Tải bản đầy đủ (.pptx) (31 trang)

Luật phá sản, luật sáp nhập doanh nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.67 KB, 31 trang )

Phần 1. Luật phá sản, giải thể doanh nghiệp
1. Khái niệm
Thuật ngữ phá sản được lý giải rất khác nhau về xuất
xứ, song khái niệm này đều được sử dụng để chỉ sự đổ vỡ
trong hoạt động kinh doanh của một thương nhân hay
của một doanh nghiệp.


2. Ba điểm mới cơ bản của Luật phá sản năm 2014
Ngày 19/6/2014 Quốc hội đã thông qua Luật Phá sản
năm 2014. Luật này có hiệu lực từ ngày 1/1/2015, thay
thế cho Luật Phá sản 2004. Theo đó, Luật Phá sản 2014
gồm 14 chương, 133 điều, có nhiều nội dung mới so với
Luật Phá sản 2004 trong đó có 3 điểm mới cơ bản.
 Xác định DN, HTX mất khả năng thanh toán
 Quản tài viên và DN quản lý, thanh lý tài sản
 Tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn


 Xác định DN, HTX mất khả năng thanh toán
Tiêu chí xác định doanh nghiệp (DN), hợp tác xã
(HTX) mất khả năng thanh toán (Khoản 1, Điều 4 Luật
Phá sản 2014) là “không thực hiện nghĩa vụ thanh toán”
chứ không phải “không có khả năng thanh toán”.


 Quản tài viên và DN quản lý, thanh lý tài sản
Luật Phá sản 2014 quy định cá nhân, DN được hành
nghề quản lý, thanh lý tài sản trong quá trình giải quyết
phá sản, gồm: Quản tài viên và DN quản lý, thanh lý tài
sản.




 Quản tài viên là luật sư, kiểm toán viên, người có
trình độ cử nhân luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân
hàng và có kinh nghiệm 5 năm trở lên về lĩnh vực
được đào tạo được cấp chứng chỉ hành nghề quản tài
viên.
 DN quản lý, thanh lý tài sản gồm: Công ty hợp danh có
tối thiểu 2 thành viên hợp danh là quản tài viên, tổng
giám đốc hoặc giám đốc của công ty hợp danh là
quản tài viên; DN tư nhân có chủ DN là quản tài viên,
đồng thời là giám đốc.


Tuyên bố phá sản theo thủ tục rút gọn
Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá
sản theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Điều 5 Luật Phá
sản 2014 mà DN, HTX mất khả năng thanh toán, không
còn tiền, tài sản khác để nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi
phí phá sản thì nộp đơn ghi rõ yêu cầu Tòa án giải quyết
phá sản theo thủ tục rút gọn.


3. Luật phá sản ở một số nước trên thế giới
 Luật phá sản ở Hoa Kỳ
Đặc trưng cơ bản của pháp luật Hoa Kỳ là “khuyến
khích chấp nhận rủi ro và tinh thần doanh nhân”. Luật Phá
sản Hoa Kỳ ưu tiên áp dụng thủ tục phục hồi. Pháp luật
phá sản Hoa Kỳ được áp dụng cho cả doanh nghiệp và cá
nhân.



 Luật phá sản Cộng hòa Pháp
Pháp luật phá sản hiện đại của Pháp chủ yếu hướng
tới thủ tục tái tổ chức lại hoạt động của con nợ. Càng
ngày, luật phá sản Pháp càng tiến tới việc cứu vớt doanh
nghiệp hơn là tiến hành các thủ tục để đóng cửa doanh
nghiệp.


 Luật phá sản Trung Quốc
Luật Phá sản doanh nghiệp của Trung Quốc lần đầu tiên
được thông qua năm 1986 và chỉ áp dụng cho khối doanh
nghiệp Nhà nước.
Năm 2006, Luật Phá sản doanh nghiệp Trung Quốc
được áp dụng cho tất cả các chủ thể kinh doanh tồn tại
dưới hình thức pháp lý là doanh nghiệp, không có sự phân
biệt quốc doanh hay dân doanh. Tuy nhiên, Luật này vẫn
không áp dụng đối với cá nhân vỡ nợ, điểm này giống với
Luật Phá sản Việt Nam hiện hành.


4. Kinh nghiệm từ thế giới
Xúc tiến phục hồi hoạt động của con nợ lâm vào tình
trạng phá sản (mất khả năng thanh toán) là mục tiêu và là
xu thế chung của luật phá sản hiện đại trên thế giới. Các
chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này.


 Luật sư Lương Văn Lý

Ở Việt Nam, bản thân tôi cũng không xử lý nhiều những
vụ phá sản của các doanh nghiệp Việt Nam. Tôi cho rằng
Luật Phá sản của Việt Nam chưa cụ thể, mới chỉ dừng ở mức
nguyên tắc chung trong khi “đụng” vào một vụ xử lý phá sản
sẽ có muôn vàn vấn đề cần giải quyết. Chính vì vậy, thời gian
xử lý các vụ phá sản thường rất kéo dài. Luật pháp vẫn còn
nhiều kẽ hở và phụ thuộc vào cách giải quyết của một số
người có vai trò trong Tòa án, khi đó các bên liên quan
thường cảm thấy không được đảm bảo về pháp lý. Một số
trường hợp không tránh khỏi việc có liên quan đến lợi ích.


Xúc tiến phục hồi hoạt động của con nợ lâm vào tình
trạng phá sản (mất khả năng thanh toán) là mục tiêu và là
xu thế chung của luật phá sản hiện đại trên thế giới. Điều
này sẽ giúp doanh nghiệp cải thiện kinh doanh, là phương
thuốc cứu vãn doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản.


 Chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành
Ở Mỹ, Luật Phá sản rất hữu ích cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp nếu lâm vào tình trạng khó khăn về kinh
doanh như: vốn vay nhiều, lãi suất cao…khiến họ không
thể tiếp tục kinh doanh trong điều kiện tối ưu thì sẽ sử
dụng Luật Phá sản với mục đích nhận được sự bảo hộ của
luật pháp và tái cấu trúc lại doanh nghiệp.


 Luật sư Trần Anh Đức
Luật Phá sản của Việt Nam tương đối lạc hậu so với

các nước tiên tiến trên thế giới. Ví dụ, Luật Phá sản của
Việt Nam dùng cụm từ “Doanh nghiệp lâm vào tình trạng
phá sản” trong khi ở các nước tiên tiến họ dùng cụm từ
“doanh nghiệp mất khả năng thanh toán”. Được biết,
Luật Phá sản sửa đổi của Việt Nam cũng sẽ đi theo
hướng như thế.


Phần 2. Luật sáp nhập doanh nghiệp
1. Định nghĩa
Theo khoản 1 Điều 152 Luật Doanh nghiệp 2005 thì sáp nhập
doanh nghiệp là:
“Một hoặc một số công ty cùng loại có thể sáp nhập vào một công
ty khác bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi
ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự
tồn tại của công ty bị sáp nhập.”


1. Định nghĩa
Theo khoản 1 Điều 17 Luận Cạnh tranh về sáp nhập, hợp nhất,
mua lại doanh nghiệp và liên doanh giữa các doanh nghiệp:
“Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số doanh nghiệp
chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của
mình sang một doanh nghiệp khác, đồng thời chấm dứt sự tồn tại
của doanh nghiệp bị sáp nhập.”


2. Thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
 Về hồ sơ đăng ký sáp nhập doanh nghiệp
•Hợp đồng sáp nhập

• Biên bản họp;
• Đơn đăng ký sáp nhập;
• Danh sách thành viên;
• Các tài liệu cần thiết khác;
• Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
• Biên bản họp Hội đồng thành viên


 Về thủ tục sáp nhập
• Công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường
có liên quan không được tiến hành nhận sáp nhập
• Các thành viên/chủ sở hữu công ty/các cổ đông của các
công ty liên quan thông qua hợp đồng sáp nhập
• Tiến hành đăng ký kinh doanh


 Về thời gian thực hiện thủ tục sáp nhập doanh nghiệp
• Thời gian soạn thảo hợp đồng sáp nhập và điều lệ của doanh
nghiệp sáp nhập.
• Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký sáp nhập doanh nghiệp: thời
gian luật định đối với thực hiện hoạt động đăng ký sáp nhập doanh
nghiệp là 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ
của doanh nghiệp).


3. Sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới
• Hiện nay trên thế giới người ta thường nhắc đến thuật ngữ
M&A (viết tắt của cụm từ tiếng Anh mergers and
acquisitions có nghĩa là mua bán và sáp nhập) là việc mua
bán và sáp nhập các doanh nghiệp trên thị trường.

• Các vụ sáp nhập doanh nghiệp hiện nay đã trở thành một
hình thức đầu tư thông dụng của các công ty muốn bảo vệ,
củng cố và thúc đẩy vị trí của mình bằng cách sáp nhập
công ty khác từ đó tăng cường khả năng cạnh tranh của
mình


3. Sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới
• Theo kết quả của cuộc điều tra do hãng Kiểm toán
PricewaterhouseCoopers’ (PwC) khoảng 45% các doanh
nghiệp đang có ý định tiến hành các thương vụ mua bán sáp
nhập xuyên quốc gia trong năm 2012 để tiếp tục tăng trưởng
và mở rộng hoạt động kinh doanh
• Hewitt Associates (Hewitt), một công ty tư vấn nguồn nhân
lực toàn cầu đã tiến hành chương trình nghiên cứu hoạt động
sáp nhập, mua lại giữa 73 công ty quy mô lớn của 11 khu vực
châu Á – Thái Bình Dương


3. Sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới
Trên thế giới hiện nay cũng đang phổ biến phương pháp sáp
nhập ngược. Sáp nhập ngược là phương pháp để công ty cổ
phần nội bộ có thể trở thành một công ty cổ phần đại chúng,
niêm yết trên thị trường chứng khoán
Quá trình sáp nhập ngược được diễn ra theo cách công ty vỏ
bọc phát hành cổ phần mới cho công ty cổ phần nội bộ với số
lượng lớn đến nổi cuối cùng công ty cổ phần nội bộ lại trở
thành cổ đông đa số, sở hữu phần lớn cổ phiếu (thường trên
80%) của công ty cổ phần đại chúng



3. Sáp nhập doanh nghiệp trên thế giới
Xem xét các vụ sáp nhập trên thế giới ta thấy
• Hầu hết các thương vụ sáp nhập đều diễn ra giữa các công ty
của các nước phát triển.
• Các vụ sáp nhập chủ yếu diễn ra trong các lĩnh vực công nghệ
thông tin, viễn thông, công nghiệp dầu khí, công nghiệp thực
phẩm,…
• Sự ghi nhận về sáp nhập không phải lúc nào cũng tích cực
Tuy nhiên, hiện nay sáp nhập doanh nghiệp vẫn đang lên “cơn
sốt” trên thế giới và có ảnh hưởng không nhỏ đến Việt Nam.


4. Sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
M&A khởi động ở Việt Nam từ năm 2000. Theo
PrincewaterhouseCoopers, nếu giai đoạn 2000 – 2005, có 18
thương vụ với tổng trị giá 61 triệu USD, thì đến năm 2009,
con số này đạt 295, ước tính 1.138 triệu USD. Danh sách
M&A nổi bật năm 2009 ngoài HT1 – HT2, còn có sự góp mặt
của Viettel – Vinaconex; HSBC – Tập đoàn Bảo Việt; Sab
Miller – Công ty liên doanh bia với Vinamilk; ICP – Thuận
Phát; BIDV – PIB Campuchia


4. Sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
• Trong năm 2011, phải kể đến sự kiện ngày 4/10/2011,
Hội đồng quản trị 2 doanh nghiệp là Công ty CP
Vinpearl và Công ty CP Vincom đã họp và có nghị
quyết thông qua chủ trương sáp nhập Công ty Cổ phần
Vinpearl vào Công ty CP Vincom.

• Đồng thời nhất trí giao Chủ tịch HĐQT và TGĐ các
Công ty xây dựng phương án sáp nhập, tổ chức triển
khai, thực hiện các thủ tục cần thiết để xin ý kiến Đại hội
cổ đông thông qua các vấn đề nêu trên.


×