Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

quy tac ung xu cua trường thcs động quan- lục yên- yên ấi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.04 KB, 8 trang )

QUY TẮC ỨNG XỬ TRONG TRƯỜNG HỌC
TỪ NĂM HỌC 2010-2011
Kính gửi: Phòng GD&ĐT Lục Yên.
Căn cứ công văn số 436/PGD&ĐT- CM ngày 11/10/2010 của Phòng GD&ĐT
thực hiện hướng dẫn về việc thực hiện phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện-
Học sinh tích cực” năm học 2010-2011
Căn cứ kế hoạch “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” giai
đoạn 2009-2013 của nhà trường.
Căn cứ vào tình hình thực tế của trường THCS Động Quan và đặc điểm tình
hình địa phương.
Trường THCS Động Quan xây dựng Quy tắc ứng xử trong trường học và thực
hiện từ năm học 2010-2011 như sau:
A- QUY TẮC
ỨNG XỬ CỦA CÁN BỘ GIÁO VIÊN
I. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ được giao
1. Phải tuân thủ và gương mẫu thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, không ngừng học tập, tu dưỡng và rèn luyện để
nâng cao năng lực, phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, ứng xử có văn hóa để
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
2. Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của cán bộ, giáo viên bao gồm những việc
phải làm và không được làm theo quy định của Bộ Luật lao động, Pháp lệnh cán bộ
công chức, Luật giáo dục, Luật phòng, chống tham nhũng, Điều lệ trưởng tiểu học và
các văn bản pháp luật khác có liên quan.
II. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ giáo dục
PHÒNG GD&ĐT LỤC YÊN
TRƯỜNG THCS ĐỘNG QUAN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Động Quan, ngày 20 tháng 10 năm 2010
1 Những điều giáo viên nên làm:
a) Thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của giáo viên được quy


định trong Điều lệ trường tiểu học, Quy chế hoạt động của nhà trường và các văn bản
pháp luật khác có liên quan;
b) Có thái độ giảng dạy nhiệt tình, nhẹ nhàng, thái ái với học sinh; thận trọng,
khách quan, công bằng khi đánh giá nhận xét và cho điểm học sinh; lắng nghe, tôn
trọng các ý kiến và hướng dẫn cho học sinh hiểu và thực hiện đúng nội quy quy định
của nhà trường;
c) Tận tụy với công việc được giao, có ý thức tổ chức kỷ luật; thực hiện chức
trách, nhiệm vụ theo đúng quy định. Làm hồ sơ, chấm chữa bài, cho điểm chính xác
cho học sinh.
2. Những việc cán bộ giáo viên không nên làm:
a) Lợi dụng danh nghĩa nhà giáo để thực hiện hành vi trái qui định, sách nhiễu,
gây khó khăn, phiền hà cho học sinh và phụ huynh; dùng tổ chức dạy thêm trái qui
định;
b) Không dùng các lời nói, hành động vi phạm nhân phẩm học sinh, không
dùng điểm số để trách phạt học sinh khi vi phạm kỷ luật;
III. Ứng xử trong tiếp phụ huynh học sinh và nhân dân
1. Những việc cán bộ giáo viên nên làm:
a) Quán triệt quan điểm, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước, thực
hiện việc trao đổi thông tin thường xuyên với gia đình học sinh bằng các hình thức
như trao đổi trực tiếp, bằng điện thoại hoặc qua sổ liên lạc.
b) Tiếp xúc với phụ huynh học sinh tại nhà trường đúng giờ quy định. Khi giao
tiếp qua điện thoại phải xưng tên, đơn vị nơi công tác; trao đổi thông tin ngắn gọn,
phải bảo đảm thông tin trao đổi chính xác.
c) Ứng xử có văn hóa, lắng nghe, tôn trọng khi tiếp phụ huynh, quần chúng
nhân dân; hướng dẫn, giải thích cặn kẽ những vấn đề vướng mắc trong quyền hạn
của mình; Kịp thời báo cáo Ban Giám hiệu những vướng mắc của phụ huynh, quần
chúng nhân dân không thuộc quyền hạn của mình để giải quyết.
2. Những việc cán bộ giáo viên không nên làm:
a) Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho học sinh, phụ huynh và quần chúng
nhân dân.

b) Thông báo sai kết quả học tập của học sinh. Làm sai lệch hồ sơ, thông báo
không chính xác kết quả học tập, kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh với phụ
huynh.
IV. Ứng xử trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tiêu cực trong gd.
1. Những việc cán bộ giáo viên nên làm:
a) Tuân thủ các nguyên tắc, qui định của nhà trường, các qui định trong việc ra
đề, chấm chữa bài và cho điểm học sinh.
b) Cung cấp thông tin, báo cáo trung thực về công tác tiêu cực trong giáo dục
nếu phát hiện có các hành vi vi phạm;
d) Tạo điều kiện để học sinh, phụ huynh, Ban thanh tra nhân dân, công dân
tham gia phòng, chống tiêu cực trong giao dục theo quy định của pháp luật;
2. Những việc cán bộ giáo viên không nên làm:
b) Có hành vi làm sai lệch hồ sơ học sinh, thông tin kết quả học tập và rèn luyện
của học sinh sai sự thật ;
c) Lợi dụng chức trách, quyền hạn của mình làm mất đoàn kết nội bộ, xúc phạm
nhân phẩm, danh dự của học sinh, uy tín của nhà trường;
d) Cản trở, can thiệp trái quy định vào quá trình thanh tra, kiểm tra của các cấp
có thẩm quyền.
V. Ứng xử với cán bộ lãnh đạo, với đồng nghiệp
1. Đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý:
Cán bộ lãnh đạo, quản lý phải xây dựng, giữ gìn sự đoàn kết, đạo đức và văn
hóa công vụ trong nhà trường; nắm bắt kịp thời tâm lý, tôn trọng và phát huy dân chủ,
kinh nghiệm, sáng tạo của cán bộ giáo viên khi thực hiện nhiệm vụ; bảo vệ danh dự
chính đáng của cán bộ giáo viên khi có phản ánh, tố cáo không đúng sự thật;
2. Đối với cán bộ giáo viên:
a) Chấp hành quyết định của người lãnh đạo, quản lý; thường xuyên chủ động
sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật khi thực hiện nhiệm vụ được giao; khi
thực hiện nhiệm vụ cấp trên giao, nếu có vướng mắc thì báo cáo ngay với Ban Giám
hiệu để kịp thời giải quyết;
b) Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại uy tín của cán bộ giáo

viên, quản lý và đồng nghiệp;
3. Đối với đồng nghiệp:
Ứng xử có văn hóa, tôn trọng, bảo vệ danh dự, uy tín chính đáng của đồng
nghiệp; hợp tác, phối hợp với đồng nghiệp phải thực sự chân thành, tôn trọng giúp đỡ
nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
VI. Ứng xử với nhân dân nơi cư trú
1. Tích cực tham gia tuyền truyền, phổ biến các mục đích của các cuộc vận
động và phong trào thi đua được phát động trong nhà trường.
2. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, tham gia sinh hoạt nơi cư trú, chịu sự giám
sát của tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân nơi cư trú.
3. Không can thiệp trái pháp luật vào hoạt động của các cơ quan, tổ chức, cá
nhân nơi cư trú; không tham gia, xúi giục, kích động, bao che các hành vi trái pháp
luật.
VII. Ứng xử trong gia đình
1. Tích cực tuyên truyền, giáo dục, vận động người thân trong gia đình chấp
hành nghiêm chỉnh chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
2. Không để bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con, anh, chị, em ruột lợi dụng danh nghĩa
của bản thân để vu lợi cho gia đình và bản thân.
VIII. Ứng xử nơi công cộng
1. Chấp hành các quy định của pháp luật và quy tắc sinh hoạt nơi công cộng.
2. Không được lợi dụng chức vụ quyền hạn để tạo thanh thế khi tham gia các
hoạt động xã hội; tham gia, tiếp tay hoặc bao che cho các hành vi vi phạm pháp luật.
3. Kịp thời thông báo ngay cho cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền biết các
thông tin về những hành vi vi phạm pháp luật.

B- HỌC SINH TRƯỜNG THCS ĐỘNG QUAN
PHẢI THỰC HIỆN NGHIÊM TÚC CÁC QUY TẮC ỨNG XỬ NHƯ SAU:
I. HỌC SINH PHẢI THỰC HIỆN NHỮNG YÊU CẦU SAU:
Kính trọng thầy cô giáo, nhân viên nhà trường, đoàn kết giúp đỡ bạn bè, phát
huy truyền thống tốt đẹp của nhà trường, thực hiện điều lệ, nội quy của nhà trường,

chấp hành các quy tắc trật tự an toàn xã hội, hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện
theo yêu cầu của thầy giáo, cô giáo, của nhà trường.
Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân, giữ gìn và bảo vệ môi trường.
Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, Đoàn Thanh niên Cộng
Sản Hồ Chí Minh, giữ gìn bảo vệ tài sản của nhà trường, giúp đỡ gia đình tham gia lao
động công ích và công tác xã hội.
Ngôn ngữ ứng xử, hành vi, trang phục của người học sinh phải có văn hoá, phù hợp
đạo đức và lối sống của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông.
1. Quy tắc ứng xử của học sinh:
- Giao tiếp giữa học sinh với cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường:
+Trong giao tiếp phải; lễ phép, kính trọng, xưng hô đảm bảo phép tắc, không
được vô lễ xúc phạm đến nhân phẩm, danh dự của cán bộ giáo viên nhân viên nhà
trường.
+Ngôn ngữ nói phải thể hiện đảm bảo tính chính xác, trung thực của người học
sinh, tuyệt đối không không nói dối, nói tục, chửi thề
- Giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh phải đảm bảo các quy tắc sau:
+Trong giao tiếp phải lịch sự, tao nhã, tuyệt đối không được sử dụng lời nói thô
tục, xúc phạm, danh dự, nhân phẩm, của bạn và người khác.
+ Ngôn ngữ ứng xử phải trong sáng, vui vẻ, hoà đồng, không được vượt quá
giới hạn cho phép của người học sinh mà xảy ra hiện tượng mất đoàn kết hiện tượng
đánh nhau.
+ Giao tiếp ứng xử phải thể hiện: khiêm tốn, tế nhị và phù hợp cho từng giới,
không hách dịch, mà ứng xử một cách có văn hoá, có đạo đức của người học sinh.
+ Trong giao tiếp thể hiện tính; trung thực, khoan dung, độ lượng nhằm tăng
tinh thần đoàn kết, nhân ái trong mỗi học sinh.
2. Hành vi đạo đức ứng xử của người học sinh:
+ Phải có ý thức phấn đấu vươn lên trong học tập, kỹ năng giao tiếp.
+ Tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, có lối sống lành mạnh, trung thực giản
dị, khiêm tốn.
+ Chấp hành tốt pháp luật, quy định về trật tự, an toàn xã hội, an toàn giao

thông, thích cực tham gia đấu tranh, phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và phòng
chống tiêu cực trong học tập, kiểm tra, thi cử.
+ Không được nói dối và bao che những khuyết điểm của ngưòi khác, tích cực,
bảo mật tố giác, ngăn chặn những hành vi sai trái.
+ Các hành vi học sinh không được làm
II. HỌC SINH KHÔNG ĐƯỢC LÀM CÁC HÀNH VI SAU:
+ Xúc phạm nhân phẩm danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân
viên của nhà trường, người khác và học sinh khác, gian lận trong học tập kiểm tra, thi
cử, đánh nhau gây rối trật tự an ninh trong nhà trường và nơi công cộng, làm việc
riêng và không sử dụng điện thoại di động trong giờ học, hút thuốc và uống rượu bia
trong giờ học, khi đang tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường, đánh bạc;
tàng trữ, sử dụng, vận chuyển , ma tuý, hung khí, chất nổ, chất độc, lưu hành, sử dụng

×