Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Quy tắc Ứng xử của PMI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 52 trang )

Quy tắc Ứng xử của PMI


Quy tắc Ứng xử của
Philip Morris International


Chính trực – Luôn làm điều đúng
Hỏi trước khi làm
 Việc đó có hợp pháp không?
 Việc đó có tuân theo chính sách của Công ty không?
 Việc đó có phải là điều đúng đắn không?
 Những người ngoài Công ty sẽ nhìn nhận việc làm đó như thế nào?
Ví dụ: việc làm đó sẽ được khách hàng, những người làm việc cùng
chúng ta và cộng đồng nói chung nhìn nhận như thế nào?

Hãy ghi nhớ các quy định sau
 Hiểu biết về các tiêu chuẩn về pháp lý và tiêu chuẩn của Công ty áp
dụng đối với công việc của bạn
 Làm theo các tiêu chuẩn này — luôn luôn
 Hãy hỏi nếu bạn không chắc việc làm nào là đúng để thực hiện
 Hãy tiếp tục hỏi cho đến khi bạn có câu trả lời
Quy tắc ứng xử tại Philip Morris International áp dụng cho Philip
Morris International Inc. và các công ty con trực tiếp hoặc gián tiếp của
Philip Morris International, dưới đây sẽ được gọi chung là Philip Morris
International, PMI, hay Công ty.


Thông điệp của Chủ tịch

Gửi các nhân viên của Philip Morris International:


Tôi rất tự hào là một nhân viên của Philip Morris International. Trong thời gian làm
việc của mình, tôi nhận ra rằng những người làm việc cho PMI là những người tốt.
Hôm nay, tôi viết thư này để một lần nữa xác nhận những kỳ vọng của Ban Quản lý
và của tôi về việc tuân thủ Bản Quy tắc này.
Nguyên tắc đơn giản ẩn sau mọi điều chúng ta làm là:

Chúng ta theo đuổi các mục tiêu kinh doanh với sự chính trực
và tuân thủ đầy đủ mọi quy định của pháp luật.
Đây là điều đúng đắn để làm và có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh. Bằng
cách làm việc chính trực, chúng ta sẽ chiếm được lòng tin của khách hàng, người
tiêu dùng, cổ đông, đồng nghiệp, cơ quan chức năng, nhà cung cấp và cộng đồng
nơi chúng ta đang sống và làm việc — và phải có được lòng tin của những người
này chúng ta mới thành công.
Philip Morris International có một Giám đốc Tuân thủ, chịu trách nhiệm theo dõi
việc thực hiện chương trình về vấn đề Tuân thủ và Chính trực trên toàn PMI, hợp
tác làm việc với quản lý nghiệp vụ và các chức năng trung tâm.
Quy tắc Ứng xử này tại Philip Morris International là tài nguyên quan trọng trong
cam kết chính trực của chúng ta. Quy tắc này giải thích rất nhiều quy định cơ bản
áp dụng trong quá trình kinh doanh của chúng ta và mỗi chúng ta có trách nhiệm
báo cáo nếu có cơ sở chắc chắn để tin rằng việc làm nào đó có vẻ như không đúng
xảy ra.
Hãy đọc kỹ Quy tắc này. Điều này sẽ giúp bạn đảm bảo rằng những hành động của
bạn không bao giờ vi phạm cam kết của PMI là luôn làm điều đúng.
Không có gì quan trọng hơn cam kết về sự tuân thủ và chính trực của chúng ta — không
mục tiêu tài chính nào, không mục tiêu tiếp thị nào, và không nỗ lực nào có thể
vượt lên trong cuộc cạnh tranh này. Không có mong muốn làm hàilòng giám đốc
nào quan trọng hơn cam kết căn bản đó. Cam kết về sự tuân thủ và chính trực của
chúng ta luôn phải được đặt lên trên hết.
Quy tắc này sẽ cho biết chúng ta là ai và chúng ta chọn trở thành ai. Quy tắc
này cũng nói về cách chúng ta làm việc — mọi nơi và mọi lúc. Đồng thời, bằng

việc tuân theo lời văn cũng như tinh thần của Quy tắc, chúng ta có thể đảm
bảo rằng được làm việc cho Philip Morris International là một niềm tự hào lớn
lao của chúng ta.
Trân trọng,

Louis C. Camilleri
Chủ tịch
Philip Morris International Inc.
Tháng 3 năm 2008


Mục lục

Điều bạn nên biết về Quy tắc Ứng xử của PMI

2

Mục đích của quy tắc là gì?

2

Ai cần tuân thủ quy tắc này?

3

Cam kết cá nhân luôn làm điều đúng

3

Cam kết của những người có trách nhiệm quản lý người khác?


3

Quy tắc có giải thích tất cả các tiêu chuẩn mà tôi cần biết không?

4

Việc tuân thủ theo luật pháp khác nhau ở các nước khác nhau?

Đặt câu hỏi và nêu lên lo ngại

4

Trách nhiệm báo cáo của bạn

Nơi yêu cầu trợ giúp

5

Tôi cần liên lạc với ai để được trợ giúp?

5

Chúng tôi sẽ không tha thứ mọi hành vi trả thù

6

Đường dây trợ giúp về vấn đề tuân thủ

6


Điều gì sẽ xảy ra khi tôi liên hệ với đường dây trợ giúp?

7

Tôi có thể nêu lên lo ngại mà không cần nói tên không?

Chương trình về vấn đề tuân thủ và chính trực tại PMI — Nhiệm vụ của chương trình?

7

Kết cấu của chương trình tuân thủ

Môi trường làm việc

8

Mục tiêu của chúng ta

8

Cơ hội việc làm bình đẳng và đa dạng

8

Môi trường làm việc không có quấy rối

9

Sức khoẻ, an toàn và an ninh của nhân viên


9

Tính bảo mật của nhân viên

10

Chất gây nghiện và rượu tại nơi làm việc

Mâu thuẫn quyền lợi, quà tặng và tiếp đãi

11

Mục tiêu của chúng ta

11

Mâu thuẫn quyền lợi

13

Nhận quà tặng và tiếp đãi

16

Tặng quà và tiếp đãi

Tiến hành kinh doanh

18


Mục tiêu của chúng ta

18

Luật cạnh tranh

21

Thông tin về đối thủ cạnh tranh

22

Rửa tiền và buôn lậu

23

Hạn chế thương mại, kiểm soát xuất khẩu và luật tẩy chay

25

Hải quan và thuế gián thu

25

Chính phủ là khách hàng của chúng ta

27

Hối lộ và tham nhũng quốc tế


28

Thông tin bảo mật, tài sản sở hữu trí tuệ và bản quyền

29

Phương thức kinh doanh gian lận


Quan hệ với người tiêu dùng

30

Mục tiêu của chúng ta

30

Chất lượng sản phẩm

31

Quảng cáo và khuyến mại sản phẩm

32

Bảo vệ trẻ vị thành niên

33


Bảo mật thông tin của khách hàng hoặc người tiêu dùng

Trình bày thông tin tài chính, tài nguyên và các thông tin khác của Công ty

34

Mục tiêu của chúng ta

34

Sổ sách, hồ sơ và trình bày thông tin tài chính chính xác

35

Thời gian của Công ty

35

Tài sản và tài nguyên của Công ty

36

Thông tin bảo mật

36

Cơ hội của Công ty

37


Sử dụng máy tính và an ninh mạng

38

Quỹ của Công ty

38

Mua bán trong nội bộ

39

Quan hệ đầu tư và truyền thông

39

Quản lý hồ sơ

40

Ý tưởng tự nguyện

Cộng đồng và xã hội

41

Mục tiêu của chúng ta

41


Tuân thủ và thực hiện xuất sắc luật môi trường

42

Hoạt động trong chiến dịch chính trị và các mối liên hệ với quan chức



và nhân viên chính phủ

43

Lao động trẻ em và lao động ép buộc

43

Những câu hỏi và điều tra của chính phủ

44

Tiết lộ về sự bảo trợ/quyền hạn

45

Đào tạo và xác nhận của nhân viên

46

Số điện thoại đường dây trợ giúp về vấn đề tuân thủ và số liên lạc nội bộ


Mọi nhân viên cần phải biết và tuân theo Quy tắc, như đã được soạn thảo chi tiết
và đầy đủ trong các phần dưới đây, và các Nguyên tắc & Thông lệ của PMI. Quy tắc
này cũng như bất kỳ Nguyên tắc và Thông lệ nào của PMI không nhằm, và không
tạo bất kỳ quyền trên hợp đồng nào mà nhân viên, cổ đông, khách hàng, nhà cung
cấp hoặc đối thủ cạnh tranh có thể thi hành nhằm chống lại Công ty. Quy tắc này và
các Nguyên tắc và Thông lệ của PMI giúp mỗi chúng ta biết được Công ty mong đợi
g. ở chúng ta với tư cách là nhân viên để từ đó đảm bảo rằng chúng ta luôn làm việc
chính trực. Có thể tìm phiên bản hiện hành của Quy tắc và các Nguyên tắc và Thông
lệ của PMI trên trang intranet của PMI.


Điều bạn nên biết về Quy tắc
Ứng xử của PMI
Mục đích của quy tắc là gì?

PMI cam kết kiên quyết tiến hành kinh doanh theo lời văn cũng như tinh thần của luật
pháp và các tiêu chuẩn tiến hành kinh doanh đã được công nhận khác có nêu trong
các Nguyên tắc và Thông lệ của công ty. Việc không làm theo các tiêu chuẩn này là sai
và có thể khiến Công ty và các nhân viên của Công ty phải chịu tổn hại nghiêm trọng.
Chính trực có nghĩa là sống theo pháp luật và các tiêu chuẩn nội bộ riêng mà
chúng ta đã cam kết thực hiện. Tại PMI, không có gì quan trọng hơn điều này.
Quy tắc Ứng xử của PMI đưa ra các luật và chính sách quan trọng mà mọi người làm
việc cho PMI đều phải tuân theo. Quy tắc này được xây dựng để giúp mỗi chúng ta:
 Hiểu và tuân theo các quy định cơ bản về Tuân thủ áp dụng cho công việc của
chúng ta; và

 Biết được thời gian và địa điểm có thể tìm lời khuyên hoặc nêu lên lo ngại
Quy tắc tổ chức và tóm tắt các chính sách quan trọng của Công ty trong một
hướng dẫn tiện dụng. Như được giải thích dưới đây, quy tắc này chỉ là điểm khởi
đầu — các Nguyên tắc và Thông lệ của PMI, sẽ bổ sung cho Quy tắc này và có thể

áp dụng cho công việc của bạn.

Ai cần tuân thủ quy tắc này?

Mọi nhân viên và viên chức trên toàn thế giới làm việc cho PMI đều phải tuân thủ
các tiêu chuẩn đạo đức có trong Quy tắc này và cần lấy Quy tắc làm hướng dẫn khi
làm việc trên danh nghĩa của PMI. Các nhân viên tham gia làm việc với bên thứ ba,
những người có thể làm việc trên danh nghĩa của PMI như tư vấn viên chẳng hạn,
phải có những nỗ lực hợp lý để giám sát công việc của họ. Nhờ đó, họ có thể làm
việc một cách nhất quán với các nguyên tắc của Quy tắc. Những người làm việc
với các nhà thầu hoặc với những người khác đang làm việc tạm thời tại trụ sở của
PMI hoặc trụ sở của công ty chi nhánh cần liên hệ với người quản lý, Phòng Tuân
thủ hoặc Phòng Pháp chế của họ để được hướng dẫn nếu cần thiết. Nếu bạn nghi
ngờ (hoặc biết) rằng một bên thứ ba làm việc trên danh nghĩa của PMI, hoặc một
nhà thầu hay một người nào khác đang làm việc tạm thời tại trụ sở của chúng tôi,
trong giai đoạn làm việc cho PMI hoặc công ty chi nhánh, có một việc làm không
theo đúng các nguyên tắc đã được nêu ra trong Quy tắc, bạn cần thông báo ngay
cho người quản lý của bạn, Phòng Tuân thủ, Phòng Pháp chế hay Đường dây Trợ
giúp về vấn đề Tuân thủ.

Quy tắc Ứng xử của PMI

2


Quy tắc này trình bày cam kết luôn làm điều đúng. Khi làm việc cho PMI tức là
bạn đồng ý tán thành cam kết này. Hiểu được các tiêu chuẩn của Quy tắc và các
Nguyên tắc và Thông lệ của PMI áp dụng cho công việc của bạn — và luôn tuân
theo các điều đó. Những người không tuân theo các tiêu chuẩn này có thể sẽ
khiến bản thân họ, đồng nghiệp của họ và PMI gặp phải rủi ro. Họ cũng sẽ phải

chịu hình thức kỷ luật cao nhất là sa thải.

Cam kết của những người
có trách nhiệm quản
lý người khác?

Theo Quy tắc, những người thực hiện quản lý người khác có thêm các trách nhiệm sau:
 Gương mẫu — chỉ cho người khác thấy được ý nghĩa của việc làm việc chính trực;
 Đảm bảo rằng những người mà họ quản lý có đủ kiến thức, đào tạo và tài nguyên
cần thiết để tuân theo Luật pháp, các tiêu chuẩn của Quy tắc này và các Nguyên
tắc và Thông lệ về Tuân thủ của PMI;
 Giám sát việc tuân thủ của những người mà họ quản lý, bao gồm những người
được thuê và ký hợp đồng tạm thời;

 Thi hành các tiêu chuẩn của Quy tắc này và tất cả các Nguyên tắc và Thông lệ về
Tuân thủ của PMI;

 Hỗ trợ các nhân viên có thiện ý nêu lên các câu hỏi hoặc mối lo ngại về vấn đề

tuân thủ và chính trực. Sẽ không bao giờ có bất kỳ hình thức trả thù nào đối với
các nhân viên nêu lên các câu hỏi hoặc mối lo ngại như vậy; và

 Báo cáo các trường hợp không tuân thủ tiềm năng cho cấp có thẩm quyền thích
hợp trong ban quản lý của bạn, Phòng Pháp chế, Phòng Nhân Sự, Phòng Tuân
thủ hoặc qua Đường dây Trợ giúp về vấn đề Tuân thủ.

Quy tắc có giải thích tất cả
các tiêu chuẩn mà tôi cần
biết không?


Quy tắc là nền tảng trong cam kết chính trực của chúng ta. Nhưng Quy tắc không
có mục đích mô tả toàn bộ luật hoặc chính sách có thể áp dụng cho bạn. Đảm bảo
rằng bạn biết các quy định áp dụng cho bạn. Ví dụ:
 Các Nguyên tắc và Thông lệ về Tuân thủ của PMI, được xác định bởi hậu tố “C”,

sẽ thực hiện sâu hơn các tiêu chuẩn trong Quy tắc này, và cùng với Quy tắc này
sẽ tạo thành một tiêu chuẩn hợp nhất trên toàn thế giới cho PMI.

 Quốc gia mà bạn làm việc có thể có các luật, quy định hoặc chính sách khác
áp dụng cho bạn.

Để biết thêm về các luật, và các Nguyên tắc và Thông lệ về Tuân thủ của công ty
áp dụng cho bạn, hãy xem thông tin bổ sung được chỉ ra trong toàn bộ Quy tắc
này với biểu tượng

i

hỏi quản lý của bạn, hoặc một trưởng Phòng chức năng có

liên quan, hoặc liên hệ với Phòng Tuân thủ hoặc Phòng Pháp chế.

Quy tắc Ứng xử của PMI

3

Điều bạn nên biết về Quy tắc Ứng xử của PMI

Cam kết cá nhân luôn làm
điều đúng



Việc tuân thủ theo luật pháp
khác nhau ở các nước
khác nhau?

PMI hoạt động ở nhiều nước khác nhau, và điều đó có nghĩa là các nhân viên của
PMI có thể phải tuân thủ theo luật pháp của các nước và tổ chức khác nhau, ví dụ
như Liên minh Châu Âu. Mỗi chúng ta đều có một phần trách nhiệm quan trọng
trong việc biết và tuân theo các luật được áp dụng ở những nơi chúng ta làm việc.
Philip Morris International Inc., công ty mẹ của tất cả các công ty con của PMI, là
một tập đoàn được thành lập tại Hoa Kỳ. Vì lý do này và nhiều lý do khác, luật Hoa
Kỳ có thể được áp dụng ngay cả khi các hoạt động kinh doanh được thực hiện bên
ngoài Hoa Kỳ. Các nước khác cũng có thể áp dụng luật của họ bên ngoài phạm vi
lãnh thổ của họ.
i

Nếu bạn có câu hỏi về các luật áp dụng cho hoạt động của bạn, hãy luôn

liên hệ với Phòng Pháp chế nơi bạn làm việc để có lời khuyên.

Đặt câu hỏi và nêu lên lo ngại
Trách nhiệm báo
cáo của bạn

Công ty của chúng ta không thể làm theo cam kết làm việc chính trực nếu chúng
ta, với tư cách cá nhân, không báo cáo khi cần thiết. Đó là lý do tại sao, ngoài việc
biết được các trách nhiệm pháp lý và đạo đức áp dụng cho công việc của bạn, bạn
cũng cần báo cáo nếu:
 Bạn không chắc chắn về tính đúng đắn của hành động và cần lời khuyên.
 Bạn tin rằng một người nào đó làm việc trên danh nghĩa của PMI đang có hành

động — hoặc đã có hành động hoặc có thể sắp có hành động — vi phạm luật,
các Nguyên tắc và Thông lệ về Tuân thủ của PMI hoặc Quy tắc Ứng xử này.
 Bạn tin rằng bạn có thể đang bị vướng vào hành vi không đúng đắn.
 Bạn tin rằng người nêu lên câu hỏi hoặc mối lo ngại với thiện ý đó đang bị trả thù.

Quy tắc Ứng xử của PMI

4


Nơi yêu cầu trợ giúp
Tôi cần liên lạc với ai để
được trợ giúp?

Bạn cần làm gì nếu bạn có câu hỏi hoặc lo ngại về các tiêu chuẩn tuân thủ và
chính trực? Chúng ta nỗ lực làm việc để tạo nên một môi trường giao tiếp cởi mở,
trung thực. Vì vậy, nếu bạn có lo ngại về một vấn đề pháp luật hay ứng xử trong
công việc nào, bạn sẽ có các quyền lựa chọn của riêng bạn. Điều quan trọng nhất
là bạn phải đưa ra câu hỏi hoặc nêu lên lo ngại của mình. Tính bảo mật
sẽ được duy trì tới mức có thể, dựa vào nhu cầu của Công ty đối với việc điều tra
và giải quyết vấn đề được nêu ra và tuân theo luật.
Người quản lý của bạn thường là nơi bắt đầu tốt để đưa ra các vấn đề về tuân thủ
hoặc chính trực.
Bạn cũng có thể nhận trợ giúp hoặc lời khuyên từ:
 Cấp trên của người quản lý bạn
 Trưởng Phòng, trưởng Phòng chức năng hoặc giám đốc chi nhánh của bạn
 Phòng Tuân thủ
 Phòng Pháp chế
 Phòng Nhân Sự
 Giám đốc Tuân thủ

Ngoài ra, trong toàn bộ Quy tắc này, các nguồn hoặc thông tin bổ sung được cung
cấp về nơi bạn có thể nhận trợ giúp hoặc hướng dẫn về phần này của Quy tắc
được chỉ ra với biểu tượng

i

. Và ở phần cuối của Quy tắc này, bạn sẽ tìm thấy một

số thông tin liên hệ chung.

Chúng tôi sẽ không tha thứ
mọi hành vi trả thù

Bất kỳ nhân viên nào, với thiện ý, muốn tìm lời khuyên, nêu lên lo ngại liên quan đến
một vấn đề về việc tuân thủ hoặc báo cáo các hành vi bị nghi là không đúng đắn tức
là đang tuân thủ Quy tắc này — và đang làm điều đúng đắn. PMI sẽ không cho phép
có hành vi trả thù với những người này. Các cá nhân tham gia vào hành vi trả thù sẽ
phải chịu hình thức kỷ luật, có thể bao gồm cả việc sa thải. Nếu bạn nghi ngờ rằng bạn
hoặc một người nào đó đang bị trả thù vì đã nêu lên vấn đề về tuân thủ hoặc chính
trực, hãy liên hệ ngay với Phòng Tuân thủ.
Chúng tôi sẽ xử lý các khiếu nại về hành vi trả thù một cách nghiêm túc. Mọi biện
chứng về hành vi trả thù sẽ được điều tra và có hành động thích hợp.

Quy tắc Ứng xử của PMI

5


Đường dây trợ giúp về vấn
đề tuân thủ


Hầu hết mọi vấn đề có thể được giải quyết bằng cách liên hệ trực tiếp giữa các
bên chịu tác động hoặc bằng cách trình vấn đề tới một trong những người được
liệt kê ở trên. Tuy nhiên, nếu bạn không thoải mái với việc sử dụng các nguồn
được chỉ ra ở trên, hoặc bạn muốn nêu một vấn đề về hành vi bị nghi là không
tuân thủ hoặc hành vi không tuân thủ tiềm năng mà không phải nêu tên, bạn có
thể liên hệ với Đường dây Trợ giúp về vấn đề Tuân thủ.
Đường dây Trợ giúp về vấn đề Tuân thủ được điều hành bởi một công ty độc lập
có trách nhiệm báo cáo mọi cuộc gọi cho PMI để PMI có thể trả lời các mối lo ngại
của bạn về vấn đề tuân thủ và chính trực. Đường dây Trợ giúp hoạt động
24 giờ một ngày/bảy ngày một tuần dưới hình thức đường dây điện thoại và
đường truyền web (webline). Bạn có thể gọi Đường dây Trợ giúp từ tất cả các nước
mà Công ty của chúng ta hoạt động và đường truyền web có thể truy cập được
ở bất cứ đâu có Internet. Các dịch vụ dịch thuật hiện có trên 100 ngôn ngữ khác
nhau. Ở một số nước nhất định, Đường dây Trợ giúp về vấn đề Tuân thủ có thể
có những quy định cụ thể khống chế quyền sử dụng, và nhân viên tổng đài của
đường dây này chỉ có thể nhận các cuộc gọi liên quan đến những phạm vi ứng xử
cụ thể. Bạn sẽ được công ty của bạn hướng dẫn nếu bạn gặp trường hợp này.
i

Hãy tham khảo phần cuối của Quy tắc này để biết thông tin về việc sử dụng

Đường dây Trợ giúp về vấn đề Tuân thủ bằng điện thoại hoặc trực tuyến.

Điều gì sẽ xảy ra khi tôi liên
hệ với đường dây trợ giúp?

Các báo cáo qua Đường dây Trợ giúp sẽ được dịch và chuyển tới Công ty để Công
ty có hành động tiếp theo. Các Phòng thích hợp, như Phòng Nhân Sự, Phòng Kiểm
soát Nội bộ hoặc Phòng Pháp chế, có thể được yêu cầu tham gia vào việc điều tra

và giải quyết các vấn đề này. Ngoài ra, Giám đốc Tuân thủ sẽ thường xuyên đánh
giá các báo cáo và hành động được thực hiện và, nếu có thể, sẽ báo cáo tới ban

?
Hỏi: Tôi nghĩ người quản lý của
tôi đang làm một số việc mà theo
Quy tắc là không đúng. Tôi rất
sợ phải báo cáo vụ việc này vì
cô ta có thể khiến cho công việc
của tôi gặp khó khăn. Tôi phải
làm gì?

quản lý cấp cao và Uỷ ban Kiểm toán của Ban Quản lý.
Chúng tôi sẽ thực hiện mọi nỗ lực để có thể trả lời bạn thật nhanh chóng, đặc biệt
là trong các trường hợp quan trọng. Nếu một cuộc điều tra được thực hiện, chúng
tôi sẽ xem xét vấn đề thật nhanh chóng, và bất cứ khi nào được yêu cầu, chúng tôi
sẽ kiểm tra xem liệu hành động sửa chữa đã được thực hiện chưa.

Đáp: Nếu bạn cảm thấy không
thoải mái khi nói chuyện trực
tiếp với người quản lý của bạn
về vấn đề này, bạn có thể thử
một trong các nguồn khác
được liệt kê trong phần Nơi
Yêu Cầu Trợ Giúp của Quy
tắc này, bao gồm cả Đường
dây Trợ giúp về vấn đề Tuân
thủ. PMI sẽ không tha thứ cho
mọi hình thức trả thù chống lại
người đã nêu lên lo ngại về vấn

đề tuân thủ với thiện ý.

Quy tắc Ứng xử của PMI

6


Tôi có thể nêu lên lo ngại mà
không cần nói tên không?

Mặc dù PMI khuyến khích mọi người cho biết danh tính khi nêu ý kiến nhưng
qua Đường dây Trợ giúp về vấn đề Tuân thủ bạn có thể nêu lo ngại mà không
cần nêu tên. Nó sẽ gán các số theo dõi để từ đó các nhân viên không muốn nêu
tên vẫn có thể kiểm tra lại để nhận câu trả lời hoặc cung cấp thêm thông tin. PMI
khuyến khích bạn cho biết danh tính khi liên hệ với Đường dây Trợ giúp. Ngoài ra,
việc cung cấp tên của bạn có thể giúp chúng tôi xem xét vấn đề tốt hơn. Và như
được giải thích ở trên, PMI có chính sách kiên quyết chống lại các hành vi trả thù
đối với những người nêu lên lo ngại với thiện ý theo Quy tắc này.

Chương trình về vấn đề tuân thủ và
chính trực tại PMI — Nhiệm vụ của
chương trình?
Kết cấu của chương
trình tuân thủ

Quy tắc này không chỉ là một mô tả đơn thuần về các tiêu chuẩn của chúng ta.
Nó là trọng tâm của chương trình về vấn đề Tuân thủ và Chính trực trên toàn Công
ty được Ban Quản lý và các viên chức cấp cao, cũng như các nhóm quản lý của tất
cả các công ty chi nhánh của PMI và các nhóm lãnh đạo chức năng của chúng ta hỗ trợ.
Chương trình về vấn đề Tuân thủ được Giám đốc Tuân thủ của PMI quản lý. Giám

đốc Tuân thủ sẽ đánh giá chương trình về vấn đề Tuân thủ của Công ty cùng với
các viên chức quản lý cấp cao của PMI và Uỷ ban Kiểm toán của Ban Quản lý PMI.
Đồng thời, Giám đốc Tuân thủ và ban quản lý của Công ty sẽ giám sát chương
trình về vấn đề Tuân thủ và Chính trực của PMI. Trách nhiệm này bao gồm:
 Chỉ định vai trò và trách nhiệm cho chương trình về vấn đề Tuân thủ;
 Theo dõi việc đào tạo về vấn đề tuân thủ và các giao tiếp;
 Theo dõi việc giám sát tuân thủ;
 Phối hợp các hoạt động điều tra về vấn đề tuân thủ trong nội bộ;
 Đánh giá các biện pháp kỷ luật áp dụng cho Quy tắc và các vi phạm khác
về tuân thủ; và

 Giám sát các nguồn dành cho việc nêu lên các vấn đề về tuân thủ và báo cáo
mối lo ngại hiện có.

Quy tắc Ứng xử của PMI

7


Môi trường làm việc
Mục tiêu của chúng ta

PMI cam kết tạo một môi trường làm việc an toàn, chuyên nghiệp và khuyến khích
tinh thần đồng đội, sự đa dạng và tin tưởng lẫn nhau. Ðiều này bao gồm một cam kết
mạnh mẽ nhất nhằm cung cấp các cơ hội việc làm bình đẳng cho tất cả mọi người.
Chúng ta tôn trọng quyền lựa chọn của nhân viên có tham gia hay không tham
gia vào tổ chức công đoàn.

Cơ hội việc làm bình đẳng
và đa dạng


PMI từ lâu đã là một nơi làm việc đa văn hoá và đáng ao ước của nhiều người. Chúng
tôi tuyển dụng, thuê mướn, phát triển, đề bạt, kỷ luật và cung cấp những điều kiện
làm việc khác mà không phân biệt chủng tộc, màu da, tôn giáo, giới tính (bao gồm
nhận dạng giới tính), tuổi tác, nguồn gốc quốc gia, khuynh hướng tình dục, tình trạng
tàn tật, tư cách công dân, tình trạng hôn nhân hoặc bất kỳ tình trạng nào khác được
pháp luật bảo vệ của một cá nhân. Ðiều này bao gồm việc cung cấp chỗ ở thích hợp
cho những nhân viên bị tàn tật hoặc có tín ngưỡng và tập quán tôn giáo.
Chúng tôi có thể sẽ cung cấp thêm các bảo vệ khác cho nhân viên dựa vào luật
pháp và quy định của địa phương.
i

Nếu bạn có thêm câu hỏi nào về vấn đề cơ hội việc làm bình đẳng hay sự bình

đẳng trong công việc, hãy liên hệ với đại diện Nhân Sự tại địa phương hoặc khu vực
của bạn.

Môi trường làm việc không
có quấy rối

Có một môi trường làm việc chuyên nghiệp cũng có nghĩa là chúng tôi không
tha thứ cho bất kỳ hình thức quấy rối nào. Hành vi quấy rối có thể là lời nói, va
chạm hoặc cái nhìn với mục đích hoặc có hậu quả là tạo ra một môi trường khó
chịu, thù địch hoặc đe doạ. Đặc biệt, quấy rối tình dục có thể bao gồm tán tỉnh
tình dục, yêu cầu quan hệ tình dục, va chạm cơ thể không mong muốn hoặc
những gợi ý tình dục khó chịu và lặp lại. Các hành vi bị nghiêm cấm khác bao

?
Hỏi: Tôi là một nhân viên nữ. Một
đồng nghiệp nam thường xuyên

đưa ra những nhận xét của riêng
anh ta về ngoại hình của tôi và
điều đó làm tôi cảm thấy không
được thoải mái. Tôi đã yêu cầu
anh ta chấm dứt việc đó nhưng
anh ta vẫn tiếp tục. Tôi có thể
làm gì đối với vụ việc này?

gồm: đùa cợt hoặc xúc phạm đến vấn đề chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, tuổi tác
hoặc tình dục; phân phát hoặc trưng bày các bức ảnh hoặc bức tranh gây khó
chịu; và sử dụng thư thoại, e-mail hoặc các thiết bị điện tử khác để truyền thông
tin xúc phạm hoặc phân biệt đối xử. Tại PMI, không có chỗ dành cho những
hành vi như vậy.
i

Bạn cần phải hiểu và tuân theo PMI 02-C “Sử dụng Lao động”.

Đáp: Bạn có thể — và nên —
nêu lên vấn đề của bạn. Có rất
nhiều cách để báo cáo. Xem phần
Nơi Yêu cầu Trợ giúp trong Quy
tắc này để biết được nơi bạn có
thể nhận được sự trợ giúp.

Quy tắc Ứng xử của PMI

8


Sức khoẻ, an toàn và an

ninh của nhân viên

?
Hỏi: Các tiêu chuẩn về an toàn
khi làm việc của chúng tôi vượt
xa những gì đất nước nơi tôi làm
việc yêu cầu và các đối thủ cạnh
tranh của chúng tôi chỉ tuân
theo các yêu cầu của địa phương.
Liệu chúng tôi có nên làm giống
như họ?
Đáp: Không. Chúng ta phải tuân
theo các yêu cầu về an toàn của
Công ty chúng ta. PMI cam kết
cung cấp cho nhân viên một
môi trường làm việc an toàn và
đảm bảo ở mọi nõi mà PMI hoạt
động, ngay cả khi đồng nghĩa với
việc vượt ra ngoài các yêu cầu
của địa phương.

PMI cam kết sẽ cung cấp cho nhân viên một môi trường làm việc an toàn và đảm
bảo. An toàn là điều đặc biệt quan trọng tại nơi sản xuất, là nơi cần tuân thủ các
quy định an toàn quan trọng về nơi làm việc, và đối với những nhân viên dành
phần lớn thời gian làm việc trong ngày của họ để lái xe làm việc cho Công ty. Mỗi
nơi làm việc đều có các quy định về an toàn cần được tuân thủ. Chúng tôi tuân
thủ tất cả các luật về sức khoẻ và an toàn, cũng như các yêu cầu về sức khoẻ và an
toàn của riêng chúng tôi. Các chính sách riêng này thường vượt xa hơn những gì
luật pháp yêu cầu.
Mặc dù vậy, chỉ có các quy định về an toàn thôi là chưa đủ. Cam kết của Công ty

chúng tôi về an toàn có nghĩa là mỗi chúng tôi cần cảnh giác với các rủi ro về an
toàn khi thực hiện công việc. Mọi nhân viên, và bất kỳ ai làm việc tại trụ sở của
chúng tôi, đều phải biết các yêu cầu về sức khoẻ và an toàn liên quan đến công
việc của họ.
Một môi trường làm việc an toàn cũng có nghĩa là một môi trường làm việc không
có bạo lực. Tại PMI, không có chỗ cho các hành vi đe doạ (cho dù là ngầm ý hay rõ
ràng), doạ dẫm và bạo lực và các hành vi đó sẽ không được tha thứ.
i

Bạn cần hiểu và tuân theo PMI 08-C “Môi trường, Sức khỏe, An toàn và

An ninh” và các yêu cầu khác liên quan đến sức khoẻ, an toàn và an ninh. Các
nhân viên được khuyến khích trình mọi hành vi không an toàn — bao gồm các
hành vi đe doạ hoặc doạ dẫm — tới người quản lý hoặc giám đốc của họ, đại

Tính bảo mật của nhân viên

PMI tôn trọng tính bảo mật của thông tin cá nhân của nhân viên. Điều đó có nghĩa
là việc truy cập vào các hồ sơ cá nhân cần được hạn chế đối với các nhân viên của
Công ty, những người có thẩm quyền thích hợp và do yêu cầu công việc rõ ràng
đối với thông tin đó. Các nhân viên có quyền truy cập vào thông tin cá nhân phải
xử lý thông tin đó một cách hợp lý và bảo mật.
Không bao giờ được cung cấp thông tin cá nhân của nhân viên cho bất
kỳ ai ở bên ngoài PMI khi chưa được phép.
Cam kết của Công ty chúng tôi đối với tính bảo mật của nhân viên không
phải là giấy phép để tham gia vào các hoạt động cá nhân không thích hợp
khi đang làm việc. Ví dụ, máy tính của Công ty chỉ được phép dùng vào
các mục đích văn Phòng và một số mục đích cá nhân hạn chế, chứ không
được phép dùng cho các hoạt động kinh doanh bên ngoài. Công ty giữ mọi
quyền, theo các giới hạn của pháp luật hiện hành, truy cập, đánh giá và sử

dụng mọi giao tiếp, hồ sơ và thông tin được tạo ra tại nơi làm việc hoặc với
các tài nguyên của Công ty. Điều này có thể bao gồm các công việc như
thao tác với mạng nội bộ hoặc mạng Internet, email, thư thoại và các cuộc
nói chuyện qua điện thoại, và các tập tin trên máy tính.
i

Tính bảo mật của nhân viên là vấn đề có trong luật và quy định của một số cơ

quan Chính phủ và được chỉ rõ trong PMI 03-C “Bảo vệ Dữ liệu Cá nhân”. Nếu bạn
có câu hỏi, bạn nên liên hệ với Phòng Pháp chế.

Quy tắc Ứng xử của PMI

9

Môi trường làm việc

diện về an toàn tại địa phương hoặc Phòng Nhân Sự.


Chất gây nghiện và rượu tại
nơi làm việc

Công việc yêu cầu nhân viên phải có suy nghĩ sáng suốt và có khả năng phản
ứng nhanh thường xuyên — sự an toàn của đồng nghiệp và người tiêu dùng phụ
thuộc vào điều này. Khi chịu ảnh hưởng của rượu hoặc chất gây nghiện, hoặc sử
dụng thuốc không hợp lý, khả năng thực hiện công việc tốt nhất của nhân viên
sẽ bị suy giảm.

?

Hỏi: Tôi để ý thấy hơi thở của
người quản lý tôi thường có mùi
rượu, ngay cả vào lúc sáng sớm,
và ông ta có vẻ không được khoẻ.
Tôi sợ rằng nếu tôi đối đầu với
ông ta hoặc nói với bất kỳ ai thì
có thể sẽ gây ra cảnh cãi lộn hoặc
ông ta có thể sẽ cố gắng để sa
thải tôi. Tôi nên làm gì?

Đó là lý do tại sao PMI có các quy định nghiêm cấm việc sử dụng chất gây nghiện
và rượu khi đang làm việc. Các trường hợp vi phạm các quy định này sẽ được xử lý
nghiêm.
i

Nếu bạn thấy có bất kỳ hành vi lạm dụng chất gây nghiện hay rượu nào,

bạn cần phải báo cáo

Đáp: Nếu có đủ bằng chứng để
tin rằng một vấn đề đang xảy ra
thì bạn có nhiệm vụ phải báo cáo
ngay lập tức. Xem phần Nơi Yêu
Cầu Trợ Giúp của Quy tắc này
để biết các nguồn sẵn có. Một
môi trường làm việc an toàn,
đảm bảo là điều tuyệt đối quan
trọng tại Công ty của chúng tôi.
PMI sẽ không tha thứ cho các
hành vi trả thù chống lại bạn và

sẽ có các biện pháp để bảo vệ
bạn khỏi các hành vi đó.

Quy tắc Ứng xử của PMI

10


Mâu thuẫn quyền lợi, quà tặng
và tiếp đãi
Mục tiêu của chúng ta

Với tư cách là nhân viên của PMI, chúng tôi cùng làm việc với nhau để đạt được
mục tiêu chung — với lòng trung thành và sự khách quan, chúng tôi sẽ đưa ra các
quyết định có tác động đến Công ty dựa trên lợi ích tốt nhất đối với Công ty —
độc lập với ảnh hưởng của cá nhân hoặc người bên ngoài.

Mâu thuẫn quyền lợi

Nhân viên của chúng tôi có rất nhiều hoạt động sống bên ngoài Công ty. “Mâu
thuẫn quyền lợi” nảy sinh khi các hoạt động cá nhân, xã hội, tài chính hoặc chính
trị của một nhân viên có thể cản trở lòng trung thành hoặc sự khách quan của
nhân viên đó đối với Công ty. Nghĩa vụ của bạn trong việc thực hiện các công việc
của Công ty một cách trung thực và đạo đức bao gồm việc giải quyết một cách
hợp lý các mâu thuẫn quyền lợi rõ ràng và thực tế. Điều này đôi khi yêu cầu phải

?
Hỏi: Chúng ta cần ký kết hợp
đồng với một doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ vệ sinh trong vùng và

chúng ta đang mất rất nhiều thời
gian để tìm được đúng doanh
nghiệp như vậy. Chúng ta có thể
tiết kiệm được nhiều thời gian
và nỗ lực của Công ty bằng cách
thuê doanh nghiệp vệ sinh của
anh trai tôi được không vì tôi biết
họ có thể làm được việc một cách
đáng tin cậy?

Những nguyên nhân phổ biến làm nảy sinh mâu thuẫn
quyền lợi
Làm ngoài và mối quan hệ bên ngoài. Nếu bạn có việc làm thứ hai, hoặc đang
làm dịch vụ, hoặc đang làm việc với tư cách là giám đốc hoặc tư vấn viên cho một
tổ chức là đối thủ cạnh tranh, khách hàng hoặc nhà cung cấp hàng hoá hoặc dịch
vụ thì điều này sẽ làm nảy sinh mâu thuẫn quyền lợi có thể có hoặc thực tế. (Điểm
này cũng áp dụng khi làm việc cho một tổ chức đang theo đuổi việc trở thành đối
thủ cạnh tranh, khách hàng hoặc nhà cung cấp.)
Một số dàn xếp kiểu này là không bao giờ được phép — ví dụ, làm việc hoặc cung
cấp dịch vụ cho bất kỳ ai mà bạn giao thiệp như một phần công việc của bạn cho
Công ty.
Không được phép có mối quan hệ bên ngoài với các đối thủ cạnh tranh,
khách hàng hoặc nhà cung cấp trừ khi bạn: 
 Có được sự chấp thuận bằng văn bản của người quản lý bạn; và

 Cùng với người quản lý, bạn có được sự chấp thuận bằng văn bản của Phòng
Tuân thủ.
Công việc và mối quan hệ của người thân. Các hoạt động trong công việc của
người thân cũng có thể tạo nên mâu thuẫn quyền lợi. Nếu bạn biết rằng một
“người thân” (được định nghĩa trong phần Những lưu ý khác về mâu thuẫn

quyền lợi) làm việc hoặc thực hiện dịch vụ cho bất kỳ đối thủ cạnh tranh, khách
hàng hoặc nhà cung cấp nào, hoặc nếu bạn có người thân ở PMI và có thể có
mâu thuẫn quyền lợi thực sự hoặc có thể có phát sinh từ vị trí tương ứng của bạn,
hãy báo cho người quản lý của bạn và Phòng Tuân thủ ngay lập tức. Bạn và người
quản lý bạn sau đó cần thông báo cho Giám đốc Tuân thủ. Phòng Tuân thủ sẽ
quyết định xem có cần phải đưa ra hành động nào để giải quyết tình huống này
không. Nói chung, người thân không nên có bất kỳ quan hệ công việc nào với
bạn, với bất kỳ ai đang làm việc trong bộ phận kinh doanh của bạn hoặc bất kỳ ai
báo cáo cho bạn hoặc nếu bạn có mối quan hệ quản lý trực tiếp hoặc gián tiếp với
bất kỳ nhân viên nào có người thân. Những trường hợp ngoại lệ cần phải có sự
chấp thuận cụ thể của Phòng Tuân thủ. Bạn cũng cần phải cẩn thận không được
tiết lộ bất kỳ thông tin kinh doanh mật nào cho bất kỳ người thân nào.
Quy tắc Ứng xử của PMI

11

Mâu thuẫn quyền lợi, quà tặng và tiếp đãi

Đá: Không được. Việc thuê một
doanh nghiệp chỉ đơn giản là vì
bạn tin tưởng vào anh trai bạn
không phải là một quy tắc kinh
doanh hợp lý và nó vi phạm các
yêu cầu đối với việc mua của
chúng ta. Ngoài ra, điều này sẽ
tạo nên mâu thuẫn quyền lợi
giữa mong muốn được giúp anh
trai của bạn với tính khách quan
của bạn trong việc lựa chọn nhà
cung cấp cạnh tranh nhất. Tuy

nhiên, nếu bạn có một sự tiết lộ
thông tin hợp lý và không tham
gia vào quy trình chọn lựa (và
không ai báo cáo cho bạn tham
gia vào việc này) thì công ty của
anh trai bạn có thể cạnh tranh
với các nhà cung cấp đủ năng
lực khác để giành được công
việc này.

cùng nhau ngăn ngừa mọi mâu thuẫn, và nó cũng luôn yêu cầu phải tiết lộ đầy
đủ về mọi mâu thuẫn quyền lợi rõ ràng hoặc thực tế.


Mâu thuẫn quyền lợi

Ban Quản lý. Đôi khi, một nhân viên có thể được yêu cầu phục vụ cho ban quản lý

(tiếp)

của một tổ chức khác. Trong một số trường hợp, điều này có thể làm nảy sinh mâu
thuẫn quyền lợi rõ ràng hoặc thực tế hay thậm chí là cả vấn đề về pháp lý. Trước
khi chấp nhận một vị trí là thành viên của hội đồng quản trị cho một tổ chức mà
theo một cách nào đó có thể có liên quan đến công việc của chúng ta (bao gồm
các tổ chức phi lợi nhuận), hãy luôn yêu cầu sự chấp thuận bằng văn bản từ Giám
đốc Tuân thủ, người này sau đó sẽ bàn bạc với Phòng Pháp chế của bạn.
Đầu tư. Nhân viên và người thân của họ cần lưu ý rằng những đầu tư của họ
không được tạo nên mâu thuẫn quyền lợi, làm suy giảm khả năng của nhân viên
trong việc đưa ra các quyết định khách quan trên danh nghĩa của PMI.
Mâu thuẫn có thể nảy sinh nếu đầu tư được thực hiện với đối thủ cạnh tranh, nhà

cung cấp hoặc khách hàng. Bất kỳ “quyền lợi đáng kể” nào có với một công ty cạnh
tranh, nhà cung cấp hay khách hàng cũng yêu cầu phải có sự chấp thuận trước
bằng văn bản của người quản lý bạn và Giám đốc Tuân thủ.
“Quyền lợi đáng kể” tức là mọi quyền lợi kinh tế có thể hoặc có vẻ ảnh hưởng
đến nhận định của bạn. Các quỹ tương hỗ giao dịch công cộng, quỹ đầu tư
theo chỉ số và các quỹ cổ phần tương tự, khi nhà đầu tư cá nhân không có
tiếng nói về các khoản đầu tư được đưa vào, không được có mâu thuẫn.
Một số đầu tư luôn không đúng:
 Không bao giờ đầu tư vào một nhà cung cấp nếu bạn có liên quan đến việc

chọn lựa hay đánh giá, hay đàm phán với nhà cung cấp đó, hoặc nếu bạn quản
lý một ai đó có trách nhiệm như vậy; và

 Không bao giờ đầu tư vào một khách hàng nếu bạn chịu trách nhiệm giao thiệp
với khách hàng đó hoặc quản lý một ai đó có trách nhiệm như vậy.

Tuy nhiên, thông thường, việc đầu tư có tạo nên mâu thuẫn quyền lợi hay không
là do nhận định đưa ra có tốt hay không. Khi quyết định xem liệu việc đầu tư có
tạo nên mâu thuẫn hay không, hãy tự hỏi bản thân các câu hỏi sau:
 Việc đầu tư có ảnh hưởng đến bất kỳ quyết định nào mà tôi sẽ đưa ra cho Công
ty không? 

 Những người bên trong Công ty, như đồng nghiệp của tôi chẳng hạn, sẽ nhìn

nhận việc đầu tư như thế nào — họ có nghĩ là nó có thể ảnh hưởng đến cách tôi
làm việc cho Công ty không?

 Những người bên ngoài Công ty như khách hàng, nhà cung cấp, cổ đông hay
thậm chí giới truyền thông sẽ nhìn nhận việc này như thế nào?


Quy tắc Ứng xử của PMI

12


Mâu thuẫn quyền lợi
(tiếp)

Những lưu ý khác về mâu thuẫn quyền lợi
Người thân. Như các phần trước đã nêu, các hoạt động của người thân có thể
tạo nên mâu thuẫn quyền lợi rõ ràng hoặc thực tế. Điều này xảy ra khi lòng trung
thành của một nhân viên bị chia đôi — hoặc có vẻ bị chia đôi — giữa lòng trung
thành đối với người thân (người có một nhóm các quyền lợi) và lòng trung thành
đối với PMI (có thể có các quyền lợi khác). “Người thân” có thể là vợ hoặc chồng,
cha mẹ ruột và cha mẹ kế; con đẻ và con riêng; anh chị em ruột; anh chị em cùng
mẹ khác cha hoặc cùng cha khác mẹ; cháu gái và cháu trai; cô dì chú bác; ông bà;
cháu chắt; và dâu rể. Ngoài ra, các quy định về “người thân” cũng bao gồm các đối
tác trong nước (cho dù có được công nhận chính thức theo luật pháp địa phương
hay không), người mà bạn sống cùng, hoặc người mà bạn có một mối quan hệ
tình cảm hoặc quan hệ cá nhân gần gũi. Đối với vấn đề mâu thuẫn, bạn không
phải chịu trách nhiệm tìm hiểu hoạt động của các thành viên trong gia đình mà
không sống cùng bạn. Đối với các thành viên gia đình không sống cùng với bạn,
bạn chỉ cần đề cập đến những trường hợp mà bạn biết.
Nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh tiềm năng. Đối với các mâu
thuẫn quyền lợi, một “nhà cung cấp”, “khách hàng” hoặc “đối thủ cạnh tranh” bao
gồm cả nhà cung cấp, khách hàng hoặc đối thủ cạnh tranh tiềm năng và thực tế.
Nếu bạn nghĩ bạn có thể đang có mâu thuẫn quyền lợi, hoặc người khác có thể tin
rằng hoạt động hoặc quan hệ mà bạn tham gia có mâu thuẫn quyền lợi, bạn phải
thông báo ngay tình huống này bằng văn bản cho Phòng Tuân thủ.
i


Trên trang nội bộ về vấn đề Tuân thủ của PMI có cách thức báo cáo mâu

thuẫn quyền lợi bằng điện tử. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào về cách báo cáo,
hoặc những vấn đề nào khác liên quan đến mâu thuẫn quyền lợi, hãy liên hệ với
Phòng Tuân thủ.

Nhận quà tặng và tiếp đãi

PMI có rất nhiều nhà cung cấp, và nhà cung cấp là yếu tố quan trọng đối với
thành công của Công ty chúng tôi. Đó là lý do tại sao các mối quan hệ với nhà
cung cấp và các bên thứ ba khác mà chúng tôi làm việc cùng đều phải dựa
hoàn toàn trên các quyết định kinh doanh hợp lý và quan hệ công bằng. Quà
tặng và tiếp đãi liên quan đến công việc có thể tạo nên thiện chí, nhưng chúng
cũng có thể làm cho việc nhận định khách quan về người tặng trở nên khó
khăn hơn. Nói tóm lại, quà tặng và tiếp đãi có thể tạo nên mâu thuẫn quyền
lợi riêng.
“Quà tặng và Tiếp đãi” bao gồm bất cứ thứ gì có giá trị, như tiền khấu trừ, tiền
cho vay, tiền mặt, các điều khoản có lợi đối với bất kỳ sản phẩm hoặc dịch vụ nào,
các dịch vụ, giá cả, vận chuyển, việc sử dụng xe cộ hoặc các tiện nghi dành cho
kỳ nghỉ, cổ phần hoặc các cổ phiếu khác, việc tham gia vào các lần biếu tặng cổ
phần, sửa sang nhà cửa, vé, và phiếu quà tặng. Danh sách này là vô tận — trên đây
chỉ là một vài ví dụ.
CHÚ Ý: Một số chi nhánh có thể áp dụng thêm một số tiêu chuẩn giới hạn đối với
quà tặng và tiếp đãi. Nhân viên của các chi nhánh này không được phép nhận bất
kỳ quà tặng và tiếp đãi nào vi phạm các tiêu chuẩn đó.

Quy tắc Ứng xử của PMI

13



Nhận quà tặng và tiếp đãi
(tiếp)

Quà tặng và tiếp đãi tặng cho nhân viên của PMI và người thân của họ thuộc
ba loại sau:
THƯỜNG LÀ CHẤP NHẬN ĐƯỢC
Một số quà tặng và tiếp đãi được coi là đủ nhỏ nên chúng không yêu cầu phải có
sự chấp thuận. Quà tặng hoặc tiếp đãi có giá thị trường kết hợp là 250 đô la hoặc
ít hơn từ bất kỳ nguồn nào trong một năm dương lịch đều thuộc loại này (miễn

?
Hỏi: Một đại diện bán hàng của
nhà cung cấp tặng bạn một cây
bút có thiết kế tinh xảo mà công
ty của anh ta dùng để ký hợp
đồng, nhưng có một điều kiện
cho món quà đó. Anh ta nói bạn
có thể nhận được cây bút chỉ khi
bạn giới thiệu anh ta với những
nhân viên còncòn lại của đội thu
mua. Vì chiếc bút này có thể có
giá dưới 250 đô la, như vậy liệu
bạn có nhận chiếc bút không?
Đáp: Không, bởi vì đây là một
“điều kiện trao đổi”, có nghĩa là
“đổi cái này để lấy một cái khác”.
Anh ta sẽ chỉ tặng bạn chiếc bút
nếu đổi lại anh ta có được một

điều gì đó. Mặc dù đây có thể coi
là một vấn đề nhỏ những những
kiểu “điều kiện trao đổi” như thế
này được xếp vào danh sách
các quà tặng và tiếp đãi “Luôn
không đúng”.

sao chúng không thuộc loại “Luôn Không đúng” dưới đây). Điều đó có nghĩa là nếu
những quà tặng hoặc tiếp đãi sau có tổng giá trị không vượt quá 250 đô la từ một
nguồn trong một năm dương lịch thì chúng không yêu cầu phải có sự chấp thuận.
N
 hững bữa ăn trong dịp đặc biệt với đối tác kinh doanh.
C
 ác sự kiện thể thao, nhạc kịch và văn hoá thông thường khác.
Q
 uà tặng hoặc tiếp đãi thông thường và hợp lý khác.
Tương tự, các mặt hàng khuyến mại có giá trị nhỏ, như bút, lịch, và tách cà phê
được tặng cho khách hàng nói chung, không yêu cầu phải có sự chấp thuận.
LUÔN KHÔNG ĐÚNG
Các loại quà tặng và tiếp đãi khác đều coi là không đúng, dù là trên thực tế hay
trên danh nghĩa, vì vậy chúng sẽ không bao giờ được phép, và không ai có thể
phê chuẩn những quà tặng và tiếp đãi đó. Nhân viên có thể không bao giờ được:
N
 hận bất kỳ quà tặng hoặc tiếp đãi nào bất hợp pháp hoặc có thể dẫn tới vi phạm
pháp luật.

N
 hận bất kỳ quà tặng nào về tiền mặt hoặc tương đương tiền mặt (như phiếu quà

tặng có thể chuyển thành tiền mặt), séc ngân hàng, ngân phiếu, chứng khoán đầu

tư, phiếu khoán có thể chuyển nhượng, các khoản vay, cổ phần hoặc quyền mua
cổ phần.

N
 hận hoặc yêu cầu bất kỳ thứ gì như một “điều kiện trao đổi”, hoặc như một phần
của một thoả thuận để làm bất cứ việc gì nhằm đổi lấy quà tặng hoặc tiếp đãi.

 Tham gia vào bất kỳ hoạt động giải trí nào gây khó chịu, có khuynh hướng tình
dục, hoặc vi phạm cam kết của chúng tôi về sự tôn trọng lẫn nhau.

 Tham gia vào bất kỳ hoạt động nào mà bạn biết sẽ làm cho người tặng quà hoặc
tiếp đãi vi phạm các tiêu chuẩn của người sử dụng lao động của họ.

Quy tắc Ứng xử của PMI

14


Nhận quà tặng và tiếp đãi
(tiếp)

LUÔN HỎI
Với bất kỳ thứ gì không thuộc vào các loại trên, bạn có thể hoặc không thể được
phép thực hiện; nhưng bạn cần phải có sự chấp thuận bằng văn bản theo PMI
14-C “Tương tác với Quan chức Chính phủ và Đối tác Kinh doanh. Hoạt động Chính
trị“. Các ví dụ thuộc loại này bao gồm, khi được nhà cung cấp hoặc khách hàng
hiện tại hoặc tiềm năng thanh toán:
 Quà tặng và tiếp đãi từ một nguồn với tổng giá thị trường trên 250 đô la trong
bất kỳ năm dương lịch nào.


 Các sự kiện đặc biệt — như trận đấu trong World Cup hay giải Super Bowl
(những sự kiện này thường có giá trị lớn hơn 250 đô la).

 Những chuyến du lịch hoặc tiếp đãi kéo dài hơn một ngày.
Để xác định xem có nên cho một điều gì đó vào loại “Luôn Hỏi” không, hãy đưa
ra những nhận định hợp lý và cần xem xét những vấn đề sau:
 Món quà hoặc tiếp đãi đó liệu có ảnh hưởng đến tính khách quan của bạn không.
 Liệu có mục đích công việc trong đó không (ví dụ, công việc sẽ được thảo luận
như một phần của sự kiện được nói đến).

 Nó sẽ tạo ra tiền lệ nào đối với các nhân viên khác. 
 Nhân viên khác và người ngoài Công ty sẽ nhìn nhận vấn đề này như thế nào.
Những lưu ý khác về quà tặng và tiếp đãi:
Thông báo cho nhà cung cấp và khách hàng. Bạn nên thông báo cho tất cả những
người mà bạn đang làm việc cùng hoặc tìm kiếm cơ hội làm việc về những yêu cầu
này của công ty.
Những việc cần làm khi bạn nhận được một món quà không được phép
nhận. Bạn phải trả lại ngay lập tức bất kỳ quà tặng nào về tiền mặt hoặc tương
đương tiền mặt như phiếu quà tặng có thể chuyển thành tiền mặt, séc ngân
hàng, ngân phiếu, chứng khoán đầu tư, phiếu khoán có thể chuyển nhượng,
các khoản vay, cổ phần, hoặc quyền mua cổ phần. Đối với các loại quà tặng
khác vượt quá khoản “Thường là Chấp nhận được”, nếu Giám đốc Tuân thủ xác
định rằng việc trả lại món quà là không thực tế hoặc có thể gây phiền phức thì
bạn cần đưa món quà cho Giám đốc Tuân thủ để Công ty có thể sử dụng, đem
bán hoặc làm từ thiện. Các món quà như tranh ảnh, bàn ghế hoặc tương tự có
thể được sử dụng trong văn Phòng của Công ty bạn nếu có sự đồng ý bằng
văn bản của Giám đốc Tuân thủ hoặc theo các thủ tục đã được thiết lập trong
công ty chi nhánh của bạn nhưng vẫn là tài sản của Công ty. Nếu thích hợp,
cần phải gửi thư cho người tặng giải thích các yêu cầu của công ty đối với việc
nhận quà.

i

Nếu bạn có câu hỏi hoặc mối lo ngại về quà tặng và chiêu đãi, hãy liên hệ

với người quản lý bạn hoặc Phòng Tuân thủ. Công ty chi nhánh của bạn có thể có
thêm các yêu cầu khác. Hãy đảm bảo rằng bạn biết các yêu cầu đó.

Quy tắc Ứng xử của PMI

15


Tặng quà và tiếp đãi

Quà tặng và tiếp đãi được tặng hoặc đề nghị cho đối tác kinh
doanh phi chính phủ
Vì chúng ta có những quy định nghiêm ngặt về việc nhận quà tặng và tiếp đãi
(xem phần Nhận quà tặng và tiếp đãi trong Quy tắc này) nên chúng ta cũng phải
hết sức lưu ý với việc tặng những món quà tặng và tiếp đãi đó. Việc tặng các tiện

?
Hỏi: Tôi muốn tặng một trong
những khách hàng tốt nhất của
tôi một món quà đặc biệt để
cảm ơn. Tôi đã mua một số vé
xem giải đấu tennis mà tôi biết
là cô ấy sẽ rất thích, nhưng tôi
nghĩ điều này sẽ vi phạm chính
sách của công ty cô ấy nếu cô ấy
nhận chúng. Nếu cô ấy không

quan tâm về chính sách của
công ty thì tôi có thể tặng vé cho
cô ấy được không?
Đáp: Không. Nếu bạn đã biết
rằng việc tặng một món quà là
vi phạm chính sách của Công ty
người nhận thì bạn không được
tặng món quà đó. Vì chúng ta
muốn người khác tôn trọng các
tiêu chuẩn của chúng ta nên
chúng ta cũng phải tôn trọng
các tiêu chuẩn của họ.

nghi xã hội hoặc ưu đãi trong công việc có giá trị nhỏ như các món quà, bữa ăn
hoặc tiếp đãi thông thường được coi là bình thường trong thế giới thương mại và
có ý nghĩa tạo dựng thiện chí và tăng cường các mối quan hệ công việc.
Cần phải có quyết định đúng và phù hợp, vì đôi khi việc trao đổi quà tặng hoặc
tiếp đãi hợp lý với một đối tác kinh doanh phi Chính phủ trong những dịp đặc
biệt lại được coi là thích hợp nếu như người sử dụng lao động của người nhận
không ngăn cấm. Không bao giờ đề nghị hoặc cung cấp Quà tặng hoặc Chiêu
đãi mà bạn nghĩ là người nhận không thể chấp nhận theo luật hoặc theo chính
sách có ở tổ chức của người nhận.
Tặng quà
Để tặng một món quà trị giá trên 250 đô la cho một đối tác kinh doanh phi Chính
phủ, bạn phải có được giấy phép cụ thể bằng văn bản từ trước theo các thủ tục
được nêu trong PMI 14-C.
Một số hành vi luôn bị cấm — không có ngoại lệ. Không bao giờ tặng hoặc đề
nghị một món quà, tiếp đãi hoặc bất kỳ thứ gì có giá trị nếu nó:
P
 hi pháp.

Đ
 ược biết là sẽ vi phạm các quy định tại tổ chức của người nhận.
 Là tiền mặt hoặc các phiếu khoán tài chính khác (như séc ngân hàng, ngân

phiếu du lịch, ngân phiếu, chứng khoán đầu tư hoặc các phiếu khoán có thể
chuyển nhượng).

 Gây khó chịu, có khuynh hướng tình dục, hoặc vi phạm cam kết của chúng tôi về
sự tôn trọng lẫn nhau.

M
 ột “điều kiện trao đổi” (tặng để đổi lại thứ gì đó).
M
 ột món quà trị giá trên 1.000 đô la — trừ khi được trìnhcông bố trước nhiều người
để làm rõ rằng người nhận được tặng món quà đó là do, ví dụ như, có tham gia vào
một chương trình khuyến mại bán hàng mà người sử dụng lao động của người
nhận đó có biết và chấp nhận.
K
 hông được ghi chép hợp lý trong sổ sách của Công ty.

Quy tắc Ứng xử của PMI

16


Tặng quà và tiếp đãi
(tiếp)

Quà tặng cho quan chức hoặc nhân viên chính phủ
Quà tặng và tiếp đãi tặng hoặc đề nghị cho quan chức hoặc nhân viên Chính

phủ sẽ gây ra những rủi ro đặc biệt. Không bao giờ tặng hoặc đề nghị bất kỳ món
quà, tiếp đãi hoặc bất kỳ thứ gì có giá trị cho quan chức hoặc nhân viên Chính phủ
nếu chúng phạm pháp hoặc khiến bạn tin rằng làm cho viên chức hoặc nhân viên
đó vi phạm quy định đạo đức hoặc các quy định khác chi phối hành vi của anh ta.
Trước khi tặng quà hoặc chiêu đãi cho một quan chức hoặc nhân viên Chính phủ,
cần đảm bảo rằng bạn biết và tuân thủ nghiêm ngặt PMI 14-C “Tương tác với Quan
chức Chính phủ và Đối tác Kinh doanh. Hoạt động Chính trị”.

Quy tắc Ứng xử của PMI

17


Tiến hành kinh doanh
Mục tiêu của chúng ta

Trong mọi giao dịch kinh doanh của mình, PMI đều cố gắng thực hiện trung thực
và công bằng. Chúng tôi sẽ cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng công bằng, tuân thủ mọi
luật bảo vệ tính cạnh tranh và sự toàn vẹn của thị trường.

Luật cạnh tranh

Chúng tôi tuân thủ nghiêm ngặt các luật bảo vệ thị trường trên toàn thế giới
chống lại hành vi chống cạnh tranh. Luật cạnh tranh nghiêm cấm các thoả thuận
chống cạnh tranh, như cố định giá và các nỗ lực nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh
một cách không công bằng.

Thông tin về luật cạnh tranh:
L
 uật cạnh tranh là khác nhau trên toàn thế giới. Nhiều nước, như Liên minh


Châu Âu và trong một số trường hợp là các bang hoặc tỉnh riêng lẻ, có các luật
nghiêm cấm hành vi chống cạnh tranh. Các luật áp dụng cho bạn có thể thay
đổi phụ thuộc vào nơi bạn ở hoặc nơi bạn làm việc.

C
 ác luật đó có thể bao gồm cả các hành vi diễn ra bên ngoài đất nước. Nhiều
nước có luật cạnh tranh áp dụng ngay cả với các hành vi diễn ra bên ngoài biên

H
 ình phạt nghiêm khắc. Các hình phạt cho những trường hợp vi phạm có thể

sẽ rất nghiêm khắc. Ở một số nước, các cá nhân bị buộc tội vi phạm, như cố định
giá, có thể sẽ bị nhận án phạt tù. Mức phạt hành chính cũng có thể rất đáng kể.
Ví dụ, tại EU, mức phạt hành chính cho hành vi chống cạnh tranh có thể là 10%
doanh thu (tức là doanh số bán hàng) trên toàn thế giới. Nhiều nước có hoặc
đang chọn những hình phạt nghiêm khắc tương tự đối với việc vi phạm luật
cạnh tranh, và ở một số nước, khách hàng và đối thủ cạnh tranh có thể khởi kiện
cho những thiệt hại và các vấn đề khác.

H
 ành vi bất cẩn có thể vi phạm luật. Những giao tiếp công việc bình thường,

như một bữa ăn trưa để thảo luận với đại diện bạn hàng của đối thủ cạnh tranh
hoặc một phiên họp nêu phàn nàn tại hiệp hội thương mại công nghiệp, có thể
dẫn tới các tuyên bố về việc vi phạm luật cạnh tranh.

Luật cạnh tranh nghiêm cấm các thoả thuận làm giới hạn hoặc cản trở hoạt
động thương mại. Ví dụ về các thoả thuận phi pháp giữa các đối thủ cạnh
tranh là cố định giá hoặc thao túng giá cả. Các thoả thuận nhất định với nhà

cung cấp hoặc khách hàng cũng có thể làm nảy sinh các vấn đề theo luật cạnh
tranh liên quan đến việc liệu thoả thuận đó có gây cản trở cho cạnh tranh
hay không. Chúng bao gồm mọi thoả thuận liên quan đến việc không hợp
tác với một khách hàng hoặc nhà cung cấp nào đó (“tẩy chay tập thể”) hoặc
một thoả thuận giữa nhà cung cấp và khách hàng về mức giá bán lẻ thấp nhất
hoặc thực tế.

Quy tắc Ứng xử của PMI

18

Conducting Business

giới của nước đó.


Luật cạnh tranh
(tiếp)

i

PMI 05-C “Cạnh tranh và Thương mại Công bằng” đã đặt ra một tiêu chuẩn duy

nhất trên toàn thế giới về việc tuân thủ luật cạnh tranh. Trong một số trường hợp, các

Tiến hành kinh doanh

quy định này có thể còn nghiêm ngặt hơn cả luật địa phương. Bạn cần phải hiểu biết
đầy đủ PMI 05-C, và tác động của nó đối với công việc của bạn.
Độc quyền, cố gắng để độc quyền thị trường và lạm dụng vị thế chi phối

là phi pháp.

?
Hỏi: Trong một cuộc họp về
hợp tác thương mại, tôi đã nói
chuyện với đại diện của các
nhà sản xuất cạnh tranh. Một
đại diện đã nói: “Tôi không biết
các bạn như thế nào, nhưng lợi
nhuận của chúng tôi đã không
còn được tốt như trước kia”. Một
người khác lại nói: “Tôi hy vọng
chúng ta có thể làm một điều
gì đó để có thể thực hiện giảm
giá sâu”. Tôi đã gật đầu nhưng
không nói gì cả. Vài tuần sau đó,
các công ty có đại diện tham dự
cuộc hội đàm trên bắt đầu nâng
mức giá của họ. Cuộc thảo luận
đó có phải là vấn đề không? Tôi
nên làm gì?

Một số luật cạnh tranh cho việc độc quyền hoặc nỗ lực chiếm độc quyền thị
trường là phi pháp, trong khi các luật khác điều tiết hành vi của các công ty giữ
“vị thế chi phối”. Ví dụ, một công ty có vị thế chi phối không được cố ngăn cản các
công ty khác gia nhập thị trường, hoặc xoá bỏ cạnh tranh. Thông thường, các đối
thủ cạnh tranh đặt ra mức giá để bù đắp cho chi phí của họ — việc định giá thấp
hơn chi phí có thể coi là hành vi “cướp đoạt”. Nếu có lý do nào đó để định giá dưới
mức chi phí thì điều đó sẽ được xem xét cùng với Phòng Pháp chế để đảm bảo
rằng việc đó sẽ không bị coi là cướp đoạt hoặc vi phạm bất kỳ luật nào.

Tính các mức giá khác nhau cho khách hàng là đối thủ cạnh tranh có thể là
phi pháp.
Tại EU và các hệ thống tư pháp khác, việc định giá khác nhau có thể làm nảy sinh các
vấn đề ở nơi công ty có vị thế chi phối hoặc ở nơi việc định giá như vậy được thực hiện
theo thoả thuận với một bên thứ ba. Nhân viên có quyền định giá hoặc giảm giá hoặc
có quyền xây dựng chương trình thương mại cần phải biết các yêu cầu của những luật
này và cần hỏi ý kiến Phòng Pháp chế để có hướng dẫn.
i

Nếu bạn có câu hỏi hoặc mối lo ngại về trách nhiệm của bạn theo luật cạnh

tranh và PMI 05-C, hãy liên hệ với người quản lý của bạn hoặc Phòng Pháp chế.

Đáp: Có, cuộc thảo luận đó rõ
ràng là có vấn đề. Toà án có thể
kết luận rằng mọi người tham
dự cuộc hội đàm đó, cho dù có
nói gì hay không, đã tham dự
vào việc cố định giá mặc dù
chưa hề có một thoả thuận rõ
ràng nào. Để tránh rủi ro, nếu
bạn thấy bản thân mình đang
tham gia vào một cuộc thảo
luận về giá cả với đối thủ cạnh
tranh, hãy ngay lập tức rời khỏi
buổi thảo luận theo cách thể
hiện rõ rằng bạn coi việc đó là
không đúng, và gọi ngay cho
Phòng Pháp chế.


Quy tắc Ứng xử của PMI

19


Luật cạnh tranh
(tiếp)

Các quy định cơ bản cần biết:
Một số thoả thuận nhất định hầu như luôn vi phạm luật cạnh tranh. Không
bao giờ nói chuyện hay trao đổi thông tin với đối thủ cạnh tranh để:
C
 ố định giá — điều này có thể bao gồm đặt ra mức giá thấp nhất hoặc cao nhất,
hoặc “bình ổn” giá.

C
 ố định các khoản liên quan đến giá bán buôn hoặc giá bản lẻ, các công thức
định giá, lợi nhuận, khuyến mại, các khoản tín dụng, v.v.

P
 hân chia thị thường, khách hàng hoặc vùng lãnh thổ.
H
 ạn chế sản xuất.
 Tạo lên một quy trình đấu thầu cạnh tranh, bao gồm các sắp đặt để gửi
bản đầu thầu giả.

 Tẩy chay một đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, khách hàng hoặc nhà phân phối.
Để tránh rủi ro, không được thảo luận các vấn đề cạnh tranh với đối thủ
cạnh tranh — vào mọi lúc hoặc ở mọi nơi — nếu không có sự cho phép của
Phòng Pháp chế.

Các hoạt động khác có thể làm nảy sinh các vấn đề về luật cạnh tranh. Luôn
hỏi ý kiến Phòng Pháp chế trước khi:
 Thảo luận về việc liên doanh, sáp nhập, mua lại, tiếp thị, mua bán hoặc các thu xếp
hợp tác tương tự với đối thủ cạnh tranh.

 Tạo dựng các thoả ước phân phối độc quyền (ví dụ: các hợp đồng yêu cầu một
công ty chỉ mua hoặc bán với PMI).

B
 uộc hoặc gộp nhiều sản phẩm hoặc dịch vụ lại với nhau (ví dụ: các hợp đồng

yêu cầu hoặc khuyến khích người mua muốn mua một sản phẩm này cũng phải
mua một sản phẩm “buộc cùng” thứ hai, hoặc các chương trình thực hiện giảm
giá với điều kiện mua một gói sản phẩm).

 Tham gia vào các hoạt động liên quan đến hợp tác thương mại hoặc thiết lập
các tiêu chuẩn công nghiệp.

 L àm việc với vai trò là giám đốc hoặc viên chức trong một công ty cạnh tranh với
chúng tôi.

 Tạo lập giá bán lẻ với người bán lẻ.
 Thực hiện giảm giá, chiết khấu hoặc các hình thức khuyến khích khác đối với

khách hàng tuỳ thuộc vào việc đạt được mục tiêu tăng trưởng hoặc chỉ tiêu về
số lượng hay thị phần đề ra đối với doanh số bán lẻ, hoặc sự chia sẻ các yêu cầu
về tầm nhìn lâu dài.

 Thực hiện giảm giá hoặc tặng hàng cho người mua không phải là người mua
cạnh tranh.


 Tham gia vào các hoạt động có thể gây khó khăn cho đối thủ cạnh tranh trong
việc có được đầu vào cần thiết hoặc bán sản phẩm của họ.

Quy tắc Ứng xử của PMI

20


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×