Tải bản đầy đủ (.doc) (71 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.07 KB, 71 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN

Sinh viên thực hiện

: Cao Thị Thanh Tú

Mã sinh viên

: 11124356

Lớp

: Tài chính doanh nghiệp (Pháp) – 54F

Giáo viên hướng dẫn

: TS. Phan Hữu Nghị

Hà Nội - 2016


Chuyên đề thực tập



GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

MỤC LỤC
1.1 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp.....................................................3
1.1.1 Bản chất của phân tích tài chính doanh nghiệp................................................................3
1.1.2 Mục tiêu phân tích tài chính.............................................................................................3
a. Phân tích tài chính đối với nhà quản trị.............................................................................3
b. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư...............................................................................3
c. Phân tích tài chính đối với người cho vay...........................................................................3
1.1.3 Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.......................................................4
1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán..................................................................................................5
1.1.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh.......................................................................................6
1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ........................................................................................7
1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính......................................................................................8
1.2 Phân tích các tỷ số tài chính.....................................................................................................9
1.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.............................................................9
1.2.1.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ):.......................................................................10
1.2.1.2 Hệ sô tài sản so với vốn chủ sở hữu.........................................................................10
1.2.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động....................................................................................11
1.2.2.1 Vòng quay khoản phải thu.......................................................................................11
1.2.2.2 Kỳ thu tiền bình quân:..............................................................................................11
1.2.2.3 Vòng quay khoản phải trả........................................................................................12
1.2.2.4 Kỳ trả tiền bình quân................................................................................................13
1.2.2.5 Vòng quay hàng tồn kho..........................................................................................13
1.2.2.6 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho...................................................................................14
1.2.3 Nhóm tỷ số thanh toán...................................................................................................14
1.2.3.1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn.......................................................................................14

SV: Cao Thị Thanh Tú


MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

1.2.3.2 Chỉ sô thanh toán nhanh..........................................................................................15
1.2.3.3 Tỷ số thanh toán tức thời:........................................................................................15
1.2.4 Các tỷ số về khả năng sinh lợi.........................................................................................16
1.2.4.1 Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( Doanh lợi vốn chủ sở hữu): ROE....16
1.2.4.2 Doanh lợi tài sản (ROA)............................................................................................17
1.2.4.3 Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS)........................................................................17
1.3 Tổng quan về ngành xi măng..................................................................................................21
1.3.1 Ngành xi măng trên thế giới............................................................................................21
1.3.2 Ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam.......................................................................23
1.3.2.1 Vị trí ngành công nghiệp xi măng trong nền kinh tế Việt Nam.................................23
Các loại sản phẩm chính:........................................................................................................23
1.3.2.2 Một số doanh nghiệp trong ngành...........................................................................24
a. Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (HT1).........................................................................24
b. Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn...................................................................................24
c. Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn....................................................................................25
1.3.2.3 Chiến lược ngành và Dự báo tăng trưởng................................................................26
a. Chiến lược ngành:............................................................................................................26
b. Dự báo tăng trưởng.........................................................................................................26
1.4 Thực trạng tài chính tại công ty cổ phần xi măng VICEM Bút Sơn..........................................27
1.4.1 Khái quát công ty Bút Sơn...............................................................................................27
1.4.2 Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.................29
1.4.2.1 Cơ cấu tài sản...........................................................................................................29

1.4.2.2 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn...................................................................32
1.4.3 Đánh giá dòng tiền doanh nghiệp...................................................................................33
Biểu đồ 3: Dòng tiền Bút Sơn 2007-2015............................................................................33
.............................................................................................................................................33

SV: Cao Thị Thanh Tú

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

1.4.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động...................................................................37
1.4.4.1 Vòng quay hàng tồn kho..........................................................................................37
1.4.4.2 Vòng quay khoản phải thu.......................................................................................38
1.4.4.3 Vòng quay khoản phải trả........................................................................................40
1.4.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.................................................................41
1.4.5.1 Khả năng thanh toán tổng quát...............................................................................41
1.4.5.2 Khả năng thanh toán ngắn hạn................................................................................42
1.4.5.3 Khả năng thanh toán nhanh.....................................................................................43
1.4.5.4 Khả năng thanh toán tức thời..................................................................................45
1.4.6 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi.......................................................................46
1.4.6.1 Chỉ sô thu nhập trên tổng nguồn vốn (ROE).............................................................46
1.4.6.2 Chỉ sô thu nhập trên tổng tài sản (ROA)...................................................................47
1.4.6.3 Chỉ số thu nhập trên doanh thu (ROS).....................................................................48
1.5 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới..........................................................50
1.5.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt nam đến năm 2020.................50
1.5.2 Định hướng và mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế của Công ty........................51

1.6 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tài chính của công ty cổ phần xi măng
VICEM Bút Sơn............................................................................................................................53
1.6.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động......................................................................53
1.6.2 Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn.........................................................54
1.6.3 Đào tạo nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực.................................................56
1.6.4 Thực hiện tiết kiệm chi phí.............................................................................................57
1.6.5 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty phù hợp với môi trường kinh doanh trong
điều kiện hội nhập...................................................................................................................58
8. Common Stocks and Uncommon Profits and Other Writings by Philip A.Fisher and
Kenneth L. Fisher.................................................................................................................62
10. Security Analysis: 6th Edition by Benjamin Graham & David Dodd................................62

SV: Cao Thị Thanh Tú

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

11. Best Practices for Equity Research Analysts by James J. Valentine.................................62
12. The Theory of Investment Value by John Burr Williams.........................................................62
13. One Up on Wall Street by Peter Lynch...................................................................................62
14. Stocks For The Long Run by Jeremy Siegel.............................................................................62

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
BTS

: Công ty cổ phần xi măng VICEM Bút Sơn


VAT

: Thuế giá trị gia tăng

ROE

: Doanh lợi vốn chủ sở hữu

ROA

: Doanh lợi tài sản

ROS

: Tỷ suất doanh lợi của doanh thu

ASEAN

: Khối các nước Đông Nam Á

VLĐ

: Vốn lưu động

DT

: Doanh thu

TTS


: Tổng tài sản

LN

: Lợi nhuận

SV: Cao Thị Thanh Tú

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG:
Bảng 1:

Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của HT1 năm 2015:...Error: Reference
source not found

Bảng 2:

Một số chỉ tiêu tài chính BCC năm 2015......Error: Reference source not
found

Bảng 3:


Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của BTS năm 2015:...Error: Reference
source not found

Bảng 4:

Hệ số nợ và Hệ sô tài sản của Bút Sơn 2007-2015.........Error: Reference
source not found

Bảng 5:

Phân tích khả năng hoạt động của Bút Sơn 2007-2015. .Error: Reference
source not found

Bảng 6:

Các chỉ số về khả năng thanh toán Bút Sơn 2007-2015. Error: Reference
source not found

Bảng 7:

Nhóm chỉ số đánh giá khả năng sinh lợi của Bút Sơn 2007-2015...Error:
Reference source not found

BIỂU ĐỒ:
1.1 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp.....................................................3
1.1.1 Bản chất của phân tích tài chính doanh nghiệp................................................................3
1.1.2 Mục tiêu phân tích tài chính.............................................................................................3
a. Phân tích tài chính đối với nhà quản trị.............................................................................3
b. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư...............................................................................3
c. Phân tích tài chính đối với người cho vay...........................................................................3

1.1.3 Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính.......................................................4
1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán..................................................................................................5
1.1.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh.......................................................................................6

SV: Cao Thị Thanh Tú

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ........................................................................................7
1.1.4 Phương pháp phân tích tài chính......................................................................................8
1.2 Phân tích các tỷ số tài chính.....................................................................................................9
1.2.1 Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.............................................................9
1.2.1.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ):.......................................................................10
1.2.1.2 Hệ sô tài sản so với vốn chủ sở hữu.........................................................................10
1.2.2 Các tỷ số về khả năng hoạt động....................................................................................11
1.2.2.1 Vòng quay khoản phải thu.......................................................................................11
1.2.2.2 Kỳ thu tiền bình quân:..............................................................................................11
1.2.2.3 Vòng quay khoản phải trả........................................................................................12
1.2.2.4 Kỳ trả tiền bình quân................................................................................................13
1.2.2.5 Vòng quay hàng tồn kho..........................................................................................13
1.2.2.6 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho...................................................................................14
1.2.3 Nhóm tỷ số thanh toán...................................................................................................14
1.2.3.1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn.......................................................................................14
1.2.3.2 Chỉ sô thanh toán nhanh..........................................................................................15
1.2.3.3 Tỷ số thanh toán tức thời:........................................................................................15

1.2.4 Các tỷ số về khả năng sinh lợi.........................................................................................16
1.2.4.1 Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( Doanh lợi vốn chủ sở hữu): ROE....16
1.2.4.2 Doanh lợi tài sản (ROA)............................................................................................17
1.2.4.3 Tỷ suất sinh lợi của doanh thu (ROS)........................................................................17
1.3 Tổng quan về ngành xi măng..................................................................................................21
1.3.1 Ngành xi măng trên thế giới............................................................................................21
1.3.2 Ngành công nghiệp xi măng tại Việt Nam.......................................................................23
1.3.2.1 Vị trí ngành công nghiệp xi măng trong nền kinh tế Việt Nam.................................23
Các loại sản phẩm chính:........................................................................................................23

SV: Cao Thị Thanh Tú

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

1.3.2.2 Một số doanh nghiệp trong ngành...........................................................................24
a. Công ty cổ phần xi măng Hà Tiên 1 (HT1).........................................................................24
b. Công ty cổ phần Xi măng Bỉm Sơn...................................................................................24
c. Công ty cổ phần Xi măng Bút Sơn....................................................................................25
1.3.2.3 Chiến lược ngành và Dự báo tăng trưởng................................................................26
a. Chiến lược ngành:............................................................................................................26
b. Dự báo tăng trưởng.........................................................................................................26
1.4 Thực trạng tài chính tại công ty cổ phần xi măng VICEM Bút Sơn..........................................27
1.4.1 Khái quát công ty Bút Sơn...............................................................................................27
1.4.2 Cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn, mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn.................29
1.4.2.1 Cơ cấu tài sản...........................................................................................................29

1.4.2.2 Mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn...................................................................32
1.4.3 Đánh giá dòng tiền doanh nghiệp...................................................................................33
Biểu đồ 3: Dòng tiền Bút Sơn 2007-2015............................................................................33
.............................................................................................................................................33
1.4.4 Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động...................................................................37
1.4.4.1 Vòng quay hàng tồn kho..........................................................................................37
1.4.4.2 Vòng quay khoản phải thu.......................................................................................38
1.4.4.3 Vòng quay khoản phải trả........................................................................................40
1.4.5 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán.................................................................41
1.4.5.1 Khả năng thanh toán tổng quát...............................................................................41
1.4.5.2 Khả năng thanh toán ngắn hạn................................................................................42
1.4.5.3 Khả năng thanh toán nhanh.....................................................................................43
1.4.5.4 Khả năng thanh toán tức thời..................................................................................45
1.4.6 Nhóm chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi.......................................................................46
1.4.6.1 Chỉ sô thu nhập trên tổng nguồn vốn (ROE).............................................................46

SV: Cao Thị Thanh Tú

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

1.4.6.2 Chỉ sô thu nhập trên tổng tài sản (ROA)...................................................................47
1.4.6.3 Chỉ số thu nhập trên doanh thu (ROS).....................................................................48
1.5 Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới..........................................................50
1.5.1 Định hướng phát triển ngành công nghiệp xi măng Việt nam đến năm 2020.................50
1.5.2 Định hướng và mục tiêu phương hướng phát triển kinh tế của Công ty........................51

1.6 Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tài chính của công ty cổ phần xi măng
VICEM Bút Sơn............................................................................................................................53
1.6.1 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động......................................................................53
1.6.2 Khai thác có hiệu quả các hình thức huy động vốn.........................................................54
1.6.3 Đào tạo nâng cao năng lực và trình độ nguồn nhân lực.................................................56
1.6.4 Thực hiện tiết kiệm chi phí.............................................................................................57
1.6.5 Xây dựng chiến lược kinh doanh của Công ty phù hợp với môi trường kinh doanh trong
điều kiện hội nhập...................................................................................................................58
8. Common Stocks and Uncommon Profits and Other Writings by Philip A.Fisher and
Kenneth L. Fisher.................................................................................................................62
10. Security Analysis: 6th Edition by Benjamin Graham & David Dodd................................62
11. Best Practices for Equity Research Analysts by James J. Valentine.................................62
12. The Theory of Investment Value by John Burr Williams.........................................................62
13. One Up on Wall Street by Peter Lynch...................................................................................62
14. Stocks For The Long Run by Jeremy Siegel.............................................................................62

HÌNH:
Hình 1:

Dự báo tiêu thụ xi măng thế giới........Error: Reference source not found

SV: Cao Thị Thanh Tú

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị


LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam bên cạnh việc có thể
nắm bắt được them nhiều cơ hội mở rộng thị trường nâng cao hiệu quả kinh doanh
thì cũng gặp phải không ít các thách thức khi phải cạnh tranh với các daong nghiệp
nước ngoài. Việc quản trị và quản lý doanh nghiệp luôn đặt ra những vấn đề tài
chính mang tính sống còn. Để có thể giải quyết được những vấn đề nan giải này thì
các cấp quản lý cần phải nắm rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp mình. Thêm
vào đó, trong bối cảnh hội nhập như hiện nay, thông tin tài chính của các doanh
nghiệp không chỉ phục vụ cho quản trị hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nữa
mà còn thu hút sự quan tâm của rất nhiều các đối tượng khác như: nhà đầu tư, ngân
hàng, cổ đông, nhà cung cấp… Chính vì lẽ đó, vấn đề lành mạnh hóa, minh bạch
hóa tình hình tài chính của doanh nghiệp đang là mối quan tâm hàng đầu của các
doanh nghiệp.
Để giúp nhà quản lý doanh nghiệp thường xuyên thấy rõ được thực trạng hoạt
động tài chính của doanh nghiệp thì việc phân tích tài chính phải diễn ra thường
xuyên. Từ công tác phân tích tài chính này, doanh nghiệp có thể nhìn ra được những
điểm mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Qua đó sẽ có các chính sách phù hợp để
nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
Dựa trên những cơ sở đó, tôi chọn đề tài: “PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI
CHÍNH VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG VICEM BÚT SƠN”
Tôi xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị cán bộ công nhân viên đã nhiệt
tình trợ giúp tôi hoàn thành bản chuyên đề này. Do kinh nghiệm làm việc thực tế
của tôi còn hạn chế và thời gian thực tập tại công ty cũng chỉ gói gọn trong vòng hai
tháng nên tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót. Thông qua bản chuyên đề này,
tôi rất mong có thể nhận được những sự hướng dẫn từ các thầy cô giáo và các cô
chú, anh chị công tác tại Công ty cổ phần xi măng VICEM Bút Sơn. Qua bản
chuyên đề này em xin được gửi lời cám ơn chân thành tới TS Phan Hữu Nghị đã

SV: Cao Thị Thanh Tú


1

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành bản chuyên đề tốt
nghiệp này.
Nội dung chính của chuyên đề bao gồm:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của phân tích tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính của Công ty cổ phần xi măng
VICEM Bút Sơn
Chương 3: Những giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại Công
ty cổ phần xi măng VICEM Bút Sơn

SV: Cao Thị Thanh Tú

2

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị


CHƯƠNG 1
CỞ SỞ LÝ THUYẾT CỦA PHÂN TÍCH
TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính doanh nghiệp
1.1.1 Bản chất của phân tích tài chính doanh nghiệp
Phân tích tài chính là việc xác định những điểm mạnh và những điểm yếu hiện
tại của một công ty qua việc tính toán và phân tích những tỷ số khác nhau sử dụng
những số liệu từ các báo cáo tài chính. Người phân tích cần phải tìm ra được các
mối liên hệ giữa các tỷ số tính toán được để có thể đưa ra những kết luận chính xác
về công ty. Hoàn toàn không có một chuẩn mực nào cho phần phân tích theo từng
tỷ số. Một hoặc một số chỉ số là tốt cũng chưa thể kết luận là công ty đang trong
tình trạng tốt. Chính vì thế các mối quan hệ giữa các tỷ số là mục đích cuối cùng
của chúng ta trong việc phân tích tài chính công ty.
1.1.2

Mục tiêu phân tích tài chính

Những người phân tích tài chính ở những cương vị khác nhau nhằm các mục
tiêu khác nhau.
a. Phân tích tài chính đối với nhà quản trị
Nhà quản trị phân tích tài chính nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp, xác định điểm mạnh điểm yếu của doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định
hướng các quyết định của Ban Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính, dự báo tài
chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt dộng quản lý.
b. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư
Nhà đầu tư cần biêt tình hình thu nhập của chủ sở hữu lợi tức cổ phần và giá
trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả
năng sinh lãi của doanyh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ quyết định
bỏ vốn vào doanh nghiệp hay không?
c. Phân tích tài chính đối với người cho vay

Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của
khách hang. Chẳng hạn, để quyêt định cho vay, một trong nhăm vấn đề mà người
SV: Cao Thị Thanh Tú

3

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

cho vay cần xem xét là doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng
trả nợ của doanh nghiệp như thế nào?
Ngoài ra, phân tích tài chính cũng rất cần thiết đối với người hưởng lương
trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư… Dù họ
công tác ở các lĩnh vực khác nhau, nhưng họ đều muốn hiểu biết về hoạt động của
doanh nghiệp để thực hiện tốt hơn công việc của họ.
Như vậy, mối quan tâm hàng đầu của các nhà phân tích tài chính là đánh
giá khả năng xảy ra rủi ro phá sản tác động tới các doanh nghiệp mà biểu hiện
của nó là khả năng thanh toán, khả năng cân đối vốn, khả năng hoạt động cũng
như khả năng sinh lãi của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó, các nhà phân tích tài
chính tiếp tục nghiên cứu và đưa ra những dự đoán về kết quả hoạt dộng nói
chung và mức doanh lợi nói riêng của doanh nghiệp trong tương lai. Nói cách
khác, phân tích tài chính là cơ sở để dự đoán tài chính. Phân tích tài chính có thể
được ứng dụng theo nhiều hướng khác nhau: Với mục đích tác nghiệp (chuẩn bị
các quyết định nội bộ), với mục đích nghiên cứu, thông tin hoặc theo vị trí của
nhà phân tích (trong doanh nghiệp hoặc ngoài doanh nghiệp). Tuy nhiên trình tự
phân tích và dự đoán tài chính đều phải tuân theo các nghiệp vụ phân tích thích

ứng với từng giai đoạn dự đoán.
1.1.3

Thu thập thông tin sử dụng trong phân tích tài chính

Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thâp sử dụng mọi nguồn
thông tin: Từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên
ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lượng đến thông tin giá trị. Những thông tin
đó đều giúp cho nhà phân tích có thể đưa ra được những nhận xét, kết luận tinh
thế và thích đáng.
Trong những thông tin bên ngoài, cần lưu ý thu thập những thông tin chung
(thông tin lien quan đến trạng thái nền kinh tế, cơ hội kinh doanh, chính sách thuế,
lãi suất), thông tin về ngành kinh doanh (thông tin lien quan đến vị trí của ngành
trong nền kinh tế, cơ cấu ngành, các sản phẩm của ngành, tình trạng công nghệ, thị
phần…) và các thông tin về pháp lý, kinh tế đối với doanh nghiệp (các thông tin mà

SV: Cao Thị Thanh Tú

4

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

các doanh nghiệp phải báo cáo cho các cơ quan quản lý như: Tình hình quản lý,
kiểm toán, kế hoạch sử dụng kết quả kinh doanh của doanh nghiệp…).
Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp,

có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp như là một nguồn thông
tin quan trọng bqậc nhất. Với những đặc trưng hệ thống, đồng nhất và phong phú,
kế toán hoạt động như một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đáng giá cho
phân tích tài chính. Vả lại, các doanh nghiệp cũng có nghĩa vụ cung cấp những
thông tin kế toán cho các đối tác bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Thông tin kế
toán được phản ánh khá đầy đủ trong các báo cáo kế toán. Phân tích tài chính được
thực hiện trên cơ sở các báo cáo tài chính – được hình thành thông qua việc xử lý
các báo cáo kế toán chủ yếu: Đó là Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
1.1.3.1 Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả tình trạng tài chính của
một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định nào đó. Đây là một báo cáo tài chính
có ý nghĩa rất quan trọng đối với mọi đối tượng có quan hệ sở hữu, quan hệ kinh
doanh và quan hệ quản lý với doanh nghiệp. Thông thường, Bảng cân đối kế toán
được trình bày dưới danụg bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán: Một bên phản
ánh tài sản và một bên phản ánh nguồn vốn của doanh nghiệp.
- Bên tài sản của Bảng cân đối kế toán phản ánh giá trị của toàn bộ tài sản hiện
có đến thời điểm lập báo cáo thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp: Đó
là tài sản cố định, tài sản lưu động. Bên nguồn vốn phản ánh số vốn để hình thành
các loại tài sản của doanh nghiệp đến thời điểm lập báo cáo: Đó là vốn của chủ (vốn
tự có) và các khoản nợ.
Các khoản mục trên Bảng cân đối kế toán được sắp xếp theo khả năng
chuyển hóa thành tiền giảm dần từ trên xuống.
• Bên tài sản
Tài sản lưu động (tiền và chứng khoán ngắn hạn dễ bán các khoản phải thu,
dự trữ); tài sản tài chính; tài sản cố định hữu hình và vô hình.

SV: Cao Thị Thanh Tú

5


MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

• Bên nguồn vốn
Nợ ngắn hạn (nợ phải trả nhà cung cấp, các khoản phải nộp, phải trả khác, nợ
ngắn hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dung khác); nợ dài hạn ( nợ vay
dài hạn ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác, vay bằng các phát hành
trái phiếu); vốn chủ sở hữu (thường bao gồm: Vốn góp ban đầu, lợi nhuận không
chia, phát hành cổ phiếu mới).
- Về mặt kinh tế, bên tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản; bên
nguồn vốn phản ánh cơ cấu tài trợ, cơ cấu vốn cũng như khả năng độc lập về tài
chính của doanh nghiệp.
- Bên tài sản và bên nguồn vốn của Bảng cân đối kế toán đều có các cột chỉ
tiêu: Số đầu kỳ, số cuối kỳ. Ngoài các khoản mục trong nội bảng còn có một số
khoản mục ngoài Bảng cân đối kế toán như: Một số tài sản thuê ngoài, vật tư, hang
hóa nhận giữ hộ, nhận gia công, hang hóa nhận bán hộ, ngoại tệ các loại v.v….
Nhìn vào Bảng cân đối kế toán, nhà phân tích có thể nhận biết được loại hình
doanh nghiệp, quy mô, mức độ tự chủ tài chính của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế
toán là một tư liệu quan trọng bậc nhất giúp cho các nhà phân tích đánh giá được
khả năng cân băng tài chính, khả năng thanh toán và khả năng cân đối vốn của
doanh nghiệp.
1.1.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh
Một thông tin không kém phần quan trọng được sử dụng trong phân tích tài
chính là thông tin phản ánh trong báo cáo Kết quả kinh doanh.
- Khác với Bảng cân đối kế toán, báo cáo Kết quả kinh doanh cho biết sự dịch

chuyển của tiền trong quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp và cho
phép dự tính khả năng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, và báo cáo Kết
quả kinh doanh cũng giúp nhà phân tích so sánh doanh thu với số tiền thực nhập
quỹ khi bán hang hóa, dịch vụ; so sánh tổng chi phí phát sinh với số tiền thực xuất
quỹ để vận hành doanh nghiệp. Trên cơ sở doanh thu và chi phí, có thể xác định
được kết quả sản xuất – kinh doanh: Lãi hay lỗ trong năm. Như vậy, báo cáo kết
quả kinh doanh phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ

SV: Cao Thị Thanh Tú

6

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

nhất định. Nó cung cấp những thông tin tổng hợp về tình hình và kết quả sử dụng
các tiềm năng về vốn, lao động, kỹ thuật và trình độ quản lý sản xuất – kinh doanh
của doanh nghiệp.
- Những khoản mục chủ yếu được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh.
Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh; doanh thu từ hoạt động tài chính,
doanh thu từ hoạt động bât thường và chi phí tương ứng với từng hoạt động đó.
- Những loại thuế như: VAT, Thuế tiêu thụ đặc biệt, về bản chất, không phải
là doanh thu và không phải là
- Chi phí của doanh nghiệp nên không được phản ánh trên báo cáo kết quả
kinh doanh. Toàn bộ các khoản thuế đối với doanh nghiệp và các khoản phải nộp
khkác được phản ánh trong phần: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước.

1.1.3.3 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Để đánh giá một doanh nghiệp có đảm bảo được chi trả hay không, cần tìm
hiểu tình hình Lưu chuyển tiền của doanh nghiệp. Tình hình lưu chuyển tiền thường
được xác định cho thời hạn ngắn ( thường là từng tháng)
- Xác đinh hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ ( thu Ngân quỹ), bao gồm:
Dồng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh(từ bán hang hóa hoặc dịch vụ);
dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòngtiền nhập quỹ từ hoạt
động bất thường.
- Xác định hoặc dự báo dòng tiền thực nhập quỹ ( chi Ngân quỹ), bao
gồm: Dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động kinh doanh (từ bán hàng hóa hoặc dịch
vụ); dòng tiền nhập quỹ từ hoạt động đầu tư, tài chính; dòng tiền nhập quỹ từ
hoạt động bất thường.
- Trên cơ sở dòng tiền nhập quỹ và dòng tiền xuất quỹ nhà phân tích thực hiện
cân đối ngân quỹ với số dư ngân quỹ đầu kì để xác định số dư ngân quỹ cuối kỳ. Từ
đó, có thể thiệp lập mức ngân quỹ dự phòng tối thiểu cho doanh nghiệp nhằm mục
tiêu đảm bảo chi trả.
Tóm lại, để phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, các nhà phân
tích cần phải đọc và hiểu được các báo cáo tài chính, qua đó, họ nhận biết được và
tập trung vào các chỉ tiêu tài chính lien quan trực tiếp tới mục tiêu phân tích của họ.
Tât nhiên, muốn được như vậy, các nhà phân tích cần tìm hiểu thêm nội dung chi

SV: Cao Thị Thanh Tú

7

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập


GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

tiết các khoản mục của các báo cáo tài chính trong một số môn học liên quan
1.1.4

Phương pháp phân tích tài chính

Phương pháp truyền thống được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính
là phương pháp tỷ số.Phương pháp tỷ số là phương pháp trong đó các tỷ số được
sử dụng để phân tích. Đó là các tỷ số đơn được thiết lập bởi chỉ tiêu này so với
chỉ tiêu khác. Đây là phương pháp có tính hiện thực cao với các điều kiện áp
dụng ngày càng được bổ sung và hoàn thiện. Bởi lẽ, thứ nhất: Nguồn thông tin
kế toán và tài chính được cải tiến và được cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở để
hình thành những tỷ lệ tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá một tỷ số của một
doanh nghiệp hay một nhóm doanh nghiệp; thứ hai: Việc áp dụng công nghệ tin
học cho phép tích lũy dữ liệu và thúc đẩy nhanh quá trình tính toán hang loạt các
tỷ số; thứ ba: Phương pháp phân tích này giúp nhà phân tích khai thác có hiệu qả
những số liệu và phân tích một cách hệ thống hang loạt tỷ số theo chuỗi thời gian
lien tục hoặc theo từng gian đoạn.
Về nguyên tắc, với phương pháp tỷ số, cần xác định được các ngưỡng, các tỷ
số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh
các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số tham chiếu. Để đánh giá tình trạng tài
chính của một doanh nghiệp cần so sánh các tỷ số của doanh nghiệp với các tỷ số
tham chiếu. Như vậy, phương pháp so sánh luôn được sử dụng kết hợp với các
phượng pháp phân tích tài chính khác. Khi phân tích, nhà phân tích thường so sánh
theo thời gian ( so sánh kỳ này với kỳ trước) để nhận biết xu hướng thay đổi tình
hình tài chính của doanh nghiệp theo không gian ( so sánh với mức trung bình
ngành) để đánh gái vị thể của doanh nghiệp trong ngành.
Bên cạnh đó, các nhà phân tích còn sử dụng phương pháp phân tích tài chính
DUPONT. Với phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên

nhân dẫn đến các hiện tượng tốt xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất
của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lợi của doanh
nghiệp như thu nhập trên tài sản (ROA, thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu
(ROE) thành tích số của các chuỗi các tý số có mỗi quan hệ nhân quả với nhau.

SV: Cao Thị Thanh Tú

8

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

Điều đó cho phép phân tích ảnh hương của các tỷ số đó đối với tỷ số tổng hợp.
1.2 Phân tích các tỷ số tài chính
Trong phân tích tài chính, các tỷ số tài chính chủ yếu thường được phân thành
4 nhóm chính:
- Tỷ số về khả năng thanh toán: Đây là nhóm chỉ tiêu được sử dụng để đánh
giá khả năng đáp ứcng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng cân đối vốn hoặc cơ cấu vốn: Nhóm chỉ tiêu này phản
ánh mức độ ổn định và tự chủ tài chính cũng như khả năng sử dụng nợ vay của
doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng hoạt động: Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử
dụng tài nguyên, nguồn lực của doanh nghiệp.
- Tỷ số về khả năng sinh lãi: Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sản xuất –
kinh doanh tổng hợp nhất của nột doanh nghiệp.
Tùy theo mục tiêu phân tích tài chính mà nhà phân tích chú trọng nhiều hơn

tới nhóm tỷ số này hay nhóm tỷ số khác. Chẳng hạn, các chủ nợ ngắn hạn đặc biệt
quan tâm tới tình hình khả năng thanh toán của người vay. Trong khi đó, các nhà
đầu tư dài hạn quan tâm nhiều hơn đến khả năng hoạt động và hiệu quả sản xuất –
kinh doanh. Họ cũng cần nghiêm cứu tình hình về khả năng thanh toán để đánh gái
khả năng của doanh nghiệp đáp ứng nhu cầu thanh toán hiện tại và xem xét lợi
nhuận để dự tính khả năng trả nợ cuối cùng của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, họ
cũng chú trọng tới tỷ số về cơ cấu vốn vì sự thay đổi tỷ số này sẽ ảnh hưởng đáng
kể tới lợi ích của họ.
Mỗi nhóm tý số trên bao gồm nhiều tỷ số và trong từng trường hợp các tỷ số
được lựa chọn sẽ phụ thuộc vào bản chất, quy mô của hoạt động phân tích. Tuy
nhiên, việc phân tích các tỷ số sẽ có ý nghĩa hơn nếu sử dụng số liệu trong các báo
cáo tài chính để minh họa bản chất, cách tính toán và ý nghĩa của các tỷ số
1.2.1

Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Tỷ số này được dung để đo lường phần vốn góp của các chủ sở hữu doanh
nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doan h nghiệp và có ý nghĩa quan

SV: Cao Thị Thanh Tú

9

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị


trọng trong phân tích tài chính. Bởi lẽ, các chủ nợ nhìn vào số vốn của chủ sở hữu
công ty để thể hiện mức độ tin tưởng vào sự bảo đảm an toàn cho các món nợ. Nếu
chủ sở hữu doanh nghiệp chỉ đóng góp 1 tỷ lệ nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro xảy
ra trong sản xuất-kinh doanh chủ yếu do các chủ nợ gánh chịu. Mặt khác, bằng cách
tăng vốn thông qua vay nợ, các chủ doanh nghiệp vẫn nắm quyền kiểm soát và điều
hành doanh nghiệp. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp thu được lợi nhuận từ tiền vay thì
lợi nhuận dành cho các chủ doanh nghiệp sẽ gia tăng đáng kể.
1.2.1.1 Tỷ số nợ trên tổng tài sản (hệ số nợ):
- Công thức:
Tỷ số nợ trên tổng tài sản ( hệ số nợ)=
- Ý nghĩa: Tỷ số này được sử dụng để xác định nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp
đối với các chủ nợ trong việc góp vốn. Trị số của “Hệ số nợ so với tài sản” càng cao
càng chứng tỏ mức độ phụ thuộc của doanh nghiệp vào chủ nợ càn lớn, mức độ độc
lập về mặt tài chính càng thấp. Thông thường các chủ nợ thích tỷ số nợ trên tổng tài
sản vừa phải vì tỷ số này càng thấp thì khoản nợ càng được đảm bảo trong trường
hợp doanh nghiệp bị phá sản. Trong khi đó, các chủ sở hữu doanh nghiệp ưa thích
tỷ số này cao vì họ muốn lợi nhuận gia tăng và muốn toàn quyền kiểm soát doanh
nghiệp. Song, nếu tỷ số sợ quá cao, doanh nghiệp dễ bị rơi vào tình trạng mất khả
năng thanh toán. Chỉ tiêu này có nhiều trị số khác nhau, phản ánh các chính sách sử
dụng vốn khác nhau của doanh nghiệp. Chẳng hạn như, khi chỉ tiêu này bẳng 1 thì
chứng tỏ toàn bộ nợ của doanh nghiệp được sử dụng để tài trợ oàn bộ tài sản dùng
cho hoạt động. Khi chỉ tiêu này lớn hơn 1 cho thấy số nợ phải trả được doanh
nghiệp sử dụng vừa để bù lỗ vừa để tài trợ tài sản của mình. Chỉ số này càng lớn
hơn 1 nhiều thì càng chứng tỏ sô lỗ lũy kế của doanh nghiệp càng lớn bấy nhiêu và
ngược lại.
1.2.1.2 Hệ sô tài sản so với vốn chủ sở hữu
- Công thức:
SV: Cao Thị Thanh Tú

10


MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu=
- Ý nghĩa: Hệ số tài sản so với vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh mức độ đầu
tư tài sản của doanh nghiệp bằng vốn chủ sở hữu. Chỉ số này nếu như lớn hơn 1
thì chứng tỏ doanh nghiệp đang sử dụng cả vốn chủ sở hữu và nợ phải trả để tài
trợ tài sản. Chỉ số này càng lớn hơn 1 bao nhiêu thì mức độ sử dụng nợ phải trả
để tài trợ tài sản càng cao bấy nhiêu và ngược lại. Trong trường hợp, chỉ số này
nhỏ hơn 0, nợ phải trả được doanh nghiệp sử dụng vừa đủ để bù lỗ và trang trải
tài sản cho hoạt động
1.2.2

Các tỷ số về khả năng hoạt động

Các tỷ số hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của
doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dùng để đầu tư cho các loại tài sản khác
nhau như tài sản cố định, tài sản lưu động. Do đóm các nhà phân tích không chỉ
quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản mà còn chú trọng tới hiệu
quả sử dụng của từng bộ phấn cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu
doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các tỷ số này để xem xét khả năng
hoạt động của doanh nghiệp
1.2.2.1 Vòng quay khoản phải thu
- Công thức:
Số vòng quay khoản phải thu=

- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ mà doanh nghiệp được tiến hành
phân tích các khoản phải thu quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này mà càng cao
thì chứng tỏ doanh nghiệp thu hồi tiền hàng rất kịp thời, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy
nhiên chỉ tiêu này cao quá cũng có thể là do phương thức thanh toán tiền của doanh
nghiệp quá chặt chẽ, lúc đó sẽ ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ. Chỉ tiêu anfy cũng
cho biết mức độ hợp lý các khoản phải thu đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh
nghiệp trên thị trường.
1.2.2.2 Kỳ thu tiền bình quân:

SV: Cao Thị Thanh Tú

11

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

- Công thức:
Kỳ thu tiền bình quân=
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết doanh nghiệp mất bình quân là bao nhiêu
ngày để thu hồi các khoản phải thu của mình. Chỉ tiêu này càng ngắn thì chứng tỏ
tốc độ thu hồi tiền càng nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Ngược lại thời
gian của một vòng quay càng dài, chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng chậm, số
vốn của doanh nghiệp càng bị chiếm dụng nhiều. Xem xét xu hướng của kỳ thu tiền
bình quân qua các thời kỳ của một công ty là có hiệu quả nhất. Nếu vòng quay các
khoản phải thu tăng từ năm này qua năm khác cho thấy khả năng yếu kém trong
việc quản lý công nợ ở một công ty.

1.2.2.3 Vòng quay khoản phải trả.
- Công thức:
Số vòng quay khoản phải trả=
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho ta biết trong kỳ doanh nghiệp được phân tích các
khoản phải trả người bán quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao thì nó
càng chứng tỏ doanh nghiệp thanh toán hiền hàng cho nhà cung cấp kịp thời, ít
đi chiếm dụng vốn của các nhà cung cấp. Tuy nhiên chỉ tiêu chỉ tiêu này cao quá
có thể là do công ty đang trong tình trạng dư thừa tiền mặt nên luôn thanh toán
trước hạn, ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ tiêu này cũng cho biết mức
độ hợp lý các khoản phải trả đối với từng mặt hàng cụ thể của doanh nghiệp mua
trên thị trường. Chỉ số vòng quay các khoản phải trả năm nay nhỏ hơn năm trước
chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán chậm hơn năm trước.
Ngược lại, nếu Chỉ số Vòng quay các khoản phải trả năm nay lớn hơn năm trước
chứng tỏ doanh nghiệp chiếm dụng vốn và thanh toán nhanh hơn năm trước. Nếu
chỉ số vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn
rủi ro về khả năng thanh toán. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý việc chiếm dụng khoản
vốn này có thể sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn, đồng thời
thể hiện uy tín về quan hệ thanh toán đối với nhà cung cấp và chất lượng sản

SV: Cao Thị Thanh Tú

12

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị


phẩm đối với khách hàng.
1.2.2.4 Kỳ trả tiền bình quân
- Công thức:
Kỳ trả tiền bình quân=
- Ý nghĩa: Kỳ trả tiền bình quân cho thấy khoảng thời gian trung bình của
một công ty trong việc thanh toán các khoản nợ với nhà cung cấp. Chỉ tiêu càng
ngắn chứng tỏ khả năng thanh toán tiền hàng của doanh nghiệp càng nhanh,
doanh nghiệp ít đi chiếm dụng vốn của các doanh nghiệp đối tác. Ngược lại, thời
gian của một vòng quay càng dài thì càng chứng tỏ khả năng thanh toán chậm, số
vốn doanh nghiệp đi chiếm dụng nhiều ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu của
doanh nghiệp trên thương trường.Sự gia tăng chỉ số kỳ trả tiền bình quân qua các
năm là dấu hiệu của việc thiếu hụt vốn đầu tư dài hạn hoặc khả năng quản lý tài
sản lưu động yếu kém, đó là kết quả của việc gia tăng các khoản phải trả nhà
cung cấp, gia tăng hạn mức thấu chi tại ngân hàng.
1.2.2.5 Vòng quay hàng tồn kho
- Công thức:
Vòng quay hàng tồn kho=
- Ý nghĩa:
• Hệ số vòng quay hàng tồn kho thể hiện khả năng quản trị hàng tồn kho.
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển
trong kỳ. Chỉ tiêu này cũng cho biết, trong kỳ phân tích vốn đầu tư cho hàng tồn
kho quay được bao nhiêu vòng, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hàng tồn kho vận
động không ngừng đó là nhân tố để tăng doanh thu góp phần tăng lợi nhuận của
doanh nghiệp
• Hệ số vòng quay hàng tồn kho thường được so sánh qua các năm để đánh
giá năng lực quản trị hàng tồn kho là tốt hay xấu qua từng năm. Hệ số này lớn
cho thấy tốc độ quay vòng của hàng hóa trong kho là nhanh và ngược lại, nếu hệ
số này nhỏ thì tốc độ quay vòng hàng tồn kho thấp. Cần lưu ý, hàng tồn kho

SV: Cao Thị Thanh Tú


13

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

mang đậm tính chất ngành nghề kinh doanh nên không phải cứ mức tồn kho thấp
là tốt, mức tồn kho cao là xấu.
• Hệ số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng cho thấy doanh nghiệp bán
hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều. Có nghĩa là doanh nghiệp
sẽ ít rủi ro hơn nếu khoản mục hàng tồn kho trong báo cáo tài chính có giá trị
giảm qua các năm.
• Tuy nhiên, hệ số này quá cao cũng không tốt, vì như vậy có nghĩa là
lượng hàng dự trữ trong kho không nhiều, nếu nhu cầu thị trường tăng đột ngột
thì rất có khả năng doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh
giành thị phần. Hơn nữa, dự trữ nguyên liệu vật liệu đầu vào cho các khâu sản
xuất không đủ có thể khiến dây chuyền sản xuất bị ngưng trệ. Vì vậy, hệ số
vòng quay hàng tồn kho cần phải đủ lớn để đảm bảo mức độ sản xuất và đáp
ứng được nhu cầu khách hàng.
1.2.2.6 Kỳ luân chuyển hàng tồn kho
- Công thức:
Kỳ luân chuyển hàng tồn kho=
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một vòng quay hàng tồn kho mất bao nhiêu
ngày, chỉ tiêu này càng thấp thì càng chứng tỏ hàng tồn kho vận động nhanh đó
chính là nhân tố chính làm tăng doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp. Thời gian
của kỳ phân tích có thể là tháng, quý, năm tùy mục tiêu nhưng thông thường doanh

nghiệp hay sử dụng thời gian kỳ phân tích theo năm
1.2.3

Nhóm tỷ số thanh toán

1.2.3.1 Tỷ số thanh toán ngắn hạn
Tỷ số này được dùng để đánh giá khả năng thanh toán chung của công ty.
Công thức:
Tỷ số thanh toán ngắn hạn=
Ý nghĩa: Đây là chỉ số cho biết khả năng chi trả các khoản nợ ngắn hạn bằng
việc sử dụng các tài sản ngắn hạn như tiền và các khoản tương đương tiền, hàng tồn
SV: Cao Thị Thanh Tú

14

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập

GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

kho, các khoản phải thu. Tỷ số này càng cao càng tốt và một tỷ số tiêu chuẩn được
đưa ra làm thước đo là 1. Nếu tỷ số thanh toán ngắn hạn nhỏ hơn 1 cho thấy rằng
các khoản tài sản ngắn hạn đang trong tình trạng không đủ khả năng để thanh toán
cho các khoản nợ ngắn hạn. Đây là một trạng thái tiêu cực mà bất cứ doanh nghiệp
nào cũng muốn tránh. Tuy nhiên cũng phải nói thêm là điều này không có nghĩa là
công ty sẽ phá sản do mất khả năng thanh toán mà công ty có thể huy động thêm
vốn từ rất nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, nếu tỷ số này quá cao thì cũng là một
dấu hiệu không tốt vì nó cho thấy doanh nghiệp đang không có kế hoạch sử dụng tài

sản lưu động chưa thực sự hiệu quả
1.2.3.2 Chỉ sô thanh toán nhanh
- Công thức:
Tỷ số thanh toán nhanh=
- Ý nghĩa: Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số cho biết rằng khả năng chi chả các
khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn mà không cần sử dụng đến hàng tồn
kho của công ty. Tài sản ngắn hạn sau khi được loại bỏ hàng tồn kho được gọi là
các tài sản dễ chuyển đổi thành tiền. Tỷ số này phản ánh chính xác hơn tỷ số thanh
toán ngắn hạn. Tỷ số này cũng lấy 1 làm số tiêu chuẩn. Nếu tỷ số thanh toán nhanh
ở một doanh nghiệp nhỏ hơn 1 thì có thể cho thấy công ty không thể trang trải hết
các khoản nợ ngắn hạn bằng các tài sản ngắn hạn mà không cần sử dụng tới hàng
tồn kho. Thêm vào đó, khi ta so sánh tỷ số này với tỷ số thanh toán nợ ngắn hạn ta
có thể thấy được mức độ phụ thuộc của tỷ số này vào hàng tồn kho, Nếu tỷ số này
nhỏ hơn hẳn so với tỷ số thanh toán ngắn hạn thì cho thấy doanh nghiệp đang phụ
thuộc quá nhiều vào hàng tồn kho và ngược lại. Qua thực tế, nghiên cứu ở một số
doanh nghiệp thì ta rút ra một thanh đo như sau:
• Tỷ số thanh toán nhanh< 0,75 => Thấp
• 0,75≤ Tỷ số thanh toán nhanh≤2 => Trung bình
• Tỷ số thanh toán nhanh >2 => Cao
1.2.3.3 Tỷ số thanh toán tức thời:

SV: Cao Thị Thanh Tú

15

MSV: 11124356


Chuyên đề thực tập


GVHD: TS. Phan Hữu Nghị

- Công thức:
Tỷ số thanh toán tức thời=
- Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết khả năng trang trải các khoản nợ ngắn hạn của
tiền và các khoản tương đương tiền. Chỉ tiêu này mà ở mức cao và kéo dài thì
chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của tiền và các khoản tương
đương tiền khá tốt, tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc dẫn tới hiệu quả sử
dụng vốn giảm. Chỉ tiêu này mà thấp quá và kéo dài cũng thể hiện các dấu hiệu rủi
ro tài chính, nguy cơ phá sản có thể xảy tới với doanh nghiệp. Trải qua quá trình
nghiên cứu, ta có thể đưa ra một số mức tiêu chuẩn như sau:
• Hệ sô khả năng thanh toán tức thời< 0,5 => Thấp
• 0,5≤ Hệ số khả năng thanh toán tức thời≤ 1 => Trung bình
• Hệ số khả năng thanh toán tức thời> 1 => Cao
1.2.4

Các tỷ số về khả năng sinh lợi

Nếu như các nhóm tỷ số trên đây phải ánh hiệu quả từng hoạt động riêng biệt
của doanh nghiệp thì tỷ số về khả năng sinh lãi phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản
xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp.
1.2.4.1 Tỷ số thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( Doanh lợi vốn chủ sở
hữu): ROE
- Công thức:
ROE=
- Ý nghĩa:Chỉ tiêu doanh lợi vốn chủ sở hữu được xác định bằng cách chia thu
nhập sau thuế cho vốn chủ sở hữu. Chỉ số này cho biết cứ 1 đồng vốn chủ sở thì tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này phụ thuộc vào thời vụ kinh doanh.
Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào quy mô và mức độ rủi ro của công ty. Chỉ số này
càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là tốt, góp

phần làm nâng cao khả năng đầu tư của chủ doanh nghiệp. Đó cũng là nhân tố giúp
cho nhà quản trị có thể tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

SV: Cao Thị Thanh Tú

16

MSV: 11124356


×