Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hướng dẫn thực hành Hoá Vô cơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (328.77 KB, 22 trang )

TUYỂN TẬP BÀI TẬP PHỔ THÔNG, ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC
LUẬN ÁN-ĐỒ ÁN-LUẬN VĂN-KHOÁ LUẬN-TIỂU LUẬN

HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH HOÁ VÔ CƠ

1


Công Tác Ở Phòng Thí Nghiệm Hóa Học
I. Cắt và uốn ống thủy tinh:
Chọn ống thủy tinh:
Ở PTN trường PT thường hay dùng loại ống thủy tinh có đường kính 4 - 6 mm và có bề dầy 1
- 2 mm. Các loại ống thủy tinh sản xuất trong nước có thể đảm bảo được yêu cầu này của
PTN.
1.

Cắt ống thủy tinh:
a. Loại ống thủy tinh có đường kính dưới 10 mm:
Dùng dũa sắt có cạnh, giũa ngang chỗ định cắt thành một vệt nông và bôi ngay nước lạnh vào
vết cắt. Dùng hai tay nắm chặt ống gần chỗ vết cắt, hai ngón tay cái đặt đối diện với nhau,
cách nhau 2 cm, dứt ngang về hai phía thì vệt cắt ở ống thủy tinh sẽ phẳng. Không nên bẻ gập
ống thủy tinh thì vệt cắt sẽ không thẳng. Sau khi cắt nên hơ nóng vệt cắt trên ngọn lửa đèn
cồn để không còn cạnh sắc.
2.

b. Loại ống thủy tinh có đường kính từ 10 - 30 mm:
Cũng dùng giũa có cạnh, giũa ngang chỗ định cắt thành một vệt dài 3 - 4 mm, lập tức bôi ít
nước lạnh vào vết giũa đó. Hơ nóng đỏ một đầu đũa thủy tinh đã vuốt nhọn và đặt đầu đũa
này vào gần vết cắt, ống sẽ đứt hẳn ra.
Uốn ống thuỷ tinh:
Ở đây trình bầy kỹ thuật uốn ống thuỷ tinh trên đèn cồn, vì công việc uốn ống thuỷ tinh ở các


trường PT là rất cần thiết và thường chỉ được tiến hành với đèn cồn.
1.

Ống thuỷ tinh cần được rửa sạch và để khô trước khi đem uốn. Khi uốn ống thuỷ tinh, tay trái
đỡ ống, tay phải cầm ống và dung ngón tay cái cùng với ngón tay trỏ xoay đều ống trên chỗ
nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn. Cần hơ nóng đều một đoạn ống dài bằng chiều dài của cung
uốn, sau đó mới hơ nóng tập trung vào một chỗ. Khi uốn ống thuỷ tinh nóng đỏ và mềm ra thì
dung hai tay uốn nhẹ từ từ. Sau đó di chuyển ống thuỷ tinh đi một chút và tập chung hơ nóng
vào chỗ bên cạnh và tiếp tục uốn nhẹ. Từ lúc ống đã bắt đầu bị uốn cong thì chỉ hơ nóng và
xoay phía cong bên trong để ống khỏi có nếp gấp. Không nên chỉ hơ nóng và uốn cong tại
một điểm, làm như thế ống sẽ bị bẹp ở chỗ uốn.
II. Chọn nút và khoan nút:
Chọn nút:
Thường dung các loại nút sau đây: nút cao su, nút bấc, nút thuỷ tinh. Tuỳ theo hoá chất trong
bình mà tìm nút cho thích hợp. Nút cao su không dung để đậy những lọ đựng dung môi hữu
cơ như benzene, hay Cl2 hoặc chất làm hỏng cao su như H2SO4 đặc, HNO3. Không nên
dung nút bấc, lie đậy các axit mà nên dung nút thuỷ tinh.
1.

Ba cỡ nút cao su hay dung ở PTN có đường kính ở đầu nhỏ là 1,5 – 2 – 2,5 cm. Nút bấc
thường có nhiều lỗ nhỏ nên nút không được kín, vì vậy sau khi đậy nên dung paraffin tráng
lên mặt và xung quanh cho kín.
Việc chọn nút cho thích hợp với miệng bình, miệng ống cũng rất quan trọng, nhất là khi làm
TN có các chất khí. Nếu dung nút bấc thì chọn nút lớn hơn miệng lọ một chút , sau đó dung
1


dụng cụ ép cho nút nhỏ hơn. Nếu dung nút cau su hay lie thì phải chọn vừa miệng bình.
Khoan nút:
Khi cần cắm ống dẫn khí, nhiệt kế… xuyên qua nút thì phải dung khoan để khoan nút. Bộ

khoan nút thường có từ 10 – 12 chiếc và một que thong. Phải chý ý giữ cho khoan nút được
tròn, không méo, sứt.
1.

Khi khoan nút, bao giờ cùng dung khoan nhỏ hơn ống thuỷ tinh định lắp một ít, có như vậy
mới kín. Khi bắt đầu khoan, nhúng khoan vào nước hay xà phòng, tay phải cầm khoan và
cầm sát vào nút , tay trái giữ chặt nút. Đặt lưỡi khoan vào đầu to của nút ở đúng chỗ muốn
khoan, giữ cho trục khoan song song với trục nút. Xoay nhẹ khoan theo một chiều nhất định.
Khi lưỡi khoan bắt đầu in vào nút thì chuyển tay phải ra giữ đầu khoan và khoan mạnh. Khi
khoan gần xuyên qua nút thì kê nút lên mọt nút cũ đã hỏng hoặc một tấm gỗ mềm rồi tiếp túc
tục khoan, tuyệt đối không nên kê lên kim loại hay đá.
Lắp ống và đậy nút:
Ống thuỷ tinh lắp vào nút cần phải hơi lớn hơn lỗ khoan một ít. Nếu lỗ khoan nhỏ quá thì
dung giũa tròn hay dùi đã được đốt nóng dùi ra. Trước khi lắp ống vào nút nên nhúng ống
vào nước cho dễ lắp. Để cho ống thuỷ tinh không bị gẫy và làm đứt tay, tay phải cầm ống gần
sát phía đầu ống lắp và nút và xoay ống cho vào nút dần dần. Tuyệt đối không cầm ở chỗ uốn
cong của ống.
1.

Khi đậy nút vào miệng lọ, ống nghiệm, tay trái cũng cầm hẳn vào cổ lọ hay ống nghiệm ở gần
phía nút, không được tỳ đáy bình cầu vào bàn hay vật khác, dung tay phải xoay nút vào dần
dần cho đến khi nút ngập sâu vào miệng bình khoảng 1/3.
Khi thiếu nút cao su có thể đem cắt những ống cao su (Loại thành dầy, lỗ nhỏ) ra và đem sửa
lại (Mài hoặc gọt) thành nút. Chọn những ống thuỷ tinh thích hợp lắp vào, ta sẽ được những
nút cao su có ống dẫn khí xuyên qua rất tốt.
III. Lắp dụng cụ thí nghiệm:
Trước khi lắp dụng cụ TN cần phải phác hoạ sơ đồ dụng cụ, thống kê các bộ phận cần thiết,
chọn đủ các dụng cụ ấy rồi mới lắp. Cần lắp các bộ phận đơn giản trước. Nếu có dung những
hoá chất có tác dụng với cao su thì nên dung ống thuỷ tinh làm ống dẫn, chỉ những chỗ nối
mới lắp ống cao su. Đường kính bên trong của ống cao su phải nhỏ hơn đường kính bên ngoài

của ống thuỷ tinh. Không nên để ống thuỷ tinh dài uốn cong nhiều khúc mà nên thay bằng
những đoạn nối bằng ống cao su để tránh bị gấy ống khi đang làm thí nghiệm. Đoạn ống cau
su để nối đó không nên làm quá dài, nhất là khi làm thí nghiệm với các chất ăn mòn ống cao
su.
Khi lắp dụng cụ cần chú ý hai yêu cầu sau:


Thuận tiện cho thí nghiệm.



Hình thức bên ngoài gọn, đẹp, kích thước các bộ phận tương xứng với nhau.
Sau khi lắp xong cần thử lại xem dụng cụ đã kín chưa, nhất là dụng cụ dung trong TN
có chất khí tham gia. Có hai cách thử:



Dùng miện thổi vào và nhỏ nước lên chỗ nút để kiểm tra.



Nhúng đầu ống dẫn vào nước, dùng tay nắm chặt ống nghiệm hay bình cầu. Nếu dụng
2


cụ được lắp kín, thì do than nhiệt của bàn tay, không khí trong ống nghiệm hoặc bình
cầu nở ra sẽ đẩy nước và thoát ra ngoài thành những bọt khí.
IV. Hoà tan, lọc, kết tinh lại:
Hoà tan:
Khi hoà tan hai chất lỏng vào nhau cần luôn luôn lắp bình đựng để hai dung dịch đồng nhất.

Khi hoà tan chất rắn vào chất lỏng, nếu chất rắn có tinh thể to, ta phải nghiền nhỏ thành bột
trước khi hoà tan. Dùng nước cất để hoà tan hoá chất chứ không dung nước máy, nước
giếng… Nếu không có nước cất thì bất đắc dĩ dung nước mưa hứng ở trên cao và ở chỗ sạch.
Nếu hoà tan trong cốc thuỷ tinh hay bình nón thì dung đũa thuỷ tinh để khuấy. Đầu các đùa
thuỷ tinh phải được bọc bằng nút cao su lồng vừa khít vào ống thuỷ tinh, đầu ống cao su dài
hơn đầu đũa khoảng 2 mm. Nếu hoà tan một lượng lớn chất tan trong bình cầu thì phải lắc
tròn, hoà tan trong ống nghiệm thì lắc ngang, không lắc dọc ống nghiệm. Đa số các chất rắn
khi đun nóng sẽ tan tốt hơn, vì vậy khi hoà tan có thể đun nóng.
1.

Lọc:
Lọc là phương pháp tách những chất rắn không tan ra khỏi chất lỏng. Trong PTN thường
dung giấy lọc để lọc. Cũng có thể dung giấy bản loại tốt, bong, bong thuỷ tinh để lọc.
a. Cách gấp giấy lọc:
Dưới đây là cách gấp giấy lọc đơn giản (không gấp thành nhiều nếp) dùng khi cần lấy kết tủa
ra và giữ kết tủa lâu. Lấy tờ giấy lọc hình vuông có cạnh bằng hai lần đường kình phễu lọc.
Gấp đôi rồi gấp tư tờ giấy, dung kéo cắt tờ giấy theo đường vòng cung thành hình quạt, tách
ba lớp giấy của hình quạt thành hình nón.
2.

b. Cách lọc:
Trước hết đặt giấy lọc khô vào phễu và điều chỉnh cách gấp sao cho góc của nón phễu giấy
vừa bằng với góc của nón phễu thuỷ tinh để giấy lọc sát khít với phễu. Cần cắt giấy lọc sao
cho mép giấy lọc cao hơn mép phễu 5 – 10 mm. Để một ít nước cất vào tẩm ướt giấy lọc rồi
dung ngón tay cái đã rửa sạch đẩy cho giấy lọc ép sát vào phễu để đẩy hết bong bong ra khỏi
cuống phễu.
Đặt phễu lọc lên giá sắt, dung cốc sạch hứng dưới phễu sao cho cuống phễu chạm thành cốc.
Khi rót chất lỏng vào phễu lọc nên rót xuống theo một đùa thuỷ tinh.
Không đổ đầy chất lỏng đến tận mép giấy lọc, muốn lọc được nhanh nên để lắng trước, không
làm vẩn kết tủa và lọc phần trong trước.

Kết tinh lại:
Kết tinh lại là quá trình một chất rắn kết tinh được chuyển vào dung dịch bằng cách dung một
dung môi nào đó và sau khi làm lạnh dung dịch nó lại xuất hiện ở trạng thái tinh thể nhưng
tinh khiết hơn.
1.

Trong PTN hoá học, người ta thường lời dụng quá trình kết tinh lại để tinh chế các chất, để
phân chia hỗn hợp các chất kết tinh lại để tinh chế.
Quá trình kết tinh laị dựa vào tính chất vật lý của chất kết tinh là thay đổi độ tan trong dung
môi theo nhiệt độ.
Cách tiến hành: Cho chất cần kết tinh vào bình hình nón, cho dần nước hay dung môi hữu cơ
vào để được dung dịch hơi quá bão hoà. Đun nóng dung dịch nhưng chỉ đun đến nhiệt độ sôi
3


của dung môi để được dung dịch bão hoà nóng. Lọc nhanh dung dịch bão hoà nóng, phải
dung phễu lọc nóng để lọc. Ở dưới phễu, để chậu kết tinh. Các tinh thể sẽ được tạo thành dần
dần, muốn có tinh thể nhỏ, ta làm lạnh nhanh bằng cách đặt chậu kết tinh vào chậu nước lạnh
hoặc nước đá, đồng thời lắc mạnh. Nếu muốn có tinh thể lớn thì để bình nguội từ từ và không
đụng chạm vào bình.
V. Pha chế dung dịch:
Pha chế dung dịch là một trong những nhiệm vụ quan trọng của PTN hóa học. Khi pha chế dd
cần tuân theo các nguyên tắc sau đây:


Bình, lọ để pha chế dd phải được rửa sạch và tráng nước cất trước khi pha.



Phải dùng nước cất để pha dd, nếu không có thể dùng nước mưa sạch, tuy nhiên vẫn

không tinh khiết.



Trước khi pha dd cần tính toán lượng chất tan và lượng dung môi.



Nên pha dd kiềm đặc vào bình sứ.



Nếu có thể nên kiểm tra lại nồng độ dd bằng tỷ khối kế.

Sau khi pha dd, cần cho vào lọ thích hợp, đậy kĩ, dán nhãn để bảo quản.
Khi pha dd người ta thường dùng các loại ống đo, bình định mức, pipet có chia độ. Bình định
mức dùng để pha dd có nồng độ mol/l và nồng độ đương lượng. Vạch ở trên cổ bình cầu hay
pipet là để chỉ mức chất lỏng lấy vào bình cầu hay pipet. Khi quấy dd cần dùng đũa thủy tinh
có bọc cao su ở đầu để tránh vỡ ống đo hay bình.
Các dd thường được pha theo các loại nồng độ:


Nồng độ phần trăm.



Nồng độ mol/l.




Nồng độ đương lượng.
Pha chế dung dịch của chất rắn trong nước theo nồng độ phần trăm:

1.


Pha dung dịch của chất rắn không ngậm nước: Trước khi pha phải tính lượng chất tan
và lượng nước cần dùng là bao nhiêu. Thí dụ pha chế 250 gam dung dịch 10% của một
chất đã cho (chẳng hạn NaCl, BaCl2, CuSO4…). Ta tính 10% của 250 gam, đó là 25
gam. Như thế phải lấy 25 gam chất tan và 225 gam H2O (225 gam H2O chiếm một thể
tích là 225 ml, ở đây bỏ qua sự thay đổi tỷ khối của H2O theo nhiệt độ). Dùng cân sẽ
lấy được chất tan còn dùng ống đong sẽ lấy được 225 ml H2O.



Pha dung dịch của chất rắn ngậm nước: Trước hết phải tính lượng muối ngậm nước rồi
suy ra lượng muối không ngậm H2O. Thí dụ pha 100 gam dung dịch CuSO4 10% từ
CuSO4.5H2O. Lượng CuSO4 trong 100 gam dung dịch đó là 10 gam, khối lượng mol
của CuSO4 là 160 gam, của CuSO4.5H2O là 250 gam. Lượng CuSO4.5H2O là x gam
được tính theo tỷ lệ 250/160 = x/10 → x = 250.10/160 = 15,6 gam
Như vậy phải cân lấy 15,6 gam CuSO4.5H2O và đong lấy 84,4 gam H2O đem hoà tan
vào nhau.
4


2. Pha dung dịch chất lỏng trong nước theo nồng độ phần trăm:


Phương pháp này thường dùng để pha dung dịch có nồng độ đã định từ một dung dịch
khác.

Thí dụ: Pha 250 gam dung dịch H2SO4 10% từ dung dịch H2SO4 đặc hơn.



Cần phải dùng tỷ khối kế để đo tỷ khối của dung dịch H2SO4 đặc hơn đem pha (rót axit
đặc vào ¾ ống đo rồi nhúng từ rừ tỉ khối kế vào). Giả sử đo được d = 1,8. Bảng tính
sẵn cho ta biết nồng độ của dung dịch axit đó là 92%. Nếu lọ axit đặc đã được giữ kín
cần thận và vì không có tỷ khối kế thì có thể sử dụng các con số về tỉ khối và nồng độ
trên các nhãn của lọ axit đó.



Muốn pha 250 gam dd H2SO4 10% thì phải lấy 25 gam axit nguyên chất 100%. Nhưng
ở đây chỉ có axit 92% nên phải lấy: 25.100/92 = 27,2 gam.
Lượng axit này bằng 27,2/1,824 = 14,9 ml. Dùng ống đo nhỏ lấy 14,9 ml H2SO4 92%
đã cho rót vào ống đo khác đã đong sãn 222,8 ml (250 – 27,2 = 222,8 g) H2O ta sẽ
được dung dịch cần dùng. Có thể kiểm tra lại bằng cách dùng tỉ khối kế đo khối lượng
riêng dung dịch 10% axit trên mới pha có tỉ khối gần 1,1

3. Pha dung dịch có nồng độ mol/l:
Thí dụ cần pha 250 ml dung dịch NaCl 0,1M. Khối lượng mol của NaCl là 58,5 gam. Trong 1
lít dung dịch 0,1 M có 0,1 mol (5,85 gam) NaCl. Vậy trong 250 kml dung dịch phải có 5,85/4
= 1,46 gam NaCl. Do đó cần lấy gần 1,5 gam NaCl vào ống đo sau đó them H2O vào cho đủ
250 ml. Như thế ta được dung dịch cần pha chế. Muốn được chính xác hơn thì pha chế vào
bình định mức.
4. Pha dung dịch có nồng độ đương lượng N:
Thí dụ pha 100 ml dung dịch 0,1N muối BaCl2.2H2O. Muối BaCl2.2H2O có khối lượng mol là
244 và đương lượng là 244/2 = 122. Dung dịch BaCl2 có nồng độ 0,1 N nghĩa là trong 1 lít
dung dịch có 12,2 gam BaCl2.2H2O. Vậy trong 100 ml dung dịch có 1,22 gam BaCl2.2H2O.
Quá trình pha dung dịch được tiến hành như trên

5. Pha dung dịch có nồng độ đã định trước theo khối lượng riêng:
Cách pha dung dịch đơn giản hơn cả là dùng tỷ khối kế, rồi đối chiếu với bảng nồng độ được
tính sãn.
Rót dung dịch vào ống đo, nhúng tỉ khối kế vào đó. Nếu muốn có dung dịch axit loãng hơn
thì rót thêm H2O từ từ vào (Nếu là H2SO4 thì phải rót axit vào H2O).
6. Pha loãng dung dịch:
Trong nhiều TN ở trường PT ta cần dung dịch có nồng độ loãng hơn dung dịch hiện có trong
PTN. Lúc đó ta phải pha loãng dung dịch. Sự pha loãng thường được biếu thị bằng tỷ số 1 : 1,
nghĩa là cứ 1 thể tích dung dịch ban đầu ta them vào 1 thể tích dung môi.
7. Pha chất chỉ thị và một số thuốc thử đặc biệt:
a. Dung dịch quỳ:
Quỳ tím là một chất hữu cơ có mầu được lấy từ một số loại rêu biển (địa y). Cũng giống như
5


một số chất mầu thực vật khác, mầu của nó biến đổi theo môi trường phản ứng. Khoảng
chuyển mầu là từ pH = 5 đến pH = 8, đỏ trong môi trường axit, xanh trong môi trường kiềm.
Cách pha dung dịch quỳ: Hoà tan 1 gam bột quỳ vào 1 lít dung dịch etylic loãng (1 phần rượu
+ 4 phần nước). Cũng có thể hoà tan bột quỳ vào ngay nước cất nhưng nó tan kém hơn và
phải lọc kĩ hơn cho khỏi bị cặn.
b. Cách làm giấy quỳ:
Trước hết biến đổi dung dịch đặc quỳ trung tính thành quỳ đỏ hay quỳ xanh bằng cách them
vào đó một lượng nhỏ axit (H2SO4 chẳng hạn) hay kiềm (NaOH). Đổ dung dịch đó ra chậu
thuỷ tinh có thành thấp. Nhúng các băng giấy lọc được cắt sẵn kéo lướt qua dung dịch. Dùng
cặp, kẹp các băng giấy đã nhuộm lên dây thép ở trong phòng sao cho các băng giấy không
chập vào nhau. Khi băng giấy khô, cắt thành từng đoạn dài 6 – 8 cm. Cần giữ dấy quỳ trong
bình thuỷ tinh có nút thật kín.





Van khóa nạp khí có vấn đề



Khi áp suất bình chỉ còn 1-1,5atm.

Tàng trữ:


Các van khóa phải có nắp thép bảo vệ,



Bình khí phải được cột, giữ vững chắc, tránh đổ, rơi, va chạm, tách các nguồn nhiệt,
nguồn điện, ánh sáng trực tiếp.



Để riêng các bình bị rõ rỉ vào các vị trí an toàn và áp dụng ngay các biện pháp khắc
phục.



Không để các bình khí oxy và các bình khí dễ cháy cùng một vị trí



Không để các bình khí độc hại, dễ cháy tại nơi làm việc nếu bình có thể tích > 12 lít


Vận chuyển:


Chỉ vận chuyển các bình khí trên xe đẩy chuyên dụng.Tránh va chạm mạnh, rơi, nóng.

Sử dụng:


Nghiêm cấm lấy khí trực tiếp từ bình mà không qua bộ phận giảm áp



Trước khi xả khí từ bình, phải kiểm tra kỹ van khóa, ren, lỗ thoát khí



Kiểm tra tình hình rò rỉ khí bằng bọt xà phòng. Khi có hở, xì khí thì cần khóa bình khí
hay ở bộ giảm áp phải do thợ chuyên môn thực hiện



Vặn van lấy khí, vít điều chỉnh giảm áp phải thật chậm



Nếu lấy khí vào bình thủy tinh, phải thông áp bình thủy tinh với khí trời để tránh nổ do
tăng áp.




Khi kết thúc công việc, phải đóng van chặn bình khí, sau đó tháo khí dư khỏi bộ giảm
6


áp (kiểm tra theo kim đồng hồ cao áp), nới lỏng vít điều chỉnh theo chiều ngược chiều
kim đồng hồ


Ngưng sử dụng khi áp suất trong bình chỉ còn 1-1,5atm



Giám định 1 năm 1 lần các chi tiết của bình khí và van, bộ giảm áp

Dập tắt đám cháy trong phòng thí nghiệm
1. Nước:


Nước có tác dụng thấm ướt, làm nguội, dập tắt lửa và đề phòng lửa lan rộng khi phun
lên các vật liệu chưa kịp di chuyển ở gần chỗ cháy. Tốt nhất là sử dụng nước phun tia
nhỏ với giọt nước có kích cỡ 0.3-0.8mm



Nước sử dụng có hiệu quả khi dập cháy các vật rắn thông thường: gỗ, giấy, than, cao
su, vải và một số chất lỏng hòa tan trong nước (axit hữu cơ, axeton, rượu bậc thấp)

Không được sử dụng nước khi:



Không được sử dụng nước dập đám cháy nơi có các thiết bị đang có điện.



Không được sử dụng nước trong khu vực cháy có các chất phản ứng mạnh với nước.



Không được sử dụng nước dập tắt đám cháy hydrocacbon và các chất lỏng không hòa
tan trong nước mà có tỷ trọng nhẹ hơn nước. Các chất này sẽ nổi lên trên mặt nước và
làm đám cháy lan rộng.



Không được sử dụng nước vì rất nguy hiểm khi cháy do dầu, các chất lỏng có nhiệt độ
cao hoặc các chất rắn nóng chảy → sôi, nổ, sỏi bọt…



Nước có thể làm hư hỏng nhiều loại máy móc thiết bị.

1. Bình CO2:


CO2 được nén áp suất cao (thường là 60atm). Khi CO2 lỏng bay hơi sẽ làm lạnh và
bao phủ vùng cháy bởi dạng tuyết khô.



Ưu điểm: dễ sử dụng, nhất là trong các đám cháy nhỏ, CO2 không làm hư hỏng máy

móc thiết bị, kể cả thiết bị đang có điện



Lượng CO2 trong bình được xác định bằng cách cân bình.

Không được sử dụng bình CO2 trong các trường hợp sau:


Cháy quần áo trên người (do tuyết CO2 lạnh sẽ làm hại phần da hở)



Cháy kim loại kiềm, magie, các chất cháy có khả năng tách oxy (peroxit, clorat, nitrat
kali, permanganat,…), các chất lỏng cơ kim như nhôm ankyl (tuy nhiên khi kim loại
kiềm và các chất cơ kim đang sử dụng trong dung môi hữu cơ cháy mà vẫn có thể sử
dụng CO2)



CO2 ít hiệu quả khi dập lửa do các vật liệu mục nát cháy.

1. Vải Amian:


Chỉ dùng dập cháy ở diện tích nhỏ (<1m2). Vải amian không cháy, ngăn cách oxy
không khí với vật cháy → dập lửa. Chỉ mở vải amian phủ lên đám cháy khi nhiệt độ
7



giảm thấp, tránh sự bùng cháy trở lại của vật liệu dễ cháy.


Đẻ làm nguội nhanh, có thể dụng bình bọt CO2 phun lên vải amian để dập lửa khi cháy
quần áo trên người.



Có thể dùng vải len dày hoặc chăn ướt thay vải amian để dập lửa khi cháy quần áo trên
người.

Tuy nhiên amian là vật liệu bị hạn chế sử dụng vì có thể gây độc hại cho con người.
1. Cát khô:


Cát khô có thể sử dụng để dập đám cháy chứa những lượng nhỏ chất lỏng, chất rắn khi
không được sử dụng nước để dập cháy.

1. Bình bọt hóa học cầm tay:


Bình chứa dung dịch Natri bicarbonat (NaHCO3) và chất hoạt động bề mặt, trong bình
còn có một cốc thủy tinh hoặc PE chứa axit sulfiric hoặc hỗn hợp axit sulfuric và sắt
sulfat.

Sử dụng:


Lật ngược bình, NaHCO3 phản ứng với axit sulfuric sinh ra CO2 tạo bọt, cách ly ngọn
lửa và không khí, làm nguội vật cháy.


Nhược điểm:


Bọt chứa axit và muối → dẫn điện tốt → chỉ sử dụng khi đã ngắt mọi nguồn điện



Không sử dụng được ở nơi có các chất có thể phản ứng với nước gây nổ, tách khí
cháy, khí ăn mòn, tỏa nhiệt…(VD: có hóa chất peroxit, hyrua, cacbua, anhdrit, cơ
kim…)



Không sử dụng được ở nơi có thiết bị, hóa chất có thể bị ăn mòn, hư hỏng vì bọt chữa
cháy.



Thường chỉ dùng để dập các đám cháy lớn khi các phương tiện khác ít hiệu quả.

1. Bình bọt khí cầm tay:


Chứa dung dịch chất tạo bọt nồng độ 6% + CO2 nén nạp riêng,

Sử dụng:


Khi bật khóa, CO2 tạp áp suất khoảng 10 Atm, phun ra kéo theo dung dịch tạo bọt


Nhược điểm:


Giống bình tạo bọt hóa học cầm tay

1. Bình bọt cầm tay:


Bình chứa bột dập cháy (VD: Natri cacbonat và phụ gia, amoni photphat và phụ gia,
hoặc một số chất khác) + khí trơ nén trong một bình nhỏ gắn với vỏ bình.

Sử dụng:


Dập cháy khi không có các phương tiện dập cháy khác, hoặc các phương tiện khác
8


kém hiệu quả.


Hiệu quả tốt khi dập các đám cháy kim loại kiềm, kiềm thổ, cơ kim, hyrua kim loại…



Ít độc hại, ít hoặc không làm hư hỏng thiết bị, không có nguy cơ bị điện giật.

Nhược điểm:



Lớp bột phủ phải đủ dày để không bị cháy bùng trở lại

Tùy bột nạp trong bình mà phạm vi sử dụng có khác nhau:


VD: Natri bicacbonat không sử dụng cho đám cháy kim loại kiềm vì khi nóng nó phân
hủy thành CO2 và H2O, các chất còn lại tương tác với kim loại kiềm nóng và làm
chúng cháy mạnh hơn.

LÀM VIỆC VỚI THIẾT BỊ ĐIỆN
Trong phòng thí nghiệm hóa học, mọi tác động của dòng điện đối với con người đều là nguy
hiểm. Vì ngoài việc bị điện giật còn có thể dẫn đến việc làm rôi, đổ, vỡ các dụng cụ, thiết bị,
hóa chất…
Ngưỡng nguy hiểm:


Dòng xoay chiều 50Hz là 0.5-1.5mA



Dòng xoay chiều 10kHz là 30mA



Dòng một chiều là 5-7mA

Tuy nhiên các giá trị này thay đổi tùy từng con người, điểm tiếp xúc trên cơ thể người và pha
nhịp tim.



Dòng 25-50mA truyền qua tay - chân làm nghẹt thở, ảnh hưởng đến hoạt động của
tim, làm chết người sau 3-4 phút.



Dòng 50-80mA truyền qua vùng tim; làm rối loại nhịp, giật cơ tim



Dòng 100-150mA: liệt cơ tim, liệt hô hấp.



Dòng 5A làm giật cơ tim, ngưng thở

Điện trở cơ thể người được tính là 1000Ω(Ohm), nhưng dòng điện khi “đóng mạch” qu cơ thể
có thể tăng cao tại điểm tiếp xúc với cơ thể khác nhau.
Phòng chống điện giật:


Nối đất các thiết bị điện



Cách nhiệt vỏ thiết bị



Cách ly với nền ướt




Không chạm vào các thiết bị mang điện có điện thế cao



Lắp đặt các bộ tự ngắt

THỦY NGÂN (Hg)


Thủy ngân nguyên tố là chất lỏng ít độc, nhưng hơi thủy ngân hay các hợp chất và
9


muối của nó là rất độc và là nguyên nhân gây ra các tổn thương não và gan khi con
người tiếp xúc, hít thở hay ăn phải. Nguy hiểm chính là thủy ngân có xu hướng bị oxy
hóa tạo ra oxit thủy ngân là các hạt rất nhỏ, làm tăng diện tích tiếp xúc bề mặt.


Thủy ngân là chất độc tích lũy sinh học, rất dễ dàng hấp thụ qua da, các cơ quan hô
hấp và tiêu hóa. Các hợp chất vô cơ ít độc hơn so với hợp chất hữu cơ của thủy ngân.
Cho dù là ít độc hơn so với các hợp chất kia nhưng thủy ngân vẫn gây ô nhiễm đáng
kể đối với môi trường vì nó tạo ra các hợp chất hữu cơ trong cơ thể sinh vật.



Một trong các hợp chất độc nhất của nó là đi methyl thủy ngân, độc đến mức chỉ vài
microlit rơi vào da có thể gây tử vong.




Thủy ngân tấn công hệ thần kinh và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng ,các cơ quai hàm
và răng. Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong. Nó có thể
gây ra các rủi ro hay khuyết tật đối với thai nhi. Không khí ở nhiệt độ phòng có thể
bão hòa hơi thủy ngân cao hơn nhiều lần so với mức cho phép, cho dù nhiệt độ sôi của
thủy ngân không quá thấp.



Thủy ngân cần được tiếp xúc một cách cực kỳ cẩn thận. Các đồ chứa thủy ngân phải
đậy nắp chặt chẽ để tránh rò rỉ và bay hơi. Việc đốt nóng thủy ngân hay các hợp chất
của nó phải tiến hành trong điều kiện thông gió tốt và người thực hiện phải đội mũ có
bộ lọc khí. Ngoài ra, một số oxit có thể bị phân tích thành thủy ngân, nó có thể bay hơi
ngay lập tức mà không để lại dấu vết.

Khử thủy ngân: 3 bước


Quét dọn sạch sẽ các hạt thủy ngân rơi vương vải bằng chổi đồng (để tạo hỗn hống),
bơm hút, ống hút có lắp quả lê cao su.



Xử lý các bề mặt nhiễm bẩn: lau bằng giấy ẩm, hoặc bột hỗn hợp MnO2 - ddHCl 5%
(1:2)

Xử lý ướt để loại triệt để các hợp chất của thủy ngân (xử lý hóa học):



Sử dụng dung dịch FeCl3 20% - 10l sử dụng cho 25 - 30 m2: tẩm dd lên bề mặt cần xử
lý. Cọ bằng bàn chải để tạo huyền phù, để yên cho khô qua 24 – 48h rửa lại bằng dung
dịch xà phòng, nước sạch. Tuy nhiên FeCl3 là chất ăn mòn mạnh các kim loại → cần
bôi vazolin bảo vệ các phần kim loại trước khi xử lý.



Sử dụng ddKMnO4: 1-2g KMnO4 + 5ml HCl đặc → 1lit dd. Phun xịt dung dịch lên bề
mặt cần xử lý → calomen Hg2Cl2. Sau 1-2 giờ thì thu dọn. Dung dịch này cũng ăn mòn
(không mạnh bằng FeCl3). Nếu bề mặt sau xử lý có vết nâu → lau bằng H2O2.



Sử dụng clorua vôi và Na polysulfua: huyền phù clorua vôi 2% trong nước + thủy
ngân → calomen Hg2Cl2. Sau 2-3 giờ rửa clorua vôi đi và sử dụng Na polysulfua phủ
kín bề mặt qua đêm. Cuối cùng rửa bằng nước và xà phòng.

Khử thủy ngân khỏi thiết bị và dụng cụ thủy tinh:


Sử dụng axit nitric loãng để hòa tan thủy ngân… Nếu dụng cụ có kích thước
lớn → tráng bằng axit nitric 50-60% nóng.
10


Khi có thủy ngân rơi vãi, cần:


Báo cáo cho cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm




Ngừng các hoạt động tại vị trí có thủy ngân rơi vãi



Sau khi thu dọn, làm sạch 5 ngày, đo kiểm tra nồng độ thủy ngân trong không khí

AN TOÀN HÓA CHẤT
ILO ( tổ chức lao động quốc tế) cho biết có khoảng 2000 hóa chất được sử dụng rộng rãi có
thể gây nhiễm độc thần kinh, gan, ung thư, dị ứng da và hô hấp. Có khoảng 300 hóa chất gây
biến đổi gen, ung thư, ảnh hưởng đến sinh sản và thai nhi. Có khoảng 3000 chất gây dị ứng.
Các cách phân loại hóa chất:


Độc tính đối với cơ thể



Các tính chất lý, hóa, tính cháy nổ, nguy hiểm, oxy hóa



Chất ăn mòn, chất gây kích thích



Gây mẫn cảm, dị ứng




Gây ung thư



Gây quái thai, biến đổi gen



Ảnh hưởng đến sự sinh sản

Đường xâm nhập:


Đường hô hấp



Hấp thụ qua da



Đường tiêu hóa

Hóa chất → máu → khắp cơ thể

Đường đào thải:



Đường tiết niệu



Da



Tiêu hóa



Sữa mẹ



Hô hấp…

Tác hại:
Chất độc có thể ảnh hưởng tới: Hệ thần kinh trung ương; Hệ hô hấp; Gan; Cơ quan tiết niệu;
Thai nhi; Gen; Da; Mắt; Ngạt; Kích thích; Suy thoai môi trường…


Tác hại cấp tính: nhiễm độc xảy ra sau một thời gian ngắn tiếp xúc với hóa chất;
dung môi hữu cơ, asen, chì, thủy ngân, cyanua… → có thể gây tử vong, có thể phục
hồi nhưng cũng có thể gây tổn thương vĩnh viễn.



Tác hại mãn tính: nhiễm độc xảy ra sau một thời gian dài tiếp xúc liên tục, lặp đi lặp

lại với hóa chất: dung môi hữu cơ, chì, đồng, silic, mangan…
11


Các dạng chất độc hại:


Bụi độc (bụi chì, amian, asen…)



Khí độc hại (CO, Cl2…)



Dung môi (chất lỏng dễ bay hơi: benzen, xăng…)



Các kim loại nặng (Chì, thủy ngân, asen, coban, đồng, kẽm…)



Các axit và bazo.

Biện pháp dự phòng:


Nguyên tắc cơ bản: thay thế, che chắn, cách ly, thông gió.




Biện pháp cá nhân: Mặt nạ phòng độc, kính bảo vệ mắt, quần áo, găng tay, giày, mũ
bảo hộ lao động, vệ sinh thân thể.



Nhà xưởng, kho hóa chất: thông thoáng, tiện ích, tiêu chuẩn



Vận chuyển: an toàn, áp tải



Tuyên truyền, huấn luyện



Phòng cháy, chữa cháy



Biện pháp y tế

Sơ lược về kim loại
13:10:49 | 19/04/2010
1. Niken
Niken (Niccolum). Tương tự như coban, niken thường gặp trong thiên nhiên chủ yếu dưới
dạng hợp chất với asen hoặc lưu huỳnh; chẳng hạn, khoáng cufeniken NiAs, gecdofit NiAsS

v.v… Niken phổ biến hơn so với coban – khoảng 0.01% (Khối lượng) của Quả Đất.
Nước Nga Sa hoàng không có công nghiệp Niken và đã nhập niken từ nước ngoài. Chỉ dưới
chính quyền Xô Viết ngành công nghiệp này mới được tạo ra. Nhà máy niken đầu tiên đã bắt
đầu làm việc ở Uran năm 1994.
Niken kim loại có màu trắng bạc, ánh vàng nhạt, rất cứng, dễ đánh bóng, bị nam châm hút.
Nó có độ bền cao đối với sự ăn mòn – bền trong khí quyển, trong nước, tỏng kiềm và trong
nhiều axit. Niken dễ tan trong axit nitric. Độ bền hóa học của Niken là do khả năng thụ động
hóa của nó – trên về mặt tạo thành màng oxit có tác dụng bảo vệ tốt.
Khối lượng chủ yếu của niken dùng để sản xuất các hợp kim khác nhau với sắt, đồng, kẽm
vàcác kim loại khác. Phụ gia niken trong thép sẽ làm tăng độ dai và độ chống ăn mòn của
thép. Ta có thể chia các hợp kim trên cơ sở niken ra hợp kim chịu nhiệt, hợp kim từ và hợp
kim có tính chất đặc biệt. Hợp kim chịu nhiệt của niken được sử dụng trong các tua bin và
động cơ phản lực hiện đại, ở đây nhiệt độ lên tới 850 – 900oC; hợp kim trên cơ sở sắt không
chịu được nhiệt độ như thế. Các hợp kim chịu nhiệt của niken quan trọng nhất là nimonic,
12


inconen, kacten. Trong thành phần của các hợp kim này có hơn 60% niken, 15 – 20% crom
và các kim loại khác. Người ta cũng sản xuất các kim gốm kim loại chịu nhiệt, chúng chứa
niken với tính cách là kim loại liên kết. Các hợp kim này chịu nhiệt tới 1100oC. Người ta
dùng rộng rãi hợp kim nicrom để chế tạo các chi tiết thiết bị đun điện, hợp kim đơn giản nhất
trong chúng chứa 80% niken và 20% Crom.
Trong các hợp kim từ niken thig pecmaloi có giá trị đặc biệt, nó chứa 78.5% niken và 21.5%
sắt. Nó có độ thẩm từ ban đầu rất cao, nên nó có độ từ hóa mạnh ngay trong trường yếu. Các
hợp kim của niken có tính chất đặc biệt như monen, nikelin, contantan, inva, platinit. Monen
(hợp kim của niken chứa 30% đồng) được dùng rộng rãi trong chế tạo thiết bị hóa chất, vì nó
có tính ưu việt hơn niken về tính chất cơ học, còn về độ bền đối với ăn mòn thì hầu như
không thua niken. Nikelin và contantan cũng là hợp kim của niken với đồng. Chúng có điện
trở cao, hầu như không biến đổi theo nhiệt độ và được sử dụng trong thiết bị đo điện. Inva
(hợp kim 36% niken và 64% sắt) thực tế không dãn nở khi đun nóng đến 100oC và được

dùng trong kỹ thuật điện, vô tuyến và trong chế tạo máy hóa chất. Hợp kim của niken với sắt
– platinit – có hệ số dãn nở giống thủy tinh và được dùng để hàn đầu tiếp xúc kim loại vào
thủy tinh.
Một lượng tương đối nhỏ niken được dùng phủ lên các kim loại khác. Niken chia nhỏ được
dùng làm chất xúc tác trong nhiều quá trình hóa học. Từ niken tinh khiết người ta chế tạo ra
bình thí nghiệm.
Hợp chất niken rất giống với hợp chất…
2. Đồng:
Hàm lượng chung của đồng trong vỏ trái đất khá nhỏ 0.01% (Khối lượng) vỏ Trái Đất, tuy
nhiên người ta thường gặp nó ở trạng thái tự sinh hơn các kim loại khác và dạng tự sinh của
đồng có giá trị lớn. Do nguyên nhân này, cũng như việc chế biến đống tương đối dễ, nên nó
được con người sử dụng sớm hơn các kim loại khác.
Hiện nay đồng được khai thác từ quặng. Tùy thuộc vào đặc tính của các hợp chất ở trong
thành phần của chúng, người ta phân biệt quặng oxit và quặng sunfua. Quặng sunfua có giá
trị lớn nhất, vì 80% đồng khai thác được nấu từ nó.
Khoáng vật quan trọng nhất trong thành phần của quặng đồng là chancozin hoặc chancozit
Cu2S; chancopirit chứa đồng CuFeS2; malachit (CuOH)2CO3.
Ở Liên Xô có những mỏ giàu quặng đồng ở Uran, Kazactan và ngoại Kapkaz.
Thông thường các quặng đồng chứa một lượng lớn đá không quặng nên việc điều chế trực
tiếp từ chúng không có lợi về kinh tế. Do đó việc làm giàu quặng có vai trò đặc biệt quan
trọng trong kim loại đồng (thường dùng phương pháp tuyển nổi), nó cho phép sử dụng đồng
có hàm lượng đồng nhỏ.
Việc nấu quặng hoặc tinh quặng sunfua của nó là quá trình phức tạp. Thông thường nó gồm
những thao tác sau: nung, nấu chảy, thổi luyện và điện tinh luyện. Trong quá trình nung phần
lớn sunfua của các nguyên tố tạp chuyển thành oxit. Chẳng hạn pirit FeS 2 là tạp chất chính
trong đa số các quặng đồng chuyển thành Fe2O3. Khí thoát ra khi nung chứa SO2 được dùng
điều chế axit sunfuric.
Các oxit của sắt, kẽm và các tạp chất khác thu được trong quá trình nung được tách ra dưới
13



dạng xỉ khi nấu chảy. Sản phẩm chính khi nấu chảy là Sten lỏng (Cu2S với tạp chất FeS) được
đưa vào lò thổi, ở đó người ta thổi không khí qua nó. Trong quá trình thổi luyện, lưu huỳnh
đioxit tách ra và ta thu được đồng thô.
Để tách những chất quí kèm theo (Au, Ag, Te,…) và các tạp chất có hại, đồng thô cần được
hỏa tinh luyện lỏng bão hòa oxi. Khi đó tạp chất sắt, kẽm, coban bị oxi hóa chuyển thành xỉ
và tách ra. Đồng được đổ vào khuôn. Vật đúc thu được dùng làm anot khi điện tinh luyện.
(xem mục 104).
3. Bạc:
Bạc trong thiên nhiên ít phổ biến nhiều hơn so với đồng; hàm lượng của nó trong vỏ Trái đất
cả thảy là 10-5 (khối lượng). Ở một số nơi (ví dụ ở Canada) người ta thường gặp bạc ở trạng
thái tự sinh, nhưng phần lớn bạc được điều chế từ hợp chất của nó. Quặng bạc quan trọng
nhất là agetit Ag2S.
Bạc có mặt trong hầu hết các quặng và đặc biệt trong quặng chì với tính cách là tạp chất. Kh
oảng 80% bạc khai thác được điều chế từ quặng này.
Ở Liên Xô bạc được điều chế chủ yếu từ quặng bạc-chì, những mỏ của nó ở Uran, Antai, bắc
Kapkaz, Kazactan.
Bạc tinh khiết là kim loại rất mềm, dễ kéo dài, nó dẫn nhiệt và dẫn điện tốt hơn so với tất cả
các kim loại.
Do tính mềm nên bạc tinh khiết hầu như không được dùng trong thực tế; người ta thường chế
tạo hợp kim của nó với một lượng lớn hoặc nhỏ hơn đồng. Hợp kim của bạc dùng để chế tạo
đồ trang sức và phẩm vật dùng trong sinh hoạt, dùng để chế tạo tiền, bình thí nghiệm*. Bạc
được dùng để mạ các kim loại khác, cũng như để chế tạo các chi tiết radio nhằm mục đích
tăng độ dẫn điện và độ bền đối với ăn mòn của chúng. Một phần bạc khai thác được dùng để
chế tạo awcqui bạc-kẽm.
Trong ăcqui bạc-kẽm, người ta dùng các oxit bạc Ag2O, AgO (catot) và kẽm xốp (anot); chất
điện li là dung dịch KOH. Ăcqui này có đặc tính cung cấp điện tốt và khối lượng, thể tích
nhỏ.
Khi ăcqui làm việc, kẽm bị oxi hóa chuyển thành ZnO và Zn(OH)2 còn bạc oxit bị khử đến
kim loại. Phản ứng tổng cộng xảy ra khi ăc qui phóng điện có thể biểu diễn gần đúng bằng

phương trình:
AgO + Zn = Ag + ZnO
Suất điện động của ăc qui bạc-kẽm đã tích điện gần bằng 1.85V. Khi điện thế giảm xuống
1.25V người ta tích điện lại ăc qui. Khi đó các quá trình ở các điện cực “xảy ra ngược lại”:
kẽm bị khử, bạc bị oxi hóa – ta thu lại được các chất cần thiết cho ăc qui làm việc.
Bạc là kim loại ít hoạt động. Nó không bị oxi hóa trong khí quyển không khí ở nhiệt độ
phòng cũng như khi đun nóng. Các vật phẩm bằng bạc bị hóa đen thường thấy là kết quả của
sự tạo thành bạc sunfua Ag2S trên mặt của chúng. Điều đó xảy ra dưới ảnh hưởng của hydro
sunfua có trong không khí (xem trang cuối mục 129), cũng như khi các vật phẩm bằng bạc
tiếp xúc với sản phẩm thực phẩm chứa hợp chất của lưu huỳnh.
Trong dãy điện thế bạc nằm xa hydro nhiều. Do đó axit clohydric và axit sunfuric loãng
14


không tác dụng với nó. Người ta thường hòa tan bạc trong axit nitric, axit này tác dụng với nó
theo phương trình:
Bạc tạo thành một loại muối mà dung dịch của chúng đều chứa cation không màu Ag +.
Bạc (I) oxit hoặc bạc protoxit Ag2O. Khi kiềm tác dụng với dung dịch muối bạc ta có thể
mong đợi điều chế được AgOH, nhưng kết tủa bạc (I) oxit màu nâu lại lắng xuống thay nó:
Bạc (I) oxit ít tan trong nước (0.017 g/L). Dung dịch thu được có phản ứng kiềm, và tương tự
như kiềm, nó kết tủa hidroxit của một số kim loại từ dung dịch muối của chúng. Dĩ nhiên, bạc
hydroxit AgOH trong dung dịch là bazo khá mạnh. Muối bạc không bị thủy ngân xác nhận
điều này.
Ngoài bạc (I) oxit ta đã biết các oxit AgO và Ag2O3.
Những muối bạc sau khi có giá trị lớn nhất.
Bạc nitrat AgNO3, còn được gọi là liapit. Nó tạo thành các tinh thể không màu, trong suốt, dễ
tan trong nước. Nó được dùng trong sản xuất các vật liệu về phim ảnh, trong chế tạo gương,
trong kỹ thuật mạ điện, trong y học.
Bạc clorua AgCl được tạo thành dưới dạng kết tủa màu trắng tương tự pho mát, không tan
trong nước và axit, khi ion bạc tác dụng với ion clorua. Ngoài ánh sáng, bạc clorua dần dần

hóa xẫm, phân hủy thoát ra bạc kim loại. Bạc bromua và iodua cũng có tính chất như vậy,
nhưng khác với bạc clorua là chúng có màu vàng nhạt. Ngược lại bạc florua AgF tan trong
nước.
Phức chất của bạc. Tương tự như đồng, bạc có khynh hướng tạo thành phức chất.
Nhiều hợp chất của bạc không tan trong nước. Ví dụ bạc (I) oxit và bạc clorua, nhưng dễ tan
trong dung dịch nước của amoniac. Nguyên nhân của sự hòa tan là do tạo thành ion phức
[Ag(NH3)2]+ . Ví dụ: cân bằng được xác lập khi bạc clorua tác dụng với dung dịch nước của
amoniac có thể biểu diễn bằng sơ đồ sau:
Trong dung dịch bão hòa bạc clorua, cân bằng động giữa các ion Ag + và Cl- và kết tủa AgCl
được thiết lập. Các phân tử amoniac được đưa vào dung dịch liên kết với ion bạc thành ion
phức [Ag(NH3)2]+ và kết tủa bị hòa tan. Như vậy, trong dung dịch amoniac bạc ở dạng cation
phức AgNH3+ nhưng bên cạnh cation đó trong dung dịch luôn luôn còn một lượng nào đó,
dù không đánh kể, ion bạc do sự phân ly của ion phức theo phương trình:
Phức chất xianua của bạc được dùng để mạ bạc bằng điện, vì khi điện phân dung dịch các
muối này thì trên bề mặt vật phẩm kết tủa một lớp bạc tinh thể mịn bền chắc. Khi cho dòng
điện qua dung dịch KAg(CN)2 thì bạc thoát ra ở catot từ một lượng không đánh kể ion bạc do
sự phân ly của anion phức:
Tất cả hợp chất của bạc dễ bị khử thoát ra bạc kim loại. Nếu ta thêm một ít gluco hoặc
formalin với tính cách là chất khử vào dung dịch amoniac của bạc (I) oxit đựng trong bình
thủy tinh thì bạc kim loại thoát ra dưới dạng lớp bền chắc óng ánh như gương trên mặt thủy
tinh. Người ta chế tạo gương, cũng như tráng bạc mặt trong của thủy tinh trong bình dewar và
trong phích để giảm sự tổn thất nhiệt do bức xạ.
Do khả năng phân hủy của các muối bạc thoát ra bạc kim loại dưới ảnh hưởng của ánh sáng,
nên chúng đặc biệt là clorua và bromua được dùng rộng rãi để chế tạo vật liệu phim ảnh –
phim, giấy ảnh, kính ảnh. Phim ảnh thường là huyền phù nhạy sáng AgBr trong gelatin, nó
15


được quét thành lớp trên celulo giấy hoặc thủy tinh.
Khi lớp nhạy sáng bị lộ sáng thì những chỗ có ánh sáng rọi vào sẽ tạo thành những mầm tinh

thể bạc kim loại rất nhỏ. Đó là hình ảnh ẩn của đối tượng chụp ảnh. Khi hiện hình thì bạc
bromua bị phân hủy, tốc độ phân hủy càng lớn khi nồng độ mầm ở chỗ đó của lớp càng lớn.
Ảnh nhìn thấy thu được là ảnh ngược hoặc ảnh âm, vì độ đen ở mỗi chỗ trên lớp nhạy sáng
càng lớn, khi độ chiếu sáng vào nó lúc lộ sáng càng mạnh. Trong quá trình định hình, bạc
bromua không bị phân hủy sẽ tách ra khỏi lớp nhạy sáng. Điều đó xảy ra do kết quả tương tác
giữa AgBr và thuốc định hình – natri thiosunfat. Trong phản ứng này ta nhận được muối phức
tan:
AgBr + 2Na2S2O3 = Na3[Ag(S2O3)2] + NaBr
Sau đó người ta đặt bản âm lên giấy ảnh và cho ánh sáng tác dụng – “in ảnh”. Khi đó những
chỗ trên giấy ảnh được chiếu sáng mạnh nhất là những chỗ sáng của âm bản. Do đó trong quá
trình in quan hệ giữa ánh sáng và bóng tối thay đổi ngược lại và ứng dụng với đối tượng chụp
ảnh. Đó là ảnh dương.
Ion bạc kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn và ngay khi nồng độ rất nhỏ (khoảng 10-10 mol/l)
nó đã khử trùng được nước uống. Trong y học người ta dùng dung dịch keo của bạc chứa các
phụ gia làm bền đặc biệt (protacgon, konlacgon, v.v…) để khử trùng niem mạc.
4. Vàng:
Vàng gặp trong thiên nhiên hầu như chỉ ở trạng thái tự sinh, chủ yếu dưới dạng các hạt nhỏ
phân tán trong thạch anh hoặc chứa trong cát thạch anh. Một lượng nhỏ vàng gặp trong quặng
sunfua của sắt, chì và đồng. Những vết vàng được phát hiện thấy trong nước biển. Hàm lượng
chung của vàng trong vỏ Trái đất cả thảy chỉ bằng 5.10-7% (khối lượng).
Ở Liên Xô có mỏ vàng có ở Xibia và Uran. Những mỏ vàng lớn có ở Nam Phi, Alaxka,
Canada và Châu Úc.
Vàng được tách khỏi cát và đá thạch anh nghiền nhỏ bằng cách dùng nước lửa, nước sẽ mang
các hạt cát nhẹ hơn đi theo, hoặc là chế hóa cát bằng chất lỏng hòa tan được vàng. Dung dịch
natri xianua NaCN thường được dùng hơn cả, trong đó vàng tan khi có mặt oxi tạo thành
anion phức [Au(CN)2]- :
4Au + 8CN- + O2 + 2H2O = 4[Au(CN)2]- + 4OHNgười ta đẩy vàng ra khỏi dung dịch thu được bằng kẽm:
2[Au(CN)2]- + Zn = [Zn(CN)4]2- + 2Au
Để tách kẽm khỏi vàng người ta chế hóa vàng kết tủa bằng axit sunfuric loãng, rửa và sấy.
Việc làm sạch tiếp tục vàng khỏi tạp chất (chủ yếu là bạc) bằng cách dùng axit sunfuric đặc,

nóng xử lý nó hoặc dùng phương pháp điện phân.
Phương pháp tách vàng khỏi quặng nhờ dung dịch kali hoặc natri xianua đã được kỹ sư Nga
P.R. Bagration nghiên cứu năm 1843. Phương pháp này thuộc số các phương pháp thủy luyện
điều chế kim loại.
Vàng là kim loại óng ánh màu vàng chói. Nó rất dễ rèn và dẻo; bằng cách cán ta có thể thu
được lá có độ dày nhỏ hơn 0,0002 mm, và từ 1g vàng ta có thể kéo được sợi dài 3.5 km. Vàng
16


là chất dẫn nhiệt và dẫn điện tuyệt vời, về phương diện này nó chỉ thua bạc và đồng.
Vì mềm nên vàng được dùng trong các hợp kim, thường với bạc hoặc đồng. Các hợp kim này
được dùng để làm công tắc điện, để làm răng giả, làm đồ trang sức *.
Về phương diện hóa học vàng là kim loại kém hoạt tính. Nó không biến đổi trong không khí
ngay khi đun nóng mạnh. Các axit riêng biệt không tác dụng với vàng, nhưng vàng dễ tan
trong hỗn hợp axit clohydric và axit nitric (nước cường toan). Vàng cũng dễ tan trong nước
clo và trong dung dịch xianua kim loại kiềm thông khí (thổi không khí vào). Thủy ngân cũng
hòa tan vàng tạo thành hỗn hống, hỗn hống chứa hơn 15% vàng trở nên rắn.
Người ta đã biết hai loại hợp chất của vàng ứng với các mức oxi hóa +1 và +3. Chẳng hạn,
vàng tạo thành hai oxit – vàng (I) oxit hoặc vàng protoxit Au2O và vàng (III) oxit hoặc vàng
oxit Au2O3. Các hợp chất trong đó vàng có mức oxi hóa +3 bền hơn.
Khi hòa tan vàng trong nước cường toan ta thu được axit phức tetracloauric hoặc axit
hydrocloauric H[AuCl4], nó kết tinh dưới dạng kim loại màu vàng sáng có thành phần
H[AuCl4].4H2O (chế phẩm của vàng thường bán). Người ta đã biết những muối kết tinh tốt
của axit này, ví dụ Na[AuCl4], trong dung dịch của chúng vàng ở dạng anion phức [AuCl 4]-.
Nếu đun nóng cẩn thận axit tetracloauric, thì nó phân hủy thoát ra HCl và các tinh thể vàng
(III) clorua AuCl3 màu nâu đỏ.
Kiềm kết tủa vàng (III) hydroxit Au(OH)3, màu nâu từ dung dịch axit tetracloauric, nó được
gọi là axit auric, vì chất này có tính chất axit yếu và tạo thành muối. Ở 100oC axit auric mất
nước chuyển thành vàng (III) oxit Au2O3 màu nâu.
Khi đun nóng vàng (III) clorua trong dòng cacbon dioxit đến 180oC ta thu được vàng (I)

clorua AuCl dưới dạng chất màu trăng ít tan trong nước. Kiềm kết tủa vàng (I) oxit Au 2O
màu tím từ dung dịch vàng (I) clorua.
Tất cả các hợp chất của vàng đều dễ bị phân hủy khi đun nóng, thoát ra vàng kim loại.
5. Platin:
Tương tự như vàng, trong thiên nhiên platin gặp trong sa khoáng dưới dạng hạt nhỏ, luôn
luôn chứa tạp chất của các kim loại platin khác. Hàm lượng của platin trong vỏ Quả Đất ước
chừng cả thảy là 5.10-8% (khối lượng).
Platin là kim loại óng ánh màu trắng, dễ rèn, không bị biến đổi trong khôn khí ngay khi nung
ở nhiệt độ cao. Các axit riêng biệt không tác dụng với nó. Platin tan tron nước cường toan,
nhưng khó hơn nhiều so với vàng.
Vì khó nóng chảy và rất bền về hóa học platin được dùng để chế tạo dụng cụ thí nghiệm:
chén, bát, chậu, v.v...
Trong công nghiệp hóa học platin được dùng để chế tạo chi tiết máy bền đối với ăn mòn.
Anot platin được dùng để sử dụng trong quá trình sản xuất điện hóa (sản xuất axit pesunfuric,
peclorat, peborat). Platin được dùng rộng rãi làm chất xúc tác, đặc biệt khi thực hiện phản
ứng oxi hóa khử. Nó là chất xúc tác dị thể đầu tiên đã biết từ đầu thế kỷ XIX. Hiện nay chất
xúc tác platin được dùng trong sản xuất axit sunfuric và axit nitric, trong việc làm sạch hydro
khỏi tạp chất oxi và trong nhiều quá trình khác. Các bộ phận đun lò điện và dụng cụ đo nhiệt
độ (nhiệt kế điện trở và cặp nhiệt) được chế tạo bằng platin. Platin ở trạng thái phân tán hòa
17


tan một lượng lớn hydro và oxi. Dựa vào khả năng hòa tan hydro của nó người ta dùng platin
để chế tạo điện cực hydro (xem trang ba mục 100).
Trong đa số hợp chất, platin thể hiện mức oxi hóa +2 và +4. Ở trạng thái này cũng như ở
trạng thái khác, nó có khả năng tạo thành phức chất rõ rệt; hợp chất platin (IV) có giá trị quan
trọng hơn.
Khi hòa tan platin trong nước cường toan ta điều chế được axit hexacloplatinic H 2[PtCl6], khi
làm bay hơi dung dịch, nó thoát ra dưới dạng tinh thể màu nâu đỏ có thành phần
H2[PtCl6].6H2O. Muối kali của axit này là một trong hóa học phân tích để phát hiện kali.

Khi đun trong dòng clo đến 360oC là axit hexacloplatinic bị phân hủy thoát ra hydro clorua và
tạo thành platin (IV) clorua PtCl4.
Nếu ta rót kiềm vào dung dịch H2[PtCl6] thì thoát ra kết tủa Pt(OH)4 màu nâu. Chất này gọi là
axit platinic, vì khi hòa tan trong kiềm dư thì tạo thành muối. Ta cũng biết có platin (IV) oxit
PtO2.
Platin (II) clorua PtCl2 được điều chế khi cho clo đi qua platin vụn. Nó có màu lục nhạt và
không tan trong nước.
Ứng với phức chất của platin (II) là ví dụ muối của axit tetraxianop-latinic (II) H2[Pt(CN)4].
Muối bari của axit này Ba[Pt(CN)4] phát huỳnh quang rõ rệt khi tia tử ngoại và tia rơnghen
tác dụng lên nó và dùng để phủ lên màn huỳnh quang trong chiếu điện bằng tia rơnghen.
6. PALADI (PALLADIUM). IRIDI (IRIDIUM):
Paladi là kim loại màu trắng bạc, nhẹ nhất trong các kim loại platin, mềm và dễ rèn nhất. Nó
có khả năng tuyệt vời hấp phụ một lượng lớn hydro (tới 900 thể tích trên một thể tích kim
loại). Khi đó paladi vẫn giữ được dạng kim loại, nhưng thể tích tăng lên nhiều, trở nên giòn
và dễ tạo thành vết nứt. Hình như hydro halogenua, khử muối sắt (III) thành muối sắt (II),
muối thủy ngân (II) thành muối thủy ngân (I), lưu huỳnh dioxit thành hydro sunfua.
Một số dụng cụ thí nghiệm, cũng như các chi tiết máy để tách các đồng vị của hydro được
chế tạo bằng paladin. Hợp kim paladin với bạc được dùng trong các thiết bị lien lạc đặc biệt
để chế tạo các tiếp điểm. Trong máy điều chỉnh nhiệt và trong cặp nhiệt người ta sự dụng các
hợp kim của paladin với vàng. Platim với Rhodi. Một số hợp kim của paladin được dùng
trong trang sức và trong nha khoa.
Paladi trên chất mang amiang, sứ hoặc các chất mang khác là chất xúc tác cho nhiều phản
ứng oxi hóa khử. Tính chất này của nó được sử dụng trong phòng thí nghiệm cũng như trong
công nghiệp khi tổng hợp một số hợp chất hữu cơ. Chất xúc tác paladi được dùng để tinh chế
hydro khỏi các vết oxi cũng như tinh chất oxi khỏi các vết hydro.
Về phương diện hóa học paladin đặc trưng bằng hoạt tính lớn, khác các kim loại platin khác.
Khi đun nóng đỏ nó hóa hợp với oxi tạo thành oxit PdO tan trong axit nitric, trong axit
sunfuric đặc nóng và trong nước cường toan.
Giống như platin, mức oxi hóa +2 và +4 đặc trưng đối với paladin; hợp chất platin (II) bền
hơn. Đa số muối paladin tan trong nước và bị thủy phân mạnh trong dung dịch. Paladi (II)

clorua PdCl2 trong dung dịch rất dễ bị khử đến kim loại bằng một số chất khử thể khí, đặc
biệt Cacbon (II) oxit, việc dùng nó để phát hiện cacbon oxit trong hỗn hợp khí dựa trên cơ sở
này. Nó cũng được dùng làm chất xúc tác cho một số phản ứng oxi hoá khử.
18


Iridi khác với platin ở nhiệt độ nóng chảy rất cao và rất bền với các tác dụng hoá học khác
nhau. Các axit riêng biệt, cũng như nước cường toan đều không tác dụng với iridi. Ngoài ra
iridi có độ rắn lớn hơn platin nhiều.
Iridi tinh khiết được dùng để chế tạo một số dụng cụ khoa học. Hợp kim chứa 90% platin và
10% iridi cũng được sử dụng cho mục đích này. Từ hợp kim này người ta chế tạo các mẫu
chuẩn mét và kilogram quốc tế.
7. Rutheni (Ruthenium):
Là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Ru và số nguyên tử 44. Là một kim loại chuyển tiếp
trong nhóm platin của bảng tuần hoàn, rutheni được tìm thấy trong các quặng platin và được
sử dụng như là chất xúc tác trong một số hợp kim platin.
Rutheni được nhà khoa học Nga là phát hiện và cô lập năm 1844 tại Đại học Kazan, Kazan.
Klaus chỉ ra rằng ôxít rutheni chứa một kim loại mới và thu được 6 gam rutheni từ phần
platin thô không hòa tan trong nước cường toan.
Jöns Berzelius và Gottfried Osann gần như đã phát hiện ra rutheni năm 1827. Hai người này
đã kiểm tra phần cặn bã còn lại sau khi hòa tan platin thô từ dãy núi Ural trong nước cường
toan. Berzelius không tìm thấy bất kỳ kim loại không thông thường nào nhưng Osann thì cho
rằng ông đã tìm ra ba kim loại mới và đặt tên một trong ba kim loại này là ruthenium (cùng
pluranium và polinium).
Tên gọi có nguồn gốc từ Ruthenia, một từ La tinh để chỉ Rus, một khu vực lịch sử mà ngày
nay là miền tây Nga, Ukraina, Belarus, một phần Slovakia và Ba Lan. Karl Klaus đặt tên cho
nguyên tố như vậy để vinh danh quê hương ông, do ông sinh ra tại Tartu, Estonia, khi đó là
một phần của đế quốc Nga.
Cũng có thể là nhà hóa học Ba Lan Jędrzej Śniadecki đã cô lập được nguyên tố số 44 (ông
gọi là vestium) từ quặng platin vào năm 1807. Tuy nhiên, công trình của ông đã không bao

giờ được xác nhận và sau đó ông đã tự rút yêu cầu về phát kiến của mình.
Là một kim loại màu trắng, cứng, nhiều hóa trị, rutheni là thành viên của nhóm platin, có 4
biến thể kết tinh và không bị xỉn đi ở nhiệt độ bình thường, nhưng bị ôxi hóa dễ dàng trong
không khí để tạo thành tetrôxít rutheni (RuO4), một tác nhân ôxi hóa mạnh với các tính chất
tương tự như của tetrôxít osmi. Rutheni hòa tan trong kiềm nóng chảy, không bị các axít ăn
mòn nhưng bị các halogen ăn mòn ở nhiệt độ cao. Một lượng nhỏ rutheni có thể làm tăng độ
cứng của platin và paladi. Khả năng chống ăn mòn của titan tăng lên đáng kể nhờ bổ sung
một lượng nhỏ rutheni.
Kim loại này có thể mạ thông qua mạ điện hay bằng các phương pháp phân hủy nhiệt. Một
hợp kim của rutheni với molypden có tính siêu dẫn ở 10,6 K. Các trạng thái ôxi hóa của
rutheni nằm trong khoảng từ +1 tới +8, và trạng thái -2 cũng đã được biết đến, mặc dù các
trạng thái +2, +3 và +4 là phổ biến nhất.
Hợp chất tetrôxít rutheni (RuO4), tương tự như tetrôxít osmi, là dễ bay hơi, có độc tính cao và
có thể gây nổ nếu như nó tiếp xúc được với các vật liệu dễ cháy [45] Rutheni không đóng vai
trò sinh học gì nhưng có thể làm sạm màu da người, và có thể là chất gây ung thư và tích lũy
sinh học trong xương.
19


8. Rhodi (Rhodium):
Là một nguyên tố hóa học có ký hiệu Rh và số nguyên tử 45. Là kim loại chuyển tiếp cứng
màu trắng bạc khá hiếm đồng thời là thành viên của họ platin, rhodi được tìm thấy trong
quặng platin và được sử dụng trong các hợp kim với platin và như là một chất xúc tác. Nó
thường là kim loại quý đắt tiền nhất, nhưng giá cả dao động mạnh, phụ thuộc vào nhu cầu thị
trường.
Rhodi (tiếng Hy Lạp rhodon nghĩa là "hoa hồng") được William Hyde Wollaston phát hiện
năm 1803, ngay sau khi ông phát hiện ra paladi. Ông thực hiện tìm kiếm này tại Anh, sử dụng
quặng platin thô mà có lẽ ông đã thu được từ Nam Mỹ.
Trình tự công việc của ông là hòa tan quặng trong nước cường toan, trung hòa dung dịch
bằng hiđrôxít natri (NaOH). Sau đó ông kết tủa platin dưới dạng cloroplatinat amoni bằng

cách cho thêm clorua amoni (NH4Cl). Nguyên tố paladi được loại bỏ dưới dạng xyanua
paladi sau khi xử lý dung dịch bằng xyanua thủy ngân. Vật chất còn lại là clorua rhodi (III) có
màu đỏ (vì thế mà có tên gọi): rhodi kim loại được cô lập thông qua việc khử bằng khí hiđrô.
Rhodi là một kim loại màu trắng bạc, cứng và bền, có hệ số phản xạ cao. Rhodi kim loại
thông thường không tạo ra ôxít, ngay cả khi bị nung nóng. Ôxy bị hấp thụ từ khí quyển ở
điểm nóng chảy của rhodi, nhưng khi hóa rắn thì ôxy lại được giải phóng. Rhodi có điểm
nóng chảy cao hơn nhưng tỷ trọng riêng thấp hơn của platin. Nó không bị phần lớn các axít
ăn mòn: nó hoàn toàn không hòa tan trong axít nitric và chỉ hòa tan một chút trong nước
cường toan. Hiện tượng tan hoàn toàn của rhodi ở dạng bột chỉ thu được trong axít sulfuric.
Ứng dụng chủ yếu của rhodi là làm tác nhân tạo hợp kim để làm cứng platin và paladi. Các
hợp kim này được dùng trong các trục cuốn và ống lót của lò luyện để sản xuất các sợi thủy
tinh, các thành phần của cặp nhiệt điện, các điện cực cho bu gi của tàu bay và các nồi nấu
trong phòng thí nghiệm. Các ứng dụng khác có:
Dùng làm vật liệu chế tạo tiếp điểm điện do điện trở thấp, điện trở tiếp xúc thấp và ổn định
cùng khả năng chống ăn mòn cao của nó.
Lớp mạ rhodi (do mạ điện hay phủ hơi rhodi) rất cứng và được dùng cho các thiết bị quang
học.
Kim loại này cũng được dùng trong ngành kim hoàn và dùng trang trí. Nó được mạ điện trên
vàng trắng[5] để tạo ra cho chúng bề mặt trắng có tính phản chiếu ánh sáng. Trong nghề kim
hoàn người ta gọi nó là lóe sáng rhodi. Nó cũng có thể được dùng để che phủ bạc mười [6]
nhằm giúp cho kim loại không bị xỉn màu, do có hợp chất đồng trong bạc mười.
Đóng vai trò chất xúc tác hữu ích của nhiều quy trình công nghiệp (đáng chú ý là nó được sử
dụng trong hệ thống xúc tác của các bộ chuyển đổi xúc tác trong ô tô và để cacbonyl hóa có
xúc tác của metanol nhằm sản xuất axít axetic theo quy trình Monsanto). Nó cũng xúc tác bổ
sung cho các hydrosilan để tạo liên kết đôi, một quy trình quan trọng trong sản xuất một vài
dạng cao su silic nhất định.
Phức chất của ion rhodi với BINAP tạo ra chất xúc tác bất đối xứng sử dụng rộng rãi trong
tổng hợp bất đối xứng, như trong tổng hợp menthol.
Làm bộ lọc trong các hệ thống chụp chiếu ngực do các tia X đặc trưng mà nó sinh ra.
20



Tạo ra các loại bút mực chất lượng rất cao, sản xuất với số lượng giới hạn. Nổi tiếng với các
hiệu: Graf von Faber-Castell, Caran D'ache và Montblanc.
Việc chiết tách công nghiệp của rhodi là phức tạp do kim loại này có trong các quặng hỗn
hợp với các kim loại khác như paladi, bạc, platin, vàng. Nó được tìm thấy trong quặng platin
và thu được ở dạng tự do như là một kim loại trơ màu trắng rất khó nóng chảy. Các nguồn
chủ yếu của nguyên tố này nằm tại Nam Phi, trong cát bãi sông ven dãy núi Ural, ở Bắc và
Nam Mỹ cũng như trong khu vực khai thác sulfua đồng-niken ở Sudbury, Ontario. Mặc dù
sản lượng ở Sudbury là rất nhỏ, nhưng một lượng lớn quặng niken được chế biến làm cho sự
phục hồi rhodi là hiệu quả về mặt giá thành. Các nhà xuất khẩu rhodi chính là Nam Phi
(>80%), sau đó là Nga. Sản lượng toàn thế giới mỗi năm khoảng 25 tấn và có rất ít các
khoáng vật rhodi. Nói chung rất khó xác định nó nếu mẫu đá có chứa các nguyên tố khác
cũng thuộc nhóm platin. Vào tháng 4 năm 2008, giá của cùng lượng rhodi khoảng 9 lần cao
hơn vàng, 500 lần cao hơn bạc. Giá của rhodi trong quá khứ chỉ ở ngưỡng khoảng 1.000
USD/troy oz (31,1034768 gam),[8] nhưng gần đây đã tăng tới khoảng $9.000/troy oz.
Rhodi kim loại là một kim loại quý và trơ về mặt hóa học. Tuy nhiên, khi nó có liên kết hóa
học thì lại hoạt hóa. Các hợp chất của rhodi thông thường ít khi bắt gặp nhưng nó có độc tính
và có khả năng gây ung thư. Liều gây tử vong (LD50) cho chuột cống là 12,6 mg/kg clorua
rhodi (RhCl3). Các hợp chất này cũng có thể làm sạm màu da người mặc dù nó không đóng
vai trò sinh học nào ở người. Ở dạng kim loại thì nó không độc hại gì.
Rhodi đã từng được sử dụng như là biểu tượng cho danh dự hay sự giàu có, khi các kim loại
quý khác được sử dụng phổ biến hơn như bạc, vàng hay platin được coi là chưa đủ. Năm
1979, Guinness Book of World Records tặng Paul McCartney một đĩa mạ rhodi vì họ coi ông
là nhạc sĩ sáng tác bài hát cũng như là nghệ sĩ có lượng bài hát được bán nhiều nhất mọi thời
đại. Guinness cũng ghi nhận các đồ như "bút đắt tiền nhất" hay "bàn cờ đắt tiền nhất" thế giới
đều là những vật chứa rhodi.
(Sưu tầm)
Chủ yếu lấy từ Nguồn Sách Hóa Đại Cương tập 2 của Glinka, và trang wikimedia


21



×