Tải bản đầy đủ (.doc) (38 trang)

Thủ tục hải quan xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.37 KB, 38 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ ÁN MÔN HỌC
Đề tài:

THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI CÀ PHÊ
XUẤT KHẨU SANG MỸ

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

: TS. Nguyễn Thị Liên Hương
: Trần Thị Huyền Trang
: 11134007
: Hải quan 55

Hà Nội - 2016


MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG


DANH MỤC BẢNG


LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài


Việt Nam vẫn đang là một nước nông nghiệp, các sản phẩm nông nghiệp
hiện đang là mặt hàng xuất khẩu chủ lực và có đóng góp đáng kể vào GDP
của quốc gia. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu phục vụ cho xuất khẩu có
thể kể đến như: gạo, cao su, cà phê, hạt tiêu, hạt điều…. Trong đó, cà phê là
một trong những mặt hàng chủ lực.
Trong cơ cấu ngành, cà phê chiếm một tỷ trọng tương đối lớn,góp phần
giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ và
góp phần vào tăng trưởng kinh tế quốc gia.
Hiện nay, Việt Nam đang là quốc gia lớn trong lĩnh vực cung ứng cà
phê cho thị trường thế giới. Các thị trường chính mà cà phê Việt Nam
đã xuất hiện như: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc….Trong đó, Hoa
Kỳ là thị trường giàu tiềm năng nhất với số dân lớn và nhu cầu tăng
mạnh theo từng năm.
Với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, xuất khẩu hàng hóa nói chung và
xuất khẩu nông sản đặc biệt là cà phê nói riêng sẽ có một “sân chơi lớn”, một
“ cơ hội vàng” để phát triển.
Nhận thấy được vị trí của việc xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ
trong thời gian tới và nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt
Nam trong những năm tiếp theo cần phải có giải pháp cần thiết. Với những lý
do trên, Tôi xin đưa ra đề tài “Thủ tục hải quan xuất khẩu cà phê sang thị
trường Hoa Kỳ”.
Mục đích nghiên cứu đề tài: Đi sâu vào việc thực hiện thủ tục Hải quan
của xuất khẩu cà phê sang Hoa Kỳ để thấy được những hạn chế, thành tựu.
Qua đó, đưa ra giải pháp hoàn thiện hơn về quy trình thực hiện thủ tục và
nhằm thúc đẩy xuất khẩu cà phê sang thị trường Hoa Kỳ trong những năm tới.
Đối tượng nghiên cứu: quy trình thực hiện thủ tục Hải quan của xuất

1



khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.
Phạm vi nghiên cứu: Thủ tục Hải quan của xuất khẩu cà phê Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ từ 2001 đến nay.
Kết cấu của đề tài: bao gồm 3 chương
Chương I: Giới thiệu về thủ tục hải quan nói chung
Chương II: Thủ tục Hải quan đối với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang
thị trường Hoa Kỳ.
Chương III: Đánh giá thủ tục Hải quan về xuất khẩu cà phê Việt Nam
sang thị trường Hoa Kỳ.
Chương IV: Đề xuất giải pháp góp phần hoàn thiện thủ tục Hải quan đối
với xuất khẩu cà phê Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.

2


I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỦ TỤC HẢI QUAN
1.1. Khái niệm thủ tục Hải Quan
1.1.1. Khái niệm
Đó là thủ tục bắt buộc để hàng hóa / phương tiện vận tải có thể xuất
khẩu / xuất cảnh và nhập khẩu / nhập cảnh qua cửa khẩu / biên giới của quốc
gia. Kê khai hải quan là trách nhiệm của chủ hàng cho hoạt động xuất khẩu,
nhập khẩu hàng hóa của mình với cơ quan Hải quan, thông qua đó nhà nước
quản lý hoạt động xuất nhập khẩu và thu thuế theo chính sách thuế của nhà
nước. Tất cả các loại hàng hóa, phương tiện qua biên giới quốc gia đều phải
có trách nhiệm phải làm thủ tục hải quan.
Để tiến hành thủ tục hải quan, chủ hàng cần kê khai, cung cấp cho cơ
quan hải quan thông tin và các tài liệu theo quy định.
Đối với một số mặt hàng nhất định, thủ tục hải quan chỉ được hoàn thành
sau khi đồng thời thực hiện xong thủ tục kiểm tra chuyên ngành như: kiểm tra
về an toàn thực phẩm, về kiểm dịch động vật, thực vật, về y tế, về an toàn

công nghiệp, về thú y,… theo quy định của pháp luật nước sở tại.
Để làm điều đó công ty phải có bộ phận, nhân viên chuyên trách để thực
hiện công việc này – việc kê khai đòi hỏi phải được thực hiện đúng trình tự
thủ tục, hàng hóa phải được áp mã thuế (HS code) theo quy định; đảm bảo
quyền lợi cho doanh nghiệp tránh tình trạng hàng hóa bị tạm giữ, tịch thu,
truy thu thuế, kiểm tra sau thông quan,.. làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh của công ty.
1.2. Nguyên tắc chung
Nguyên tắc chung về thủ tục hải quan của các quốc gia trên thế giới
cũng như của Việt Nam quy định đối tượng là hàng hóa, hành lý, phương tiện
vận tải… khi xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh phải
làm thủ tục hải quan trên cơ sở tuân thủ các bước sau:
 Khai báo với hải quan cửa khẩu về tình hình đối tượng xuất

3


khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh hoặc quá cảnh theo quy định của
cơ quan hải quan.
 Xuất trình đối tượng làm thủ tục hải quan tại địa điểm và thời gian
quy định tại cơ quan hải quan.
 Chấp hành quyết định giải quyết của cơ quan hải quan và thực hiện
các nghĩa vụ khác có liên quan.
Ở Việt Nam, theo Điều 1 của luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Hải Quan, Điều 16 Luật Hải Quan Việt Nam được sửa đổi, bổ sung, thủ tục
hải quan được quy định cụ thể như sau:
 Khi làm thủ tục hải quan người khai hải quan cần phải
- Khai và nộp tờ khai hải quan, nộp; xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải
quan, trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử, người khai hải
quan được khai và gửi hồ sơ hải quan thông qua hệ thống dữ liệu điện tử của

hải quan.
- Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định cho
việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải.
- Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của
pháp luật.
 Khi làm thủ tục hải quan công chức hải quan phải:
- Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan, trong thực hiện thủ tục hải quan
điện tử, việc tiếp nhận và đăng ký hồ sơ được thực hiện thông qua hệ thống
dữ liệu điện tử của hải quan.
- Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện
vận tải.
- Thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
- Quyết định việc thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải.
II.QUY TRÌNH THỦ TỤC HẢI QUAN ĐỐI VỚI XUẤT KHẨU CÀ
PHÊ VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ
Mặt hàng cà phê không thuộc danh mục mặt hàng cấm xuất khẩu hoặc
xuất khẩu có điều kiện nên Doanh Nghiệp có thể xuất khẩu như một hàng hóa
thông thường quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của
Chính phủ.
4


2.1. Quy trình thủ tục Hải Quan xuất khẩu Cà phê sang Hoa Kỳ
2.1.1. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ của lãnh đạo chi cục trong quy trình
a. Phân công, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc công chức trong Chi cục
thực hiện đúng các quy định của chính sách, pháp luật, quy trình thủ tục hải
quan; bố trí công chức (cả công chức là lãnh đạo đội – nơi có cấp đội) có trình
độ chuyên môn nghiệp vụ phù hợp với công việc được giao, theo hướng
chuyên nghiệp, chuyên sâu, không gây phiền hà ách tắc; chịu trách nhiệm

trước cấp trên và trước pháp luật việc tổ chức thực hiện quy trình thủ tục hải
quan tại đơn vị.
b. Trực tiếp xử lý các việc thuộc thẩm quyền của lãnh đạo chi cục trong
quy trình, cụ thể:
+ Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra và duyệt
kết quả kiểm tra hồ sơ.
+ Quyết định việc chậm nộp một số chứng từ theo quy định tại khoản 2
Điều 9 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và tổ chức theo dõi, xử lý để hoàn
thành thủ tục thông quan.
+ Giải quyết đề nghị của chủ hàng đưa hàng hóa về bảo quản trong
trường hợp đáp ứng yêu cầu giám sát hải quan, quyết định các trường hợp
thông quan có điều kiện quy định tạiKhoản 3, Điều 12, Nghị định số
154/2005/NĐ-CP và hướng dẫn tại Điều 25 Thông tư số 79/2009/TT-BTC;
ghi ý kiến giải quyết vào ô “ghi chép khác của hải quan” trên tờ khai hải quan
và ký tên, đóng dấu công chức.
+ Quyết định tham vấn giá, trưng cầu giám định, phân tích, phân loại
hàng hóa và ấn định thuế theo quy định.
+ Giải quyết các vướng mắc nghiệp vụ phát sinh vượt thẩm quyền của
công chức trong quá trình làm thủ tục hải quan; báo cáo xin chỉ đạo của cấp
trên các trường hợp vượt thẩm quyền giải quyết của chi cục;
5


+ Xử lý vi phạm đối với các hành vi vi phạm thuộc thẩm quyền xử lý
của Chi cục trưởng; hoàn tất thủ tục và chuyển hồ sơ các trường hợp vi phạm
thuộc thẩm quyền xử lý của cấp trên.
+ Các việc khác có liên quan.
Nhiệm vụ của công chức trong quy trình
a. Chấp hành sự phân công, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc của lãnh đạo
phụ trách.

b. Chịu trách nhiệm trước cấp trên và trước pháp luật việc thực hiện các
công việc được giao trong quy trình này và các quy định có liên quan.
c. Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định được làm và không được làm
đối với cán bộ, công chức.
2.1.2. Quy trình thủ tục Hải quan đối với cà phê xuất khẩu
a. Sơ đồ tổng quát quy trình thủ tục Hải quan với hàng hóa xuất nhập
khẩu thương mại

6


b. Quy trình thủ tục Hải quan đối với cà phê xuất khẩu thương mại.
Bước 1: Cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng
ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm
tra thực tế hàng hóa, cụ thể như sau:

7


- Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo quy định
tại Điều 11 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.
- Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi
phạm, chính sách mặt hàng):
+ Nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra doanh
nghiệp có bị cưỡng chế làm thủ tục hải quan hay không, kiểm tra ân hạn thuế,
kiểm tra vi phạm để xác định việc chấp hành pháp luật của chủ hàng.
Trường hợp hệ thống thông báo bị cưỡng chế nhưng doanh nghiệp có hồ
sơ chứng minh đã nộp thuế hoặc thanh khoản, công chức kiểm tra thấy phù
hợp thì báo cáo lãnh đạo chi cục chấp nhận, lưu kèm hồ sơ và tiến hành các
bước tiếp theo.

+ Kiểm tra thực hiện chính sách mặt hàng (giấy phép, điều kiện xuất
khẩu, nhập khẩu).
Điều kiện đối với thương nhân để có quyền tham gia kinh doanh xuất
khẩu cà phê:
- Doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của
pháp luật;
- Có sở hữu ít nhất 01 (một) cơ sở chế biến cà phê kèm kho chứa phù
hợp với Quy chuẩn QCVN 01:06/2009/BNNPTNT-Cơ sở chế biến cà phê Điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm;
- Đã tham gia chế biến và xuất khẩu cà phê 2 năm liên tục với sản lượng
cà phê xuất khẩu tối thiểu 5.000 tấn/năm.
+ Xử lý kết quả kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
a) Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì trả hồ sơ và
thông báo bằng Phiếu yêu cầu nghiệp vụ (mẫu 01/PYCNV/2009) cho người
khai hải quan biết rõ lý do;

8


b) Nếu đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì tiến hành tiếp các công việc
dưới đây.
- Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ
thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ.
+ Nhập thông tin trên tờ khai vào hệ thống hoặc tiếp nhận dữ liệu do
người khai hải quan khai qua mạng;
+ Kiểm tra, đối chiếu dữ liệu trong hệ thống với hồ sơ hải quan (đối với
trường hợp khai báo qua mạng);
+ Chấp nhận (lưu) dữ liệu để hệ thống tự động cấp số tờ khai, phân
luồng hồ sơ và làm cơ sở để khai thác thông tin từ cơ sở dữ liệu về trị giá, mã
số, xuất xứ và thông tin khác.
- Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)

+ Ghi số, ký hiệu loại hình, mã Chi cục Hải quan (do hệ thống cấp) và
ghi ngày, tháng, năm đăng ký lên tờ khai hải quan.
Ví dụ: Tờ khai đăng ký tại Chi cục Hải quan sân bay quốc tế Nội Bài, có
mã số Chi cục là A01B, thì có số tờ khai là: 155/NK/KD/A01B.
+ Ký, đóng dấu công chức vào ô “cán bộ đăng ký tờ khai”.
- In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan.
Lệnh chỉ in 01 bản để sử dụng trong nội bộ hải quan và lưu cùng hồ sơ
hải quan. Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan bao gồm:
+ Hồ sơ hải quan:
a) Kiểm tra sơ bộ đối với hồ sơ của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải
quan và pháp luật về thuế theo quy định tại Điều 28 Luật Hải quan, điểm a,
khoản 2, Điều 10 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và Quyết định số
48/2008/QĐ-BTC;
b) Kiểm tra chi tiết đối với hồ sơ của chủ hàng khác theo quy định
tại Điều 28 Luật Hải quan, điểm b, khoản 2, Điều 10 Nghị định số
154/2005/NĐ-CP và Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC;

9


+ Thực tế hàng hóa:
a) Miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hóa quy định tại khoản 1, khoản 2,
Điều 30 Luật Hải quan, điểm a, khoản 2, Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐCP và Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC;
b) Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa quy định tại khoản 3, khoản 4, Điều
30 Luật Hải quan,điểm b, khoản 2, Điều 11 Nghị định số 154/2005/NĐ-CP và
Quyết định số 48/2008/QĐ-BTC cụ thể:
b1) Mức (1): Kiểm tra tỷ lệ (%);
b2) Mức (2): Kiểm tra toàn bộ lô hàng.
- Kiểm tra hồ sơ hải quan
Căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh và các thông tin khác có

được tại thời điểm kiểm tra, công chức tiếp nhận hồ sơ thực hiện:
+ Kiểm tra sơ bộ hoặc kiểm tra chi tiết theo hình thức, mức độ kiểm tra
ghi trên Lệnh và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra:
a) Kiểm tra sơ bộ:
a1) Nội dung kiểm tra theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị
định 154/2005/NĐ-CP, cụ thể: công chức Hải quan kiểm tra việc khai các tiêu
chí trên tờ khai, kiểm tra sơ bộ nội dung khai của người khai hải quan, kiểm
đếm đủ số lượng, chủng loại các chứng từ kèm theo tờ khai hải quan. Trường
hợp phát hiện có sai phạm thì thực hiện kiểm tra hồ sơ theo quy định tại điểm
b mục này.
a2) Thực hiện điểm 6.2 (trừ 6.2d và 6.2đ) dưới đây.
b) Kiểm tra chi tiết:
b1) Nội dung kiểm tra theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị
định 154/2005/NĐ-CP, cụ thể: công chức Hải quan kiểm tra nội dung khai
của người khai hải quan, kiểm tra số lượng, chủng loại giấy tờ thuộc hồ sơ hải
quan, tính đồng bộ giữa các chứng từ trong hồ sơ hải quan; kiểm tra việc tuân

10


thủ chính sách quản lý xuất khẩu, nhập khẩu, chính sách thuế và các quy định
khác của pháp luật;
b2) Kiểm tra tên hàng, mã số hàng hóa;
b3) Kiểm tra xuất xứ hàng hóa;
b4) Kiểm tra trị giá tính thuế, số thuế phải nộp, tham vấn giá trong
trường hợp cần tham vấn ngay; Giải quyết các thủ tục xét miễn thuế, xét giảm
thuế… (nếu có).
Việc kiểm tra mã số, xác định trị giá, xuất xứ hàng hóa hoặc ấn định
thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế… thực hiện theo các quy trình của Tổng
cục Hải quan; Nội dung kiểm tra cần tập trung thực hiện theo chỉ dẫn rủi ro

tại mục 3.2.1 trên Lệnh do hệ thống tự xác định (nếu có) và tra cứu phân
tích thông tin quản lý rủi ro theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục
Hải quan.
b5) Thực hiện điểm 6.2 dưới đây
+ Ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ vào Lệnh;
a) Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu,
trước khi lãnh đạo chi cục duyệt, quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa
(theo quy định tại khoản 3 Điều 9 Nghị định 154/2005/NĐ-CP);
b) Đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra hải quan thực hiện theo hướng
dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan, gồm:
b1) Chấp nhận hình thức, mức độ kiểm tra hồ sơ do hệ thống xác định
nếu không có thông tin khác; đề xuất cụ thể mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa
đối với trường hợp hệ thống xác định hàng hóa phải kiểm tra thực tế:
- Mức (1) theo tỷ lệ 5% hoặc 10% tùy theo tính chất, quy cách đóng gói,
… của lô hàng.
- Mức (2) kiểm tra toàn bộ.

11


b2) Trường hợp có thông tin khác thì đề xuất lãnh đạo chi cục thay đổi
quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trên cơ sở có căn cứ, có lý do xác
đáng, được ghi cụ thể vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra theo (số, ngày
công văn hoặc các căn cứ đề xuất theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng
cục Hải quan).
c) Đề xuất hoàn chỉnh hồ sơ hoặc cho nợ chứng từ; và/hoặc
d) Đề xuất trưng cầu phân tích, giám định hàng hóa; và/hoặc
đ) Đề xuất tham vấn giá, ấn định thuế; và/hoặc
e) Đề xuất lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm hành chính về hải
quan.

g) Đề xuất thông quan; hoặc
h) Giao cho chủ hàng mang hàng về bảo quản.
+ Ghi kết quả kiểm tra và ý kiến đề xuất vào Lệnh.
- Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa
theo khoản 2 Điều 29 Luật Hải quan và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan
Lãnh đạo chi cục căn cứ hồ sơ hải quan, các thông tin khác có được tại
thời điểm đăng ký tờ khai và đề xuất của công chức tiếp nhận hồ sơ để duyệt
hoặc quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan; duyệt kết quả
kiểm tra hồ sơ của công chức. Ghi hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng
hóa (tỷ lệ hoặc toàn bộ) trên Lệnh và trên tờ khai hải quan.
- Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau
khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo
+ Thực hiện nội dung đã được lãnh đạo chi cục duyệt, có ý kiến chỉ đạo
ghi trên Lệnh;
+ Trường hợp có thay đổi về số thuế thì ghi vào phần kiểm tra thuế và ký
tên, đóng dấu công chức trên tờ khai hải quan. Riêng hồ sơ phải kiểm tra thực
tế hàng hóa thì chờ kết quả bước 2 mới ghi phần kiểm tra thuế vào tờ khai.

12


+ Đánh giá kết quả kiểm tra theo nội dung tại mục 5 của Lệnh. Việc
đánh giá thực hiện theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan.
+ Nhập đầy đủ kết quả kiểm tra, ý kiến đề xuất của công chức, kết quả
duyệt, quyết định hình thức, mức độ kiểm tra, ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo chi
cục và nội dung chi tiết đánh giá kết quả kiểm tra ghi trên Lệnh và trên tờ
khai vào hệ thống.
- Xác nhận đã làm thủ tục hải quan và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ
được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế
hàng hóa sang Bước 2.

+ Ký, đóng dấu công chức vào ô “xác nhận đã làm thủ tục hải quan” đối
với hồ sơ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa được thông quan.
+ Chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa (đã kiểm tra chi tiết hồ
sơ) sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải
kiểm tra thực tế:
- Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu
trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa (theo quy định tại khoản 3 Điều 9
Nghị định 154/2005/NĐ-CP).
+ Tiếp nhận, kiểm tra nội dung khai bổ sung về hàng hóa xuất khẩu,
nhập khẩu và đề xuất, ghi vào Lệnh việc chấp nhận hoặc không chấp nhận nội
dung khai bổ sung, trình lãnh đạo chi cục xét duyệt.
+ Căn cứ phê duyệt của lãnh đạo chi cục, ghi kết quả tiếp nhận hồ sơ
khai bổ sung và ký tên, đóng dấu công chức vào bản khai bổ sung (phần dành
cho kiểm tra và xác nhận của cơ quan hải quan).
- Kiểm tra thực tế hàng hóa
+ Số lượng công chức kiểm tra thực tế hàng hóa do lãnh đạo chi cục
quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể.

13


+ Nội dung kiểm tra theo quy định tại Điều 14 Thông tư 79/2009/TTBTC: Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung
khai trên tờ khai hải quan và chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về: tên hàng, mã
số; lượng hàng; chất lượng; xuất xứ.
+ Cách thức kiểm tra:
a) Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa;
b) Kiểm tra nhãn mác, ký, mã hiệu, quy cách đóng gói, các đặc trưng cơ
bản của hàng hóa để xác định tên hàng và mã số, xuất xứ hàng hóa;
c) Kiểm tra lượng hàng (cân, đo, đong đếm, giám định,…tùy theo từng

trường hợp cụ thể);
d) Kiểm tra chất lượng theo hướng dẫn tại điểm c khoản 2 Điều 14
Thông tư số 79/2009/TT-BTC
+ Trường hợp kiểm tra theo tỷ lệ phát hiện có vi phạm, xét thấy cần thiết
thì kiểm tra tới toàn bộ lô hàng, do lãnh đạo chi cục quyết định theo khoản 4
Điều 14 Thông tư số 79/2009/TT-BTC.
+Quá trình kiểm tra cần chú ý trọng tâm, trọng điểm theo chỉ dẫn rủi ro
tại mục
- Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và kết luận kiểm tra.
+ Ghi kết quả kiểm tra vào Lệnh:
a) Về cách thức kiểm tra: Ghi theo các tiêu chí tại điểm 2.3 nêu trên.
b) Về tỷ lệ kiểm tra: Ghi cụ thể bao nhiêu %, vị trí các kiện hàng đã kiểm
tra…
c) Về đặc trưng cơ bản của hàng hóa phải mô tả rõ ràng, cụ thể, đủ thông
tin cần thiết để đối chiếu với: (i) việc tự khai, tự tính của người khai hải quan;
(ii) kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ.
d) Các công chức kiểm tra cùng ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào
mục 4.1 của Lệnh.

14


+Ghi kết luận kiểm tra vào tờ khai hải quan:
Trên cơ sở kết quả kiểm tra ghi trên mục 4.1 của Lệnh, công chức kiểm
tra thực tế ghi kết luận kiểm tra vào tờ khai hải quan, cách ghi như sau:
a) Hàng hóa được kiểm tra bằng máy móc, thiết bị hoặc thông qua cơ
quan kiểm tra chuyên ngành hoặc thương nhân giám định:
a1) Kiểm tra bằng máy soi thì ghi: “kiểm tra qua máy soi tại địa điểm,
kết luận… và lưu hình ảnh soi cùng hồ sơ”;
a2) Kiểm tra bằng cân điện tử thì ghi: “Kiểm tra bằng cân điện tử, kết

luận ….và lưu kết quả cân cùng hồ sơ”;
a3) Kiểm tra thông qua cơ quan kiểm tra chuyên ngành hoặc thương
nhân giám định thì ghi: “căn cứ kết luận kiểm tra của … tại Giấy thông báo
kết quả kiểm tra/chứng thư giám định số… ngày… tháng … năm” và ghi kết
luận kiểm tra đó vào tờ khai.
b) Hàng hóa được kiểm tra bằng phương pháp thủ công hoặc kết hợp
giữa kiểm tra bằng thủ công với máy móc, thiết bị thì ghi rõ phần kiểm tra
bằng phương pháp thủ công và phần kiểm tra bằng máy móc, thiết bị.
c) Hàng được kiểm tra theo tỷ lệ:
c1) Kiểm tra một số container thì ghi rõ số hiệu container, số niêm phong
của container. Kiểm tra một/một số kiện thì ghi rõ số lượng kiện, vị trí của
kiện và ký hiệu, mã hiệu của từng kiện (kiện hàng không có ký hiệu, mã hiệu
thì đánh dấu những kiện đã kiểm tra. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành
phố quy định việc đánh dấu áp dụng trong đơn vị mình quản lý). Trường hợp
là hàng rời phải ghi rõ là hàng rời, vị trí của phần hàng đã kiểm tra.
c2) Kết quả kiểm tra đúng như khai của người khai hải quan thì ghi: “căn
cứ kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa trong container/các kiện hàng nói trên,
kết luận: hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đã kiểm tra theo tỷ lệ đúng như khai
của người khai hải quan”.

15


c3) Nếu kết quả kiểm tra có sai lệch so với khai của người khai hải quan
thì phải ghi cụ thể nội dung sai (như: sai về tên hàng, mã số, lượng hàng, xuất
xứ, chất lượng…) và ghi “các mặt hàng… xuất khẩu hoặc nhập khẩu sai so
với khai của người khai hải quan về …”; nếu có mặt hàng đúng như khai của
người khai hải quan thì ghi thêm “các mặt hàng … xuất khẩu hoặc nhập khẩu
đúng như khai của người khai hải quan”.
d) Hàng được kiểm tra toàn bộ:

d1) Kết quả kiểm tra đúng như khai của người khai hải quan thì ghi:
“hàng xuất khẩu hoặc nhập khẩu đúng khai của người khai hải quan”.
d2) Kết quả kiểm tra phát hiện một/một số hàng hóa khác so với khai của
người khai hải quan thì phải ghi cụ thể nội dung sai (như: sai về tên hàng, mã
số, lượng hàng, xuất xứ, chất lượng…) và ghi “các mặt hàng …xuất khẩu
hoặc nhập khẩu sai so với khai của người khai hải quan về…”; nếu có mặt
hàng đúng như khai của người khai hải quan thì ghi thêm “các mặt hàng xuất
khẩu hoặc nhập khẩu còn lại đúng như khai của người khai hải quan”.
+ Ký tên, đóng dấu số hiệu của các công chức kiểm tra thực tế hàng hóa
vào ô “cán bộ kiểm hóa” trên Tờ khai hải quan. Đồng thời, yêu cầu người
khai hải quan (hoặc đại diện) ký tên xác nhận kết luận kiểm tra.
+ Đánh giá kết quả kiểm tra theo nội dung tại mục 5 của Lệnh. Việc
đánh giá thực hiện theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan.
+ Nhập đầy đủ kết luận kiểm tra thực tế hàng hóa ghi trên tờ khai và nội
dung chi tiết đánh giá kết quả kiểm tra trên Lệnh vào hệ thống.
- Xử lý kết quả kiểm tra
+ Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai của người khai
hải quan thì thực hiện điểm 5 dưới đây.
+ Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sự sai lệch so với khai của
người khai hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý, trình lãnh đạo chi cục xem
xét, quyết định:

16


a) Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định ấn định thuế; và/hoặc
b) Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm; và/hoặc
c) Quyết định thông quan hoặc chấp nhận yêu cầu của chủ hàng đưa
hàng hóa về bảo quản (nếu đáp ứng được yêu cầu giám sát hải quan); và/hoặc
d) Báo cáo xin ý kiến cấp trên đối với những trường hợp vượt thẩm

quyền xử lý của Chi cục.
- Xác nhận đã làm thủ tục hải quan
+ Ký, đóng dấu số hiệu công chức vào ô “Xác nhận đã làm thủ tục hải
quan” nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không có sai phạm.
Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa do nhiều công chức thực hiện thì
việc ký, đóng dấu vào ô xác nhận đã làm thủ tục hải quan do lãnh đạo chi cục
chỉ định một người (ghi vào Lệnh) ký, đóng dấu công chức.
+ Chuyển hồ sơ sang Bước 3.
Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu” đã làm thủ tục hải quan”,
trả tờ khai cho người khai hải quan.
-Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định;
, Bộ Tài chính thống nhất với đề nghị của Hiệp hội cà phê Ca cao Việt
Nam về mức thu lệ phí cà phê Hội viên kể từ ngày 01/01/2012 đến
31/12/2012 là 0,4 USD/tấn cà phê xuất khẩu (bằng mức thu lệ phí năm 2011)
- Đóng dấu “Đã làm thủ tục Hải quan” lên mặt trước, phía trên góc trái
tờ khai hải quan (đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM);
- Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan)
cho người khai hải quan.
- Chuyển hồ sơ sang bước 4 (có Phiếu bàn giao hồ sơ mẫu 02/PTNBGHS/2009).
* Đối với hồ sơ còn nợ chứng từ hoặc chưa làm xong thủ tục hải quan thì
lãnh đạo chi cục tổ chức theo dõi, đôn đốc và xử lý theo quy định, khi hoàn
tất mới chuyển sang bước 4.

17


Bước 4: Phúc tập hồ sơ.
Thực hiện theo quy trình phúc tập hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành.
2.2. Thành phần, số lượng hồ sơ

2.2.1. Thành phần hồ sơ
a. Tờ khai hải quan: nộp 02 bản chính
b. Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc các giấy tờ có giá trị pháp lý tương
đương hợp đồng, nộp 01 bản sao (trừ hàng hóa nêu tại khoản 5, khoản 7,
khoản 8 Điều 6 Thông tư này), hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu xuất khẩu ủy
thác): nộp 01 bản sao.
c. Hợp đồng mua bán hàng hóa phải là bản tiếng Việt hoặc bản tiếng
Anh, nếu là ngôn ngữ khác thì người khai hải quan phải nộp kèm theo bản
dịch ra tiếng Việt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch.
d. Tùy trường hợp cụ thể dưới đây, người khai hải quan nộp thêm, xuất
trình các chứng từ sau:
 Bản kê chi tiết hàng hóa đối với hàng hóa: nộp 01 bản chính.
 Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu
theo quy định của pháp luật: nộp 01 bản chính nếu xuất khẩu 1 lần hoặc bản
sao khi xuất khẩu nhiều lần và phải xuất trình bản chính để đối chiếu, lập
phiếu, theo dõi trừ lùi.
 Các chứng từ khác có liên quan theo quy định của pháp luật: nôp 01
bản chính.
 Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, ngoài các
giấy tờ nêu trên phải có thêm:
- Danh mục hàng hóa miễn thuế kèm phiếu đăng ký trừ lùi đã được
đăng ký tại cơ quan hải quan, đối với các trường hợp phải đăng ký danh mục
theo hướng dẫn ở khoản 1 Điều 101 Thông tư này: nộp 01 bản sao, xuất trình
bản chính để đối chiếu và trừ lùi.
- Giấy bao trúng thầu hoặc giấy chỉ định thầu kèm theo hợp đồng cung
cấp hàng hóa, trong đó có quy định giá trúng thầu hoặc giá cung cấp hàng hóa
không bao gồm thuế xuất khẩu (đối với trường hợp tổ chức, cá nhân trúng
thầu xuất khẩu), hợp đồng ủy thác xuất khẩu hàng hóa, trong đó có quy định

18



giá cung cấp theo hợp đồng ủy thác xuất khẩu): nộp 01 bản sao kèm theo bản
chính để đối chiếu.
- Giấy tờ khác chứng minh hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng
miễn thuế.
- Bảng kê danh mục, tài liệu của hồ sơ đề nghị miễn thuế.
e. Xuất trình bản chính giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc giấy tờ chứng
minh đủ điều kiện kiểm dịch xuất khẩu do cơ quan kiểm dịch cấp cho chi cục
Hải quan nơi đăng ký tờ khai để làm thủ tục xuất khẩu lô hàng.
2.3. Số lượng hồ sơ
Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
2.4. Các quy định khác
a. Thời hạn giải quyết: 8 giờ kể từ khi tiếp nhận hồ sơ.
b. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
c. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
 Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải Quan.
 Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp
thực hiện (nếu có): Chi cục Hải Quan.
 Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải Quan.
d. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Xác nhận thông quan.
e. Lệ phí (nếu có): 20.000 đồng.
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có và đề nghị đính kèm ngay sau thủ
tục): Tờ khai hàng hóa xuất khẩu HQ/2002-XK.
f.Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không có.
g. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính.
 Luật Hải Quan sửa đổi năm 2005.
 Nghị định 154/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính Phủ quy
định chi tiết một số Điều của Luật Hải Quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát hải quan.

 Thông tư số 79/2009/TT-BTC ngày 20/4/2009 của Bộ Tài Chính
hướng dẫn về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu,
thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
 Quyết định 1171/QĐ-TCHQ ngày 16/5/2009 của Tổng Cục Hải Quan
về việc ban hành quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập

19


khẩu thương mại.
 Quyết định 1257/QĐ-TCHQ ngày 4/12/2001 về việc ban hành mẫu tờ
khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, giấy thông báo thuế và quyết
định điều chỉnh thuế.
2.5. CO Form ICO cho cà phê xuất khẩu
CO form ICO: cấp cho sản phẩm từ cà phê trồng và thu hoạch tại Việt
Nam xuất khẩu sang tất cả các nước theo quy định của Tổ chức cà phê thế
giới (ICO)

2.6. Tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu
2.6.1. Phân hạng chất lượng cà phê nhân
Bảng 1. Phân hạng chất lượng cà phê nhân
Cà phê chè
Hạng đặc biệt
Hạng 1

Cà phê vối
Hạng đặc biệt
Hạng 1

20



1a
1b
Hạng 2
Hạng 2
2a
2b
2c
Hạng 3
Hạng 3
Hạng 4
2.6.2. Tiêu chuẩn cà phê xuất khẩu





Màu sắc: Màu đặc trưng của từng loại cà phê nhân.
Mùi: mùi đặc trưng của từng loại cà phê nhân, không có mùi lạ.
Độ ẩm: Nhỏ hơn hoặc bằng 12,5%.
Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại, được quy định trong bảng 2.

Bảng 2. Tỷ lệ lẫn cà phê khác loại cho phép trong các hạng cà phê
Loại cà phê
Cà phê chè

Cà phê vối

Hạng đặc biệt và


Hạng 2

Hạng 3

Hạng 4

hạng 1
Không được lẫnĐược lẫn

Được lẫn

R và C

R:≤ 1% và

R: ≤ 5% và R: ≤ 5% và

Được lẫn

C: ≤ 0,5%
Được lẫn

C: ≤ 1%
Được lẫn

C: ≤ 0,5% và

C: ≤ 1% và C: ≤ 5% và


Được lẫn
C: ≤ 1%

A: ≤ 3%
A: ≤ 5%
A: ≤ 5%
Chú thích: - A Cà phê chè (Arabica), R: Cà phê vối (Robusta), C: Cà phê
mít (Chari).
- %: tính theo phần trăm khối lượng
 Tổng trị số lỗi cho phép đối với từng hạng cà phê, được quy định
trong bảng 3 và xem phụ lục A về trị số lỗi quy định cho từng loại khuyết tật.

21


Bảng 3. Tổng trị số lỗi đối với từng hạng cà phê
Hạng chất lượng
Hạng đặc biệt
Hạng 1

Mức tối đa (trong 300g mẫu)
Cà phê chè
Cà phê vối
15
30
30

1a

-


60

60

90

2a

-

120

2b

-

150

120
150

200
250
-

1b
Hạng 2

2c

Hạng 3
Hạng 4

 Tỷ lệ khối lượng đối với từng hạng cà phê trên sàng lỗ tròn, được quy
định trong bảng 4 và kích thuớc lỗ sàng theo phụ lục B.
Bảng 4. Tỷ lệ khối lượng đối với từng hạng cà phê trên sàng lỗ tròn
Hạng chất
lượng
Hạng
đặc

Cỡ sàng
Cà phê chè
Cà phê vối
N018/N016

biệt
Hạng 1:
N016/N014
Hạng 2:
N012 ½ /N012
Hạng 3 và 0
N 12/N010
Hạng 4

Tỷ lệ tối thiểu
(%)

N018/N016


90/10

N016/N012½
N012 ½ /N012

90/10
90/10

N012/N010

90/10

22


×