Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Bài tập có đáp án môn hóa - AMIN 01

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (499.46 KB, 4 trang )

CÙNG HỌC HÓA – LH: 0984.827.512
LỚP 12 A1,2

AMIN 01 - LÝ THUYẾT & BÀI TẬP CƠ BẢN

Họ & tên: .........................................................................

Ngày học: ..../ ...../.........

I. Rèn luyện lý thuyết
Chú ý quan tâm 3 vấn đề sau:
- Viết đồng phân amin, kết hợp xác định bậc của amin.
- Cách gọi tên amin.
- Cách so sánh tính bazơ của amin.
Câu 1: Hãy cho biết công thức nào sau đây đúng ?
A. CH5N
B. CH4N
C. CH6N
D. CH7N
Câu 2: Hãy cho biết có bao nhiêu amin bậc III có công thức phân tử là C5H13N?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 3: Có các chất sau: (1) metyl amin ; (2) anilin; (3) benzyl amin. Sự sắp xếp nào đúng với chiều tăng dần về
độ tan của các chất đó?
A. (1) < (3) < (2)
B. (2) < (1) < (3)
C. (2) < (3) < (1)
D. (3) < (2) < (1)
Câu 4: Cho các chất sau: (1) amoniac, (2) anilin, (3) etyl amin, (4) đimetyl amin. Sự sắp xếp nào đúng với chiều


tăng dần tính bazơ của các chất đó?
A. (2) < (1) < (4) < (3) B. (2) < (1) < (3) < (4)
C. (2) < (3) < (4) < (1)
D. (1) < (2) < (3) < (4)
Câu 5: Cho các amin sau: (1) C6H5NH2; (2) C6H5NHCH3; (3) p-CH3C6H4NH2; (4) C6H5CH2NH2. Sắp xếp theo
chiều tăng dần tính bazơ của các amin.
A. (1) < (3) < (2) < (4) B. (1) < (4) < (2) < (3)
C. (1) < (3) < (4) < (2)
D. (4) < (3) < (2) < (1)
Câu 6: Có các chất sau: CH3NH2; CH3NH3Cl, C6H5NH2, NaOH và C6H5NH3Cl tác dụng với nhau theo từng đôi
một. Số cặp xảy ra phản ứng là:
A. 2
B. 4
C. 5
D. 3
Câu 7: Sắp xếp nào sau đây đúng với tính bazơ:(1)C6H5NH2 ; (2)C2H5NH2 ; (3)(C6H5)2NH ;(4) (CH3)2NH ;(5) NH3.
A. (5) > (4) > (1) > (2) > (3)
B. (4) > (2) > (5) > (1) > (3)
C.(2) > (4) > (5) > (3) > (1)
D.(4) > (2) > (5) > (3) > (1)
Câu 8: Cho các dung dịch sau: (1) etyl amin; (2) đimetyl amin; (3) amoniac; (4) benzyl amin; (5) anilin. Số
dung dịch có thể đổi màu quỳ tím sang xanh?
A. 3
B. 4
C. 2
D. 5
Câu 9: Hãy cho biết anilin và metyl amin có tính chất chung nào sau đây?
A. Đều tạo muối amoni khi tác dụng với dd HCl
B. Đều tan tốt trong nước và tạo dd có môi trường bazơ mạnh.
C. Dung dịch đều làm quỳ tím chuyển sang màu xanh

D. Đều tạo kết tủa khi cho tác dụng với dung dịch Br2
Câu 10: Một lọ hóa chất đã mờ được nghi ngờ là phenyl amoni clorua. Hãy cho biết hóa chất nào có thể sử
dụng để xác định lọ hóa chất đó.
A. dung dịch NaOH, dung dịch NH3
B. dung dịch AgNO3, dung dịch NaCl
C. dung dịch AgNO3, dung dịch NaOH
D. dung dịch NaOH, dung dịch HCl
Câu 11: Hãy cho biết phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tính bazơ của anilin lớn hơn của benzyl amin
B. Benzyl amin và anilin đều được coi là amin thơm
C. Tính tan của benzyl amin lớn hơn của anilin
D. Dung dịch benzyl amin và anilin đều đổi màu quỳ tím sang xanh.
Sưu tầm: Dương Tiến Tài – ĐHSP Thái Nguyên – Cựu hs THPT Sáng Sơn – Vĩnh Phúc

Trang 1


CHIA SẺ ĐỂ PHÁT TRIỂN !

/>
Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Bậc của amin là bậc của các nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin
B. Amin được tạo thành bằng cách thay thế H của amoniac bằng gốc hiđrocacbon
C. Amin có từ hai nguyên tử cacbon trở lên thì bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân.
D. Tùy thuộc vào gốc hiđrocacbon mà có thể phân biệt được amin no, không no hoặc thơm
Câu 13: Hãy cho biết có bao nhiêu amin thơm có công thức phân tử là C7H9N
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3

Câu 14: Hãy cho biết hiện tượng nào sau đây được mô tả chưa đúng?
A. Cho dung dịch NaOH vào dung dịch phenyl amoniclorua thấy có kết tủa trắng.
B. Cho dung dịch HCl vào anilin, ban đầu tách lớp sau đó đồng nhất.
C. Nhúng quỳ tím vào dung dịch benzyl amin, thấy quỳ tím chuyển màu xanh
D. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđro clorua làm xuất hiện "khói trắng"
Câu 15: Để phân biệt các chất lỏng là: anilin, benzen và stiren, người ta sử dụng thuốc thử nào sau đây?
A. dung dịch HCl
B. HNO2/HCl
C. quỳ tím ẩm
D. dung dịch Br2
Câu 16: Có bao nhiêu chất có chứa vòng benzen và có CTPT là C7H9N tác dụng với dd Br2 cho kết tủa trắng?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
Câu 17: Amin đơn chức X có chứa vòng benzen. Trong phân tử X, % khối lượng của N là 13,08%. Xác định số
CTCT có thể có của X
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
II. Một số bài toán cơ bản
1. Amin tác dụng với axit
Câu 18: Trung hòa hoàn toàn 8,88 gam một amin ( bậc một, mạch cacbon không phân nhánh) bằng axit HCl, tạo
ra 17,64 gam muối .Amin có công thức là:
A. H2NCH2CH2CH2CH2NH2
B. CH3CH2CH2NH2
C. H2NCH2CH2NH2
D. H2NCH2CH2CH2NH2
Câu 19: Cho m gam amin đơn chức bậc 1 X tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ thu được m + 7,3 gam muối. Đốt

cháy hoàn toàn m gam X cần 23,52 lit O2 (đktc).X có thể là:
A. CH3NH2
B. C2H5NH2
C. C3H7NH2
D. C4H9NH2
Câu 20: Cho 15 gam hỗn hợp X gồm các amin: anilin, metyl amin, đimetyl amin, đietylmetyl amin tác dụng vừa
đủ với 50 ml dung dịch HCl 1M. Khối lượng sản phẩm thu được có giá trị là:
A. 16,825 gam
B. 20,18 gam
C. 21,123 gam
D. 15,925 gam
Câu 21: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin, đơn chức, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được 18,975 gam
muối. Khối lượng HCl phải dùng là
A. 9,521
B. 9,125
C. 9,215
D. 9,512
Câu 22: Cho 20 gam hỗn hợp 3 amin no, đơn chức, đồng đẳng kế tiếp, tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ, sau cô
cạn thu được 31,68 hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên trộn theo thứ tự khối lượng mol tăng dần với số mol có tỉ lệ 1:
10: 5 thì amin có khối lượng phân tử nhỏ nhất có công thức phân tử là:
A. CH3NH2
B. C2H5N
C. C3H7NH2
D. C4H11NH2
Câu 23: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch
HCl 1M, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam muối. Thể tích dung dịch HCl đã dùng là
A. 16ml
B. 32ml
C. 160ml
D. 320ml

Câu 24: X là hợp chất hữu cơ chứa C, H, N ; trong đó nitơ chiếm 15,054% về khối lượng. X tác dụng với HCl tạo
ra muối có dạng RNH3Cl. Công thức của X là
A. CH3-C6H4-NH2. B. C6H5-NH2.
C. C6H5-CH2-NH2.
D. C2H5-C6H4-NH2.
Câu 25: Hợp chất X mạch hở chứa C, H và N trong đó N chiếm 16,09% về khối lượng. X tác dụng với HCl theo tỉ
lệ mol 1 : 1. Công thức của X là
A. C3H7NH2.
B. C4H9NH2.
C. C2H5NH2.
D. C5H11NH2.
Tài liệu được tham khảo chọn lọc từ đồng nghiệp & các nguồn internet khác.

Trang 2


CÙNG HỌC HÓA – LH: 0984.827.512
Câu 26: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn
thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo ứng với công
thức phân tử của X là
A. 5.
B. 4.
C. 2.
D. 3.
Câu 27: Cho 9,85 gam hỗn hợp 2 amin đơn chức no, bậc 1 tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu
được 18,975 gam muối. Công thức cấu tạo của 2 amin lần lượt là
A. CH3NH2 và C2H5NH2.
B. CH3NH2 và C3H5NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2
D. C2H5NH2 và C3H7NH2.

Câu 28: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp của nhau tác dụng vừa đủ với
dung dịch HCl, cô cạn dung dịch thu được 31,68 gam hỗn hợp muối. Nếu 3 amin trên được trộn theo tỉ lệ mol 1 :
10 : 5 và thứ tự phân tử khối tăng dần thì CTPT của 3 amin là
A. C2H7N ; C3H9N ; C4H11N.
B. C3H9N ; C4H11N ; C5H13N.
C. C3H7N ; C4H9N ; C5H11N.
D. CH5N ; C2H7N ; C3H9N.
Câu 29: Dung dịch X gồm HCl và H2SO4 có pH = 2. Để trung hoà hoàn toàn 0,59 gam hỗn hợp hai amin no, đơn
chức, bậc 1 (có số nguyên tử C nhỏ hơn hoặc bằng 4) phải dùng 1 lít dung dịch X. Công thức 2 amin có thể là
A. CH3NH2 và C4H9NH2.
B. C3H7NH2 và C4H9NH2.
C. C2H5NH2 và C4H4NH2.
D. A và C.
Câu 30: Cho amin đơn chức X tác dụng với HNO3 loãng thu được muối amoni Y trong đó nitơ chiếm 22,95% về
khối lượng. Vậy công thức phân tử của amin là :
A. CH5N
B. C4H11N
C. C2H7N
D. C3H9N
Câu 31: Để trung hoà 100,0 gam dung dịch chứa amin X đơn chức nồng độ 4,72% cần 100,0 ml dung dịch HCl
0,8M. Xác định công thức của amin X?
A. C6H7N
B. C2H7N
C. C3H9N
D. C3H7N
2. Amin tác dụng với dung dịch muối
Câu 32: Cho dung dịch chứa 9,3 gam một amin đơn chức tác dụng với dung dịch FeCl3 dư thu được 10,7 gam
kết tủa. Vậy amin đó là
A. C2H7N
B. C4H11N

C. C3H9N
D. CH5N
Câu 33: Để phản ứng hết với 400 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và FeCl3 0,8 M cần bao nhiêu gam hỗn hợp
gồm metyl amin và etyl amin, biết tỉ khối hỗn hợp amin so với H2 là 17,25
A. 41,4 gam
B. 40,02 gam
C. 51,57 gam
D. 33,12 gam
Câu 34: Hỗn hợp X gồm AlCl3 và và CuCl2.Hòa tan hỗn hợp X vào nước thu được 200 ml dung dịch A.Sục khí
metyl amin tới dư vào trong dung dịch A thu được 11,7 gam kết tủa.Mặt khác, cho từ từ dung dịch NaOH tới
dư vào dung dịch A thu được 9,8 gam kết tủa.Nồng độ mol/l của AlCl3 và CuCl2 trong dung dịch A lần lượt là
A. 0,1M và 0,75M
B. 0,5M và 0,75M
C. 0,75M và 0,1M
D. 0,75M và 0,5M
3. Phản ứng đốt cháy amin
Câu 35: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin bằng lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2, 12,6 gam
H2 O và 69,44 lit N2 (đktc) .Biết trong không khí oxi chiếm 20% về thể tích. CTPT của X là
A. C2H5NH2
B. C3H7NH2
C. CH3NH2
D. C4H9NH2
Câu 36: Cho hh X có thể tích V1 gồm O2,O3 co tỉ khối so với H2=22.Cho hh Y có tích V2 gồm metylamin va
etylamin có tỉ khối so với H2=17.8333. đốt hoàn toàn V2 hh Y cần V1 hh X. tính tỉ lệ V1:V2?
A.1
B. 2
C. 2,5
D.3
Câu 37: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin là đồng đẳng của Vinyl amin thu được 41,8 gam
CO2 và 18,9 gam H2O. Giá trị của m là

A. 16,7 gam
B. 17,1 gam
C. 16,3 gam
D. 15,9 gam
Câu 38: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin dơn chức X, thu được 16,8 lit CO2, 2,8 lit N2 ( các thể tích khí đo ở
đktc) và 20,25 gam H2O.CTPT của X là
A. C4H9N
B. C3H7N
C. C2H7N
D. C3H9N
Sưu tầm: Dương Tiến Tài – ĐHSP Thái Nguyên – Cựu hs THPT Sáng Sơn – Vĩnh Phúc

Trang 3


CHIA SẺ ĐỂ PHÁT TRIỂN !

/>
Câu 39: Đốt cháy hoàn toàn 5,9 gam một hợp chất hữu cơ đơn chức X thu được 6,72 lít CO2 ; 1,12 lít N2 (các thể
tích đo ở đktc) và 8,1 gam nước. Công thức của X là
A. C3H6N.
B. C3H5NO3.
C. C3H9N.
D. C3H7NO2.
Câu 40: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 16,80 lít khí CO2 ; 2,80 lít N2 (các thể tích đo ở
đktc) và 20,25 gam H2O. CTPT của X là
A. C4H9N.
B. C3H7N.
C. C2H7N.
D. C3H9N.

Câu 41: Đốt cháy hết m gam một amin X bằng lượng không khí vừa đủ được 17,6 gam CO2, 12,6 gam H2O và 69,44
lít N2 (đktc). Giả thiết không khí chỉ gồm N2 và O2 trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí. X có công thức là
A. C2H5NH2.
B. C3H7NH2.
C. CH3NH2
D. C4H9NH2.
Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no, đơn chức là đồng đẳng kế tiếp thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,6
gam H2O. Công thức của 2 amin là
A. CH3NH2 và C2H5NH2.
B. C2H5NH2 và C3H7NH2.
C. C3H7NH2 và C4H9NH2.
D. C5H11NH2 và C6H13NH2.
Câu 43: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, người ta thu được 10,125 gam H2O ; 8,4 lít CO2 và 1,4 lít N2
(các thể tích đo ở đktc). X có CTPT là
A. C4H11N.
B. C2H7N.
C. C3H9N.
D. C5H13N.
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức, no, bậc 2 thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 2: 3.
Tên gọi của amin đó là
A. etylmetylamin.
B. đietylamin.
C. đimetylamin.
D. metylisopropylamin.
Câu 45: Đốt cháy hết 6,72 lít hỗn hợp khí (đktc) X gồm 2 amin đơn chức bậc một A và B là đồng đẳng kế tiếp. Cho
hỗn hợp khí và hơi sau khi đốt cháy lần lượt qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng KOH dư, thấy khối lượng
bình 2 tăng 21,12 gam. Tên gọi của 2 amin là
A. metylamin và etylamin.
B. etylamin và n-propylamin.
C. n-propylamin và n-butylamin.

D. iso-propylamin và iso-butylamin.
Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin đơn chức, no, bậc 1. Trong sản phẩm cháy thấy tỉ lệ mol CO2 và H2O
tương ứng là 1: 2. Công thức của 2 amin là
A. C3H7NH2 và C4H9NH2.
B. C2H5NH2 và C3H7NH2.
C. CH3NH2 và C2H5NH2.
D. C4H9NH2 và C5H11NH2.
Câu 47: Có hai amin bậc một: X (đồng đẳng của anilin) và Y (đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn
3,21g amin X sinh ra khí CO2 và hơi nước và 336 cm3 khí nitơ (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn amin Y cho
n CO2 : n H2 O  2 : 3 . Công thức phân tử của amin đó là
A. CH3C6H4NH2, CH3CH2CH2NH2
B. C2H5C6H4NH2 , CH3CH2CH2NH2
C. CH3C6H4NH2 , CH3(CH2)4 NH2
D. A và B đúng
Câu 48: Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm X thu được 3,08g CO2 và 0,9g H2O và 336ml N2(đo ở đktc). Để trung
hoà 0,1 mol X cần dùng 600ml HCl 0,5M. Công thức phân tử của X là công thức nào sau đây
A. C7H11N
B. C7H8NH2
C. C7H11N3
D. C8H9NH2
Câu 49: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm ba amin đồng đẳng bằng một lượng không khí vừa đủ, thu
được 5,376 lit CO2, 7,56 gam H2O và 41,664 lit N2 ( các thể tích khí đo ở đktc, trong không khí oxi chiếm 20% , nitơ
chiếm 80% về thể tích). Giá trị của m là
A. 10,80 gam
B. 4,05 gam
C. 5,40 gam
D. 8,10 gam
Câu 50: Hỗn hợp khí X gồm etylamin và 2 hiđrocacbon đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hoàn toàn 100 ml hỗn hợp
X bằng một lượng O2 vừa đủ, được 550 ml hỗn hợp Y gồm khí và hơi nước.Nếu cho Y đi qua dd axit sunfuric đặc
(dư) thì còn lại 250 ml khí (các thể tích khí và hơi đo ở cùng điều kiện). Công thức của hai hiđrocacbon là

A. CH4 và C2H6
B. C2H4 và C3H6
C. C2H6 và C3H8
D. C3H6 và C4H8

CHÚC EM HỌC TỐT !

Tài liệu được tham khảo chọn lọc từ đồng nghiệp & các nguồn internet khác.

Trang 4



×