Tải bản đầy đủ (.doc) (130 trang)

Đề ôn thi THPT quốc gia 2017 môn ngữ văn có đán án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (582.21 KB, 130 trang )

ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016

Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ 1
Phần1: Đọc – hiểu: 3 điểm
Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 2:
“ Về mặt thể loại văn học, ở nước ta, thơ có truyền thống lâu đời. Sử thi của các dân tộc ở Tây Nguyên, của
dân tộc Mường,..., truyện thơ dân gian của các dân tộc Thái, Tày, Nùng...còn lưu truyền nhiều thiên bất hủ. Ca
dao, dân ca, thơ cổ điển của người Việt thời phong kiến cũng để lại nhiều viên ngọc quý. Thơ hiện đại trước
cũng như sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, đã góp vào kho tàng văn học dân tộc biết bao kiệt tác. Văn
xuôi tiếng Việt ra đời muộn, gần như cùng với thế kỉ XX, nhưng tốc độ phát triển và trưởng thành hết sức
nhanh chóng. Với các thể bút kí, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết văn xuôi Việt Nam đã có thể sánh cùng với
nhiều nền văn xuôi hiện đại của thế giới.”
Câu 1: Hãy cho biết đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì?(0,5 điểm)
Câu 2:Căn cứ vào đâu để nhận biết về phong cách ngôn ngữ ấy? (0,5 điểm)
Câu 3:Tóm tắt nội dung của đoạn văn bằng một câu ngắn gọn.(0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 4 đến Câu8:
MẸ VÀ QUẢ
Nguyễn Khoa Điềm
Những mùa quả mẹ tôi hái được
Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng
Những mùa quả lặn rồi lại mọc
Như mặt trời, khi như mặt trăng
Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên
Còn những bí và bầu thì lớn xuống
Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.
Và chúng tôi, một thứ quả trên đời
Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái
Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi


Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.
(Trích từ “Mẹ của nhà thơ”, NXB phụ nữ, 2008)
Câu 4: Nêu chủ đề bài thơ? (0,25 điểm)
1


Câu 5: Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện nhiều lần. Chữ “quả” ở dòng nào mang ý nghĩa tả thực,
dòng nào mang ý nghĩa biểu tượng? (0,25 điểm)
Câu 6: Nghĩa của từ “trông” trong dòng thơ “Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng” là gì? (0,5 điểm)
Câu 7: Trong hai dòng thơ “Những mùa quả lặn rồi lại mọc – Như mặt trời, khi như mặt trăng”, tác giả đã sử
dụng biện pháp tu từ so sánh. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó.(0,5 điểm).
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1: 3 điểm
Trong bài thơ “Đất Nước”, nhìn từ không gian địa lý, Nguyễn Khoa Điềm có hai câu thơ:
“Đất là nơi con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc
Nước là nơi con cá ngư ông móng nước biển khơi”.
Anh, chị hiểu hai câu thơ trên như thế nào? Hãy viết một bài văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh, chị
đối với Đất Nước từ vấn đề trên.

Câu 2: 4 điểm
Về nhân vật thị trong tác phẩm “Vợ nhặt” của Kim Lân, có ý kiến cho rằng: Đó là người phụ nữ lao động
nghèo, cùng đường và liều lĩnh. Nhưng ý kiến khác lại nhấn mạnh: Thị là người giàu nữ tính và khát vọng.
Từ cảm nhận của mình vè nhân vật, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên.

ĐÁP ÁN
Phần đọc – hiểu: 3 điểm
Câu 1: Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ khoa học. (0,5 điểm)
Câu 2: Căn cứ để nhận biết: (0,5 điểm)
+ Nội dung của đoạn nói về thể loại của văn học Việt Nam qua các thời kì – một vấn đề thuộc văn học
sử.

+ Trong đoạn có các khái niệm, các thuật ngữ khoa học được sử dụng: thể loại văn học, sử thi, truyện
thơ dân gian, ca dao, dân ca, thơ cổ điển, bút kí, tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết...
Câu 3: Có thể tóm tắt đoạn văn bằng câu: Vấn đê thể loại của nền văn học Việt Nam.(0,5 điểm)
2


Câu 4: Nêu chủ đề bài thơ? (0,25 điểm)
Viết về hình ảnh người mẹ, tình mẫu tử
Câu 5: (0,25 điểm)
- Trong nhan đề và bài thơ, chữ “quả” xuất hiện 5 lần. Chữ “quả” trong các dòng sau mang ý nghĩa tả thực
“Những mùa quả mẹ tôi hái được...Những mùa quả lặn rồi lại mọc”. Đó là thứ quả mẹ vẫn chăm sóc trong khu
vườn của mẹ.
- Chữ “quả” trong những dòng sau mang ý nghĩa biểu tượng “Và chúng tôi, một thứ quả trên đời...Mình vẫn
còn một thứ quả non xanh”. Các con giống như một thứ quả lớn lên từ sự chăm sóc ân cần của mẹ.
Câu 6: Nghĩa của từ “trông” trong dòng thơ “Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng” là gì? (0,5 điểm)
Thể hiện sự trông chờ, niềm tin, hi vọng của mẹ vào những gì mà mẹ đã nhọc nhằn, lam lũ để chăm sóc. Các
con chính là sự trông chờ của mẹ, thành công của các con chính là thứ quả mà mẹ mong chờ nhất.
Câu 7: Trong hai dòng thơ “Những mùa quả lặn rồi lại mọc – Như mặt trời, khi như mặt trăng”, tác giả đã sử
dụng biện pháp tu từ so sánh. Hãy nêu tác dụng của biện pháp tu từ so sánh đó.(0,5 điểm)
Mọc rồi lại lặn như mặt trời, mặt trăng là quy luật của tự nhiên. Mặt trời, mặt trăng gợi lên hình ảnh của thời
gian, gợi lên sự tuần hoàn, gợi lên hình ảnh mẹ vẫn bao năm tần tảo sớm hôm, chăm sóc cho vườn quả, cho các
con mà không quản nhọc nhằn.
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1: 3 điểm
1. Giới thiệu ngắn gọn về tác giả Nguyễn Khoa Điềm và hai câu thơ: (0,5 điểm)
Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ chống Mĩ. Đất Nước là chương 5 trong bản trường ca “Mặt đường
khát vọng”. Bài thơ viết về đất nước từ nhiều góc độ, với tư tưởng nổi bật Đất Nước – Nhân dân. Với lối suy tư
hết sức độc đáo, Nguyễn Khoa điềm càm nhận Đất Nước từ thời gian, không gian và kho tàng văn hoá. Hai câu
thơ trên nói về Đất Nước từ góc nhìn không gian. Từ phương diện không gian, đất nước vừa gần vừa xa, trải dài
mở rộng từ rừng xuống biển, đất nước là sựu toàn vẹn lãnh thổ không thể tách rời.

2. Giải thích hai câu thơ: (0,5 điểm)
Hai câu thơ có xuất xứ từ dân ca Bình Trị Thiên: “Con chim phượng hoang bay ngang hòn núi bạc/Con cá ngư
ông móng nước ngoài khơi/Gặp nhau đây xin phân tỏ đôi lời/Kẻo mai kia con cá về sông vịnh, con chim nọ đổi
dòi về non xanh”.Câu dân co nói về sự gắn bó ân tình không thể tách rời giữa những người yêu nhau. Nhưng
khi chuyển hoá vào câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm nó đã mang một tầm ý nghĩa mới: vẫn là sựu thuỷ chung,
gắn bó trong tình yêu nhưng từ góc nhìn không gian, đất nước vừa gần vừa xa, vừa ngay bên cạnh trong mỗi
con người, vừa là sự rộng lớn toàn vẹn lãnh thổ không gì chia cắt. Đất nước có 50 người con lên rừng, 50 người
con xuống biển trong truyền thuyết mẹ Âu Cơ.
3. Trình bày suy nghĩ về đất nước:(1,5 điểm)
- Từ hai câu thơ của Nguyến Khoa Điềm về tính thống nhất, liền mạch không thể tách rời về mặt lãnh thổ của
đất nước, so snhs liên hệ với hoàn cảnh đất nước trong lịch sử và trong hiện tại, mỗi người chúng ta đều thấy
thiêng liêng. Trong lịch sử lâu dài đất nước hình thành từ 4000 năm của vua Hùng, đất nước đã trải qua biết bao
thăng trầm, từng bị xâm lăng, từng trải qua nhiều nỗi đau thương, nhưng đất nước ấy chưa bao giờ chịu khuất

3


phục, nô lệ. Trong truyền thống lịch sử, đất nước ấy đã chiến thắng nhiều kẻ thù xâm lược đến từ cả phương
Bắc và phương Tây.
- Hiện tại đất nước phải đối diện với rất nhiều khó khăn thủ thách. Đặc biệt tháng 5 vừa qua đất nước đã sống
trong tình trạng lâm nguy, kẻ thù phương Bắc lại ngang nhiên xâm phamh lãnh thổ bằng việc đặt giàn khoan và
mnag theo nhiều tàu thuyền đe doạ sự bình yên, hạnh phúc của nhân dân. Nối tiếp truyền thống bất khuất trong
lịch sử, mặc dù rất yêu hoà bình đất nước không thể mãi nhún nhường. Nhiều người con ưu tú của đất nước đã
nối tiếp cha ông, đang ngày đêm gìn giữa và bảo vệ lãnh thổ của đất nước.
4. Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)
- Là công dân của đất nước có chủ quyền, ai cũng phải thể hiện tình cảm yêu nước bằng hành động cụ thể. Sẽ
không thể có một cuộc sống bình yên hạnh phúc với tất cả mọi người nếu đất nước bị đe doạ, chiếm đoạt, chia
cắt. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến trong bản trường ca “Tổ quốc nhìn từ biển” đã có những câu thơ rất hay: “Nếu
Tố quốc hôm nay nhìn từ biển/Mẹ Âu Cơ hẳn không thể yên lòng/Sóng lớp lớp đè lên thềm lục địa/Trong hồn
người có ngọn sóng nào không?”.

- Liên hệ với hai câu thơ và cả bài thơ Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm, mỗi người trong chúng ta, nhất là thế
hệ trẻ lại càng phải có trách nhiệm hơn, phải đề cao cảnh giác trước âm mưu xâm lấn của kẻ thù. Khi cần chúng
ta sẵ sàng hiến dâng tuổi thanh xuân của mình cho sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Câu 2: 4 điểm
Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Kim Lân là một cây bút chuyên viết truyện ngắn, thề giới nghệ thuật của ông tập trung ở khung cảnh nông
thôn và người nông dân.
- “Vợ nhặt” là truyện ngắn xuất sắc của Kim Lân in trong tập “Con chó xấu xí” (1962). Một trong những thành
công của tác phẩm này là Kim Lân đã xây dựng thành công nhân vật thị - người phụ nữ khốn cùng trong nạn
đói.
2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
- Người phụ nữ cùng đường, liều lĩnh: người phụ nữ bị dồn đẩy vào hoàn cảnh nghiệt ngã, không lối thoát, trở
nên táo bạo trong ngon ngữ và hành động, dường như không còn ý thức được về nhân cách và phẩm giá của
mình.
- Người phụ nữ giàu nữ tính và khát vọng: người phụ nữ có nhiều nét dịu dàng, nhân hậu, nhiều mơ ước, khát
khao.
3. Cảm nhận về nhân vật thị và bình luận hai ý kiến (2,0 điểm)
a. Cảm nhận về nhân vật thị (1,5 điểm)
- Người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường và liều lĩnh (0,5 điểm)
+ Thị là người phụ nữ lao động nghèo, cùng đường: thị cùng mấy người con gái khác đã phải ngồi vêu ở cửa
nhà kho để nhặt hạt rơi, hạt vãi. Ngoại hình của thị tiều tuỵ với áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp, trên khuôn
mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Cái đói đã dồn đẩy thị vào hoàn cảnh nghiệt ngã, phải tìm mọi
cách để có thể sống sót qua ngày.
+ Thị là người phụ nữ liều lĩnh: thị bám vào mấy câu hò vu vơ của một người đàn ông xa lạ, đòi ăn một cách
thẳng thừng, ăn một cách thô tục, không ý tứ. Đỉnh điểm của sự liều lĩnh ấy là hteo không Tràng về làm vợ.
4


- Người phụ nữ giàu nữ tính và khát vọng (1,0 điểm)
+ Thị giàu nữ tính: trên con đường từ chợ về nhà, thi rón rén, e thẹn đi sau Tràng chừng ba bốn bước, xóc xóc

lại tà áo; trước những cặp mắt đỏ dồn về phía mình, thị càng ngượng nghịu, chân nọ bước díu cả vào chân kia.
Nữ tính con ftheer hiện rõ hơn vào buổi sáng hôm sau, thị trở nên hiền hậu và đúng mực không còn vẻ gì chao
chát và chỏng lỏn. Thị biết vun vén, chăm sóc gia đình.
+ Thị giàu khát vọng: đó là khát vọng vượt qua nạn đói thê thảm, có một tơ ấm gia đình đơm sơ, hạnh phúc
và một tương lai tốt đẹp.
- Nghệ thuật thể hiện (0,5 điểm)
+ Nhân vật được đặt vào một tình huống truyện độc đáo, lối trần thuật tự nhiên, hấp dẫn làm nổi bật sự đối lập
giũa hoàn cảnh và tính cách.
+ Nhân vật được khắc hoạ sinh động, thể hiện tâm lí tinh tế, ngôn ngữ mộc mạc, giản dị nhưng đậm cá tính, thể
hiện hơi thở của đời sống lao động bình dân.
b. Bình luận hai ý kiến (1,0 điểm)
- Hai ý kiến đề cập đến những phương diện khác nhau về tính cách nhân vật. Ý kiến thứ nhất nhấn mạnh đến
hoàn cảnh trớ trêu đối với thân phận con người, ý kiến thứ hai khẳng định vẻ đẹp tâm hồn sâu xa của người
nông dân Việt Nam dẫu bị đẩy vào đường cùng vẫn khát khao hạnh phúc, hướng tới tương lai.
- Hai ư kiến tuy khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau, tạo nên cái nhìn toàn diện và thống nhất,
giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc và thấu đáo hơn về vẻ đẹp của nhân vật và tư tưởng của nhà văn.

ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016

Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ 2
PhầnI: Đọc – hiểu: 3 điểm
5


Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Tiếng nói là người bảo vệ quý báu nhất nền độc lập của các dân tộc, là yếu tố quan trọng nhất giúp giải phóng
các dân tộc bị thống trị. Nếu người An Nam hãnh diện giữ gìn tiếng nói của mình và ra sức làm cho tiếng nói
ấy phong phú hơn để có khả năng phổ biến tại An Nam các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu, việc

giải phóng dân tộc An Nam chỉ còn là vấn đề thời gian. Bất cứ người An Nam nào vứt bỏ tiếng nói của mình,
thì cũng đương nhiên khước từ niềm hi vọng giải phóng giống nòi. Vì thế, đối với người An Nam chúng ta, chối
từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối từ sự tự do của mình.
(Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức – Nguyễn An Ninh)
Câu 1: Tác giả đã đánh giá thế nào về giá trị của tiếng nói? Cơ sở nào dẫn đến cách đánh giá ấy. (0,5 điểm)
Câu 2:Tác giả cho rằng “chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối từ sự tự do của mình”. Theo anh/chị cơ sở
nào dẫn đến cách đánh giá ấy. (0,25 điểm)
Câu 3: Tác giả cho rằng “chối từ tiếng mẹ đẻ đồng nghĩa với chối từ sự tự do của mình”. Theo anh/chị, trong
thời điểm bài viết này ra đời, việc giữ gìn và phát triển tiếng mẹ đẻ có đủ đem lại sự tự do cho mọi người, cho
toàn dân tộc hay không? (0,5 điểm)
Câu 4: Theo anh/chị là những người con Đất Việt, chúng ta cần có nhận thức như thế nào về tiếng mẹ đẻ? (0,25
điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến Câu 8;
Bên kia sông Đuống
Quê hương ta lúa nếp thơm nồng
Tranh Đông Hồ gà lợn nét tươi trong
Màu dân tộc sang bừng trên giấy điệp
Quê hương ta từ ngày khủng khiếp
Giặc kéo lên ngùn ngụt lửa hung tàn
Ruộng ta khô
Nhà ta cháy
Chó ngộ một đàn
Lưỡi dài lê sắc máu
Kiệt cùng ngõ thẳm bờ hoang
(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm, SGK Ngữ văn 12, Nâng cao, Tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.17)
Câu 5: Xác định các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ? (0,25 điểm)
Câu 6: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện long căm thù giặc của tác giả? Nêu hiệu quả nghệ thuật của các từ
ngữ, hình ảnh đó. (0,5 điểm)
Câu 7: Đoạn thơ thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả? (0,5 điểm)


6


Câu 8: Từ đoạn thơ trên, hãy viết đoạn văn ngắn (12-14 câu) về tình yêu quê hương của thanh niên hiện nay.
(0,25 điểm)
Có thể trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau, nhưng cần làm rõ các nội dung sau:
- Hiện nay, đất nước hòa bình – nêu những biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương
+ Ý thức trách nhiệm của mỗi người với quê hương
+ Phê phán những biểu hiện của thái độ ích kỉ,bàng quan trước những vấn đề của quê hương; những biểu hiện
của tình yêu quê hương chưa đúng đắn....
PhầnII: Làm văn (7 điểm)
Câu 1: 3 điểm
Suy nghĩ của anh, chị về câu chuyện sau:
“ Diễn giả Lêô Buscaglia lần nọ kể về một cuộc thi mà ông làm giám khảo. Mục đích của cuộc thi là tìm
ra đứa trẻ biết quan tâm nhất. Người thắng cuộc là một em bé bốn tuổi. Người hàng xóm của em là một ông lão
vừa mất vợ. Nhìn thấy ông khóc, cậu bé lại gần rồi leo lên ngồi vào lòng ông. Cậu ngồi rất lâu và chỉ ngồi như
thế. Khi mẹ em hỏi em đã trò chuyện gì với ông ấy, cậu bé trả lời: “Không có gì đâu ạ! Con chỉ để ông ấy
khóc”.
(Theo Phép màu nhiệm của đời, NXB Trẻ, 2005)
Câu 2: 4 điểm
Về hình tượng tiếng đàn trong bài thơ “Đàn ghi ta của Lorca” (Thanh Thảo), có ý kiến cho rằng: Tiếng đàn là
thân phận Lorca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự trị. Ý kiến khác
lại nhấn mạnh: Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hồn, là sức sống bất diệt của nghệ thuật Lorca.
Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận về hai ý kiến trên.

ĐÁP ÁN
Phần đọc – hiểu: 3 điểm
Câu 1: Tác giả đã đánh giá thế nào về giá trị của tiếng nói? Cơ sở nào dẫn đến cách đánh giá ấy. (0,5 điểm)
- Tiếng nói là….bị thống trị.
- Cơ sở: nhận thức về khả năng của tiếng mẹ đẻ: phổ biến các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu; tức

là phải giữ gìn và làm cho tiếng mẹ đẻ phong phú thêm.
Câu 2: (0,25 điểm)
7


Cơ sở: nhận thức về khả năng của tiếng mẹ đẻ: phổ biến các học thuyết đạo đức và khoa học của Châu Âu; tức
là phải giữ gìn và làm cho tiếng mẹ đẻ phong phú thêm.
Câu 3: (0,5 điểm)
Chưa đủ: lúc này đất nước đang bị đô hộ dưới ách thực dân, cho dù các học thuyết đạo đức và khoa học của
Châu Âu được phổ biến, dân trí được nâng cao thì người Pháp cũng không vì thế mà từ bỏ việc cai trị. Vì vậy,
bên cạnh việc giữ gìn và phát triển tiếng nói dân tộc,chúng ta vẫn cần thực hiện cuộc đấu tranh vũ trang để loại
bỏ ách đô hộ của thực dân, giải phóng cho dân tộc, đất nước.
Câu 4: (0,25 điểm)
- Tự hào về tiếng nói dân tộc. Trân trọng, có ý thức giữ gìn, bảo vệ, phát huy tiếng nói. Sử dụng tiếng nói dân
tộc bằng thái độ nghiêm túc, không làm cho tiếng nói dân tộc trở nên biên dạng, méo mó, lai căng; bởi đó
không chỉ là công cụ, phương tiện giao tiếp mà còn là bản sắc văn hóa của dân tộc.
- Đóng góp tích cực vào việc làm phong phú tiếng nói dân tộc. Tiếp thu những yếu tố của tiếng nước ngoài,
sang tạo ra những từ mới, phát triển ra những nghĩa mới cho từ để làm phong phú thêm kho tàng và khẳ năng
diễn đạt của tiếng mẹ đẻ.
- Coi việc giữ gìn, phát huy ngôn ngữ dân tộc là trách nhiệm, nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người. Trau dồi vốn
ngôn ngữ của bản thân, tích cực tiếp thu có sang tạo những tinh hoa ngôn ngữ của các dân tộc khác trên thế
giới, với tinh thần “hội nhập – hòa nhập nhưng không hòa tan”, những gì tinh hoa nhất của ngôn ngữ dân tộc
vẫn cân được duy trì, bảo tồn và phát huy.
Câu 5: (0,25 điểm)
- Biểu cảm
- Tự sự
- Miêu tả
Câu 6: (0,5 điểm)
- khủng khiếp, ngùn ngụt lửa hung tàn, ruộng ta khô, nhà ta cháy, chó ngộ một đàn, lưỡi dài lê sắc máu.
- Hiệu quả: ghi lại ấn tượng sâu đậm về quê hương trong hoang tàn, chết chóc,li tán; qua đó bộc lộ lòng căm thù

giặc sâu sắc.
Câu 7: (0,5 điểm)
- Niềm tự hào về truyền thống và tình yêu thiết tha với quê hương Kinh Bắc.
- Nỗi đau xót khi quê hương bị giặc xâm chiếm.
- Lòng căm thù quân xâm lược.
- Nỗi đau lớn của người nghệ sĩ khi những giá trị văn hóa của quê hương,của dân tộc bị hủy diệt.
Câu 8: (0,25 điểm)
Có thể trình bày suy nghĩ của mình theo những hướng khác nhau, nhưng cần làm rõ các nội dung sau:
- Hiện nay, đất nước hòa bình – nêu những biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương
+ Ý thức trách nhiệm của mỗi người với quê hương
8


+ Phê phán những biểu hiện của thái độ ích kỉ,bang quan trước những vấn đề của quê hương; những biểu hiện
của tình yêu quê hương chưa đúng đắn....
Phần II: Làm văn (7 điểm)
Câu 1: 3 điểm
1. Giới thiệu vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm)
2. Bàn luận vấn đề
- Giải thích nội dung, bài học, ý nghĩa trong câu chuyện: 1 điểm
+ cậu bé là người biết quan tâm tới người khác bởi vì cậu đã dùng cả tấm lòng đổng cảm, chân thành để
sẻ chia nỗi đau, mất mát với ông cụ.
+ Vậy sự quan tâm là gì? Là đặt mình vào vị trí, hoàn cảnh của người khác để thấu hiểu họ. Và dựa trên
sự thấu hiểu đó, cùng với những tình cảm chân thành từ tận đáy lòng chúng ta bộc lộ sự sẻ chia một cách tự
nhiên nhất.
+ Cuộc sống nếu thiếu đi lòng quan tâm chân thành giữa người với người sẽ trở nên vô vị, thiếu tình
người. Xã hội loài gnười nếu thiếu đi niềm đồng cảm, sẻ chia sẽ chỉ là phép cộng đơn thuần những con người
sống vì bản thân. Người biết quan tâm tới người khác là người biết cho và nhận. Cuộc sống của họ sẽ trở nên có
ý nghĩa với chính họ và cộng đồng.
- Bàn luận mở rộng về ý nghĩa câu chuyện và lấy những dẫn chứng cụ thể để chứng minh: (0,5 điểm)

+ Cuộc sống hiện đại theo đúng nghĩa chân chính phải là cuộc sống của sự nối kết người với người, dân
tộc với dân tộc và sự nối kết ấy chỉ có được khi có được thấu hiểu và quan tâm thật sự. (dẫn chứng)
+ Phân biệt sự quan tâm xuất phát từ tình cảm chân thành và sự quan tâm giả dối mang tính chất vụ lợi.
(dẫn chứng)
- Nêu rõ ý kiến, trải nghiệm của bản thân về sự quan tâm đã để lại ấn tượng sâu sắc trong cuộc sống: 0,5
điểm
3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm).
Phải học cách quan tâm tới những người xung quanh và đón nhận sự quan tâm của người khác với tấm
lòng, tìch cảm chân thành nhất.
Câu 2: 4 điểm
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Thanh Thảo là gương mặt tiêu biểu của thế hệ các nhà thơ trẻ thời kì chống Mĩ, có nhiều nỗ lực cách tân thơ
sau năm 1975.
- Bài thơ “Đàn ghita của Lorca” rút từ tập “Khối vuông rubich” (1985), là tiếng nói tri âm của Thanh Thảo với
người nghệ sĩ thiên tài của đất nước Tây Ban Nha.
9


2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
Hai ý kiến là hai nhận xét khác nhau về ý nghĩa của hình tượng tiếng đàn. Ý kiến thứ nhất nhìn tiếng đàn như
một thực thể mong manh, ngắn ngủi để thấy tiếng đàn là thân phận Lorca, nghệ thuật Lorca. Ý kiến thứ hai lại
nhận ta tiếng đàn như một sinh thể có sức sống bất diệt để thấy tiếng đàn tượng trưng cho vẻ đẹp tâm hồn, cho
sức sống của nghệ thuật Lorca.
3. Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn và bình luận hai ý kiến (3, 0 điểm)
a. Cảm nhận về hình tượng tiếng đàn (2,0 điểm)
- Tiếng đàn là thân phận Lorca, cũng là thân phận của nghệ thuật nói chung trong một thực tại mà cái ác ngự
trị (1,0 điểm)
+ Những tiếng đàn bọt nước mong manh và ngắn ngủi được dặt trong sự tương phản, đối lập với sắc màu đỏ
gắt gợi liên tưởng tới thân phận nhỏ nhoi, khiêm nhường, số phận mong mnah, ngắn ngủi của Lorca trong bối
cảnh chính trị căng thẳng, dữ dội.(0,75 điểm)

+ Tiếng ghita vỡ tan và rồng ròng máu chảy. Tiếng đàn đã thành thân phận đau thương của Lorca, của nghệ
thuật trước sự huỷ diệt tàn bạo của kẻ thù (0,75 điểm)
- Tiếng đàn là vẻ đẹp tâm hồn, là sức sống bất diệt của nghệ thuật Lorca (1,0 điểm)
+ Tiếng ghita nâu, tiếng ghita lá xanh: tiếng đàn mang âm vang và sắc màu của một tâm hồn rạo rực, sau đắm
trong tình yêu, thiết tha, khắc khoải với sự sống (0,75 điểm).
+ Tiếng đàn mãi mãi trường tồn. Giai điệu li-la-li-la mãi vang ngân là một ẩn dụ tượng trưng cho sức sống bất
diệt của lorca, của nghệ thuật. Đó chính là cái đẹp không thể huỷ diệt, là sự sống vẫn lặng lẽ toả hương. (0,75
điểm)
b. Bình luận hai ý kiến (1,0 điểm)
- Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau nhưng không đối lập mà bổ sung cho nhau cùng khẳng định
những ý nghĩa tượng trưng của hình tượng tiếng đàn, Tiếng đàn vừa là một ẩn dụ nghệ thuật mong manh, ngắn
ngủi của Lorca. Của nghệ thuật vừa là hình ảnh tượng trưng cho vẻ đẹp, sức sống bất diệt của tâm hồn Lorca,
nghệ thuật nói chung (0,5 điểm)
- Hình tượng có được nhiều ý nghĩa ấy là do Thanh Thảo đã sử dụng phổi kết hợp nhiều biện pháp nghệ thuật:
đối lập, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá, so sánh để tạo nên những hình ảnh thơ lạ hoá giàu sắc thái tượng trưng (0,5
điểm)

ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016

Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
10


ĐỀ 3
Phần I: Đọc hiểu:(3,0 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời từ Câu1 đến Câu 5:
“Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống
cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến
và hỏi nó sao lại khóc. – Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu – nó nức nở - nhưng cháu chỉ có

75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây chú sẽ mua cho cháu.
Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà
không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe
đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói
xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua
một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km về nhà để trao tận tay mẹ bó hoa.”
(Quà tặng cuộc sống)
Câu 1: Nội dung câu chuyện trên là gì?(0,5 điểm)
Câu 2: Theo anh/chị hai nhân vật: em bé và anh thanh niên, ai là người con hiếu thảo? Vì sao?.(0,25
điểm)
Câu 3: Tại sao người thanh niên lại hủy điện hoa để cả đêm lái xe về trao tận tay mẹ bó hoa?(0,25
điểm)
Câu 4: Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là gì? (0,5 điểm)
Câu 5: Đọc xong văn bản trên, anh/chị nghĩ đến câu tục ngữ hay ca dao nào? Hãy ghi lại câu tục ngữ
hay ca dao đó. (0,25 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ Câu 6 đến Câu 8:
Nhớ bản sương giăng, nhớ đèo mây phủ
Nơi nao qua, long lại chẳng yêu thương
Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi, đất đã hóa tâm hồn!

Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,
Như xuân đến chim rừng long trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên, Ngữ văn 12, Tập 1, NXB Giáo dục, 2008, tr 144-145)
Câu 6: Xác định những phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn thơ?(0,25)
Câu 7: Cho biết những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và nêu tác dụng của chúng?(0,5
điểm)
11



Câu 8:Chất suy tưởng, triết lí được thể hiện qua những câu thơ nào? Từ triết lí trong đoạn thơ, anh/chị rút ra bài
học gì cho bản thân? (0, 5 điểm)
Phần II: Làm văn: (7,0 điểm)
Câu 1: (3, 0 điểm)
“Người nấu bếp, người quét rác cũng như thầy giáo, kĩ sư, nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang
như nhau.”
Anh/ chị hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ý kiến trên?
Câu 2: (4,0 điểm)
Phân tích nhân vật Mai (Rừng xà nu – Nguyễn Trung Thành) và chị Chiến (Những đứa con trong gia
đình – Nguyễn Thi) để thấy vẻ đẹp tâm hồn và tinh thần cách mạng của người con gái Việt Nam trong kháng
chiến chống Mĩ.

ĐÁP ÁN
A. Hướng dẫn chung
- Giám khảo cần nắm vững yêu cầu của Hướng dẫn chấm thi để đánh giá tổng quát bài làm của thí sinh,
tránh cách đếm ý cho điểm. Do đặc trưng của môn Ngữ văn nên giám khảo cần linh hoạt trong quá trình chấm,
khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo nhưng không trái với chuần mực đạo đức và pháp luật.
- Việc chi tiết hóa điểm số của các câu (nếu có) trong Hướng dẫn chấm thi phải đảm bảo không sai lệch
với tổng điểm của mỗi câu và được thống nhất trong hội đồng chấm thi.
- Sau khi cộng điểm toàn bài, làm tròn đến 0,50 (lẻ 0,25 làm tròn thành 0,50; lẻ 0,75 làm tròn thành 1,00
điểm)
B. Hướng dẫn chấm cụ thể
Phần I: Đọc hiểu (3,0 điểm)
1. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh có kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Diễn đạt rõ ràng,không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
2. Yêu cầu về kiến thức:


12


Câu 1. Nội dung câu chuyện: ngợi ca lòng hiếu thảo của cô bé mồ côi và bài học về cách ứng xử với các
đấng sinh thành trong cuộc sống.
Điểm 0,5: Trả lời đúng phương án trên.
Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần phương án trên.
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 2. Trong câu chuyện trên, cả cô bé và anh thanh niên đều là những người con hiếu thảo. Vì cả hai
người đều nhớ đến mẹ, đều biết cách thể hiện lòng cảm ơn đến mẹ. Tuy nhiên hành động cảm ơn của hai người
lại bộc lệ theo hai cách khác nhau. Mẹ cô bé đã mất, cô vẫn muốn tự tay đặt bó hoa hồng lên mộ mẹ. Anh thanh
niên cũng muốn tặng mẹ hoa nhưng vì xa xôi nên muốn dùng dịch vụ gửi quà. Nhưng sau khi chứng kiến tình
cảm của cô bé dành cho mẹ anh đã nhận ra được ý nghĩa thực sự của món quà.
Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên.
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 3: Người thanh niên hủy điện hoa vì anh được đánh thức bởi hành động cảm động của cô bé. Vì
anh hiểu ra rằng, bó hoa kia không mang lại hạnh phúc và niềm vui bằng việc anh xuất hiện cùng với tình cảm
chân thành của mình dành cho mẹ. Và điều mẹ cần ở anh là thấy anh mạnh khỏe, an toàn. Đó là món quà ý
nghĩa nhất với mẹ.
Điểm 0,25: Trả lời đúng nội dung trên.
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 4:Thông điệp mà văn bản muốn gửi lại cho chúng ta là: cần yêu thương trân trọng đấng sinh thành, nhất là
người mẹ đã chịu nhiều vất vả, hi sinh. Trao và tặng là cần thiết nhưng trao và tặng như thế nào mới là ý nghĩa
là điều mà không phải ai cũng làm được.
Điểm 0,5: Trả lời đúng nội dung trên.
Điểm 0,25: Trả lời đúng một phần nội dung trên.
Điểm 0: Trả lời sai hoặc không trả lời.
Câu 5: Thí sinh có thể dẫn ra một trong những câu ca dao, tục ngữ sau: (0,25điểm)
Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra

Một lòng thờ mẹ, kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con

Chiều chiều ngó ngược, ngó xuôi
Ngó không thấy mẹ, bùi ngùi nhớ thương.

Mẹ già đầu bạc như tơ
13


Lưng đau con đỡ, mắt mờ con nuôi.
Câu 6: (0,25điểm)
Biểu cảm, miêu tả, tự sự, nghị luận.
Câu 7: (0,5 điểm)
- Các biện pháp nghệ thuật:
+ Điệp từ: nhớ
+ Câu hỏi tu từ: Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương
+ So sánh: Anh bỗng…trở biếc.
- Tác dụng:
+ Diễn tả nỗi nhớ thương thường trực, da diết với vùng đất,con người Tây Bắc.
+ Diễn tả một cách độc đáo và sâu sắc mối quan hệ khăng khít, sự gắn bó chặt chẽ giữa những người đang yêu.
Tình yêu ở đây không chỉ là tình cảm lứa đôi mà còn là sự kết tinh của những tình cản sâu nặng đối với quê
hương, đất nước.
Câu 8: (0, 5 điểm)
- Khi ta ở…tâm hồn/Tình yêu…
-> Phát hiện sâu sắc về quy luật của tình cảm được nâng lên tầm triết lí: tình yêu đx biến những miền đất xa lạ
trở thành thân thiết như quê hương ta, hóa thành máu thịt tâm hồn ta.
- Bài học rút ra: cần phải trân trọng, yêu quý mảnh đất mình đang gắn bó như quê hương của mình.
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: 3,0 điểm

a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:
* Giải thích ý kiến: (0,5 điêm)
- Người nấu bếp, người quét rác, thầy giáo, kĩ sư: những nghề nghiệp khác nhau của con người trong xã
hội.

14


- Nếu làm tròn trách nhiệm thì đều vẻ vang như nhau: nghề nào cũng đáng được trân trọng, cũng cao
quý. Người lao động dù là ai, làm nghề gì cũng đáng được coi trọng khi đã đóng góp sức mạnh cho sự phát
triển của xã hội.
* Bình luận ý kiến: (2,0 điểm)
- Mỗi nghề nghiệp đều nảy sinh từ nhu cầu xã hội nên có đặc điểm, vị trí riêng không thể thay thế trong
cuộc sống xã hội.
- Làm nghề gì, người lao động cũng cần nhiều thời gian và công sức, có thể là lao động cơ bắp, cũng có
thể là lao động trí óc. Nhưng dù là công việc gì, họ cũng đã đóng góp sức lao động chân chính của mình để xây
dựng xã hội. Do vậy, họ đáng được tôn vinh (dẫn chứng)
- Phê phán quan niệm lệch lạc của một số người: coi trọng lao động trí óc, xem thường lao động chân
tay, chạy theo những nghề đem lại lợi ích trước mắt cho bản thân. (dẫn chứng)
* Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)
- không nên có tư tưởng phân biệt nghề sang trọng, cao quý và nghề thấp hèn. Cần có thái độ đúng đắn
khi chọn nghề, không nên chạy theo quan điểm hời hợt (sang –hèn...). Nên chọn nghề phù hợp với năng lực, với
ước mơ, hoàn cảnh của bản thân, nhu cầu và sự phát triển của xã hội.
- Cần yêu nghề và tích cực trau dồi năng lực để cống hiến cho xã hội.

Cách cho điểm:
- Điểm 3 : Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả diễn đạt.
- Điểm 2 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
Câu 2: 4,0 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:
* Giới thiệu chung về hai tác phẩm, nhân vật: (0,5 điểm)
- Rừng xà nu: Nguyễn Trung Thành viết về những anh hùng ở làng Xô Man trong cuộc kháng chiến
chống Mĩ. Đây là tác phẩm tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam
giai đoạn 1954-1975. Nhân vật Mai trong tác phẩm không được khắc họa nhiều nhưng đã hiện vẻ đẹp của một
người con gái Tây Nguyên trong kháng chiến: tình yêu cách mạng, tình yêu gia đình và một bản lĩnh kiên
cường, bất khuất.
15


- Những đứa con trong gia đình: Tác phẩm được viết ngay trong những ngày chiến đấu ác liệt khi ông
công tác với tư cách là một nhà văn – chiến sĩ ở Tạp chí Văn nghệ Quân giải phóng năm 1966. Có thể nói
Nguyễn Thi là một trong những nhà văn thành công nhất khi viết về hình tượng người phụ nữ Nam Bộ “giỏi
việc nước, đảm việc nhà”. Trong chiến đấu họ anh dũng, kiên cường, trong gia đình họ đảm đang, nhân hậu.
Nhân vật Chiến cũng vậy, ba má đều chết trong chiến tranh, Chiến đã thay má nuôi nấng và dạy dỗ các em.
Không những vậy, Chiến còn tham gia du kích từ khi còn nhỏ, hăng hái tòng quân giết giặc.
* Phân tích hai nhân vật: (3,0 điểm)
- Nhân vật Mai:

+ Sớm giác ngộ cách mạng, tình yêu đối với cách mạng: cùng với Tnu che giấu cán bộ, giúp đỡ cán bộ...
+ Từ nhỏ đã là một cô bé thông minh, khéo léo: cùng với Tnu học chữ, lên rừng bảo vệ các chiến sĩ cách
mạng.
+ Lớn lên là một người mẹ yêu thương con, sẵn sàng hi sinh thân mình để che chở đứa con thơ.
+ Một người phụ nữ kiên cường, bản lĩnh, giàu tinh thần cách mạng: Sẵn sàng chịu đòn roi kẻ thù nhưng
không kêu lên một tiếng, không khai ra chỗ ở của Tnu. Đặc biệt ánh mắt khi nhìn kẻ thù:bình tĩnh mà đầy sức
mạnh...
- Nhân vật chị Chiến:
+ Chiến sinh ra và lớn lên trong mối thù nhà, nợ nước: ông nội, ba má đều chết trong chiến tranh. Do
vậy dù đang còn ít tuổi nhưng chị Chiến vừa thay mẹ chăm sóc cho gia đình, vừa tham gia cách mạng, mang
quyết tâm trả nợ nước thù nhà.
+ Chị Chiến là người con gái lớn đảm đang, yêu thương em, biết vun vén lo toan cho gia đình.
+ Mang tình yêu đối với cách mạng, quyết tâm đi tòng quân để trả nợ nước, thù nhà.
+ Bản lĩnh kiên cường, dũng cảm, không lùi bước trước kẻ thù.
* Nhận xét, đánh giá về hai nhân vật: (0,5 điểm)
- Điểm giống nhau:
+ Cả hai nhân vật đều là những người con gái trẻ tuổi nhưng đã sớm giác ngộ cách mạng, mang một tình
yêu lớn đối với cách mạng, có ý chí , quyết tâm mãnh liệt đấu tranh chống lại kẻ thù.
+ Họ không chỉ là những chiến sĩ trẻ đầy bản lĩnh mà còn là người con gái của gia đình: biết yêu
thương, vun vén.
+ Hai nhân vật đều mang vẻ đẹp của người con gái Việt Nam nói chung: giỏi việc nước, đảm việc nhà.
- Điểm khác nhau:
+ Mai là người con gái Tây Nguyên bản lĩnh rắn rỏi, nhưng do Mai chưa nhận thức được chân lí cách
mạng mà sau này cụ Mết nói (Chúng nó đã cầm súng thì mình phải cầm giáo) nên bất lực ôm đứa con thơ chết
dưới đòn roi của kẻ thù.
+ Chiến là người con gái Nam Bộ bộc trực, thẳng thắn, lớn lên trong giai đoạn chiến tranh ác liệt , nên
nhận thức rõ mình cần phải làm gì để bảo vệ gia đình, dân tộc. Do vậy Chiến đã quyết tâm đi bộ đội như một
nhận thức tất yếu “nếu giặc còn thì tao mất”.
16



Cách cho điểm:
- Điểm 3 -4: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả diễn đạt.
- Điểm 2 : Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.

ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016

Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
ĐỀ 4
Phần I: Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
Thời gian đã lùi xa, nhưng chiến thắng ĐBP lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu mãi mãi là một mốc son
chói lọi trong lịch sử và niềm tự hào của dân tộc VN, là sức mạnh tinh thần, nguồn cổ vũ, động viên to lớn,
đồng thời để lại nhiều bài học quý giá đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc hôm nay và mai sau.
Đó là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa
chống giặc đói, giặc dốt, vừa chống giặc ngoại xâm, tạo nên sứ mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm
lược, dù cho chúng có mạnh tới đâu.
Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta.
Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự cường và snags tạo, tìm tòi, xác định đúng đường lối cách
mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Bài học về xây dựng sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà nòng cốt là liên minh công nhân – nông
dân – trí thức dưới sự lãnh đạo của ĐCSVN quang vinh và chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.
Bài học về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, sức mạnh trong nước với sự ủng hộ, giúp đỡ của
bạn bè quốc tế.
(Diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tại Lễ Mitstinh, diễu binh, diễu hành, kỷ niệm 60 năm chiến
thắng ĐBP, 7/5/1954 – 7/5/2014)

Câu 1: Văn bản trên thuộc pcnn gì?(0,25 điểm)
Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng nhiều nhất trong văn bản trên? Nêu tác dụng của biện pháp nghệ
thuật đó?(0,5 điểm)
Câu 3:Cụm từ “một mốc son chói lọi trong lịch sử” nói lên điều gì?(0,25 điểm)
17


Câu 4. Đặt tiêu đề cho văn bản trên?(0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
Chưa viết chữ đã vẹn tròn tiếng nói
Vầng trăng cao đêm cá lặn sao mờ
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Tiếng tha thiết, nói thường nghe như hát

Kể mọi điều bằng ríu rít âm thanh
Như gió nước không thể nào nắm bắt
Dấu huyền trầm, dấu ngã chênh vênh
Dấu hỏi dựng suốt ngàn đời lửa cháy
Một tiếng vườn rợp bong lá cành vươn
Nghe mát lịm ở đầu môi tiếng suối
Tiếng heo may gợi nhớ những con đường…
(Lưu Quang Vũ, Tiếng Việt)
Câu 5: Xác định các phương thức biểu đạt sử dụng trong đoạn thơ.(0,25 điểm)
Câu 6: Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ: (0,5 điểm)
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
Câu 7: Qua đoạn thơ trên, anh/chị hiểu gì về tình cảm của nhà thơ với tiếng Việt? (0,25 điểm)
Câu 8: (0,5 điểm) Cùng nhắc đến tiếng Việt có nhà nghiên cứu viết: “ Họ yêu vô cùng thứ tiếng trong mấy
mươi thế kỉ đã chia sẻ vui buồn với cha ông. Họ dồn tình yêu que hương trong tình yêu tiếng Việt. Tiếng Việt,

họ nghĩ,là tấm lụa bạch hứng vong hồn bao thế hệ đã qua.”
- Hãy cho biết những câu văn trên nằm trong tác phẩm nào, của ai?
- “Họ” trong cách diễn đạt của tác giả là đối tượng nào?
Phần II: Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (3 điểm)
Báo Dân trí thứ Tư ngày 04 tháng 12 năm 2013 có đưa tin:
“ Chiếc xe tải cua gấp, tông vào lề đườngkhiến cả ngàn thùng bia trên xe đổ ào xuống đường. Lúc này,
mặc dù tài xế van xin nhưng rất nhiều người xung quanh vẫn nhào đến hôi của.”
18


Thực trạng xã hội trên gợi cho anh, chị suy nghĩ gì? Hãy trìnhbày ý kiến của mình bằng một bài văn
không quá 600 từ.
Câu 2: (4 điểm)
Cảm nhận của anh, chị về hai đoạn thơ sau:
“Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng
Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hoá quê hương.”
(Trích “Tiếng hát con tàu” – Chế Lan Viên)

“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
(Trích “Sóng” – Xuân Quỳnh)
(Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.)


19


ĐÁP ÁN
Phần I: 3 điểm
Câu 1: (0,25 điểm)
PCNN chính luận
Câu 2: (0,5 điểm)
- Điệp cấu trúc cú pháp: Bài học về...
- Tác dụng: nhấn mạnh vai trò và ý nghĩa to lớn của chiến thắng ĐBP và những bài học quý báu cho toàn Đảng,
toàn dân về lịch sử đấu tranh anh dũng, tinh thần yêu nước, sức mạnh thời đại, khát vọng độc lập...
Câu 3: (0,25 điểm)
Cách nói chiến thắng ĐBP là “một mốc son chói lọi” thể hiện tầm quan trọng của chiến thắng lịch sử. Từ đây
nhân dân ta bươc ssang một thời kì mới, thời kì độc lập tự chủ và xâu dựng CNXH. Cũng từ mốc son ấy, Đảng
và nhân dân ta đã xây dựng và củng cố vững chắc quân đội, hậu phương để tiến hành đấu tranh giải phóng miền
Nam sau này.
Câu 4. (0,5 điểm)
Sức mạnh Điện Biện; Bài học Điện Biên; Mốc son Điện Biên.
Câu 5:.(0,25 điểm)
- Miêu tả, tự sự, biểu cảm.
Câu 6: (0,5 điểm)
Ôi tiếng Việt như đất cày, như lụa
Óng tre ngà và mềm mại như tơ.
-> Biện pháp so sánh: Tiếng Việt được so sánh với đất cầy, lụa, tơ. Điều đáng lưu ý là cái đưa ra để so sánh đều
là những sự vật gắn liền với cuộc sống của người dân Việt, cư dân nông nghiệp lúa nước, gắn với nếp sống
thanh bình ngàn đời của dân tộc…Cách so sánh khiến ý thơ trở nên gợi hình, gợi cảm: tiếng Việt gắn với thôn
quê, gần gũi với người quê, tình quê, mang đậm dáng dấp và linh hồn quê hương Việt Nam,giản dị, thuần hậu
mà tinh tế và giàu chất thơ.
Câu 7: (0,25 điểm)


20


Thể hiện những tình cảm chân thành: đó là tình yêu và cảm xúc tự hào về vẻ đẹp của tiếng Việt. Trong cảm
nhận của nhà thơ, tiếng Việt rất gần gũi,thân thương; đó là tiếng nói của nhân dân ta từ xưa, mang theo cả bề
dày của lịch sử văn hóa dân tộc.
Câu 8: (0,5 điểm)
- Một thời đại trong thi ca của Hoài Thanh
- “Họ” trong cách diễn đạt của tác giả là các nhà thơ mới.
Phần II : Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1: (3,0 điểm)
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận xã hội.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:
* Phân tích thực trạng (0,5 điểm)
- Đây là một sự việc có thật xảy ra đối với anh Hồ Kim Hậu (30 tuổi, quê ở Bình Định) khi chở 1350
thùng bia thì gặp sự cố ở tỉnh Đồng Nai.
- Sự việc này đã phản ánh thực trạng tha hóa đạo đức trầm trọng của con người trong cuộc sống hiện
đại.
- Một hiện tượng xã hội đáng lên án, pháp luật phải trừng trị.
* Bàn luận về thực trạng: (2,0 điểm)
- Hiện trạng này đang diễn ra ngày càng phổ biến, cần ngăn chặn ngay để không trở thành điều bình
thường đáng xấu hổ của xã hội.
- Xã hội trong thời hiện đại kéo theo nhiều sự thay đổi, trong đó có sự thay đổi về đạo đức con người.
Đây là một minh chứng rõ nhất về tình người, trách nhiệm, nhân cách làm người trong cuộc sống.
- Con người vô cảm đến mức: mặc cho người tài xế van xin, người dân vẫn bình thản, vui vẻ “nhào đến”

để “hôi của”.
- Họ thờ ơ trước sự rủi ro của những người xung quanh.
- Nguyên nhân của hiện trạng trên là: Chúng ta đã bỏ quên mất sự giáo dục và hình thành nhân cách
sống cho con người; Ý thức của mỗi con người đang bị bào mòn, hủy hoại; Xã hội chưa lên án đúng mức, pháp
luật chưa trừng trị thích đáng nên người ta không sợ, cố tình làm dù biết rằng hành vi ấy không đúng.
(Thí sinh cần lấy được những dẫn chứng thực tế có liên quan để làm rõ các ý trên).
21


* Bài học nhận thức và hành động: (0,5 điểm)
- Nhận thức: Thờ ơ, vô cảm là thái độ sống cần lên án. Con người không nên dửng dưng, bàng quan,
trục lợi trước
những rủi ro của người khác.
- Hành động: Rèn luyện bản thân sống có tình người, biết cảm thông, quan tâm, sẻ chia với những khó
khăn của những người xung quanh.
Cách cho điểm:
- Điểm 5-6: Đáp ứng tất cả các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một vài lỗi nhỏ về chính tả diễn đạt.
- Điểm 3-4: Đáp ứng phần lớn các yêu cầu về kiến thức, có thể mắc một số lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 1-2: Đáp ứng được một phần yêu cầu về kiến thức, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
- Điểm 0: Lạc đề hoàn toàn hoặc không làm bài.
Câu 2: 4 điểm
a. Yêu cầu về kĩ năng:
- Thí sinh biết cách làm bài nghị luận văn học.
- Vận dụng tốt các thao tác lập luận.
- Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.
- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.
b. Yêu cầu về kiến thức
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần làm nổi bật các ý sau đây:
* Giới thiệu tác giả, tác phẩm (0,5 điểm)
- Chế Lan Viên là nhà thơ lớn của thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ ông mang đậm chất suy tưởng, triết lí,

sự đa dạng phong phú của thế giới hình ảnh. “Tiếng hát con tàu” là thi phẩm xuất sắc của ông.
- Xuân Quỳnh là nhà thơ trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mĩ. Thơ Xuân Quỳnh là tiếng lòng
của một tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn, hồn hậu, chân thực và luôn da diết trong khát vọng hạnh phúc đời
thường. “Sóng” là thi phẩm tiêu biểu cho hồn thơ ấy.
* Cảm nhận về hai đoạn thơ (3 điểm)
- Về đoạn thơ trong bài “Tiếng hát con tàu” của Chế Lan Viên: 1,5 điểm
+ Đoạn thơ nằm trong hành trình của con tàu tâm tưởng đang ngược dòng thời gian trở về với những ân
tình cách mạng. Nhân vật trữ tình ở đay là nhà thơ – người chiến sĩ từng gắn bó, được đại gia đình Tây Bác che
chở, yêu thương. Con nhớ - anh con, em con, mế, bản, đèo rồi “bỗng nhớ em” đột ngột, cháy bỏng như một tất
yếu.
+ Chế Lan Viên như thường lệ, đã dùng ngôn ngữ thơ giàu tính sáng tạo với những so sánh, liên tưởng
đậm chất trí tuệ, kết hợp với cảm xúc và triết lí để khơi gợi cảm xúc và đánh thức nhận thức của người đọc. Tác
giả đã giúp ta nhận ra vẻ kì diệu của tình yêu, lung linh sắc màu, xôn xao xúc động. Tình cảm riêng tư và tình
22


cảm cách mạng hòa làm một biến “đất lạ” thành “quê hương”. Nỗi nhớ và tình yêu trong đoạn thơ gắn liền với
tình cảm biết ơn nhân dân và cuộc sống, góp phần làm nên những nhận thức của nhà thơ về lẽ sống và quan
niệm sáng tác.
- Về đoạn thơ trong bài “Sóng” của Xuân Quỳnh: 1, 5 điểm
+ Đoạn thơ gắn liền với hành trình sóng – em - tìm ra tận bể để tìm và lí giải câu hỏi đầy trăn trở về
tình yêu, về trái tim người phụ nữ khi yêu. Nhân vật trữ tình ở đây là một phụ nữ nhạy cảm, mãnh liệt trong tình
yêu. Cái tôi Xuân Quỳnh đã nhập vào sóng và em để trải nghiệm hiểu người, hiểu mình, hiểu tình yêu của
mình. Trong khoảng cách của thời gian và không gian, nỗi nhớ hiện ra thường trực, hơn thế nó chiếm lĩnh cả ý
thức và tiềm thức. Sóng nhớ bờ không ngủ được còn em nhớ anh cả trong mơ vẫn còn thao thức. Nỗi thấp
thỏm, lo âu để gìn giữ tình yêu luôn trở đi trở lại trong nhiều bài thơ Xuân Quỳnh. Mượn sóng để nói về nỗi
nhớ da diết, đậm sâu trong mình chưa đủ, chưa thỏa, nhà thơ còn bộc lộ trực tiếp nỗi nhớ của mình một cách
chân thành, bạo dạn.
* Đánh giá về điểm tương đồng, khác biệt: 0,5 điểm
- Điểm tương đồng: đều thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt, cồn cào trong tình yêu. Nỗi nhớ không chỉ là xúc

cảm mà còn là vẻ đẹp nhân tính, thước đo của tình yêu thủy chung, son sắt. Tình yêu gắn liền với nỗi nhớ nên
hai nhà thơ khi viết về tình yêu đều có những câu thơ hay viết về dòng cảm xúc sống động này.
- Điểm khác biệt: Nỗi nhớ trong đoạn thơ của Chế Lan Viên đậm chất triết lí, còn nỗi nhớ trong thơ của
Xuân Quỳnh giàu nữ tính. Tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh đơn thuần chỉ là tình yêu cá nhân, nỗi nhớ bộc lộ
nhu cầu khám phá cái tôi bản thể, tình yêu trong thơ Chế Lan Viên gắn bó với tình yêu đất nước. Với thể thơ 5
chữ và hình tượng sóng, nhà thơ Xuân Quỳnh đã giãi bày nỗi nhớ vừa trực tiếp vừa gián tiếp. Chế Lan Viên sử
dụng thể thơ 7 chữ, kết hợp với hình ảnh so sánh độc đáo, tài hoa. Sự khác biệt này có thể lí giải bởi phong cách
thơ của Xuân Quỳnh và Chế Lan Viên. Hồn thơ Chế Lan Viên đậm chất suy tưởng. triết lí, sự đa dạng của thế
giới hình ảnh. Phong cách thơ ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trí tuệ và cảm xúc. Còn Xuân Quỳnhlà hồn
thơ giàu nữ tính, lời tự hát khi hạnh phúc, lời tự bạch khi muốn bày tỏ.

ĐỀ TỰ LUYỆN THI THPT QUỐC GIA NĂM HỌC 2016

Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề
Đề 5
Phần I : Đọc –hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:
Mình về với bác đường xuôi
Thưa giùm Việt bắc không nguôi nhớ người
Nhớ ông cụ mắt sáng ngời
Áo nâu túi vải đẹp tươi lạ thường!
Nhớ người những sáng tinh sương
Ung dung yên ngựa trên đường suối reo
Nhớ chân Người bước lên đèo
Người đi rừng núi trông theo bóng người.
1, Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào? Của tác giả nào?( 0,25 điểm)
23



2, Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?( 0,25 điểm)
3, Biện pháp nghệ thuật được nhà thơ sử dụng trong những câu thơ trên là gì? Nêu tác dụng của những biện
pháp nghệ thuật đó?( 0,5 điểm)
4, Đoạn thơ thể hiện tình cảm , cảm xúc của tác giả với Bác như thế nào?( 0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến câu 8:
Bác đã lên đường, theo tổ tiên
Mác – Lê nin , thế giới Người Hiền
Ánh hào quang đỏ thêm sông núi
Dắt chúng con cùng nhau tiến lên!
5, Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm nào? Của tác giả nào?( 0,25 điểm)
6, Xác định nội dung chính của đoạn thơ?( 0,25 điểm)
7, Xác định biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ? Nêu tác dụng của những biện pháp nghệ thuật
đó?( 0,5 điểm)
8, Đoạn thơ thể hiện tình cảm của tác giả trước sự ra đi của Bác như thế nào?( 0,5 điểm)
Phần II: Làm văn( 7,0 điểm)
Câu 1 ( 3,0 điểm):
“Tập quán xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà, và kết cục biến
thành một ông chủ nhà khó tính”.
Anh ( chị ) thấy ý kiến này như thế nào?
Câu 2 ( 3,0 điểm):
Cảm nhận của anh ( chị) về hai đoạn thơ sau:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta mưốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếnh choáng mùi thơm , cho đẫ đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi.

( Vội vàng- Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập hai )
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
( Sóng- Xuân Quỳnh, Ngữ văn 12, tập một).
24


Đáp án:
Phần 1: Đọc – hiểu( 3,0 điểm)
1, Đoạn thơ trên thuộc tác phẩm “ Việt Bắc”, của tác giả Tố Hữu.
2, Nội dung chính: Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp giản dị của chủ tịch Hồ Chí Minh trong những ngày ở Việt Bắc.
Đồng thời là nỗi nhớ của nhà thơ về Việt Bắc.
3, Biện pháp nghệ thuật: Điệp từ “ nhớ” -> Làm tăng thêm nỗi nhớ khôn nguôi giữa Việt Bắc và cán bộ, chiến
sĩ, với chủ tịch Hồ Chí Minh.
Ngoài ra còn có thủ pháp nhân hóa “ suối reo”, “ rừng núi trông theo bóng Người” -> Nhấn mạnh tình cảm thủy
chung và nỗi bồi hồi của Việt Bắc khi Bác về xuôi.
4, Cảm xúc của tác giả : Sự trân trọng, ngợi ca. Khẳng định tình cảm keo sơn, bền chặt giữa cán bộ và nhân dân
Việt Bắc.
5, Đoạn thơ thuộc tác phẩm” Bác ơi” , của tác giả Tố Hữu.
6, Nội dung chính của đoạn thơ: Suy nghĩ của nhà thơ và cũng là của mọi người dân Việt Nam về sự ra đi của
Bác. Bác ra đi là bước vào cõi bất tử- thế giới của những Người Hiền, những anh hùng dân tộc, những danh
nhân văn hóa thế giới, những danh nhân lịch sử như Mác- Lê nin.
7, Biện pháp nghệ thuật: Biện pháp nói giảm nói tránh-> làm giảm bớt đau thương trước sự ra đi của bác.
8, Tình cảm của tác giả: Tiếc thương, tự hào về Bác.
Phần II: Làm văn( 7,0 điểm)
Câu 1 ( 3,0 điểm):
1, Giải thích ý kiến:



Tập quán xấu: những việc làm , hành vi không tốt được lặp lại nhiều lần. Tập quán xấu ban đầu như một
người xa lạ, không quen biết, đến và đi không lí do; sau trở thành người bạn thân ở lại, gắn bó; cuối
cùng trở thành người chế ngự, điều khiển, sai khiến, hành hạ.



Ý kiến trên nói về sự thay đổi nhanh chóng về vị thế của thói xấu, thực chất là quá trình ảnh hưởng, xâm
hại nhanh chóng của những thói quen xấu đối với bất cứ ai.

2, Bàn luận ý kiến:


Con người dễ bị thói xấu lôi kéo bởi nó luôn tiềm ẩn sức mạnh, sức hấp dẫn mãnh liệt, nó thường giấu
mình trong bóng tối, trong những vỏ bọc hết sức tinh vi nên khó có thể nhận ra.



Những thói xấu xâm lấn, làm thành thói quen khó có thể xóa bỏ, chế ngự , điều khiển, biến con người
thành thành nô lệ cho chúng.



Liên hệ về những thói xấu đang trở thành vấn nạn của xã hội: thói gian lận, nạn bạo hành, ham mê cờ
bạc, hút thuốc lá…

3, Bài học nhận thức và hành động:


Con người phải luôn đề cao cảnh giác nhận rõ bản chất thực của thói xấu và tăng cường ý thức tự giác

cho chính mình để không bị lôi kéo.



Cần kiên quyết đấu tranh, phê phán, bài trừ thói xấu trong mỗi cá nhân và xã hội.

Câu 2 ( 4,0 điểm):
1, vài nét về tác giả, tác phẩm
- Xuân Diệu là nhà thơ “ mới nhất trong các nhà thơ mới”, đã đem đến cho thơ ca đương đại một nguồn
cảm xúc mới, thể hiện một quan niệm sông mới mẻ cùng những cách tân nghệ thuật táo bạo.Vội vàng là
25


×