhóm thực hành khi cần. Có thể cho học viên thêm thời
gian khi thấy học viên thao tác chưa xong.

Bước 7: Tổng kết kết quả
Tập huấn viên nên nhận xét các thao tác và kết quả thực hành của các nhóm. Sau
đó nhắc lại nội dung lý thuyết để học viên nhớ lâu hơn.
Sử dụng phương pháp trình diễn thực hành có những hạn chế như đòi hỏi chi phí
tương đối cao về nguyên vật liệu, phạm vị áp dụng tương đối bị hạn chế, tập huấn
viên phải có kỹ năng trình diễn tốt và chỉ áp dụng với số học viên ít.

87


4.6

Phương pháp thuyết trình

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là chi phí thấp. Bằng cách thuyết trình, tập
huấn viên có thể truyền đạt được nhiều thông tin đến nhiều người trong một thời

gian ngắn. Phương pháp này còn dễ sử dụng vì tập huấn viên có thể chủ động được
về nhiều mặt.
Thuyết trình là phương pháp tốt
nhất khi sử dụng trong hoàn
cảnh số lượng học viên đông và
hạn chế về thời gian và phương
tiện giảng dạy. Thuyết trình là
một phương pháp tập huấn
truyền thống mà giảng viên sử
dụng chuyển tải thông tin từ bài
giảng của họ đến học viên. Tập
huấn viên đóng vai trò như là
một thuyết trình viên trình bày nội dung cần tập huấn và thông thường học viên đóng
vai trò là người nghe thụ động. Như đã minh hoạ phần 2.3 chương 2, với phương
pháp này, học viên chỉ cần sử dụng tai và mắt để nghe và nhìn. Trong tập huấn có
sự tham gia, phương pháp thuyết trình thường được sử dụng với nguyên tắc là
khuyến khích sử dụng giao tiếp hai chiều để huy động tối đa sự tham gia của người
học. Sử dụng phương pháp này cần tiến hành theo 4 bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị
Chuẩn bị nội dung theo trình tự lô-gíc và các giáo cụ trực quan hỗ trợ cho nội dung
trình bày. Nội dung cần phải rõ ràng, cụ thể, dễ hiểu và phù hợp với học viên.

Bước 2: Giới thiệu
Giới thiệu chủ đề và các nội dung chính sẽ trình bày một cách ngắn gọn và ấn tượng
để thu hút học viên.

88


Bước 3: Trình bày nội dung và trả lời các câu hỏi của học viên

Trình bày các nội dung theo trình tự đã giới thiệu ở bước 2. Kết thúc phần trước và
bắt đầu phần tiếp theo phải có phần chuyển tiếp. Trong khi thuyết trình nên:


Nói với tốc độ vừa phải, âm lượng đủ nghe và rõ ràng. Nếu cảm thấy căng
thẳng, có thể nói chậm rãi hơn hoặc dừng nói trong một vài giây để lấy bình
tĩnh.



Sử dụng ngôn ngữ hình thể để tạo không khí thân mật và cuốn hút học viên
(xem phần 3.3 - chương 3). Sử dụng mắt để giao tiếp với tất cả các học viên.
Lựa chọn vị trí đứng phù hợp và dễ quan sát bao quát lớp.



Sử dụng trang thiết bị
và giáo cụ trực quan
hỗ trợ bài như bảng,
bảng lật (giấy tôky),
giáo cụ trực quan
(xem

phần

3.3

-

chương 3) để huy

động nhiều giác quan
của người học.


Sử dụng kết hợp các
phương pháp khác như động não để tăng thông tin trao đổi hai chiều.

Để tăng cường thông tin hai chiều, sau khi trình bày xong tất cả các nội dung, tập
huấn viên phải dành thời gian để học viên đưa ra những câu hỏi và trả lời các câu
hỏi của họ. Trả lời các câu hỏi của học viên theo trình tự nêu ở phần 3.9 - chương 3.

Bước 4: Tóm tắt và kết luận
Sau khi trả lời các câu hỏi của học viên, tập huấn viên nên tóm tắt ngắn gọn và tổng
kết nội dung vừa trao đổi để giúp học viên nhớ lâu hơn (phần 2.1.1 - chương 2).
Yếu điểm của phương pháp thuyết trình ở chỗ đây không phải là một phương pháp
có hiệu quả, đặc biệt là đối với nông dân. Học viên quá thụ động và khó tập trung tư
tưởng. Thông tin dễ đi theo một chiều do vậy cấp độ ghi nhớ và hiểu không cao.

89


4.7

Phương pháp tư vấn

Ưu điểm nổi bật của phương pháp này là tạo cho người học tính chủ động và sáng
tạo trong quá trình đưa ra quyết định. Từ đó vấn
đề có thể được giải quyết một cách có hiệu quả
và hữu ích cho người học. Trong tập huấn có
sự tham gia, phương pháp tư vấn thường được

sử dụng với những nội dung liên quan đến giải
quyết vấn đề hiện tại, khi học viên đang yêu cầu
và tìm kiếm những tư vấn. Sử dụng phương
pháp này còn nâng cao khả năng tự xác định
vấn đề của học viên/nông dân và hỗ trợ họ
trong quá trình đề xuất nhu cầu của mình.
Tư vấn là quá trình cung cấp đầy đủ thông tin có liên quan để giúp người cần tư vấn
đưa ra quyết định. Tư vấn có thể ở dạng tư vấn cho nhóm hoặc cho cá nhân. Trong
tập huấn có sự tham gia, phương pháp tư vấn được sử dụng với nguyên tắc gợi mở
hướng giải quyết mà không phải là quyết định thay cho người học. Chính vì vậy quá
trình phân tích để đi đến tư vấn của người tư vấn (ở đây là tập huấn viên) phải đảm
bảo tính khách quan, chính xác và thực tế. Sử dụng phương pháp này cần tiến hành
theo 6 bước sau:
Bước 1: Giới thiệu
Người tư vấn và đối tượng cần tư vấn bắt đầu với việc giới thiệu về mình và mục
đích của tư vấn (nêu lên nhu cầu của mình).

Bước 2: Hỏi
Người tư vấn tìm hiểu về nhu cầu và khó khăn mà đối tượng cần tư vấn (học viên)
đang gặp phải. Đặt câu hỏi, quan sát và thái độ ứng xử trong giao tiếp là những kỹ
năng quan trọng của người làm tư vấn.

90


Bước 3: Trả lời
Đưa ra một số giải pháp cho các vấn đề mà đối tượng đang gặp phải. Phân tích và
nêu ra những điểm lợi và bất lợi của các giải pháp đó. Để có hiệu quả sử dụng cao,
sử dụng hiện trường trong quá trình tư vấn là cần thiết. Người tư vấn nên thăm,
quan sát, hỏi và tư vấn ngay tại hiện trường để hiểu vấn đề rõ ràng hơn.


Bước 4: Giúp đỡ/hỗ trợ
Giúp người dân lựa chọn một giải pháp thích hợp bằng cách tìm hiểu các thông tin
như dự định, mục đích và khả năng của đối tượng, ý muốn sử dụng giải pháp nào
và lý do tại sao chọn giải pháp đó, khó khăn và bất lợi có thể xẩy ra khi dùng giải
pháp đó.

Bước 5: Giải thích
Giải thích và hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về cách sử dụng đúng giải pháp đã lựa
chọn. Đặc biệt lưu ý đến những tác dụng tiêu cực. Nên đề nghị đối tượng nhắc lại
để kiểm ra mức độ nắm thông tin. Cung cấp tài liệu hướng dẫn kèm theo nếu có.

Bước 6: Hẹn quay lại hoặc phản hồi lại thông tin
Tập huấn viên và học viên ấn định thời gian cho cuộc gặp lần sau để đánh giá kết
quả tư vấn.
Không phải bất kỳ một cuộc
tư vấn nào cũng tiến hành đủ
6 bước trên. Tuỳ theo hoàn
cảnh, đối tượng và yêu cầu
cụ thể để áp dụng tư vấn một
cách linh hoạt.
Phương pháp tư vấn có
những yếu điểm là chất
lượng tư vấn phụ thuộc rất
nhiều vào kỹ năng, kiến thức và mức độ nhạy bén của người tư vấn. Cũng như các

91


phương pháp khác trong tập huấn có sự tham gia, phương pháp này khó áp dụng

khi có số lượng học viên đông và thời gian ít.

4.8

Phương pháp đóng vai

Ưu điểm khi sử dụng phương pháp này là đem lại cho học viên những trải nghiệm
thực tế thông qua các cách mà vở diễn tạo ra. Học viên có thể đóng vai cho các tình
huống sẽ gặp trong tương lai mà nếu
không trải nghiệm qua thì có thể khó
hiểu rõ. Phương pháp đóng vai tạo ra
môi trường học tập tích cực để
khuyến khích tham gia nhiệt tình của
học viên bằng vai trò diễn viên hoặc
người xem. Đây cũng là một phương
pháp hiệu quả khuyến khích học viên
làm việc theo nhóm để tìm ra giải
pháp cho các vấn đề hoặc liên tưởng tìm ra hướng giải quyết hợp lý.
Trong tập huấn có sự tham gia, phương pháp đóng vai được sử dụng hiệu quả với
những nội dung khó diễn giải như tôn giáo, vấn đề xã hội, giới, chính trị, luật...
Phương pháp này có thể tạo ra không khí vui vẻ và thoải mái trong lớp học mà vẫn
đạt được mục tiêu tập huấn đề ra.
Đóng vai là phương pháp yêu cầu học viên đặt mình vào các vai diễn và diễn xuất
hành động của nhân vật được tập huấn viên chuẩn bị trước để tạo tình huống tưởng
tượng liên quan đến nội dung tập huấn đã chọn và sử dụng tình huống này để trao
đổi/thảo luận. Sử dụng phương pháp này cần tiến hành theo 7 bước sau:
Bước1: Chuẩn bị
Tập huấn viên cần suy nghĩ để chuẩn bị nội dung vở kịch, vai diễn và lựa chọn
người đóng, dụng cụ để đạt được mục tiêu tập huấn đưa ra. Nội dung vở kịch phải
phù hợp với mục đích, nội dung cần chuyển tải. Vở diễn nên sử dụng các nhân vật,


92


sự kiện, tình tiết và diễn biến thực, gần gũi với học viên và công việc thường ngày
của họ.

Bước 1: Chia nhóm
Số lượng học viên trong nhóm nên
phù hợp với số vai diễn trong vở
kịch để đảm bảo rằng tất cả các
học viên đều có cơ hội tham gia
(trừ những người không thích).
Không nên quá đông để đảm bảo
tất cả các học viên đều trực tiếp
hoặc gián tiếp tham gia vào vở
diễn. Đối với các thành viên không trực tiếp tham gia, có thể yêu cầu họ làm một
nhiệm vụ nào đó như quan sát theo dõi vở diễn để đưa ra nhận xét. Cần quan tâm
đến các tiêu chí khác như giới, tuổi tác.

Bước 2: Đưa yêu cầu công việc cho nhóm
Tập huấn viên đưa vở diễn, giải thích cụ thể về nhiệm vụ của nhóm và giới hạn thời
gian thực hiện.

Bước 3: Tiến hành làm việc theo nhóm
Sau khi nhận kịch bản và các yêu cầu khác, các nhóm thực hiện nhiệm vụ của mình:
phân công các vai diễn, quan sát viên, phác thảo lời thoại, tình huống xử lý và có
thời gian thì có thể diễn thử trong nhóm.

Bước 4: Các nhóm biểu diễn vở diễn.

Các nhóm có thể lần lượt biểu diễn vở kịch theo thứ tự gắp thăm hoặc xung phong.
Lưu ý trong khi các nhóm biểu diễn thì tập huấn viên phải quan sát, ghi chép các
nhận xét để chuẩn bị cho việc sử dụng vở kịch để trao đổi nội dung tập huấn. Phụ
thuộc vào từng tình huống cụ thể mà tập huấn viên cũng có thể đưa ra yêu cầu cho
học viên, ví dụ: nhận xét vở diễn, diễn xuất, nội dung.... để góp ý cho các nhóm...

93


Bước 5: Phân tích tạo tình huống để liên hệ với nội dung cần trao đổi.
Ở bước này, tập huấn viên sẽ sử dụng vở kịch để tạo ra tình huống như mình mong
muốn phục vụ cho việc trao đổi nội dung chính. Có thể thảo luận nhóm và nhận xét
về vai diễn, nội dung, bài học kinh nghiệm để tạo tình huống. Sau đó sử dụng tình
huống để trao đổi về nội dung. Tránh phân tích các vở kịch và diễn xuất của học
viên để đánh giá khả năng của các nhóm vì như vậy có thể mất thời gian mà không
đi đúng hướng đề ra.
Khó khăn khi sử dụng phương pháp này là học thông qua tình huống đóng vai có
thể biến thành trò chơi giải trí, đặc biệt nếu không được chuẩn bị cẩn thận và sát với
mục đích đề ra, không làm nổi bật được ý định của tập huấn viên hoặc vở kịch có ít
liên quan đến nội dung. Thường vở kịch chỉ liên quan đến một số học viên, các học
viên khác có thể cảm thấy buồn chán nếu thời gian quá dài. Sử dụng phương pháp
này đòi hỏi giảng viên phải có kỹ năng để tạo tình huống phù hợp với mục đích và
sử dụng tình huống để phân tích cho nội dung bài học.

4.8

Trò chơi

Trò chơi được sử dụng trong tập huấn có
sự tham gia như là một chất xúc tác để tạo

không khí vui vẻ, thoải mái cho môi trường
học tập. Sử dụng trò chơi giúp xoá tan sự
mệt mỏi và buồn ngủ. Trò chơi làm cho mọi
người xích lại gần nhau hơn. Trò chơi còn
được sử dụng trong các hoạt động khởi
động và ôn bài. Khi sử dụng trò chơi nên tiến hành theo trình tự 5 bước sau:
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi
Trò chơi thường bắt đầu bằng việc tập huấn viên/chủ trò giới thiệu tên trò chơi. Khi
giới thiệu nên tăng tính hấp dẫn của trò chơi bằng những câu pha trò so sánh dí
dỏm.

94


Bước 2: Giải thích luật chơi
Tiếp theo là phần giải thích luật chơi của chủ trò. Lưu ý luật chơi nên giải thích ngắn
gọn, rõ ràng và dễ hiểu. Chủ trò có thể làm thử nếu cần. Sau đó thông báo chế độ
thưởng phạt của trò chơi.

Bước 3: Chơi thử
Nên để học viên chơi thử để nắm rõ luật chơi hơn và làm quen với trò chơi tránh
nhầm lẫn.

Bước 4: Chơi thật
Khi học viên đã hiểu và quen với trò chơi, chủ trò tổ chức chơi thật và bắt đầu áp
dụng qui chế phạt. Thông thường người chơi sẽ bị phạt nếu phạm luật hoặc bị thua.
Không nên kéo dài thời gian chơi tránh nhàm chán. Dừng trò chơi khi thấy không khí
ngừng xuống.

Bước 5: Xử lý thưởng phạt

Bước xử lý thưởng phạt thường áp dụng để làm không khí sôi nổi vui vẻ. Vì vậy
hình thức phạt thường sử dụng là văn nghệ. Để tạo không khí thoải mái, những
người thua có thể bị dán râu bằng băng dính để đến khi phạt thì không dùng tay mà
phải nhổ râu cho nhau (xem ảnh dưới bên trái). Một hình thức phạt khác là yêu cầu
những người thua biểu biển điệu múa “con voi” (xem ảnh dưới bên phải).... Ngoài ra
có thể dùng bước thưởng phạt để ôn bài. Ví dụ đội thắng có quyền hỏi đội thua một
số câu hỏi liên quan đến bài cũ.

95


Chúng tôi xin giới thiệu một số trò chơi để tập huấn viên tham khảo sử dụng trong
tập huấn có sự tham gia.

Hãy làm theo anh X nói
Chủ trò hô: "anh X nói sờ lên đầu", các học viên phải sờ lên đầu. Nếu chủ trò hô:
"hãy sờ mũi" thì học viên không làm theo, nếu không có cụm từ "anh X nói" mà học
viên làm theo thì sẽ bị phạt.

Làm theo lời tôi nói mà không làm theo việc tôi làm
Chủ trò hô “sờ đầu” nhưng tay lại sờ
mũi. Nếu ai sờ mũi thì bị phạt.
Mũi - cằm - tai (kắc - kùm - kum).
Con thỏ (giơ tay phải lên) - ăn cỏ (chỉ
vào tay phải vào tay trái) - uống nước
(tay phải sờ miệng) - chui vào hang (tay
phải sờ tai).

Bịt mắt vẽ tranh
Chia hai đội, mỗi đội lần lượt cử một người bịt mắt và lên vẽ. Trên bảng/giấy Ao

chuẩn bị sẵn 2 khuôn mặt, mỗi người đều bị bịt mắt, yêu cầu vẽ mũi, miệng. Sau khi
hai đôi vẽ xong, so sánh hai bức tranh. Có thể yêu cầu vẽ con trâu, con vịt, gà, lợn...

Vẽ tranh
Học viên làm theo đôi, một người cầm bức
tranh vẽ sẵn và tả để người kia vẽ lại
nhưng không được nói đó là hình vẽ gì, chỉ
nêu các chỉ dẫn. Ví dụ "vẽ một đường
thẳng dài 2 cm, lượn tròn về phía dưới 3
cm".

96


Đồ vật này thuộc về ai
Chủ trò đưa ra đồ vật của một các học viên trong lớp và yêu cầu cả lớp đoán xem
đồ vật đó thuộc về ai.

Đoán đồ vật bằng cách miêu tả công dụng/hình dáng
Chia nhóm, mỗi nhóm nhận được một đồ vật. Nhóm viết miêu tả 10 công dụng của
đồ vật đó, các nhóm khác phải đoán đó là đồ vật gì mà không được nhìn thấy nó.

Đoán nghề nghiệp bằng cách đặt câu hỏi, trả lời đúng/sai
Một người viết tên một nghề ra giấy, giữ
kín. Cả nhóm đặt câu hỏi, ví dụ "Anh làm
việc trong văn phòng? Anh làm ca? Anh
mặc đồng phục?" và người đó chỉ được trả
lời đúng hay sai, cả nhóm đoán là nghề gì.

Soi gương

Hai người đứng đối diện, một người làm cái
gương, phản chiếu những cử chỉ, hoạt động của người kia. Nếu người nào làm sai
thì người đó thua.

Tìm sự thay đổi trên cơ thể
Chia 2 nhóm, đứng thành 2 hàng đối diện nhau. Nhóm này quan sát nhóm kia, sau
đó hai nhóm quay lưng lại nhau và tạo một số thay đổi trên cơ thể như tháo đồng hồ,
gài bút vào áo, tháo/cặp tóc. Rồi khi có hiệu lệnh thì quay lại đối diện nhau, nhóm
nào tìm đúng ra hết những thay đổi của nhóm
kia thì sẽ thắng.

Gọi tên người đứng sau rèm che
Chia 2 nhóm, mỗi nhóm cử một người đứng
lên sau tấm rèm che. Khi tấm rèm đột ngột hạ
xuống, họ phải gọi được tên của nhau. Ai

97


không gọi được thì người đó thua.

Kể chuyện bằng nói thầm
Các thành viên đứng thành một hàng dọc. Chủ trò kể một câu chuyện ngắn bằng
cách nói thầm cho người đầu tiên trong hàng, không để cho những người khác nghe
thấy. Tiếp theo, người đó cũng kể câu chuyện nghe được cho người kế tiếp bằng
cách tương tự. Tiếp tục như vậy cho đến người cuối cùng trong hàng. Người cuối
cùng sẽ kể lại câu chuyện cho mọi người cùng nghe. Kiểm tra lại với chủ trò xem
câu chuyên sai khác như thế nào.

Cho nhau ăn

Chọn 2 người, một người ngồi yên trên ghế,
người kia bị bịt mắt và cho người ngồi trên
ghế ăn một thứ gì đó (chuối, sữa chua...).

Tìm người ghép nhóm
Chủ trò hô "ghép nhóm 3 người bốn chân"
mọi người phải ghép 3 người một nhóm và chỉ đứng trên 4 chân. Có thể hô khác đi
"2 áo trắng, 1 áo đỏ", "2 nữ một nam"...

Ly dị và kết hôn
Học viên đứng thành vòng tròn theo từng cặp. Khi chủ trò hô ly dị/kết hôn thì sẽ tách
khỏi cặp mình và tìm một người khác để tạo thành cặp mới.

Niềm tin mù
Phòng học được dọn sạch, để lại một số chướng ngại vật. Chọn một người bị bịt
mắt có nhiệm vụ đi từ đầu đến cuối phòng. Ai được người kia hoặc cả nhóm hướng
dẫn đi về đích mà không bị ngã vì chướng ngại vật thì thắng cuộc.

98


Nhà dột
Học viên đứng thành vòng tròn. 3 người
đứng cạnh nhau thành 1 nhóm. Hai người
đứng hai bên giơ tay cao chụm vào nhau
thành ngôi nhà. Người ở giữa là chủ nhà.
Có ít nhất hai người đứng ở giữa vòng
làm người “vô gia cư” tranh dành nhà với
các chủ nhà khác. Khi chủ trò hô “trời
mưa to”, có nghĩa là nhà bị dột, chủ nhà

phải đi tìm nhà khác. Ai không tìm được nhà thì bị thua. Khi chủ trò hô “bão to gió
lớn” thì nhà đổ, phải làm lại nhà và chủ nhà cũng phải tìm nhà mới. Ai không làm lại
được nhà khác và chủ nhà không tìm được nhà sẽ bị phạt.

Ghép đôi
Chia 2 nhóm, một nhóm viết câu hỏi, một nhóm viết câu trả lời, ghép các câu lại và
xem đôi câu nào hiểu nhau nhất. Hoặc một nhóm viết một mệnh đề bắt đầu bằng
chữ "nếu", nhóm khác viết một mệnh đề bắt đầu bằng chữ "thì", sau đó cử 2 người
đại diện cho mỗi nhóm đọc to từng mệnh đề để ghép lại thành một câu có nghĩa.

Nghe nhạc dành ghế
Xếp 7 ghế thành vòng tròn, chọn ra 8 người
đi xung quang vòng tròn ghế trong khi mọi
người hát. Khi nào ngừng hát thì người
chơi phải tìm được ghế để ngồi. Ai không
có chỗ ngồi thì bị loại khỏi trò chơi. Sau đó
bỏ đi 1 ghế và lặp trò chơi với 7 người còn
lại. Cuối cùng ai thắng cuộc thì phải hát một
bài.

99


×